Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

PHÂN TÍCH KINH TẾ, CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.7 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH KINH TẾ, CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

1. Những vấn đề cơ bản của cấu trúc tài chính trên thế giới
Hệ thống tài chính là cấu trúc phức hợp và hoạt động trong tất cả mọi nền kinh tế
trên thế giới gồm các tổ chức định chế tài chính khác nhau đặt dưới sự điều chỉnh
chặt chẽ của chính phủ.
1.
2.
3.
4.
5.

Ngân hàng
Công ty bảo hiểm
Quỹ tương hỗ
Thị trường cổ phiếu
Thj trường trái phiếu

Để hiểu được hoạt động của cấu trúc tài chính cần giải quyết 8 vấn đề cơ bản sau:
1. Chứng khoán không phải là nguồn tài trợ quan trọng cho các doanh nghiệp.
2. Phát hành công cụ nợ và cổ phiếu không phải là phương pháp chủ yếu doanh
nghiệp tài trợ cho các hoạt động của mình.
3. Tài chính gián tiếp bao gồm các hoạt động trung gian tài chính là quan trọng
hơn rất nhiều so với tài chính gián tiếp.
4. Ngân hàng là nguồn tài chính quan trọng nhất từ bên ngoài tài trợ cho doanh
nghiệp.
5. Hệ thống tài chính là khu vực được nhà nước điều hành chặt chẽ nhất trong
nền kinh tế
6. Chỉ có những công ty lớn và hoạt động mạnh có khả năng tiếp cận đến cầu
thị trường tài chính để tài trợ cho hoạt động của mình.
7. Thế chấp là thành phần quan trọng không thay thế trong các hợp đồng vay


nợ.
8. Hợp đồng là văn bản chính thức quy định cung cách hoạt động của người
vay.
2. Chi phí giao dịch
Chi phí giao dịch là một phần không thể thiếu phát sinh trong hoạt động tài chính.
Vì vậy vấn đề ở đây là làm thế nào để giảm thiểu chi phí giao dịch. Các trung gian
tài chính- thành phần chủ chốt của cấu trúc tài chính thực hiện vai trò chức năng


giảm thiểu chi phí giao dịch và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ tham gia vào
thị trường tài chính, khơi thông nguồn vốn.
Có các phương cách sau để làm giảm chi phí giao dịch:
Tiết kiệm nhờ quy mô: là sự giảm chi phí giao dịch trên mỗi đồng tiền đẩu tư khi
quy mô của các giao dịch tăng. Ví dụ các trung gian tài chính là quỹ tương hỗ bán
cổ phần cho khách hàng cá nhân (tập hợp nguồn vốn) rồi dùng vốn thu được mua
cổ phiếu hay trái phiếu. Họ sẽ giảm chi phí giao dịch nhờ mua những gói chứng
khoán lớn.
Dịch vụ chuyên nghiệp: với quy trình thẩm định chuyên nghiệp và công nghệ máy
tính kỹ thuật cao các trung gian tài chính thực hiện cung cấp cho khách hàng các
dịch vụ thuận tiện, nhanh chóng cho khách hàng. Từ đó giảm chi phí giao dịch.
Dịch vụ chuyên nghiệp như: kiểm tra tình hình đầu tư của các tài khoản, ký séc
thanh toán từ các tài khoản, chi trả lãi suất cho khách hàng từ các tài khoản đó.
3. Chênh lệch thông tin: lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức.
Khái niệm chênh lệch thông tin: là việc một bên đối tác không có đủ hiều biết về
đối tác khác tham gia vào giao dịch để có các quyết định phù hợp.
a. Lựa chọn nghịch:
Lựa chọn nghịch là vấn đề chênh lệch thông tin diễn ra trước khi giao dịch diễn ra.
Vì không có đủ hiểu biết về đối tác nên dẫn đến lựa chọn nghịch. Trong hoạt đông
tài chính những người có khả năng tín dụng xấu thường là những người tích cực
tìm kiếm các khoản vay. Do không có hiểu biết nhất định về những người này nên

ngân hàng đã cho những người này vay và đây là lựa chọn nghịch của ngân hàng.
b. Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức xảy ra sau khi thực hiện giao dịch. Sau khi có được các khoản vay,
người đi vay sẽ sử dụng vào những kênh đầu tư có độ rủi ro cao để tìm kiếm lợi
nhuận. Việc người đi vay đang liều lĩnh chấp nhận rủi ro bằng tiền của người khác
sẽ làm tăng khả năng khó thu hồi các khoản vay này của người cho vay. Nếu biết
được người đi vay sẽ dùng tiền của mình để đầu tư liều lĩnh làm khó thu hồi vốn
thì người cho vay sẽ không đồng ý cho vay. Như vậy, rủi ro đạo đức là việc người


