Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Ngheo cua Dân tôc thiêu số ở Viêt Nam: Hiên trang và Thach thưc ở cac xã thuôc Chương trinh 135 Giai đoan II, 2006-2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.22 KB, 110 trang )

Ngheo cua Dân tôc thiêu số ở Viêt Nam:
Hiên trang và Thach thưc ở cac xã thuôc Chương
trinh 135 Giai đoan II, 2006-2007

Phạm Thái Hưng
Lê Đặng Trung và Nguyễn Việt Cường

Hà nội, Tháng 07/2011


Mục lục
Tóm tắt................................................................................................................................................ 4
Giới thiệu............................................................................................................................................ 5
Chương 1. Tổng quan về nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................ 6
1.1Nghèo ở Việt Nam đã trở thành một hiện tượng gắn với đồng bào dân tộc thiểu số ........................6
1.2Chênh lệch về mức sống: các dân tộc thiểu số tụt hậu lại phía sau .....................................................7
1.3Những khía cạnh khác về nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn............................................................... 7
Chương 2. Khả năng tiếp cận dịch vụ công của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ................................ 19
2.1Tiếp cận giáo dục ................................................................................................................................19
2.2Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe...................................................................................................22
2.3Tiếp cận hạ tầng cơ sở thiết yếu.........................................................................................................25
Chương 3. Sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo .................................................................... 28
3.1Tham gia thị trường lao động và phân bổ lao động ..........................................................................28
3.2Nguồn thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số................................................................................ 28
3.3Các hoạt động sinh kế chính của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo .................................................. 39
Chương 4. Đánh giá lại chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân tộc .................................................. 41
4.1Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân tộc: Kết quả phân tách......................................................41
4.2Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân tộc: Tìm kiếm một lời giải thích ........................................41
Chương 5. Một số đề xuất về chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tương lai ..43
5.1Phân tích các chính sách và chương trình hiện hành cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ............43
5.2 Đề xuất cho các chính sách và chương trình trong tương lai dành cho đồng bào dân tộc thiểu số


nghèo
..................................................................................................................................................................43
Kết luận............................................................................................................................................. 45
Tài liệu tham khảo............................................................................................................................. 46
Phụ lục .............................................................................................................................................. 47
Phụ lục 1. Điều tra kì gốc (BLS).................................................................................................................47
Phụ lục 2. Các chiều phân tích.................................................................................................................47
Phụ lục 3: Phương pháp phân tách Blinder-Oaxaca................................................................................ 48
Phụ lục 4. Các số liệu thống kê khác........................................................................................................49


Danh mục viết tắt
BLS
CEMA
CCT
GSO
MOLISA
CT135-I
CT135-II
UNDP
VHLSSs
VLSSs
VASS
WB

Điều tra kỳ gốc Chương trình 135-giai đoạn II
Ủy ban Dân tộc
Chuyển giao tiền mặt có điều kiện
Tổng cục Thống kê
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Chương trình 135, Giai đoạn 1
Chương trình 135, Giai đoạn 2
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
Điều tra mức sống dân cư
Viện Khoa học Xã hội
Ngân hàng Thế giới


Tóm tắt
Tinh hinh ngheo cua đồng bào dân tôc thiêu số ngheo ở Viêt Nam
Ngheo đoi ngay cang trở thanh hiên tương gắn với đồng bao dân tôc thiêu số
Chinh phủ Viêt Nam đã xây dưng môt số chương trinh và chinh sach giam ngheo quan
trong cho cac khu vưc dân tôc thiêu số ngheo trong thời gian qua, trong đó có Chương
trinh 135 Giai đoạn II vơi số vốn đâu tư vào khoang gân môt tỉ đô-la Mỹ trong giai đoạn
2006-2010. Nhưng sang kiên này cung đã nhân đươc sư hỗ trơ tich cưc từ phia cac Đối tac
Phat triên ở Viêt Nam. Kêt qua là đã giam đươc tinh trạng ngheo ở cac khu vưc dân tôc
thiêu số, măc dù ở nhưng khu vưc này tốc đô giam ngheo cung không đươc nhanh chóng
như trên ca nươc. Đồng bào dân tôc thiêu số chiêm 14,5% trên tông dân số của ca nươc
năm 2008 nhưng lại chiêm hơn môt nưa số người ngheo. Do vây, nêu không đạt đươc
nhưng cai thiên nhanh chóng và quan trong về mưc sống thi ngheo đói gân như sẽ trở
thành môt hiên tương gắn liền vơi người dân tôc thiêu số trong tương lai gân.
Ở cac xã ngheo cung co nhưng khoang cach đang kê về thu nhâp
Kêt qua điều tra cho thây cac hô gia đinh thuôc nhưng trong khuôn khô CT135 ngheo hơn
rât nhiều so vơi mưc binh quân của ca nươc, và điều này gơi ý răng Chương trinh nhin
chung là hương tơi đung cac xã cân hỗ trơ. Ở cac xã này lại có khoang cach đang kê giưa
cac hô thuôc dân tôc đa số và cac hô dân tôc thiêu số. Trong thưc tê, kha năng cac hô dân
tôc thiêu số trong canh ngheo cao gâp đôi so vơi cac hô thuôc dân tôc đa số sống trên cùng
đia bàn. Tuy nhiên, đây cung không phai là toàn bô bưc tranh. Viêc phân tich dư liêu ở câp
đô sâu hơn cho thây răng khoang cach về mưc sống lơn nhât lại là giưa cac hô trong cùng

môt dân tôc chư không phai là bât binh đăng giưa cac dân tôc vơi nhau. Mưc đô bât binh
đăng ở cac xã 135 là kha cao, vơi hê số Gini vào khoang 0,52%, so vơi hê số binh quân ca
nươc cho khu vưc nông thôn là 0,40%. Sư thay đôi của tinh trạng ngheo đối vơi đồng bào
dân tôc thiêu số là môt hiên tương phưc tạp, đoi hoi phai có nhưng giai phap chinh sach
nhạy cam và linh hoạt.
‘Dân tôc thiêu số’ không phai la môt nhom đồng nhât
Dư liêu từ điều tra cơ ban cho thây răng giưa cac nhóm dân tôc thiêu số cung có khoang
cach đang kê. Nói môt cach đơn gian là, môt số dân tôc kha hơn cac dân tôc khac. Điều
này đăc biêt đung đối vơi môt số dân tôc thiêu số có dân số lơn hơn, vi dụ như dân tôc
Khơ-me, Mường, Tày và Thai. Cac dân tôc này có tỉ lê ngheo thâp hơn so vơi tỉ lê ngheo
binh quân của toàn bô cac dân tôc thiêu số, và kha gân vơi tỉ lê ngheo của nhóm dân tôc đa
số. Ngươc lại, môt số dân tôc thiêu số it người hơn như dân tôc H’re và Bana, cac dân tôc


ở Tây Nguyên và miền nui phia Bắc, và dân tôc H’mong có tỉ lê ngheo cao hơn rât nhiều.
Môt đăc điêm đăc biêt và đang chu ý về ngheo của dân tôc thiêu số là người dân tôc thiêu
số không nói đươc tiêng Viêt hoăc là nói đươc it có nguy cơ ngheo cao hơn so vơi đồng
bào có khả năng nói tiếng Việt.
Cac khia canh phi thu nhâp cung quan trong khi giai thich về ngheo đoi
Thu nhâp không phai là thươc đo duy nhât cho tinh trạng ngheo của đồng bào dân tôc thiêu
số. Xet về diên tich đât sở hưu, mưc đô sở hưu tài san và tiêp cân cac hàng hóa và dich vụ
công như là nươc sạch và vê sinh, người dân tôc thiêu số cung tụt hâu hơn môt cach rõ rêt.
Sở hưu đât là môt khia cạnh quan trong trong đời sống hô gia đinh. Kêt qua điều tra cho
thây răng tông diên tich đât mà người dân tôc thiêu số sở hưu trên thưc tê là lơn hơn so vơi
dân tôc đa số. Tuy nhiên, khi xem xet chât lương đât thi người dân tôc thiêu số thường sở
hưu đât vơi chât lương tốt nhât lại ở mưc đô thâp hơn. Người dân tôc thiêu số cung sở hưu
đât rừng nhưng cac hoạt đông sinh kê liên quan đên rừng chỉ chiêm môt vi tri rât khiêm tốn
trong tổng thu nhập bình quân hộ gia đình.
Mưc đô hai long cua ngươi dân đối với Chương trình 135 Giai đoan II va mưc đô tự đanh
gia về đơi sống

Măc dù cac cuôc Khao sat ý kiên người dân về Chương trinh 135 Giai đoạn II cho thây
răng nhin chung người dân có mưc đô hài long cao và đanh gia cao nhưng hỗ trơ của
Chương trinh . Tuy nhiên, kêt qua khao sat trong Điều tra cơ ban cho thây sư thiêu hụt
đáng kể về mức độ tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số với cơ sở hạ tầng và dịch vụ
thiêt yêu. Sư khac biêt giưa nhóm dân tôc thiêu số vơi nhóm dân tôc đa số đươc thê hiên
đăc biêt rõ net ở cac linh vưc lương thưc, nươc sạch và thuốc men. Nhin tông thê thi
khoang môt nưa số người dân tôc thiêu số trong Điều tra cơ ban cho răng ho “không hài
long” vơi mưc sống hiên nay của ho.
Mưc đô tiêp cân dich vụ công và chiên lươc sinh kê cua ngươi ngheo dân tôc thiêu số
Cơ sở ha tâng va dich vụ đã đươc cai thiên nhưng khuyến khich đồng bao dân tôc thiêu số
sử dụng nhưng công trình cơ sở ha tâng va dich vụ săn vân con la môt thach thưc
Đã có nhưng cai thiên quan trong trong viêc cung câp cơ sở hạ tâng cơ ban và dich vụ công
cơ ban cho người dân tôc thiêu số ở cac xã đăc biêt khó khăn trên ca nươc. Tuy nhiên, phân
tich kêt qua điều tra cho thây răng người dân tôc thiêu số có xu hương it sư dụng cơ sở hạ
tâng và dich vụ hơn so vơi người dân tôc đa số. Xet về sinh kê, người dân tôc thiêu số it
hoa nhâp vào cac mạng lươi thương mại hơn và kha năng ho san xuât ra cac loại cây hoa
màu hoăc cây công nghiêp mà giup tạo nguồn thu nhâp đang kê cung ở mưc thâp hơn. Đối
tương chủ yêu tham gia vào cac mạng lươi thương mại vân là người dân tôc đa số.
Mưc đô tiếp cân giao dục cua ngươi dân tôc thiêu số


