Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phân tích thị trường taxi ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.63 KB, 20 trang )

Lời mở
đầu
Hiện nay Việt Nam là một nước đang phát triển,với quyết tâm đến năm 2020 cơ
bản sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại. Các ngành dịch vụ ngày càng phát
triển,giao thông vận tải luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là ở các
thành phố lớn và đông dân như thủ đô Hà Nội do nhu cầu đời sống người dân được
nâng cao. Nếu như trước đây, dịch vụ giao thông được mọi người ưa chuộng là xe
ôm và xe buýt thì ngày nay dịch vụ taxi ngày càng trở nên phổ biến nhằm đáp ứng
nhu cầu dịch vụ giao thông chất lượng cao của người dân. Không chỉ vậy dich vụ taxi
còn đáp ứng nhu cầu đi lại cho khách du lịch trong và ngoài nước tại các sân bay lớn,
bến xe,.. .
Như vậy, hoạt động vận tải bằng taxi đã đáp ứng được nhu cầu đi lại riêng cho
người dân và góp phần vào hoạt động vận tải hành khách công cộng ở thủ đô. Tuy
nhiên hoạt động của dịch vụ taxi còn khá nhiều bất cập,tình trạng lộn xộn trong hoạt
động vận tải này đang diễn ra nhiều , đồng thời Giá cả taxi trong những năm vừa qua
cũng có nhiều biến động. Thấy được tầm quan trọng của loại hình vận tải công cộng
này và những vấn đề còn tồn tại xung quanh nó nên hôm nay nhóm 9 chúng em xin
lựa chọn đề tài thảo luận: Phân tích thị trường taxi ở Hà Nội.
Do thời gian thảo luận và thu thập dữ liệu còn hạn chế nên bài tiểu luận của
nhóm em vẫn còn những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trình bày. Chúng
em kính mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của cô cũng như các bạn để bài
tiểu luận của chúng em được hoàn chỉnh.
1


Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ


HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
1.1 Thị trường
1.1.1 Khái niệm
Thị trường ra đời và phát triển, gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất
hàng hoá. Từ khi xuất hiện thị trường đến nay, nền sản xuất hàng hoá đã phát triển và
trải qua nhiều thế kỷ. Nên khái niệm về thị trường được hiểu theo nhiều cách:
Thị trường theo cách cổ điển: là nơi diễn ra các quá trình trao đổi và buôn bán.
Trong thuật ngữ kinh tế hiện đại, thị trường còn bao gồm cả các hội chợ, cũng như
các địa dư hoặc các khu vực tiêu thụ, theo mặt hàng hoặc ngành hàng.
Thị trường theo quan điểm kinh tế: là lĩnh vực trao đổi mua bán, mà ở đó các
chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để, xác định giá cả hàng hoá, dịch vụ và thị phần.
Theo quan điểm của Marketing: Thị trường là tổng hợp nhu cầu hoặc tập hợp
nhu cầu về một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó, là nơi diễn ra các hành vi mua bán,
trao đổi bằng tiền tệ.
Như vậy thị trường có thể ở bất kỳ chỗ nào, khi có một hoặc nhiều người mua,
người bán trở lên. Thị trường là một phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt
động cơ bản của thị trường, được thể hiện qua ba nhân tố có mối quan hệ hữu cơ mật
thiết với nhau: nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ, cung ứng hàng hoá và dịch vụ, giá cả
hàng hoá và dịch vụ. Qua thị trường chúng ta có thể xác định được mối quan hệ giữa
cung và cầu, về hàng hoá dịch vụ, hiểu được phạm vi và qui mô của việc thực hiện
cung cầu, dưới hình thức mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường. Thấy rõ thị
trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị của hàng hoá dịch vụ và ngược lại hàng hoá
dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường (thị trường chấp nhận). Do vậy các
yếu tố liên quan đến hàng hoá dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường. Với nội
dung trên, điều quan tâm của doanh nghiệp là phải tìm ra thị trường, tìm ra nhu cầu
và khả năng tính toán của hàng hoá dịch vụ, mà nhà sản xuất định cung ứng. Ngược
lại đối với người tiêu dùng họ lại phải quan tâm đến việc so sánh những sản phẩm mà