đi vay sẽ tham gia vào những hoạt động không nên làm theo quan điểm của người
cho vay bởi chúng làm cho các khoản vay ít có khả năng hoàn lại.
Vd: Ông Nguyễn Văn A vay tiền của Ngân hàng ACB. Trong hợp đồng vay mượn
có ghi rõ ông dùng khoản vay này để mở rộng nhà hàng của mình. Tuy nhiên, ông
A đã mang số tiền đó đổ vào Chứng khoán. Nếu thị trường Chứng khoán lên giá,
ông ta sẽ có lời và dư sức thanh toán nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Nếu như TTCK
“rớt giá”, khoản đầu tư của ông ta sẽ rơi vào tình trạng “khó hoàn trả” nghĩa vụ nợ.
Lúc này Ngân hàng gặp phải một rủi ro trong việc thu hồi khoản cho vay.

4. Vấn đề quả chanh:
Những vấn đề chung về quả chanh:
Tình trạng lựa chọn nghịch hay được
nhắc đến trong ngành bảo hiểm. Bên cung
cấp dịch vụ bảo hiểm chấp nhận mức trả
bảo hiểm cao cho khách hàng ít nguy cơ.
Song họ lại có ít thông tin về thứ họ được
đề nghị bảo hiểm hơn so với người mua
bảo hiểm. Nếu người mua bảo hiểm cung
cấp những thông tin không trung thực, thì
công ty bảo hiểm có thể sẽ có thể ký hợp

đồng trả tiền cao cho đối tượng bảo hiểm
nhiều nguy cơ. Ví dụ, người mua bảo
hiểm nhân thọ có thể dấu thông tin về tình
trạng sức khỏe của mình, cam đoan với
công ty bảo hiểm rằng mình có sức khỏe
tốt, dẫn tới công ty bảo hiểm có thể đi ký


hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho một
người sắp chết.
• Hiện tượng thị trường quả chanh cũng là một biểu hiện của tình trạng lựa

chọn nghịch:
Trong lĩnh vực ngân hàng, tình trạng lựa chọn nghịch có thể xảy ra khi ngân
hàng là bên kém ưu thế thông tin và bên đi vay là bên có ưu thế thông tin dẫn tới
trường hợp ngân hàng cho doanh nghiệp sắp phá sản vay. Trong giao dịch bất
động sản, tình trạng lựa chọn nghịch có thể xảy ra khi bên bán là bên có ưu thế
thông tin về một lô đất hay ngôi nhà còn bên mua là bên kém ưu thế thông tin dẫn
tới bên mua mua phải đất hay nhà không tốt (trong diện giải tỏa, hay ở nơi dễ
ngập lụt, v.v…).
1.1Câu chuyện về những “quả chanh” và thị trường ô tô cũ:
Câu chuyện về ô tô nổi tiếng nhất
trong kinh tế học có lẽ là câu chuyện về
thị trường ô tô cũ. Năm 2000, giải Nobel
kinh tế được trao cho Arkelof, với hạt
nhân là luận văn kinh điển – “The
market for lemons” – thị trường của
những “quả chanh”. Ấy nhưng cái loại
hàng hóa được nhắc đến trong luận văn
này không phải là về chanh mà lại về

ôtô.
Một thực tế là, hầu hết những người mua xe không có khả năng đánh giá
chính xác chất lượng những chiếc xe được đem ra bán, nghĩa là họ không thể nhận
biết được chiếc nào thật sự tốt. Nên người mua phải trả mức giá trung bình phổ
biến trên thị trường (giá nằm ở giữa những chiếc xe tốt và xe xấu).


