Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

DU LỊCH hà GIANG CÔNG VIÊN địa CHẤT TOÀN cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 11 trang )

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang
- Trường: THPT Mậu Duệ
- Địa chỉ: xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
- Điện thoại: 02193502586
- Email:

BÀI DỰ THI
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn cho học sinh trung học

Họ và tên: PHÀN A LÁY
Ngày sinh:

16/07/2000

Lớp: 10C1

Mậu Duệ, tháng 12 năm 2015

1


I.TÊN TÌNH HUỐNG:
DU LỊCH HÀ GIANG – CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU
Cao nguyên đá Đồng Văn giờ đây không chỉ còn là riêng của những người
con Hà Giang, mà đã trở thành di sản chung của dân tộc Việt Nam và nhân loại
trên thế giới khi chính thức trở thành Công viên Địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt
Nam. Mẹ trái đất đã để lại trên vùng đất này một kho tàng đầy ắp những di sản tự
nhiên và văn hóa mà có lẽ chỉ có đến tận nơi với Hà Giang, với Cao nguyên đá
Đồng Văn mỗi chúng ta mới có thể cảm nhận hết được. Em tự hào là người Hà
Giang em muốn giới thiệu Hà Giang đến với du khách khắp mọi miền.


II.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
+ Nâng cao hiểu biết của chính bản thân mình qua cách giải quyết tình huống
đó
+ Giúp cho mọi người có thể hiểu hơn về quê hương Hà Giang nơi em sinh ra
lớn lên đặc biệt là về ngành du lịch.
+ Ngoài ra còn có thể giới thiệu về một số các hình thức sinh hoạt văn hóa trên
quê hương em
+ Giới thiệu những khu du lịch, khu di tích lịch sử, hay cả những danh thắng
trên quê hương em.
III.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG


Trong quá trình giải quyết tình huống em có sử dụng một số tư liệu sau

+ Tư liệu về các cảnh quan du lịch của tỉnh Hà Giang của các nhà xuất bản trong
cả nước
+ Vốn kiến thức của chính bản thân mình
+ Sử dụng kiến thức môn Văn để có thể giới thiệu hay về các thắng cảnh, các di
tích lịch sử, khu du lịch và bảo tồn thiên nhiên.
+ Sử dụng kiến thức về môn Giáo dục công dân để củng cố chính sự tự tin của
bản thân trong khi nói và biết yêu thiên nhiên, yêu rừng, yêu môi trường. Qua đó
mới có thể vận dụng hay kiến thức của môn Văn để giới thiệu.
+ Sử dụng kiến thức về môn Lịch sử để giới thiệu sơ qua về lịch sử quê hương em
: Nhà Vương, …

2


+ Sử dụng kiến thức về môn Địa lý để giới thiệu về vị trí địa lý của các địa điểm

du lịch nổi tiếng ở quê em
+ Các kiến thức thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày, qua cách thu thập các bài ca
dao dân ca để hiểu thêm về những giá trị nhân văn trong cuộc sống, về các món ăn
đặc sản nổi tiếng .
+ Sử dụng công nghệ thông tin: Tìm hiểu thông tin mạng In-tơ-net
IV.GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Em sẽ giải quyết tình huống bằng cách viết một bài văn ngắn giới thiệu sơ
qua về Lịch sử, Địa lý, các hoạt động sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây
cùng nét dẹp về văn hóa ẩm thực có nét đẹp giao thoa độc đáo.
• Bài văn đó yêu cầu sử dụng chủ yếu môn Văn, với sự pha trộn giữa văn nghị
luận và thuyết minh; sử dụng bao quát các môn học như Công nghệ, Lịch sử,
Địa lý và môn Giáo dục công dân.
• Yêu cầu về nội dung: Nội dung phong phú, đa dạng, lời văn trong sáng, giản
dị, hướng người nghe đến một hình ảnh đẹp mà vẫn thân thiện giản dị của đất
và người Hà Giang


V.THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
– Đầu tiên em xem xét kĩ hướng dẫn và các đề mục trong bài thi theo công văn
hướng dẫn.
– Bắt đầu đưa ra chủ đề cho tình huống tình,đưa ra tên tình huống và cách giải
quyết tình huống sao cho hợp lí.
– Tìm hiểu các thông tin cần thiết cho việc giải quyết tình huống.
– Sử dụng các tư liệu được tìm kiếm từ trên mạng và qua trang web Google và
Wikipedia.
– Bắt tay vào thảo luận trong nhóm để chọn ra những ý chính của bài và thảo luận
các tài liệu nên sử dụng trong quá trình làm bài.
– Phác thảo các ý chính của bài thi trong từng đề mục khác nhau.
– Đưa ra giải pháp giải quyết tình huống sao cho thật hoàn chỉnh, hợp lí.
– Sử dụng máy tính soạn thảo bài thi.



GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

Hà Giang, địa danh du lịch hấp dẫn thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, là
điểm đến mang sắc thái của miền sơn cước núi rừng trùng điệp như một bức
3


tranh thủy mặc. Du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi lạc mình giữa chốn
thiên nhiên kỳ thú khi đến với Hà Giang
Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức
tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ
dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu
cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái
ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn
núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi
núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn
Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng
nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ,
công, trĩ, tê tê, và nhiều loại chim thú phong phú khác.
Đất Hà Giang xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Về
sau, Hà Giang nằm trong phạm vi thế lực của ba Tộc tướng xứ Thái. Trong giai
đoạn Minh thuộc đầu thế kỷ 15, được gọi là huyện Bình Nguyên, đổi thành châu
Bình Nguyên từ năm 1473, sau lại đổi tên thành châu Vị Xuyên.Vào cuối thế kỷ
17, tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa, đến năm 1728, Trung Hoa trả
lại cho Đại Việt một phần đất từ vùng mỏ Tụ Long đến sông Lô. Năm 1895, ranh
giới


Giang
được
ấn
định
lại
như
trên
bản
đồ

Với địa hình phong phú, núi non trùng điệp, Hà Giang hứa hẹn là điểm đến
du lịch hấp dẫn cho mỗi bước chân khám phá của du khách. Dưới đây là
những thắng cảnh, điểm tham quan không thể bỏ qua trong chuyến du lịch
Hà Giang của bạn
4


Cao nguyên đá Đồng Văn: Nằm trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh,
Đồng Văn, Mèo Vạc được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu vào năm
2010. Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu
biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc
sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của
cộng đồng cư dân bản địa như các dân tộc Mông, Lô Lô, Pu Péo, Dao. Cao nguyên
đá cũng là nơi có nhiều di tích danh thắng quốc gia đã được công nhận như: Di tích
kiến trúc nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng, núi Đôi
Quản Bạ. Đồng Văn còn nổi tiếng về các loại hoa quả: đào, mận, lê, táo, hồng…
dược liệu: tam thất, thục địa, hồi, quế

Hệ thống các hang động:
Hang Phương Thiện: Nằm cách thành phố Hà Giang 7 km xuôi về phía nam. Đây

là nơi có nhiều phong cảnh, nhiều hang động tự nhiên.
Động Tiên và Suối Tiên: Nằm cách thành phố Hà Giang 2 km: Người dân quanh
vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước và cầu may mắn vào lúc giao thừa.
Hang Chui: Nằm cách thành phố Hà Giang 7 km về phía nam, hang ăn sâu vào
lòng núi khoảng 100 m. Cửa hang hẹp phải lách người mới qua được. Vào trong
lòng hang mở rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá. Hang có nhiều dơi, có dòng
suối dâng cao đổ xuống thành thác.
5


