Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

SỬ DỤNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG CHÚ Ý CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.72 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SỬ DỤNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC
NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG CHÚ Ý CHO
TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ

Người hướng dẫn khoa học

:Th.s Đỗ Thị Thảo

Người thực hiện

:Lăng Thị Khởi

Đơn vị

:K61A-GDĐB

Hà nội, 2015


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô
giáo, ThS Đỗ Thị Thảo – người đã quan tâm, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ
em trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo Trường mầm non
Ánh Sao Mai và những phụ huynh là cha mẹ của trẻ KTTT đang theo học tại Trường
mầm non Ánh Sao Mai đã hết lòng giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện nghiêm


cứu khoa học để em thu được những kết quả tốt nhất cho đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2015
Sinh viên

Lăng Thị Khởi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KTTT
CM
GV
SL
TL
TB

Khuyết tật trí tuệ
Cha mẹ
Giáo viên
Số lượng
Tỉ lệ
Trung bình


MỤC LỤC


1.

Đặt vấn đề

Khả năng tập trung chú ý có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, giúp
chúng ta có thể thu thập được nhiều thông tin với nhiều nội dung khác nhau từ môi
trường xung quanh, xử lí thông tin chính xác, thực hiện từ đầu đến khi kết thúc
nhiệm vụ, giải quyết các tình huống hằng ngày, giúp trẻ hiểu rõ vấn đề và nội dung
người khác truyền đạt. Khả năng tập trung chú ý có vai trò quan trọng trong quá
trình học tập, hình thành các kĩ năng và các hoạt động vui chơi của trẻ.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trẻ KTTT thường gặp nhiều khó khăn
trong tập trung chú ý vào nhiệm vụ ở các mức độ khác nhau. Trong đó, khó khăn về
cảm giác đã có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tập trung cao vào bài học của trẻ.
Trẻ KTTT thường dễ phân tán chú ý, lơ đễnh khi thực hiện nhiệm vụ, bỏ dở bài
tập… Khả năng tập trung chú ý của trẻ KTTT có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng
tiếp nhận và xử lí thông tin, trẻ không hiểu và biết được những gì đang diễn ra, ảnh
hưởng tới nhiều kĩ năng của trẻ như: ngôn ngữ và giao tiếp, xã hội, nhận thức và khi
trẻ không tập trung có thể trẻ xuất hiện nhiều hành vi không mong muốn. Do vậy,
việc tìm ra và áp dụng các hoạt động nhằm tăng khả năng tập trung cho trẻ KTTT là
một vấn đề cấp thiết cho các nhà giáo dục và cha mẹ có con KTTT.
Trẻ KTTT gặp nhiều vấn đề về cảm giác, do đó tổ chức các hoạt động điều hòa
cảm giác sẽ giúp trẻ đáp ứng nhu cầu về cảm giác qua các hoạt động đó giúp trẻ thoải
mái , phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, giúp trẻ tiếp nhận và phản ứng phù hợp với
những thông tin, hoạt động xung quanh của trẻ, giúp trẻ trải nghiệm với thực tế nhiều hơn,
tạo điều kiện cho trẻ KTTT phát triển tốt hơn, hòa nhập môi trường một cách dễ dàng.
Thực tiễn cho thấy, việc xây dựng và áp dụng các hoạt động để tăng cường khả
năng tập trung chú ý của trẻ KTTT ở các trường chuyên biệt hiện nay còn gặp nhiều hạn
chế, hiệu quả đạt được chưa cao, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong tổ chức các hoạt
động. Do vậy, cần thiết có hệ thống hoạt động điều hòa cảm giác giúp hỗ trợ giáo viên
tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT tại trường chuyên biệt, chúng tôi
chọn đề tài: “ Sử dụng một số hoạt động điều hòa cảm giác nhằm tăng cường khả
năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT” để nghiên cứu.
2. Giải quyết vấn đề
2.1.Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận, thực tiễn về khả năng tập trung
chú ý của trẻ KTTT và các hoạt động nâng cao khả năng tập trung chú ý cho trẻ
KTTT, đề tài tiến hành thử nghiệm một số hoạt động điều hòa cảm giác nhằm tăng
cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT, giúp trẻ học tập tốt hơn.
5


2.2.Khách thể khảo sát và đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý
cho trẻ KTTT.
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng các hoạt động điều hòa cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập
trung chú ý cho trẻ KTTT.
2. 3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc, phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu hiện có trên thế giới và
Việt Nam về vấn đề khả năng tập trung chú ý của trẻ KTTT, các hoạt động phát
triển khả năng tập trung chú ý đặc biệt là các hoạt động điều hòa cảm giác
2. 3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.3.2.1. Phương pháp phỏng vấn
Trò chuyện, trao đổi, phỏng vấn giáo viên và cha mẹ trẻ về việc áp dụng các
hoạt động nói chung và các hoạt động điều hòa cảm giác nói riêng để tăng cường
khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT.
2.3.2.2 . Phương pháp điều tra bằng Ankét
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên và cha mẹ trẻ để tìm hiểu thực trạng áp
dụng các hoạt động nói chung và áp dụng các hoạt động điều hòa cảm giác nhằm tăng
cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT và để đánh giá hiệu quả áp dụng các hoạt
động điều hòa cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT.
2.3.2.3. Phương pháp thực nghiệm

- Mục đích thực nghiệm: nhằm đánh giá kết quả của việc sử dụng các hoạt
động tăng cường khả năng tập trung chú ý. Đồng thời kiểm tra tính khả thi của giả
thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra.
- Nội dung thực nghiệm: áp dụng các hoạt động vào phát triển khả năng tập
trung chú ý cho trẻ KTTT, đánh giá kết quả áp dụng các hoạt động đó trên giáo viên và
học sinh. Rút ra kết luận cho việc tổ chức và áp dụng các hoạt động vào phát triển khả
năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT.
- Cách tiến hành thực nghiệm:
• Lựa chọn nội dung thực nghiệm
• Thời gian thực nghiệm
• Xây dựng và áp dụng các hoạt động vào phát triển khả năng tập trung chú ý cho trẻ
KTTT.
6





Tiến hành các hoạt động áp dụng một số hoạt động
Đánh giá kết quả.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm
2.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp(case study)
Nghiên cứu, đánh giá mức độ chức năng hiện tại, đặc điểm tâm lý, các vấn
đề cảm giác…của một trường hợp trẻ để có hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về đối
tượng. Nghiên cứu trên 02 trường hợp nhằm kiểm định hiệu quả thực tế của việc sử
dụng các hoạt động đã xây dựng.
2.3.3. Nhóm phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Mục đích: Thống kê, xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu.
Cách tiến hành: Thống kê số liệu thu được từ các phiếu trưng cầu ý kiến, sử dụng
công thức toán học để xử lý các số liệu và rút ra kết luận cần thiết.