3



nhà sản xuất cung ứng ra trên thị trường, có thoả mãn với nhu cầu và khả năng thanh
toán của họ đến đâu.
1.1.2 Phân loại thị trường
Có nhiều cách phân loại khác nhau về thị trường.
Phân loại thị trường theo không gian kinh tế mà theo đó các quan hệ trao đổi
hàng hóa diễn ra: Theo cách này, thị trường có thể phân ra thành thị trường thế giới,
thị trường khu vực, thị trường quốc gia, thị trường vùng hay địa phương. Thật ra, khi
nói đến các thị trường theo cách phân loại này, người ta vẫn thường kết hợp với cách
phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa để xem xét một thị trường cụ thể, trên
một địa bàn hay không gian kinh tế cụ thể. Ví dụ, người ta thường nói đến thị trường
lúa, gạo, cà phê hay chung hơn, thị trường nông sản thế giới, Việt Nam hơn là nói
đến một thị trường thế giới, hay Việt Nam chung chung.
Trong các hàng hóa, có những thứ do chi phí vận chuyển tương đối thấp so với
giá trị hàng hóa nên thị trường về bản chất thường mang tính chất thế giới. Giá cả các
hàng hóa này ở các địa điểm giao dịch khác nhau trên thế giới không có sự sai biệt
lớn (chẳng hạn thị trường vàng). Ngược lại, khi chi phí vận chuyển hàng hóa là tương
đối lớn và do một số lư do khác, thị trường của một số hàng hóa lại thường mang tính
chất địa phương (ví dụ, thị trường vật liệu xây dựng).
Theo cấu trúc thị trường, người ta cũng có thể chia ra thành các thị trường
khác nhau. Một cấu trúc thị trường cụ thể thường được định dạng bởi số lượng người
mua, người bán trên đó và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa họ. Theo cách phân
loại này, thoạt tiên các thị trường được phân ra thành hai loại lớn: thị trường cạnh
tranh hoàn hảo (trên thị trường này, người mua hay người bán không có quyền lực
chi phối giá cả hàng hóa) và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (trên thị trường
dạng này, người mua hay người bán riêng biệt, dù ít, dù nhiều vẫn có khả năng chi
phối giá).
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo lại bao gồm những dạng thị trường như:
thị trường độc quyền thuần túy, thị trường độc quyền nhóm, thị trường cạnh tranh có
tính chất độc quyền. Mặc dù có những điểm chung, hành vi của những người mua

hay bán trên từng dạng thị trường cụ thể vẫn mang những sắc thái riêng, bị chi phối
bởi những điểm đặc thù của từng thị trường.
4


1.1.3 Chức năng của thị trường
Thị trường được coi là một phạm trù trung tâm, thị trường có vai trò cực kì
quan trọng trong việc điều tiết và lưu thông hàng hoá. Thị trường tồn tại khách quan,
từng doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động khi nó thích ứng với một thị trường mỗi
doanh nghiệp trên cơ sở nhận biết nhu cầu của thị trường, xã hội cũng như thế mạnh
của mình trong sản xuất kinh doanh để có chiến lược, kế hoạch và phương án kinh
doanh phù hợp với sự đòi hỏi của thị trường và xã hội. Thị trường có những chức
năng sau: chức năng thừa nhận của thị trường, chức năng thực hiện của thị trường,
chức năng điều tiết và kích thích của thị trường, chức năng thông tin của thị trường
(chức năng quan trọng nhất).
1.2 Cơ chế hoạt động của thị trường
1.2.1 Trạng thái cân bằng cung cầu
Cân bằng thị trường là một trạng thái tại đó không có sức ép làm thay đổi
giá và sản lượng. Cân bằng thị trường là trạng thái mà khả năng cung ứng vừa đủ
cho nhu cầu trên thị trường. Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và
sản lượng hàng hóa dịch vụ được mua và bán trên thị trường. Khi tất cả mọi
người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một lượng bất kỳ mà họ
mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường trong trạng thái cân bằng. Mức giá mà
người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá
cân bằng.

5


1.2.2 Dư thừa, thiếu hụt và sự quay trở lại trạng thái cân bằng

1.2.2.1 Trạng thái dư thừa và thiếu hụt
Bất kỳ một yếu tố nào tác động đến cung và cầu cũng có thể gây ra sự thay đổi
trong giá cân bằng. Khi thị trường chưa kịp điều tiết hoặc không thể điểu tiết được
(do có sự can thiệp của chính phủ) thì trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt sẽ xảy ra.
1.2.2.1.1 Trạng thái dư thừa (dư cung)
Dư thừa sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường

P1

lớn hơn giá cân bằng

PE

Khi mức giá trên thị trường lớn hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cung lớn
hơn lượng cầu (

QS > QD

) gây nên trạng thái dư thừa

Dư thừa còn gọi là thặng dư của cung, tức là lượng cung lớn hơn lượng cầu, tại
một mức giá mà mức giá đó lớn hơn mức giá cân bằng.