Chỉ có người chủ sở hữu cái xe mới biết, nó có phải là một quả chanh hay
không. Nếu xe là một quả chanh, người chủ sẽ rất vui lòng khi bán được nó với giá
mà người mua định trả (theo giá trung bình của thị trường). Nhưng với một cái xe
tốt, người chủ sẽ không chịu bán nó đi vì chiếc xe bị đánh giá thấp. Hậu quả là sẽ
rất ít xe đã qua sử dụng nhưng chất lượng còn tốt có mặt ở thị trường này. Do giá
theo chất lượng trung bình của một xe đã qua sử dụng có trên thị trường sẽ thấp và
ít người muốn mua một quả chanh nên doanh số của thị trường sẽ nhỏ. Nói chung,
thị trường xe đã qua sử dụng nói trên sẽ hoạt

động không hiệu quả.

3.3 Tác động của lựa chọn nghịch lên thị trường tài chính:
Điều này tương tự xảy ra trong thị trường tài chính. Giả sử bạn là nhà đầu tư
đang muốn mua cổ phiếu thường, nhưng lại không thể phân biệt được đâu là công
ty tốt hay là công ty xấu. Trong tình thế như vậy, bạn sẽ sẵn sàng chỉ trả mức giá
mà nó phản ánh được giá trị trung bình của các công ty. Bên cạnh đó, do người chủ
sở hữu có được thông tin tốt và biết được công ty mình làm ăn tốt nên không sẵn
sàng bán cổ phiếu của mình tại mức giá trung bình của thị trường như bạn mong
muốn. Và cuối cùng chỉ những công ty xấu là luôn mong muốn bán được cổ phiếu
của mình vì họ biết rằng cổ phiếu của họ đang được đánh giá cao. Chúng ta có xu


hướng sẽ không muốn đầu tư vào chứng khoán nữa vì không ai muốn giữ cổ phiếu

của công ty tồi (quả chanh). Chính vì lẽ đó mà thị trường chứng khoán hoạt động
không hiệu quả.
Phân tích tương tự trong trường hợp bạn muốn đầu tư vào trái phiếu công ty.
Bạn chỉ mua trái phiếu khi lãi suất đủ cao để bù đắp được mức rủi ro vỡ nợ trung
bình của các công ty phát hành trái phiếu. công ty làm ăn tốt nhận thấy rằng họ
phải trả mức lãi suất cao hơn so với uy tín và chất lượng của mình, do đó họ sẽ
không phát hành trái phiếu nữa. Ngược laị, các công ty làm ăn kém lại sẵn sàng
phát hành trái phiếu, nhưng những nhà đầu tư lại không sẵn sàng muốn mua. Kết
quả là có rất ít trái phiếu được phát hành, làm giảm nguồn tài trợ cho các doanh
nghiệp.
Kết quả phân tích ở trên cũng là câu trả lời cho : Tại sao chứng khoán không
phải là nguồn tài trợ chính cho các công ty, và tại sao cổ phiếu không phải là
nguồn tài trợ quan trọng nhất cho các công ty. Như vậy sự tồn tại của quả chanh đã
ngăn cản thị trường chứng khoán (trái phiếu và cổ phiếu) trở thành kênh hiệu quả
luân chuyển vốn từ người tiết kiệm đến người vay.
5. Các công cụ giải quyết vấn đề lựa chọn nghịch
Nếu không tồn tại vấn đề “thông tin không cân xứng” thì vấn đề lựa chọn
nghịch cũng biến mất. Nếu người mua cũng biết được chất lượng của những chiếc
xe đem bán như người bán, thì mọi người liên quan đều có thể phân biệt được đâu
là xe tốt và đâu là xe xấu, và người mua và người bán sẵn sàng giao dịch tại mức
giá tương ứng với chất lượng của xe.
Tương tự, nếu người mua chứng khoán có thể nhận biết được đâu là công ty
tốt đâu là công ty xấu, họ sẵn sàng mua chứng khoán tại mức giá tương đương với
giá trị của công ty. Kết quả là, thị trường chứng khoán trở thành kênh vốn từ người
tiết kiệm đến những công ty làm ăn tốt.
Sau đây là các công cụ làm giảm thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch.