Người dân tôc thiêu số có trinh đô hoc vân thâp hơn nhiều so vơi người dân tôc đa số. Môt
nhân tố quan trong dân tơi thưc tê này là ngôn ngư, và “khó khăn trong viêc sư dụng tiêng
Viêt” là khó khăn chinh mà trẻ em dân tôc thiêu số trong Điều tra cơ ban găp phai trong
trường hoc. Và kha năng người dân tôc thiêu số bo hoc cung cao hơn rât nhiều. Nguyên
nhân chinh ở đây là ho đã “qua tuôi” và do đó không muốn hoăc không thê tiêp tục theo
hoc. Môt nguyên nhân quan trong nưa là ho cân phai làm viêc đê nuôi gia đinh. Do vây
ngheo đói là môt nhân tố quan trong dân tơi trinh đô hoc vân thâp, và viêc không đươc hoc
hành lại là môt nhân tố hêt sưc quan trong làm cho cai ngheo của người dân tôc thiêu số
tiêp tục đươc truyền từ thê hê này sang thê hê khac.

Mưc đô tiếp cân cac dich vụ y tế
Về măt y tê, người dân tôc thiêu số cung đã đươc hưởng lơi từ chinh sach câp thẻ bao hiêm
y tê và thẻ kham chưa bênh miên phi đươc thưc hiên qua Chương trinh 135 và cac chương
trinh khac. Trên 70% người dân tôc thiêu số trong diên khao sat của điều tra cơ ban có bao
hiêm y tê, và 14% có thẻ kham chưa bênh miên phi. Chỉ có dươi 10% người dân tôc thiêu
số ở cac xã khao sat là không có bao hiêm y tê, trong khi đó tỉ lê này là 32% đối vơi nhóm
dân tôc đa số.Tuy nhiên, người dân tôc thiêu số lại chủ yêu dưa vào cac dich vụ y tê câp
xã, mà dich vụ này thi con rât thô sơ, và bao hiêm y tê thi lại không chi tra cho nhưng
khoan chi phi kham chưa bênh lơn. Trong bât cư trường hơp nào thi người dân tôc thiêu số
cung không có tiền đê trang trai cho chi phi đi lại và ăn ở tại bênh viên huyên hoăc cac cơ
sở y tê khac. Người dân tôc thiêu số thường sư dụng cac hinh thưc kham chưa bênh
“khac” nhiều hơn rât nhiều, trong đó bao gồm viêc đên kham chưa bênh tại cơ sở của cac
thây lang, hoăc cac hinh thưc “tư điều tri”.
Sinh kế cua ngươi dân tôc thiêu số ngheo
Mưc đô cac hô đa dạng hóa sinh kê ngoài hoạt đông nông nghiêp là môt trong nhưng nhân
tố chinh quyêt đinh đời sống hô gia đinh. Kêt qua phân tich cac chiên lươc sinh kê của
người dân tôc thiêu số sinh sống ở cac xã đăc biêt khó khăn cho thây răng ho it di chuyên
và it hoa nhâp vào thi trường lao đông so vơi cac hô thuôc dân tôc đa số trên cùng đia bàn.
Đồng bào dân tôc thiêu số thường làm nông nghiêp dươi hinh thưc tư cung tư câp, đồng
thời ho thường không san xuât cac loại cây hoa màu gia tri cao hoăc là cây công nghiêp đê
đạt đươc lơi ich kinh tê cao. Kêt qua là, thu nhâp trung binh của cac hô dân tôc Kinh ở cac
xã đươc khao sat cao hơn so vơi cac hô dân tôc thiêu số. Xet về cơ câu thu nhâp của cac hô
thuôc dân tôc đa số, 60% trên tông thu nhâp là từ viêc làm công ăn lương, thu nhâp phi
nông nghiêp hoăc từ nhưng khoan tiền đươc chuyên về, con vơi dân tôc thiêu số thi con số
này là 38%. Hơn môt nưa nguồn thu của cac hô dân tôc thiêu số là từ trồng trot và chăn
nuôi, và trồng trot là nguồn thu nhâp quan trong nhât của tât ca cac nhóm dân tôc thiêu số
ngheo.
Hiêu về “khoang cach thu nhâp” giưa cac dân tôc



Khoang cach thu nhâp không phai chỉ do sự khac biêt về đặc điêm va nguồn lực; nhưng
khac biêt về thu nhâp từ nhưng đặc điêm va nguồn lực nay cung quan trong
Cac phat hiên từ điều tra củng cố thêm cac kêt luân đươc rut ra từ nhưng phân tich khac
gân đây mà sư dụng kêt qua Khao sat Mưc sống Hô Gia đinh Viêt Nam (VHLSS). Đó là,
chỉ có khoang 1/3 mưc chênh lêch thu nhâp giưa người dân tôc đa số và người dân tôc
thiêu số là do khac biêt về cac đăc điêm và nguồn lưc, vi dụ như diên tich đât sở hưu, trinh
đô hoc vân, đăc điêm nhân khâu hô gia đinh hoăc là tiêp cân cơ sở hạ tâng. Phân con lại
(tưc là 2/3) là do nhưng lơi ich mà mỗi dân tôc thu đươc từ nhưng đăc điêm và nguồn lưc
này. Nói môt cach đơn gian thi điều này có nghia là người dân tôc đa số có kha năng sư
dụng nhưng tài san và nguồn lưc mà ho có môt cach tốt hơn so vơi người dân tôc thiêu số,
xet về kha năng chuyên từ tài san và nguồn lưc thành thu nhâp. Điều này có hàm ý quan
trong về măt chinh sach, bởi vi nó ngụ ý răng nêu chỉ thu hep khoang cach về cơ sở hạ tâng
hoăc về số năm đi hoc giưa người dân tôc đa số và dân tôc thiêu số thi cung không hoàn
toàn thu hep đươc khoang cach về thu nhâp. Người dân tôc thiêu số cung cân phai có kha
năng thu lơi từ tài san và nguồn lưc của ho tốt hơn nưa.
Đâu la nhưng nguyên nhân co thê giai thich cho “sự khac biêt về thu nhâp từ cac đặc điêm
va nguồn lực” giưa dân tôc đa số với dân tôc thiêu số?
Có môt số nguyên nhân đươc nhân diên đê giai thich cho nhưng sư khac biêt này. Môt
nhân tố quan trong có lẽ là ngôn ngư. Viêc không nói đươc tiêng Viêt đã “loại trừ” người
dân tôc thiêu số (và đăc biêt là phụ nư dân tôc thiêu số) khiên ho không tham gia đươc vào
cac mạng lươi thi trường, tiêp cân thông tin thi trường và sư dụng cac dich vụ công. Đồng
thời, cac tâp quan văn hóa như là cac cơ chê đam bao đồng đều về thu nhâp trong công
đồng đê làm sao không ai qua ngheo cung như nhưng nhân thưc mang tinh đăc thù văn hóa
về trach nhiêm xã hôi đối vơi công đồng cung có thê là nguyên nhân làm hạn chê cơ hôi
của cac hô dân tôc thiêu số trong viêc tich luy thu nhâp. Môt nguyên nhân khac đê giai
thich cho điều này có thê là chât lương của cac tài san và dich vụ. Măc dù diên tich đât mà
người dân tôc thiêu số hưu có thê lơn hơn diên tich đât mà người dân tôc đa số sở hưu
nhưng thường nhưng phân đât mà ho sở hưu lại có chât lương kem hơn và không có điều
kiên tươi tiêu. Xet về cac dich vụ hỗ trơ nông nghiêp, có thê có hỗ trơ khuyên nông nhưng
hỗ trơ đó lại không phù hơp vơi nhưng điều kiên môi trường đăc thù nơi người dân tôc

thiêu số sinh sống. Tương tư, chât lương giao dục ở cac trường dân tôc thiêu số nhân đươc
có thê kem Và kê ca khi người dân tôc thiêu số có cùng trinh đô hoc vân như người dân tôc
đa số nhưng cac nghiên cưu cung đã chỉ ra răng người dân tôc thiêu số nhân đươc mưc tiền
công/lương thâp hơn so vơi người dân tôc đa số. Cuối cùng, có thê đưa ra môt lời giai thich
răng nguyên nhân con là do quan niêm sai và dâp khuôn về người dân tôc thiêu số. Măc dù
khó có thê lương hóa đươc nhưng cung có thê là viêc đưa ra nhưng mô ta tiêu cưc về người
dân tôc thiêu số cung góp phân tạo nên nhưng “khac biêt về thu nhâp” như đã thây.


