Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI KHÂU LỖ THỦNG LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.06 KB, 11 trang )

1

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI
KHÂU LỖ THỦNG LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Ngô Đức Đễ, Nguyễn Huy Đàn, Trần Quốc Vỹ,
Ngô Công Tùng, Nguyễn Hữu Huy, Quản Minh
Trị, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Kim Kiên, Trần Hồ
Trung Thành, Dương Văn Ninh.

TÓM TẮT:
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng loét dạ dày tá tràng tại
BV Đa khoa Đồng nai.

Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. Thời gian từ 01-2011 đến
06-2012. Đối tượng: tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng loét dạ
dày tá tràng thỏa mãn tiêu chí chọn bệnh được tiến hành phẫu thuật nội soi.

Kết quả: Trong thời gian 18 tháng chúng tôi thực hiện được 36 ca. Tất cả đều là BN
nam , tuổi trung bình 42,5 tuổi, có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng kinh điển
của thủng loét dạ dày tá tràng. Thời gian PT trung bình là 80 phút, có 3 trường hợp
dùng 4 trocars còn lại 33 trường hợp dùng 3 trocars thông thường. Thời gian trung tiện
sau mổ là 2,66 ngày, sau 4,3 ngày thì rút dẫn lưu. Thời gian nằm viện khoảng 7 ngày.
Không có tai biến hay biến chứng nào. Tất cả BN đều hài lòng với phương pháp phẫu
thuật nội soi này .

Kết luận: Phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng loét dạ dày tá tràng là kỹ thuật mổ không
khó khăn, thời gian mổ và thời gian nằm viện cũng tương đương với mổ mở, các tai biến và
biến chứng cũng ít gặp nhưng mang lại giá trị thẩm mỹ cao giúp BN không phải chịu một
sẹo mổ dài như trong mổ mở.



2

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Viêm phúc mạc do thủng loét dạ dày tá tràng là một biến chứng thường gặp
của bệnh loét dạ dày tá tràng. Đây là một bụng cấp ngoại khoa đứng hàng thứ hai,
sau viêm ruột thừa (16), (19), (20). Để điều trị biến chứng này, ngày nay các tác giả đều
thống nhất cần phải can thiệp ngoại khoa (1), (7).
Khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày đã được Mikulicz thử nghiệm thực hiện lần đầu
tiên năm 1884 và Heusner thực hiện thành công năm 1891 (8), (9), (20). Đã có tác giả
đề xuất cắt TK X phối hợp khâu lỗ thủng nhằm mục đích điều trị triệt căn bệnh loét
nhưng kết quả mang lại không được tốt như lý thuyết. Cắt dạ dày bán phần tuy
điều trị triệt căn bệnh loét nhưng có nhiều biến chứng và làm cho cuộc phẫu thuật
cấp cứu trở nên nặng nề hơn, do đó cũng không được áp dụng. Ngày nay, hầu hết
các trung tâm đều chỉ định phẫu thuật khâu lỗ thủng đơn thuần , phối hợp với điều
trị nội khoa sau mổ bằng thuốc kháng tiết cộng với diệt trừ Helicobacter Pylori
theo đúng cơ chế bệnh sinh(16), (20).
Phẫu thuật nội soi ra đời đã mở ra một cuộc cách mạng vũ bão trong y học.
Hàng loạt các cuộc phẫu thuật theo phương pháp kinh điển đã được thay thế bằng
phẫu thuật nội soi, trong đó khâu lỗ thủng loét dạ dày đã được áp dụng (3), (9), (20).
Năm 1989, Philippe Mouret là người đầu tiên thực hiện thành công phẫu thuật nội
soi khâu lỗ thủng loét dạ dày tá tràng. Sau đó, nhiều tác giả khắp nơi đã áp dụng và
báo cáo về lợi ích của phương pháp điều trị này như ít đau, phục hồi sớm, thẩm
mỹ, hạn chế được các biến chứng như tắc ruột, nhiễm trùng vết mổ(3), (11), (12), (14), (15).
Tại Việt nam, trong những năm gần đây PTNS khâu lỗ thủng loét dạ dày tá
tràng đã được áp dụng ngày càng phổ biến ở các BV lớn tại Hà nội, Huế và TP
HCM. Các báo cáo nghiên cứu đều cho thấy đạt kết quả rất tốt(3), (8), (9), (17).
Tại BV Đồng nai, chúng tôi muốn làm nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá
khả năng thành công của PTNS khâu lỗ thủng loét dạ dày tá tràng, từ đó có thể
xem PT này như một chỉ định chính thức trong phác đồ điều trị khâu lỗ thủng loét

