Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Báo cáo thực tập học viện tài chính chuyên ngành kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 51 trang )

BỘ
TÀI
CHÍNH

B
ÁO
Họ và tên:
Vương Thị
Hải
Lớp:
CQ49/17.0
2
Giảng
viên


Nội,


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp thương mại có chức năng luân
chuyển hàng hóa và cung cấp các loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã
hội cả về số lượng, chất lượng và kết cấu mặt hàng. Đặc biệt là trong điều kiện
hiện nay, sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, xu hướng hội nhập quốc tế, tự do
hóa thương mại ngày càng phát triển, mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng
gay gắt.
Trong điều kiện đó các doanh nghiệp thương mại cần phát huy tính chủ động,
sáng tạo trong kinh doanh, khai thác tối đa lợi thế của mình để đạt hiệu quả cao
nhất. Trong doanh nghiệp thương mại, vận động của vốn kinh doanh chủ yếu tuân


thủ theo công thức T-H-T’, mục đích của doanh nghiệp là T’>T do đó tổ chức tốt
công tác bán hàng là mục tiêu hàng đầu trong doanh nghiệp thương mại. Gắn liền
với công tác bán hàng việc xác định kết quả bán hàng cũng giữ một vai trò hết sức
quan trọng vì nó phản ánh hiệu quả, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để từ
đó nhà quản lý có được những chiến lược, quyết định kinh doanh kịp thời, hiệu
quả.
Giống như các doanh nghiệp thương mại khác, Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Hoàng Pôn cũng sử dụng kế toán như một công cụ đắc lực trong điều hành và
quản lý các hoạt động kinh doanh của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của
công tác tổ chức bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại doanh nghiệp thương
mại nên em dự kiến lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác
định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoàng Pôn” để hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập,
em mới tìm hiểu khái quát về công ty và công tác kế toán các phần hành cơ bản
của công ty. Do đó, báo cáo của em gồm 3 phần cơ bản sau:
Báo cáo thực tập lần 1

2


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
Phần I: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoàng Pôn
Phần II: Đặc điểm tổ chức kế toán và thực trạng tổ chức công tác kế toán các
phần hành cơ bản của Công ty Cổ phần XNK Hoàng Pôn
Phần III: Nhận xét và ý kiến đánh giá về công tác kế toán tại đơn vị thực tập
Do thời gian và khả năng còn hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét và chỉ bảo của Thạc
sỹ Bùi Thị Thúy, các anh chị phòng kế toán để báo cáo của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


Nội, ngày
03 tháng
04 năm
2015

Báo cáo thực tập lần 1

3


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02

Mục lục

Báo cáo thực tập lần 1

4


Sinh

viên

thực

hiện:

Vương


GVHD: Thạc sỹLớp:
Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
Số

điện

thoại:

Thị

Hải

CQ49/17.02
0989.455.298

Email:

Phần 1: KháiĐơn
quátvịchung
Công
ty Cổ
phần
Xuất
nhập
khẩu
Hoàng
Pôn
thực về
tập:
Công

ty Cổ
phần
Xuất
nhập
khẩu
Hoàng
Pôn
Đềthành
tài dự
“Tổ của
chứcCông
kế toán
hàng
và nhập
xác định
quả
1.1 Lịch sử hình
vàkiến:
phát triển
ty Cổbán
phần
Xuất
khẩukết
Hoàng
Pôn

bán hàng tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoàng Pôn”

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Hoàng Pôn (gọi tắt là “Công ty”) được
thành lập ngày 16/2/2009 theo Giấy phép kinh doanh được cấp bởi Phòng đăng ký

kinh doanh tỉnh Quảng Ninh. Công ty thuộc hình thức công ty cổ phần, hoạt động
theo Luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
-

Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoàng Pôn
Tên công ty bằng tiếng Anh: Hoang Pon Export Joint Stock Company
Tên công ty viết tắt: Công ty Hoàng Pôn
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ (Ba tỷ đồng)
Tổng số cổ phần: 30.000 cổ phần
Địa chỉ: Tổ 5, khu 2, phường Trần Phú, Thành phố Móng Cái, Quảng Ninh.
Điện thoại: 0333.881.529
- Fax: 0333.887.430
Email:
Bảng .1: Danh sách cổ đông công ty