Khuyên nghi cho cac chương trinh và chinh sach trong tương lai
Thay đôi về cach tiếp cân
Ngheo của người dân tôc thiêu số có đăc điêm phưc tạp và đa diên. Do đó, cach tiêp cân
nhăm giai quyêt vân đề ngheo của người dân tôc thiêu số cung cân phai linh hoạt, có kha
năng thich ưng và nhạy ben trong viêc đap ưng nhu câu thưc sư của cac nhóm dân tôc thiêu
số. Cân tiêp tục củng cố cac chinh sach và chương trinh hiên có trên cơ sở đăt chung vào
môt khung chung nhăm đam bao tinh thống nhât và có cach tiêp cân toàn diên. Cung có thê
cân nhắm tơi người dân tôc thiêu số môt cach hiêu qua hơn nôi trong cac vùng ngheo
nhăm đam bao răng ho nhân đươc lơi ich từ nhưng khoan đâu tư giam ngheo. Có thê cân
phai bô trơ cho cach tiêp cân theo vùng băng phương phap hương tơi đối tương mục tiêu
theo hô gia đinh. Cac giai phap ap dụng chung không con phù hơp nưa và có thê cân có
cach tiêp cân có sư phân câp hơn, đươc điều chỉnh cho phù hơp hơn vơi từng dân tôc và
phù hơp hơn về văn hóa, trong đó ban thân người dân tôc thiêu số đươc giao đam trach vai
tro nôi bât hơn trong viêc xac đinh nhu câu.
Thay đôi về trong tâm
Viêc giai quyêt nhưng sư khac biêt về thu nhâp từ cac đăc điêm và nguồn lưc giưa nhóm đa
số và nhóm thiêu số đoi hoi phai có sư chuyên dich về trong tâm hỗ trơ, nghia là không
phai chỉ có thu hep khoang cach về cơ sở hạ tâng và dich vụ đươc cung câp nưa mà con
phai chuyên dich sang hinh thưc hỗ trơ theo hương giai quyêt cac vân đề về chât lương và
đam bao có sư đối xư công băng vơi tât ca moi người. Ở cac nươc phương tây, điều này
đoi hoi phai thưc hiên cac biên phap như là đưa ra luât tạo cơ hôi binh đăng, tuy nhiên khi

đã có luât thi con phai đam bao thưc thi luât môt cach nghiêm ngăt. Cac chương trinh
‘hành đông tich cưc’ cung đã đươc sư dụng ở cac nươc khac nhăm cai thiên triên vong lâu
dài cho cac nhóm yêu thê. Đồng thời viêc tiêp tục hỗ trơ cai thiên chât lương cơ sở hạ tâng,
tài san và dich vụ cho người dân tôc thiêu số đóng vai tro hêt sưc quan trong.
Thay đôi về công cụ
Nhăm hỗ trơ thưc hiên sư chuyên dich về cach tiêp cân và trong tâm như trên, có thê ap
dụng cac công cụ mơi trên cơ sở kê thừa kinh nghiêm quốc tê. Hỗ trơ băng tiền măt có
điều kiên đã đươc ap dụng môt cach rông rãi và thành công trong viêc thưởng cho cac hô
có nhưng thay đôi quan trong về hành vi mà có thê giup ho thoat khoi vong ngheo đói
kinh niên, vi dụ như cho con đi hoc thường xuyên, cho phụ nư có thai đi kham thai theo
đung quy đinh, và cho trẻ nho đi tiêm chủng. Viêc câp tiền măt cho cac hô ngheo khiên ho
đươc linh hoạt trong viêc quyêt đinh xem ho cân làm gi đê đap ưng nhu câu cụ thê của ho.
Ngoài ra viêc hỗ trơ ngân sach tron gói cho chinh quyền đia phương câp cơ sở cung cho
phep nhưng nhà ra quyêt đinh ở câp đia phương. Chinh quyền đia phương là nhưng người
ở ‘gân’ đồng bào dân tôc thiêu số hơn, có kiên thưc và kinh nghiêm tốt trong viêc xac đinh


nhưng yêu câu cân thưc hiên đê giai quyêt vân đề ngheo ở cac khu vưc nhât đinh – có thê
quyêt đinh cach thưc sư dụng cac nguồn lưc môt cach hiêu qua nhât đê giai quyêt tinh
trạng ngheo kinh niên, thâm căn cố đê.


Giới thiệu
Tăng trưởng kinh tế nhanh đã tạo ra những thành tích nổi bật trong giảm nghèo tại Việt
Nam trong suốt thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Tuy nhiên, không phải nhóm dân
tộc nào trong số 54 nhóm dân tộc của Việt Nam đều được hưởng lợi như nhau từ quá trình
tăng trưởng. Mức chi tiêu, tuổi thọ trung bình, tình trạng dinh dưỡng và những khía cạnh
khác về mức sống của đa số các nhóm dân tộc thiểu số vẫn còn khá thấp. Mặc dù chỉ chiếm
gần 14.5% tổng dân số Việt Nam nhưng có khoảng 56% người nghèo trên toàn quốc là các
hộ gia đình dân tộc thiểu số (tính đến thời điểm 2008). Thực trạng nghèo và một số khía

cạnh khác về mức sống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã được đề cập trong nhiều
nghiên cứu, ví dụ như Báo cáo Phân tích Xã hội Việt Nam về Dân tộc và Phát triển của
Ngân hàng Thế giới (WB, 2009), nhiều nghiên cứu khác được nhắc đến trong Baulch và
các tác giả (2008), Phạm và Reilly (2009), VASS (2007), Van de Walle và Gunewardena
(2001).
Việt Nam có nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ sự phát triển của đồng bào dân tộc
thiểu số. Những chương trình và chính sách này tập trung vào những vấn đề kinh tế xã hội
có liên quan tới đời sống của các dân tộc thiểu số, được thực hiện theo nhiều cách thức
khác nhau. Thông qua các chương trình và chính sách này, mức sống của đồng bào dân tộc
thiểu số đã tăng lên một cách đáng kể trong hơn thập kỉ qua. Tăng thu nhập cho đồng bào
đi kèm với những cải thiện quan trọng về tiếp cận với giáo dục, dịch vụ y tế, và các cơ sở
hạ tầng thiết yếu khác. Tuy nhiên, tốc độ nâng cao mức sống của các nhóm dân tộc thiểu số
vẫn còn chậm hơn nhiều so với nhóm đa số. Vì vậy, khoảng cách về mức sống giữa nhóm
đa số và các nhóm dân tộc thiểu số khác có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Trong bối cảnh đó, hiểu biết rõ lý do vì sao tình trạng nghèo vẫn bám đuổi đồng bào dân
tộc thiểu số trong nhiều năm qua là rất quan trọng để có những chính sách hỗ trợ hiệu quả
hơn cho phát triển kinh tế xã hội của các nhóm dân tộc thiểu số. Đã có nhiều nghiên cứu về
vấn đề này nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu hiện có (gồm cả các nghiên cứu nói
trên) đều sử dụng nguồn số liệu từ Khảo sát mức sống dân cư (VLSS) từ thập niên 1990
hoặc từ những Khảo sát mức sống hộ gia đình (VHLSS) được thực hiện trong thời gian
gần đây. Đây là những cuộc điều tra có chất lượng cao và có tính đại diện toàn quốc, có thể
được sử dụng cho các phân tích về tình trạng nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sống
của đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, sử dụng nguồn số liệu này thưởng gặp hai hạn
chế. Thứ nhất, V(H)LSS không được thiết kế để đảm bảo tính đại diện cho đồng bào dân
tộc thiểu số, do vậy các hộ gia đình dân tộc thiểu số thường không được chọn mẫu đầy đủ.
Thứ hai, cỡ mẫu được điều tra là hộ dân tộc thiểu số thường tương đối nhỏ, nên phân tích


chi tiết theo các nhóm dân tộc riêng lẻ khó có thể đưa ra được kết quả tin cậy. Với hai hạn
chế này, cách hiểu và sử dụng kết quả phân tích từ nguồn dữ liệu này cho việc hoạch định

và xây dựng khuyến nghị chính sách cần phải được cân nhắc một cách thận trọng..
Trong điều kiện đó, báo cáo này phân tích tình trạng nghèo của các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam theo một cách tiếp cận khác. Thay vì sử dụng dữ liệu từ VLSS và VHLSS như các
nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này sẽ khai thác nguồn dữ liệu sẵn có từ Điều tra kì gốc
(BLS) của Chương trình 135-II (CT135-II) làm nguồn dữ liệu chính. BLS được tiến hành
bởi Tổng cục Thống kê (GSO) năm 2007 theo yêu cầu của Uỷ ban Dân tộc (UBDT) và với
sự hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP). 1 Khảo sát này tiến
hành trên một mẫu gồm 6000 hộ gia đình thuộc những xã đặc biệt khó khăn của cả nước.
Khảo sát tuân theo chuẩn mực giống như các cuộc khảo sát VHLSS vốn được xem là các
cuộc khảo sát có chất lượng cao.2 Kể từ khi được hoàn thành cho đến nay, BLS đã được sử
dụng nhiều trong việc đánh giá giữa kì của CT135-II bởi Phạm và các tác giả (2009a) hay
UNDP-UBDT (2009). Sau khi phân tích chi tiết bộ số liệu BLS, các tác giả này kết luận
rằng BLS có thể là bộ dữ liệu đầy đủ nhất về các dân tộc thiểu số tính đến thời điểm hiện
nay (xem thêm Phụ lục 1).3
Trên các phương diện đã được đề cập, báo cáo này sẽ đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi
nghiên cứu chính sau:4

1 Cuộc điều tra này được thực hiện sau hơn một năm rưỡi kể từ khi Chương trình 135-II bắt đầu, vì vậy ý
nghĩa của nó không hẳn là ‘điều tra kỳ gốc’. Tuy nhiên, cuộc điều tra này cung cấp rất nhiều thông tin phong
phú về các xã đặc biệt khó khăn trong thời điểm đầu của quá trình thực hiện Chương trình, và vì vậy có thể
sử dụng để thiết lập các giá trị cơ sở phục vụ cho công tác giám sát đánh giá và đánh giá tác động của
Chương trình.
2 Các cuộc điều tra VLSSs và VHLSS thực hiện trong hơn hai thập kỉ qua dựa trên phương pháp luận Điều
tra Đo lường Mức sống Hộ gia đình (Living Standards Measurement Survey - LSMS) của Ngân hàng Thế
giới. LSMS được thực hiện ở hầu hết các quốc gia đang phát triển nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu có chất lượng
cao về mức sống của các hộ gia đình (xem thêm www.worldbank.org/lsms để biết thêm thông tin).

