Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích hệ thống tri thức và trách nhiệm xã hội của nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.21 KB, 7 trang )

Họ và tên: Vũ Thùy Linh
Lớp: VB3
MSV: 54DVB030027

Tiểu luận: Lao động nhà báo
Đề bài: Phân tích hệ thống tri thức và trách nhiệm xã hội của nhà
báo
Bài làm
“Làm báo là làm một cái gì nghiêm trang cao quý, có tính trnah đấu và xây
dựng, mà người làm báo phải tha thiết với tự do, dân tộc, kinh qua những nghịch
cảnh, thăng trầm để chông lại độc tài, độc đoán dưới mọi hình thức quan lại,
phong kiến hay dân chủ giả tạo,” (Vũ Bằng – Bốn mươi năm nói láo)
Ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng được
nâng lên, nó trở thành một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của con người, ở một khía cạnh nào đó nó còn tham gia vào tiến trình lịch sử
của thời đại, cùng lúc có thể tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh
vực của cuộc sống. Mỗi một tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp
phần hướng dư luận định hướng tư tưởng và hành vi con người. Vì thế, người làm
báo cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng và giỏi về
nghiệp vụ, chuyên môn, có tư tưởng săc bén, có vốn sống phong phú và phương
pháp khoa học. Hay nói chung lại, một nhà báo cần trau dồi cho mình một hệ thống
tri thức toàn diện cũng như ý thức được trách nhiệm đối với xã hội.
Hệ thống tri thức của nhà báo
Ngày nay, làm báo trong xã hội phát triển, hội nhập rộng rãi với thế giới.
Thuận lợi nhiều nhưng khó khăn, thách thức cũng không nhỏ. Bởi mặt bằng dân trí
đã cao lên rất nhiều, người dân có đủ mọi phương tiện thông tin để đọc, để xem, để
nghe, để nhìn và giải trí. Thông tin báo chí đa dạng, nhiều chiều; nếu không đúng,
không hay, không bổ ích thì họ không nghe, không xem, không đọc. Cho nên viết
đúng, viết trúng, viết hay đang là cả một vấn đề không riêng với người viết mà còn



là chuyện đương nhiên của mỗi tòa soạn. Bằng không sẽ chỉ là sự ngộ nhận. Vì
chưa thấy mấy nơi đâu để tâm chuyên sâu đến việc này.
Chính vì thế, nghề báo đòi hỏi tri thức tổng hợp cao và khả năng phân tích
sâu các vấn đề xã hội. Ngay cả khi đề cập một vấn đề chuyên môn, nó phải được
đặt dưới góc nhìn xã hội, mang tính xã hội, mới được công chúng đón nhận. Muốn
hoàn thành nhiệm vụ này, nhà báo phải có kiến thức rộng với hệ thống tri thức
phong phú, đa dạng cả về tri thức chung và tri thức chuyên ngành riêng.
Hệ thống tri thức bách khoa
Tri thức là nền tảng vững chắc nhất trong mỗi bài viết. Với mỗi nhà báo,
không có thông tin cũng giống như không có nguyên liệu, nhưng thiếu hiểu bết sẽ
giống như thiếu đi phương pháp. 90% sức hút của bài viết nằm ở cách diễn đạt và
kiến thức bổ trợ đi kèm. Thông tin – bản thân nó chỉ chứa đựng 10% sự hấp dẫn.
Trong quá trình tác nghiệp, một nhà báo sẽ không chỉ phải gặp gỡ, tìm kiếm
thông tin hay viết bài ở một lĩnh vực nhất định. Vì vậy, một phông kiến thức rộng
và sâu về nhiều lĩnh vực là việc hiển nhiên cần thiết. Những kiến thức bổ trợ sẽ
giúp rất nhiều cho công việc của nhà báo từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của
tác phẩm.
Người ta chỉ có thể có được những phát hiện trong so sánh tương quan. Và
đương nhiên, càng phong phú kiến thức về cùng một lĩnh vực, về nhiều lĩnh vực
có liên quan, càng dễ bật ra những so sánh mới, những nhận xét mớimangtính phát
hiện.Kiến thức không chỉ học trong trường, mà đối với nhà báo, điều quan trọng là
tích luỹ thông tin, nhất là thông tin chuyên ngành mà mình theo dõi. Khi tác
nghiệp, rõ ràng ai có nền học vấn văn hoá rộng, lại tích luỹ kiến thức sâu về lĩnh
vực theo dõi, người đó sẽ xử lý thông tin nhanh và có hiệu quả hơn.
Báo chí có vai trò lớn là phản biện xã hội. Không có nền kiến thức xã hội rộng và
am hiểu kiến thức chuyên ngành, nhà báo thật khó thực hiện vai trò người phản
biện xã hội.
Vì thế, nhà báo có năng lực cần phải có kiến thức xã hội phong phú và đa
dạng. Mỗi khi viết về bất cứ vấn đề gì nhà báo cần phải đảm bảo mình có kiến thức
chính xác phục vụ cho bài viết của mình. Luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kiến

