Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Đánh giá chất lượng và đề xuất một số giải pháp quản lý nước thải tại khu công nghiệp diễn hồng diễn châu nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.66 KB, 31 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chuyên đề.
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng do xu thế phát
triển đang diễn ra nhanh chóng, việc đầu tư đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội là
việc làm cần thiết. Với sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, công ty cũng như gia tăng dân số trên cả nước
dẫn đến nhu cầu sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên gia tăng đã
làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường. Cùng với sự phát triển chung của cả
nước và của tỉnh Nghệ An, Diễn Châu là một huyện trọng điểm về phát triển
kinh tề xã hội của tỉnh thể hiện qua việc xuất hiện nhiều khu công nghiệp (KCN)
phát triển như: KCN Diễn Ngọc, KCN Diễn Tháp, khu đô thị - KCN Diễn Kỷ …
Đặc biệt là KCN Diễn Hồng là KCN trọng điểm của huyện Diễn Châu. Trong đó
KCN Diễn Hồng đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp trong nước vào đầu tư sản
xuất, kinh doanh và phát triển đa dạng các ngành nghề. Sự hoạt động đa dạng
ngành nghề và sự đa dạng sản phẩm của KCN đã tạo ra một lượng lớn chất thải
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Như môi trường không khí ngày càng bị ô
nhiễm do khói bụi, tiếng ồn, các khí thải độc hại từ nhà máy, KCN…Làm cho
bầu không khí trở nên ngột ngạt khó chịu. Rác thải thì tràn lan, khắp nơi đều
thấy rác vừa làm ô nhiễm môi trường vừa làm mất đi vẻ mỹ quan của khu vực.
Đặc biệt là vấn đề nước thải, trong KCN có một số công ty có hệ thống xử lý
nhưng chưa đạt hiệu quả. Một số công ty và các cơ sở sản xuất vẫn chưa có hệ
thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường.Chất lượng nước
thải của KCN Diễn Hồng từ các công ty, các cơ sở sản xuất rất phức tạp, rất
nhiều loại phức tạp, nồng độ ô nhiễm và mức độ khác nhau. Nhằm góp phần
ngăn chặn các nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cũng như từng bước khắc phục, cải
thiện và bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn KCN Diễn Hồng. Vì vậy cần phải
tiến hành đánh giá chất lượng nước thải tại khu công nghiệp Diễn Hồng, từ đó
tìm ra các giải pháp quản lý cho phù hợp.
Do đó em chọn đề tài: "Đánh giá chất lượng và đề xuất một số giải pháp
quản lý nước thải tại khu công nghiệp Diễn Hồng - Diễn Châu - Nghệ An".
2. Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề.


- Đánh giá chất lượng nước thải tại khu công nghiệp Diễn Hồng
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nước thải tại khu công nghiệp Diễn
Hồng theo hướng phù hợp và khoa học hơn.
3. Nhiệm vụ.
- Tìm hiểu về khu công nghiệp Diễn Hồng.
- Tìm hiểu một số đặc điểm của nước thải công nghiệp.
- Tìm hiểu một số chỉ tiêu đối với nước thải công nghiệp.
- Đánh giá chất lượng nước thải tại khu công nghiệp Diễn Hồng.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nước thải tại khu công nghiệp Diễn
Hồng.
4. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: tại huyên Diễn Châu.
- Thời gian: từ ngày 14/11/2011 đến 14/2/ 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin thống kê.
- Phương pháp phân tích so sánh.
- Phương pháp điều tra thực địa.
- Phương pháp đánh giá tổng hợp.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu.
- Đánh giá được chất lượng nước thải tại khu công nghiệp Diễn Hồng
- Đề xuất được một số giải pháp quản lý nước thải tại khu công nghiệp
Diễn Hồng theo hướng phù hợp và khoa học hơn.
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP DIỄN HỒNG
1.1. Vị trí địa lý.
- Khu công nghiệp (KCN) Diễn Hồng là một trong những KCN phát triển
mạnh tại huyện Diễn Châu với quy mô là 10 ha do tỉnh và huyện đầu tư xây
dựng.
- KCN nằm cạnh quốc lộ 1A, cách thị trấn Diễn Châu 5km về phía bắc.

- Phạm vi KCN thuộc xã Diễn Hồng - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An.
- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh, giao thông đi lại dễ dàng.
- KCN được hình thành giữa vùng đất thuần nông, nơi đây người dân chủ
yếu làm nông nghiệp là chính.
Hình 1.1. Khu công nghiệp Diễn Hồng.
1.2. Cơ cấu ngành nghề.
- KCN Diễn Hồng, huyện Diễn Châu được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh
Nghệ An phê duyệt quy hoạch xây dựng tại Quyết định số 4612/ QĐ-UBND-
CN ngày 25/11/2003.
- KCN được đánh giá là một trong những KCN ra đời sớm, hoạt động khá
sôi động và sản xuất hiệu quả.
- Diện tích của KCN này chỉ 10 ha, hiện đã lấp đầy với 11 công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) và 30 hộ gia đình đầu tư sản xuất kinh doanh (tính đến
tháng 9 năm 2011, nguồn Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Diễn Châu).
- Đến nay, đã có 39/41 cơ sở được thuê đất trong KCN và thực hiện đầu
tư theo dự án được phê duyệt. Riêng 2 dự án đăng ký sản xuất lắp ráp động cơ
Diezen và thiết bị phụ tùng Diezen đang được lập hồ sơ điều chỉnh chấp nhận
đầu tư (tính đến tháng 9 năm 2011, nguồn Phòng Tài Nguyên – Môi Trường
huyện Diễn Châu).
- Trong KCN, mỗi cơ sở tạo việc làm cho gần 20 lao động. Các cơ sở hoạt
động đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa
phương với mức thu nhập bình quân từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng
người/tháng (lao động chính). Do là KCN hình thành giữa vùng đất thuần nông
nên sẽ tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân nơi đây lúc nhàn rỗi với thu
nhập từ 1.5 triệu đồng đến 2 triệu đồng người/tháng (lao động phụ).
- Cơ cấu ngành nghề của KCN rất đa dạng và phong phú với nhiều loại
hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
- Các ngành nghề sản xuất chính: sản xuất phôi thép; tái chế nhựa; chế
biến các sản phẩm từ gỗ; chế biến nông sản; sản xuất tôn lợp và xà gỗ thép; mua

bán phụ tùng ô tô; tái chế kim loại. Ngoài ra còn có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ
sản xuất làm kẹo; buôn bán đồ trang sức; chế biến và mua bán nước giải khát;
mua bán xăng dầu chạy ô tô, xe máy; mua bán đồ mĩ phẩm; mua bán hàng tạp
hóa sản xuất vật liệu xây dựng, bột đá; chế biến hải sản; chế biến nước mắm; sản
xuất và mua bán giày dép da, bọc đệm ghế ô tô, in lưới thủ công; mua bán sản
xuất các mặt hàng da, quần áo, mũ non, cặp, túi, tất, văn phòng phẩm , đồ điện,
hàng điện tử, điện lạnh; mua bán đồ may mặc sẵn, trang trí nội, ngoại thất, sản
xuất sản phẩm từ plastic…
- Có thể nói đến thời điểm này hoạt động của KCN khá sôi động. Bên
cạnh thu gom tái chế các loại phế liệu, sản xuất phôi thép, KCN đã tham gia sản
xuất gia công nhiều mặt hàng sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng
như thép xây dựng, tôn lợp, xà gồ sắt mã kẽm. Trung bình mỗi năm KCN Diễn
Hồng đã sản xuất hàng ngàn tấn phôi thép, trên 150 ngàn m2 tôn lợp, trên 500
tấn xà gồ thép.v.v (tính đến tháng 6 năm 2011).
Bảng 1.1.Cơ cấu ngành nghề trong KCN Diễn Hồng
STT Các ngành nghề sản xuất
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
(đến tháng 9)
Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) Cơ cấu (%)
1 Sản xuất phôi thép 20 23,7 24.3
2 Tái chế nhựa 38.2 35.5 34
3 Sản xuất đồ gỗ 5 5.5 5.7
4 Sản xuất tôn lợp 5.3 5.5 5.6
5 Xà gỗ thép 5.5 5.7 5.8
6 Mua bán phụ tùng ôtô 5 5.5 5.7
7 Tái chế kim loại 13 11.5 11.6
8 Chế biến nông sản 0.5 0.5 0.4
9 Vật liệu xây dựng 3.5 3.7 3.8
10 Trang trí đồ nội thất 1.5 2 1.9
11 Các ngành khác 2.5 0.9 1.2