3 Theo tinh thần của Điều khoản Tham chiếu, số liệu từ Điều tra Người dân (Citizen Report Cards - CRC)
được thực hiện trong đợt đánh giá giữa kỳ MTR của CT135-II và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm
nghèo (NTP-PR). Kết quả điều tra CRC cung cấp thông tin về sự hài lòng của người dân đối với các hỗ trợ

nhận được từ CT135-II, gồm (i) phát triển cơ sở hạ tầng; (ii) hỗ trợ sản xuất; và (iii) các hỗ trợ khác gồm hỗ
trợ trẻ em đến nhà trẻ, hỗ trợ học sinh bán trú/nội trú dân nuôi, và hỗ trợ pháp lý. Cuộc điều tra này thu thập
thong tin từ mẫu hộ gia đình tại bốn tỉnh gồm Lào Cai, Lao Châu, Bình Phước, Sóc Trăng. Mặc dù kết quả
điều tra đưa ra nhiều thông tin hữu ích về sự nhận biết, mức độ đóng góp, và hài lòng của người dân nhưng
những đó là những vấn đề không thuộc trọng tâm nghiên cứu của báo cáo này.. Chính vì vậy, một số kết quả
từ CRC sẽ được sử dụng một cách chọn lọc khi phù hợp. Thay vào đó, báo cáo sẽ sử dụng BLS như là nguồn
dữ liệu chính. Ngoài ra, trong quá trình phân tích, một số dữ liệu từ V(H)LSS sẽ được để sử dụng để so sánh
khi thích hợp.
4 Những câu hỏi nghiên cứu này được xây dựng trên cơ sở cân nhắc và nhóm các yêu cầu đặt ra trong Điều
khoản Tham chiếu (TOR). Theo cách tiếp cận như vậy, 5 câu hỏi nghiên cứu xác định ở đây là sự tổng hợp
của gần 20 câu hỏi nhỏ xác định trong TOR.


1. Câu hỏi 1: Các đặc điểm chính về nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số, trên cả khía

cạnh thu nhập và phi thu nhập, là gì?
2. Câu hỏi 2: Những bất lợi của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trong việc tiếp cận dịch

vụ công và các cơ sở hạ tầng thiết yếu là gì?
3. Câu hỏi 3: Đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện các hoạt động sinh kế, tạo thu nhập

như thế nào? Những yếu tố nào quyết định chênh lệnh về thu nhập giữa các nhóm dân
tộc khác nhau?
4. Câu hỏi 4: Các chính sách và các chương trình hiện tại đã hỗ trợ nâng cao mức sống

cho đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo như thế nào?
5. Câu hỏi 5: Những gợi ý có thể đưa vào các chính sách và chương trình trong tương lai

để hỗ trợ giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số?
Với những mục đích như vậy, báo cáo này tập trung vào ba khía cạnh quan trọng về mức

sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thứ nhất, báo cáo sẽ mô tả một cách toàn diện về
tình trạng nghèo của các nhóm dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn. Mô tả này sẽ tập trung ở
cả khía cạnh thu nhập và các khía cạnh phi thu nhập (ví dụ: tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế,
hay các hỗ trợ khác). Thứ hai, báo cáo phân tích các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập
giữa nhóm đa số và nhóm dân tộc thiểu số khác. Bằng cách phân tách chênh lệnh thu nhập
thành hai phần, một là khác biệt về các đặc điểm và nguồn lực giữa các nhóm dân tộc, hai
là sự khác biệt về thu nhập từ các đặc điểm và nguồn lực. Khía cạnh quan trọng thứ ba là
tìm hiểu xem đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ từ những chính sách và
chương trình hiện tại như thế nào. Điều quan trọng là sau những phân tích trên, báo cáo sẽ
đưa những khuyến nghị về chính sách/chương trình trong tương lai nhằm đưa ra những hỗ
trợ hiệu quả hơn cho việc nâng cao mức sống cho các dân tộc thiểu số.
Báo cáo này sử dụng nhiều phương pháp luận khác nhau.5 Đối với hai câu hỏi đầu tiên,
phương pháp phân tích thống kê mô tả sẽ được sử dụng để đưa ra các phân tích cả ở khía
cạnh trung bình cũng như các chiều phân tích sâu hơn. Đối với những phân tích trung bình,
báo cáo sẽ cung cấp một bức tranh về các đặc điểm của đồng bào các dân tộc thiểu số
nghèo bằng cách so sánh giữa nhómdân tộc thiểu số với nhóm đa số. 6 Ngoài ra, báo cáo sẽ
5 Trọng tâm của nghiên cứu này là một nghiên cứu định hướng chính sách do vậy các mô tả mang tính kỹ
thuật về phương pháp thống kê, phương pháp kinh tế lượng sẽ không được xây dựng như là một chương
chính của Báo cáo như nhiều nghiên cứu khác tình trạng nghèo ở Việt Nam. Thay vào đó, những vấn đề này
sẽ được mô tả trong phần Phụ lục.
6 Cần lưu ý rằng, thuật ngữ “thiểu sổ” được sử dụng trong phân tích này để thuận tiện cho việc so sánh kết
quả trình bày ở đây với những nghiên cứu trước đó về giảm nghèo ở Việt Nam. Thuật ngữ này sử dụng để chỉ
các nhóm dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các quan sát ở trong BLS chỉ có 22% là hộ gia đình người Kinh còn lại
là hộ gia đình có chủ hộ là người dân tộc thiểu số. Bởi vậy, nhóm dân tộc “thiểu số” trong cơ sở dữ liệu này
lại chính là nhóm chiếm đa số ở các xã đặc biệt khó khăn


đưa ra các phân tích chi tiết theo năm tiêu chí phân tổ khác. Do số liệu từ BLS cung cấp
nhiều quan sát về đồng bào dân tộc nên báo cáo sẽ đưa ra các phân tích chi tiết cho một số
nhóm dân tộc riêng (thay vì chỉ tập trung vào sự khác biệt giữa nhóm đa số và nhóm dân

tộc thiểu số). Để các kết quả tính toán thống kê có độ tin cậy cao, bất cứ nhóm dân tộc náo
có hơn 100 quan sát trong mẫu điều tra của BLS đều được xem là một nhóm dân tộc trong
quá trình phân tích (ngoại trừ nhóm dân tộc Bana chỉ có 90 hộ trong điều tra BLS). Theo
cách tiếp cận như vậy, báo cáo sẽ đưa ra các phân tích chi tiết cho 14 nhóm dân tộc, bao
gồm dân tộc Kinh và Hoa (hay còn gọi là nhóm đa số) 7, Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao,
Mông, các dân tộc khác ở vùng Núi Phía Bắc, Bana, H’re, Cơ Tu, các dân tộc khác ở Tây
Nguyên, Khơ me, và cuối cùng là nhóm dân tộc khác (là những nhóm khác nhưng không
sinh sống ở vùng Núi Phía Bắc hay Tây Nguyên). 8 Trong quá trình thực hiện báo cáo,
chúng tôi mong muốn đưa ra phân tích về nhiều nhóm dân tộc hơn nữa nhưng điều kiện số
liệu sẵn có không cho phép đưa ra những kết quả tin cậy cho việc phân loại các nhóm dân
tộc theo cách chi tiết hơn (xem thêm Phụ lục 2).
Bên cạnh việc phân tích chi tiết theo các nhóm dân tộc riêng lẻ (trong phạm vi số liệu cho
phép), báo cáo này cũng sẽ đưa ra một số so sánh về tình trạng nghèo của đồng bào dân tộc
thiểu số theo khả năng sử dụng tiếng Việt. Trong thực tế, khả năng sử dụng tiếng Việt là
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hòa nhập của đồng bào dân tộc thiểu số với
xã hội và cũng là một yếu tố có tác động nhất định đến mức sống. Xuất phát từ thực tế đó,
một số vấn đề của báo cáo sẽ được phân tích so sánh theo ba cấp độ thành thạo trong sử
dụng tiếng Việt. Ngoài ra, giới tính của chủ hộ cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến quá
trình ra quyết định, và vì thế ảnh hưởng đến mức sống của hộ gia đình. Do vậy, giới tính
của chủ hộ cũng là một chiều phân tích sâu quan trọng. Điều kiện sống ở các khu vực khác
nhau được tính đến bằng cách phân chia rõ theo vùng miền và theo đặc điểm địa lí (ví dụ:
các xã thuộc vùng ven biển, xã đồng bằng, xã trung du, xã miền núi). Ngoài ra, báo cáo
này cũng sẽ đưa ra một số phân tích so sánh giữa nhóm nghèo và nhóm không nghèo.
Những chiều phân tích sâu này được mô tả chi tiết hơn ở Phụ lục 2.
Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ ba, báo cáo vận dụng phương pháp phân tách BlinderOaxaca. Đây là phương pháp đã được sử dụng ở một số nghiên cứu trước đây về chênh
lệch mức sống giữa nhóm đa số và thiếu số tại Việt Nam (ví dụ như Baulch và các tác giả,

7 Hộ gia đình người Hoa có tỷ lệ nhỏ trong mẫu quan sát (khoảng 42 hộ trong số 6000 hộ được điều tra) nên
không tách được thành một nhóm riêng. Chúng tôi đã cố gắng tách nhóm người Hoa từ nhóm Kinh-Hoa
nhưng thực sự không có sự khác biệt đáng kể nào về kết quả. Vì thế, nhóm người Hoa được xem xét như là

một bộ phận nhỏ của nhóm đa số để thuận tiện trong việc so sánh với các nghiên cứu trước đây thường sử
dụng định nghĩa nhóm đa số gồm Kinh và Hoa.
8 Ở giác độ này, sự phân chia nhóm dân tộc chủ yếu dựa vào thống kê kỹ thuật hơn là phân chia theo nền
tảng tập tục, văn hóa, hay nhân chủng học.