2.4. Kết quả nghiên cứu
2.4.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.4.1.1.Nghiên cứu về trẻ khuyết tật trí tuệ
Trước thế kỷ XIX, hầu như chưa có quan điểm khoa học nào về KTTT. Kể từ
khi quyển sách mang tên “De I’ educationd’ un home sauvage” của Itard ra đời năm
1801, xã hội mới tham gia tích cực vào việc cải thiện tình trạng của trẻ KTTT. Itard
tin rằng, tình trạng KTTT có thể được khắc phục phần nào nhờ quá trình giáo dục
tốt. Học trò của Itard là Seguin đã mở những ngôi trường đầu tiên cho trẻ KTTT tại
Mỹ. Cả hai nhà khoa học này đều có thể được coi là những người đầu tiên quan tâm
tới trẻ KTTT.
Sự quan tâm tới những người KTTT đã có một thời thụt lùi, đó là vào
khoảng cuối thế kỷ XIX. Do có những phát hiện về biến dị thần kinh trung ương
trong ngành thần kinh học, người ta cho rằng tình trạng KTTT luôn có nguyên nhân
là những tổn thương ở thùy não. Vì những tổn thương ở não là không thể thay đổi
được nên người ta cho rằng việc điều trị cho những người KTTT là hoàn toàn vô
ích. Lý thuyết về biến dị này đã có ảnh hưởng rất tiêu cực đến những người KTTT,
rất nhiều người trong số họ phải sống tách biệt suốt đời với cộng đồng xã hội trong
những trung tâm cư trú lớn.
Từ những năm 1970, quan điểm về KTTT đã có những thay đổi. Phẩm chất
về con người cũng như những nhu cầu về xã hội được đề cao. Người ta cho rằng,
người KTTT nên được sống trong một môi trường bình thường thay vì sống trong
các trung tâm riêng biệt.Đây chính là thời kì của sự bình thường hóa và hội nhập.

7


Luận điểm phát triển đã được sử dụng để cãi thiện những khía cạnh phát
triển khác nhau. Luận điểm chính của cách xem xét này là: những người KTTT có
khả năng phát triển trong suốt cuộc đời, dĩ nhiên là với tốc độ và cường độ riêng và
với mức độ linh hoạt khác nhau. Luận điểm này dựa trên 4 yếu tố là tiền đề sinh

học; chức năng nền tảng: cảm giác, vận động và tâm lý; những ảnh hưởng của môi
trường; lịch sử phát triển. Bốn yếu tố này có ảnh hưởng qua lại với nhau, sự thay
đổi của một yếu tố kéo theo sự thay đổi của cả tổng thể.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, Chính phủ đã quan tâm
đến vấn đề giáo dục và nghiên cứu về trẻ khuyết tật. Đã có một số nghiên cứu về trẻ
KTTT và công tác giáo dục trẻ KTTT.
Năm 1966, Nhà nước ban hành Thông tư số 202/CP về chính sách đối với
người già, trẻ mồ côi và trẻ khuyết tật. Năm 1975, Bộ y tế đã ra quyết định số 91/BYT
về việc thành lập khoa tâm thần thuộc bệnh viện Bạch Mai với nhiệm vụ điều tra cơ
bản về trẻ KTTT phối hợp với việc thăm khám và và chữa bệnh. Kể từ đó, việc chăm
sóc và dạy KNS cho trẻ KTTT được quan tâm.
Năm 1995, tác giả Trần Trọng Thủy có công trình nghiên cứu về trẻ học kém
và phương pháp dạy học chính trị.Cùng thời gian này, công trình nghiên cứu về đặc
điểm tâm sinh lý của tác giả Nguyễn Cảnh Thìn cũng được công bố.Trong những
công trình nghiên cứu này, tình trạng hạn chế về nhận thức và các kỹ năng thích ứng
của trẻ KTTT cũng đã được đề cập.
Cũng trong thời gian này, nhiều công trình nghiên cứu về trẻ KTTT đã được
triển khai thực hiện như “Trẻ chậm khôn”(1994) của tác giả Phạm Văn Đoàn và các
cộng sự [2]. Năm 2003 tác giả Trần Thị Lệ Thu cho ra đời cuốn sách “Đại cương
giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ”[ 7], và năm 2010, tác giả này cho
ra đời cuốn “Đại cương về can thiệp sớm cho trẻ KTTT”[8]. Năm 2010, một số tác
giả cũng xuất bản một số sách như :“Đại cương giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ”
(Nguyễn Thị Hoàng Yến) [13], hay “Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc
biệt” (Nguyễn Thị Nguyệt) [5].

2.4.1.2. Nghiên cứu về điều hòa cảm giác
Cảm giác là nguồn bắt đầu của tất cả mọi tri thức của chúng ta về thế giới.
“Ngoài thông qua cảm giác, chúng ta không thể biết được hình thức nào của vật
chất cũng như hình thức nào của vận động” – I.V.LÊNIN đã từng nói [ 24; 43]
8



Cảm giác có vai trò quan trọng đối với mỗi con người, do vậy để hiểu sâu
hơn về cảm giác các nhà khoa học đã tìm tòi, dày công nghiên cứu và đạt được
nhiều thành công.
I.M.Xêtrênốp, ông đã phát hiện ra ý nghĩa của các cơ quan vận động trong
hoạt động vận động của người. Ông là đầu tiên chỉ rõ thông qua cảm giác cơ, con
người phân biệt hình thức vận động cơ bản – không gian, thời gian. Cơ sở cảm giác
của các khái niệm mà ta có thể diễn tả bằng các từ: cao, thấp, trước sau, nhanh,
chậm, dật cục… Đồng thời ông cũng là người đầu tiên đã đề ra sơ đồ điều khiển
vòng tròn đối với các động tác theo nguyên tắc liên hệ ngược.
P.A.Ruđich, trong nghiên cứu của mình ông đã đưa ra được những vấn đề lí
luận về cảm giác như: thế nào là cảm giác, tính nhạy cảm của giác và ngưỡng cảm
giác, sự thích nghi và sự cảm ứng của cảm giác, đồng thời ông khẳng định vai trò
của cảm giác đối với con người.
A.V.Da-Pa-Rô-Giét, trong nghiên cứu của mình ông đã làm rõ được vấn đề
về cảm giác, ý nghĩa của cảm giác và hệ thống các cảm giác.
Trên đây là những nghiên cứu về cảm giác của trẻ bình thường, còn đối với
vấn đề cảm giác của trẻ có nhu cầu đặc điệt thì hiện nay đã có một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu sau.
Tiến sĩ A.Jean Ayre (1945-1988) bà là người khởi đầu cho lĩnh vực nghiên
cứu cảm giác cho trẻ khuyết tật, bà đã giành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu
về trẻ tự kỉ và sự rối loạn cảm giác ở trẻ này, các phương thức trị liệu…
Bên cạnh đó, Yack, et.al, King, Carol Stock Kranowitz, Michael C.Abraham.
Các nghiên cứu này thường tập trung vào các vấn đề sau:Hệ thống cảm giác và sự phối
hợp cảm giác, sự rối loạn cảm giác, trị liệu phối kết hợp cảm giác (xúc giác, thị giác,
thính giác, tiền đình, khứu giác, cảm giác thụ thể bản thể…), sự vận dụng trị liệu phối
kết hợp cảm giác tại nhà và tại trường, các phương pháp trị liệu cảm giác, các hoạt
động và dụng cụ trị liệu cảm giác. Các thành tựu trên đã được ứng dụng tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, trong giáo dục đặc biệt đã có một số nghiên cứu về đề tài này.

