-
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang
- Trường: THPT Mậu Duệ
- Địa chỉ: xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà GIang
- Điện thoại: 02193502586
- Email:
BÀI DỰ THI
Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn cho học sinh trung học
- Thông tin về học sinh:
1. Họ và tên: LA THỊ HIÊN
Ngày sinh:
2. Họ và tên:
Ngày sinh:
16/10/1998
Lớp: 12A4
TRƯƠNG ĐỨC MẠNH
15/6/1998
Lớp: 12A4
Mậu Duệ, tháng 12 năm 2015
1
I.Tên tình huống: TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG NHÀ
TRƯỜNG TRUNG HỌC HIỆN NAY
Bạo lực học đường đang là vấn nạn nhức nhối trong môi trường giáo dục hiện
nay.Ngôi trường em đang theo học cũng xảy ra nhiều vụ bạo lực gây hậu quả
nghiêm trọng. Là một học sinh của trường em hãy tìm hiểu về hiện tượng này
để vận động các bạn nói không với bạo lực học đường.
II. Mục tiêu giải quyết tình huống
Phải đảm bảo giải quyết rõ các vấn đề:
Thực trạng của bạo lực
Nguyên nhân xảy ra bạo lực
Hậu quả của bạo lực
Giải pháp phòng chống bạo lực
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
1. Phân tích thực trạng bạo lực học đường hiện nay
2. Đánh giá mức độ nguy hiểm của bạo lực học đường
3. Đề ra phương hướng giải quyết
IV. Giải pháp giải quyết tình huống
Vận dụng kiến thức liên môn:
1. Văn :sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp trong bài văn.
2. Sinh học : nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi thanh thiếu niên để
3. Giáo dục công dân : Bài học về tình cảm bạn bè, tình cảm thầy trò,tình cảm
gia đình
4. Hoạt động ngoài giờ : tổ chức các chương trình vui chơi tuyên truyền giáo
dục kĩ năng sống
V. Thuyết minh tình huống
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài
* Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google
Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm hoàn chỉnh.
Ví dụ :
2
Trong những năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành vấn đề xã hội bức
xúc của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nghiêm trọng là các vụ bạo lực học
đường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe và tinh thần của học
sinh. Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, nhưng hiện nay, nó ngày
càng bộc lộ tính nguy hiểm và phức tạp.Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở
thành mối lo của phụ huynh học sinh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ
diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả ở học
sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với
trò, thầy với trò, mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, thái
độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô và các hoạt động giáo dục của
nhà trường.
• Thực trạng :
Bạo lực học đường được nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm
trọng. Nó bao gồm bạo lực giữa các học sinh trong trường cũng như những vụ tấn
công thể xác bởi học sinh vào giáo viên của trường.Ở trường THCS số lượng các
vụ bạo lực và mức độ nghiêm trọng đang ngày càng tăng.Các học sinh có thể gây
gổ đánh nhau vì những nguyên nhân nhỏ nhặt.Ngoài ra hiện nay còn có một số
lượng học sinh không nhỏ thiếu tôn trọng thầy cô giáo.Thường xuyên nói tục chửi
thề trong lớp học,thường xuyên vi phạm nội quy,kỉ luật của nhà trường.Các học
sinh trốn học chơi game bạo lực.Sử dụng điện thoại di động để rủ rê lôi kéo nhau,
gây gổ với nhau gây hiểu lầm giữa học sinh và phụ huynh.
• Nguyên nhân :
Nguyên nhân từ giáo dục của gia đình: Đây là nguồn nguyên nhân chính của bạo
lực học đường.Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong
gia đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân
cách của trẻ em. Vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục trẻ em; đặc biệt
là vai trò của cha-mẹ là hết sức quan trọng. Quản lý và giáo dục của gia đình
là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi trưởng
thành. Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì
mặc dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái
có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, môi trường giáo dục trong gia đình
3
không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Những
thiếu sót, sai lầm từ phía gia đình có thể là do:
Một là, lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng như: thỏa mãn và
đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con cái khi các yêu cầu này là không chính
đáng, không phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế của gia đình. Sự nuông
chiều thái quá, không bắt làm lụng, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, từ đó tạo ra thói
quen, tâm lý đòi hỏi, hưởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại. Ngược lại, có gia đình do bố mẹ
thiếu hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã không tìm cách khuyên răn mà lại dạy
con bằng cách đánh đập, hành hạ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đếnvi phạm pháp luật của người chưa thành niên.