2008); Phạm và các tác giả, 2009b). Theo phương pháp này, chênh lệch về thu nhập bình
quân đầu người giữa các nhóm dân tộc sẽ được phân tách thành hai thành phần; phần thứ
nhất là sự khác biệt về các đặc điểm và nguồn lực giữa các nhóm dân tộc (thường được biết
đến dưới tên gọi là khác biệt về sở hữu các yếu tố nguồn lực); phần thứ hai là sự khác biệt
về thu nhập từ các đặc điểm và nguồn lực. Thuật ngữ “đặc điểm và nguồn lực” bao gồm cả
các đặc trưng của hộ gia đình (ví dụ như đặc điểm nhân khẩu, giáo dục, tài sản của hộ gia
đình như đất đai), tiếp cận với dịch vụ công, tiếp cận với cơ sở hạ tầng thiết yếu. Thuật ngữ
“thu nhập từ các nguồn lực” chỉ lợi ích mà hộ gia đình có thể thu được từ các đặc điểm và
nguồn lực của họ (xem chi tiết về Phương pháp Blinder-Oaxaca ở Phụ lục 3).
Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ tư, phương pháp nghiên cứu tại bàn được sử dụng để xem
xét những vấn đề còn tồn tại trong các chính sách và chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho
đồng bào dân tộc thiểu số. Lưu ý rằng báo cáo này không nhằm mục tiêu cung cấp một bức
tranh toàn diện về tác động của các chính sách và chương trình trong việc nâng cao mức
sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số - đây vốn là vấn đề rất phức tạp và không thể đề
cập đến một cách đầy đủ trong một nghiên cứu ở quy mô như thế này. Thay vào đó, báo
cáo sẽ nhấn mạnh vào “khoảng cách” hay “sự không tương thích, không phù hợp” giữa các
chính sách, chương trình hiện tại với các đặc trưng về nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số.
Trọng tâm phân tích được xác định để phát hiện những vấn đề/thách thức mà sự can thiệp
của các chính sách, chương trình hiện tại chưa đạt hiệu quả hoặc chưa chú ý đến. Đối với
câu hỏi nghiên cứu thứ năm, việc giải đáp được bốn câu hỏi ở trên sẽ cung cấp nền tảng
phù hợp để đưa ra các gợi ý về chính sách/chương trình trong tương lai cho việc hỗ trợ
giảm nghèo cho các đồng bào dân tộc thiểu số. Ở khía cạnh này, báo cáo sẽ đưa ra một số
những đầu vào cho thảo luận giữa các nhà hoạch định chính sách và các đối tượng liên
quan khác, đặc biệt là cho việc thiết kế và thực hiện giai đoạn tiếp theo của CT135-II.

Báo cáo có một số những hạn chế về phạm vi và số liệu cần được nhấn mạnh. Về khía cạnh
số liệu, mặc dù BLS có thể là bộ số liệu đầy đủ nhất cho đến nay về mức sống của đồng
bào dân tộc thiểu số tại những xã đặc biệt khó khăn, vùng tập trung nhiều dân tộc thiểu số
nhưng do cỡ mẫu còn hạn chế nên bộ số liệu này có thể không cung cấp được thông tin về
một số nhóm dân tộc. Ngoài ra, dữ liệu này được thu thập trong quý III năm 2007, tính từ
thời điểm đó cho đến nay đã có nf cải thiện quan trọng trong mức sống của đồng bào các
dân tộc thiểu số, đặc biệt là việc tiếp cận các cơ sở hạ tầng thiết yếu và dịch vụ công.
Những cải thiện này vì vậy không được đề cập đến trong báo cáo. Về khía cạnh phạm vi
của báo cáo, do hạn chế về nguồn số liệu sẵn có nên báo cáo không thể đánh giá được tác
động một số cú sốc kinh tế (khủng hoảng kinh tế, lạm phát, dao động giá lương thực và
năng lượng) đối với đời sống của đồng bào nghèo dân tộc thiểu số. Cũng cần nhấn mạnh
rằng, báo cáo này chủ yếu tiếp cận vấn đề nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số dưới góc độ
định lượng. Trong khi đó, có nhiều yếu tố ảnh hưởng mạnh đến mức sống của đồng bào


như văn hóa, tập quán là những yếu tố định tính không thuộc phạm vi phân tích của báo
cáo.
Kết cấu của Báo cáo bao gồm những phần chính như sau. Chương 1 mô tả tổng quát về
tình trạng nghèo và các khía cạnh kinh tế liên quan đến mức sống của đồng bào dân tộc
thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn. Các chương tiếp theo sẽ tập trung vào các khía cạnh
quan trọng về đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại những xã có điều kiện kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn. Cụ thể, Chương 2 phân tích sâu về tiếp cận dịch vụ công, tập trung
vào vào giáo dục, y tế, và cơ sở hạ tầng thiết yếu. Chương 3 đề cập đến các hoạt động sinh
kế chính của các hộ gia đình. Chương 4 phân tích sâu về khoảng cách thu nhập giữa các
nhóm dân tộc. Đặc biệt, chương này sẽ xem xét lại những kết quả nghiên cứu trước đây về
khoảng cách mức sống giữa các nhóm dân tộc. Chương cuối của báo cáo đưa ra một số
nhận xét về hệ thống chương trình/chính sách hiện hành đối với giảm nghèo cho đồng bào
dân tộc thiểu số; trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý cho các chính sách/chương trình hỗ trợ
giảm nghèo cho các đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới.



Chương 1. Tổng quan về nghèo của đồng bào dân tộc
thiểu số
Chương này đưa ra các phân tích tổng quan về tình trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc CT135–II. Trong các nghiên cứu về nghèo ở
Việt Nam, có hai phương pháp hay được sử dụng. Phương pháp được Ngân hàng Thế giới
và nhiều tổ chức khác ủng hộ dựa trên chi tiêu hộ gia đình; còn MOLISA và nhiều cơ quan
ban ngành khác ở Việt Nam sử dụng cách tiếp cận dựa trên thu nhập. Vì BLS không thu
thập số liệu về chi tiêu, do vậy các phân tích về trình trạng nghèo trong nghiên cứu này sẽ
dựa trên số liệu thu nhập hộ gia đình. Phần tiếp theo cung cấp một cái nhìn tổng quan về
tình trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung trước khi đi sâu phân tích tình
trạng của nhóm dân tộc thiểu số nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn. Phần thứ hai sẽ tập
trung vào một số chỉ số về chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân tộc. Nhằm bổ sung cho
những phân tích về khía cạnh thu nhập của đời sống ở hai phần đầu, phần cuối cùng của
chương này sẽ tập trung vào một số khía cạnh phi thu nhập liên quan đến mức sống của
đồng bào các dân tộc thiểu số.

1.1

Nghèo ở Việt Nam đã trở thành một hiện tượng gắn với đồng
bào dân tộc thiểu số

Để xem xét thực trạng nghèo của đồng bào những dân tộc thiểu số ở những xã đặc biệt khó
khăn, chúng ta có thể bắt đầu từ cái nhìn tổng quan về tình trạng nghèo của dân tộc thiểu
số trên cả nước. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn trong công tác giảm nghèo, tỷ lệ
nghèo đã giảm từ gần 58% năm 1993 xuống còn dưới 14% vào năm 2008. Tuy nhiên, Hình
1.1 cho thấy tốc độ giảm nghèo ở đồng bào dân tộc thiểu số thấp hơn so với của cả nước.
Năm 2008, gần 50% đồng bào dân tộc thiểu số sống dưới ngưỡng nghèo; trong khi đó tỷ lệ
tương ứng của nhóm đa số chỉ là dưới 9%. 9 Điều đáng lo ngại ở đây là người dân tộc thiểu
số chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong tổng dân số nghèo. Được ký hiệu bằng chấm tròn trong

Hình 1.1 vào đầu những năm 90, tỷ lệ phần trăm người nghèo là người dân tộc thiểu số chỉ
có 18%, tuy nhiên đến năm 1998 tỷ lệ này là 29%, năm 2004 tăng lên 39%, và gần đây
nhất là 56% vào năm 2008 (sử dụng số liệu của V(H)LSS). Chỉ chiếm gần 14,5% tổng dân
9 Trong phần phân tích này, chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê được sử dụng là
chuẩn quốc tế. Chuẩn nghèo nói chung dựa vào chuẩn chi phí cho những lương thực, thực phẩm tối thiểu.
Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm dựa vào chi phí cần thiết cho vấn đề lương thực, đối với lương thực thực
phẩm ở Việt Nam là 2100 calo/người/ngày. Đây là chuẩn nghèo tuyệt đối, có giá trị được điều chỉnh theo thời
gian để đảm bảo giá trị thực không đổi. Giỏ hàng hóa được dùng để đo chuẩn nghèo là giống nhau ở các
năm, chỉ có điều chỉnh về giá để phù hợp với chi phí cần thiết để mua giỏ hàng hóa.


số nhưng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến hơn một nửa dân số nghèo, và xu hướng
này tăng dần theo thời gian. Trong điều kiện đó, tình trạng nghèo ở VN sẽ sớm trở thành
một vấn đề gắn liền với đồng bào dân tộc thiểu số.
Hình 1.1 Tình hình nghèo ở Việt Nam (%)
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên V(H)LSS và BLS