Hoàng Thị Mơ với đề tài Ứng dụng một số bài tập điều hòa cảm giác nhằm giúp trẻ
khiếm thị rèn luyện tư thế phù hợp trong giao tiếp. Trong đề tài của mình, tác giả đã
nêu ra được vai trò của điều hoà giác quan đối với rèn luyện tư thế phù hợp trong giao
tiếp và ứng dụng một số bài tập điều hòa giác quan để giúp trẻ khắc phục khó khăn.
Tác giả Nguyễn Khánh Hương nghiên cứu điều hòa cảm giác với đề tài Xây dựng và tổ
chức một số bài tập giúp giảm thiểu khó khăn về cảm giác xúc giác và cảm giác tiền
đình cho trẻ mắc hội chứng Tự kỉ. Và đề tài Xây dựng và sử dụng một số bài tập giúp
9


trẻ Tự kỉ giảm bớt những khó khăn về cảm giác tiền đình của Nguyễn Thị Hiền. Trong
đề tài hai tác giả đã xây dựng được một số bài tập nhằm giúp trẻ mắc hội chứng Tự kỉ
giảm thiểu khó khăn về cảm giác xúc giác và cảm giác tiền đình.
2.4.1.3. Các nghiên cứu về tập trung chú ý trẻ KTTT
Tập trung chú ý có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người, đây
cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã đạt được một số kết quả
nhất định.
Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu nổi tiếng ra đời và được
biết đến rộng rãi. Và một trong số đó ta phải kể tới E.Titchener-nhà tâm lí học nổi
tiếng người Mỹ, đã nghiên cứu quan hệ giữa đặc điểm của hoạt động đối với tính
bền vững của chú ý. N.Ph.Đabrunhin khi nghiên cứu về bản chất của chú ý đã đề
cập tới vấn đề giá trị của nó. Chú ý định hướng tâm lí, có ý nghĩa nhất định đối với
cá nhân. Agennôxôvô, Pêtukhôva đã nghiên cứu sự tập trung và bền vững của chú ý
trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo. Sacđacop nghiên cứu ảnh hưởng của
nhịp độ hoạt động đối với sự tập trung chú ý.
Từ khi tâm lí học trẻ em ra đời, các nhà khoa học đã chú trọng đến việc nghiên
cứu vấn đề chú ý và các phương pháp giáo dục chú ý. L.X.Vưgotxki và V. X. Mukhina
đã nghiên cứu đặc điểm phát triển chú ý của trẻ em và con đường giáo dục chú ý có
chủ định cho trẻ. X. L. Rubinstein cũng đề cập tới giáo dục chú ý của trẻ thông qua
giáo dục nhân cách và tổ chức hoạt động nhận thức của trẻ một cách hợp lí.

A.V.Da-Pa-Rô-Giét, ông đã nghiên cứu sự phát triển chú ý trong từng giai
đoạn và một số lưu ý đối với trẻ trong giai đoạn đó.
Ở Việt Nam đã có một số nhà khoa học nghiên cứu về chú ý ở lứa tuổi mẫu
giáo và tiểu học. Các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia và Đoàn Thị
Tâm trong cuốn tâm lí học trẻ em trước tuổi học đã nghiên cứu vấn đề phát triển
chú ý không chủ định và chú ý có chủ định ở trẻ trước tuổi học. Các tác giả này cho
rằng ở tuổi hài nhi và ấu nhi, trẻ chỉ có chú ý không chủ định, đến tuổi mẫu giáo
chú ý không chủ định phát triển ở mức độ cao và bắt đầu hình thành chú ý có chủ
định. Đồng thời,với việc nghiên cứu có chủ định và chú ý không chủ định các tác
giả đã đưa ra một số lưu ý trong giáo dục trẻ lứa tuổi này.
Trong cuốn Tâm lí học, các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kế Hào và
Phan Thị Hạnh Mai cho rằng chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, đặc
biệt là ở đầu tiểu học. Học sinh tiểu học thường chỉ tập trung chú ý trong khoảng 3035 phút, sự chú ý của học sinh còn phụ thuộc vào nhịp độ học tập. Đây cũng là cơ sở
xác định thời gian của một tiết học ở tiểu học.
10


Trong giáo dục đặc biệt, trong những năm gần đây đã có một số đề tài nghiên
cứu về vấn đề này. Trần Thị Thu Cúc, tác giả của đề tài Biện pháp phát triển khả
năng tập trung chú ý cho trẻ Tự kỉ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, trong luận văn của
mình tác giả đã khẳng định trẻ Tự kỉ thiếu hụt khả năng tập trung, vai trò của tập
trung chú ý đối với mỗi cá nhân trẻ và đã đưa ra được một số biện pháp giúp trẻ
nâng cao khả năng tập trung chú ý cho trẻ Tự kỉ. Đề tài Một số biện pháp tăng
cường khả năng chú ý của học sinh chậm phát triển trí tuệ trong lớp học của tác giả
Ngô Thị Mai và đề tài Một số biện pháp tăng cường khả năng tập trung chú ý cho
trẻ Tự kỉ của BùiThị Như Trang, hai tác giả đã đưa ra dược những khó khăn do mất
tập trung chú ý và đã đưa ra được một số chiến lược, biện pháp nhằm tăng cường
khả năng tập trung chú ý.
Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về vấn đề tăng cường khả năng tập trung
chú ý cho trẻ KTTT còn rất ít. Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng các hoạt động điều

hòa cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn hiện nay.
2.4.2. Một số vấn đề lí luận đề tài
2.4.2.1. Trẻ khuyết tật trí tuệ
a, Khái niệm
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về KTTT tuy nhiên khái niệm KTTT
được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam là
khái niệm theo DSM – V.
Năm 2013, DSM-V đã đưa ra định nghĩa về KTTT như sau: KTTT là một rối
loạn diễn ra trong suốt quá trình phát triển, bao gồm sự thiếu hụt cả về trí tuệ và
chức năng thích ứng về khái niệm, xã hội và các lĩnh vực thực hành. [17].
b, Tiêu chí chẩn đoán và phân loại mức độ khuyết tật trí tuệ
* Tiêu chí chẩn đoán khuyết tật trí tuệ theo DSM - V
A. Bị thiếu hụt các chức năng trí tuệ như lý luận, giải quyết vấn đề, lập kế
hoạch, tư duy trừu tượng, phán xét, kỹ năng học tập, học hỏi từ trải nghiệm. Các
thiếu hụt này được kiểm chứng thông qua các đánh giá lâm sàng và cá nhân, kiểm
tra trí thông minh đã được tiêu chuẩn hóa.
B. Bị thiếu hụt trong chức năng thích ứng dẫn đến thất bại trong việc đáp
ứng các tiêu chuẩn phát triển văn hóa xã hội, độc lập cá nhân và trách nhiệm xã hội.
Không có sự hỗ trợ, những thiếu hụt trong chức năng thích ứng này sẽ dẫn đến
những hạn chế một hoặc nhiều hoạt động trong cuộc sống hàng ngày như thông tin

11


liên lạc, tham gia xã hội, sống độc lập; và trong nhiều môi trường như gia đình,
trường học, nơi làm việc và cộng đồng.
C. Những thiếu hụt về trí tuệ và chức năng diễn ra trong suốt quá trình phát triển.
* Phân loại mức độ khuyết tật trí tuệ
- Theo bảng phân loại của DSM -VI và DSM - V có 4 mức độ KTTT như sau:

