Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học âm nhạc ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 29 trang )

Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
LỜI MỞ ĐẦU

Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm giọng hát và âm thanh của các loại
nhạc cụ. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho HS phổ thông không nhằm đào tạo
các em trở thành những người làm nghề Âm nhạc mà thông qua môn học này để
tác động vào đời sống tinh thần của các em, nhắm góp phần cùng các môn học
khác thực hiện mục tiêu của nhà trường, mục tiêu cấp học.
Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học
sinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền
giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các
thiết bị công nghệ, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông
tin (CNTT) trong trường học được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm qua đã
từng bước nâng cao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp
giáo dục.
Trong thời gian học tập và viết đề tài do thời gian còn ít, chưa nắm hết tình hình
chung của trường, cho nên vẫn đang còn có một số thiếu sót, kính mong các thầy
cô thông cảm. Bản thân em luôn mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của quý
thầy cô ở trường và Ban Giám Hiệu Trường THCS Dray Bhăng và toàn thể các
bạn, để cho em có thể vươn lên và hoàn thành tốt công việc của mình, để bai tiểu
luận được hòa thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Người viết tiểu luận

1


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS

PHẦN 1: Những vấn đề chung


1. Lý do chọn đề tài:

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật

phản ánh hiện thực khách quan bằng những

hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở nhà trường THCS mục tiêu của môn
học âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm
nhạc, nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo
nên một “Trình độ văn hoá âm nhạc” nhất định, từ đó góp phần đào tạo học sinh
phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mĩ.
Từ mục tiêu của môn học, chúng ta hiểu rằng: Môn âm nhạc ở trường THCS
không đào tạo những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ
hay ca sĩ mà mục đích chính là thông qua môn học này để tác động vào đời sống
tinh thần của các em nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ
cho học sinh. Muốn làm được điều đó nhất thiết các em phải được tiếp cận với âm
nhạc đích thực, bản thân các em phải là người được trực tiếp tham gia ca hát, được
nghe nhạc chứ không phải là được nghe những bài học lí thuyết khô cứng xoay
quanh những kí hiệu âm nhạc đơn thuần. Tuy môn âm nhạc trong trường THCS
với tư cách là một môn học riêng lẽ song mục đích của nó nhằm trang bị cho các
em những kiến thức kĩ năng giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động âm
nhạc, làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú, tạo điều kiện để các
em tham gia vào các hoạt động khác của nhà trường.
Âm nhạc là một bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ
hơn sau những giờ học căng thẳng từ đó phần nào thúc đẩy phong trào văn hóa văn
nghệ trong lớp, trong trường thêm vui tươi lành mạnh, song giảng dạy âm nhạc cho
tất cả các đối tượng cũng cần có phương pháp, nghệ thuật để truyền tải được nội
dung vì đa số học sinh có năng khiếu là rất ít. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm
tích cực hóa quá trình học tập của học sinh thì ngoài sự nghiên cứu về phương
pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học mỗi giáo viên cần phải nghiên

cứu sử dụng các thiết bị công nghệ các phần mềm hổ trợ dạy học để ứng dụng.
2


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
Trong những năm trở lại đây, CNTT trong dạy học được đẩy mạnh và đã đạt được
hiệu quả tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy nhất là một giờ học có ứng
dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức - luyện tập kỹ năng của giáo viên được
cải thiện rất nhiều, học sinh dễ tiếp thu bài, giờ học sinh động, lôi cuốn các em và
chất lượng giờ học được nâng cao. Tất cả các môn học đều có những nét đặc thù
khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm tin học cũng
khác nhau, nhưng nhìn chung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một
việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ
môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp học tập hiện đại,
giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với
yêu cầu công tác trong thời đại mới.
Với bộ môn âm nhạc, đặc thù của môn học là dễ lôi cuốn học sinh với điều
kiện giáo viên giảng dạy phải biết sáng tạo trong phương pháp truyền giảng, luyện
tập kỹ năng cho học sinh. Các phân môn trong bộ môn âm nhạc đa số đều đòi hỏi
người học phải có năng khiếu và thực sự yêu thích. Chính vì thế, việc tìm tòi, sáng
tạo các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn âm nhạc luôn là nhu cầu cần
thiết đối với mỗi giáo viên.
Xuất phát từ mục tiêu của bộ môn, đặc biệt là từ mục tiêu năm học 20082009 “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin” bản thân tôi đã nhận
thấy được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong giảng dạy nên đã mạnh
dạn chọn đề tài: "Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học âm nhạc ở
trường THCS"
2. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu.
Hệ thống lại một số phương pháp giảng dạy từng phân môn ở các khối 6 - 7
- 8 - 9 trong chương trình âm nhạc THCS từ đó đẻ áp dụng công nghệ thông tin

vào từng phân môn cụ thể.
Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng HS. Học
sinh phải lĩnh hội hết tất cả và say mê, hứng thú với bộ môn Âm nhạc
3


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
3- Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc các tài liệu có liên quan về môn âm nhạc ở THCS.
- Dựa vào các phần mềm soạn nhạc .
- Dựa vào bộ SGK từ lớp 6 đến lớp 9 hiện nay.
- Trắc nghiệm đề tài trên tổng số học sinh khối 6 - 7 - 8 - 9 của học sinh trường
THCS Dray Bhăng
4- Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 6 - 7 - 8 - 9 trường THCS Dray Bhăng
5- Phạm vi nghiên cứu
- Những tài liệu liên quan đến phần mềm âm nhạc.
- Bé sách giáo khoa môn âm nhạc THCS hiện nay.
- Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) môn âm nhạc.