1.2.2.1.2 Trạng thái thiếu hụt (dư cầu)
Thiếu hụt sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường

6

P2


nhỏ hơn giá cân bằng

PE


Khi mức giá trên thị trường nhỏ hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cầu lớn
hơn lượng cung (

QD > QS

) gây nên trạng thái thiếu hụt.

Thiếu hụt còn gọi là thặng dư của cầu, tức là lượng cầu lớn hơn lượng cung tại
một mức giá mà mức giá đó nhỏ hơn mức giá cân bằng.

1.2.2.2 Sự quay trở lại trạng thái cân bằng
Bất cứ khi nào xuất hiện hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt thì cả người mua và
người bán sẽ tự điều chỉnh hành vi đi theo lợi ích riêng của mình và kết quả là thị
trường đạt trạng thái cân bằng. Đây chính là cơ chế “bàn tay vô hình”- cơ chế tự điều
tiết của nền kinh tế thị trường. Xu hướng chung của thị trường là dư thừa kéo giá
xuống, thiếu hụt đẩy giá lên.
Khi dư thừa, người bán tự động giảm giá để giải phóng số hàng ế thừa, ngược
lại, khi thiếu hụt người bán tự động tăng giá.
1.2.3Sự thay đổi trạng thái cân bằng
Cân bằng được hiểu là trạng thái ổn định. Nhưng điểm cân bằng cầu cung
không phải là bất biến. Khi có một nhân tố trong hàm cầu hoặc hàm cung thay đổi
khiến đường cầu hoặc đường cung dịch chuyển hoặc khi cả đường cung và đường
cầu đều dịch chuyển thì ta có điểm cân bằng mới.
7





Cung cố định, cầu dịch chuyển  điểm cân bằng di chuyển trên

đường cung
o

Khi cầu dịch chuyển sang phải

PE ↑ QE ↑
PE ↓ QE ↓

o


Khi cầu dịch chuyển sang trái
Cầu cố định, cung dịch chuyển  điểm cân bằng di chuyển trên

đường cầu
o

Khi cung di chuyển sang phải

PE ↓ QE ↑
PE ↑ QE ↓

o

o



Khi cung di chuyển sang trái
Cả cung và cầu đều dịch chuyển (có 12 tình huống)
Khi cung dịch chuyển sang phải, cầu dịch chuyển sang phải
Tốc độ thay đổi của cung lớn hơn tốc độ thay đổi của cầu

PE ↓> QE ↑


Tốc độ thay đổi của cầu lớn hơn tốc độ thay đổi của cung

PE ↑< QE ↑

Tốc độ thay đổi của cung bằng tốc độ thay đổi của cầu
o Khi cung dịch chuyển sang phải, cầu dịch chuyển sang trái (3 tình huống tương tự)
o Khi cung dịch chuyển sang trái, cầu dịch chuyển sang phải (3 tình huống tương tự)
o Khi cung dịch chuyển sang trái, cầu dịch chuyển sang trái (3 tình huống tương tự)


 Khi cả cung và cầu đều dịch chuyển, sự thay đổi giá và lượng cân bằng phụ
thuộc vào tốc độ thay đổi của cung và cầu.

1.3 Độ co dãn của cung và cầu
Luật cầu và cung chỉ ra rằng bất kỳ sựt hay đổi giá cả đều ảnh hưởng đến
lượng cầu và lượng cung. Vấn đề đặt ra là: khi nào thì doanh nghiệp nên tăng giá và
khi nào thì nên giảm giá; làm thếnào nhận biết đặc tính các hàng hóa khác nhau và
xác định mô hình chi tiêu cá nhân. Để giải quyết vấn đề trên, các nhà phân tích tập
trung vào việc đo lường độ nhạy cảm của lượng cầu theo các biến số.
1.3.1 Khái niệm độ co dãn

8


Là chỉ số đo lường sự biến động tính bằng % của một biến số kinh tế khi biến
số kinh tế khác có liên quan hay đổi.
E PD

1.3.2 Co giãn của cầu theo giá hàng hóa
Khái niệm:

Là hệ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng
cầu của một mặt hàng với phần trăm thay đổi trong giá của mặt hàng đó(giả định tất
cả các yêu tố khác không đổi)
Nó đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự



thay đổi về giá cả
Nó cho biết khi giá của hàng hóa tăng 1 % thì
lượng cầu của hàng hóa đó giảm bao nhiêu phần trăm và ngược lại.