Tỷ lệ hộ nghèo ở những xã đặc biệt khó khăn cũng được thể hiện trong Hình 1.1 (đọc theo
trục tung thứ hai), tuy rằng việc so sánh giữa các chỉ số nghèo là không phù hợp vì trong
khi tỷ lệ nghèo chung trên cả nước xác định theo chi tiêu thì tỷ lệ nghèo tại các xã đặc biệt
khó khăn này được xác định từ nguồn số liệu về thu nhập hộ gia đình trong BLS. 10 Đáng
chú ý là có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nghèo của nhóm đa số và nhóm các dân tộc thiểu
số trong các xã đặc biệt khó khăn, dù sự chênh lệch này lại thấp hơn khi so sánh trên phạm
vi cả nước. Cụ thể, chênh lệch tỷ lệ nghèo giữa nhóm đa số và nhóm thiểu số là 25% tại
các xã đặc biệt khó khăn trong khi mức chênh lệch trên cả nước là 42% vào năm 2006 (và
gần như không thay đổi cho đến 2008). Điều này cho thấy mặc dù Việt Nam đã đạt được
thành tựu lớn trong công cuộc giảm nghèo, nhưng tình trạng nghèo đói vẫn tiếp diễn một
cách nan giải đối với các dân tộc thiểu số và nghèo có nguy cơ trở thành một vấn nạn gắn
với đồng bào dân tộc thiểu số trong tương lai.
Với bức tranh toàn cảnh như trên, Bảng 1.1 đưa ra một số chỉ số nghèo (tỷ lệ nghèo,

khoảng cách nghèo tính theo chuẩn nghèo chính thức) để miêu tả chi tiết hơn tình trạng
nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn được khảo sát trong BLS.. Tính trung bình năm 2007 tại
những xã đặc biệt khó khăn có gần 43% hộ gia đình sốngdưới chuẩn nghèo. Tỷ lệ này cao
hơn đáng kể so với tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước xét theo cùng ngưỡng nghèo. Lưu ý
rằng tỷ lệ nghèo của các hộ dân tộc thiểu số cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ nghèo của các
hộ đa số tại những xã đặc biệt khó khăn. Trong khi gần một nửa số hộ gia đình dân tộc
thiểu số là hộ nghèo , thì tỷ lệ tương ứng ở nhóm đa số chỉ xấp xỉ 27%. Kết quả này hàm
chứa một khuyến nghị chính sách quan trọng. Mặc dù người Kinh chiếm phần lớn dân số
cả nước, đồng bào dân tộc thiếu số mới là nhóm “đa số” thực sự ở những xã đặc biệt khó
khăn. Theo số liệu của BLS, 67% dân số ở những xã đặc biệt khó khăn này là người dân
tộc thiếu số. Tình trạng nghèo kéo dài ở những xã đặc biệt khó khăn là một thách thức rất
lớn. Do điều kiện địa hình cách trở và tình trạng khó khăn trong điều kiện hạ tầng ở các xã
này, nỗ lực giảm nghèo trong thời gian tới cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã khó
khăn này sẽ tốn kém hơn nhiều so với trước đây.

10 Do BLS không thu thập thông tin về chi tiêu bình quân mà chỉ thu thập các thông tin về thu nhập hộ gia
đình, vì vậy chuẩn nghèo chính thức của Việt Nam theo Quyết định số 170/2005 của Thủ tướng Chính phủ
(ra ngày 08/07/2005) được sử dụng. Vì tất cả các xã đặc biệt khó khăn được khảo sát trong BLS đều là các xã
khu vực nông thôn, vì thế đường nghèo cũng sẽ là 200.000/người/tháng.


Trong các nhóm dân tộc thiểu số nhỏ hơn, ngoại trừ đồng bào dân tộc Khơ-me, tỷ lệ hộ
nghèo cao hơn mức nghèo trung bình tại các xã đặc biệt khó khăn. Hình 1.2 cho thấy trong
hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số được phân loại trong nghiên cứu này có hơn một nửa
dân cư sống dưới ngưỡng nghèo 200.000 đồng/người/tháng. Tỷ lệ hộ nghèo ở các hộ dân
tộc đồng bào Mông cao một cách đáng lo ngại (74% hộ đồng bào dân tộc Mông là hộ
nghèo). Tiếp sau người Mông là người Bana, H’re, và các dân tộc khác ở Tây Nguyên cũng
có tỷ lệ nghèo rất cao. Các dân tộc Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao và các dân tộc khác ở
vùng Núi Phía Bắc có tỷ lệ nghèo xấp xỉ với mức bình quân các dân tộc thiểu số trên cả
nước.

Hình 1.2 Tình trạng nghèo đặc biệt nghiêm trọng ở một số nhóm dân tộc thiểu số
Nguồn: tính toán từ số liệu BLS

Một điểm quan trọng cần chú ý là tỉ lệ nghèo ở trên được tính toán dựa trên ngưỡng nghèo
được quy định từ tháng 7 năm 2005. Nếu điều chỉnh ngưỡng nghèo theo thời điểm tháng 9
năm 2007, thời điểm thực hiện BLS, tỷ lệ hộ nghèo ở các nhóm sẽ tăng thêm 10 điểm phần
trăm. Theo ngưỡng nghèo mới (400.000 đồng/người/tháng), tỷ lệ nghèo sẽ tăng thêm ít
nhất 30 điểm phần trăm.11 Đặc biệt, khi đó tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn sẽ
tăng đến trên 74.4%, tỷ lệ nghèo ở hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng Núi Phía Bắc
và Tây Nguyên sẽ cao hơn mức 80%.
Bảng 1.1: Nghèo ở những xã đặc biệt khó khăn (%)
Chuẩn nghèo
giai đoạn
2005-2010
Tỷ lệ nghèo
Trung bình
Dân tộc
Nhóm đa số
Dân tộc thiểu số

42,7

Tỷ lệ nghèo
(điều chỉnh
lạm phát)
Khoảng cách
nghèo
20

Tày

Thái
Mường
Nùng
Mông
Dao
Các nhóm
khác ở vùng
Núi Phía Bắc
Bana
H're
Cơ Tu
Các nhóm
khác ở Tây
Nguyên

Tỷ lệ nghèo mới (điều chỉnh chuẩn mới)

53,1

74,4

27,1
50,3
45,7
49,1
44
51,3
73,8
49,4


20
19
17
20
13
16
29
17

37,1
60,9
59,6
57,5
54,4
59,8
82,6
66,2

57,5
78,2
77.7
81.6
73.9
83.1
96.2
86.6

51,2
57,7
60,8

49,8

21
22
21
18

62,1
71,9
73,6
63,8

88.9
97.5
93.9
85.1

61,6

27

71,5

88.9

11 Chuẩn nghèo mới của MOLISA giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày
30/01/2011 được xác định ở mức 400.000 VNĐ/người/tháng.


Khơ me

Các nhóm còn
lại
Khu vực
Đồng bằng Bắc Bộ
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Tây Nam Bộ
Giới tính của chủ hộ
Nam giới
Nữ giới
Ngôn ngữ
hàng ngày
Hoàn toàn không nói hoặc nói ít tiếng Việt
Cả tiếng Việt và tiếng dân tộc
Hoàn toàn không nói hoặc nói ít tiếng dân tộc
Tình trạng nghèo
Hộ nghèo
Hộ không nghèo

28,4

13

34,7

69.8


57,1

24

68,9

89.7

37,5
51,2
48,8
47,8
47,3
41,8
26
26,3

12
21
20
18
15
19
25
19

49,6
63
58,3

57,6
60,7
52,8
37,8
33,9

69,3
81,2
79,7
78,2
79,9
72,3
64,3
60,3

44,3
33,1

20
15

54,8
42,9

76,2
63,9

53,8
44
28,7


21
15
20

64,2
54,9
38,9

85,4
77,7
59,4

62,6
28,6

26
15

73,1
38,9

90,8
62,8

Nguồn: Tính toán của tác giả theo BLS

Ngoài chỉ số nghèo cho thấy tỷ lệ dân cư có mức thu nhập thấp hơn ngưỡng nghèo đã được
phân tích ở trên, chỉ số khoảng cách nghèo đưa ra một chỉ báo về chi phí giảm nghèo. Dân
tộc Mông không chỉ là nhóm dân tộc có nhiều hộ gia đình nghèo nhất mà còn là nhóm dân

tộc có chi phí giảm nghèo cao nhất. Trung bình, thu nhập của hộ dân tộc Mông phải tăng
tương đương 29% ngưỡng nghèo/người mới kéo được một hộ gia đình Mông thoát khỏi
nghèo. Các nhóm dân tộc có chỉ số khoảng cách nghèo cao (đồng nghĩa với chi phí giảm
nghèo cao) là các nhóm dân tộc khác ở Tây Nguyên (27%), và các nhóm đồng bào dân tộc
thiếu số còn lại (24%) (xem thêm bảng 1.1). Hộ các gia đình có chi phí giảm nghèo thấp
nhất là các hộ đồng bào dân tộc Tày, Mường, Nùng, Dao và Khơ-me.
Tình hình nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số cũng thay đổi theo khu vực địa lý trên cả
nước. Vùng Núi Phía Bắc là vùng nghèo nhất, tiếp theo là vùng Duyên Hải và Tây
Nguyên. Tỷ lệ nghèo cũng thay đổi tùy theo mức độ nói thông thạo tiếng phổ thông.
Những người không biết hoặc có khả năng nói tiếng Việt thấp thuộc nhóm nghèo nhất
(54% người dân thuộc nhóm này sống dưới mức nghèo). Những người nói được cả tiếng
Việt và tiếng dân tộc có mức nghèo tương đương với mức nghèo trung bình ở các xã đặc
biệt khó khăn. Còn những người chỉ nói tiếng Việt hoặc nói tiếng Việt và biết một ít tiếng
dân tộc là nhóm khả quan nhất (tỷ lệ nghèo của nhóm này gần tương đương với tỷ lệ nghèo
trong nhóm đa số). Ngoài ra, cũng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ nghèo theo giới tính của chủ
hộ. Như đã trình bày trong Bảng 1.1, trong số các hộ có chủ hộ là nam giới thì có gần 44%
là hộ nghèo, còn tỷ lệ hộ nghèo ở các gia đình có chủ hộ là nữ là 33%.


Những hàng cuối cùng của Bảng 1.1 gợi ý một số vấn đề quan trọng về chính sách. Trong
hai hàng này, số liệu về thu nhập của các hộ gia đình được sử dụng để tính tỉ lệ nghèo ở hai
nhóm - là nhóm nghèo và nhóm không nghèo theo kết quả bình xét hộ nghèo của địa
phương.Trong thực tế, việc xác định hộ nghèo hay không nghèo được thực hiện thông qua
quy trình bình xét hộ nghèo do MOLISA quy định. Đối với một số chương trình và chính
sách, chỉ có nhóm nghèo mới thuộc diện được hưởng hỗ trợ, trong khi nhóm “không
nghèo” sẽ không nhận được. Tuy nhiên, số liệu BLS chỉ ra rằng chỉ có 62% hộ gia đình
thuộc nhóm “nghèo” theo kết quả bình xét hộ nghèo là thực sự nghèo. Có nghĩa là có một
tỷ lệ rò rỉ tương đương 38% hộ nghèo được nhận hỗ trợ từ các chương trình giảm nghèo
không thuộc đối tượng thụ hưởng những hỗ trợ này. Ngoài ra, theo báo cáo thu được, có
28% hộ trong nhóm “không nghèo” thực sự là hộ nghèo, nhưng không được bình xét là

những hộ thuộc diện được hưởng những hỗ trợ mà họ đáng ra phải được hưởng. Tỷ lệ rò rỉ
lớn này đặt ra một câu hỏi về hiệu quả xác định đối tượng mà các chính sách và chương
trình giảm nghèo cho các xã nghèo nhất hướng tới. Nghiên cứu này không phải là nghiên
cứu đầu tiên đưa ra vấn đề này. Những quan ngại tương tự cũng đã được đưa ra bởi
MOLISA, CEMA và UNDP (2009) khi thực hiện đánh giá giữa kỳ chương trình CT135-II
và NTP-PR.