dạ dày tá tràng tại BV.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Đánh giá kết quả PTNS khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày tá tràng. Xác định tỉ lệ
thành công của phẫu thuật.
2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.
3. Tìm hiểu một số yếu tố kỹ thuật trong quá trình phẫu thuật.


3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu:
Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên các BN bị thủng loét dạ dày tá tràng được
chỉ định can thiệp PTNS tại BV Đồng nai bắt đầu từ tháng 01.2011 đến 6.2012.
Tiêu chí chọn bệnh:
- Tất cả các BN nhập viện được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng loét dạ
dày tá tràng.
Tiêu chí loại trừ:
Tất cả các BN nhập viện được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng loét dạ
dày tá tràng mà có các yếu tố sau đây đi kèm thì chúng tôi loại ra khỏi lô nghiên
cứu:
- Đang vô sốc.
- Có vết mổ cũ đường giữa.
- Có chống chỉ định chung của PTNS.
- Đã có kết quả nội soi ung thư dạ dày hoặc hẹp môn vị trước đó.
- Đang có xuất huyết tiêu hóa đi kèm.
Dụng cụ và phương pháp phẫu thuật:

- Dụng cụ: sử dụng hệ thống máy PTNS ổ bụng KARL STORZENDOSKOPE và các dụng cụ nội soi thông thường.
- Chuẩn bị BN:
● Sau khi đạt được các tiêu chí chọn bệnh và các tiêu chí loại trừ, chúng
tôi sẽ cho BN làm các XN CLS cần thiết trước mổ.
● Phương pháp vô cảm: mê NKQ
● Tư thế BN: nằm ngữa, dang hai tay. Trong quá trình phẫu thuật BN sẽ
được thay đổi tư thế để tạo thuận lợi cho thao tác. BN được dặt sonde tiểu và
sonde mũi dạ dày.


4

- Tiến hành phẫu thuật:
Thì 1: vào ổ bụng: vào trocar bơm hơi đầu tiên theo phương pháp mở.
Trocar đầu tiên 10mm sát dưới rốn, camera và bơm hơi vào ngõ này. Trocar phẫu
thuật chính 10mm ở vị trí HST đường trung đòn cao hơn mức rốn. Trocar cầm nắm
5mm ở vị trí HSP đối xứng với trocar HST. Trong quá trình phẫu thuật nếu gặp
khó khăn có thể đưa thêm vào trocar 5mm thứ 4 ở vị trí khoảng giữa của trocar rốn
và HSP hoặc ở vị trí thượng vi dưới mũi ức.
Thì 2: bơm hơi và đưa đèn soi vào: Bơm CO2 vào ổ bụng với áp lực từ 1215 mmHg, tạo trường mổ đủ rộng để thao tác mà không ảnh hưởng đến tuần hoàn
và hô hấp của BN. Đưa camera vào quan sát khẳng định lại chẩn đoán, đánh giá
tình trạng nhiễm bẩn trong ổ bụng, kiểm tra gan và tử cung buồng trứng kết hợp.
Thì 3: khâu lỗ thủng: chúng tôi dùng chỉ soie 3.0 hoặc 2.0 kim tròn khâu lỗ
thủng 2 lớp mũi rời, lớp thứ nhất móc kim qua từng bờ của lỗ thủng, lớp thứ 2 phủ
vùi thanh mạc như mổ hở, có thể khâu đắp thêm mạc nối nếu thấy cần.
Thì 4: bơm rửa làm sạch ổ bụng và dẫn lưu: tiến hành bơm rửa bằng nước
muối sinh lý ấm từ trên gan dần xuống Douglas và lấy sạch giả mạc. Không có
máy bơm hút nên chúng tôi cho nước vào bằng cách treo chai nước rửa trên cao.
Đặt dẫn lưu bằng ống sonde mũi dạ dày, có thể một hoặc hai dẫn lưu.
Dùng camera quan sát lại một lần nữa trước khi đóng bụng kết thúc phẫu