STT

Họ và tên

1

Hoàng Văn Pôn

2

Phạm Thanh Duy

3


Đặng Thị Lan

Báo cáo thực tập lần 1

Địa chỉ
Trần Phú, Móng
Cái, Quảng Ninh
Hòa Lạc, Móng Cái,
Quảng Ninh
Trần Phú, Móng
Cái, Quảng Ninh

5

Số lượng cổ Tỷ lệ phần
phần sở hữu vốn góp (%)
20.000

66,67

2.000

6,67

8.000

26,67


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02

1.2 Lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoàng
Pôn

Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty: kinh doanh xuất nhập khẩu
thương mại tổng hợp, gia công lắp đặt thiết bị điện tử, xây lắp điện dân dụng, vận
tải hàng hóa thủy nội địa, xây dựng, bán buôn, bán lẻ thiết bị điện tử, điện lạnh, đồ
gia dụng, máy tính, …Tuy nhiên, hiện tại công ty chỉ bán buôn, bán lẻ thiết bị điện
tử, điện lạnh, đồ gia dụng, máy vi tính, …
Phạm vi hoạt động của công ty hiện mới chỉ trong phạm vi thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh. Trong một vài năm tới, công ty có chiến lược mở rộng phạm
vi, mạng lưới hoạt động sang các huyện lân cận trong địa bàn tỉnh, như Đầm Hà,
Tiên Yên, Cẩm Phả, …
1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Hoàng Pôn.

Công ty là công ty thương mại, hoạt động trong lĩnh vực thương mại về các
thiết bị điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, máy tính,… Với hơn 6 năm xây dựng và
phát triển, công ty đã tạo được cho mình thương hiệu và uy tín tại thị trường điện
máy ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bằng việc cung cấp các sản phẩm,
dịch vụ có chất lượng cao, giá thành tốt. Cùng với sự linh hoạt trong công tác quản
lý đã giúp công ty luôn chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tài sản
và thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ, công nhân
viên trong công ty.
Công ty có quy mô nhỏ nên bộ máy quản lý khá gọn nhẹ, bộ máy quản lý
của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:

Báo cáo thực tập lần 1

6



GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
Sơ đồ .1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Hội

đồng

quản trị
Giám đốc

Phòng

Phòng

Kinh

Kế toán

doanh-Bán
- Hội đồng quản trị : Hiện tại, tổng số cổ đông của công ty chỉ có 3 người là ông
Hoàng Văn Pôn, bà Đặng Thị Lan và ông Phạm Thanh Duy. Trong đó, ông Hoàng
Văn Pôn là Chủ tịch hội đồng quản trị. Bà Đặng Thị Lan và ông Phạm Thanh Duy
là Ủy viên Hội đồng quản trị. Mọi quyết định quan trọng liên quan đến công ty
như: chiến lược kinh doanh, huy động vốn, mở rộng quy mô đều do Hội đồng quản
trị quyết định.
- Giám đốc: Trực tiếp quản lý công ty, thay mặt hội đồng quản trị quyết định mọi
vấn đề liên quan đến hoạt động, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng Kinh doanh – Bán hàng chịu trách nhiệm về nguồn cung cấp hàng hóa đầu
vào và tình hình tiêu thụ hàng hóa đầu ra của công ty. Chịu trách nhiệm xây dựng
kế hoạch, phương án kinh doanh, đề xuất các biện pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt

động kinh doanh. Đồng thời, chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc khách hàng,
thực hiện bảo hành, xử lý các vấn đề kỹ thuật của hàng hóa.
-

Phòng kế toán có nhiệm vụ thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích một
cách có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Tổng hợp, phân tích
Báo cáo thực tập lần 1

7


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
các thông tin tài chính – kế toán, lập báo cáo kế toán (báo cáo tài chính, báo cáo
quản trị) để phục vụ cho việc ra quyết định của ban giám đốc, và thực hiện các
nghĩa vụ với nhà nước.
1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập
Khẩu Hoàng Pôn trong 3 năm từ 2012- 2014.

Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2012 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
1
2
3

Chỉ tiêu
Doanh thu
Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận sau thuế


Năm 2012
10.243
528
43,4

Năm 2013
12.130
605,7
43,4

Năm 2014
13.640
837,4
43,4

Qua bảng trên có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận gộp của công ty qua các
năm có sự tăng trưởng đều đặn, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại hầu như không có
sự biến động. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh làm
giảm lợi nhuận của công ty. Vì vậy, công ty cần nâng cao công tác quản trị chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của
mình.

Báo cáo thực tập lần 1

8


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02

Phần 2: Đặc điểm tổ chức kế toán và thực trạng tổ chức kế toán các phần

hành cơ bản của Công ty Cổ phần XNK Hoàng Pôn
2.1.

Đặc điểm cơ bản tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoàng
Pôn

Công tác kế toán của công ty tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, xuất
phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý của công ty là quy mô nhỏ,
hoạt động tập trung trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Theo hình
thức này, toàn bộ công tác kế toán tại công ty được thực hiện tập trung tại một
phòng kế toán duy nhất ở công ty.
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty

Kế

toán

trưởng

Kế

toán

Kế

Kế toán công nợ

toán

Thủ quỹ


kho
bán hàng
- Kế toán trưởng: Chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong công ty theo
đúng chính sách, chế độ hiện hành. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, việc
ghi sổ, từ đó nhập dữ liệu tổng hợp, lập báo cáo tài chính. Là người chịu trách
nhiệm về vấn đề tài chính của công ty, tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ
chức hệ thống kế toán, cũng như trong việc ra quyết định về tài chính, đồng thời
còn có trách nhiệm đôn đốc theo dõi hoạt động của các kế toán viên. Chịu trách
nhiệm trước giám đốc và cấp trên về số lượng và chất lượng báo cáo tài chính.
Báo cáo thực tập lần 1

9


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
- Kế toán bán hàng có nhiệm vụ làm báo giá, cập nhật giá cả, hàng hóa mới. Quản lý
sổ sách, chứng từ liên quan đến bán hàng của công ty. Nhập số liệu bán hàng, tổng
hợp số liệu bán hàng. Theo dõi, tính chiết khấu cho khách hàng. Hàng ngày, thực
hiện đối chiếu với thủ quỹ về số lượng tiền mặt xuất, nhập, tồn cuối ngày. Theo dõi
doanh thu bán hàng, theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt.
- Kế toán kho có nhiệm vụ hàng ngày ghi chép, lập chứng từ nhập, xuất hàng hóa.
Kiểm tra cách sắp xếp hàng hóa trong kho, đối chiếu với số liệu nhập xuất với kế
toán tổng hợp. Tính giá vốn xuất kho, giá trị nhập kho. Lập biên bản kiểm kê hàng
tồn kho. Lập báo cáo tồn, nhập, xuất hàng hóa. Hàng ngày, đối chiếu với thủ kho
về lượng hàng hóa nhập, xuất, tồn hàng ngày.
- Kế toán công nợ có nhiệm vụ nhận hợp đồng bán hàng, mua hàng, kiểm tra nội
dung, điều khoản trong hợp đồng, thêm mã khách hàng, mã nhà cung cấp mới nếu
có. Kiểm tra, đốc thúc công nợ với khách hàng và nhà cung cấp, kiểm tra chi tiết
công nợ của từng khách hàng, từng nhà cung cấp theo chứng từ công nợ liên quan,

hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn để báo cho bộ phận kinh doanh và ban giám đốc
đốc thúc nợ. Theo dõi tình hình nợ, thanh toán của nhà cung cấp và khách hàng.
Định kỳ xác nhận công nợ với các nhà cung cấp và khách hàng. Định kỳ lập báo
cáo công nợ liên quan.
- Thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt hàng ngày và
cuối tháng cùng với kế toán bán hàng, đối chiếu, kiểm kê tồn quỹ để lập báo cáo
kiểm quỹ.
Các chính sách, phương pháp kế toán áp dụng tại công ty:
- Chế độ kế toán áp dụng: Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính
- Hình thức Sổ kế toán: Nhật ký chung
Báo cáo thực tập lần 1

10


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
- Phần mềm sử dụng: Phần mềm kế toán Misa SME.NET 2010
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng (VNĐ)
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận HTK: Theo trị giá gốc
+ Nguyên tắc tính giá trị HTK xuất kho: Theo phương pháp nhập trước xuất trước
+ Nguyên tắc hạch toán HTK: phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kế toán TSCĐ
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá và giá trị còn lại
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng
2.2.