Mức độ KTTT
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Rất nặng

Chỉ số trí tuệ
IQ từ 50 – 55 đến 70
IQ từ 35 – 40 đến 50 – 55
IQ từ 20 – 25 đến 35 – 40
IQ dưới 20 hoặc 25

c, . Một số đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ
. * Đặc điểm cảm giác - tri giác của trẻ KTTT
Nhiều trẻ KTTT có thể có những vấn đề về thị giác, thính giác. Một đặc
trưng về cảm giác ở trẻ KTTT là trẻ có thể có ngưỡng cảm giác bất thường.
Những khó khăn trong việc học tiếp nhận thông tin đến từ các giác quan của
trẻ KTTT là nguyên nhân quan trọng đến những khó khăn đặc thù trong việc tri giác
của trẻ. Một số đặc điểm sau đây được xem là điển hình nhất cho các vấn đề về trí
giác của trẻ KTTT, bao gồm:Quá trình tri giác chậm,kĩ năng tri giác thường kém
phát triển, trẻ KTTT gặp khó khăn trong việc phân biệt các đối tượng gần giống
nhau. Khả năng phân biệt kém thể hiện rõ cả trong việc tri giác thị giác, thính
giác… Trẻ KTTT cũng gặp khó khăn trong tri giác tổng thể, đặc điểm này đặc biệt
rõ ở các trẻ KTTT đi kèm với hội chứng Tự kỉ. Với đặc điểm này, khi quan sát một
đối tượng, trẻ KTTT có thể chỉ quan tâm đến một chi tiết hoặc một số chi tiết riêng
lẻ mà không có khả năng khái quát.
*Đặc điểm trí nhớ
Trẻ KTTT gặp khó khăn trong ghi nhớ tài liệu học tập, chậm nhớ chóng quên.
- Trẻ KTTT có khả năng ghi nhớ máy móc tốt hơn ghi nhớ có ý nghĩa
- Các dạng trí nhớ của trẻ KTTT kém phát triển, đặc biệt là trí nhớ ngôn ngữ.

- Khả năng ghi nhớ trực tiếp tốt hơn ghi nhớ gián tiếp
- Khả năng ghi nhớ có chủ định và không chủ định đều hạn chế
- Khó khăn trong việc tái hiện thông tin
- Động cơ ghi nhớ kém
* Đặc điểm tư duy của trẻ KTTT

12


- Tư duy mang tính cụ thể, trực quan, yếu về khái quát hóa là đặc điểm tư
duy đầu tiên của trẻ KTTT.
- Thiếu tính liên tục trong tư duy
- Hiện tượng yếu vai trò điều chỉnh của tư duy
* Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ KTTT
KTTT cũng dẫn đến những khó khăn về ngôn ngữ ở trẻ em KTTT. Các nhà
nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngôn ngữ trẻ em KTTT chậm phát triển hơn trẻ hơn trẻ
bình thường cùng độ tuổi. Ngày từ nhỏ, trẻ KTTT có thể chậm biết nói hơn. Khi đến
tuổi đến trường, những trẻ KTTT có vốn từ nghèo nàn hơn, các em ít dùng những
câu phức tạp, câu có liên từ, khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn tả ý
kiến bản thân và hay trả lời cộc lốc. Trẻ KTTT thường không hiểu những từ ngữ có
tính chất trừu tượng.
*Đặc điểm hành vi
Hành vi bất thường ở trẻ KTTT gồm hai loại: hành vi hướng nội và hành vi
hướng ngoại.
Hành vi hướng nội, trẻ bộc lộ là những trẻ thu mình, sống khép kín, ít giao
tiếp với những người xung quanh, tự xâm hại bản thân.
Hành vi tự xâm hại là hành vi đặc biệt hay gặp và rất nghiêm trọng ở trẻ.
Co mình cũng là một hành vi hướng nội điển hình ở trẻ KTTT. Ngoài ra, nhiều
trẻ KTTT còn biểu hiện các hành vi rập khuôn kì quặc như: đi nhón chân, vẫy tay
ngang mắt, chạy loanh quanh, vỗ tay, liếc mắt về một phía, nghiến răng…

Hành vi hướng ngoại, trẻ thường thể hiện là trẻ hiếu động quá mình, phá
phách, hung hãn, giảm chú ý, dễ bị kích đông, chạm vào người khác một cách
không phù hợp, ôm người lạ, kĩ năng giao tiếp kì quặc như hay cười khúc khích một
cách vô cớ.
2.4.2.2. Giảm tập trung chú ý

a, Khái niệm
Giảm tập trung chú ý là khó khăn trong việc tham gia hoặc tập trung
vào một công việc cụ thể. Người có rối nhiễu thiếu chú ý có thể trở thành đối
tượng làm phiền người khác, có thể gây ra những khó khăn như duy trì tổ
chức, duy trì thời gian, hoàn thành công việc, và mắc lỗi do bất cẩn.
b, Biểu hiện của giảm tập trung chú ý của trẻ KTTT

13


- Thường khó tập trung cao vào các chi tiết hoặc thường mắc lỗi do cẩu thả
khi làm bài ở trường, ở nơi làm việc hoặc trong các hoạt động khác. Công việc
thường lộn xộn và được thực hiện một cách cẩu thả, không cân nhắc kĩ lưỡng.
-Thường khó duy trì tập trung vào các nhiệm vụ hoặc các hoạt động
giải trí và khó có thể chịu đựng được nhiệm vụ cho tới khi hoàn thành.
-Thường có vẻ mơ màng, thẫn thờ, hay quên, đầu óc đang như ở
một thế giới khác. Có vẻ như không nghe những gì người khác đang trực
tiếp nói với mình.
-Thường không theo dõi hết các chỉ dẫn và không làm hết bài tập ở
trường, các nhiệm vụ trong các hoạt động khác. Thường chuyển từ hoạt động
chưa hoàn thành sang hoạt động khác và cuối cùng không hoàn thành việc gì cả.
-Thường khó tổ chức các công việc và các hoạt động.
-Thường né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia các hoạt
động đòi hỏi phải duy trì nỗ lực trí tuệ.

-Hay làm mất mát và hư hỏng đồ vật. Quên các nhiệm vụ
-Dễ bị lôi cuốn bởi các kích thích bên ngoài. Trẻ có thể bỏ nhiệm vụ
đang làm để theo dõi một kích thích bên ngoài mà học sinh bình thường bỏ
qua như tiếng còi tàu, ai đó nối chuyện, có người đi qua…
2.4.2.3. Điều hòa cảm giác
a, Khái niệm cảm giác
Theo từ điển Tiếng Việt: Cảm giác là hình thức thấp nhất của nhận thức, cho
biết những thuộc tính riêng lẻ của sự vật đang tác động vào các giác quan, đều nhận
thấy trên cảm tính.[14].
Theo “Tâm lí học” của Phạm Minh Hạc: “Cảm giác là một quá trình nhận
thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng
tác động trực tiếp vào các giác quan”.[3].
E.N.Xôcôlôp cho rằng “cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng biệt
của các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất trực tiếp tác động ở một thời điểm
nhất định lên các giác quan” [18 ;68].
b, Điều hòa cảm giác


Khái niệm

14


Điều hòa cảm giác là khả năng mà ở hệ thống thần kinh của một người
chuyển thông tin giác quan vào kiểm soát hành vi phù hợp với tính chất và
cường độ của trải nghiệm giác quan. Nó bao gồm cả quá trình về sự nhạy cảm
và thói quen của hệ thần kinh trung ương. Nhạy cảm là một người có phản
ứng hành vi với những cảm giác bình thường lại quá mạnh mẽ và mang tính
phòng thủ. Người đó sẽ cố gắng thoát khỏi hoặc chống lại cảm giác. Thói
quen thường xuất hiện khi một người không có phản ứng với những cảm giác

lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian nhất định.