4


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về âm nhạc và công nghệ thông tin
1.1 Khái niệm âm nhạc:
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để thể hiện những ấn tượng vì
tình cảm, cuộc sống, ngôn ngữ, tư tưởng... cùng với các phương tiện diễn tả âm
nhạc như : giai điêu,cao độ,âm sắc, trường độ... bản chất thời gian trong âm nhạc

làm nó có trhể truyền đạt sự vận dụng của các tình cảm và ý tưởng trong tất cả
nhừng hình thái tinh tế nhất.
Vậy như thế nảo là âm thanh? Giai điệu? cao độ? cường độ? Âm sắc? trường
độ?..
- Âm thanh được xác định bởi hai khái niệm, âm thanh là một hiện tượng vật
lí, âm thanh là một cảm giác.
- Giai điệu là sự sắp xếp của các nốt nhạc không theo một trình tự nhất định từ
dưới đi lên hoặc từ trên đi xuống.
- Cao độ là độ cao thấp của âm thanh phụ thuộc vào tốc độ dao động
- Cường độ là độ vang mạnh, nhẹ, to, nhỏ của âm thanh phụ thuộc vào biên độ
dao động
- Âm sắc là khía cạnh chất lượng của âm thanh, là máu sắc của âm thanh phụ
thuộc vào dạng dao động( mỗi nhạc cụ, mỗi giọng người đều có âm sắc riêng)
- Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh phụ thuộc vào thời gian dao động.
1.2 Nguồn gốc của Âm nhạc:
Qua nghiên cứu, người ta khẳng định rằng âm nhạc có từ lâu đời, nó xuất hiện
cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người, thậm chí khi con người chưa có tiếng
nói thì những mầm móng của âm nhạc đã hình thành, cùng với sự phát triển của xã
hội, âm nhạc ngaỳ càng phát triển qua các giai đoạn lịch sử và hình thành những
nền âm nhạc riêng, mang bản sắc của mỗi dân tộc với các hoạt động vô cùng
5


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
phong phú. Âm nhạc tồn tại ở mọi thời đại và trong đời sống của con người tất
thảy các dân tộc. nó ra đời từ thời cổ đại xa xưa như một phương tiện giao tiếp có
hiệu lực cao của loài người, qua những thời kì âm nhạc đá gắn liền mật thiết với
hoạt động thực tiễn và nhu cầu vật chật của con người. những người thợ săn,
những người bẫy chim rừng họ hay dùng cây sáo trúc để bắt chước rất tài tình
tiếng chim hót để đưa chúng vào bẫy. Những người săn nai thì họ hay dùng tiếng

tù và để gọi nai. xuất phát từ đó dần dần người ta đã biết dùng nhạc cụ để phản ánh
tiếng nói sinh động của thiên nhiên. Cũng như tiến hò trong lao động có tác dụng
liên kết một cách nhịp nhàng nỗ lực chung của mọi người khi cần khiêng vác hoặc
di chuyển những vật nặng.
Lịch sử lâu đời của nền nghệ thuật chứng minh rằng trong nhiều thế kỷ qua ở
khắp các nước trên thế giớí, đã xuất hiện và phát triển nhiều loại hình âm nhạc
khác nhau, với những phương tiện biểu hiện độc đáo và những đặc điểm ngôn ngữ
riêng biệt. nền âm nhạc phát triển theo bối cảnh lịch sử đã ghi. Ví dụ như: thời văn
học lãng mạn thì có âm nhạc lãng mạn. văn học cổ điển, cũng có âm nhạc cổ điển.
văn học Phương Tây có âm nhạc phương tây; Văn học dân gian thì âm nhạc cũng
có âm nhạc dân gian... theo bối cảnh lịch sử từng thời kì. Môn âm nhạc văn học
nghệ thuật thường là phát triển song song với nhau, kết hợp chặt chẽ với nhau. tất
cả những thể loại âm nhạc sinh hoạt đó ra đời là do vai trò phục vụ thục tiễn của
nghệ thuật âm nhạc.
1.3 Tìm hiểu về sức mạnh kì diệu của âm nhạc:
Nếu nói rằng ngôn ngữ tách rời loài nguời ra khỏi những động vật khác thì âm
nhạc chính là cái nôi của ngôn ngữ và mãi mãi một thứ ngôn ngữ chung của nhân
loại. các nhà nghiên cứu cho thấy đứa trẻ ngay từ trong bào thai được nghe âm
nhạc thì tấn số sễ rộng hơn của giọng nói nên sự tiếp xúc âm thanh gần hơn, cường
độ, âm sắc của ca từ và giai điệu giúp thai nhi kích thích não bộ, cảm xúc trí tuệ
được phát triển ngay trong bụng mẹ nếu đựoc nghe nhạc đúng cách. Có câu nói:
Hãy mang lại cho bé niềm yêu thương ngọt ngào từ những giai điệu bất hủ biết đâu
6


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
bạn sẽ có một thiên tài trong tương lai. Âm nhạc đã làm cho trí não đứa trẻ phát
triển thông minh hơn khi nghe những bản giao hưởng sonate của nhạc sĩ thiên tài
betthoven, hay trẻ sẽ tăng cân nặng hơn khi nghe nhạc của nhạc sĩ thần đồng
mozart, và êm ái trong những tổ khúc của sube.

Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Lucvichuan Beethoven đã nói: " âm nhạc
làm trái tim của người nam sôi sục và khoé mắt của người nữ đẫm lệ"... Âm nhạc
đã là ngôn ngữ của tâm hồn của trái tim và nhịp đập cuộc sống. phải chăng tất cả
những điều đố đã khẳng định sự kì diệu của âm nhạc trong cuộc sống loài người.
Trong nền giáo dục của xã hội văn minh chung ta giáo dục một cách toàn diện
với đầy đủ tri thức khoa học kỹ thuật của nhân loại, trong đó không thể thiếu giáo
dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách của con người bằng biện pháp nào đó thì âm
nhạc có đầy đủ ý nghĩa để hướng cho con ngưòi hướng tới cái đẹp trong cuộc sống
đối với trẻ nhỏ sự trưởng thành và nhận biết nhiều điều trong cuộc sống có phần
theo từng cung bậc của giai điệu âm nhạc. Âm nhạc đã giúp con người trở thành
hoàn thiện trong muôn vàn trí thức của nhân loại.
Theo nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên thế giới âm nhạc chính
là một loại thần dược của tâm hồn và sức khoẻ của con người, những bản nhạc có
tiết tấu nhanh như thể loại nhạc pop. Cha cha cha, disco...giúp cho con người tỉnh
táo năng động nhạy bén hơn khi xử lý các tình hưống diễn ra trong cuộc sống. mặt
khác âm nhạc còn giúp giảm stress là nguyên nhân khiến con người tăng nguy cơ
mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến tim mạch.
Các nhà nghiên cứu còn thấy cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi chức
năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, giảm cảm giác
đau... có tâm hồn con người nào không xao xuyến và khuất phục trước những giai
điệu đẹp của bản nhạc, bài ca. trong đời sống xã hội qua thực tế cho thấy những
hành vi bạo lực có lẽ ít xuất hiện ở những con người có tâm hồn phong phú. nhạy
cảm và sống cùng với âm nhạc. điều đó thật tuyệt vời nếu nền giáo dục âm nhạc
được phổ cập một cách hệ thống bài bản và chọn lọc tới tất cả mọi người để thế
giới tràn ngập sự yêu thương và luôn có trái tim nhân hậu.
7