thuật.
- Chăm sóc sau mổ:
● Dùng dịch truyền bù điện giải và nuôi ăn trong những ngày đầu. Tổng
cộng phải trên 2 lít mỗi ngày.
● Dùng kháng sinh Cephalosporine thế hệ 2 hoặc 3 + Aminoglucoside +
Metronidazole từ 1 tuần đến 10 ngày.
● Dùng giảm đau hạ sốt bằng Acetaminophene dạng truyền, kháng tiết acide
bằng ức chế bơm proton. Thêm các Vitamine đường chích.
● Ống sonde dạ dày được rút bỏ khi BN có trung tiện trở lại.
● Ống sonde tiểu được rút khi BN hồi tỉnh.
● Các dẫn lưu được rút khi không còn ra dịch bẩn.
Quản lý và xử lý số liệu: bằng phần mềm StataSE10.


5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Trong thời gian 18 tháng từ 01-2011 đến 6-2012, chúng tôi thực hiện được 36
trường hợp phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng loét dạ dày tá tràng, các kết quả số liệu
ghi nhận như sau:
1.
-

Lâm sàngvà cận lâm sàng:
Tất cả 36 BN đều là nam giới
Tuổi trung bình lả 42,5. Cao nhất là 61, thấp nhất là 16 tuổi.
Địa chỉ:
Bảng 1
Số BN
Tỉ lệ %

Biên hòa
21
58,33
Huyện
13
36,11
Tỉnh khác
2
5,56
36
100
Số BN ở thành phố Biên hòa chiếm tỉ lệ nhiều nhất ( 21 ca, 58,33% )
- Nghề nghiệp:
Bảng 2
Số BN
Tỉ lệ %
Công nhân
19
52,78
Nông dân
6
16,67
Trí thức
6
16,67
Buôn bán
5
13,89
36
100

Đối tượng công nhân chiếm tỉ lệ nhiều nhất ( 19 ca, 52,78% )
- Thời gian khởi bệnh đến khi NV:
Bảng 3
Số BN
Tỉ lệ %
< 12h
11
30,56
12h – 24h
13
36,11
24h – 48h
9
25,00
>48h
3
8,33
36
100
Đa số các BN đều nhập viện sớm trong vòng 24h sau khi xuất hiện triệu
chứng đau bụng.
- Các triệu chứng lâm sàng khác:
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi có khoảng một nửa số BN có tiền sử loét
dạ dày. Tất cà BN đều nhập viện vì đau bụng, trong đó chỉ có khoảng 1/3 số
BN có triệu chứng sốt đi kèm. Trên phim XQ hầu hết đều ghi nhận có liềm


6

hơi dưới hoành ( 94,44% ), trong khi đó chỉ có khoảng 60% siêu âm ghi

nhận được có khí trong ổ bụng và siêu âm kết luận thủng được khoảng 64%
trong tất cả các trường hợp.
Bảng 4
Số BN
Tỉ lệ %
Tiền sử loét
20
55,56
Đau bụng
36
100
Sốt
12
33,33
Liềm hơi trên XQ
34
94,44
Siêu âm có dịch
34
94,44
Siêu âm có khí
22
61,11
Siêu âm kết luận thủng
23
63,89
- Chỉ số sinh hóa máu:
Bạch cầu tăng do tình trạng nhiễm trùng trong ổ bụng.
Bảng 5
Trị số trung bình

Độ lệch chuẩn

2.
-

-

Trị số tối thiểutối đa
7300 - 23300

Bạch cầu
12969
3665
3
( /mm )
Đường huyết
5,8
1,7
4,0 – 11,8
( mol/ L )
Hct
40,2
4,0
28,1 – 49,3
(%)
Các trị số trong mổ và sau mổ:
Thời gian phẫu thuật trung bình là 82 phút, ngắn nhất là 45 phút và dài nhất
là 120 phút.
Tình trạng ổ bụng quan sát trong mổ:
Bảng 6