Hệ thống các cảm giác
Hệ thống các cảm giác của con người bao gồm các cảm giác như: xúc giác,
cảm giác tiền đình, cảm giác thụ thể (các cảm giác cơ bản), khứu giác, vị giác, thị
giác, thính giác (các cảm giác hỗ trợ).
Xúc giác: cảm giác thu nhận được nhờ bề mặt da tiếp xúc với các sự vật
xung quanh. Xúc giác gửi những thông tin về nhiệt độ cơ thể, sự đau đớn, các vận
động, sức ép và bề mặt của các vật thể lên não bộ.thông tin về xúc giác giúp phát
triển nhận thức cơ thể và khả năng lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động vận động.
Thị giác: là giác quan nhìn. Cảm giác thu nhận được nhờ những biểu hiện về
sự phát sáng của mọi vật, màu sắc, hình dạng, độ lớn, khoảng cách và sự di chuyển
của vật đó nhờ cơ quan phân tích thị giác.
Khứu giác: là giác quan về mùi. Các thụ thể về mùi trong mũi sẽ giúp chúng
ta phân biệt và xác định vị trí các mùi khác nhau.
Vị giác: là giác quan về vị. Cảm giác thu nhận được những kích thích hóa
học ở trong khoang miệng, giúp phân biệt chất lượng của thức ăn nhờ cơ quan phấn
tích vị giác.
Cảm giác tiền đình: là những thu thập chủ yếu từ tai trong và giúp chúng ta
giữ thăng bằng theo phương thẳng đứng khi thay đổi tốc độ và phương hướng, cho
ta cảm nhận về dáng điệu, sự thăng bằng, cơ quan nhận cảm này chuyên xử lí thông
tin về sự tương tác của cơ thể với trọng lực khi ta vận động và cố gắng duy trì trạng
thái cân bằng.
Thụ thể bản thân: hệ thống thụ thể là cảm giác nhận thức của cơ thể. Các thụ
thể nằm trong các cơ bắp, khớp, và gân, có các thụ thể thông báo cho não bộ cơ thể
và các bộ phận cơ thể hiện tại đang ở vị trí nào.
Theo các nghiên cứu, xúc giác, tiền đình và bản thể là hai cảm giác quan trọng
làm nền tảng của sự phát triển của các cảm giác khác cũng như sự phát triển của một cá
nhân. Khi một cá nhân bị rối loạn cảm giác (sự mất khả năng xử lí thông tin đầu vào

15


của cảm giác…) thì rối loạn đó thường xảy ra ở ba cảm giác (xúc giác, tiền đình và thụ
thể bản thể) đầu tiên, sau đó dẫn đến sự rối loạn của các giác quan khác.
Chính vì vậy, trị liệu cảm giác dường như tập trung vào trị liệu cảm giác xúc
giác, tiền đình và thụ thể bản thể. Trên thực tế thì những trị liệu này nhằm vào sự
tác động tới tất cả các cảm giác, nhưng những cảm giác “mạnh” thường được tập
trung bởi chúng liên quan và ảnh hưởng tới cảm giác còn lại.


Các vấn đề cảm giác của trẻ KTTT
KTTT không đặc trưng bởi các khiếm khuyết về các giác quan như thị
giác, thính giác, xúc giác…tuy nhiên, nhiều trẻ KTTT có thể có những vấn đề
về thị giác, thính giác. Ngoài ra, do thường xuyên có các phản ứng chậm
chạp, kém linh hoạt nên nhiều trẻ KTTT có thể gặp khó khăn trong việc nghe
nhìn…đặc biệt là khó khăn trong việc kết hợp các giác quan.
Một đặc trưng về cảm giác của trẻ KTTT là ngưỡng cảm giác của trẻ có
nhiều bất thường.
Phần lớn cảm giác của trẻ KTTT nhạy cảm hơn so với trẻ bình thường,
có nghĩa là ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm giác phía trên
của trẻ thấp, do đó độ nhạy của cảm giác cao.
Ngược lại, một số trẻ KTTT không nhạy cảm với các kích thích:
trường hợp này không nhiều và thường rơi vào một số trẻ thuộc nhóm KTTT
đi kèm các hội chứng như Tự kỉ, tăng động giảm tập trung… trẻ có thể thiếu
nhạy cảm với các âm thanh, ánh sáng cũng như các kích thích khác. Một
trong những lí do quan trọng để giải thích cho vấn đề này là ngưỡng cảm giác
của trẻ ở phía trên ngưỡng cảm giác bình thường hay cao hơn ngưỡng cảm
giác bình thường. Cảm giác tiền đình của trẻ KTTT cũng được xem xét là
kém dẫn đến khả năng giữ thăng bằng của trẻ kém, khả năng định hướng

không gian ít phát triển.
2.4.2.4. Hoạt động điều hòa cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập trung
chú ý cho trẻ KTTT
a. Mục đích sử dụng hoạt động điều hòa cảm giác
Các hoạt động điều hòa cảm giác có tác dụng trấn an và thiết lập hệ thần
kinh của trẻ, thúc đẩy sự hòa hợp cảm xúc, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động
nhằm cải thiện các vấn đề về mất tập trung chú ý cho trẻ. Đối với trẻ KTTT, việc

16


tham gia các hoạt động điều hòa cảm giác cũng nhằm đạt được một số mục đích
nhất định: khi trẻ đã thực hiện tốt các hoạt động thì có nghĩa là trẻ đã thể hiện khả
năng tập trung chú ý vào các hoạt động đó. Từ đó, trẻ tự nhận thức được tầm quan
trọng của tập trung chú ý khi tham gia các hoạt động.
b. Nội dung sử dụng hoạt động điều hòa cảm giác
Các hoạt động điều hòa cảm giác giúp trẻ KTTT tăng cường khả năng tập
trung chú ý thường đảm bảo:
Mục đích: mục đích của hoạt động là gì, tăng cường khả năng tập trung chú ý
cho trẻ như thế nào, thành phần này giúp GV có sự lựa chọn phù hợp cho trẻ của mình.
Chuẩn bị: để tiến hành các hoạt động cần có những chuẩn bị gì về cơ sở vật
chất (dụng cụ, không gian) hay có cần người hỗ trợ không, thành phần này GV có
sự chuẩn bị đầy đủ trước khi thực hiện
Thời gian: hoạt động sẽ tiến hành trong thời gian bao lâu, thành phần này rất
quan trọng vì nó giúp người thực hiện hoạt động trong thời gian phù hợp, đem lại hiệu
quả.
Cách tiến hành: các hoạt động sẽ thực hiện theo các bước nào, cần có lưu ý
nào không? Thành phần này giúp cho GV hoặc CM trẻ thực hiện hoạt động theo
đúng cách, nó sẽ hướng dẫn GV, CM trẻ hình dung ra được từng bước của hoạt
động, nhờ đó họ sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

c. Đặc điểm của hoạt động điều hòa cảm giác
Hoạt động điều hòa cảm giác cho trẻ KTTT với mục đích cải thiện sự tập
trung chú ý của trẻ và tăng cường khả năng tập trung chú ý thường có sự khác biệt
so với các hoạt động thông thường, sự khác biệt đó có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 1: So sánh giữa hoạt động thông thường và hoạt động điều hòa cảm giác
nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT.
Nội dung
so sánh
Động cơ

Nhiệm vụ

Hoạt động thông thường
-Xuất phát từ nhu cầu nhận thức.
-Kết quả hoạt động đó là nhận thức
đúng.
-Đặt ra một cách trực tiếp, công
khai qua lệnh hoạt động, việc
giải quyết nhiệm vụ nhận thức
chính là mục đích của hoạt động.
17

Hoạt động điều hòa cảm giác nhằm
tăng cường khả năng tập trung chú
ý cho trẻ KTTT.
-Thể hiện trong các hoạt động, đáp
ứng nhu cầu cảm giác cho trẻ, đem lại
cho trẻ sự thú vị và vui vẻ.
-Không đặt ra trực tiếp cho trẻ mà nó
nằm trong cách tiến hành hoạt động

cho trẻ.