Hai là, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo
dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội như: bố mẹ lo làm ăn buôn bán, do phải
đi công tác xa thường xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật không quản lý chặt chẽ việc
học tập, sinh hoạt của con cái.
Ba là, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ
đangchấp hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết sớm, sống với dì ghẻ hoặc bố
dượng, mồ côi cả bố mẹ các em phải ở với ông bà, anh chị em ruột, sống một
mình, sống lang thang. Những trẻ em rơi vào hoàn cảnh này thường bị tổn thương
về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm, thiếu điều kiện học tập vui chơi,
thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất phương hướng khi hành động dễ bị lôi kéo vào
những hành vi tiêu cực, phạm tội.
4
Nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường: Đây là nguyên nhân quan trọng do
nhà trường chỉ chú trọng dạy chữ không chăm lo đầy đủ cho việc dạy người. Hiện
nay, hầu hết các trường học đều tổ chức cho học sinh tham gia ký cam kết không
vi phạm pháp luật, nhưng thực tế đây cũng chỉ có tính hình thức. Trong khi đó, các
chương trình giáo dục pháp luật lại chưa được chú trọng, chưa có nhiều giải pháp
quản lý, giáo dục và giúp đỡ các học sinh chưa ngoan. Thông thường, khi phát hiện
học sinh vi phạm kỷ luật thì hình thức xử lý là đuổi học, mà hình thức này khi áp
dụng lại vô tình tạo ra khoảng trống thiếu vắng sự quản lý, giáo dục nên dễ đưa
học sinh vào con đường vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà trường
thiếu chặt chẽ nên nhiều học sinh tự ý bỏ học đi lang thang hoặc tiềm niềm vui qua
các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm mà nhà trường và gia đình
không hay biết. Đây là điều kiện để các đối tượng xấu ngoài xã hội lợi dụng để lôi
kéo các em vào con đường vi phạm pháp luật.
Nguyên nhân từ phía giáo dục xã hội: Do tác động của mặt trái kinh tế kinh tế
thị trường, các mối quan hệ tiêu cực xã hội và truyền thông gây ra.hưởng từ môi
trường van hóa bao lực như phim ảnh , sách báo,game bạo lực , đồ chơi mang tính
bạo lực ( kiếm,súng..)
Nguyên nhân tâm lý từ chính bản thân người chưa thành niên: Người chưa thành
niên có những đặc thù riêng, đó là nhóm đối tượng còn chưa được hoàn thiện về
thể chất và tinh thần. ở độ tuổi này, họ luôn hướng tới sự ham thích mới lạ, hiếu
động, muốn thể hiện tính anh hùng, hảo hán, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn
thiếu thiện cảm hay chỉ vì xích mích nhỏ mà thực hiện những hành vi phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng như cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị các đối tượng
xấu trong xã hội kích động, lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật.
• Hậu quả :
Đối với học sinh :
Về mặt thể xác: có thể gặp các chấn thương trên cơ thể, nhiều hành vi bạo lực
đã gây ra án mạng, làm mất đi vĩnh viễn cơ hội được sống, được học tập của chính
mình và bạn bè mình.
5
Về mặt tinh thần: Học sinh tham gia vào các hành vi bạo lực học đường, đặc
biệt là các bạn “bị hại” thường có những biểu hiện lo sợ ảnh hưởng đến học tập,
lao động, năng khiếu, ước mơ, sở thích của bản thân. Các em mất tự tin khi đến
trường, trở nên lầm lì, ít nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, việc ăn ngủ cũng gặp
khó khăn, cơ thể suy nhược. Có em trở nên trầm cảm, tự ti, lo sợ và có những
trường hợp đã tìm đến cái chết để giải thoát chính mình.