(Nguồn: Báo cáo chuyển dịch cơ cấu ngành nghề - ban quản lý KCN Diễn
Hồng)
Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy cơ cấu ngành nghề tại KCN Diễn Hồng
rất đa dạng và phong phú. Các ngành có sự chuyển dịch rõ rệt: sản xuất phôi
thép ngày càng tăng nhanh năm 2009 đạt 20% đến năm 2011 đạt 24.3%, tăng
4.3%. Tái chế nhựa giảm xuống rõ rệt từ 38.2% năm 2009 xuống còn 34 % năm
2011, giảm 4.2% tuy nhiên ngành tái chế nhựa vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu
ngành nghề tại KCN. Tái chế kim loại cũng có sự thay đổi rõ năm 2009 đạt 13%
nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 11.5%, giảm 1.5%. Nhưng từ năm 2010
đến năm 2011 ngành nay lại có chiều hướng gia tăng và đang tăng nhẹ trong
năm vừa qua, tăng 0.1%. Các ngành khác như sản xuất đồ gỗ, sản xuất tôn lợp,
xà gỗ thép, mua bán phụ tùng, vật liệu xây dựng có xu hướng tăng và đang tăng
nhẹ trong những năm gần đây (dao động trong khoảng 0.2% - 0.7%).Ngành chế
biến nông sản hầu như không có sự chuyển dịch, năm 2009 – năm 2010 vẫn đạt
0.5%, đến năm 2011 thì có sự chuyển dịch nhẹ giảm 0.1% xuồng còn 0.4%.
Trang trí đồ nội thất cũng có sự chuyển dịch, năm 2009 đạt 1.5% đến năm 2010
đạt 2% tăng 0.5%, nhưng đến năm 2011 thì có xu hướng giảm xuống 0.1% còn
1.9%. Tuy các ngành nghề trong KCN có sự chuyển dịch giảm xuống hay tăng
lên nhưng tổng giá trị thu nhập của các ngành đều cao.
Bảng 1.2. Danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp
Diễn Hồng (tính đến tháng 9 năm 2011).
STT Tên các cơ sở sản
xuất kinh doanh
Địa chỉ Diện tích
(m
2
)
Ngành nghề kinh
doanh
1 Nguyễn Hồng Cảnh KCN Diễn Hồng 1052.3 Sản xuất tái chế

nhựa, sắt thép
2 Hoàng Thị Mai KCN Diễn Hồng 1453.6 Sản xuất tái chế
nhựa
3 Nguyễn Hồng Phấn KCN Diễn Hồng 954.7 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
4 Trần Văn Vinh KCN Diễn Hồng 756 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
5 Vũ Văn Tiến KCN Diễn Hồng 849 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
6 Nguyễn Hồng Nam KCN Diễn Hồng 1075.2 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
7 Trần Văn Đức KCN Diễn Hồng 912 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
8 Trương Xuân Sơn KCN Diễn Hồng 953.4 Cưa xẻ và chế biến
các sản phẩm từ gỗ
9 Mai Song Truyền KCN Diễn Hồng 997.43 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
10 Trần Biên KCN Diễn Hồng 1286.9 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
11 Nguyễn Văn Hà KCN Diễn Hồng 959 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
12 Chu Văn Cường KCN Diễn Hồng 929.3 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
13 Đậu Văn Tính KCN Diễn Hồng 750.3 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
14 Nguyễn Văn Chín KCN Diễn Hồng 1108.4 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
15 Nguyễn Văn Thắng KCN Diễn Hồng 894.5 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
16 Nguyễn Văn Quang KCN Diễn Hồng 1091.8 Sản xuất tái chế

nhựa, sắt thép
17 Trần Văn Phục KCN Diễn Hồng 1072 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
18 Trịnh Văn Dần KCN Diễn Hồng 834.56 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
19 Trần Văn Bình KCN Diễn Hồng 934.48 Sản xuất vật liệu
xay dựng, bột đá
20 Nguyễn Văn Kiên KCN Diễn Hồng 812.69 Sản xuất tái chế
kim loại
21 Mai Thị Kim KCN Diễn Hồng 687.85 Sản xuất tái chế
kim loại
22 Trần Văn Thể KCN Diễn Hồng 787.56 Sấy và chế biến
nông sản
23 Nguyễn Điều-Mai
Văn Đồng
KCN Diễn Hồng 1057 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
24 Nguyễn Thất-Trần
Thị Nhung
KCN Diễn Hồng 1427.9 Sản xuất tái chế
nhựa, sắt thép
25 Nguyễn Hồng Sơn KCN Diễn Hồng 2051.7 Sản xuất tái chế
nhựa và phôi thép
26 Trịnh Thái Châu KCN Diễn Hồng 2133.4 Sản xuất tôn lợp
và xà gỗ thép
27 Nguyễn Văn Thìn KCN Diễn Hồng 510.0 Sản xuất đố gỗ
28 Chu Văn Cao KCN Diễn Hồng 700.0 Chế biến nông
sản
29 Công ty TNHH
Vinh Quang

KCN Diễn Hồng 6435.5 Lắp ráp máy nổ
30 Công ty TNHH Hải
An
KCN Diễn Hồng 1880.7 Quảng cáo
31 Công ty TNHH
Minh Sơn
KCN Diễn Hồng 3967.6 Mua bán và phụ
tùng ô tô
32 Công ty TNHH
Hưng Thịnh
KCN Diễn Hồng 2379.5 Sản xuất phôi
thép
33 Công ty TNHH
Kim Anh
KCN Diễn Hồng 7874.7 Sản xuất phôi
thép
34 Công ty TNHH
Thanh Thanh
KCN Diễn Hồng 3456.9 Lắp ráp máy nổ
35 Công ty TNHH
Châu Thức
KCN Diễn Hồng 2322.0 Sản xuất tôn lợp
và xà gỗ thép
36 Công ty TNHH
Thành Thọ
KCN Diễn Hồng 3.565.0 Lắp ráp máy nổ
37 Công ty TNHH Báu
Châu
KCN Diễn Hồng 1024.5 Sản xuất tôn lợp
và xà gỗ thép