Công thức tính
E PD =

Công thức tổng quát:

%∆Q ∆QD ∆P ∆QD
=
:

=
* P
%∆P
QD
P
∆P
QD

E PD = Q D′ ( P ) *

Độ co dãn điểm:
Các trường hợp độ co dãn:

P
QD

0<
< 1: Cầu không co giãn, đường cầu dốc: % thay đổi trong lượng
cầu ít hơn % thay đổi trong lượng giá


> 1: Cầu co giãn, đường cầu thoải: % thay đổi trong lượng cầu nhiều
hơn % thay đổi trong giá.


= 1: Cầu co giãn đơn vị (% thay đổi của giá và % thay đổi của lượng
cầu bằng nhau): sự thay đổi % trong lượng cầu bằng % thay đổi trong lượng giá (Tử
số và mẫu số bằng nhau)



= 0: Cầu hoàn toàn không co giãn, đường cầu thẳng đứng: lượng cầu
không thay đổi khi giá thay đổi


9


= ∞: Cầu hoàn toàn co giãn, đường cầu nằm ngang: Khi lượng cầu
thay đổi rất lớn mà giá không thay đổi


1.3.3 Độ co dãn của cầu theo giá và tổng doanh thu
Các doanh nghiệp vận dụng khái niệm và đo lường độ co giãn của cầu theo giá
để nghiên cứu các ảnh hưởng của sự thay đổi giá hàng hóa. Tổng doanh thu được xác
định bằng:
Tổng doanh thu = Giá ×Lượng
Hàm doanh thu:
TR = P ×Q
Doanh thu biên được xác định:

1.3.4 Các nhân tố tác động đến độ co giãn
Một hàng hóa sẽ có độ co giãn của cầu theo giá sẽ cao hơn nếu:
- Hàng hóa đó có nhiều hàng hóa thay thế.
- Hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách của người tiêu
dùng.
- Hàng hóa được xem xét trong khoảng thời gian dài hơn.
Chúng ta hãy xem xét theo từng nhân tố cụ thể.
Khi có nhiều hàng hóa thay thế, người tiêu dùng sẽ rất nhạy cảm khi giá hàng
hóa tăng lên.Khi đó, người tiêu dùng có khuynh hướng và dễ dàng thay thế bằng các
hàng hóa rẻ hơn.

10


Do đó, hàng hóa có độ co giãn của cầu theo giá là co giãn khi có nhiều hàng
hóa thay thế hơn.
Nếu hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân sách tiêu dùng, thì sự thay đổi giá
của hàng hóa sẽ ít tác động lên năng lực mua sắm của cá nhân.Trong trường hợp này,
sựthay đổi giá của hàng hóa sẽ tác động rất ít đến lượng tiêu dùng.Chẳng hạn, nếu giá
muối tăng lên gấp đôi sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến ngân sách tiêu dùng.Trong
khi đó, nếu như một hàng hóa chiếm khoảng 50% ngân sách chi tiêu và giá cả tăng
lên gấp đôi, khi đó người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc quyết định lượng tiêu dùng đối
với hàng hóa này.
Người tiêu dùng có khả năng thay đổi hàng hóa thay thế nếu như hàng hóa đó
được xem xét trong khoảng thời gian dài hơn.
1.3.5 Độ co giãn của cầu theo thu nhập
Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ nhạy cảm của cầu theo sự
thay đổi của thu nhập. Công thức độ co giãn của cầu theo thu nhập được đo lường
bởi:

Chúng ta lưu ý từ công thức trên là không có dấu trị tuyệt đối và vì vậy đo
lường độ co giãn của cầu theo thu nhập có thểcho giá trịdương hoặc âm. Nếu độ co
giãn cho giá trị dương thì thu nhập tăng làm tăng cầu hàng hóa. Trong trường hợp
này thì hàng hóa được gọi là hàng hóa thông thường. Thực tế, hầu hết các hàng hóa là
hàng hóa thông thường (và vì vậy có độ co giãn của cầu theo thu nhập dương).
Một hàng hóa được gọi là hàng hóa thứ cấp nếu như thu nhập tăng lên thì cầu
hàng hóa giảm. Trong trường hợp của các hàng hóa thứ cấp thì độco giãn của cầu
theo thu nhập là âm.
Mỳ ăn liền, xe máy cũ và hàng hóa tương tự khác là hàng hóa thứ cấp đối với
nhiều người tiêu dùng.
1.3.6 Độ co dãn của cung theo giá