1.2

Chênh lệch về mức sống: các dân tộc thiểu số tụt hậu lại phía
sau

Bên cạnh tỷ lệ nghèo đo lường bằng tỷ lệ dân cư sống dưới chuẩn nghèo, sự phân bổ thu
nhập cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi nghiên cứu về đời sống của người nghèo. Câu
hỏi thường được đặt ra là thu nhập có được phân bổ đồng đều giữa các nhóm dân tộc hay
không. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay, sự chênh lệch về mức sống đang là
vấn đề cần quan tâm đặc biệt vì tăng trưởng kinh tế có hưởng dẫn đến những thay đổi
không đồng đều trong mức sống của các nhóm khác nhau trong xã hội, làm cho khoảng
cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng. Chỉ số đánh giá bất bình đẳng phổ biến nhất
là sử dụng hệ số Gini, giao động trong khoảng 0 đến 1. Hệ số càng gần mức 0 thì sự phân
bổ thu nhập càng đồng đều và hệ số càng gần mức 1 thì sự phân bổ thu nhập càng chênh
lệch. Ngoài việc sử dụng hệ số Gini, vốn được coi là công cụ tương đối để đánh giá bất
bình đẳng trong thu nhập, cũng có thể phân tích sự phân bổ thu nhập ở các xã nghèo nhất
dựa trên việc tính toán các chỉ số chênh lệch thu nhập ở các điểm khác nhau của phân phối
chi tiêu. Sử dụng hệ số Gini tính theo mức chi tiêu bình quân đầu người, WB (2007) cho
thấy hệ số Gini tăng từ 0,34 năm 1994 lên đến 0,35 năm 1998 và 0,37 năm 2006, thể hiện
mức tăng khiêm tốn về mức chênh lệch thu nhập ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Một trong những khía cạnh được nhắc đến nhiều nhất về sự chênh lệch mức sống ngày
càng tăng giữa các nhóm dân tộc. Từ năm 1993 đến 2008, tỷ lệ nghèo của đồng bào dân
tộc thiểu số giảm đáng kể (từ 86% năm 1998 xuống gần 50% năm 2008), tỷ lệ nhập học,



tuổi thọ trung bình và các chỉ số phát triển con người khác cũng được cản thiện. Tuy nhiên,
tốc độ giảm nghèo, tỷ lệ trẻ em đến trường, các chỉ số dinh dưỡng và tuổi thọ trung bình
của đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số vẫn thấp hơn nhiều so với nhóm đa số (VASS,
2007; WB, 2007). Theo báo cáo của Baulch và các tác giả (2008), khoảng cách về mức
tiêu dùng trên đầu người giữa nhóm đa số và nhóm các dân tộc thiểu số đã được nới rộng
hơn gần 15 điểm phần trăm trong khoảng từ năm 1993 đến 2004. Tuy nhiên, những nghiên
cứu về chênh lệch mức sống ở Việt Nam trước đây đều dựa trên số liệu chi tiêu tiêu dùng.
Chương này sử dụng những số liệu về thu nhập để phác họa một bức tranh về chênh lệch
mức sống ở những xã đặc biệt khó khăn.
Bảng 1.2 đưa ra những ước tính về chỉ số thể hiện khoảng cách về mức sống (thường được
gọi bằng thuật ngữ ‘bất bình đẳng’ trong nhiều báo cáo nghiên cứu) tại các xã đặc biệt khó
khăn, phân theo nhóm phân theo dân tộc, khu vực, giới tính của chủ hộ, ngôn ngữ sử dụng
trong đời sống hàng ngày và tình trạng nghèo. Hệ số Gini trung bình tại các xã đặc biệt khó
khăn là 0,52, đồng nghĩa với chênh lệch trong phân bổ thu nhập là tương đối cao ở các xã
này. Để so sánh, chúng tôi đã tính toán các chỉ số bất bình đẳng dựa trên thu nhập sử dụng
các mẫu hộ ở nông thôn của V(H)LSS năm 2006. Ở các vùng nông thôn, chỉ số Gini là
0,40 thấp hơn nhiều so với chỉ số Gini ở những xã đặc biệt khó khăn. Sự khác biệt này có
thể có ý nghĩa quan trọng về chính sách. Như đã nhấn mạnh ở phần trên, do số liệu BLS là
về các xã đặc biệt khó khăn nên một trong những giả thuyết ban đầu là sự chênh lệch thu
nhập ở những vùng nghèo nhất sẽ thấp hơn so với mức trung bình trên cả nước. Tuy nhiên,
nghiên cứu này lại thu được một phát hiện hoàn toàn ngược lại. Dựa trên dữ liệu về thu
nhập, mức chêch lệch về phân bổ thu nhập ở những xã đặc biệt khó khăn lại cao hơn một
cách đáng ngạc nhiên so với mức trung bình ở vùng nông thôn. Thực tế này là một nhiệm
vụ khó khăn cho chính phủ và cộng đồng các nhà tài trợ. Rõ ràng là cần phải có nhiều nỗ
lực hơn để giảm tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ở những xã đặc biệt khó khăn này.
Bảng 1.2 Phân phối thu nhập ở những xã đặc biệt khó khăn
Trung bình


Gini

p90/p10*

p75/p25**

GE(0)***

0,5

7,8

2,8

0,5

0,6

9,2

3,0

0,7

0,4

6,0

2,6


0,3

Nhóm dân tộc
Nhóm đa số
Dân tộc
thiểu số
Tày

0,4

6,1

2,6

0.3

Thái

0,4

6,9

2,7

0.3

Mường

0,4


6,0

2,7

0.3

Nùng

0,4

4,8

2,1

0.2

Mông

0,3

4,0

2,0

0.1

Dao

0,3


5,0

2,1

0.2

Các nhóm khác ở vùng Núi Phía Bắc

0,4

6,4

2,7

0.2

Bana

0,3

5,7

2,6

0.2


H're

0,3


4,4

1,9

0.2

Cơ Tu

0,3

3,9

2,7

0.2

Các nhóm khác ở Tây Nguyên

0,4

6,9

2,6

0.3

Khơ me

0,4


8,3

2,4

0.3

Các nhóm còn lại

0,4

6,8

2,7

0.3

Khu vực
Đồng bằng Bắc Bộ

0,4

6,4

2,7

0.2

Đông Bắc


0,3

5,7

2,6

0.2

Tây Bắc

0,3

4,4

1,9

0.2

Bắc Trung Bộ

0,3

3,9

2,7

0.2

Nam Trung Bộ


0,4

6,9

2,6

0.3

Tây Nguyên

0,4

8,3

2,4

0.3

Đông Nam Bộ

0,4

6,8

2,7

0.3

Tây Nam Bộ


0,5

7,5

2,8

0.5

0,5

7,5

2,8

0.5

0,5

13,3

3,3

0.4

Giới tính chủ hộ
Nam giới
Nữ giới
Ngôn ngữ sử dụng trong sinh hoạt
Hoàn toàn không nói hoặc nói ít tiếng Việt


0,4

6,0

2,6

0.3

Nói cả tiếng Việt và tiếng dân tộc

0,4

6,2

2,5

0.3

Hoàn toàn không nói hoặc nói ít tiếng dân tộc

0,6

9,2

3,0

0.6

Nghèo


0,2

2,9

1,8

0.1

Không nghèo

0,4

4,1

2,2

0.4

Tình trạng nghèo

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả theo BLS
Notes: * p90/p10 là tỷ lệ thu nhập trung bình của 10% nhóm giầu nhất so với 10% nhóm
nghèo nhất;; ** p75/p25 là tỷ lệ thu nhập của 25% nhóm giầu nhất so với 25% nhóm nghèo
nhất, *** GE(0) là chỉ số Generalized Entropy, đây là một dạng chỉ số thay thế cho chỉ số Gini
trong cách tính khoảng cách thu nhập.

Hình 1.3 dưới đây đưa ra tính toán các hệ số Theil’s L (hệ số GE với trọng số bằng 0) của
tổng thể mẫu ở những xã đặc biệt khó khăn, và phân chia theo nhóm đa số và nhóm đồng
bào các dân tộc thiểu số. Bảng (b) chia tỉ lệ bất bình đẳng trong thu nhập “sự chênh lệch
giữa các nhóm” và “sự chênh lệch trong nhóm”. Bảng này cho thấy gần 21% chênh lệch

thu nhập là sự chênh lệch giữa các nhóm (sự khác biệt về mức thu nhập giữa nhóm đa số
và nhóm dân tộc thiểu số). Tuy nhiên 79% còn lại được thể hiện ở sự chênh lệch thu nhập
trong nhóm. Phát hiện này hàm ý rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch thu
nhập ở những xã nghèo nhất không phải là sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm dân tộc,
mà chính sự khác biệt về phân bổ thu nhập trong trong từng nhóm dân tộc mới là căn
nguyên chính dẫn đến sự bất bình đẳng cao ở những xã này.
Hình 1.3 Phân tích chênh lệch thu nhập theo các nhóm dân tộc