Số BN
Tỉ lệ %
Ít dịch
4
11,11
Dịch đục
18
50,00
Mủ, giả mạc
14
38,89
36
100
Số trocar sử dụng trong mổ: có 3 trường hợp dùng 4 trocars còn lại 33
trường hợp dùng 3 trocars thông thường.
Tất cả đều đặt dẫn lưu sau mổ. Trong đó có 6 trường hợp đặt 2 ống dẫn lưu,
còn lại 30 trường hợp đặt 1 ống dẫn lưu.
Nước rửa và khí CO2 sử dụng ghi nhận trong bảng sau (đơn vị lít ):


7

Bảng 7
Độ lệch
Tối thiểu – Tối
chuẩn
đa
Lượng nước rửa bụng
4,19
1,72

2 - 10
Lượng khí CO2 dùng
152,19
53,82
58 – 330
Có trường hợp chúng tôi phải rửa với 10 lít nước vì bụng quá dơ và vì vậy
thời gian cuộc mổ cũng kéo dài hơn và lượng khí CO2 dùng bơm hơi ổ bụng
cũng nhiều hơn.
- Các trị số thời gian: ( đơn vị ngày )
Bảng 8
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Tối thiểu – Tối
đa
T.gian trung tiện
2,6
0,6
1–4
sau mổ
T.gian rút dẫn
4,3
1,1
3–8
lưu
T.gian nằm viện
7,1
1,7
5 – 15
Trung bình


Trong lô nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào phải chuyển
mổ mở, có 3 trường hợp khó chúng tôi phải vào thêm trocar thứ 4 để tiến
hành phẫu thuật. Không có trường hợp nào bị các tai biến hoặc biến chứng
như chảy máu, áp xe tồn lưu hoặc phải mổ lại.

BÀN LUẬN:
Trong vòng 18 tháng chúng tôi chỉ thực hiện được 36 trường hợp, đây là
số liệu tương đối khiêm tốn. Đó là do phẫu thuật nội soi khâu lổ thủng loét
dạ dày tá tràng mới được triển khai nên chúng tôi chọn bệnh khá nghiêm
ngặt, một số phẫu thuật viên cũng chưa dám mạnh dạn làm phẫu thuật này.
Một số BN bị viêm phúc mạc do thủng loét dạ dày cũng đã được mổ ở tuyến
dưới nên số nhập BV tỉnh cũng giảm đi.
Tất cả 36 BN đều là nam giới, tuổi trung bình là 42,5 tuổi; kết quả này
cũng phù hợp với một số báo cáo khác (7),(8),(9),(17),(18),(20). Chúng tôi có 1
trường hợp 16 tuổi, điều này cảnh báo tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng
cũng đang có xu hướng tăng ở những người trẻ, phải chăng việc lạm dụng
bia rượu và áp lực công việc là yếu tố thuận lợi gây ra tình trạng viêm loét
này.
Chỉ có 20 BN chiếm tỉ lệ 55,56% có tiền sử loét được ghi nhận, như vậy
gần một nửa số BN có bệnh viêm loét dạ dày tá tràng âm thầm trước đó mà
BN hoàn toàn không hay biết. Tỉ lệ này là 30% trong báo cáo Hoàng Thanh
Bình ( BV 175 ) và 31,8% của Đoàn Văn Trân ( BV Trưng Vương )(9),(18).


8

Bệnh cảnh lâm sàng của các BN trong lô nghiên cứu của chúng tôi như
đau bụng, cảm ứng phúc mạc, gồng cứng đề kháng, bạch cầu tăng biểu hiện
nhiễm trùng đều xuất hiện rõ rệt như các triệu chứng kinh điển của viêm
phúc mạc do thủng loét dạ dày tá tràng. Siêu âm phát hiện khí trong ổ bụng