1. Tư nhân sản xuất và bán thông tin
Giải pháp hạn chế lựa chọn nghịch trên thị trường tài chính là phải giảm

thiểu được thông tin bất cân xứng bắng cách cung cấp cho những người cung cấp
vốn đầy đủ

thông tin về cá
nhân hay công ty đi vay. Một trong những cách có thể làm đó là thành lập các
công ty tư nhân chuyên thu thập, sản xuất và bán các thông tin để phân biệt được
công ty tốt với công ty xấu.
2. Vấn đề “người trốn vé”
Hệ thống tư nhân sản xuất và bán thông tin không thể giải quyết triệt để
được vấn đề lựa chọn nghịch bởi vì phát
sinh vấn đề “người trốn vé” (free – rider
problem). Vấn đề người trốn vé xuất
hiện khi nhiều người có được thông tin
mà không phải trả tiền, do đó, những
người trốn vé sẽ có lợi hơn những người
bỏ tiền ra mua. Tại sao lại như vậy? Gỉa
sử bạn đã mua thông tin để phân biệt
đâu là công ty tốt đâu là công ty xấu, và
bạn nghĩ đó là những thông tin thật giá
trị, và bạn quyết định mua chứng khoán
của một công ty tốt nhưng lại được định


giá thấp. Tuy nhiên, nhà đầu tư ăn theo đã quan sát và thấy bạn mua một loại
chứng khoán nào đó, ngay lập tức anh ta mua theo bạn. Nếu có nhiều người ăn
theo cùng hành động(hiệu ứng bầy đàn), làm cho cầu về chứng khoán bạn đang
mua sẽ tăng lên, ngay lập tức giá chứng khoán sẽ tăng lên sát với giá trị thực của
nó, và cơ hội mua chứng khoán với giá rẽ của bạn sẽ biến mất. Bây giờ thì bạn
nhận ra rằng, việc bỏ tiền ra để mua thông tin là không có ích lợi gì, và bạn quyết
định sẽ chẳng bao giờ làm lại lần thứ hai. Nếu mọi nhà đầu tư đều nhận biết như

bạn, thì các công ty tư nhân chuyên sản xuất và bán thông tin sẽ phải đóng cửa.
Điều này khiến cho vấn đề lựa chọn nghịch vẫn tồn tại.
3. Quy chế của chính phủ tăng cường cung cấp thông tin
Vấn đề người trốn vé đã ngăn cản hoạt động của các công ty tư nhân sản
xuất và bán thông tin giúp giảm thiểu vấn đề thông tin không cân xứng, làm phát
sinh lựa chọn đối nghịch. Vậy thị trường tài chính có thu được lợi ích từ chính
phủ? Chính phủ có thể sản xuất thông tin và cung cấp miễn phí cho xã hội để trợ
giúp các nhà đầu tư phân công ty tốt với công ty xấu. Tuy nhiên, với giải pháp này
thì chính phủ phải cung cấp các thông tin phản ánh những mặt trái của công ty.
Việc làm này vấp phải những cản trợ từ vấn đề chính trị.
Khả năng thứ hai, chính phủ điều tiết thị trường chứng khoán bằng các biện
pháp khuyết khích các công ty công bố những thông tin trung thực về chính mình.
Tuy nhiên việc yêu cầu minh bạch thông tin như vậy vẫn không hoạt động tốt
được, chẳng hạn các vụ bê bối tại Mỹ và các nước khác như Enron…, và các vụ bê
bối về kiểm toán tại các công ty khác như: WorldCom and Parmalat.
Mặc dù sự điều tiết của chính phủ lảm giảm vấn đề lựa chọn nghịch, nhưng
không loại trừ được hoàn toàn. Vì công ty vẫn là người sở hữu nhiều thông tin về
chất lượng thực sự của công ty hơn những nhà đầu tư. Hơn nữa, công ty xấu luôn
có động cơ làm có vẻ như là một công ty tốt, bởi vì làm như vậy sẽ giúp cho
chứng khoán của công ty bán với giá cao hơn. Vì lợi ích, nên các công ty xấu
thường bóp méo những thông tin được yêu cầu công bố cho công chúng, điều này
làm cho nhà đầu tư khó khăn hơn trong việc phân biệt công ty tốt với công ty xấu.
4. Trung gian tài chính
Phân tích trên cho thấy, giải pháp tư nhân sản xuất và bán thông tin, cũng
như sự điều tiết của chính phủ cũng chỉ mới làm giảm chứ không thể triệt tiêu được
vấn đề lựa chọn nghịch trên thị trường tài chính. Vậy làm thế nào để luân chuyển
nguồn vốn tiết kiệm tới những công ty làm ăn tốt trong khi vấn đề thông tin không


