Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ và sự tác ĐỘNG của các NHÂN tố TIẾN hóa (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.46 KB, 16 trang )

NHÓM 2. TỈNH HẬU GIANG.
- Phần thảo luận chung: tên chuyên đề, nội dung chuyên đề, mục tiêu trong phần
tổ chức dạy học.
- Phân công công việc cụ thể:
TT
1
2
3
4
5

HỌ VÀ TÊN
Mai Văn Phương (Nhóm trưởng)
Nguyễn Việt Cường (Thư ký)
Võ Thị Mỹ Hồng
Đỗ Thị Thanh Thúy
Lê Thị Ngọc Hân

PHÂN CÔNG
Soạn nội dung phát triển năng lực
Soạn nội dung tổ chức dạy học
Soạn ma trận và câu hỏi kiểm tra đánh giá

CHUYÊN ĐỀ
CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
1. Mô tả chuyên đề:
Chuyên đề này gồm các bài trong chương III, chương V của phần V (Di truyền
học) và bài 26 của phần VI (Tiến hóa) trong chương trình Sinh học 12 cơ bản. Cụ thể:
Bài 16. Cấu trúc di truyền quần thể.


Bài 17. Cấu trúc di truyền quần thể (tt).
Bài 21. Di truyền y học
Bài 22. Bảo vệ vốn gen của loài người (phần I. Bảo vệ vốn gen của loài người).
Bài 26. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (phần II. Các nhân tố tiến hóa).
2. Mạch kiến thức:
2.1. Quần thể là gì?
2.1.1. Định nghĩa quần thể
2.1.2. Phân loại: Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần, quần thể ngẫu
phối.
2.1.3. Các đặc trưng di truyền của quần thể.
2.2. Cấu trúc di truyền của quần thể:
2.2.1. Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
2.2.2. Quần thể ngẫu phối.
2.3. Sự tác động của các nhân tố tiến hóa đến cấu trúc di truyền của quần thể.
2.4. Di truyền y học và bảo vệ vốn gen loài người.
3. Thời lượng: 5 tiết.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ:
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Quần thể là gì?
+ Nêu được định nghĩa quần thể
+ Giải thích đúng các dấu hiệu và mối quan hệ giữa các dấu hiệu của quần thể.
+ Học sinh cho được ví dụ về quần thể.
+ Phân loại được quần thể.
- Tần số alen, tần số kiểu gen, tần số kiểu hình:

1


+ Định nghĩa được tần số alen, tần số kiểu gen, tần số kiểu hình và vốn gen của

quần thể.
+ Xác định được tần số alen, tần số kiểu gen và tần số kiểu hình.
+ Dự đoán được tần số alen, tần số kiểu gen và tần số kiểu hình của một quần thể
trong mô hình.
+ Thiết kế được cấu trúc di truyền của một quần thể bất kỳ.
- Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ:
+ Nêu được chiều hướng thay đổi tần số kiểu gen, kiểu hình trong quần thể qua
các thế hệ.
+ Giải thích được chiều hướng thay đổi tần số kiểu gen, kiểu hình trong quần thể
qua các thế hệ.
+ Xác định được tần số các kiểu gen, kiểu hình trong quần thể qua các thế hệ.
+ Thiết kế được công thức tính tần số các kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ thứ n.
- Định luật Hacdi – Weinberg:
+ Phát biểu được nội dung, điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật.
+ Giải thích được sự cân bằng di truyền trong quần thể ngẫu phối.
+ Tại sao trong tự nhiên cấu trúc di truyền của một số quần thể được ổn định qua
nhiều thế hệ?
+ So sánh cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và ngẫu phối.
- Vai trò của các nhân tố tiến hóa đối với quần thể:
+ Nêu được định nghĩa nhân tố tiến hóa và vai trò của các nhân tố tiến.
+ Giải thích quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới sự tác động
của các nhân tố tiến hóa.
+ Tính được tần số alen, kiểu gen, kiểu hình của quần thể dưới sự tác động của
các nhân tố tiến hóa.
+ Xác định được cấu trúc di truyền của quần thể dưới sự tác động của các nhân
tố tiến hóa.
- Di truyền y học:
+ Liệt kê được những bệnh và tật di truyền ở cấp độ phân tử và tế bào.
+ Phân biệt được những bệnh, tật di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào.
+ Thiết kế được sơ đồ phả hệ của một dòng họ.