thức là những yêu cầu cần thiết đối với nhà báo.


Hệ thống tri thức nghiệp vụ
Thực tế báo chí không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới đã cho thấy có hai
kiểu nhà báo: nhà báo là cử nhân báo chí và nhà báo chưa từng qua một trường lớp
đào tạo báo chí nào. Đối với nhà báo là cử nhân báo chí, điểm mạnh của họ chính
là hệ thống nền tảng lý luận chính trị, kiến thức chính thống và có hệ thống về
ngành báo như: kĩ năng khai thác thông tin, kĩ năng phỏng vấn, kĩ năng chụp ảnh,
… Đó đều là những kiến thức cần thiết để trở thành một nhà báo chuyên nghiệp.
Mặt khác, lao động báo chí ngày nay đã khác xa với một thập kỉ trước đây.
Nó là tổng hợp các yếu tố nghề nghiệp, các phương tiện kĩ thuật, các phương pháp
làm việc khác nhau, các loại kiến thức khác nhau... Tổng hợp và phân tích, phân
tích và tổng hợp, không loại trừ nhau. Thậm chí có những nhà báo ngồi tại chỗ,
tổng hợp tin tức trên thế giới để phân tích một vấn đề trong nước và ngược lại (hay
đồng thời), tổng hợp thông tin trong nước thông qua một cách nhìn, một sự phân
tích tin tức thế giới. Làm báo hiện nay trong một môi trường toàn cầu hóa thông
tin, xã hội biến chuyển không ngừng, khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, tư
duy của con người năng động, sáng tạo, phong cách làm báo hiện đại, liên tục đổi
mới, sáng tạo… nếu nhà báo không đổi mới, không được trang bị kiến thức, nghiệp
vụ mới sẽ rất dễ sa vào lối mòn, rập khuôn.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện trong một tác phẩm báo chí
như: kĩ năng nhận biết vấn đề, thu thập thông tin, khai thác thông tin, triển khai
thông tin, phỏng vấn,..., Cùng với đó, khi thành tựu tri thức khoa học của nhân
loại ngày càng phát triển và thông qua mạng internet nó trở thành tài sản chung của
nhân loại. Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin đang là đòi hỏi bắt buộc đối với
mỗi nhà báo để có thể khai thác và làm chủ được thông tin trên mạng toàn cầu và
trong nước. Vấn đề không phải chỉ là kĩ năng sử dụng công nghệ mới vào làm báo,
không phải chỉ là hiện đại hoá thiết bị, mà quan trọng hơn, khi vận dụng những kĩ
năng này, buộc chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách tư duy, cách làm việc, hình

thức hoạt động và hiệu quả của nó. Tính phổ cập, tính đa chiều của thông tin mạng
ngày càng chiếm lĩnh đời sống tinh thần, buộc nhà báo phải hoà nhập trước, thích
nghi trước, với những kĩ năng mới.
Không những thế, báo chí hiện nay đã có cả ấn phẩm báo in, báo điện tử,
việc làm báo đa loại hình, đa phương tiện đã trở thành tất yếu, thì các phóng viên,