cân xứng vẫn tồn tại? Để trả lời câu hỏi này chúng ta nghiên cứu sự phát triển của

thị trường xe hơi đã qua sử dụng là như thế nào.
Như ta biết, xe hơi đã qua sử dụng ít được mua bán trực tiếp giữa các cá
nhân với nhau, mà thay vào đó là chúng ta thường được mua bán qua các trung
gian. Người kinh doanh mua những chiếc xe hơi đã qua sử dụng từ các cá nhân và
bán lại chúng cho những cá nhân khác có nhu cầu. Thông qua việc sử lý thông tin
hằng ngày, người kinh doanh trở thành chuyên gia trong việc xác định xem chiếc
xe còn tốt ở mức độ nào. Khi chiếc xe còn tốt, người kinh doanh có thể bán nó
kèm theo một bảo lãnh nhất định, ví dụ cấp giấp bảo hành hay uy tín của người
kinh doanh. Và anh ta thu được lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
Hơn nữa nhà kinh doanh hoạt động mua bán trên cở sở thông tin mình tự sản xuất
ra, nên tránh được vấn đề người trốn vé.
Trong tài chính, mỗi ngân hàng đều
trở thành một chuyên gia trong việc sản
xuất thông tin về các công ty để phân biệt
đâu là công ty làm ăn tốt và đâu là công ty
làm ăn tồi. Trên cơ sở đó, vốn huy động
dùng để cho những công ty tốt vay. Do
nguồn vốn đầu tư vào các công ty tốt nên
ngân hàng có thể tính mức lãi suất cao hơn
lãi suất huy động, chênh lệch của chúng
chính là thu nhập gộp của ngân hàng. Vai
trò của trung gian tài chính, nắm giữ hầu
hết các khoản tín dụng không giao dịch
mua bán là mấu chốt của sự thắng lợi
trong việc giảm thiểu vấn đề thông tin không cân xứng trên thị trường tài chính.
5. Thế chấp tài sản và vốn tự có
Lựa chọn nghịch chỉ cản trợ chức năng luân chuyển vốn của thị trường tài
chính trong trường hợp người cho vay chịu tổn thất khi người vay không trả được
nợ và phá sản. Thế chấp là việc cam kết của người vay dùng tài sản của mình để
bảo đảm cho khoản vay nếu không trả được nợ, do đó làm giảm được hậu quả của

sự lựa chọn nghịch bởi vì giảm được tổn thất của người cho vay khi người vay
phá sản. Do đó, người cho vay thường sẵn sàng cung cấp những khoản tín dụng có
thế chấp tài sản, còn người đi vay thì sẵn sàng cung cấp tài sản làm thế chấp để
tiếp cận khoản vay được dễ dàng hơn và có thể được ưu đãi về lãi suất.


6. rủi ro đạo đức và lựa chọn nghịch giữa hợp đồng nợ và hợp đồng vốn
chủ sở hữu
Theo Dembe và Boden (2000) thì thuật ngữ moral hazard được các nhà cung cấp
dịch vụ bảo hiểm Anh quốc đặt ra từ thế kỷ 17. Vào thập niên 1960, các nhà kinh
tế học Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng thường xuyên thuật ngữ moral hazard để chỉ tình
trạng kém hiệu suất nảy sinh từ loại rủi ro như trên. Sau này, thuật ngữ moral
hazard được sử dụng trong bối cảnh nhấn mạnh các yêu tố tâm lý hơn. Ở nhiều
nước, người ta chấp nhận cách gọi tên thuật ngữ bằng tên gốc tiếng Anh, hoặc
phiên âm tên tiếng Anh này sang tiếng nước mình (như người Nhật phiên âm thành
"moraru hazādo"). Ở Việt Nam, moral hazard được dịch thành nhiều tên gọi như
"rủi ro đạo đức", "nguy cơ đạo đức", "hiểm nguy đạo đức", "mối nguy đạo đức",
"suy thoái đạo đức", "tâm lý ý lại", "tính ỷ lại", "ỷ thế làm liều", "chơi lận", hoặc
có khi giữ nguyên "moral hazard".
Khái quát
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin
phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động
theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém
ưu thế thông tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin
được bên kém ưu thế thông tin cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi
ro cho mình.