Khái niệm

11


Là tỉ lệ thay đổi phần trăm trong lượng cung của một mặt hàng với phần trăm
thay đổi giá cả của mặt hàng đó ( giả định các yếu tố khác là không thay đổi)
Nó cho biết khi giá cả của hàng hóa đó thay đổi 1% thì lương cung của hàng
hóa đó thay đổi bao nhiêu %
Công thức tính độ co dãn của cung theo giá EPS
Công thức tổng quát:
EPS ==
Độ co dãn điểm
- Co giãn điểm: Là sự co giãn tại một điểm trên đường
cung. Áp dụng phương pháp tính co giãn điểm khi có sự
thay đổi vô cùng nhỏ của lượng cung và các yếu tố ảnhhưởng.
EPS =
Độ co dãn kông có đơn vị tính và luôn là một số không âm
Công thức tính độ co dãn khoảng (EPS )
- Co giãn khoảng: Là sự co dãn trên một khoảng hữu hạn
của đường cung. Áp dụng phương pháp tính co giãn khoảng
khi có sự thay đổi lớn và rời rạc của lượng cung và các yếu
tố ảnh hưởng.
E S ===
P

Các trường hợp độ co dãn:
Khi ESP >1Cung ít co giãn. Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng
cung thay đổi nhỏ hơn 1%.
- Người sản xuất ít nhạy cảm với sự thay đổi của giá;

- Đường cung dốc
Khi EPS =1Cung co giãn đơn vị. Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm
lượng cung thay đổi đúng 1%. Trường hợp này chỉ có trên
lý thuyết.
Khi EPS =0Cung hoàn toàn không co giãn. Tức là khi giá thay đổi,
lượng cung vẫn giữ nguyên.
- Người sản xuất luôn bán tại một lượng Q1
cố định ở mọi
mức giá;
- Đường cung là đường thẳng đứng song song với trục tung
Khi EPS=Cung co giãn hoàn toàn. Tức là khi giá không đổi, lượng
cung vẫn thay đổi. Và khi giá thay đổi rất nhỏ thì lượng
cung sẽ giảm tới 0.
- Người tiêu dùng chỉ mua ở mức giá P1 duy nhất;
- Đường cung là đường thẳng song song với trục hoành
Khi 0 < EPS<1Cung kém co dãn
. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ số co giãn của cung
12


theo giá
- Những hàng hoá dịch vụ được sản xuất bằng cách sử dụng
các yếu tố sản xuất duy nhất hoặc hiếm thì có độ co giãn
của cung thấp, thậm chí bằng 0.
- Những hàng hoá được sản xuất bằng cách sử dụng các yếu
tố sản xuất phổ biến, có độ co giãn của cung cao.Chúng ta hãy xem xét theo
từng nhân tốcụthể.
Khi có nhiều hàng hóa thay thế, người tiêu dùng sẽrất nhạy cảm khi giá hàng
hóa tăng
lên. Khi đó, người tiêu dùng có khuynh hướng và dểdàng thay thếbằng các

hàng hóa rẻhơn.
Do đó, hàng hóa có độco giãn của cầu theo giá là co giãn khi có nhiều hàng
hóa thay thếhơn.
Ngược lại, một sốhàng hóa sẽkém co giãn nếu nhưcó ít hàng hóa thay thế,
chẳng hạn nhưthuốc điều trị ung thư. Ngoài ra, một hàng hóa nói chung (dầu gội, bột
giặt, xe máy, ...) sẽ có rất ít hàng hóa thay thế hơn so với hàng hóa cụ thể(sunsilk,
omo, suzuki, ...).
Nếu hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân sách tiêu dùng, thì sựthay đổi giá
của hàng hóa sẽ ít tác động lên năng lực mua sắm của cá nhân.Trong trường hợp này,
sựthay đổi giá của hàng hóa sẽ tác động rất ít đến lượng tiêu dùng.Chẳng hạn, nếu giá
muối tăng lên gấp đôi sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến ngân sách tiêu dùng. Trong
khi đó, nếu như một hàng hóa chiếm khoảng 50% ngân sách chi tiêu và giá cả tăng
lên gấp đôi, khi đó người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc quyết định lượng tiêu dùng đối
với hàng hóa này.
Người tiêu dùng có khảnăng thay đổi hàng hóa thay thế nếu nhưhàng hóa đó
được xem xét trong khoảng thời gian dài hơn. Chẳng hạn, chúng ta nhận thấy sự tăng
giá xăng dầu trong thời gian vừa qua, người đi xe máy liệu có dễ dàng giảm lượng
xăng dầu hay không, hay thay thế bởi xe máy chạy bằng điện hay nhiên liệu nào đó
hay không. Nếu nhưgiá xăng dầu vẫn tăng trong dài hạn, khi đó người tiêu dùng có
khảnăng thay thếhàng hóa xét trên phương diện cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Vì vậy, cầu của xăng dầu và khí đốt sẽ co giãn trong dài hạn hơn là trong ngắn hạn.

13


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TAXI TẠI HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về thị trường taxi
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao
về vật chất lẫn tinh thần, cùng với sự phát triển đó các công ty taxi lần lượt ra đời.
nhu cầu sử dụng phương tiện taxi cũng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống

hàng ngày vì taxi là phương tiện giao thông tiện lợi và nhanh chóng nó giúp ta tiết
kiệm được thời gian và rất an toàn.Taxi bắt đầu hình thành từ những năm 40 và dần
trở nên thịnh hành hơn vào những năm 50 của thế kỷ XX. Từ đó đến bây giờ hình
ảnh của chiếc xe Taxi ở Hà Nội không còn xa lạ gì nếu không muốn nói là nó còn rất
phổ biến đối với chúng ta.
2.2 Phân tích cung về taxi trên thị trường Hà Nội
2.2.1 Thực trạng
Tính đến ngày 31/10/2008, Hà Nội có 104 doanh nghiệp với gần 9000 xe taxi
hoạt động trong đó tổng số lượng xe taxi hoạt động tại Hà Tây cũ là 15 doanh nghiệp
với 442 xe, chiếm khoảng 5,32% so với số lượng taxi đang hoạt động tại Hà Nội cũ.
So với năm 2007, số lượng doanh nghiệp taxi tăng 14,8%, phương tiện tăng khoảng
35%. Đến năm 2012 tổng số doanh nghiệp tăng 9,62%, số phương tiện tăng 93,34%
( 17405 xe ). Mức tăng đến chóng mặt. Có tới 14000 taxi hoạt động trong nội thành.
Theo số lượng thống kê hiện nay, ước tính Hà Nội có trên 17000 xe taxi, thuộc
114 công ty vận tải. Tính bình quân, mật độ taxi tại khu vực đô thị Hà Nội hiện rất
km 2

lớn. Tính trung bình mỗi
có 52,5 xe và mỗi km đường có 16 xe taxi hoạt động.
Chỉ cần một so sánh đơn giản về mật độ taxi tại Hà Nội với những đại đô thị trên thế
giới như Bắc Kinh, Hông Kông,… chúng ta có thể hình dung được sự bất hợp lý này.
Theo số liệu từng công bố, mật độ taxi tại Hồng Kông là 12,3 xe/
5,7xe/

km

km 2

, Bắc Kinh là


2

. Như vậy mật độ taxi tại Hà Nội đã lớn hơn gấp 9 lần so với Bắc Kinh.
Theo khảo sát của Viện Chiến lược và phát triển GTV ( bộ GTVT ) trong số
hơn 17405 xe taxi đang hoạt động trên đại bàn Hà Nội, có khoảng 14000 xe hoạt
động tại 10 quận nội thành dẫn đến cung nhiều hơn cầu. Đó còn chưa kể riêng tại khu

14


vực sân bay nội bài có 4 doanh nghiệp taxi hoạt động với khoảng 700 xe thường
xuyên đưa khách từ sân bay vào trong thành phố và ngược lại.

2.2.2 Các nhân tố tác động đến cung của taxi
• Chính sách kinh tế của Chính phủ: tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ
được phát triền, đi kèm với đó là vào ngày 7/11/2006, nước ta đã gia nhập tổ chức
Thương mại Thế giới- WTO và hiện đang thực hiện tiến trình giảm thuế nhập khẩu
cho các loại hàng hóa trong đó có mặt hàng ô tô. Đó cũng là một lợi thế cho việc các
doanh nghiệp nhập khẩu ô tô taxi về kinh doanh loại dịch vụ này
• Giá của các yếu tố đầu vào: thuế nhập khẩu ô tô giảm  chi phí sản xuất giảm lợi
nhuận tăng  cung tăng
• Số lượng các hãng taxi tại Hà Nội là khá lớn
2.3 Phân tích cầu về taxi trên thị trường Hà Nội
2.3.1 Thực trạng
Sở dĩ số lượng Taxi tại Hà Nội rất lớn và ra tăng nhanh như vậy chủ yếu là do
nhu cầu đi lại của người dân. Với tình hình hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển ,
thu nhập ngày càng gia tăng và kéo theo đó là nhu cầu sử dụng các sản phẩm cao cấp
như Taxi cũng được đẩy mạnh vi mọi người thấy được lợi ích rất nhiều từ việc sử
dụng Taxi đó là an toàn , sạch sẽ. Hơn nữa Hà Nội còn là thủ đô của nước ta nên số
lượng dân cư đổ về ngày càng đông nên nhu cầu đi lại cũng rất lớn.