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
Các nhà khoa học Mỹ còn chứng minh nghe một bản nhạc trong bữa ăn sẽ

giúp quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra tốt hơn, giải thích cho hiện tượng này các
nhà khoa học cho biết khi nghe nhạc nồng độ cortisol( hoócmôn gây căng thẳng và
stress trong máu)được giảm xuống nhờ đó cơ thể được thư giãn thoải mái và có
thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, cảm thấy ăn ngon miệng hơn và nếu mất
ngủ thì một bản nhạc trữ tình, du dương sẽ đưa người ta vào giấc mơ tuyệt đẹp.
Còn rất nhiều minh chứng để thấy được sự kì diệu của âm nhạc đến đời sống
của con người và âm nhạc vẫn luôn là đề tài muôn thửơ mà con người cần tìm đến
và sáng tạo.
1.4: Vai trò của âm nhạc trong cuộc sống thường ngày:
Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục học đã khẳng định vị trí và vai
trò của âm nhạc trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với việc nâng cao nhận thức,
phát triển nhân cách con người. nghệ thuật âm nhạc ngoài khả năng đem lại niềm
vui, sự sảng khoái và nguồn lực cho con người trong cuộc sống còn có tác dụng
thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc tinh tế. bằng nét đặc thù riêng của
mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng.
Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, âm nhạc còn có thể thể
hiện quan điểm sống, chuyển tải tư tưởng. Còn một phần rất quan trọng trong nội
dung âm nhạc là sự đánh giá thực tại trên quan điểm mĩ học, có nghĩa là đánh giá
các sự vật, hiện tượng nhưng không phụ thuộc vào cách nhìn nhận thực tiễn, thực
dụng về đối tượng ấy.
Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản
nhạc, âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe. Dù rằng sự cảm thụ âm nhạc ở mỗi
người là khác nhau và có thể rất đa dạng. nhưng chúng vẫn nằm trong một ranh
giới nhất định và vẫn có những điểm chung nhất định. Điểm chung ấy dựa vào sức
tác động của âm nhạc đối với con người. Âm nhạc cúng có thể làm cho người nghe
cảm thấy dễ chịu, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. Và âm nhạc cũng có thể làm cho
người nghe cảm thấy mệt mỏi, rã rời hay căng thẳng, khó chịu. Chính vì thế mà âm
8



Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
nhạc có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Ngày trước, nhờ những câu
hò ý vị, vui tưoi trong khi gặt hái, trong khi giã gạo, trong khi cấy cày, tát nước...
người lao động đã quên đi sự mệt nhọc, vất vả và hăng say hơn trong công việc.
Như vậy. âm nhạc có nhiều vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. cuộc
sống mà không có âm nhạc thì cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt và trầm lắng. xin dẫn ra
lới viết của Sô-xta-cô-vít: " âm nhạc nâng con người lên, làm con người cao quý
hơn, củng cố phẩm chất. củng cố niểm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân.
Vào sứ mệnh lớn lao của mình".
1.5 Vai trò giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông:
Một trong các mặt giáo dục của nhà trường phổ thông Việt Nam là giáo dục
thẩm mỹ( đức - trí - thể - mĩ). Giáo dục thẩm mĩ có nội dung khá rộng, trong đó
giáo dục nghệ thuật là mũi nhọn mà âm nhạc là một trong các môn học có vai trò
tích cực để thực hiện nhiệm vụ này. Giáo dục thẩm mĩ là một bộ phận thành nền
tảng của trình độ văn hoá nói chung. Âm nhạc trong giáo dục phổ thông là dành
cho mọi người, mọi lứa tưổi học sinh, không nên hiểu đó là giáo dục đặc biệt chỉ
dành cho những học sinh có năng khiếu( việc này đã có trường chuyên nghiệp đảm
nhận).
Về tác dụng của âm nhạc đối với học sinh trong nhà trường có lẽ ai cũng biết.
mỗi bài hát, bản nhạc gợi mở bao điều mới lạ, dẫn dắt các em tới sư tưởng tượng
phong phú, nó làm giàu tâm hồn, trí tuệ các em. Qua âm nhạc để giáo dục tình
cảm đạo đức và góp phần hình thành nhân cách trẻ em " như các nhà giáo dục
thường nói. Bởi lẽ những tác phẩm âm nhạc bao giờ cũng chứa đựng tư tưởng, gía
trị chân thực và chiều sâu của nội dung và hình thức, không chỉ trong âm nhạc có
lời mà cả loại âm nhạc thuần tuý do các loại nhạc cụ diễn tấu.
Qua các giờ học hát, nghe nhạc và hoạt động ngoại khoá, âm nhạc mang đến
cho các em tính lạc quan, tích cực, sự hoạt bát, lanh lợi, ý thức tổ chức kỷ luật. tinh
thần tập thể và đặc biệt thông qua các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc ( giai
điệu, tiết tấu, điệu thức, hoà âm, cường độ, âm sắc, nhịp độ...) học sinh được bồi
9



Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
dưỡng về trí tuệ, tính nhạy cảm, trí thông minh,sáng tạo, khả năng tư duy trừu
tượng, trí nhớ, sự tưởng tượng, sự chính xác khoa học...
Các hoạt động âm nhạc diễn ra trong trường phổ thông tạo điều kiện cho các
học sinh có năng khiếu nổi trội được phát hiện và bồi dưỡng phát triển bước đầu.
các mầm mống tốt của phong trào văn nghệ, ca hát quần chúng của các trường học
chính là nguồn cung cấp cho các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp để có
những nghễ sĩ tài năng chô đất nước.
1.5.1 Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ học sinh
Cảm thụ âm nhạc gắn chặt với sự phát triển trí tuệ, đòi hỏi học sinh phải chú ý
, phải quan sát nhạy bén. Các em tập trung nghe nhạc, so sánh các âm thanh tiến
hành theo các hưóng khác nhau, xác định ý nghĩa biểu cảm của đường nét giai điệu
âm hình tiết tấu, ghi nhớ nhưng đặc điểm, tính chất các hình tượng của âm nhạc.
Những trải nghiệm thách thức đánh giá cái đẹp trong âm nhạc đòi hỏi phải có trí
tuệ, phải hành động tích cực.
Trong khi tập hát, tập đọc nhạc, học sinh chỉ đơn giản tiếp thu đường nét đơn
giản tiếp thu giai điệu âm hình, tiết tấu âm nhạc, trí nhớ âm nhạc của các em còn
được rèn luyện bằng các thao tác tư duy trừu tượng, nhận biết tiết nhạc, câu nhạc,
đoạn nhạc, phân biệt điệu trưởng, điệu thứ,...
Rèn luyện các hoạt động âm nhạc, học sinh tăng cường thêm khả năng cảm
thụ những rung động tinh tế, hiểu được những trạng thái tình cảm khác nhau: vui
buồn, hân hoan, tự hào tha thiết,... Cũng như các loại hình nghệ thuật khác âm
nhạc có ý nghĩa nhận thức. Nhiều hiện tượng của đời sống, sự vật biến đổi của
thiên nhiên môi trường và cả những mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên
môi trường và cả những mối quan hệ giữa con người với con người được phản ánh
qua các tác phẩm âm nhạc, làm phong phú thêm vốn hiểu biết của học sinh bằng
những khái niệm về xã hội, thiên nhiên, truyền thống, những trạng thái tình cảm
trong quan hệ của con người.