Khái quát thực trạng tổ chức kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại

công ty

Tất cả các công việc của các phần hành kế toán được công ty thực hiện trên
phần mềm kế toán Misa SME.NET 2010. Phần mềm kế toán Misa bao gồm các
phần hành kế toán là cổ đông, ngân sách, quỹ, ngân hàng, mua hàng, bán hàng,
kho, TSCĐ, tiền lương, giá thành, thuế, hợp đồng, tổng hợp
Tại công ty, kế toán không sử dụng hết tất cả các phần hành mà phần mềm
có, kế toán chỉ sử dụng một số phần hàng cơ bản chủ yếu như: Quỹ, Ngân hàng,
Mua hàng, Bán hàng, Kho, TSCĐ, Tiền lương, Thuế, Tổng hợp.
Tại phòng kế toán có 4 máy tính do 4 kế toán viên sử dụng được cài đặt
phần mềm kế toán Misa.sme.net 2010 và được kết nối dữ liệu với nhau, mỗi kế
toán viên được đăng ký một mã đăng nhập và được kế toán trưởng phân quyền
theo chức năng nhiệm vụ của mình.

Báo cáo thực tập lần 1

11


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
Sơ đồ .3: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung với phần
mềm kế toán MISA.SME.NET 2010
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Sổ nhật ký
Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán


PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA SME.NET 2010

Ghi chú:
:Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ sách, báo cáo cuối năm
: Kiểm tra, đối chiếu

Báo cáo thực tập lần 1

12


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ nhập
dữ liệu vào phần mềm kế toán trong máy tính, đồng thời ghi vào sổ tổng hợp
chứng từ.
Cuối năm: In sổ, báo cáo cuối năm và đối chiếu với các sổ liên quan trong
phần mềm.

Báo cáo thực tập lần 1

13


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
Hình 2.1: Giao diện bàn làm việc của phần mềm kế toán Misa SME 2010

• Đặc điểm phần mềm kế toán MISA SME.NET
+ Phần mềm kế toán MISA SME.NET là giải pháp kế toán cho các doanh nghiệp

nhỏ và vừa với ưu điểm dễ sử dụng, được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến và
đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp của công ty phần mềm kế toán
Misa.
+ Các tính năng chính của phần mềm kế toán MISA
- Mua hàng:
Tạo lập và quản lý các đơn mua hàng gửi nhà cung cấp
Theo dõi công nợ chi tiết đến từng nhà cung cấp, từng hóa đơn
- Bán hàng:
Quản lý hóa đơn chặt chẽ
Theo dõi công nợ theo tuổi nợ, hóa đơn
Tự động bù trừ công nợ
Báo cáo thực tập lần 1

14


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
- Quản lý kho:
Tính giá trị hàng tồn kho theo nhiều phương pháp
Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý vật tư lắp ráp, tháo dỡ
Cho phép điều chỉnh hàng tồn kho, chuyển kho nội bộ
- Quản lý quỹ:
Cho phép hạch toán nhiều loại tiền
Tự động kết chuyển chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
- Ngân hàng:
Sẵn sàng cho thương mại điện tử
Chức năng đối chiếu với ngân hàng giúp theo dõi sai lệch giữa sổ kế toán và ngân
hàng.
- TSCĐ:
Quản lý TSCĐ linh hoạt

Phản ánh chính xác tình hình tăng giảm, đánh giá lại tài sản
- Thuế:
Tự động in bảng kê, tờ khai thuế GTGT hàng tháng
Theo dõi số thuế GTGT được hoàn lại, miễn giảm
Cho phép xuất dữ liệu ra phần mềm thuế của Tổng cục thuế
- Tiền lương:
Tính lương theo nhiều phương pháp: thời gian, sản phẩm,..
Tự động tính lương, thuế thu nhập, bảo hiểm
Tự động phân bổ chi phí lương