Đặc điểm, -Là hoạt động bắt buộc
tính chất -Tiến hành thực hiện hoạt động
diễn ra độc lập ở mỗi trẻ
-Thường được thể hiện qua giấy,
bút…

Kết quả

2.5.

-Hoạt động không bắt buộc nếu trẻ
cảm thấy không thoải mái.
-Hoạt động diễn ra dưới sự tương tác
1 – 1 giữa trẻ và GV (CM, chuyên
gia).
-Thường được thể hiện qua các hành
động, cử động của cơ thể.
-So sánh kết quả với đáp án để - Không có kết quả đánh giá đúng sai mà
xác định đúng sai.
là các hoạt động đã giúp trẻ tăng cường
khả năng tập trung chú ý.

d. Ý nghĩa và mối quan hệ giữa điều hòa cảm giác và tập trung chú ý của trẻ KTTT
Trẻ KTTT thường mất tập trung chú ý, do đó trẻ thường gặp khó khăn trong
việc thu thập và xử lí thông tin, khó khăn trong việc tham gia các hoạt động học tập
và vui chơi, nhận thức đầy đủ về thế giới xung quanh…. Do đó, cần phải thiết kế
các hoạt động trong đó có hoạt động điều hòa cảm giác nhằm giúp trẻ KTTT cải

thiện khả năng tập trung chú ý là điều cần thiết.
Các hoạt động điều hòa cảm giác là những hoạt động có thể đáp ứng được
nhu cầu về cảm giác của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái khi tham gia các hoạt động,
khi các yếu tố tâm lí đã được giải quyết thì trẻ sẽ tập trung chú ý hơn vào các hoạt
động, yêu cầu của giáo viên cũng như các thông tin người khác trao đổi với mình.
Hoạt động điều hoà cảm giác là những hoạt động phù hợp với đặc điểm của
trẻ, các hoạt động được thiết kế không được quá khó với năng lực hiện tại của trẻ,
trẻ sẽ không thực hiện được trẻ sẽ nản, cảm thấy nằm chán và sẽ mất tập trung.
Cũng như các hoạt động không quá dễ đối với trẻ, trẻ sẽ thờ ơ, lơ đãng, trẻ không
thích tham gia và không chú ý tới hoạt động nữa. Do đó, các hoạt động cần được
thiết kế sát với vùng phát triển gần của trẻ, khơi gợi sự tò mò, giúp các trẻ được trải
nghiệm, tạo ra sự hứng thú trong các hoạt động và trẻ sẽ phải tập trung chú ý để giải
quyết các hoạt động đó.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động điều hòa cảm giác, được sự giúp đỡ
của giáo viên trẻ sẽ tập trung để thực hiện hoạt động, sau đó giáo viên giảm dần sự
giúp đỡ tạo thành thói quen trẻ phải tự tập trung suy nghĩ giải quyết vấn đề.
Thực trạng về việc xây dựng và sử dụng một số hoạt động điều hòa cảm giác
nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT.

18


2.5.1. Mục đích khảo sát thực trạng
Khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên và cha mẹ trẻ về việc tổ chức
các hoạt động điều hòa cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ
KTTT tại trường mầm non Ánh SaoMai. Trên cơ sở đó, tôi xây dựng các hoạt động
điều hòa cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT.
2.5.2. Nội dung khảo sát













2.5.3.

Với nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi giới hạn xác định
khảo sát trên một số tiêu chí cơ bản sau đây:
a. Đánh giá của GV và CM trẻ về vấn đề tập trung chú ý ở trẻ KTTT, bao gồm:
Nhận thức của GV và CM trẻ về vai trò của tập trung chú ý đối với việc học tập của
trẻ KTTT.
Nhận thức của GV và CM trẻ về mức độ ảnh hưởng của tập trung chú ý tới việc học
tập của trẻ KTTT.
Khảo sát GV và CM trẻ về những biểu hiện mất tập trung chú ý của trẻ KTTT.
Khảo sát GV và CM trẻ về hiệu quả của tập trung chú ý mang lại cho trẻ KTTT.
b. Đánh giá của GV và CM trẻ về vấn đề cảm giác và ảnh hưởng của cảm
giác đến khả năng tập trung chú ý ở trẻ KTTT
Nhận thức của GV và CM trẻ về vấn đề cảm giác mà trẻ KTTT gặp phải.
Đánh giá của GV và CM trẻ về tác dụng của việc xây dựng và sử dụng các hoạt động
điều hòa cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT.
Đánh giá GV và CM trẻ về hệ thống các hoạt động điều hòa cảm giác nhằm tăng
cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ ở cơ sở hiện nay.
Cách thức GV và CM trẻ thường sử dụng tổ chức các hoạt động điều hòa cảm giác
cho trẻ KTTT.

Những đề xuất của GV và CM trẻ về việc nâng cao hiệu quả của việc xây dựng và
sử dụng các hoạt động điều hòa cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập trung chú
ý cho trẻ KTTT.
Phương pháp và công cụ khảo sát
a. Phương pháp điều tra
- Đối tượng điều tra: 35 GV đang dạy trẻ KTTT và 35 cha mẹ có con KTTT
đang học tại trường mầm non Ánh Sao Mai.
- Công cụ điều tra: Phiếu trưng cầu ý kiến ( xem ở phần phụ lục).
b. Phương pháp quan sát
- Đối tượng quan sát: Các giờ học và giờ hoạt động trị liệu cảm giác của hai lớp
dành cho trẻ KTTT và 2 trẻ KTTT tại trường mầm non Ánh Sao Mai.
c. Phương pháp phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: GV và CM trẻ KTTT tại trường mầm non Ánh Sao Mai.

19


d. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
- Nội dung: Tổng hợp các kết quả trả lời của GV, CM trẻ, vận dụng các cách đánh
giá xếp thứ bậc, kiểm định hệ số tương quan để xử lý số
2.5.4. Địa bàn khảo sát và khách thể khảo sát
a. Địa bàn khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành thực trạng vấn đề nghiên cứu tại Trường mầm non
Ánh Sao Mai- Hà Nội.
Trường mầm non Ánh Sao Mai - Hà Nội được thành lập tháng 12 năm 2013
thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội (tiền thân của cơ sở
mầm non Ánh Sao được thành lập năm 2006, bởi ủy ban nhân dân phương Tương
Mai - Quận Hoàng Mai - Hà Nội), với mô hình can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt
cho trẻ tự kỉ, khuyết tật trí tuệ và tăng động giảm tập trung chú ý từ 18 tháng đến 15
tuổi. Hàng năm nhà trường tiếp nhận hàng trăm trẻ đến can thiệp.