(a) GE (0): Nhóm đa số và nhóm thiểu số

(b) Phân tách GE(0) theo nhóm dân tộc

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả theo BLS

Khi phân tích về chênh lệch phân bổ thu nhập giữa các nhóm dân tộc, Bảng 1.2 cho thấy
mức độ chênh lệch trong phân bổ thu nhập là tương đối tương đồng giữa các nhóm dân tộc
(ngoại trừ nhóm đa số có mức chênh lệch thu nhập cao nhất). Điều thú vị được phát hiện ở
đây là tất cả các nhóm dân tộc ngoại trừ nhóm đa số đều có các chỉ số chênh lệch thu nhập
thấp hơn mức bình quân. Xét theo phân bố về mặt địa lý, hệ số Gini ở Tây Nam Bộ giữ ở
mức cao nhất, 0,63. Ngược lại, với hệ số Gini thấp nhất là 0,37, vùng Nam Trung Bộ là
khu vực có sự phân bổ thu nhập đồng đều nhất. Vùng Tây Nguyên xếp ở vị trí khu vực có
chỉ số chênh lệch cao thứ hai, sau Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, chỉ số chênh lệch tuyệt đối, đo
bằng tỷ lệ giữa thu nhập giữa điểm 90% và điểm 10% của phân phối chi tiêu cho chênh
lệch trong phân bổ thu nhập giữa nhóm “người giàu” và nhóm “nghèo nhất” ở Tây
Nguyên là cao nhất (tỉ lệ phân bổ ở Tây Nguyên là 12,60). Tiếp theo là ở Tây Nam Bộ với
tỉ lệ phân bổ là 10,09. Tỷ số 75%/25% trong phân phối thu nhập ở các nhóm ở giữa cũng
cho thấy tình hình tương tự. Tây Nguyên và Tây Nam Bộ giữ hai vị trí đầu về chênh lệch
thu nhập. Vùng Nam Trung Bộ có các chỉ số chênh lệch thu nhập thấp nhất.


1.3

Những khía cạnh khác về nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn

Phân tích trên về nghèo và khoảng cách giàu nghèo sử dụng thu nhập làm thước đo phúc
lợi. Trong phần này, chúng tôi xem xét những khía cạnh phi thu nhập khác của mức sống
như sở hữu đất đai, tài sản có giá trị, và khả năng tiếp cận dịch vụ công và cơ sở hạ tầng
thiết yếu.12
Đất đai được xem là tài sản vật chất quan trọng nhất ở các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt
là các hộ gia đình cư trú tại những xã đặc biệt khó khăn, sinh kế của họ chủ yếu dựa vào
nông nghiệp. Bảng 1.3 tóm tắt diện tích đất trồng hằng năm, đất trồng cây lâu năm và đất
lâm nghiệp phân bổ theo các nhóm dân tộc, theo khu vực địa lý, theo giới tính của chủ hộ,
ngôn ngữ sử dụng hàng ngày và tình trạng nghèo. Diện tích đất trồng hàng năm của nhóm
đa số và nhóm các dân tộc thiểu số không có chênh lệch đáng kể. Bình quân một hộ gia
đình ở các xã đặc biệt khó khăn có 1413m 2 đất trồng hàng năm. Các hộ gia đình đa số sở
hữu trung bình 1353m2, còn các hộ dân tộc thiểu số sở hữu khoảng 1442m 2. So sánh giữa
các nhóm dân tộc khác nhau, các hộ gia đình dân tộc Tày, Mường, Nùng sở hữu ít đất trồng
hàng năm hơn, trong khi đó các hộ gia đình dân tộc Mông, Bana và các dân tộc khác ở
12 Trong phân tích này, việc tiếp cận dịch vụ công và cơ sở hạ tầng thiết yếu sẽ được thực hiện ở cấp độ hộ
gia đình. Trong chương 2 của báo cáo, sẽ có nhiều thông tin được phân tích ở cấp độ xã về vấn đề tiếp cận
các dịch vụ này.


vùng Núi Phía Bắc sở hữu nhiều đất trồng nhất. Tuy nhiên những số liệu này không đề cập
đến vấn đề chất lượng đất. Các quy định hiện hành chia đất trồng hàng năm thành sáu loại,
và chia đất trồng cây lâu năm thành năm loại. Thứ tự trong phân loại càng tăng dần thì chất
lượng đất càng giảm. Cách phân chia các loại đất này nhằm mục đích tạo điều kiện cho
chính quyền địa phương thu thuế sử dụng đất của các hộ gia đình. Trong báo cáo này, đất
trồng hàng năm và đất trồng cây lâu năm thuộc hai nhóm đầu được coi là “đất tốt”. Bảng
1.3 chỉ rõ hộ gia đình thuộc nhóm đa số có ưu thế hơn xét về chất lượng đất trồng mà họ sở

hữu. Mặc dù có diện tích đất trồng hàng năm lớn hơn nhóm đa số, các hộ gia đình dân tộc
thiểu số chỉ sở hữu diện tích đất có chất lượng tương đương với 13% diện tích đất tốt của
các hộ gia đình dân tộc đa số. Tất cả các hộ gia đình dân tộc thiểu số, chiếm 74% dân số ở
các xã nghèo nhất, chỉ sở hữu 24% đất trồng có chất lượng tốt. Theo phân tích ở chương 3
của nghiên cứu này, thu nhập từ mùa màng là nguồn thu nhập quan trọng nhất của các hộ
gia đình cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn. Thực tế nhóm đa số sở hữu gần hết diện tích
đất trồng trọt màu mỡ trong khu vực có thể giải thích cho khoảng cách lớn về thu nhập
giữa nhóm đa số và nhóm các dân tộc thiếu số (xem chi tiết tại Chương 4).
Bảng 1.3 Sở hữu đất đai ở những xã đặc biệt khó khăn (m2)

Tổng
Trung bình
Nhóm dân
tộc
Nhóm đa
số
Dân tộc
thiểu số

Đất trồng
hàng năm
Đất tốt

Đất trồng cây
lâu năm
Tổng

Đất lâm nghiệp
Đất tốt


1412,7

193,1

370,6

11,8

1461,1

1353,2

462,9

502,9

14,8

603,6

1441,7

1879,7

61,4

306,0

10,4


Tày

853,8

34,5

288,8

0,0

3016,5

Thái

1479,0

32,8

202,3

0,0

2064,7

Mường

970,3

121,7


604,8

40,6

1631,4

Nùng

1076,7

36,2

497,3

76,6

2506,9

Mông

2206,3

13,0

100,2

0,0

1166,6


1648,8

137,1

415,5

26,5

4804,5

2676,2

0,0

130,6

0,0

3876,1

2257,4

52,3

143,8

0,0

199,4


1596,7

100,1

1150,5

0,0

996,6

1517,0

0,0

58,8

0,0

552,8

1514,3

17,4

632,2

2,2

36,4


1103,1

146,3

154,0

2,4

0,0

1490,8

0,1

161,6

0,0

279,8

463,8

158,7

57,6

5,9

97,2


Dao
Các nhóm
khác ở vùng
Núi Phía Bắc
Bana
H're
Cơ Tu
Các nhóm
khác Tây
Nguyên
Khơ me
Các dân tộc
còn lại
Khu vực
Đồng bằng
Bắc Bộ


Đông Bắc

1134,0

57,9

338,6

14,1

2771,8


Tây Bắc

2113,0

29,1

144,7

2,6

1559,2

769,2

41,4

124,1

1,3

2514,1

1275,0

60,9

428,3

0,0


478,7

Bắc Trung Bộ
Nam Trung
Bộ
Tây Nguyên

1476,8

9,5

2131,9

0,1

60,7

Đông Nam Bộ

1597,1

39,8

1044,2

104,9

0,1

Tây Nam Bộ


1717,9

761,4

38,2

1,0

13,1

Nam giới

1490,7

216,7

384,2

13,7

1547,4

936,6

49,2

287,3

0,1


934,5

1582,4

58,2

239,5

11,4

1879,6

1264,6

80,7

474,4

8,0

2010,1

1277,7

407,0

490,9

14,0


721,9

1016,3
Không nghèo
1708,0
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả theo BLS

31,2

253,1

7,1

1518,5

313,7

458,1

15,3

1418,3

Giới tính chủ hộ
Nữ giới
Ngôn ngữ sử dụng hàng ngày
Hoàn toàn
không nói
hoặc nói ít

tiếng Việt
Nói cả tiếng
Việt và tiếng
dân tộc
Hoàn toàn
không nói
hoặc nói ít
tiếng dân tộc
Tình trạng nghèo
Nghèo

Một phát hiện khá thú vị ở đây là, các hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới sở hữu ít đất trồng
trọt hơn các hộ gia đình có nam giới là chủ hộ. Bình quân diện tích đất trồng trọt của một
hộ gia đình có chủ hộ là nữ là gần 937m 2, trong khi bình quân diện tích đất trồng trọt của
hộ có chủ hộ là nam là 1490m2. Đây là thực tế bất lợi cho các hộ có chủ hộ là nữ giới, có
thể dẫn đến sự chênh lệch về tỷ lệ hộ nghèo của hai nhóm. Một kết quả không bất ngờ nữa
là những hộ gia đình không thuộc nhóm nghèo thì được sở hữu tổng diện tích đất lớn hơn
cũng như chất lượng đất trồng trọt tốt hơn những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo.
Do những xã đặc biệt khó khăn chủ yếu nằm ở vùng sâu vùng xa (và thường là miền núi),
nên lâm nghiệp thường là một nguồn thu quan trọng trong các hoạt động tạo thu nhập của
người dân. Diện tích đất lâm nghiệp là một trong số ít những thuận lợi mà đồng bào dân
tộc thiểu số có được so với nhóm đa số. Bình quân hộ đồng bào dân tộc thiểu số sở hữu
diện tích đất lâm nghiệp cao gấp ba lần diện tích đất lâm nghiệp của hộ gia đình người đa
số. Đặc biệt, các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng Núi Phía Bắc và vùng Bắc Trung Bộ có ưu
thế vượt trội về diện tích đất lâm nghiệp. Báo cáo của Phạm và các tác giả (2010) cũng đã
sử dụng số liệu từ V(H)LSS để làm nổi bật thuận lợi này của đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo đó, đồng bào dân tộc thiểu số sở hữu nhiều đất lâm nghiệp hơn nhóm đa số và lợi thế
này có xu hướng tăng dần theo thời gian. Khi bắt đầu công cuộc cải cách đất đai năm 1993,



×