38 Công ty TNHH
Nam Long
KCN Diễn Hồng 1828.5 Kho trung chuyển
hàng tạp hóa
39 Công ty TNHH
Duy Tùng
KCN Diễn Hồng 1061.7 Thu mua sắt thép,
nhựa phế liệu
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Diễn Châu)
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP DIỄN HỒNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nước thải công nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm
a. Khái niệm nước thải
- Theo TCVN 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước đã được
thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và
không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
- Ngoài ra, người ta còn định nghĩa: Nước thải là chất lỏng được thải ra
sau quá trình sử dụng của con người và đã làm thay đổi tính chất ban đầu của
chúng.
b. Khái niệm nước thải công nghiệp.
- Theo QCVN-24-2009: nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các
cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận
nước thải.
- Ngoài ra còn có cách định nghĩa khác: nước thải công nghiệp là nước
thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất
như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của
công nghân viên.
2.1.1.2. Đặc điểm của nước thải công nghiệp

- Nước thải của khu công nghiệp gồm hai loại chính: nước thải sinh hoạt
từ các khu văn phòng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu
công nghiệp.
- Nước thải công nghiệp rất đa dạng và khác nhau về thành phần cũng như
lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ngành nghề của các cơ sở sản
xuất trong khu công nghiệp, loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng,
tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý
thức cán bộ công nhân viên….
- Thành phần nước thải của các khu công nghiệp chủ yếu bao gồm: các
chất rắn lơ lửng (SS), hàm lượng chất hữu cơ (BOD
5
, COD), kim loại nặng, các
chất dinh dưỡng (hàm lượng tổng nitơ, tổng phốt pho….)…
- Tính chất đặc trưng của nước thải:
+ Nước thải bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ với nồng độ cao: như các
ngành công nghiệp chế biến da, nấu thép thủy hải sản, nước thải sinh hoạt…
+ Nước thải bị ô nhiễm bởi chất béo, dầu mỡ, nước có màu và mùi khó
chịu: như các ngành công nghiệp chế biến da, thủy hải sản, điện tử, cơ khí chính
xác, dệt nhuộm, thuộc da…
+ Nước thải sinh hoạt: từ nhà bếp, khu sinh hoạt chung, toilet trong khu
vực, khu vui chơi giải trí, dịch vụ, khối văn phòng làm việc có thể gây ô nhiễm
bởi các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan chứa nhiều vi trùng.
Bảng 2.1. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp
(trước xử lý)
STT Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ
1 Chế biến đồ hộp, thủy
sản, rau quả đông lạnh
BOD
5
, COD, PH, SS Màu, tổng P, tổng N

2 Chế biến nước uống có
cồn bia, rượu…
BOD
5
, PH, SS, tổng P,
tổng N
màu, độ đục
3 Cơ khí COD, dầu mỡ, SS, CN
-
Ni
SS, Zn, Pb, Cd
4 Chế biến thịt BOD, PH, SS, độ đục NH
4
+
, tổng P, màu
5 Sản xuất bột ngọt BOD, SS, PH, NH
4
+
Độ đục, NO
3
-
, PO
4
3-
6 Thuộc da BOD
5
, COD, SS, Cr,
NH
4
+

, dầu mỡ, phenol,
sunfua
Tổng N, tổng P, tổng
Coliform
7 Dệt nhuộm SS, BOD, kim loại
nặng
Màu, độ đục
8 Sản xuất giấy SS, BOD, COD,
phenol, lignin, tanin
PH, độ đục, màu
9 Sản xuất phân hóa học NH
4
+, NO
3
-
, urê PH, hợp chất hữu cơ
(Nguồn: Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Lê Trình năm 1997)
2.1.2. Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan về nước thải công nghiệp
- QCVN 24/2009 Nước thải công nghiệp.
- TCVN 6980: 2001: Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
thải vào vực nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- TCVN 6981: 2001: Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
thải vào vực nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- QCVN 11: 2008/ BTNMT – Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
2.2. Tổng quan về nước thải tại khu công nghiệp Diễn Hồng
2.2.1. Nguồn gốc nước thải của khu công nghiệp Diễn Hồng
Do trong KCN có 41 đơn vị hoạt động nên có rất nhiều nguồn nước thải
khác nhau như:
- Nước thải từ các công ty sản xuất phôi thép.
- Nước thải từ các cơ sở sản xuất tái chế nhựa.

- Nước thải từ các cơ sở sản xuất tái chế kim loại sắt thép.
- Nước thải từ các cơ sở sản xuất tôn lợp và xà gỗ thép.
- Nước thải từ các cơ sở sản xuất lắp ráp động cơ Diezen và thiết bị phụ
tùng Diezen.
- Nước thải từ các cơ sở sản xuất chế biến hải sản, làm nước mắm.
- Nước thải từ các cơ sở sản xuất mua bán xăng dầu chạy ô tô, xe máy.
- Nước thải từ các cơ sở sản xuất sản xuất và mua bán giày dép da, bọc
đệm ghế ô tô, in lưới thủ công
- Nước thải từ các cơ sở sản xuất sản xuất mua bán sản xuất các mặt hàng
da, quần áo, mũ nón, cặp, túi, tất, văn phòng phẩm , đồ điện, hàng điện tử, điện
lạnh; mua bán đồ may mặc sẵn, trang trí nội, ngoại thất…
Nước thải của khu công nghiệp gồm hai loại chính: nước thải sinh hoạt từ
các khu văn phòng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu
công nghiệp. Đặc tính nước thải sinh hoạt thường là ổn định so với nước thải sản
xuất. Nước thải sinh hoạt ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD5, COD, SS,
Tổng N, Tổng P, dầu mỡ – chất béo. Trong khi đó các thông số ô nhiễm nước
thải công nghiệp chỉ xác định được ở từng loại hình và công nghệ sản xuất cụ
thể. Nếu không xử lý cục bộ mà chảy chung vào đường cống thoát nước, các
loại nước thải này sẽ gây ra hư hỏng đường ống, cống thoát nước. Vì vậy, yêu
cầu chung đối với các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp cần phải
xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khí xả nước thải vào hệ thống
thoát nước chung của khu công nghiệp.
2.2.2. Thành phần, tính chất nước thải tại khu công nghiệp Diễn Hồng
Do KCN rất phong phú và đa dạng về ngành nghề nên thành phần nước
thải có tính chất phức tạp.
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp
gây ra là:
- Các chất hữu cơ.
- Các kim loại nặng.
- Các chất dinh dưỡng của nitơ, phốt pho.

- Các chất rắn lơ lửng.
- Các chất dầu mỡ.
- Hóa chất: HCl, NaOH,…
- Các hóa chất sử dụng khi sản xuất tái chế nhựa, kim loại, phôi thép, xà
gỗ, tôn lợp, sản xuất đồ gỗ…
2.3. Đánh giá chất lượng nước thải tại khu công nghiệp Diễn Hồng
Trong KCN có 30 hộ gia đình, cá nhân và 11 công ty đầu tư cơ sở sản
xuất kinh doanh. Các cơ sở này đều có bản cam kết bảo vệ môi trường đã được
UBND huyện Diễn Châu phê duyệt.
Do là KCN đầu tiên của huyện Diễn Châu nên từ khi quy hoạch KCN,
huyện đã kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng để sản xuất tại KCN
sau đó mới làm các thủ tục như bản cam kết bảo vệ môi trường, hồ sơ giao đất
nên KCN Diễn Hồng chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Toàn bộ nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp phát sinh từ các cơ
sở sản xuất được thu gom và bơm về hồ chứa. Sau đó chảy ra mương thoát nước
chung của khu vực và đổ ra kênh 18A8. Mặc dù hầu hết các cơ sở sản xuất phát
sinh nước thải sản xuất quy mô lớn, đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục
bộ, nhưng chất lượng nước thải sau xử lý của một số cơ sở sản xuất không đạt
tiêu chuẩn. Nghiêm trọng hơn, một số cơ sở sản xuất xây dựng hệ thống xử lý
nước thải cục bộ chỉ nhằm đối phó với các cơ quan chức năng và chỉ vận hành
khi có đoàn kiểm tra; một số có hệ thống xử lý nhưng đã xuống cấp, hiệu quả xử
lý không cao hoặc không vận hành nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm trên…
Ngoài ra việc súc rửa làm sạch nguyên liệu trước lúc tái chế cũng là một
vấn đề đáng lo ngại, nhất là khi trong các loại phế liệu đó tồn tại nhiều hóa chất
độc hại. Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải ở KCN còn rất sơ sài, chỉ dùng bể
lắng tạm thời chứ chưa có hệ thống lọc các chất độc hại. Sau khi được xả ra môi
trường thông qua 3 hố lắng (không có đáy bằng bê tông), nơi giáp ranh giữa
Diễn Vạn và Diễn Hồng, các chất độc hại đó lại theo nước mưa, hay ngấm trực
tiếp xuống đất, và chảy vào con kênh 18A8 dùng để dẫn nước tưới cho hàng
nghìn ha ruộng lúa và hoa màu của 2 xã Diễn Kỷ, Diễn Vạn.