Báo cáo thực tập lần 1

15


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
- Giá thành
Tính giá thành theo nhiều giai đoạn
Lập báo cáo giá thành sản phẩm và báo cáo phân tích các yếu tố chi phí
- Hợp đồng
Quản lý chi tiết đến từng hợp đồng của khách hàng
Theo dõi chi tiết tình hình thanh toán theo từng hợp đồng
- Sổ cái
Tự động kết chuyển lãi cuối kỳ, xác định lãi lỗ của kỳ kinh doanh và lập báo cáo
tài chính
Khóa sổ cuối kỳ
+ Ưu điểm của phần mềm kế toán Misa sme.net 2010
- Giao diện thân thiện dễ sử dụng, cho phép cập nhật dữ liệu linh hoạt. Hệ thống báo
cáo đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu quản lý của đơn vị
- Phần mềm cho phép tạo nhiều cơ sở dữ liệu, tức là mỗi đơn vị được thao tác trên

01 cơ sở dữ liệu độc lập
- Tính chính xác: số liệu tính toán trong Misa rất chính xác, ít xảy ra các sai sót bất
thường, giúp kế toán yên tâm hơn.
- Tính bảo mật: Vì Misa chạy trên công nghệ microsoft.net nên khả năng bảo mật rất
cao
+ Nhược điểm của phần mềm kế toán Misa sme.net 2010
- Đòi hỏi cấu hình máy tính phải tương đối cao, nếu không chương trình sẽ chạy
chậm.
- Chưa cập nhật được thông tư 200/2014
Báo cáo thực tập lần 1

16


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
2.2.1. Kế toán vốn bằng tiền

2.2.1.1. Nội dung, yêu cầu phần hành kế toán vốn bằng tiền
 Khái niệm vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong
các quan hệ thanh toán.
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân
hàng, tiền đang chuyển (kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khí quý).
 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
- Phản ánh chính xác kịp thời những khoản thu chi và tình hình còn lại của từng loại
vốn bằng tiền, kiểm tra và quản lý nghiêm ngặt việc quản lý các loại vốn bằng tiền
nhằm đảm bảo an toàn cho tiền tệ, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng tham ô
và lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh.
- Giám sát tình hình thực hiện kế toán thu chi các loại vốn bằng tiền, kiểm tra và

quản lý nghiêm ngặt việc quản lý các loại vốn bằng tiền, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm
và có hiệu quả cao.
 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền
- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống thất là đồng Việt Nam ( VNĐ )
- Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định và được theo dõi
chi tiết từng nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”
- Các loại vàng bạc, đá quý, kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền tệ tại thời
điểm phát sinh theo giá thực tế (nhập, xuất) ngoài ra phải theo dõi theo chi tiết số
lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại.
- Vào cuối mỗi kỳ, kế toán phải điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo giá thực tế
Báo cáo thực tập lần 1

17


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
 Nội dung kế toán vốn bằng tiền
- Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có, tình hình biến động và sử dụng
tiền mặt, kiểm tra chặt chẽ chế độ thu chi và quản lý tiền mặt.
- Phản ánh chính đầy đủ số hiện có, tình hình biến động tiền gửi, tiền đang
chuyển,các loại kim khí và ngoại tệ, giám sát việc chấp hành các chế độ quy định
về quản lý tiền và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
2.2.1.2. Đặc điểm đặc thù chi phối
Do công ty có quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, chủ yếu trong địa bàn
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nên khối lượng giao dịch chưa nhiều, các
giao dịch chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, nên vốn bằng tiền của công ty không
có tiền đang chuyển.
Phương thức bán hàng chủ yếu tại công ty là bán lẻ, khách hàng thanh toán
ngay bằng tiền mặt, nên các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt chủ yếu là
thu tiền mặt. Chi tiền mặt chỉ có các nghiệp vụ thanh toán có giá trị nhỏ như thanh

toán tiền điện, tiền nước, tiền mạng internet hàng tháng.
Tiền gửi ngân hàng: Các nghiệp vụ thanh toán của công ty cho nhà cung cấp
chủ yếu thực hiện qua ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản. Do đó các nghiệp
vụ phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng chủ yếu là giảm tiền gửi ngân hàng.
2.2.1.3. Chứng từ sử dụng


-

Trong kế toán tiền mặt
Phiếu thu, Phiếu chi
Hóa đơn giá trị gia tăng
Sổ quỹ
Trong kế toán tiền gửi ngân hàng
Giấy báo nợ, giấy báo có, bản sao kê của Ngân hàng
Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi

Báo cáo thực tập lần 1

18


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
2.2.1.4. Quy trình luân chuyển chứng từ
Phiếu thu: khi bán hàng thu tiền mặt, kế toán bán hàng của công ty lập phiếu
thu từ phần mềm bằng cách vào phần hành Quỹ => Phiếu Thu, sau đó nhập các dữ
liệu cần thiết. Kế toán chỉ in duy nhất một liên phiếu thu, sau đó chuyển cho kế
toán trưởng và người nộp tiền ký, sau đó phiếu thu do kế toán bán hàng lưu giữ.
Phiếu chi: khi chi tiền mặt, kế toán bán hàng cũng lập phiếu chi từ phần
mềm bằng cách từ màn hình làm việc chính => Quỹ => Phiếu chi, nhập các thông

tin cần thiết, in một liên rồi chuyển cho kế toán trưởng ký. Phiếu chi do kế toán
bán hàng lưu giữ.
Giấy báo Nợ, Giấy báo Có: Khi nhận được GBN, GBC của ngân hàng, kế
toán bán hàng so sánh số tiền với sổ chi tiết Tiền gửi ngân hàng chi tiết cho từng
ngân hàng xem có chênh lệch hay không, nếu không có sai lệch kế toán bán hàng
căn cứ vào đó để nhập dữ liệu phần hành Ngân hàng, sau đó GBN, GBC do kế toán
bán hàng lưu trữ. Nếu có chệnh lệch, kế toán bán hàng báo cáo cho kế toán trưởng
để tìm nguyên nhân, báo cáo với ngân hàng để xử lý chênh lệch.
2.2.1.5. Vận dụng các tài khoản kế toán
Công ty vận dụng các tài khoản sau:
- TK 111: “Tiền mặt”
- TK 1111: “Tiền Việt Nam”
- TK 1112: “Ngoại tệ”
- TK 1113: “Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý”
- TK 112: “Tiền gửi ngân hàng”
- TK 1121: “Tiền Việt Nam”
- TK 1122: “Ngoại tệ”
- TK 1123: “Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý”
Công ty không sử dụng tài khoản 113 – Tiền đang chuyển trong phần hành kế
toán vốn bằng tiền.
Một số tài khoản liên quan trong phần hành vốn bằng tiền
- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Báo cáo thực tập lần 1

19


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
- TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- TK 33311: Thuế GTGT đầu ra

- TK 156: Hàng hóa
Hình 2.2: Màn hình Hệ thống tài khoản của công ty

Cách hạch toán một số nghiệp vụ phổ biến liên quan đến vốn bằng tiền tại công ty
- Bán hàng thu ngay bằng tiền mặt:
Nợ TK 111: Tổng số tiền thanh toán
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 511: Giá bán
- Mua hàng hóa nhập kho, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 156: Giá trị hàng nhập kho
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 112: Tổng số tiền thanh toán
2.2.1.6. Sử dụng phần mềm kế toán
Phần hành kế toán vốn bằng tiền được chia làm hai phần hành là Quỹ và
Ngân hàng. Phần hành kế toán vốn bằng tiền do kế toán bán hàng đảm nhiệm việc
nhập dữ liệu vào phần mềm và lập các chứng từ liên quan.

Báo cáo thực tập lần 1

20


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
Ví dụ thực tế phần hành kế toán vốn bằng tiền tại công ty:
Ngày 31/12/2014 Công ty bán 1 Tivi Sony 48W600B cho khách hàng mua
lẻ tổng số tiền thanh toán 16.100.000 VNĐ (đã bao gồm VAT 10%) thu tiền
ngay.Với hóa đơn bán hàng số BH01752, phiếu Thu PT04636
Phần ghi nhận doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán sẽ được trình bày ở
các phần hành kế toán sau. Để lập phiếu thu, từ màn hình làm việc kế toán chọn
phần Quỹ => chọn Phiếu thu