Mục tiêu: Cung cấp những chỉ dẫn ban đầu và các dịch vụ can thiệp sớm dành
cho trẻ, cha mẹ và gia đình trẻ khuyết tật nhằm khắc phục những khiếm khuyết và phát
triển thể chất, thẩm mĩ, trí tuệ, hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản và khả năng
hòa nhập xã hội

2.5.5.1.

b. Khách thể khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng 35 GV đang dạy trẻ KTTT tại
trường mầm non Ánh Sao Mai và 35 CM có trẻ KTTT đang can thiệp tại trường
mầm non Ánh Sao Mai.
2.5.5. Kết quả điều tra thực trạng
Đánh giá của GV và CM trẻ về vấn đề tập trung chú ý ở trẻ KTTT
a. Nhận định của GV và CM trẻ về những biểu hiện mất tập trung chú ý của
trẻ KTTT.
Bảng 2: Nhận định của GV và CM trẻ về những biểu hiện mất tập trung chú ý của
trẻ KTTT:
STT

1

Biểu hiện

Thờ ơ với thực tại

Kết quả
chung (70)
Điểm Thứ
TB
bậc

2.15
7

20

GV (35)
Điểm
TB
2.1

Thứ
bậc
6

CM (35)
Điểm
TB
2.2

Thứ
bậc
7


2
3
4
5
6
7


Nhảy từ hoạt động này
sang hoạt động khác
Không chú ý khi có
người đi vào phòng
Thường
xuyên
mất
phương hướng
Thỉnh thoảng nhìn chằm
chằm, chòng chọc
Mắt ngơ ngác, không thể
tập trung vào hoạt động
Dễ bị phân tán chú ý

2.53

3

2.57

2

2.5

3

2.29

4


2.28

3

2.3

4

2.92

1

2.9

1

2.94

1

2.27

5

2.25

4

2.3


4

2.55

2

2.57

2

2.54

2

2.24

6

2.2

5

2.28

6

Trẻ KTTT mất tập trung chú ý được thể hiện ở nhiều biểu hiện. Theo GV và
CM trẻ thì trẻ KTTT có biểu hiện thường xuyên mất phương hướng ở mức độ cao
nhất (X=2.92, xếp thứ bậc 1).Biểu hiện thứ 2 của trẻ KTTT mất tập trung chú ý đó

là mắt trẻ ngơ ngác, không thể tập trung (X=2.55, xếp thứ bậc 2). Đồng thời, trẻ
KTTT mất tập trung chú ý còn khó khăn trong việc duy trì hoạt động, trẻ nhảy từ hoạt
động này sang hoạt động khác (X=2.53, xếp thứ bậc 3), không chú ý khi có người đi
vào phòng (X=2.29, xếp thứ bậc 4), thỉnh thoảng nhìn chằm chằm, chòng chọc
(X=2.27, xếp thứ bậc 5), dễ bị phân tán chú ý (X=2.15, xếp thứ bậc 6), thờ ơ với thực
tại (X=2.24, xếp thứ bậc 7). Trẻ KTTT mất tập trung chú ý thể hiện ở nhiều biểu
hiện khác nhau, GV và CM trẻ đã có nhận định khá tương đồng về các biểu hiện
mất tập trung chú ý của trẻ KTTT.
b, Nhận thức về mức độ cần thiết của việc nâng cao khả năng tập trung chú
ý cho trẻ KTTT
Bảng 3. Nhận thức của GV và CM trẻ về mức độ cần thiết của việc nâng cao khả
năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT:
Tổng số ( 70)

GV (35)

CM (35)

Mức độ
Cần thiết

SL
67

TL %
96

SL
35


TL %
100

SL
32

TL %
91

Bình thường

3

4

0

0

3

9

Không cần thiết

0

0

0


0

0

0

Từ bảng 3 ta thấy, 100% GV và 91% CM trẻ đồng ý việc nâng cao khả năng
tập trung chú ý là cần thiết cho trẻ, chỉ có 9% CM trẻ coi việc nâng cao khả năng tập

21


trung là bình thường. Từ số liệu trên cho ta thấy GV và CM trẻ đã có nhận thức đúng
và hiểu được tầm quan trọng của tập trung chú ý đối với trẻ. Thực tế này cho thấy GV
và CM trẻ đã tìm hiểu và được cung cấp thông tin về đặc điểm của trẻ KTTT, đã được
trang bị những kiến thức cơ bản nhất để giúp trẻ KTTT khắc phục khó khăn.
c, Nhận thức về vai trò của tập trung chú ý đối với học tập của trẻ KTTT
Bảng 4: Nhận thức của GV và CM trẻ về vai trò của tập trung chú ý đối với việc
học tập của trẻ KTTT:
Kết
quả
STT Vai trò
chung (70)
Điểm Thứ
TB
bậc
1
Giúp trẻ chú ý quan sát tốt hơn 2.76
4

2
Giúp trẻ duy trì sự chú ý vào 2.71
5
giờ học cao hơn.
3
Giúp trẻ có kết quả học tập tốt 2.82
2
4
Duy trì, thực hiện nhiệm vụ 2.85
1
theo yêu cầu của GV và CM
5
Hiểu và phản hồi nhanh các câu 2.78
3
hỏi của GV, bạn bè, CM trẻ…

GV (35)

CM (35)

Điểm
TB
2.82
2.77

Thứ
bậc
2
4


Điểm
TB
2.71
2.65

Thứ
bậc
4
5

2.85
2.85

1
1

2.8
2.85

2
1

2.78

3

2.75

3


Qua bảng số liệu ta thấy, tập trung chú ý có vai trò quan trọng trong học tập
của trẻ. Tập trung chú ý giúp trẻ duy trì, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV
và CM trẻ, theo GV và CM trẻ, đây là vai trò lớn nhất của tập trung chú ý mang lại
cho trẻ (X=2.85, xếp thứ bậc 1). Đồng thời giúp trẻ có kết quả học tập tốt, theo GV
và CM trẻ đây là vai trò thứ hai của tập trung chú ý mang lại cho trẻ KTTT
(X=2.82, xếp thứ bậc 2). Tiếp theo tập trung chú ý giúp trẻ hiểu và phản hồi nhanh
các câu hỏi của GV, bạn bè, CM trẻ…(X=2.78, xếp thứ bậc 3). Tiếp theo tập trung
chú ý còn giúp trẻ chú ý quan sát tốt hơn (X=2.76, xếp thứ bậc 4) và giúp trẻ duy trì
sự chú ý vào giờ học cao hơn. (X= 2.71, xếp thứ bậc 5). Xây dựng và sử dụng các
hoạt động điều hòa cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ
KTTT là cần thiết để từ đó phát huy vai trò của nó đối với việc học tập của trẻ.
2.5.5.2. Đánh giá của GV và CM trẻ về vấn đề cảm giác và ảnh hưởng của
cảm giác đến khả năng tập trung chú ý ở trẻ KTTT
a. Nhận thức về các vấn đề cảm giác trẻ KTTT thường gặp phải
Bảng 5 : Nhận thức của GV và CM trẻ về vấn đề cảm giác mà trẻ KTTT gặp phải