10


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
Các dạng hoạt động âm nhạc liên tục, phải luân phiên nhau, theo các lớp phổ
thông cơ sở ngày một khó dần phức tạp hơn đòi hỏi phải tích cực tư duy, tưởng
tượng và sáng tạo.
1.5.2 Âm nhạc góp phần phát triển thể chất học sinh:
Âm nhạc có ảnh hưỡng đến quá trình đến cơ thể con người. trước hết, âm
nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Trong quá trình tập đọc
nhạc, rèn luyện tai nghe, tập ghi âm, học sinh được rèn luyện khả năng tập trung
chú ý đến âm thanh, nhận biết sự vận động của giai điệu tiết tấu, sự giống nhau hay
khác nhau, nhắc lại hay không nhắc lại các chi tiết âm nhạc, sự vận động của các
phương tiện diễn tả âm nhạc: giai điệu, tiết tấu, cường độ, âm sắc...
Luyện tập thường xuyên để phân biệt các chi tiết chính là cơ sở cho các em
có khả năng tiếp cận với các tác phẩm âm nhạc: xác định được những hình thức
cấu trúc tác phẩm âm nhạc đơn giản, tiết nhạc câu nhạc, đoạn nhạc. Trong các
phần học thường thức âm nhạc, học sinh phải sử dụng vốn hiểu biết đã nắm được
về các phương tiện diễn tả âm nhạc của tác phẩm, tác giả điển hình theo từng
trường phái, trào lưu âm nhạc trong chương trình từ đó tai nghe âm nhạc cũng dần
phát triển.
Hoạt động gắn liền với sự Phát triển tâm lý, sự phát triển của học sinh, thúc
đâỷ chức năng hoạt động của các cơ quan phát thanh, hô hấp lam cho giọng hát
của các em dần ổn định, chính xác, rộng mở về âm nhạc, âm lượng, tạo điều kiện
rèn luyện sự phối hợp chặt chẽ giữa nghe và hát.
Tư thế hát đúng, hơi thở hợp lý sẽ điều hoà hoạt động hô hấp, thở sâu hơn,
đồng thời cũng tạo cho học sinh có dáng dấp uyển chuyển, phong thái tự nhiên
đẹp.
Như vậy, dạy học nhạc trong nhà trường phổ thông nói chung, trường trung
học cơ sở nói riêng, tạo điều kiện phát triển chung cho nhân cách học sinh. Mối

liên hệ giữa tất cả các mặt giáo dục, thể hiện trong các hình thức phong phú của
hoạt động âm nhạc. sự nhạy cảm và tai nghe âm nhạc phát triển trong những bài
11


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
tập phù hợp sê giúp học sinh hưởng ứng với những tình cảm và hành vi tốt đẹp;
đẩy mạnh hoạt động, trí tuệ, thường xuyên hoàn thiện một hoạt động thể chất, phát
huy những phẩm chất đạo đức. hướng tới mục đích sống chân thực, làm việc tốt,
với hành vi thái độ lành mạnh, tốt đẹp.

12


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS

Chương 2:Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.1 Giới thiệu sơ lược về nhà trường
2.2 Thực trạng
2.2.1 CƠ SỞ Lí luận
Tri giác:
- Tri giác trẻ em lứa tuổi häc sinh THCS thường gắn với hoạt động cô thÓ nh: cầm,
nắm, sờ, mó,… "Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một
làm". Vì thế trực quan sinh động giúp các em cã tri giác tốt hơn.
Trí nhớ:
- Trí nhớ của học sinh tiểu học là trí nhớ trực quan hình tượng, sở dĩ học sinh nhớ
được kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan: Thị giác (nhìn); Xúc
giác (sờ, mó); Vị giác (nếm); Khứu giác (ngửi); Thính giác (nghe). Do đó những
hình ảnh vµ ©m thanh trực quan sinh động sÏ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh
nhÊt vµ lâu nhất.

Tóm lại: Quá trình nhận thức của học sinh nói chung và hs thcs nói riêng rất cần
đến những phương tiện trực quan sinh động, chính vì đặc điểm đó mà sử dụng đồ
dùng dạy học thông qua công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học lµ rất thích
hợp vµ cÇn thiÕt.
2. Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy học, thực hiện đổi mới phương pháp
giáo dục:
a.

Dạy và học theo quan điểm CNTT:

Học là một quá trình thu nhận thông tin; dạy là phát thông tin và giúp người
học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu qủa, nếu nội dung bài chỉ truyền tới
người học bằng văn bảng thì người học có thể sẽ kém hứng thú. Nhờ sự phát triển
của KHKT, quá trình dạy học có thể sử dung các phương tiện dạy học sau:
-Đèn chiếu Overhead.
-Video-projector.
-Phần mềm dạy học. Công nghệ kiểm tra trên vi tính.
-Sử dụng Internet.
Ở đây tôi đã ứng dụng Video-projector trong bài giảng, dạy học với
phương tiện tôi thấy có các ưu thế sau:
13