+ Tính xác suất xuất hiện kiểu hình bệnh (không bệnh) ở đời sau.
- Bảo vệ vốn gen của loài người:
+ Nêu được các biện pháp chủ yếu để bảo vệ vốn gen loài người.
+ Giải thích vì sao phải sử dụng các biện pháp nêu trên.
+ Đề xuất một số biện pháp để bảo vệ vốn gen của loài người.
1.2. Kỹ năng:
Rèn luyện học sinh các kỹ năng:
- Quan sát quần thể thật hoặc mô hình để phân biệt quần thể tự thụ phấn, giao
phối gần và ngẫu phối.

2


- Rèn luyện kỹ năng tính toán tần số alen và tần số kiểu gen, kiểu hình, quần thể
cân bằng, quần thể chưa cân bằng, xác định được số loại kiểu gen và kiểu hình trong
quần thể. Xác định được cấu trúc di truyền của quần thể khi ở trạng thái cân bằng.
- Thiết kế và phân tích sơ đồ phả hệ của dòng họ để tìm ra quy luật di truyền của
một số tính trạng trong sơ đồ ấy.
- Sưu tầm, xử lí thông tin và báo cáo các tư liệu về tật, bệnh di truyền và thành
tựu trong việc hạn chế, điều trị bệnh hoặc tật di truyền.
1.3. Thái độ:
Học sinh có ý thức:
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng về vốn gen trong quần thể.
- Tuyên truyền mọi người nâng cao ý thức bảo vệ các loài động thực vật quý
hiếm.
- Tuyên truyền và vận động mọi người chấp hành luật hôn nhân gia đình và kế
hoạch hóa gia đình nhằm giảm nhẹ gánh nặng di truyền trong quần thể người.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHUYÊN ĐỀ
* Năng lực chung:
STT

Tên năng lực
Các kỹ năng thành phần
- Nhận ra được các đặc trưng di truyền của quần thể, nhận xét
và giải thích sự khác nhau giữa quần thể tự phối và quần thể
ngẫu phối?
- Giải thích được vì sao định luật Hacdi – Vanbec chỉ nghiệm
đúng trong một số trường hợp?
- Vì sao định luật Hacdi – Vanbec chỉ không áp dụng với quần
thể tự phối?
- Tại sao cấu trúc di truyền của quần thể chỉ ổn định tương đối
Năng lực giải
1
và điều này có ý nghĩa gì trong tiến hóa nhỏ?
quyết vấn đề
- Tại sao yếu tố đột biến dù làm thay đổi tần số alen và thành
phần kiểu gen rất chậm nhưng vẫn được xem là nhân tố tiến
hóa?
- Sự di truyền quần thể người là theo quy luật của quần thể tự
phối hay quần thể ngẫu phối?
- Vì sao các biện pháp: Tạo môi trường sạch, tư vấn di truyền
và sàng lọc trước sinh, liệu pháp gen lại có khả năng giúp bảo
vệ vốn gen loài người?
2
Năng lực tự học - Nêu được định nghĩa
quần thể (quần thể di truyền) và tần số tương đối của các
alen, các kiểu gen.
- Nêu được sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ
phấn hoặc giao phối gần qua các thế hệ.
- Phát biểu được nội dung, nêu được ý nghĩa và những điều
kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec. Xác định

được cấu trúc của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di
truyền.
- Xác định được tần số alen, tần số kiểu gen từ tần số kiểu

3


hình lặn.
- Giải thích được sơ lược về Di truyền y học, Di truyền y học
tư vấn, liệu pháp gen. Nêu được một số tật và bệnh di truyền
ở người.
- Giải thích được việc bảo vệ vốn gen của loài người liên
quan tới một số vấn đề của di truyền học.
- Trình bày được vai trò của các nhân tố tiến hóa đối với sự
biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
- HS đặt ra các câu hỏi về chủ đề học tập:
+ Nêu định nghĩa quần thể và tần số alen và tần số kiểu gen
+ Nêu được sự biến đổi cấu trúc di truyền quần thể tự phối và
giao phối qua các thế hệ
3
Năng lực tư duy - Biết vận dụng kiến thức về vai trò của nhân tố tiến hóa để
giải thích sự tiến hóa của quần thể.
- Rèn luyện kỹ năng sưu tầm các hình ảnh, tư liệu về quần thể
tự phối và quần thể giao phối, bệnh tật di truyền người.
- Cách thiết lập sơ đồ phả hệ về bệnh tật di truyền ở người.
- Nhận thức được nhiệm vụ phân công, biết tự điều chỉnh bản
Năng lực tự quản
thân về thời gian, kế hoạch.
4


- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng
khởi học tập.
- Khả năng diễn đạt tự tin, rõ ràng, đủ các vấn đề có thể xảy ra
liên quan di truyền quần thể.
Năng lực giao
- Khả năng đưa ra các giả thuyết và bảo vệ giả thuyết của
5
tiếp
mình khi giải quyết vấn đề học tập qua các thuật ngữ khoa
học: quần thể tự phối, quần thể giao phối, tần số alen, tần số
kiểu gen, ……..
Làm việc cùng nhau, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về việc
6
Năng lực hợp tác
sưu tầm hình ảnh và phương pháp giải bài tập về quần thể.
Năng lực sử dụng Sử dụng thành thạo internet và công nghệ thông tin để sưu
7
CNTT và truyền tầm hình ảnh và tư liệu về quần thể tự phối, giao phối, bệnh tật
thông
di truyền người, tác động của các nhân tố tiến hóa.
Năng lực sử dụng Đọc và lựa chọn được các thông tin sách giáo khoa, tài liệu;
8
ngôn ngữ
thuyết trình được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập
- Rèn luyện kỹ năng tính toán tần số alen và tần số kiểu gen,
Năng lực tính
9
quần thể cân bằng, quần thể chưa cân bằng
toán
- Tính xác suất xuất hiện các kiểu gen trong quần thể.

** Các năng lực chuyên biệt (Các kĩ năng khoa học)
a. Quan sát
- Học sinh quan sát hình ảnh sưu tầm, các bệnh tật di truyền ở người.
- Quan sát môi trường sống ở địa phương.
b. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm
- Phân loại các nhân tố biến hóa làm biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen.
- Phân loại một số quần thể sinh vật ở địa phương về mặt di truyền học.
c. Tìm mối liên hệ
4


- Liên hệ giữa tần số alen và tần số kiểu gen
- Mối quan hệ giữa quần thể tự phối và quần thể giao phối
- Mối quan hệ các nhân tố tiến hóa
d. Tính toán
- Tính toán tần số alen và tần số kiểu gen, quần thể cân bằng, quần thể chưa cân
bằng
- Xác suất xuất hiện các bệnh tật di truyền ở người.
e. Đưa ra các tiên đoán, nhận định:
- Nhận định về sự thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen do các nhân tố tiến
hóa.
- Dự đoán khả năng xuất hiện một bệnh tật di truyền nào đó trong một dòng họ.
2. Tiến trình dạy học chuyên đề
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Lập kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ
Nêu tên chuyên đề
Giới thiệu một vài quần
Nhận biết mục tiêu dự án

thể ở địa phương, từ đó
xác định sản phẩm sau
hình thành chuyên đề
dự án
Tìm hiểu về lý thuyết
Tổ chức cho HS nghiên
Tìm hiểu về cơ sở lý
cứu tài liệu và các nguồn thuyết của chuyên đề
học liệu bổ sung
- Quần thể là gì?
+ Định nghĩa quần thể
+ Phân loại: Quần thể tự
thụ phấn và giao phối gần,
quần thể ngẫu phối.
+ Các đặc trưng di truyền
của quần thể.
- Cấu trúc di truyền của
quần thể:
+ Quần thể tự thụ phấn và
giao phối gần.
+ Quần thể ngẫu phối.
- Sự tác động của các nhân
tố tiến hóa đến cấu trúc di
truyền của quần thể.
- Di truyền y học và bảo
vệ vốn gen loài người.
Nội dung hoạt động
Mục tiêu
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm quần thể và các đặc trưng di truyền của quần
thể (tiết 1)

1. Tìm hiểu về khái niệm quần thể.
GV yêu cầu học sinh đọc tài liệu và bằng
HS rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu, phân
kiến thức thực tế tìm hiểu các nội dung
tích, quan sát, so sánh, trình bày những
sau:
hiểu biết về nội dung cần tìm hiểu.
+ Tần số alen
+ Tần số kiểu gen, kiểu hình
5