Hình 2.3: Màn hình làm việc phần hành Quỹ

+ Đối tượng: Chọn từ danh mục khách hàng có sẵn “KH-MUALE”
+ Địa chỉ: Kế toán để trống, không nhập
+ Người nộp: Phần mềm tự hiện ra “Khách hàng mua lẻ”
+ Lý do nộp: Kế toán để trống, không nhập
+ Kèm theo: Kế toán để trống, không nhập
Hình 2.4: Màn hình giao diện Phiếu thu

Báo cáo thực tập lần 1

21


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02

- Phần hạch toán:
+ Diễn giải: Tivi Sony 48W600B
+ TK Nợ: Phần mềm tự động mặc định là TK 1111
+ TK Có: TK 5111
+Số tiền: 14.636.364
Thêm dòng
+ Diễn giải: Thuế GTGT
+ TK Nợ: Phần mềm tự động mặc định là TK 1111
+ TK Có: TK 33311
+ Số tiền: 1.463.636

Báo cáo thực tập lần 1

22



GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
Sau đó khi in phiếu thu, kế toán mới điền địa chỉ khách hàng và lý do nộp.
Kế toán bán hàng đưa phiếu thu cho khách hàng ký, sau đó chuyển cho kế toán
trưởng ký.
Hình 2.5: Phiếu thu

Báo cáo thực tập lần 1

23


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02
Trong phần hành kế toán vốn bằng tiền, Công ty sử dụng các loại sổ sau:
- Sổ Cái (TK 111, 112)
- Sổ chi tiết (TK 11211, 11212, 11213 – Chi tiết theo ngân hàng mà công ty
mở tài khoản)
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký (Sổ nhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi tiền)
Trích mẫu sổ Nhật ký thu tiền của Công ty, các sổ Nhật ký khác có mẫu tương tự
- Trang đầu tiên
Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Hoàng Pôn
Tổ 5 – Khu 2 – P. Trần Phú – TP. Móng Cái – Quảng Ninh
NHẬT KÝ THU TIỀN
Năm 2014
Ngày,
tháng ghi
sổ
A
01/01/201

4
01/01/201
4
01/01/201
4
01/01/201
4


Chứng từ
Số hiệu
B
PT0056
PT0056
PT0057
PT0057


Ngày
tháng
C
01/01/201
4
01/01/201
4
01/01/201
4
01/01/201
4



Diễn giải
D
Khách hàng
mua lẻ
Khách hàng
mua lẻ
Khách hàng
mua lẻ
Khách hàng
mua lẻ


TK
Nợ

TK


Số phát
sinh

E
1111

F
5111

1
8.727.273


1111

33311

872.727

1111

5111

373.870

1111

33311

37.387







Cộng chuyển sang trang sau

930.120.00
0


- Các trang tiếp theo
A

B

C

Báo cáo thực tập lần 1

D
24

E

F

1


GVHD: Thạc sỹ Bùi Thị ThúySV: Vương Thị Hải – CQ49/17.02





Số trang trước chuyển sang






930.120.000




Cộng chuyển sang trang sau
- Trang cuối
A


B


C


D
E
Số trang trước chuyển sang


Cộng số phát sinh

F


1



- Sổ này có … trang, đánh số từ trang 1 đến trang …
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm …
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

2.2.2. Kế toán hàng hóa

2.2.2.1. Nội dung, yêu cầu
 Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về để bán phục vụ nhu
cầu tiêu dùng xã hội gồm cả tiêu dùng xã hội và tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng
cá nhân.
 Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch mua, dự trữ đầy đủ, kịp thời các loại hàng hóa
cả về số lượng, chất lượng và kết cấu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh được tiến hành bình thường.
 Nguyên tắc tổ chức kế toán hàng hóa
- Tổ chức vận dụng đầy đủ các quy định về chứng từ, tài khoản kế toán tổng hợp và
tài khoản kế toán chi tiết liên quan đến nhập xuất và tồn kho hàng hóa nhằm đảm
bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin về quá trình mua bán
hàng hóa trong doanh nghiệp.
- Tổ chức vận dụng các phương pháp tính giá hàng hóa phải phù hợp với đặc điểm
hoạt động và trình độ của những người làm kế toán trong doanh nghiệp.
 Nhiệm vụ kế toán hàng hóa

Báo cáo thực tập lần 1


25


×