Đối với nhà trường:
Hành vi bạo lực học đường làm cho hoạt động giáo dục của nhà trường bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, thay vì tổ chức các hoạt động giáo dục đầy ý nghĩa thì nhà
trường phải tổ chức các Hội đồng kỷ luật, các cuộc họp phụ huynh và học sinh để
giải quyết các hệ quả. Thầy cô, bạn bè lo lắng, mất tinh thần học tập, tình đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau bị rạn nứt. Trường học trở thành “chiến trường” để học sinh “thể
hiện mình”. Hơn thế, các hành vi bạo lực còn lôi kéo một bộ phận học sinh
tham gia, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đạo đức học sinh và sự ý nghĩa của
trường học.
Đối với gia đình:
Cha mẹ, người thân gặp khó khăn trong việc hiểu con em mình, không biết
nguyên nhân vì sao mà con em mình khác bình thường. Từ đó thường đưa ra
những cách thức tìm hiểu làm tổn thương các em, tình cảm, hòa khí trong gia đình
bị rạn nứt.
6
• Giải pháp khắc phục:
Giảm tải giáo dục, hạn chế nhồi nhét kiến thức, tăng cường các hoạt động vui chơi,
thể thao, rèn luyện kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh, khiến học sinh cảm thấy
cuộc sống nhẹ nhàng hơn, không bị bức xúc quá mà thiếu kiểm soát hành vi ứng
xử. Kiểm soát gắt gao, xử lý nghiêm việc truyền bá văn hoá bạo lực ( phim, ảnh,
sách, game). Người lớn, đặc biệt là cha mẹ, thầy cô phải dùng tình thương yêu để
đối xử, chứ không bạo lực với các em, khiến các em rời vào tình trạng giận giữ.
Trong tập thể lớp cần tổ chức các nhóm học sinh tự quản đồng hành tương tự
như hình thức đôi bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức hiểu biết tăng cường sự
trao đổi khắc phục lẫn nhau cùng nhau học tập .Với những học sinh có cá tính
mạnh có biểu hiện đầu gấu, chơi hội thì phải khoanh vùng phối hợp thành lập đội
“Học sinh thân thiện” để theo dõi tình hình bạo lực từ xa và báo cáo kịp thời với
nhà trường nếu có bạo lực xảy ra.
Trong gia đình cần nhìn nhận cách giáo dục con cái.Lâu nay cha mẹ chỉ chú
trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc con em nghĩ gì cần gì xử
sự như thế nào với bạn bè .Thay vì để con có cuộc sống vật chất đầy đủ cha mẹ
hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm người của con,
không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây lên tâm lí ỷ lại dựa
dẩm chơi bời và hưởng thụ . Mọi người phải có thái độ phê phán lên án những
hành vi thô bạo và phải có những biện pháp xử lí có tính chất răn đe .Xã hội cần
phải có những giải pháp đồng bộ chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình nhà
7
trường trong toàn xã hội , coi trọng dạy kỹ năng sống cho con em mình hướng tới
nhũng điều chân-thiện-mĩ.
VI. Ý nghĩa của tình huống
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Sinh học, Giáo dục công dân, Ngữ
văn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội là rất quan trọng. Giúp học sinh có một
cách nhìn bao quát toàn diện hơn về các vấn đề xảy ra quanh mình.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực,
sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về đạo đức kĩ năng sống ; giúp học sinh ý
thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống
trong cuộc sống cùng gia đình và nhà trường uốn nắn phải biết lôi kéo các bạn vào
các phong trào của lớp.
Mậu Duệ, ngày 29 tháng 12 năm 2015
Người viết
Trương Đức Mạnh
8