Hiện tại huyện Diễn Châu đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước bề
mặt và nước thải sản xuất trong KCN (hệ thống thu gom này chung cho cả nước
thải bề mặt và nước thải sản xuất). Nhưng đây mới chỉ là hệ thống thu gom chứ
chưa có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sản xuất sau khi được xử lý tại cơ
sở được chảy về hồ xử lý nước thải tập trung của toàn KCN theo mương dẫn.
Nước thải sau khi được xử lý tại ba hồ xử lý tập trung được chảy qua mương
thoát nước chung của khu vực. Hệ thống bể lắng này hoạt động theo cơ chế lắng
lọc và tự tràn ra môi trường tiếp nhận.
Hệ thống nước thải lỏng của tất cả 41 đơn vị hoạt động tại KCN này đều
được dẫn ra 3 hồ lắng nơi giáp ranh giữa xã Diễn Vạn và Diễn Hồng. Ba hồ lắng
này không đạt quy chuẩn vì không có đáy bằng bê tông theo quy định nên luôn
rò rỉ nước thải xuống kênh 18A8 làm cho con kênh này luôn bốc mùi hôi thối và
có màu đen kịt. Dòng kênh này dẫn nước tưới tiêu cho hàng nghìn ha ruộng lúa
và hoa màu của 2 xã Diễn Kỷ và Diễn Vạn.
Trong KCN có một số công ty có hệ thống xử lý nhưng chưa đạt hiệu quả.
Một số công ty và các cơ sở sản xuất vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải trước
khi xả thải ra ngoài môi trường.Chất lượng nước thải của KCN Diễn Hồng từ
các công ty, các cơ sở sản xuất rất phức tạp, rất nhiều loại phức tạp, nồng độ ô
nhiễm và mức độ khác nhau.
Theo quy định, lượng nước thải của các cơ sở sản xuất trong KCN Diễn
Hồng khi đi vào sản xuất đều phải đạt quy chuẩn Việt Nam 24:20009/BTNMT
trước khi đưa vào hồ chứa. Nhưng trên thực tế, nước thải của các cơ sở sản xuất
không được thu gom và xử lý triệt để, chảy tràn xuống các khu vực xung quanh.
Bên cạnh đó, việc vận hành các công trình xử lý nước thải tại các cơ sở
sản xuất luôn gặp phải các sự cố, cộng với lượng nước thải tích tụ lâu ngày tại
các hồ chứa không được xử lý nên mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
Đa số các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Diễn Hồng đều phát sinh nước
thải công nghiệp.
Theo quan sát, lượng nước thải được xả ra rất lớn có màu đen kịt và nổi
váng màu nâu đỏ, mùi rất hắc

Hình 2.1.Ống thoát nước chung của KCN Diễn Hồng với màu đen kịt
Ông Nguyễn Hồng Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Hồng - Trưởng
Ban Quản lý KCN nhỏ Diễn Hồng, khẳng định: Những phản ánh của người dân
về vấn đề ô nhiễm môi trường tại KCN Diễn Hồng là có cơ sở. Tuy nhiên, thực
tế hiện nay việc giải quyết cũng không hề đơn giản, khi thẩm quyền của xã, của
Ban Quản lý KCN chỉ mới dừng lại ở việc cho thuê đất và xử lý các vi phạm
hành chính. Trong khi đó, để đánh giá những vi phạm về môi trường thì phải đòi
hỏi những trang thiết bị kỹ thuật cao. Về phía chính quyền địa phương, trong
năm 2010 đã xử lý 30 đơn vị vi phạm về quy định phòng cháy chữa cháy và 25
đơn vị gây ô nhiễm môi trường, nhưng xử phạt xong rồi đâu lại vào đó.
Mặc dù các nhà máy trong KCN đã thực hiện cam kết bảo vệ môi trường,
nhưng do vừa phải đầu tư các hạng mục lại vừa sản xuất nên hệ thống xử lý bụi
và nước thải của các nhà máy chưa đồng bộ, gây ra tình trạng khói bụi, nước
thải chảy tràn lan làm ảnh hưởng đến môi trường.
Trong khi đó: UBND huyện chưa có văn bản đôn đốc và quản lý hoạt
động kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, đăng ký
chủ nguồn thải chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN.
Công tác quan trắc giám sát chất lượng môi trường của KCN: các đợt
kiểm tra của Bộ và Sở Tài Nguyên và Môi Trường cũng đã tiến hành lấy mẫu
nước thải tại KCN Diễn Hồng để quan trắc.Còn về phía huyện thí chưa tiến hành
quan trắc hàng năm được, do điều kiện kinh phí chi trả cho công tác này còn khó
khăn.
Việc thực hiện thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở hoạt động sản
xuất trong KCN: các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN Diễn
Hồng chưa thực hiện việc đóng phí nước thải công nghiệp.
Hiện tại KCN Diễn Hồng các công ty và các cơ sở xản xuất chưa có hệ
thống quan trắc giám sát chất lượng nước thải hàng năm.
Từ những vấn đề thực tế trên cho thấy: nước thải tại KCN Diễn Hồng
chưa được xử lý triệt đề. Hầu như là chưa được xử lý nên các thông số để đánh
giá chất lượng nước thải đều có hàm lượng ô nhiễm cao và vượt quá quy chuẩn

cho phép.
Chất lượng nước thải tại nơi này đang xuống cấp, đang bị ô nhiễm nặng
thể hiện qua:
Bảng 2.2. Thành phần tính chất nước thải tại KCN Diễn Hồng năm 2011
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả
phân tích
QCVN 24:2009
Loại A Loại B
1 PH - 6-9 Xem
lại và viết
nhận xét
lại, chỉ lấy
1 giá trị,
không lấy
theo
khoảng
6 – 9 5.5 – 9
2 Mùi - Khó chịu Không khó chịu Không khó chịu
3 BOD
5
(20
0
C) mg/l 560 30 50
4 COD mg/l 850 50 100
5 SS mg/l 410 50 100
6 Cadimi mg/l 0.012
0,005
0.01
7 Dầu mỡ khoáng mg/l 10 5 5