+ Vốn gen
+ Khái niệm quần thể
+ Cho ví dụ về quần thể
+ Phân biệt: quần thể tự nhiên và quần thể
nhân tạo
2. Phân công nhiệm vụ cho hoạt động
2,3,4:
- Chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm 5-6
học sinh). Mỗi nhóm đề cử nhóm trưởng
và thư ký của nhóm.
- Mỗi nhóm chuẩn bị các nội dung sau:
+ Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể
tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.
+ Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể
ngẫu phối.
+ Phân tích điều kiện nghiệm đúng và ý
nghĩa của định luật Hacdi – Weinberg
+ So sánh cấu trúc di truyền của quần thể

tự phối và ngẫu phối
+ Tìm hiểu sự tác động của các nhân tố
tiến hóa đến cấu trúc di truyền của quần
thể
+ Tìm hiểu về di truyền y học và bảo vệ
vốn gen của quần thể người

Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các
thành viên trong nhóm nghiên cứu tài liệu,
thống nhất nội dung, hình thức trình bày.
Giao nhiệm vụ về nhà.
Rèn luyện kỹ năng làm việc cá nhân, làm
việc theo nhóm hợp tác, kỹ năng đọc và
phân tích tài liệu, kỹ năng tính toán.

Hoạt động 2: HS trình bày nội dung tìm hiểu về cấu trúc di truyền của quần thể
(tiết 2,3)
Nhóm 1: trình bày nội dung tìm hiểu cấu
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và hợp tác, phát triển ngôn ngữ nói thông qua
quần thể giao phối gần.
việc trình bày, tranh luận, thảo luận.
Nhóm 2: trình bày nội dung tìm hiểu về
Rèn luyện kỹ năng đánh giá
cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
Nhóm 3: phân tích điều kiện nghiệm đúng
và ý nghĩa của định luật Hacdi – Weinberg
Nhóm 4: so sánh cấu trúc di truyền của
quần thể tự phối và ngẫu phối
- Sau phần trình bày của mỗi nhóm, các

nhóm còn lại đặt câu hỏi, thảo luận
- Các nhóm đánh giá nội dung trình bày
- GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 3: HS trình bày nội dung tìm hiểu sự tác động của các nhân tố tiến hóa
đến cấu trúc di truyền của quần thể (tiết 4)
Nhóm 5: trình bày vai trò của nhân tố đột Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu
hợp tác, phát triển ngôn ngữ nói thông qua
nhiên
việc trình bày, tranh luận, thảo luận.
Nhóm 6: trình bày vai trò của nhân tố
Rèn luyện kỹ năng đánh giá
6


chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên
- Sau phần trình bày của mỗi nhóm, các
nhóm còn lại đặt câu hỏi, thảo luận
- Các nhóm đánh giá nội dung trình bày
- GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 4: HS trình bày nội dung tìm hiểu về di truyền y học và bảo vệ vốn gen
của quần thể người (tiết 5)
Nhóm 7: trình bày nội dung tìm hiểu về di Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
truyền y học
hợp tác, phát triển ngôn ngữ nói thông qua
Nhóm 8: trình bày nội dung tìm hiểu về
việc trình bày, tranh luận, thảo luận.
bảo vệ vốn gen của loài người
Rèn luyện kỹ năng đánh giá
- Sau phần trình bày của mỗi nhóm, các

nhóm còn lại đặt câu hỏi, thảo luận
- Các nhóm đánh giá nội dung trình bày
- GV nhận xét, đánh giá
PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung: so sánh cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và ngẫu phối
Tiêu chí

Quần thể tự phối

Quần thể ngẫu phối

Ví dụ
Tần số alen
Tần số kiểu gen
Tần số kiểu hình
Công thức tổng quát

7


8


CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỂN QUẦN THỂ VÀ
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
---------- Môn Sinh học 12 ---------III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực :
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
NỘI DUNG


NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

1. Quần thể

- Nhận biết đặc trưng
di truyền của quần
thể. (1.1)
- Phát biểu khái niệm
tần số alen (1.2)
- Phát biểu khái niệm
tần số kiểu g
en. (1.3)