Căn cứ vào mức độ phát triển của đô thị, tốc độ đô thị hoá, dự báo nhu cầu đi
lại và tỷ lệ đảm nhận của các phương thức vận tải khách dự kiến phát triển về tổng số
phương tiện taxi toàn thành phố đến năm 2015, cần khoảng 20 nghìn xe taxi; đến
năm 2020, khoảng 25 nghìn xe taxi; đến năm 2030, khoảng 30 nghìn xe taxi. Việc
gia tăng số lương xe Taxi chủ yếu để đáp ứng nhu cầu đi lại của cùng ven đô như
Đông Anh , Sóc Sơn.
2.3.2 Các nhân tố tác động đến cầu của taxi
Thu nhập của người tiêu dùng: dịch vụ taxi là hàng hóa cao cấp khi mức thu nhập
tăng lên nên mọi người có xu hướng đi ô tô hay taxi đi làm.
• Thời tiết: ở Hà Nội vào những dịp mưa dầm hay gió bắc về thì chắc hẳn chẳng ai
muốn ra đường nhưng đôi khi vì công việc mà chúng ta vẫn phải đi lúc này thì ngồi


15


trong một chếc taxi là một sự lựa chọn sáng suốt. Thời tiết là một yếu tố tác động
trực tiếp đến cầu của người tiêu dùng đối với taxi. Đi taxi thì an toàn hơn đi xe máy,
giúp che mưa che nắng.
km 2

Dân cư: Hà Nội là thành phố có mật độ dân số rất cao 2087 người/
, dân cư có đời
sống cao, kèm với đó là có nhu cầu về các dịch vụ gia tăng
• Các chính sách kinh tế của chính phủ: giá xăng tăng thì gía taxi chỉ được tăng 50%.
Nên người dân không phải chịu toàn bộ sự gia tăng xăng dầu đó.


2.4 Giá cả taxi trên thị trường Hà Nội
2.4.1 Diễn biến giá cả

Lâu nay, giá cước taxi luôn được xem là một mặt hàng dễ bị chịu tác động điều
chỉnh giá, mỗi khi có quyết định tăng giá xăng dầu. Chính vì vậy, sau nhiều tháng giữ
giá, giá cước taxi hiện đang được các doanh nghiệp lên phương án áp dụng biểu giá
mới.

Giá taxi của hãng xe Mai Linh qua các năm

16


2.4.2 Nguyên nhân biến động giá trên thị trường taxi tại Hà Nội
• Khi giá xăng tăng thì các doanh nghiệp taxi đồng loạt tăng giá một cách nhanh
chóng. Theo nguyên tắc cứ xăng giảm bao nhiêu thì cước vận tải giảm một nửa -50%
tỷ lệ đó. Nguyên tắc là vậy nhưng khi tăng hay giảm gía cước các doanh nghiệp vận
tải đều nhìn nhau nên độ trễ của quá trình này lại bị kéo dài thêm chút.
• Nhu cầu về dịch vụ taxi tăng cũng là một lý do khiến giá của loại dịch vụ này tăng
lên. Ví như ngày tết hay lễ thì việc bị “ chặt chém” càng phổ biến.
2.5 Một số tồn tại trên thị trường taxi Hà Nội
Theo tính toán, với hơn 17000 xe taxi cần tới 10-15 ha đất để đỗ dừng, nhưng
hiện tại chỉ đáp ứng được 5-10% nhu cầu, dẫn đến quá tải và ùn tắc giao thông trên
nhiều tuyến phố, nút giao thông trong khu trung tâm.

17


Về dịch vụ hành khách mới có khoảng 20 hãng lớn quan tâm đầu tư nâng cao
chất lượng dịch vụ ( đầu tư xe tốt, lái xe được trang bị đồng phục và ứng xử thân
thiện ). Phần lớn các hãng chất lượng dịch vụ rất kém, thậm chí có hành vi gian lận
như gắn chíp điện tử hoặc chạy lòng vòng.Cũng do buông lỏng trong công tác quản
lý nên tình trạng lái xe dừng, đỗ sai quy định, phòng nhanh vượt ẩu, đi sai làn đường

