Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.47 KB, 11 trang )

Trường Đại học Kinh Tế
TP Hồ Chí Minh

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN :
ĐỀ TÀI 2 : VIỆT NAM NÊN CHỌN CHÍNH SÁCH ĐIỀU
HÀNH TỶ GIÁ NÀO ?
Giáo viên : TRƯƠNG TRUNG TÀI

Họ tên
Lớp
ĐT
Email

:
:
:
:

NGUYỄN THỊ MỸ DUNG
NGÂN HÀNG K2012
0947109428


Ngày 14 tháng 12 năm 2014


Mở đầu :
Việt Nam đã trải qua nhiều thời kì kinh tế, và có nhiều cách áp dụng chính sách điều hành tỉ giá
khác nhau tùy thời kì . Vậy đâu là chính sách điều hành tỷ giá phù hợp với tình hình kinh tế nước


ta. Ở đây chúng ta sẽ xem giới thiệu sơ bộ về các chính sách điều hành mà Chính phủ đã thực
hiện ? Có tạo được biến chuyển gì mới cho nền kinh tế quốc gia ? Những nghiên cứu của những
nhà chuyên gia kinh tế về các chính sách điều hành tỷ giá ? Tìm hiểu ở một số quốc gia khác thực
hiện chính sách nào tốt , có những điểm tương đồng , những ưu nhược điểm để học hỏi , phát huy
mặt tốt , khắc phục mặt xấu và rút ra bài học cho đất nước mình . Để chọn ra được chính sách nào
hiện có thể phù hợp với nền kinh tế của Đất nước .
I.Giới thiệu :
Mỗi quốc gia có một nền kinh tế thị trường khác nhau , có một định hướng riêng để phát
triển đất nước của mình . Mỗi một yếu tố một vấn đề cần có một cách giải quyết hợp lý phù hợp
với sự phát triển , văn hóa , con người hay tập quán của quốc gia đó . Sau cuộc khủng hoảng tài
chính , trước tình hình suy thoái kinh tế , nhiều quốc gia đã bị ảnh hưởng nặng nề và để lại những
hậu quả khó có thể vực dậy lại nền kinh tế . Đối với Việt Nam , với nền kinh tế tăng trưởng chủ
yếu dựa vào xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài cũng bị ảnh hưởng không ít từ chấn động lớn
này .

Để vực dậy nền kinh tế các quốc gia như Anh , Pháp , Thái Lan , Hồng Kong , Hàn
Quốc , Argentina ... đã cố gắng tìm ra và thực hiện những biện pháp chính sách khả quan
để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nặng về . Mặc dù có nhiều sự tác động nhưng đối với Việt
Nam , cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có lẽ đã ít nhiều ảnh hưởng rõ đến chính sách tỷ giá
của Quốc gia .
Chính sách tỷ giá là những định hướng và giải pháp của nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định
của tỷ giá và thị trường ngoại hối , thực hiện chính sách ổn định tiền tệ , nhằm đạt được những
mục tiêu kinh tế xã hội đã dự định .
Từ năm 1989 đến nay Việt Nam cũng đã trải qua ba lần thay đổi chính sách tỷ giá , vậy đâu
là con đường chính sách phù hợp và có thể đưa nền kinh tế đất nước đi lên . Hiện nay chính phủ
đang điều hành bằng chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát , với những kết quả đạt được nhất định thì
chính sách điều hành này cho ta thấy khá là phù hợp với tình hình kinh tế đang phát triển hiện nay
của đất nước ta.



II. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT :
a.Vai trò của tỷ giá :
- Xóa bỏ biên giới quốc gia về tiền tê , thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các nước .
- Điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô.
- Phản ánh quan hệ cung cầu của một quốc gia.
- Tăng cường sức cạnh tranh cho hàng hóa , thu hút vốn đầu tư nước ngoài , tham gia vào thị
trường vốn , tiền tệ của một quốc gia.
b.Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá :
- Cán cân thương mại :
- Lạm phát : khi lạm phát có thể sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại , rồi những
hoạt động này tác động lên cung câu tiền , và rồi tác động đến tỷ giá hối đoái .
- Lãi suất : khi lãi suất thay đổi tác động đến các nhà đầu tư nước ngoài , rồi các nhà đầu tư
ảnh hưởng đến cung cầu và thế ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
- Các yếu tố tâm lý :
- Tác động của chính phủ : Chính phủ tác động lên tỷ giá bằng nhiều cách khác nhau như áp
đặt rào cản về ngoại hối , ngoại thương , can thiệp vào thị trường và những biến động vĩ mô khác.
Theo các nhà nghiên cứu , thì với cơ chế điều hành tỷ giá thả nổi có kiểm soát , Ngân hàng
Nhà nước sẽ can thiệp vào sự biến động của tỷ giá trên thị trường khi tỷ giá tăng lên quá cao hay
giảm xuống quá thấp ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu , Ngân hàng Nhà nước giữ cho tỷ giá biến
động không quá lớn nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu tới hoạt động ngoại hối và hoạt động xuất nhập khẩu...
Trước khi nói đến việc chính sách điều hành tỷ giá nào sẽ phù hợp với Việt Nam , chúng ta
sẽ xem xét thử trước đây Nhà nước ta đã áp dụng chế độ tỷ giá nào ? Nó đã làm được gì ? Không
được gì ?
1. Chính sách điều hành Tỷ giá cố định :
Khi sử dụng chế độ tỷ giá cố định , tỷ giá được giữ không thay đổi hay chỉ dao động trong
phạm vị rất hẹp , nếu dạo động quá nhiều chính phủ sẽ can thiệp . Với nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung , mang nặng về tính chât bao cấp .Nhà nước chỉ quan hệ tỷ giá với một số nước Xã hội
chủ nghĩa theo phương thức thỏa thuận , chứ không có việc xác lập tỷ giá . Đồng thời quy định
mức tỷ giá tùy vào nhóm hàng lúc này Nhà nước đứng ra phân phối hàng nhập khẩu nguyên liệu
nhập khẩu cho các ngành Kinh tế quốc doanh theo tