- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang
- Trường: THPT Mậu Duệ
- Địa chỉ: xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, Hà Giang
- Điện thoại: 02193502586
- Email:
BÀI DỰ THI
Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn cho học sinh trung học
- Thông tin về học sinh:
1. Họ và tên: LA VĂN LIM
Ngày sinh:
13/3/1997
Lớp: 11B2
2. Họ và tên: HOÀNG THÙY LINH
Ngày sinh:
15/5/1999
Lớp: 11B2
Mậu Duệ, tháng 12 năm 2015
1
1.TÊN TÌNH HUỐNG: “SỬ DỤNG KIẾN THỨC CÁC MÔN GDCD,
NGỮ VĂN GIÚP CÁC BẠN HỌC SINH CÓ Ý THỨC TỐT HƠN KHI
THAM GIA GIAO THÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG.”
2.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Nhìn lại thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay, chúng ta thấy
rằng số vụ tai nạn giao thông đã tăng lên rất nhiều lần. số người chết và bị thương
cũng tăng đáng kể so với những năm gần đây và không kiểm soát được. Trong số
đó, có không ít các bạn học sinh là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai
nạn giao thông tại địa phương cũng như khi đến trường. Do đó nhóm chúng em đã
đề ra một số biện pháp và nói lên tác hại vi phạm an toàn giao thông cho mọi
người biết cụ thể là:
*Về kiến thức:
Giúp mọi người đặc biệt các bạn học sinh hiểu biết được hậu quả của vi phạm
giao thông.
Giúp các bạn nâng cao ý thức trách nhiệm về an toàn giao thông tại địa phương
nhất là khi đi đến trường
*Về kĩ năng:
Giúp mọi người chủ động tìm hiểu luật lệ, nắm vững các quy địng đảm bảo an
toàn giao thông như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không đèo ba,
không lạng lách đánh võng…
*Về thái độ:
Giáo dục mọi người kể cả học sinh chấp hành tốt quy định về an toàn giao
thông như đội mũ bảo hiểm; không sử dụng ô khi đi xe đạp, xe máy; không lạng
lách đánh võng, lấn chiếm làn đường, không vượt đèn đỏ; không lái xe khi chưa có
giấy phép lái xe; dừng và đỗ xe đúng nơi quy định; đi bộ sang đường đúng nơi quy
định; tăng cường ý thức giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật khi qua đường..
Giúp tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông đến không chỉ những người
thân trong gia đình và bạn bè đề đảm bảo cuộc sống lành mạnh, an toàn hơn
3.TỔNG QUAN VỀ CÁC NHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Trong trường hợp giải quyết tình huống về an toàn giao thông mọi người cần có
những kiến thức về các môn như: GDCD, NGỮ VĂN.
Đặc điểm của bài viết của nhóm chúng em là áp dụng kiến thức của các môn có
liên quan đến chương trình lớp 11 đã học qua, để giải quyết tình huống và giúp
2
mọi người biết áp dụng biện pháp vào thực tiễn như thế nào. Không cảm thấy sợ
sệt hoăc lo lắng khi gặp những tình huống đó trong đời thực.
4.PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp để nắm vững luật lệ
và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Nhất là việc chấp hành nghiêm chỉnh quy
định về an toàn giao thông: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để đảm bảo
an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông, không lạng lách, đánh võng
trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, phải đi
đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát
cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận
khi qua ngã tư... Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu,
người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
3
Tuyên truyền về luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình,
tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần
phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình
nguyện đảm bảo an toàn giao thông trong các mùa hè xanh..