- Xác định được dấu hiệu
bản chất của quần thể về
mặt di truyền học(1.4)

2. Cấu trúc di
truyền của quần
thể tự thụ phấn
và giao phối
gần

- Nhận biết xu hướng
biến đổi cấu trúc di
truyền của quần thể
tự thụ phấn và giao
phối gần (2.1)


- Giải thích được bản chất
bên trong của xu hướng
biến đổi cấu trúc di truyền
của quần thể tự thụ phấn
và giao phối gần (2.2)

VẬN DỤNG
CAO
-Nhận dạng được
- Vận dụng khái
nhóm cá thể trong tự
niệm để tính tần
nhiên là quần thể. (1.5) số alen và thành
phần kiểu gen
của quần thể.
(1.6)
VẬN DỤNG THẤP

-Xác định được cấu
trúc di truyền của quần
thể tự thụ phấn và giao
phối gần qua các thế hệ
(2.3)

CÁC NĂNG LỰC
HƯỚNG TỚI
TRONG CHỦ ĐỀ
-NL tự học, NL sử dụng
CNTT.

-NL hợp tác, NL giao
tiếp.
-KN quan sát.
-KN tìm kiếm mối quan
hệ.
-KN đưa ra định nghĩa.
-NL ngôn ngữ.

- Xác định tỉ lệ
-NL giải quyết vấn đề.
kiểu gen, kiểu
-KN quan sát.
hình trong quần -KN tính toán.
thể tự phối. (2.4)

9


3. Cấu trúc di
truyền của
quần thể ngẫu
phối.

4. Sự tác động
của các NTTH
đến cấu trúc di
truyền của quần
thể.

- Nhận biết các đặc

điểm di truyền của
quần thể ngẫu phối.
(3.1)
- Nêu các điều kiện
nghiệm đúng của
định luật Hacđi Vanbec. (3.2)

-Phân biệt được đặc điểm
di truyền của quần thể
giao phối ngẫu nhiên với
quần thể tự phối. (3.3)
-Giải thích được trạng thái
cân bằng di truyền về
thành phần kiểu gen trong
quần thể.(3.4)

-Vận dụng kiến thức
xác định được số kiểu
gen dựa vào số alen có
trong quần thể.(3.5)
-Xác định được cấu
trúc của quần thể khi ở
trạng thái cân bằng di
truyền. (3.6)

- Biết khái niệm - Phân biệt vai trò của các - Giải thích vì sao đột
NTTH (4.1)
NTTH (4.3)
biến gen là NTTH chủ
- Liệt kê được tên các

yếu (4.4)
NTTH (4.2)

- Xác định được
tần số alen của
quần thể sau đột
biến (3.7)
- Xác định cấu
trúc di truyền
của quần thể sau
tác động của
chọn lọc. (3.8)

- NL tự học
- NL hợp tác, NL giao
tiếp
-NL giải quyết vấn đề.
-KN quan sát.
-KN tính toán.

Nhận dạng được - Năng lực quan sát,
tác động của phân loại, trình bày,
NTTH đến sự tiên đoán nhận định.
thay đổi tần số
alen trong quá
trình tiến hóa
của quần thể
(4.5)

10



5. Bảovệ vốn
gen di truyền
của quần thể
người

- Nguyên nhân gây
nên bệnh di truyền
phân tử (5.1)
- Nhận biết được
bệnh do đột biến NST
gây nên (5.2)
- Kể được một số
biện pháp bảo vệ vốn
gen của loài người
(5.3)

-Trình bày được ứng dụng
của liệu pháp gen trong
việc chữa trị các bệnh di
truyền ở người. (5.4)

- Phân tích sơ đồ phả
- Tính được xác
hệ để tìm ra quy luật di suất xuất hiện
truyền và tật bệnh(5.5) bênh tật qua các
- Năng lực quan sát, tìm
sơ đồ lai(5.6).
mối liên hệ, phân loại,

trình bày, tiên đoán
nhận định, tính toán.