Dinh họ Vương: Dinh Họ Vương thuộc xã Sà Phìn là một công trình kiến trúc đẹp
và độc đáo được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993. Đường dẫn vào dinh được lát
bằng những phiến đá lớn vuông vức, phẳng lỳ. Dinh được bao bọc bởi hai vòng
tường thành xây bằng đá hộc.Dinh thự được xây dựng chủ yếu bằng đá xanh, gỗ
pơ-mu, ngói đất nung già, các chi tiết được chạm trổ tỉ mỉ, công phu, đẹp mắt với
các hình chủ đạo là rồng, phượng, dơi,… tượng trưng cho quyền quý và hưng
thịnh. Dinh thự mang vẻ đẹp bề thế, uy nghi với kiến trúc hình chữ “vương”, tọa
lạc trên quả đồi hình mai rùa. Đây là một điển hình về sự giao thoa nghệ thuật kiến
trúc của người Mông và người Hán ở khu vực biên giới Việt – Trung.
Chợ tình Khau Vai: Họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại xã
Khau Vai, huyện Mèo Vạc. Bắt nguồn từ 1 câu chuyện tình, Khâu Vai trở thành
nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng. Chợ Khâu Vai ban
đầu họp không có người mua, không có người bán. Khoảng mười năm trở lại đây,
do nhu cầu cuộc sống nên ngày chợ họp ngoài việc hò hẹn, gặp gỡ, người ta mang
cả hàng hóa đến bán ở chợ. Do vậy đến chợ Khâu Vai, người ta cũng có thể mua,
bán,
trao
đổi
những
sản

vật
vùng
cao.

Tiểu khu Trọng Con: Cách đường quốc lộ số 2, 20 km về phía đông nam, cách
Thành phố Hà Giang khoảng 60 km về phía bắc ở tại Xã Bằng Hành, Huyện Bắc
Quang, Tỉnh Hà Giang (đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử năm 1996).
Đây được xem là cái nôi của phong trào cách mạng ở Hà Giang
Chùa Sùng Khánh: Cách Thành phố Hà Giang 9 km về phía nam thuộc thôn
Làng Nùng, xã Đạo Đức, Huyện Vị Xuyên,được nhà nước xếp hạng là di tích lịch
sử nghệ thuật năm 1993. Chùa được xây dựng thời Triệu Phong (1356), do thời
gian, chùa bị hư hại, đến năm 1989 được nhân dân xây dựng trên nền chùa cũ. Ở
6


đây còn lưu giữ hai di vật: Bia đá thời Trần (1367) ghi lại công lao của người sáng
lập ra chùa và một quả Chuông cao 0.90 m, đường k ính 0.67 m, được đúc thời Hậu
Lê (1705). Nghệ thuật khắc trên đá, trên Chuông đồng và kỹ thuật đúc Chuông là
một bằng cứ nói lên bàn tay tinh sảo của các nghệ nhân vùng biên giới phía bắc
này, và từ đó biết thêm lịch sử phát triển thời Trần và Lê tới tận vùng biên ải Hà
Giang.
Chùa Bình Lâm thuộc địa phận thôn Tông Mường xã Phú Linh, Thành phố Hà
Giang. Chùa còn có tên gọi chữ Hán là “Bình Lâm Tự”. Nhân dân ở đây còn lưu
giữ một quả chuông thời Trần được đúc vào tháng 3 năm Ất Mùi (1295) chuông có
chiều cao 103 cm, đường kính miệng 65 cm, quai được cấu tạo bởi hai hình rồng,
trên chuông có khắc bài Minh bằng chữ Hán gồm 309 chữ năm Bính Thân, niên
hiệu Hưng Long thứ 4 (1296). Trên quả chuông ta bắt gặp tiêu bản rồng nổi trên
chất liệu đồng (thế kỷ 13). Cùng với quả chuông, tại chùa Bình Lâm còn phát hiện
được một số di vật như Tháp đất nung, mái ngói có hoạ tiết hoa chanh….là những
nét quen thuộc và tiêu biểu của văn hoá thời Trần.

Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của
hơn 20 dân tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con
người ở đây. Không giống với bất kỳ một nơi du lịch nào ở Việt Nam, đến Hà
Giang, du khách có thể thấy được những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa
độc đáo của người miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại
hoa văn rực rỡ. Du khách sẽ tham dự những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng.
Lễ hội tại Hà Giang:
Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô: Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2
đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi
nhà mới. Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát
giao duyên nam nữ.
Lễ hội mùa xuân: Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H’mông và dân tộc Dao,
thường được tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7
ngày. Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có
thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách.
Lễ hội vỗ mông của dân tộc Mông: Ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán hằng năm, cái
chàng trai,cô gái đổ về Mèo Vạc nhằm tìm cho mình vợ(chồng).Khi tham gia lễ
hội, các chàng trai,cô gái tìm đối tượng mà họ cảm thấy phù hợp với mình rồi vỗ
mông đối tượng và chờ “đối phương” đáp lại.Đáng buồn,tục lệ tảo hôn vẫn tiếp
diễn trong lễ hội này.
Môt vài hình ảnh đẹp về Hà Giang
7


8


Ẩm thực khi du lịch Hà Giang
Cháo ấu tẩu là món ăn độc đáo nên thử khi du lịch Hà Giang, với mùi thơm của
gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm được trồng trên nương nấu nhuyễn, vị

bùi bùi của củ ấu được ninh kỹ với nước hầm chân giò béo ngậy, mùi thơm của lá
và gia vị. Rất nhiều khách du lịch khi tới Hà Giang đều nhớ tới món cháo này,
không chỉ là món ăn đơn thuần cháo ẩu tẩu còn là vị thuốc bổ giải cảm.
9


Ẩm thực khi du lịch Hà Giang
Thắng cố: Món ngon Hà Giang không thể không nhắc tới thắng cố món ăn đặc
sản. Mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả, quyện với vị béo ngậy của thịt tạo
nên hương vị đặc trưng của món ăn này. Ăn thắng cố phải ngồi xổm, đặt thức ăn
lên tấm gỗ dài và ăn bằng muôi, ăn cùng bạn bè mới có thể cảm nhận được hương
vị đặc biệt của món ăn này.
Cơm Lam Bắc Mê: Nổi tiếng với những cánh đồng lúa nếp thơm nổi tiếng, Bắc
Mê với món cơm Lam đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày nơi đây. Được làm từ
những nguyên liệu đơn giản gạo nếp nấu với mạch nước ngầm trộn với chút muối
cho vào ống tre, đổ thêm chút nước nướng trên bếp than hồng, khi thấy có mùi
thơm tỏa ra là cơm chín. Cơm Lam ăn với cá suối nướng hoặc muối vừng với
hương vị thơm bùi tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn.
Ngoài những món ăn trên Hà Giang còn nổi tiếng với rất nhiều món ăn như thịt
treo gác bếp, rêu nướng, xôi ngũ sắc, lạp xưởng gác bếp, cam sành, trà shan
tuyết….
Có thể nói rằng món ăn đó là những sợi dây kết nối những du khách với người dân
bản địa hết sức thật thà chất phác, giản dị mà vẫn nồng hậu, thủy chung.

VI.Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


Việc giải quyết tình huống trên đã giúp chúng em củng cố và sử dụng tốt các
kiến thức được thấy cô truyền thụ trên lớp.
10







Ngoài ra việc giải quyết tình huống này giúp chúng em nâng cao khả năng
ứng xử của chính bản thân mình, hoàn thiện khả năng giao tiếp.
Giúp nâng cao thêm hiểu biết của chính mình về nền du lịch của tỉnh Hà
Giang.
Giúp cho mọi người hiêu thêm yêu thêm về quê hương Hà Giang của em,
góp phần quảng bá nghành du lịch của tỉnh nhà.

Quê hương Hà Giang yêu dấu của em là như vậy đó. Mong rằng quê hương em sẽ
ngày càng phát triển trên đà đổi mới, thay da đổi thịt góp phần dựng xây đất nước.
Là điểm đến thăm quan lý tưởng của du khách bốn phương.

Mậu Duệ, ngày 12/12/2015
Người viết

Phàn A Láy

11



×