4
5.THUYẾT MINH VỀ TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Hơn cả chiến tranh, nó gây ra hậu quả cực kì thảm khốc, gây thiệt hại to lớn
về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả
nặng nề cho cả cộng đồng. Nó còn gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người
thân, xã hội. Những người vợ xót xa khi mất chồng, những đứa con nghẹn ngào
trong dòng lệ vì chẳng còn cha mẹ ở trên đời để vỗ về che chở, để chăm sóc, dạy
dỗ, yêu thương. Bên cạnh đó, xã hội còn mất đi những bàn tay lao động, đất nước
mất đi những người công dân có ích ; Đó là những người bị chết vì TNGT, nhưng
còn những người bị thương thì sao? Từ những con người khỏe mạnh, lành lặn,
bỗng chốc họ trở thành phế nhân, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội và
khiến họ cảm thấy tự ti, buồn chán trước cuộc đời. Nhận thức được sự gia tăng của
số tai nạn giao thong ở nước ta hiện nay, ta cần tìm cách giải quyết, để giải quyết
được vấn đề cần nắm rõ các kiến thức và thực hiện theo hướng dẫn như sau:
Thông qua bài học ở môn GDCD ta biết được tai nạn giao thông đã và đang
diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc
nào. Chính vì vậy để đẩy lùi được tai nạn giao thông cần phải có sự phối hợp,
chung tay của cả cộng đồng, của xã hội vì đây không phải việc riêng một ai.
Cần cân nhắc trước khi làm một việc gì đó. Làm theo những gì ta đã được
học ở môn ngữ văn, tuyên truyền cho mọi người biết về hậu quả của nó và làm
5
giảm đi tai nạn ở nước ta kể cả trên toàn thế giới, giáo dục Luật giao thông cho tất
cả mọi người. Có thể tổ chức cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông; kết hợp với đội
cảnh sát giao thông huyện tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền cho học sinh.
Đoàn trường lồng ghép nội dung tuyên truyền Luật giao thông cho học sinh vào
các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, với những hình thức: hái hoa dân chủ, tìm
hiểu về ý nghĩa các biển báo giao thông, xử lí những tình huống giao thông…
Qua các bài về đaọ đức ta biết được rằng tự giác chấp hành là một trong
những giải pháp hữu hiệu giải quyết bất cập giao thông. Do đó, giải pháp cơ bản
đồng bộ cần triển khai trước mắt cũng như lâu dài là phải đưa giáo dục giao thông
vào trường học. Cần có thêm những buổi thực hành trên đường cho các bạn học
sinh về ATGT, thậm chí để các em tham gia hướng dẫn điều khiển giao thông cùng
lực lượng CSGT. Tuyên truyền mạnh trong nhà trường sẽ gián tiếp tác dụng đến
phụ huynh học sinh, để người lớn nêu gương. Tuy nhiên, để tránh nhàm chán và
tăng sức hút, khả năng tiếp thu của người học, cần có chương trình giáo dục đồng
bộ, liên tục, sáng tạo để tác động được sâu, mạnh vào ý thức người tham gia giao
thông.
6.Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
6
Qua tình huống trên đã cho thấy việc học là rất quan trọng, việc kết hợp các
kiến thức của các môn đã giúp ta tháo gỡ được tình huống éo le rắc rối, các kiến
thức của các môn là rất quan trong không chỉ riêng các môn, GDCD, NGỮ VĂN,
… mà các môn khác đều rất cần thiết nếu t biết áp dụng đúng cách.
Việc tự giải quyết một tình huống do mình đặt ra là tự thu thập thêm cho
mình một kiến thức mới, và biết tự bảo vệ mình trong xã hội này. Đồng thời nhóm
em đã rút ra được múôn thành công ở một việc nào đó thì cần phải có kiến thức
của nhiều môn đóng góp với nhau mà thành.
Cụ thể là ở tình huống trên, giúp chúng em nắm rõ hơn về tai nạn giao thông
và cho chúng em biết cách xử sự trước những vi phạm an toàn giao thông. Tháo gỡ
rắc rối thông qua các bài mà chúng em đã được học, việc tự giải quyết một tình
huống đã giúp chúng em có thêm kinh nghiệm trong đời sống hiện nay.
Ngày 17 tháng 12 năm 2015
Người viết
Nguyễn Thị Hạnh
Nguyễn Thị Hiêm
7