22


STT Vấn đề cảm giác

1
2
3
4
5
6
7

Xúc giác

Vị giác
Thính giác
Thị giác
Khứu giác
Tiền đình
Cảm giác bản thể

Kết quả
(70)
Điểm
TB
2.28
2.06
2.25
1.99
1.91
2.67
2.38

chung GV (35)
Thứ
bậc
3
5
4
6
7
1
2


Điểm
TB
2.25
1.88
2.1
2.17
1.85
2.7
2.6

CM trẻ (35)
Thứ
bậc
3
6
5
4
7
1
2

Điểm
TB
2.31
2.25
2.4
1.82
1.97
2.65
2.17


Thứ
bậc
3
4
2
7
6
1
5

Để biết trẻ KTTT gặp vấn đề cảm giác nào chúng tôi tiến hành khảo sát và
thu được kết quả như sau: Vấn đề cảm giác trẻ KTTT gặp phải nhiều nhất là vấn đề
tiền đình (X=2.67, xếp thứ bậc 1). Điều này cho thấy trẻ KTTT khó khăn trong việc
giữ thăng bằng, duy trì tư thế, khó khăn trong việc giữ cơ thể đứng thẳng, tập lật,
ngồi, đứng hay đi lại. Vấn đề cảm giác trẻ KTTT gặp khó khăn tiếp theo đó là cảm
giác thụ thể bản thân với X=2.38, xúc giác X=2.28, Thính giác X=2.25, Vị giác X=
2.06, Thị giác X= 1.99, Khứu giác X=1.91. Trên cơ sở này cho thấy trẻ KTTT gặp
nhiều khó khăn về vấn đề cảm giác. Khi trẻ gặp nhiều vấn đề về cảm giác thì sẽ ảnh
hưởng nhiều tới vấn đề tập trung chú ý của trẻ trong các hoạt động.
b. Mức độ cần thiết về việc xây dựng và sử dụng các hoạt động điều hòa cảm
giác nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT.
Biểu đồ1. Nhận thức của GV và CM về mức độ cần thiết việc xây dựng và sử
dụng các hoạt động điều hòa cảm giác cho trẻ KTTT
Từ bảng số liệu trên ta thấy, việc xây dựng và sử dụng các hoạt động điều
hòa cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT là cần thiết,
chiếm 90% tổng số khách thể khảo sát đồng ý với ý kiến này. Chỉ có 10% GV và
CM trẻ cho rằng việc xây dựng và sử dụng các hoạt động điều hòa cảm giác nhằm
tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTTchỉ ở mức độ bình thường. Điều
này cho thấy, GV và CM trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng

và sử dụng các hoạt động nhằm tăng khả năng tập trung cho trẻ.
c. Tác dụng của việc xây dựng và sử dụng các hoạt động điều hòa cảm giác
nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT.

23


Bảng 6: Đánh giá của GV và CM trẻ về tác dụng của việc xây dựng và sử dụng các hoạt
động điều hòa cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ KTTT
STT

1
2
3
4

Các tác dụng

Tăng cường khả năng tập trung
chú ý
Tăng cường khả năng xử lí các
thông tin bằng các giác quan
Tạo cơ hội phát triển các cơ
quan cảm giác
Giúp trẻ nhận thức được thế giới
xung quanh và nhận thức chính
bản thân mình

Kết quả
chung (70)

Điểm Thứ
TB
bậc

GV (35)
Điểm
TB

Thứ
bậc

2.55

2

2.54

2.68

1

2.25
2.19

CM (35)

2

Điể
m

TB
2.57

Thứ
bậc
2

2.65

1

2.71

1

3

2.2

3

2.31

4

4

2.02

4


2.37

3

Từ kết quả trên ta thấy, GV và CM trẻ cho rằng điều hòa cảm giác có tác dụng
cao nhất là giúp trẻ KTTT tăng cường khả năng xử lí các thông tin bằng các giác
quan (X=2.68, xếp thứ bậc 1). GV và CM trẻ cho rằng hoạt động điều hòa cảm giác
giúp trẻ tăng cường tăng cường khả năng tập trung chú ý (X=2.55, xếp thứ bậc 2).
Điều hòa cảm giác còn tạo cơ hội phát triển các cơ quan cảm giác (X=2.25, xếp thứ
bậc 3) và giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh và nhận thức chính bản thân
mình (X=2.19, xếp thứ bậc 4). Các hoạt động điều hòa cảm giác có tác dụng lớn đối
với tập trung chú ý như vậy thì việc xây dựng và sử dụng các hoạt động điều hòa
cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cần được nhanh chóng thực
hiện để đáp nhu cầu của trẻ KTTT hiện nay.
d. Đánh giá về hệ thống các hoạt động điều hòa cảm giác nhằm tăng cường
khả năng tập trung chú ý cho trẻ ở cơ sở hiện nay
Bảng 7: Đánh giá của GV và CM trẻ về hệ thống các hoạt động điều hòa cảm giác
nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý cho trẻ ở cơ sở hiện nay
Vấn đề Nội dung hoạt động
cảm giác

Mức độ
sử dụng
Điểm Thứ
TB
bậc
Trẻ ngồi trên ghế ở tư thế chân đặt ở 2.68 1
24


Mức độ
hiệu quả
Điểm Thứ
TB
bậc
2.7
2


Tiền đình

trên sàn nhà
Trẻ chuyển động theo nhiều hướng 2.8
2
khác nhau và theo nhiều cách để phát
triển kĩ năng cân bằng tĩnh và động
Quay trên ghế
2.79 3
X=2.76
Dùng ngón trỏ lần theo chữ viết trên 2.5
1
Xúc giác giấy giáp
Trẻ mặc áo với kích cỡ khác nhau
2.4
2
Viết vào lòng bàn tay trẻ
2.3
3
X=2.4
Trẻ cử động đầu, vai, cánh tay, bàn tay 2.9

1
Tự
chủ và chân khi nằm trên chiếu
vận động Trẻ vẽ trên bộ mì hoặc nặn bột mì 2.5
3
thành các hình thù khác nhau
Gắn các loại hạt
2.8
2
X=2.7
Phối hợp Tráo các quân bài
2.5
3
vận động Gấp giấy thành nhiều nếp gấp và tạo 2.6
2
thành những cánh quạt
Xé giấy và dán lại thành bức tranh 2.8
1
nghệ thuật
X=2.6
Trẻ ngồi lên chính hai bàn tay trẻ
2.6
3
Cảm thụ Trẻ đẩy và kéo sử dụng khủy tay, cánh 2.8
1
bản thân
tay, bàn tay và thân trong tư thế ngồi
Trẻ chơi chân không.
2.7
2

X=2.7
Phân biệt các loại hạt: lạc và gạo
2.8
1
Thính
Phân biệt con vật: chó và mèo
2.75 2
giác
Nhận biết số lượng âm thanh
2.7
3
X=2.75
Phân biệt kích cỡ, hình dạng
2.68 3
Thị giác
Tìm và nhặt vật rơi
2.75 1
Theo dõi thị giác
2.72 2
X=2.72

2.78

1

2.8
3
Y=2.76
2.4
2

2.5
1
2.4
2
Y=2.4
2.9
1
2.7

3

2.8
2
Y=2.8
2.4
1
2.3
2
2.3

2

Y=2.3
2.6
3
2.8
1
2.7
2
Y=2.7

2.7
3
2.78 1
2.75 2
Y=2.74
2.7
3
2.8
1
2.78 2
Y=2.7

Qua bảng số liệu trên ta có được kết quả về mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả
của hoạt động điều hòa cảm giác nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý như sau:
Mức độ sử dụng: Phần lớn GV và CM trẻ đều nhận thức được tầm quan trọng
của các hoạt động điều hòa cảm giác và đã sử dụng các hoạt động này để tăng cường

25


×