là 61,11% và kết luận thủng là 63,89%. Trong khi đó XQ cho thấy liềm hơi
dưới hoành là 94,44% trường hợp. Như vậy về phương diện CLS thì XQ
giúp chẩn đoán tốt hơn siêu âm trong trường hợp viêm phúc mạc do thủng
loét, đồng thời XQ cũng mang tính khách quan hơn so với siêu âm mang
tính chủ quan phụ thuộc vào người đọc.
Trong tiêu chí chọn bệnh, chúng tôi quan tâm nhiều đến tình trạng lâm
sàng, tuổi BN và các bệnh nội khoa đi kèm hơn là quan tâm đến thời gian
đau của BN. Trong lô nghiên cứu của chúng tôi đa số đều đến trước 24h, tuy
nhiên cũng có 3 trường hợp nhập viện sau 48h đau và chúng tôi cũng đã làm
phẫu thuật nội soi. Như vậy nếu BN đến muộn sau 48h mà tuổi còn trẻ, lâm
sàng ổn định không có sốc và không có bệnh nội khoa đi kèm thì chúng ta
cũng có thể can thiệp nội soi. Những BN đến muộn mà lâm sàng ổn định
chứng tỏ tình trạng viêm phúc mạc không nặng nề do lúc thủng thì dạ dày
trống.
Nhiều báo cáo cho thấy tỉ lệ thất bại phải chuyển mổ mở là khoảng
5%(1),(3),(4),(9). Tất cả 36 BN của chúng tôi đều được can thiệp phẫu thuật nội
soi và không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở, và chúng tôi cũng chưa
gặp biến chứng nào. Đó là do số liệu của chúng tôi tương đối ít, phẫu thuật
này mới được triển khai nên chúng tôi chọn bệnh rất nghiêm ngặt do đó tỉ lệ
thành công này chưa có ý nghĩa thống kê.
Thời gian mổ trung bình của chúng tôi là 82 phút, ngắn nhất là 45 phút
lâu nhất là 120 phút. Thời gian này theo các báo cáo khác như sau:
Bảng9:
Tác giả
N
Thời gian trung bình (phút)
Siu
63
42
Lunevicius R.

76
Druart
100
80
Johansson B.
60
Trần Bình Giang
24
91
Vũ Đức Long
60
69
Trần Kiến Vũ
65
64
Đoàn Văn Trân
142
68
Nguyễn Anh Dũng
69
Hoàng Thanh Bình
52
70
Chúng tôi
36
82


9


Bảng trên cho thấy thời gian mổ của chúng tôi cũng không khác biệt mấy
so với các báo cáo khác. Chúng tôi ghi nhận thời gian mổ phụ thuộc vào
trình độ kinh nghiệm của phẫu thuật viên, tình trạng nhiễm bẩn trong xoang
bụng do BN đến muộn sẽ làm cho cuộc mổ kéo dài do phải mất thời gian
bơm rửa. Ngoài ra thời gian mổ kéo dài còn do ảnh hưởng của tổng trạng
BN , các dụng cụ dùng trong mổ và cả sự phối hợp ăn ý của cả ê kíp.
Chúng tôi dùng nước muối sinh lý để rửa ổ bụng với số lượng từ 2-10 lít.
Lượng khí CO2 dùng để bơm hơi ổ bụng từ 58-330 lít. Nước rửa và khí
CO2 nhiều hay ít thì tùy thuộc vào tình trạng nhiễm bẩn của ổ bụng và thời
gian kéo dài cuộc mổ. Chính vì vậy nếu dự đoán bụng BN rất bẩn do đến
muộn và BN lớn tuổi, có khả năng kéo dài cuộc mổ thì nên chọn mổ mở
ngay từ đầu để mang lại sự an toàn .
Kỹ thuật đóng lỗ thủng có nhiều cách, có thể khâu đơn thuần, khâu chữ
X, có đắp mạc nối hoặc không. Đa số các tác giả đều dùng mũi khâu chữ X
có kèm đắp mạc nối và chỉ Vicryl 2.0. Chúng tôi khâu chữ X, hoặc khâu mũi
rời 2 lớp bằng soie 2.0 hoặc 3.0 và không đắp mạc nối. Việc sử dụng Vicryl
sẽ mất thời gian làm nhiều nơ nên chúng tôi sử dụng soie chỉ cần buộc 3 nơ
là đủ. Tác giả Đoàn Văn Trân tán thành quan điểm đắp mạc nối còn Trần
Bình Giang, Nguyễn Anh Dũng, Hoàng Thanh Bình, Trần Kiến Vũ thì chỉ
khâu đơn thuần (3),(9),(18),(20).
Kỹ thuật và vị trí đặt trocar của chúng tôi cũng tương tự như các tác giả
khác. Chúng tôi vào trocar rốn đầu tiên sau đó là trocar 5 ở HSP và trocar 10
ở HST. Có 3 trường hợp khó do bụng có nhiều mỡ và bị gan che khuất lỗ
thủng khó khâu nên chúng tôi phải vào thêm trocar thứ 4 giữa HST và rốn
để thực hiện thao tác. Lỗ trocar 5 ở HSP sẽ được dùng làm nơi đặt dẫn lưu
khi kết thúc cuộc mổ. Có 6 trường hợp chúng tôi đặt 2 dẫn lưu vì dịch bẩn
giả mạc quá nhiều nên phẫu thuật viên không yên tâm, sợ áp xe tồn lưu, 1
dẫn lưu được đặt ở gầm gan vắt lên trước chổ khâu lỗ thủng 1 dẫn lưu đặt ở
Douglas, cả 2 dẫn lưu này đều ra chung lỗ trocar 5 ở HSP. Nghiên cứu của
các tác giả khác chỉ thấy đặt 1 dẫn lưu. Chúng tôi rút dẫn lưu trung bình sau