8 Kẽm mg/l 5.5 3 3
9 Tổng Nitơ mg/l 35 15 30
10 Amoniac mg/l 24 5 10
11 Colifom MPN
/100ml
14000 3000 5000
(Nguồn: Trung Tâm Quan Trắc và Kỹ Thuật Môi Trường Nghệ An)
Ghi chú:
- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục
đích nước cấp sinh hoạt.
- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục
đích nước cấp sinh hoạt.
Qua bảng số liệu trên ta thấy các thông số đếu đã vượt quá quy chuẩn cho
phép QCVN 24:2009/BTNMT.
- Thông số pH khá cao (6 - 9) nhưng vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép
bao gồm cả loại A (6- 9) và loại B (5.5 – 9).
- Thông số mùi đã vượt quá quy chuẩn, theo QCVN 24:2009/BTNMT thì
thông số này phải có mùi không khó chịu mới đạt nhưng thực tế thông số này có
mùi rất khó chịu.
- Thông số BOD
5
ở nhiệt độ 20
0
C lên tới 560 mg/l, thông số này đã vượt
quá 18.67 lần quy chuẩn cho phép đối với nước dùng cho cột loại A và 11.2 lần
quy chuẩn cho phép đối với nước dùng cho cột loại B.
- Thông số COD lên tới 850 mg/l, thông số này đã vượt quá 17 lần quy
chuẩn cho phép đối với nước dùng cho cột loại A và 8.5 lần quy chuẩn cho phép

đối với nước dùng cho cột loại B.
- Thông số SS lên tới 410 mg/l, thông số này đã vượt quá 8.2 lần quy
chuẩn cho phép đối với nước dùng cho cột loại A và 4.1 lần quy chuẩn cho phép
đối với nước dùng cho cột loại B.
- Thông số Cadimi đã vượt quá quy chẩn cho phép 2.4 lần quy chuẩn cho
phép đối với nước dùng cho cột loại A và 1.2 lần quy chuẩn cho phép đối với
nước dùng cho cột loại B.
- Thông số dầu mỡ khoáng lên tới 10 mg/l đã vượt quá quy chuẩn cho
phép 2 lần.
- Thông số Kẽm lên tới 5.5 mg/l, thông số này đã vượt quá quy chuẩn cho
phép 1.83 lần đối với nước dùng cho cột loại A và loại B.
- Thông số Tổng Nitơ đã lên tới 35 mg/l, thông số này đã vượt quá quy
chuẩn cho phép 2.3 lần đối với nước dùng cho cột loại A và 1.167 lần đối với
nước dùng cho cột loại B.
- Thông số Amoniac lên tới 24 mg/l, thông số này đã vượt quá quy chuẩn
cho phép 4.8 lần đối với nước dùng cho cột loại A và 2.4 lần đối với nước dùng
cho cột loại B.
- Thông số Colifom lên tới 14000 MPN/ml đã vượt quá quy chuẩn cho
phép 4.6 lần đối với nước dùng cho cột loại A và 2.8 lần đối với nước dùng cho
cột loại B.
Qua đây cho thấy nước thải tại KCN Diễn Hồng đã bị ô nhiễm rất
nặng.Hầu hết các thông số để đánh giá chất lượng nước thải tại KCN Diễn Hồng
đều vượt quá quy chuẩn cho phép rất nhiều lần. Như thông số mùi, BOD
5
, COD,
SS, Cadimi, dầu mỡ khoáng, kẽm, tổng nitơ, Amoniac, Colifom mà đặc biệt là
thông số BOD
5
, COD, SS đã vượt quá quy chuẩn cho phép hàng chục lần, các
thông số này đã bị ô nhiễm rất nặng.

Nước mặt tại KCN Diễn Hồng cũng chịu ảnh hưởng bởi nước thải từ
KCN
Bảng 2.4. Kết quả đo chất lượng nước mặt tại KCN Diễn Hồng năm 2011
STT Thông số Đơn
vị
Kết quả phân tích QCVN08:2008/BTNMT
A1 B1
1 pH 7,7 6-8.5 5.5-9
2 DO mg/l 2,5 ≥6 ≥4
3 SS mg/l 17 20 50
4 COD mg/l 31 10 30
5 BOD
5
mg/l 19 6 15
6 NH
4
+
mg/l 0,8 0.1 0.5
7 NO
2
-
mg/l 0,048 0.01 0.04
8 NO
3
-
mg/l 1,4 2 10
9 Cu mg/l 0,012 0.1 0.5
10 Zn mg/l 0,085 0.5 1.5
(Nguồn: Trung Tâm Quan Trắc và Kỹ Thuật Môi Trường Nghệ An)
Ghi chú:

- A1: Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác
nhau như loại A2, B1, và B2.
- B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng
khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại
B2.
Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy chất lượng nước mặt tại KCN đã suy
giảm nghiêm trọng, một số thông số đã bị ô nhiễm và đều vượt quá quy chuẩn
cho phép như DO, COD, BOD
5
, NH4
+
, NO2
-
.
- Thông số PH khá cao (7.7) nhưng vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép
theo QCVN08:2008/BTNMT.
- Thông số DO 2.5 mg/l nhỏ hơn 1.6 - 2.4 lần so với
QCVN08:2008/BTNMT. Hàm lượng DO thấp làm giảm ôxy trong nước, các
loài thủy sinh bị thiếu ôxy dẫn đến một số loài bị chết hàng loạt.
- Thông số SS tuy cao (17mg/l) nhưng vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép
về chất lượng nước mặt loại A1.
- Thông số COD đã bị ô nhiễm đều vượt quá quy chuẩn cho phép, so sánh
với QCVN08:2008/BTNMT thì COD đã vượt quá quy chuẩn loại A1vượt quá
3.1 lần, loại B1 vượt quá 1.033 lần Thông số BOD đã bị ô nhiễm đều vượt quá
quy chuẩn cho phép, so sánh với QCVN08:2008/BTNMT thì BOD đã vượt quá
quy chuẩn loại A1vượt quá 3.167 lần, loại B1 vượt quá 1.267 lần.
- Thông số NH4
+
đã bị ô nhiễm đều vượt quá quy chuẩn cho phép, so sánh
với QCVN 08:2008/BTNMT thì NH4

+
đã vượt quá quy chuẩn loại A1 vượt quá
8 lần, loại B1 vượt quá 1.6 lần.
- Các thông số như NO2
-
, NO3
-
, Cu, Zn chưa bị ô nhiễm nồng độ nhỏ
đang nằm trong quy chuẩn cho phép.
2.4. Một số tác động của nước thải tại khu công nghiệp Diễn Hồng
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và
KCN nói riêng đã gây tác động xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt nước
thải sản xuất không quá xử lý, xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra những
thiệt hại đáng kể tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực
lân cận. Nó không chỉ ảnh hưởng đến vùng sản xuất nông nghiệp và hệ sinh thái
của xã Diễn Hồng, mà còn ảnh hưởng đến các xã Diễn Vạn và Diễn Hồng.
Mặt khác, ô nhiễm môi trường này đã làm gia tăng gánh nặng bệnh tật,
gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân
cư sống gần đó. Đáng báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những
năm gần đây và gây ra những tồn thất kinh tế không nhỏ.
2.4.1. Tác động tới sức khỏe người dân
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, KCN Diễn Hồng đã gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của hàng trăm hộ
dân xung quanh khu vực này. Đặc biệt, là đã nhiều năm nay hàng trăm hộ dân
xóm Hồng Thịnh, xã Diễn Hồng (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) phải chịu
cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do khu công nghiệp nhỏ Diễn Hồng gây
ra.
Đã hơn 6 năm nay, kể từ khi khu Công nghiệp nhỏ Diễn Hồng, xã Diễn
Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đi vào hoạt động, hàng trăm hộ dân sống
xung quanh chỉ biết… kêu trời bởi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng

nặng nề, nguồn nước ngầm không thể sử dụng, sức khoẻ người dân giảm sút,
nhất là người già và trẻ nhỏ…
Hình 2.2. Nước thải công nghiệp chảy trong khu dân cư tại xóm Hồng Thịnh xã
Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An.
Theo điều tra thực tế cho thấy: tại xóm Hồng Thịnh người dân sống ở đây
quanh năm bị tra tấn bởi mùi thối. Mùa đông còn đỡ chứ vào khoảng thời gian
từ tháng 3 cho đến tháng 9, mùi thối không thể chịu đựng được, đóng kín cửa
vẫn ngửi thấy mùi, con cái không học được. Nhiều nhà phải gửi con đi sang xã
khác.
Một chị có nhà gần bể chứa nước thải của một cơ sở chế biến, phàn nàn:
“Mấy năm gần đây, nguồn nước trong xóm bị ô nhiễm nặng. Nước dưới các
giếng đều sủi bọt, nổi bong bóng như nước ao tù, khi tắm xong thì mẩn đỏ khắp
người.
Hình 2.3: Bàn tay bị nhiễm độc do tiếp xúc với nước thải công nghiệp
Bây giờ tất cả các giếng quanh làng không gia đình nào dám dùng để nấu
ăn và phục vụ các sinh hoạt, thậm chí là để rửa chân cũng không thể. Nhiều hộ
gia đình không thể ở được, phải đi ở nhờ nơi khác. Gần hai năm nay, gia đình tôi
phải đi xin nước mưa ở làng bên để nấu ăn; còn nước dùng cho sinh hoạt thì
phải xin gia đình người thân cách đây vài km”.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân thì chính việc ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng nên xã Diễn Hồng mấy năm trở lại nay có rất nhiều người đã bị
chết vì căn bệnh ung thư. Đặc biệt căn bệnh sán lá gan, ung thư gan đang làm
cho người dân xã Diễn Hồng hoang mang và lo sợ.
Trong nước thải chứa hàm lượng các kim loại nặng rất cao và là độc chất
đối với sinh vật, gây tác hại xấu đến sứa khỏe con người. nhiều công trình
nghiêm cứu cho thấy, với nồng độ đủ lớn, sinh vật có thể bị chết hoặc thoái hóa,
với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học, ảnh hưởng
đến sự sống của sinh vật về lâu dài. Do đó, nước thải nếu không được xử lý, qua
thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp, chúng sẽ tồn đọng
trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng, như viêm loét da, viêm

đường hô hấp, eczima, ung thư
Nguy hiểm và khó nhận biết hơn đó là tình trạng ô nhiễm không khí. Các
chuyên gia về môi trường cho biết, tại các khu vực sản xuất sắt thép, thuộc da
luôn tồn tại các loại khí độc như: SO
2
, C, NO, CO
2
. Chính vì thế nguy cơ người
trực tiếp lao động, cũng như các hộ dân sống quanh khu vực này bị mắc các
bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang,
viêm mũi, dị ứng, và các bệnh ngoài da, nhiễm độc là khó tránh khỏi.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở các nước đang phát triển có tới 60%
dân số thiếu nước sạch để sử dụng và 80% bệnh tật có liên quan đến nguồn nước
bị nhiễm bẩn. Trên thế giới, mỗi ngày có 25.000 người, mỗi năm có 25 triệu trẻ
em bị chết vì phải dùng nước bẩn. Nguyên nhân là do bệnh tả một căn bệnh phổ
biến do nguồn nước bị nhiễm bẩn. Thương hàn cũng là một căn bệnh lan truyền
qua đường uống…
Bảng 2.3. Một số kim loại nặng có trong nước thải công nghiệp và tác hại của
chúng đến sức khỏe con người
STT Các thành phần Các bệnh thường gặp
1 Chì Bệnh thận, thần kinh, ung thư
2 Amoni, Nitrat, Nitrit Bệnh xanh da, thiếu máu, gây ung thư
3 Asen Bệnh dạ dày, ngoài da, hàm lượng cao gây chết
4 Crôm Gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan,thận, ung thư
5 Đồng Bệnh về đường tiêu hóa, đột biến gen
6 Kali, Cadimi Bệnh thoái hóa cột sống, đau lưng
7 Titan Đau thần kinh,thận, hệ bài tiết
8 Kẽm Bệnh viêm xương, thiếu máu
9 Sắt Khó thở, đau thần kinh, rối loạn hệ bài tiết
10 Thủy ngân Khó thở, đau thần kinh, rối loạn hệ bài tiết, ung

thư
(Nguồn Hoá học & Ứng dụng/Hoahocngaynay.com)
Nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của con người,
làm xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người dân xung quanh khu
vực KCN Diễn Hồng. Nước thải từ các KCN không được xử lý gây ô nhiễm
nước mặt và nước ngầm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp và có
thể thông qua chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Ô
nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe cho người dân sống
khu vực lân cận KCN, từ đó gây ra tổn thất kinh tế cho khám chữa bệnh và các
thiệt hại do bị bệnh. Thiệt hại trung bình cho mỗi người dân trong 1 năm ở vùng
chịu tác động của KCN cao gấp 3.5 lần so với vùng không chịu tác động.
2.4.2. Tác động tới môi trường
Thực tiễn cho thấy, các KCN có vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các KCN là nhân tố chủ yếu thức đẩy tăng
trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào
phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập
cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình
phát triển các KCN
Ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi
trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp.
2.4.2.1. Môi trường nước
Nước thải từ các KCN không được xử lý mà xả trực tiếp vào môi trường
đã làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm tại xã Diễn Hồng.
a. Ô nhiễm nước mặt tại KCN Diễn Hồng.
Nguồn nước mặt là sông hồ, kênh rạch, suối, biển…nơi tiếp nhận nước
thải từ khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp hay các xí nghiệp công nghiệp. Một
số nguồn nước trong số đó là nguồn nước ngọt quý giá, sống còn của đất nước,
nếu để bị ô nhiễm do nước thải thì chúng ta phải trả giá rất đắt và hậu quả không
lường hết được. Vì vậy, nguồn nước phải được bảo vệ khỏi sự ô nhiễm do nước
thải.

Ô nhiễm nguồn nước mặt chủ yếu là do tất cả các dạng nước thải chưa xử
lý xả vào nguồn nước làm thay đổi tính chất hóa lý và sinh học của nguồn nước.
Sự có mặt của các chất độc hại xả vào nguồn nước sẽ làm phá vỡ cân bằng sinh
học tự nhiên của nguồn nước và kìm hãm quá trình tự làm sạch của nguồn nước.
Khả năng tự làm sạch của nguồn nước phụ thuộc vào các điều kiện xáo trộn và
pha loãng của nước thải với nguồn. Sự có mặt của các vi sinh vật, trong đó có
các vi khuẩn gây bệnh, đe dọa tính an toàn vệ sinh nguồn nước.
Sông suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước
thải từ các KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nước thải từ KCN Diễn
Hồng chứa các chất hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú
dưỡng, làm giảm ôxy trong nước, các loài thủy sinh bị thiếu ôxy dẫn đến một số
loài bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện các chất độc như dầu mỡ, kim loại nặng, các
loại hóa chất trong nước sẽ tác động đến thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thức
ăn trong hệ thống sinh tồn của các loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới sức
khỏe con người. KCN Diễn Hồng có trên 20 cơ sở tái chế nhựa, nguyên liệu
chính là các vỏ ắc quy hỏng, các túi nilông, vỏ dây điện…được thu nhập từ
nhiều nguồn, trong đó rất nhiều loại có chứa hóa chất độc hại như dung môi hữu
cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… Chưa kể tới mùi khó chịu của nhựa khi nấu
chảy, việc súc rửa làm sạch nguyên liệu cũng đã thải ra một lượng lớn hóa chất
và những chất độc hại khác làm ô nhiễm môi trường nước…
Hầu hết các hộ kinh doanh, tái chế nhựa tại đây đều chỉ dùng bể lắng sơ
bộ, chỉ tách được phần cặn, còn các hóa chất độc hại vẫn ngấm thẳng xuống đất.
Cho dù KCN đã có hệ thống mương dẫn nước thải, nhưng lại dẫn ra 3 hố lắng
nơi giáp ranh giữa xã Diễn Vạn và Diễn Hồng. Vì không có đáy bằng bê tông
nên 3 hố lắng này rò rỉ nước thải xuống kênh 18A8 làm cho con kênh luôn bốc
mùi hôi thối và có màu đen kịt
Hình 2.4. Kênh 18A8 đã biến thành màu đen từ bao giờ
b. Môi trường nước ngầm
Nước thải tại KCN Diễn Hồng không qua xử lý mà đã xả thẳng ra ngoài
môi trường không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước mặt mà còn làm ô nhiễm nguồn