biên tập viên về mặt chuyên môn nghiệp vụ phải là người “đa chức năng”. Nếu
như trước đây, anh ta có thể là nhà báo chỉ chuyên về chụp ảnh, hoặc chỉ chuyên về
viết tin, bài cho báo in... thì nay phải biết quay video clip, biết chụp ảnh, vừa viết
bài, vừa dàn dựng, lồng ghép âm thanh,… Đó chính là yêu cầu nghiệp vụ đối với
nhà báo chuyên nghiệp.
Hệ thống tri thức chuyên ngành
Như đã nói ở trên, ngoài nhà báo là cử nhân báo chí còn có một kiểu nhà báo
chưa được đào tạo báo chí. Những nhà báo này có thể thiệt thòi, thiếu thốn về
nghiệp vụ, họ có thể học các chuyên ngành khác nhau như: kinh tế, văn hóa, tin
học, công nghệ, nông nghiệp… Thế nên, thế mạnh của họ chính là kiến thức
chuyên ngành họ đã học. Mỗi nhà báo thường chuyên sâu một lĩnh vực, một vấn đề
mà họ am hiểu. Đó chính là lý do nhà báo có nền tảng kiến thức chuyên ngành
lĩnh vực mình viết bài là vô cùng quan trọng.
Kiến thức chuyên ngành không chỉ là tri thức chung như tri thức bách khoa.
Nó đòi hỏi sự chuyên sâu, hiểu biết kĩ càng, tường tận, có cái nhìn nhiều chiều về
lĩnh vực đó. Có thể thấy, có nhiều nhà báo viết về âm nhạc, điện ảnh… được mời
làm ban giám khảo các cuộc thi, đạo diễn, có có khi với vai trò là khách mời, là
chuyên gia trong các buổi talkshow…
Khi thực sự có tri thức chuyên ngành vững chắc, tri thức đó sẽ giúp nhà báo
đánh đánh giá, kiểm soát thông tin khi họ thu thập và phân tích, xử lý thông tin về
lĩnh vực đó một cách tốt nhất. Có hướng đi chuyên sâu về một lĩnh vực, với đầu tư
toàn bộ công sức, tâm huyết, khả năng nhà báo sẽ tạ nên một “thương hiệu” đối với
công chúng. Những bài viết của nhà báo có thể trở thành một sự đảm bảo về giá trị

đối với công chúng. Như khi cùng viết về một sự kiện lịch sử báo chí Việt Nam,
nhưng khi đọc những thông tin của Dương Trung Quốc, người ta dễ nhận thấy
những giá trị riêng, tin cậy, khách quan, bị thuyết phục, mặc dù ông khá kiệm lời.
Hẳn để đạt được điều đó nhà báo không thể hời hợt với kiến thức về lĩnh vực mình
viết được. Không thể viết hay, viết đúng về âm nhạc khi bạn chẳng biết gì về hợp
âm, phối khí…, không thể viết hay về bóng đá khi bạn còn chẳng biết luật việt vị là
thế nào.
Trách nhiệm xã hội của nhà báo


Hoạt động báo chí là một trong những hoạt động mang tính xã hội rất cao.
Nghệ báo là nghề hoạt động xã hội, người làm báo là người hoạt động xã hội. Tác
phẩm báo chí thường có tác động xã hội rộng lớn, có khả năng định hướng tư
tưởng, định hướng thông tin cao và hiệu quả, chính vì vậy báo chí luôn được coi là
công cụ tuyên truyền hữu hiệu. Chính vì vậy, những người làm nghề này trong mỗi
tác phẩm và sản phẩm của mình phải nhận thức sâu sắc từng việc làm, cân nhắc kĩ
lưỡng và cẩn trọng hậu quả có thể xảy ra đối với xã hội. Chỉ cần một chút thiếu
thận trọng của nhà báo xã hội phải bỏ ra gấp trăm nghìn lần để khắc phục hậu quả.
Mỗi khi cầm bút viết người làm báo phải tự đặt cho mình câu hỏi: Vì ai mà
mình viết? Mục đích viết làm gì? Viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào?, Trả
lời được đúng đắn, đầy đủ các câu hỏi ấy có thể đam bảo cho nhà báo thực hiện
được trách nhiệm xã hội của mình. Khi thực hiện một tác phẩm báo chí tác giả
không thể không nghĩ tới người đọc, người nghe, không thể không nghĩ đến mục
đích của tác phẩm, tác động của nó tới những người tiếp nhận thông tin. Từ đó phải
cân nhắc mình viết gì và sẽ viết như thế nào. Viết không chỉ cho người đọc dễ hiểu,
mà còn viết để đạt được mục đích bài viết, không làm người đọc mất phương
hướng đối với thông tin nhà báo cung cấp.
Trách nhiệm xã hội của nhà báo trước hết là trách nhiệm đối với tác phẩm
mà mình viết sau khi đến với bạn đọc. Người làm báo phải có trách nhiệm đến
cùng sảm phẩm mà mình tạo ra. Xác định được rõ ràng như vậy nhà báo sẽ có