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
-GV chuẩn bị một lần mà được giảng dạy nhiều lần.
-Các PM dạy học thay thế GV thực hành, tăng tính năng động cho người
học.
-GV trình bày bài giảng sinh động, dễ dàng cập nhật thích nghi với sự thay
đổi nhanh chóng của KH hiện đại.
-Phương tiện hỗ trợ làm tăng thêm hiệu qủa đối với những bài giảng khó,

phức tạp.
-HS không bị thụ động khi các hoạt động của GV đã chuẩn bị ở bài giảng.
b. CNTT với vai trò phương tiện, thiết bị dạy học :
Trong những năm trở lại đây, ứng dụng CNTT trong dạy học được đẩy
mạnh và đạt hiệu qủa tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy là một giờ
học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức- luyện tập kĩ năng của GV
được cải thiện, HS dễ tiếp thu bài học và giờ học sinh động, lôi cuốn các em vào
bài học và chất lượng giờ học được nâng cao.. Tất cả các môn học đều có đặc thù
khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm tin học cũng
khác nhau nhưng nhìn chung ứng dụng CNTT trong dạy học là một việc làm hết
sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ môn mà
còn dần dần tạo cho HS làm quen với phương pháp học tập hiện đại, GV cũng từng
bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong
thời đại mới

2.2.2 Cơ sở thực tiễn
Về phía nhà trường.
Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học
nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu
chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng
bộ môn này chưa được quan tâm đầy đủ và nghiêm túc của các cấp các ngành.
Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS thiếu thốn và nghèo
nàn, nhà trường chưa có phòng dạy âm nhạc riêng. Nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém
chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc còn thiếu
nhiều tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy – học
âm nhạc, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự
14



Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
tìm tài liệu, sưu tầm §DDH. trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có
những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa, máy chiếu ) để phục vụ cho việc dạy
và học.
Về phía học sinh.
Đối với HS trường THCS Văn Thủy đa phần các em là con em nông thôn và
lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy với môn học
âm nhạc cũng không ngoại lệ, Hs ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc
đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần HS bị
chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, môn phụ của xã hội nhà trường. Các em
phải tập trung cho các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việc
học môn âm nhạc.
Kết quả của thực trạng trên.
Từ thực trạng trên bản thân đã tự tận dụng những thiết bị dạy học sẵn có,
đồng thời phải tự sáng tạo sưu tầm thêm nh: Nhạc cụ gõ đơn giản, trang ảnh về
nhạc sĩ và băng đĩa nhạc... Đặc biệt năm học này với mục tiêu là ứng dụng công
nghệ thông tin vào trường học nên BGH nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để sắm máy chiếu qua đầu giúp bản thân có điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứu các
phần mềm liên quan đến bộ môn để đưa vào thực nghiệm trong giảng dạy và bước
đầu đã thu được những kết quả nhất định.

15


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS

B. Giải quyết vấn đề.
I.

Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy học, thực hiện đổi mới

phương pháp giáo dục:
1. ứng dụng CNTT trong dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương
pháp giáo dục:

Trong những năm trở lại đây, ứng dụng CNTT trong dạy học được
đẩy mạnh và đã đạt được hiệu quả tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy
nhất là một giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức – luyện t©p
kỹ năng của giáo viên được cải thiện, học sinh dễ tiếp thu bài học và giờ học sinh
động, lôi cuốn các em vào bài học và chất lượng giờ học được nâng cao. Tất cả các
môn học đều có đặc thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và
phần mềm tin học cũng khác nhau nhưng nhìn chung ứng dụng CNTT trong dạy
học là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng
bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp
ứng nhu cầu bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp
học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình
để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại mới.
2. Vai trò của CNTT trong dạy học môn Âm nhạc ở bậc THCS:
Với bộ môn Âm nhạc, đây là một môn học năng khiếu, đặc thù của
môn học là dễ lôi cuốn học sinh với điều kiện giáo viên giảng dạy phải biết sáng
tạo trong phương pháp truyền giảng, luyện tập kỹ năng cho học sinh. Các phân
môn trong bộ môn âm nhạc đa số đều đỏi hỏi người học phải có năng khiếu và
thực sự yêu thích. Chính vì thế, việc tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học
tích cực trong bộ môn âm nhạc luôn là nhu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên.
ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn âm nhạc là một sự đổi mới
trong phương pháp giảng dạy âm nhạc ở cấp THCS. Hiện nay, ngoài các thiết bị
nghe – nhìn rất phong phú và hiện đại; các phần mềm soạn nhạc, hoà âm cũng
được phát triển không ngừng. Việc nghiên cứu và ứng dụng một chức năng nhỏ
trong các phần mềm ấy đưa vào trong dạy hát hoặc tập đọc nhạc rất thuận tiện bởi
tính năng chung của các phần mềm này là rất dễ sử dụng, không đòi hỏi người
dùng phải có kiến thức chuyên sâu về máy tính, người sử dụng chỉ cần tiếp cận và

khai thác một vài lần là có thể sử dụng thành thạo. Bên cạnh đó, ngoài sự hỗ trợ
của các thiết bị nghe – nhìn, giáo viên có thể kết hợp các phần mềm này trong giáo
án điện tử, đảm bảo việc truyền giảng kiến thức và luyện tập kỹ năng cho học sinh
sẽ được thực hiện một cách linh động, giờ học hát cũng như giờ học tập đọc nhạc
sẽ được thực hiện một cách nhẹ nhàng nhưng không kém phần sinh động, học sinh
sẽ cảm thấy thích thú khi thực hành bộ môn và kết quả giờ học sẽ được nâng cao
rõ rệt.
II.

Một số phần mềm – thiết bị công nghệ được ứng dụng trong dạy học
môn âm nhạc:
16


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để soạn nhạc,
hoà âm phối khí. Các phần mềm đều có lĩnh vực ứng dụng nhất định và có tính
chuyên biệt khá rõ nét nhưng nhìn chung khi sử dụng đều có đặc điểm tương đối
giống nhau từ thao tác soạn, chữa giai điệu, hoà âm, ghi âm… nên việc sử dụng
cũng khá dễ dàng. Các phần mềm này đa số không đòi hỏi máy tính phải có cấu
hình cao nên việc phổ biến cũng thuận lợi. Đa số phần mềm soạn nhạc hiện nay
đều chạy được trên môi trường Windows (hệ điều hành phổ biến ở Việt Nam) nên
việc cài đặt, sử dụng rất thuận tiện.
Thiết bị dạy học môn âm nhạc cũng đơn giản và dễ tìm kiếm ngoài thị
trường. Một trong những thiết bị cần thiết nhất cho bộ môn là đàn phím, hiện nay
đã được trang bị và sử dụng hiệu quả. Kế đến là thiết bị nghe – nhìn và thiết bị
giao tiếp giữa đàn Organ với máy tính (MIDI Cable). Nếu soạn giảng bằng giáo án
điện tử thì các thiết bị trên đã được tích hợp trong hệ thống máy tính nên việc
giảng dạy tiết một học âm nhạc sẽ được thực hiện một cách đơn giản, không cầu kì
trong việc chuẩn bị thiết bị, phòng ốc.

1. Một số phần mềm ứng dụng trong dạy học Âm nhạc:
Trong những năm thực tế giảng dạy, ngoài việc sử dụng các trang
thiết bị đã được cấp, việc ứng dụng thêm các phần mềm kết hợp với các thiết bị
công nghệ khác đã tạo được không khí khác hẳn trong các tiết học âm nhạc và hiệu
quả được nâng cao, các phần mềm được khai thác và sử dụng là phần mềm
ENCORE (của hãng PASSPORT GVOX), phần mềm CAKEWALK PRO AUDIO
(của hãng Twelve Tone Systems) và phần mềm PROSHOW GOLD (của hãng
PHOTODEX CORPORATION). Cụ thể phương pháp ứng dụng trong các phân
môn nh sau:

SƠ LƯỢC CHƯƠNG TRÌNH ENCORE 4.5.3
I. Cửa sổ chính :
Sau khi mở chương trình Encore sẽ cho cửa sổ chính như hình (H1.1).

H1.1
Trên cửa sổ chính dòng nhạc mặc nhiên được định sẵn:
- Hai khuông nhạc trên dòng nhạc hoặc hệ thống dành cho Piano (Khuông
nhạc phía trên mang khó Sol, khuông nhạc phía dưới mang khó Fa). [Staves per
system = 2]. (H1.2).
17


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS

H1.2
- Số dòng nhạc định sẵn trong trang là 5 [Systems per page = 5]
- Ô nhịp định sẵn trong từng dòng là 3 [Measure per page = 3]
- Tất cả các điều kiện định trước ở trên đều có thể thay đổi dễ dàng để phù
hợp tính chất từng bản nhạc. (Sẽ được trình bày chi tiết ở phần 2 trong phần bài
tập).

II. Các thành phần trên cửa sổ của Encore :
Trên cửa sổ chính của chương trình Encore 4.5.3 gồm có các phần :
+ 1: Thanh tiêu để (Title Bar).
+ 2: Thanh Menu (Menu Bar).
+ 3: Thanh thuộc tính (Ribbon Bar).
+ 4: Thanh công cụ (Tool Bar).
+ 5: Thanh cuộn dọc (Vertical Scroll Bar).
+ 6: Thanh cuộn ngang (Horizontal Scroll Bar).
+ 7: Màn hình chứa bản nhạc.
1. Thanh tiêu đề : (Title Bar - H1.3)
- Thanh tiêu đề nằm phía trên, bên phải có các nút điều khiển phóng to thu
nhỏ cửa sổ.
2. Thanh Menu 2 : (Menu Bar - H1.3)
- Thanh Menu chứa 8 mục điều khiển chính của chương trình Encore : File –
Edit – Notes – Measures – Score – View – Windows – Setup – Help.
- Khi kích hoạt mục điều khiển có thể dựng chuột bấm vào mục cần chọn, nếu
có các chữ có dấu gạch dưới các ký từ thì có thể dựng tổ hợp phím Alt + (phím ký
tự có gạch dưới).
3. Thanh thuộc tính : (Ribbon Bar - H1.3)
- Thanh Ribbon có nút điều khiển giọng, âm thanh, ghi, xoá, chuyển trang...
1
2
3

18


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS

H1.3


4. Thanh công cụ : (Tool Bar - H1.4)
Thanh công cụ được đặt thẳng đứng, bao gồm nhiều thanh chức năng đặt
chồng lên nhau - Chỉ xuất hiện một trong các thanh (Thanh Notes - Thanh Clefs Thanh Graphics - Thanh Epressons - Thanh Tools - Thanh Dynamics - Thanh
Marks 1 - Thanh Marks 2 - Thanh Symbols - Thanh Guitar - Thanh Color)

 Lưu ý : Trên thanh công
cụ có hai nơi cần lưu ý :H1.4
(H1.5)
- Khoảng trống 1: Bấm vào đây để dời thanh công cụ.
1
- Hộp điều khiển 2: Bấm vào đây để chuyển đến từng thanh
2
cụ thể.
a. Thanh Graphics : (Đồ họa)
H1.5
- Thanh đồ họa dựng để viết chữ.
- Ghi hợp âm ở dạng chữ, dạng thế bấm hợp âm trên Guitar.
- Vẽ đường thẳng, đường bao dạng tròn, vuông với các nét đậm, nhạt khỏc
nhau.
b. Thanh Clefs : (Khóa nhạc)
- Trên thanh khóa nhạc có các nút để ghi khóa nhạc: khóa Sol, khóa Fa, khóa
Đô...
c. Thanh Color : (Màu)
- Thanh màu dựng để trang trí bản nhạc có nhiều màu sắc khác nhau
d.
Thanh Experession : (Sắc thái)
- Thanh sắc thái ghi chú cường độ tình cảm cần thể hiện trong một câu, một
đoạn hay cả bài nhạc.
e. Thanh Mark 1, Mark 2 : (Dấu hiệu)

- Thanh dấu hiệu để ghi các dấu hóa bất thường cho các nốt phụ, dấu hiệu
lượn, dấu vê, dấu nhấn... (được thể hiện trên các ô của thanh).
f. Thanh Tools : (công cụ)
- Thanh công cụ tạo dấu nối cho các nốt nhạc
- Tạo các đường kẻ kết hợp với dấu tái đoạn
- Tạo các dấu vê, dấu rải...
- Tạo dấu ghi cường độ ...
19


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
g.
Thanh Dynamics : (Cường độ)
- Thanh cường độ để ghi chú mức độ mạnh yếu của nốt nhạc.
+ p = nhẹ
pp = nhẹ vừa
ppp = rất nhẹ
+ f = mạnh
ff = mạnh vừa
fff = rất mạnh
h. Thanh Symbols : (ký hiệu)
Thanh ký hiệu để ghi các dấu: chấm lưu, hồi đoạn, Coda, dấu nhắc, các chữ
số ...
i. Thanh Guitar :
- Thanh Guitar có ghi chú ký hiệu: ghi chú ngón tay, và các ký hiệu ghi chú
trên khuông nhạc.
j. Thanh notes :
Trên thanh notes có các nút để ghi notes nhạc, dấu lặng, dấu hóa. Khi ghi
notes nhạc hoặc các dấu vào khuông nhạc thì click chuột vào nơi đó sẽ chuyển
màu, di chuyển vị trí đến đâu nhắp chuột thì sẽ ghi được. (Nếu notes có dấu chấm

dôi thì nhắp chuột ở notes đó và nhắp thêm dấu chấm xong mới ghi trên khuông
nhạc).
5. Thanh cuộn dọc, thanh cuộn ngang, màn hình chương trình Encore .
III. Mở một tập tin mới :
- Để mở tập tin mới : [File → New] hoặc tổ hợp phím [Ctrl + N]. Màn hình
sẽ hiện ra hộp thoại Choose Page Layout : [H1.6]
- Trong phần Layout : (Phần này khi chúng ta
chọn Single Staves trong Staff Format thì cả 3 ô đều
sáng lên lưu ý các nghĩa của nó
- Staves per system: Số khuông nhạc trên dòng
nhạc.
- Systems per page: Số dòng nhạc trong trang.
- Measures per system: Số ô nhịp trên dòng
nhạc.
- Trong phần Staff Format:
- Định dạng khuông nhạc sẵn đó là: Dựng
khuông đơn (Single Staves), Piano hoặc Piano Vocal.
1. Staff Format : Định dạng khuông nhạc
a. Single Staves : Khuông đơn, được dựng phổ biến để ghi bản nhạc, phần này
là phần hay dùng cho giáo viên dạy nhạc phổ thông.
- Ví dụ : Bài Đi cấy - Dân ca Thanh Hóa được viết bằng khuông đơn.
H1.6

20


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS

b.
Piano :

- Có 2 khuông nhạc trong một hệ thống, một khuông khóa Sol ghi bố cao và
một khuông khóa Fa ghi trầm. Ví dụ: Bài Au revoir của Robert Burns được viết
cho Piano, bố cao viết khóa Sol, bố trầm viết ở khóa Fa.

21


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS

c. Piano – Vocal :
- Có 3 khuông nhạc trong hệ thống : Khuông đơn 1 để ghi giai điệu bài hát
(Vocal), khuông 2 ghi bố cao của piano, khuông 3 ghi bố trầm của piano.
- Ví dụ :

a/ Phần mềm ENCORE – ứng dụng trong giảng dạy tập đọc nhạc:
Ưu điểm của phần mềm
này là có thể tạo một bản tập đọc nhạc
được thực thi động giống y hệt bản tập
đọc nhạc được in trong sách giáo khoa.
Từ cách thể hiện về hình thức lẫn kết cấu
câu nhạc, « nhịp.., điều này giúp học sinh
dễ quan sát bởi các bài tập đọc nhạc đều
được trích từ các ca khúc và thường là rất
ngắn. Bài tập đọc nhạc được thể hiện
toàn màn hình giúp giáo viên có thể
hướng dẫn cách thực hiện các kÝ hiệu,
cao độ, trường độ dễ dàng và học sinh dễ
nắm bắt. Phần mềm ENCORE khi thực
hiện bài tập đọc nhạc sẽ có tiếng phách
gõ và được hiển thị trên màn hình một

cách chính xác và rõ ràng. Chức năng biểu diễn theo các kÝ hiệu âm nhạc được soạn sẵn

22


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
được thực hiện tự động, học sinh dễ dàng theo dõi bài và nắm bắt cao độ, trường độ, các
âm hình tiết tÊu.
Với phần mềm này, nếu giáo viên tạo được bản tập đọc nhạc giống với
cách trình bày trong sách giáo khoa thì hiệu quả bài dạy sẽ rất tốt. Tập đọc nhạc là một
phân môn khó với đa số học sinh, các em chuẩn bị bài ở nhà và khi quan sát trên màn
hình với cách trình bày giống y hệt các em đã soạn thì việc thực hành bài tập đọc nhạc sẽ
được tiến hành một cách dễ dàng.
Phần mềm có khả năng hiển thị toàn màn
hình, do đó giáo viên có thể tận dụng tối đa diện tích của
màn hình chiếu để hiển thị bài T§N rõ ràng, sử dụng
công cụ Custom View trên thanh công cụ và nhập vào tỉ
lệ % tương ứng. Để tạo chú ý ở một số kÝ hiệu, hình nốt
đặc biệt, hay đơn giản là muốn đổi
màu sắc cho toàn bộ bài T§N để lôi
cuốn hơn có thể sử dụng chức năng
đổi màu sắc cho các đối tượng trong
bản nhạc ở mục Score Color (trình
đơn View).
Nhìn chung, đây là một phần mềm dễ sử dụng nhất trong các phần mềm
soạn nhạc, phần mềm này có thể được ứng dụng không chỉ riêng môn học tập đọc nhạc
mà còn có thể các phân môn khác. Tuy vậy, trong thực tế ứng dụng các phần mềm thì
ENCORE tỏ ra hiệu quả hơn hẳn đối với phân môn T§N bởi những tính năng phù hợp
của nó.
b/ Phần mềm CAKEWALK PRO AUDIO – ứng dụng trong giảng dạy

hátnhạc:
CakeWalk Pro Audio là mét phần mềm chuyên dụng trong hoà âm, phối
khí và ghi âm. Phần mềm này có khả năng trình diễn các bài nhạc MIDI với chất lượng
âm thanh rất tốt và có thể
tương tác với đàn Organ qua
thiết bị MIDI. CakeWalk có
phạm vi ứng dụng rộng rãi, từ
những phòng ghi âm chuyên
nghiệp đến những nhạc sĩ có
nhu cầu soạn và phối nhạc
trên máy tính. Phần mềm này
có khả năng ghi âm cùng lúc
256 kênh âm thanh với các
tiện ích sao chép, chỉnh sửa
rất thuận tiện.
CakeWalk có thể hiển
thị toàn bộ tổng thể bài nhạc
nhưng cũng có thể hiển thị một kênh nhạc theo yêu cầu người dùng. Bài nhạc được hiển
thị hàng ngang và có thể thay đổi màu sắc đồng thời cả giai điệu và lời hát theo tiết tấu,
điều này giúp học sinh dễ theo dõi tiết tấu, cao độ, lời ca bài hát và việc dạy hát nhạc trở
nên đơn giản hơn.