2. Câu hỏi kiểm tra đánh giá
Câu 1 : (1.1) Đặc trưng di truyền của quần thể được thể hiện qua .......của quần thể:
A. vốn gen
B. tần số alen
C. tần số kiểu gen
D. tập hợp các alen
Câu 2 : (1.2) Số lượng alen của một gen trên tổng số các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại thời điểm xác định
được gọi là
A. vốn gen
B. tần số alen
C. tần số kiểu gen
D. tần số kiểu hình
Câu 3 : (1.3) Tần số của một loại kiểu gen trong quần thể được tính bằng
A. tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu hình đó trên tổng số cá thể trong quần thể
B. tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể
C. tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu hình đó trên tổng số cá thể trong quần thể
D. tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu hình đặc biệt trên tổng số cá thể trong quần thể
Câu 4 : (1.4) Về đặc điểm di truyền của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng
A. Cấu trúc di truyền của quần thể còn được gọi là thành phần kiểu gen
B. Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng.
C. Vốn gen của quần thể thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen.
D. Vốn gen của quần thể luôn duy trì không đổi.
Câu 5 (1.5) Tập hợp (nhóm) sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể?

11



A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 6 : (1.6) Một quần thể P có 15% số cá thể mang kiểu gen AA. Trải qua một số thế hệ tự thụ phấn bắt buộc, tỉ lệ di hợp tử
ở F4 là 3,125%. Biết rằng A quy định cây cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Tỉ lệ kiểu hình của quần thể P ban
đầu là:
A. 15% cây cao : 85% cây thấp
B. 35% cây cao : 65% cây thấp
C. 65% cây cao : 35% cây thấp
D. 40% cây cao : 60% cây thấp
Câu 7 (2.1) : Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn biến đổi qua các thế hệ theo hướng:
A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
B. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 8 : (2.2) Giao phối cận huyết và tự thụ phấn bắt buộc dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống là do:
A. Xảy ra hiện tượng đột biến gen
B. Các gen lặn gây hại bị gen trội lấn át trong kiểu gen dị hợp
C. Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau
D. Các thể đồng hợp tăng, các gen lặn gây hại biểu hiện thành kiểu hình
Câu 9 (2.3) Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a) người ta thấy số cá thể đồng hợp
trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là
A. 18,75%.
B. 56,25%.
C. 37,5%.
D. 3,75%.
Câu 10 : (2.4) Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1, biết A: Thân cao, a: thân thấp. Sau 2
thế hệ tự phối thì tỷ lệ KH của quần thể sẽ là:
A. 0,65 thân cao: 0,35 thân thấp.

B. . 0,575 thân cao: 0,425 thân thấp.
C. 0,75 thân cao: 0,25 thân thấp.
D. 0,5375 thân cao: 0,4625 thân thấp.
Câu 11 : (3.1) Phát biểu nào sau đây về quần thể ngẫu phối là không chính xác?
A. Qua các thế hệ, tần số alen không thay đổi, tần số kiểu gen thay đổi theo hướng tăng đồng hợp, giảm dị hợp
B. Quần thể có khả năng duy trì tần số của các kiểu gen khác nhau không đổi trong điều kiện nhất định.
C. Đặc điểm di truyền của quần thể là duy trì được độ đa dạng di truyền trong quần thể

12


D. Nhờ ngẫu phối, trong quần thể có nhiều biến dị tổ hợp.
Câu 12 (3.2) Ý nào không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec?
A. Các loại giao tử có sức sống ngang nhau.
B. Các hợp tử có sức sống như nhau.
C. Sự giao phối diễn ra không ngẫu nhiên.
D. Không có đột biến và chọn lọc.
Câu 13 (3.3) Điểm khác nhau về đặc trưng di truyền của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là
A. tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.
B. tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.
C. thành phần kiểu gen không đổi.
D. tần số các alen không đổi.
Câu 14 (3.4) Xét 1 gen gồm 2 alen trên NST thường, tần số tương đối của các alen ở các cá thể đực và cái giống nhau và chưa
đạt trạng thái cân bằng. Sau mấy thế hệ ngẫu phối thì quần thể sẽ cân bằng?
A. 1 thế hệ.
B. 2 thế hệ.
C. 3 thế hệ.
D. 4 thế hệ.
Câu 15 (3.5) Một gen có 2 alen tồn tại trên nhiễm sắc thể thường sẽ tạo ra trong quần thể:
A. 3 loại kiểu gen.