trách nhiệm đầy đủ hơn trong toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm. Trách nhiệm xã
hội đòi hởi nhà báo phải thông tin trung thực, khách quan. Khi có sai sót nhà bóa
phải thẳng thắn nhận lỗi, chịu trách nhiệm và sửa chuwac kịp thời.
Trách nhiệm chính trị
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội,
là cơ quan ngôn luận của Ðảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, nghề
nghiệp, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí nước ta đã làm tốt nhiệm vụ tuyên
truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến
với công chúng, góp phần tạo sự đồng thuận và xây dựng quyết tâm thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Ðồng thời "là
diễn đàn của nhân dân", báo chí còn là kênh cung cấp thông tin cho các cơ quan


Ðảng, chính quyền các cấp về các dư luận trong xã hội, về tâm tư, nguyện vọng
của nhân dân.
Trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý của nhà báo chính là trách nhiệm, nghĩa vụ công dân
của nhà báo trước Pháp luật. Luật pháp là những quy phạm hành vi do Nhà nước
ban hành mà người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
và bảo vệ trật tự xã hội.
Trách nhiệm pháp lý mà nhà báo cần thực hiện ở việc thông tin mà nhà báo
chuyển tải tới độc giả, nhà báo sẽ phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về toàn bộ
thông tin và hoạt động của mình theo quy định.
Hiện nay có hiện tượng một số bài báo, ấn phẩm phụ của một số báo có biểu
hiện xa rời tôn chỉ, mục đích; với cách viết đặt tít gây chú ý với những thị hiếu tầm
thường, kích động lối sống đồi bại, bạo lực; mô tả chi tiết về những vụ giết người,
cướp của, gây tai nạn thương tâm... ảnh hưởng đời sống xã hội. Ðiều 6 Luật Báo
chí đã xác định rõ, báo chí phải "thông tin trung thực về tình hình trong nước và
thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân". Một số nhà báo không

thực hiện đúng đó chính là vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm đạo đức
Trách nhiệm đạo đức của nhà báo hay còn gọi là đạo đức nghề nghiệp của
nhà báo. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo chính là những nguyên tắc, những
chuẩn mực được hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp của nhà
báo, khi đã được thể chế hóa, được các đồng nghiệp và dư luận xã hội thừa nhận sẽ
trở thành những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của những người làm báo.
Đạo đức báo chí không chỉ nằm trong phạm vi điều chỉnh thuộc các quy định
của luật báo chí hiện hành mà còn là tâm thức và phương châm hành nghề của tất
cả những người làm báo cách mạng. Thực hiện đúng quy định đạo đức nghề
nghiệp, người làm báo Việt Nam sẽ tránh được những biểu hiện tiêu cực trong cơ


chế thị trường, giữ vững lòng tin của nhân dân, của xã hội đối với lực lượng báo
chí cách mạng nói chung và đối với mỗi người làm báo nói riêng.
Một tác phẩm báo chí có sức sống, có sức lay động dư luận xã hội, được
đông đảo bạn đọc đồng tình, trước hết tác phẩm đó đã đề cập đúng vấn đề do thực
tiễn cuộc sống đặt ra, với sự chắt lọc tư liệu trong quá trình khảo sát thực tiễn công
phu, với sự đầu tư trí tuệ của tác giả bằng tất cả sự say mê nghề nghiệp, ý thức
trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nó. Nhà báo luôn phải có ý thức, cống
hiến và cái tâm với nghề, phải không ngừng trau dồi tri thức và rèn luyện bản thân.

Tài liệu tham khảo:
-

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề báo (TS Hoàng Anh, ThS Hoàng
Anh Tuấn)
Tiểu luận: Đạo đức nhà báo trong thời kì hội nhập (Trần Thị Kim Anh)
Nâng cao phẩm chất, năng lực của nhà báo (Tiến Hải)
Đề cao trách nhiệm xã hội của nhà báo (VOV Giao thông)




×