nước ngầm. Tuy chưa có điều tra quan trắc giám sát chất lượng nước ngầm,
nhưng theo điều tra thực tế tại xã Diễn Hồng thì cho thấy: chị Hiền nói “nước
dưới các giếng đều sủi bọt, nổi bong bóng như nước ao tù, khi tắm xong thì mẩn
đỏ khắp người. Bây giờ tất cả các giếng quanh làng (xóm Hồng Thịnh) không
gia đình nào dám dùng để nấu ăn và phục vụ các sinh hoạt, thậm chí là để rửa
chân cũng không thể. Nhiều hộ gia đình không thể ở được, phải đi ở nhờ nơi
khác. Gần hai năm nay, gia đình tôi phải đi xin nước mưa ở làng bên để nấu ăn;
còn nước dùng cho sinh hoạt thì phải xin gia đình người thân cách đây vài ki-lô-
mét”.
Nguồn nước mặt và nước ngầm tại KCN Diễn Hồng bị ô nhiễm khiến
người dân ngày càng khó có thể tiếp cận với nước sạch sinh hoạt, đặc biệt là dân
cư các vùng nông thôn. Số lượng các làng bị ung thư xuất hiện ngày càng
tăng.Ngoài bệnh ung thư, các bệnh nghề nghiệp khác do ô nhiễm môi trường
sống gây ra cũng đang diễn biến phức tạp. Theo bộ Y tế, 80% số bệnh mà người
dân Việt Nam mắc phải là do sử dụng các nguồn nước kém chất lượng.
Điều đáng trách là các nhà xưởng, khu tập kết phế liệu tại xóm Hồng
Thịnh chưa có nhà kho, nhà chứa, nên các mặt hàng phế liệu, bao bì, chai lọ,
thùng nhựa được phơi bày chất cao từng đống, lộn xộn ngổn ngang lấn chiếm
mặt đường, làm ảnh hưởng đến giao thông trật tự. Khi mưa xuống, nắng lên,
mùi tạp chất của các lò ướp da trâu bò quện vào nhau tanh hôi nồng nạc, nước
thải chảy tràn ra vùng dân cư, đổ xuống các ruộng lúa, ruộng lạc với màu đen
đặc khiến gà vịt, lợn, chó uống phải đều bị ngộ độc mà chết.
Theo điều tra người dân địa phương (xóm Hồng Thịnh – xã Diễn Hồng)
cho biết: “Nguồn nước sinh hoạt của xóm Hồng Thịnh chủ yếu là giếng đào, xây
bể cạn nay bị ô nhiễm môi trường, không khí bị phong toả do khu công nghiệp
gây nên làm cho nhiều cụ già, trẻ sơ sinh bị bệnh viêm phế quản, viêm phổi cấp
tính, đó là chưa kể số người làm thuê cho các ông chủ ở khu công nghiệp, kể cả
người đi thu mua phế liệu với đủ loại phương tiện gây gổ, đánh đập nhau làm
mất trật tự trị an thôn xóm.Đem nỗi bức xúc của người dân sống ở gần khu công
nghiệp Diễn Hồng trao đổi với ông Ngô Đình Nhậm - Chủ tịch UBND huyện

Diễn Châu, được ông lý giải: Chuyện ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp
Diễn Hồng là có thật, đúng như dân phản ánh: “Thật là chủ quan cho các nhà
thiết kế và thi công. Lẽ ra phải đặt khâu môi trường lên trước, mới thiết kế và thi
công. Bây giờ thì khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, khắc phục môi trường
còn tốn kém vượt quá sức của huyện, trong ngày một ngày hai không thể làm
được, còn phải chờ đợi cấp trên và Sở Tài nguyên - Môi trường Nghệ An chung
tay khắc phục.
2.4.2.2. Môi trường đất
Khi các chất ô nhiễm từ nước thải thấm vào đất không những ảnh hưởng
đến môi trường đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật sống trong đất.
Nước thải từ cống thải chảy ra các khu vực xung quanh làm cho cây cối,
sinh vật không sống được, thực vât sống được chủ yếu là bèo tây và rau muống.
Đất và nước càng bẩn càng ô nhiễm thì rau muống và bèo tây càng phát triển
mạnh.
- Các ion Fe
2
+
và Mn
2
+
ở nồng độ cao là các chất độc hại đối với thực vật.
- Ion đồng, các hợp chất của đồng trong nguồn nước ô nhiễm từ các KCN
thải ra thấm vào đất không độc lắm đối với động vật nhưng lại độc đối với cây
cối ở nồng độ trung bình.
- Các chất ô nhiễm làm giảm quá trình hoạt động của 1 số vi sinh vật
trong đất.
- Là nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu
kém không phát triển được.
Điều này được chứng minh qua việc tại xóm Hồng Thịnh hầu như cây cối
không phát triển được, trồng đến đâu chết đến đó. Đặc biệt là không thể trồng

được lúa, mấy năm trở lại đây người dân không được thu hoạch vụ lúa nào.
2.4.2.3. Môi trường không khí
Ở đây, mái ngói của nhà nào cũng bị phủ đầy tro bụi, khi mưa, nước chảy
xuống toàn màu đen, nên không ai dám dùng nước mưa để ăn.
Theo tìm hiểu, những đơn vị nấu nhựa hay nấu bao bì rác, xay hạt nhựa
tại KCN Diễn Hồng công nghệ đều rất thô sơ, làm hoàn toàn bằng thủ công.
Chính vì thế nên ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi.
2.4.3. Một số tác động khác
Ô nhiễm môi trường từ các KCN ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, nước thải không qua xử lý của các KCN xả thải trực
tiếp vào môi trường gây thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận. Theo các chuyên gia môi trường,
sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn.
2.4.3.1. Tổn thất tới hệ sinh thái và nuôi trồng thủy sản
Ô nhiễm nước mặt trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các hệ sinh
thái thủy sinh và những khu vực có hệ thống sông bị ô nhiễm chảy qua.
Nguồn nước thải từ KCN Diễn Hồng đang gây ô nhiễm nặng cho các
dòng sông nơi đây. Hàng chục kênh mương, sông hồ trong khu vực đã biến
thành dòng sông chết, bốc mùi hôi tanh khó chịu, nước chảy đến đâu, cá tôm
chết nổi đến đó, cây trồng héo rũ, mà cụ thể là kênh 18A8 và nhiều ao cá của
các hộ gia đình làm mô hình bị thiệt hại nặng nề.
Hình 2.5. Ao cá của nhà anh Tài bị nước thải công nghiệp chảy qua (xóm Hồng
Thịnh, xã Diễn Hồng).
2.4.3.2. Ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp
Ô nhiễm nước thải công nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Đáng nói hơn, con kênh 18A8 lại dẫn nước tưới cho hàng nghìn ha
ruộng lúa và hoa màu của 2 xã Diễn Kỷ và Diễn Vạn.
Theo phản ánh của người dân nơi đây cho biết: "Mấy năm nay làm lúa
chẳng được chi cả, đến cọng rơm cũng không có cho trâu, bò ăn đâu. Cấy lúa mà
không được thu hoạch chi cả chán lắm. Ô nhiễm ở đây đã mấy năm rồi, dân kêu