khá phổ biến. thậm chí trong thời gian qua trên dịa bàn đẫ xảy ra các trường hợp lái
xe taxi chống người thi hành công vụ…Tình trạng taxi hoạt động tự phát ( xe dù )
không đăng ký kinh doanh, không có trung tâm điều hành liên lạc, tự ý gắn phù hiệu,
logo, điện thoại … diễn biến phức tạp. Trong khi taxi chính hãng phải di chuyển đưa
đón khách liên tục trong ngày, địa bàn cố định, thì taxi “dù” chủ yếu hoạt động giờ
cao điểm, bất chấp thời gian, địa điểm, sẵn sàng tranh khách khi có cơ hội và không
chịu sự quản lý của ai.
Theo cơ quan quản lý taxi được coi là một trong những nguyên nhân chính
gây ra tình trạng tắc đường tại thủ đô hiện nay. Nguyên nhân là do các lái xe taxi
thường phóng nhanh vượt ẩu, vượt làn, thậm chí là bắt khách giữa đường… gây cản
trở lưu thông. Hành động “chặt chém” khi đi taxi cũng không còn quá lạ lẫm nữa.
Đặc biệt là đối với hành khách nước ngoài gây mất hình ảnh về thủ đô Việt Nam.
Hoạt động của một bộ phận taxi hết sức phức tạp, phóng nhanh, vượt ẩu, coi
thường luật giao thông tranh giành khách, trộm cướp, đón trả hành khách sai quy
định… Trong năm 2012 và quý 1 2013, thanh tra sở GTVT đã xử hơn 2100 trường
hợp vi phạm phạt tiền hơn 1 tỷ đồng, tạm giữ 150 phương tiện. Cần phải nói rằng
không cần thống kê của lực lượng chức năng thì bất cứ thời điểm nào tại đâu trên các
đường phố của thủ đô, lạng lách để “vợt” khách đã trở thành một nỗi kinh hoàng của
người đi đường.

18


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
3.1 Các biện pháp đối với sở giao thông vận tải và các cơ quan có thẩm
quyền:
Tăng cường kiểm tra,giám sát trật tự an toàn giao thông.Thanh tra giao thông
vận tải sẽ phối hợp với công an kiểm tra xử lý vi phạm hoạt động vận tải hành khách
bằng taxi tại các doanh nghiệp, địa điểm tập kết taxi, các điểm trở khách, các tuyến
đường hoặc khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng các xe ô tô dừng, đỗ bừa bãi,

tranh giành khách gây cản trở, ách tắc giao thông.
Thanh tra Sở giao thông vận tải cần phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
các quy định như hộp đèn, màu sơn, logo,...Đồng hồ taximet cũng là nội dung được
quan tâm nhất sau hàng loạt vụ gian lận cước trong thời gian vừa qua, sở giao thông
vận tải đã yêu cầu các doanh nghiệp phải để đồng hồ tính tiền bằng tiền Việt Nam,có
thông tin về đơn giá trên số km lăn bánh và phải được lắp đặt tại vị trí hợp lý để hành
khách và lái xe quan sát.Đồng thời đồng hồ tính tiền phải được định kỳ kiểm định,
kẹp chì theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh đó cũng cần phải xử lý nghiêm các trường hợp xe taxi không có giấy
phép đăng ký kinh doanh, người điều khiển phương tiện không đủ điều kiện.Đồng
thời đề nghị với Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội taxi để Sở Giao thông vận
tải tham gia vào hội đồng kiểm tra kết quả tập huấn, cấp chứng chỉ taxi.Kiên quyết
thu hồi phù hiệu xe taxi, giấy phép kinh doanh vận tải đối với các doanh nghiệp, hợp
tác xã không đảm bảo các điều kiện về kinh doanh vận tải bằng xe taxi hoặc không
thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký về chất lượng dịch vụ vận tải.
Phòng Cảnh sát Giao thông Công an Thành phố Hà Nội phối hợp với Ban An
toàn giao thông thành phố, Sở giao thông vận tải và hơn 100 doanh nghiệp taxi trên
địa bàn thủ đô tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự,
an toàn giao thông đường bộ và công tác phòng chống tội phạm trong hoạt động vận
tải hành khách bằng taxi.
3.2 Biện pháp đối với các hãng taxi:


Các hãng hoàn thiện hệ thống chất lượng trong đó có việc đầu tư cho phương tiện về
cả số lượng cũng như chất lượng.
19


Tiến hành thanh lý, đổi mới phương tiện kinh doanh cũ, đầu tư mua mới nhiều dòng
xe có chất lượng cao.

• Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phương tiên,không đểtrầy xước, phai
màu.
• Có hệ thống quản lý hiệu quả và phân bố số lượng taxi hợp lý trong khu vực


20



×