4 ngày khi đã ra hết dịch bẩn, có 1 trường hợp dẫn lưu rút ở ngày thứ 8 do
bụng quá bẩn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy BN trung tiện sau
1-4 ngày, trung bình là 2,5 ngày, kết quả này cũng tương tự như các báo cáo
khác. Khi có trung tiện chúng tôi rút sonde dạ dày và cho BN uống nước
đường, uống sữa sau đó.
Thời gian nằm viện trong lô nghiên cứu của chúng tôi trung bình là 7
ngày, ngắn nhất là 5 ngày và lâu nhất là 15 ngày. Số liệu này của Đoàn Văn
Trân và Trần Kiến Vũ là 6 ngày, của Hoàng Thanh Bình là 7 ngày. Chúng
tôi cho rằng đây là thời gian nằm viện cần thiết mặc dù BN có thể xuất viện
sớm hơn. Thời gian đó đủ để sử dụng kháng sinh, phục hồi hoạt động của


10

đường tiêu hóa, theo dõi các biến chứng sớm có thể xảy ra như áp xe tồn
lưu, thương tổn các tạng, xì chổ khâu lỗ thủng…vì viêm phúc mạc toàn thể
do thủng loét dạ dày tá tràng cũng là một bệnh cảnh nặng. Đa số các tác giả
cũng đồng ý với quan điểm đó và chỉ cho xuất viện khi BN thật sự ổn định.

KẾT LUẬN:
Viêm phúc mạc toàn thể do thủng loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý
thường gặp trong cấp cứu ngoại khoa. Trong vòng 18 tháng, từ tháng 012011 đến tháng 6- 2012 chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật nội soi khâu lỗ
thủng loét dạ dày tá tràng cho 36 BN. Qua nghiên cứu này, chúng tôi rút ra
một số kết luận như sau:
1. Triệu chứng lâm sàng của viêm phúc mạc toàn thể do thủng loét dạ
dày tá tràng thì thường điển hình, đặc biệt là dấu hiệu cảm ứng phúc
mạc (+), bụng gồng cứng như gỗ.
2. Về phương diện CLS thì XQ bụng đứng có giá trị chẩn đoán nhiều
hơn so với siêu âm. ( Độ nhạy của XQ là 94,44% trong khi của siêu
âm là 63,89% ).

3. Tỉ lệ thành công của phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng loét dạ dày tá
tràng là rất cao. Kỹ thuật mổ không khó, thời gian phẫu thuật không
quá dài, thời gian nằm viện không lâu, ít tai biến và biến chứng. Phẫu
thuật này cho kết quả rất tốt, mang lại giá trị thẩm mỹ, tất cả các BN
đều hài lòng vì không bị đau nhiều và không bị vết sẹo mổ dài như
trong mổ mở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.
3.
4.

5.
6.