lên xã, xã cũng báo cáo lên trên nhưng chẳng thấy động tĩnh gì cả. Người dân
chúng tôi ra đồng đều phải đi ủng nếu không sẽ bị gây ngứa, nổi nhọt …"
Mỗi khi có mưa lớn, nước tràn khỏi ao đổ vào ruộng lúa của dân làm
ruộng lúa đen ngòm, bốc mùi khó chịu.
Hình 2.6. Cánh đồng lúa bị nước thải KCN chảy tràn vào
Ô nhiễm nước thải công nghiệp còn làm mất vẻ mĩ quan của khu vực.
Ngoài ra còn ảnh hưởng tới thu nhập người lao động trong các KCN, chi phí cho
khám chữa bệnh…
Hình 2.7. Nước thải công nghiệp xả thải ra môi trường làm mất vẻ mĩ quan của
khu vực
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP DIỄN HỒNG
3.1. Cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường của UBND huyện và công tác bảo vệ môi trường tại KCN Diễn Hồng)
3.1.1. Tình hình quản lý nhà nước về môi trường đối với KCN Diễn Hồng
3.1.1.1. Công tác quy hoạch phát triển khu công nghiệp
- KCN Diễn Hồng, huyện Diễn Châu được UBND tỉnh Nghệ An phê
duyệt quy hoạch xây dựng tại quyết định số 4612/QĐ-UBND-CN ngày
25/11/2003 với diện tích quy hoạch là 10 ha.
- Do là KCN đầu tiên của huyện Diễn Châu nên từ khi quy hoạch KCN,
huyện đã kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng để sản xuất tại KCN
sau đó mới làm các thủ tục như bản cam kết bảo vệ môi trường, hồ sơ giao đất
nên KCN Diễn Hồng chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Năm 2006
UBND huyện Diễn Châu đã hợp đồng với Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa
học và Công Nghệ Nghệ An để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tại
KCN Diễn Hồng nhưng hợp đồng này không thực hiện được vì tại KCN Diễn
Hồng, các cơ sở đã đi vào sản xuất chỉ lập được đề án bảo vệ môi trường, mặt
khác các cơ sở sản xuất này chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực tái chế nhựa,
sắt thép phế liệu nên rất khó xử lý nên công ty này không thực hiện được.

3.1.1.2. Công tác xây dựng, ban hành văn bản và tuyên truyền phổ biến pháp
luật về môi trường đối với KCN Diễn Hồng
- Năm 2009, UBND huyện phối hợp với công an huyện đã nhiều lần tổ
chức tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy, cũng như công tác bảo vệ
môi trường đối với KCN Diễn Hồng bằng hình thức mời các cơ sở sản xuất kinh
doanh đến tại trụ sở UBND xã Diễn Hồng để nghe phổ biến, tuyên truyền.
- Trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật hàng năm của huyện,
huyện cũng đã tổ chức tuyên truyền Luật đất đai và Luật bảo vệ môi trường tại
địa bàn xã Diễn Hồng. Ngoài ra UBND huyện củng đã ban hành các chỉ thị, đề
án về bảo vệ môi trường chung trên địa bàn toàn huyện trong đó có KCN.
- UBND huyện chưa có văn bản đôn đốc và quản lý hoạt động kê khai
nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, đăng ký chủ nguồn
thải chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN.
3.1.1.3. Công tác thanh tra, xác nhận về môi trường đối với các cơ sở hoạt
động sản xuất trong KCN
Trong KCN có 30 hộ gia đình, cá nhân và 11 công ty đầu tư cơ sở sản
xuất kinh doanh. Các cơ sở này đều có bản cam kết bảo vệ môi trường đã được
UBND huyện Diễn Châu phê duyệt.
3.1.1.4. Công tác thanh tra về môi trường đối với KCN và các cơ sở hoạt động
sản xuất trong KCN
- UBND huyện Diễn Châu thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các cơ sở sản
xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường. Đặc biệt là các cơ sở
lấn chiếm cả hành lang đường nội bộ để tập kết hàng. Ban quản lý KCN tại xã
cũng đã có nhiều biên bản xử phạt các cơ sở sản xuất vi phạm.
- Ngày 21/9/2010 UBND huyện Diễn Châu đã ra quyết định số 1175/QĐ-
UBND về việc thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi
trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ của các cơ sở sản xuất kinh
doanh tại KCN Diễn Hồng .
- KCN Diễn Hồng đã xây dựng được hệ thống phòng cháy, chữa cháy
hoàn thiện. Đối với cơ sở sản xuất lớn là phôi thép Kim Anh cũng đã lập hồ sơ

để trình Sở Công thương để áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn.
3.1.1.5. Kiểm tra thực tế trong KCN Diễn Hồng
- Tại thời điểm kiểm tra, KCN Diễn Hồng đã cơ bản hoàn tất thực hiện
công tác san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống đường giao thông nội vi KCN.
Mặt bằng KCN Diễn Hồng đã cơ bản được giao cho các cơ sở sản xuất, các hộ
gia đình hoạt động trong KCN. Hiện tại đã có 39/41 đơn vị đã hoạt động tại
KCN Diễn Hồng.
- Hiện tại huyện Diễn Châu đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước
bề mặt và nước thải sản xuất trong KCN (hệ thống thu gom này chung cho cả
nước thải bề mặt và nước thải sản xuất).
- UBND huyện đã xây dựng 3 bể lắng nước thải bề mặt và nước thải sản
xuất. Tại thời điểm kiểm tra nước tại 3 bể lắng này rất ít và hệ thống bể lắng này
hoạt động theo cơ chế lắng lọc và tự tràn ra môi trường tiếp nhận.
3.1.2. Tình hình chấp hành pháp luật về môi trường của KCN Diễn Hồng
- Đối với nước thải: nguồn nước sử dụng tại các cơ sở sản xuất chủ yếu là
nước giếng khoan, nước thải sản xuất sau khi được xử lý tại cơ sở được chảy về
hồ xử lý nước thải tập trung của toàn KCN theo mương dẫn. Nước thải sau khi
được xử lý tại hai hồ xử lý tập trung được chảy qua mương thoát nước chung
của khu vực.
- Công tác quan trắc giám sát chất lượng môi trường của KCN: các đợt
kiểm tra của Bộ và Sở Tài Nguyên và Môi Trường cũng đã tiến hành lấy mẫu
nước thải tại KCN Diễn Hồng để quan trắc.Còn về phía huyện thí chưa tiến hành
quan trắc hàng năm được, do điều kiện kinh phí chi trả cho công tác này còn khó
khăn.
- Việc thực hiện thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở hoạt động
sản xuất trong KCN: các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN Diễn
Hồng chưa thực hiện việc đóng phí nước thải công nghiệp.

×