23


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS

Giáo viên khi soạn bài dạy có thể ghi âm bài hát trên đàn Organ rồi chuyển
qua phần mềm CakeWalk bằng đĩa mềm hoặc đĩa USB, sau đó sử dụng các công cơ
trong phần mềm để chỉnh sửa bài nhạc theo yêu cầu hoặc có thể ghi âm bài hát ngay

trong phần mềm qua thiết bị MIDI. Vì vậy việc soạn bài
dạy sử dụng phần mềm này rất tiện lợi và tiết kiệm thời
gian. Các bài hát ghi âm trên đàn Organ bằng định dạng
MIDI khi chuyển qua phần mềm này có thể chỉnh sửa
giọng, nhịp, và các yếu tố khác bằng công cụ sẵn có
trong phần mềm. Khi ghi âm trực tiếp thông qua cáp
MIDI thì có thể cài đặt trước giọng, nhịp… nhưng đòi
hỏi người sử dụng phải đánh đàn một cách chuẩn xác
với phách gõ của phần mềm. Sau đó có thể lưu lại với
định dạng riêng của phần mềm để khi sử dụng thì nó
hiển thị theo ý người dùng đã cài đặt sẵn.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm để soạn nhạc, mỗi phần mềm có một ưu
điểm khác nhau và khả năng ứng dụng cũng khác nhau. Với phần mềm CakeWalk, có rất
nhiều tiện ích trong đó nhưng chúng ta không cần phải khai thác hết các tính năng của
nó. Tính năng hiển thị bài hát như đã trình bày ở trên và khả năng soạn, sửa nhạc rất tiện
lợi sẽ giúp cho việc chuẩn bị một tiết dạy hát trở nên dễ dàng hơn, giờ học hát sẽ hiệu
quả hơn và thực tế thì học sinh rất hứng thú khi được học hát qua phần mềm này.
c/ Phần mềm PROSHOW GOLD – ứng dụng trong giảng dạy âm nhạc
thường thức:
Đặc điểm
của phần mềm này cho
phép người sử dụng có
thể tạo một đoạn Video
Clip từ những hình ảnh,
đoạn phim sưu tầm được.
Thực tế giáo viên rất khó
tìm tư liệu dạng Video để
minh hoạ cho bài dạy nh
các bài học giới thiệu các
nhạc sĩ cổ điển hoặc các

loại nhạc cụ. Với phần
mềm PROSHOW GOLD,
chúng ta hoàn toàn có thể
tạo được Video chứa các

24


Biện pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc ở trường THCS
hình ảnh minh hoạ và lồng âm thanh vào, sử dụng hiệu ứng tạo ảnh chuyển động (Motion
Effect) có thể tạo được những đoạn phim sống động.
Khi giới thiệu một ca khúc của tác giả trong phần âm nhạc thường thức, nếu sử dụng
VideoClip quay sẵn có thể gây phản tác dụng, học sinh sẽ chú ý nhiều hơn đến các chi
tiết hình ảnh, nhân vật trong đoạn phim mà quên đi nội dung chính là cảm nhận nội dung,
giai điệu bài hát. Để giải quyết vấn đề này, chóng ta sưu tầm một số hình ảnh minh hoạ
sát với nội dung bài hát và sử dụng phần mềm PROSHOW GOLD để tạo một đoạn
Video, những hình ảnh đó sẽ giúp học sinh cảm nhận sâu hơn nội dung – nghệ thuật tác
phẩm .
Phần mềm này tương đối dễ sử dụng, hình ảnh và âm thanh trong đoạn
phim tạo ra có chất lượng tốt. Tuy nhiên, để tạo một đoạn phim như thế đòi hỏi người sử
dụng phải mất thì giờ tìm kiến hình ảnh, đo thời gian hiệu ứng của ảnh và thời gian của
bài hát. Nếu khéo léo chúng ta hoàn toàn có thể tạo được một Video Clip có tính chuyên
nghiệp và phù hợp với yêu cầu bài dạy. Học
sinh rất chú ý khi thưởng thức các bài hát qua
phần mềm này, hình ảnh minh hoạ sẽ giúp các
em cảm nhận ý nghĩa – nghệ thuật tác phẩm sâu
sắc hơn. Hiệu ứng của phần mềm sẽ tạo một
cảm giác nhẹ nhàng, lôi cuốn mà không làm
mất đi sự chú ý cần thiết vào nội dung – giai
điệu bài hát. Các bài học giới thiệu về nhạc cụ,

sinh hoạt nghệ thuật dân gian nếu ứng dụng
phần mềm này cũng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn, học
sinh dễ tiếp thu và ghi nhớ bài học.
2. Thiết bị công nghệ ứng dụng trong dạy học môn âm nhạc:
Ngoài các phần mềm được khai thác và ứng dụng, trong giảng dạy bộ môn
âm nhạc cũng đòi hỏi những thiết bị nghe – nhìn khác. Một trong những thiết bị được sử
dụng rộng rãi và quan trọng nhất trong dạy học âm nhạc là đàn Organ, kế đến là hệ thống
âm thanh, màn hình để minh họa bài giảng. Nhưng trong thực tế khi thực hiện bài giảng
đa số giáo viên đều mắc phải một vấn đề là hầu hết các bài hát trong chương trình đều có
âm vực vượt quá tầm cữ giọng hát của học sinh. Nếu để nguyên cao độ hiển thị trên màn
hình giống như sách giáo khoa thì học sinh không hát được, nhưng dùng chức năng dịch
giọng của phần mềm thì tên cao độ và khoá nhạc thay đổi thì không đúng. Vấn đề ở đây
làm sao giữ được cao độ nh bài học được in trong sách giáo khoa nhưng âm thanh khi
phát ra đã được dịch. Muốn làm được điều đó chúng ta phải sử dụng một thiết bị thứ ba
là MIDI Cable, đây là một thiết bị giao tiếp giữa đàn Organ và máy tính, kết hợp những
thiết bị đó sẽ giải quyết được vấn đề này.
Khi kết nối máy tính với đàn Organ thông qua MIDI Cable, tất cả các phần
mềm soạn nhạc hiện nay đều có khả năng nhận diện thiết bị MIDI và truyền tín hiệu âm
thanh qua thiết bị này (kể cả
phần mềm ENCORE). Khi thực
thi chương trình, cao độ hiển thị
trên màn hình sẽ giữ nguyên
nhưng âm thanh phát ra từ đàn
Organ đã được dịch thông qua
chức năng Transpose của đàn.

25



×