Bergamashi R, Marvic R. Open versus Lacparoscopic repair of perforated peptic
ulcer. Surg Endosc-Ultras 1999;13: 679-682.
Boey
J, Wong
J, Ong GB.
A
Prospective
study
of
operative
factors in perforated peptic ulcer. Ann Surg 1982: 195-269. .
Bs Nguyễn Văn Dũng, Bs Đỗ Đình Công. Khâu thủng loét dạ dày tá tràng qua nội soi ổ
bụng. Tạp chí Y học TP HCM 2008.
Darzi A CNJ, Somers S. S, Super P.A, Guillou P.J, Monson J.R.T., . Laparoscopic omental

patch repair of perforated duodenal ulcer with an automated stapler. . Br J Surg 1993:
80: 1552.
Đỗ Đức Vân. Kết quả điều trị phẫu thuật ổ loét tá tràng thủng trong cấp cứu tại Bệnh
viện Việt Đức. Ngoại khoa 9-1995: 32-39.
Donovan AJBern TDonovan J, Perforated duodenal ulcer:an alternative therapeu-tic plan.
Arch Surg 1998;133: 1166-1171.

7.
8.

Droart ML, Vanhee R., al. Lacparoscopic repair of perforated duodenal ulcera prospective multicenter clinical trial. Surg Endosc-Ultras 1997;11: 1017-1020.
Hồ Hữu Thiện,Phạm Như Hiệp,Lê Lộc. Kết quả điều trị thủng ổ loét dạ dày tá


11

9.

10.

11.

12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

20.

tràng bằng phẫu thuật nội soi.Tạp chí y học tp Hồ Chí Minh2006;Tập 10:114-120.
Hoàng Văn Bình NNP, Nguyễn Xuân Phương, Nguyễn Hồng Minh. Nhận xét kết quả phẫu
thuật nội soi khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày hành tá tràng tại Bệnh viện 175. Y học TP Hồ
Chí Minh 2008;12.
Katkhouda N MJ, Arregui M.E, Fitzgibbons R.J.Jr., Kakhouda N, McKernan J.B, Reich H.
Treatment of complications of peptic ulcer. Principles of laparoscopic surgery: Basic and
Advanced Techniques 1995; New York: Springer Verlag: 260-267.
Lau W.Y LKL, Kwong K.H, Davey L.C, Chung S.C.S, Dawson. J.J.W, Li. , A.K.C. A randomized
study comparing laparoscopic versus open repair of perforated peptic ulcer using suture
or sutureless technique. Ann Surg 1996; 224 (2): 1131-1138.
Marescaux J. Ulcèle duodénal perforé et laparoscopie. Chirurgie digestive par
laparoscopie;Masson 1997: 137-147.
Mouret P FY, Vignal J, Barth X, Platet R.L. . Laparoscopic treatment of perforated peptic
ulcer. Br J Surg 1990; 77: 1006.
Mouret P,Franois Y,etal.Lacparoscopic treatment of perforated peptic ulcer. Br J surg
1990;77:1006.134: 845-850.
Nathason LK, Easter DW, Cushiery A. Lacparoscopic repair.peritoneal toilet of
perforated duodenal ulcer Surg - Endosc 1990; 4: 232-233.
Nguyễn Đình Hối. Thủng dạ dày tá tràng. Bệnh lý phẫu thuật dạ dày tá tràng, Trường Đại
học Y dược TP HCM 1989: 91-104.
Nguyễn Văn Dũng. Khâu thủng loét DDTT qua ngả soi ổ bụng. Luận văn thạc sĩ y học
1999.
Nguyễn Anh Dũng ĐĐC, Nguyễn Thanh Minh, , Phan Minh Trí. Nhận xét khau
thủng dạ dày tá tràng qua ngả nội soi ổ bụng. Ngoại khoa 2000: 40-45
Trần Thiện Trung.Xử trí thủng ổ loét dạ dày tá tràng.Tạp trí y học thực hành. 2000;383:
46-48.
Trần Thiện Trung. Kết quả bước đầu của khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng kết hợp
với diệt trừ Helicobacter pylory. Ngoại khoa 2000;4: 8-14.


HẾT



×