Một dạng đặc biệt của hiện tượng rủi ro đạo đức là vấn đề đại lý. Bên ủy thác là
bên kém ưu thế thông tin, còn bên được ủy thác (đại lý) là bên có ưu thế thông tin.
Bên ủy thác không giám sát được đầy đủ hành vi của bên nhận ủy thác, và bên

nhận ủy thác hiểu được điều này. Tình trạng này khiến cho bên được ủy thác tự
nhiên nảy sinh động cơ hành động theo hướng mà bên ủy thác cho là không phù
hợp.
Rủi ro đạo đức được các nhà kinh tế học nhìn thấy trong rất nhiều tình huống.
Thiếu giám sát tài chính (cả từ phía chính phủ lẫn từ phía cổ đông) có thể làm nảy
sinh rủi ro đạo đức ở các ngân hàng, đó là việc họ cho vay mạo hiểm quá mức.
Niềm tin rằng chính phủ vì lợi ích của người gửi tiền sẽ cứu các ngân hàng khỏi bị


đổ vỡ có thể làm nảy sinh rủi ro đạo đức ở các ngân hàng. Bản thân các ngân hàng
lại có thể gặp phải những rủi ro đạo đức ở người đi vay khi ngân hàng không giám
sát được đầy đủ người đi vay kích thích người này dùng khoản vay một cách mạo
hiểm quá mức.
Thiếu thông tin dẫn tới giám sát không đầy đủ của chính phủ có thể dẫn tới các rủi
ro đạo đức ở chủ thể kinh tế được chính phủ ủy thác thực hiện các nhiệm vụ chi
ngân sách, đó là việc các chủ thể này sử dụng lãng phí ngân sách.
Thiếu thông tin dẫn tới giám sát không đầy đủ của bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm
có thể dẫn tới rủi ro đạo đức ở bên được bảo hiểm, đó là việc họ thay đổi hành vi
của mình khác đi so với hành vi mà bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhận thức được
khi ký hợp đồng bảo hiểm. Chẳng hạn, trở nên thiếu ý thức giữ gìn sức khỏa khi có
bảo hiểm y tế, hay cố ý phá hoại xe ô tô để được nhận bảo hiểm ô tô, hay tự làm
cháy nhà để được nhận bảo hiểm hỏa hoạn, hay thậm chí giết người thân để được
nhận bảo hiểm nhân thọ.
Biện pháp phòng ngừa rủi ro đạo đức
Có hai loại biện pháp hay được áp dụng nhất.Một loại là những cam kết trừng phạt
các rủi ro đạo đức được mà bên kém ưu thế thông tin đưa vào các hợp đồng giữa
các bên giao dịch. Bên kém ưu thế thông tin hy vọng bên có ưu thế thông tin sẽ cân
nhắc nguy cơ bị trừng phạt để rồi thấy lợi ích của việc mình thay đổi hành vi không
bằng cái giá phải bỏ ra, từ đó không nảy sinh động cơ thay đổi hành vi nữa.Một
loại biện pháp nữa là tăng cường thu thập thông tin, tăng cường giám sát từ đó

khắc phục tình trạng thông tin phi đối xứng.
7. Rủi ro đạo đức và cấu trúc tài chính trong thị trường nợ
- Ngay cả với cả ưu thế như đã miêu tả, các hợp đồng nợ vẫn là đối tượng của rủi
ro đạo đức.
- Hợp đồng nợ chỉ yêu cầu người đi vay trả một khoản tiền cố định và để cho họ
giữ lại bất kì khoản lợi nhuận nào ngoài khoản chi trả này.
=> Người vay có động lực tham gia vào các dự án đầu tư có độ rủi ro cao hơn
người cho vay mong muốn.
Các công cụ giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức trong các hợp đồng nợ


Vốn chủ sở hữu
Theo dõi các điều khoản bắt buộc
Trung gian tài chính



×