B. 4 loại kiểu gen.
C. 6 loại kiểu gen.
D. 5 loại kiểu gen.
Câu 16 (3.6) : Một quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Trong quá trình giảm phân,
có đột biến alen A thành alen a với tần số 20%. Tần số của alen A và alen a sau đột biến lần lượt là
A. 0,4 ; 0,6
B. 0,5 ; 0,5
C. 0,6 ; 0,4
D. 0,8 ; 0,2
Câu 17 (3.7) : Một quần thể cây trồng có thành phần kiểu gen 0,36AA: 0,54Aa: 0,1aa. Biết gen trội tiêu biểu cho chỉ tiêu kinh
tế mong muốn nên qua chọn lọc người ta đã đào thải các cá thể lăn. Qua ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể ở thế
hệ sau được dự đoán là:
A. 0,3969AA: 0,4662Aa: 0,1369aa
B. 0,55AA: 0,3Aa: 0,15aa
C. 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa
D. 0,495AA: 0,27Aa: 0,235aa
Câu 18 : (4.1) Nhân tố tiến hoá là
A. nhân tố làm thay đổi alen trội và các kiểu gen dị hợp

13


B. nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
C. nhân tố không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
D. nhân tố làm thay đổi tần số alen hay thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 19 : (4.2). Cho các nhân tố sau đây : (1) Đột biến ; (2) Giao phối không ngẫu nhiên ; (3) Giao phối ngẫu nhiên ; (4) Chọn
lọc tự nhiên ; (5) Các yếu tố ngẫu nhiên ; (6) Di – nhập gen. Nhân tố tiến hóa gồm
A. (1), (2), (4), (5), (6)
B. (1), (3), (4), (5), (6)
C. (1), (2), (3), (4), (6)

D. (2), (3), (4), (5), (6)
Câu 20 : (4.3) Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên.
(2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(5) Đột biến.
(6) Di - nhập gen.
Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
A. (1), (2), (4), (5).
B. (2), (4), (5), (6).
C. (1), (4), (5), (6).
D. (1), (3), (4), (5).
Câu 21 : (4.4) Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật, nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến
hóa ?
(1) Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp
(2) Gen đột biến có thể có hại trong môi trương này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác
(3) Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác
(4) Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại
Câu trả lời đúng nhất là
A.(1) và (2)
B.(3) và (4)
C. (1) và (3)
D.(2) và (3)
Câu 22 : (4.5) Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa
F2 : 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa
F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa
F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của
nhân tố nào sau đây?

A. Đột biến gen.
B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 23 : (5.1) Bệnh di truyền phân tử là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử. Phần lớn các
bệnh di truyền phân tử đều do:
A. Đột biến gen gây nên.
B. Đột biến tế bào gây nên.

14


C. Đột biến NST gây nên.
D. Đột biến cấu trúc NST gây nên
Câu 24 : (5.2) Sơ đồ sau minh họa cơ chế phát sinh hội chứng, bệnh nào ở người ?
A. Đao
B. Claiphentơ
C. Phênilkêtô niệu
D. Tơcnơ

P

21

11

X

21


1

G

F

Câu 25 : (5.3) Một số biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người :
(1) Ứng dụng thụ tinh trong ống nghiệm và cấy truyền phôi.
(2) Tạo môi trường nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến.
(3) Tư vấn di truyền.
(4) Sàng lọc trước sinh.
(5) Công nghệ tế bào và nhân bản vô tính.
(6) Liệu pháp gen.
A. (2), (3), (4) , (5) , (6).
B. (1), (3), (4) , (6).
C.(2), (3), (4) , (6).
D. (1), (3) , (4 ), (5).
Câu 26 : (5.4) Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di
truyền ở người, đó là
A. gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành.
B. thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành.
C. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
D. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của gen gây bệnh.
Câu 27 : (5.5) Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả một bệnh di truyền do một gen có 2 alen quy định.
:Nữ bình thường

15


:Nam bình thường

:Nữ mắc bệnh
:Nam mắc bệnh

I

II
III

Cho biết không xảy ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng?
A. Alen gây bệnh là alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. Alen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
C. Alen gây bệnh là alen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Alen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
Câu 28 : (5.6) Bệnh pheninketo niệu ở người là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật
Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con
mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng không bị bệnh? Biết rằng ngoài người
em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh.
A.

1
9

B.

8
9

C.

1

4

D.

3
4

16



×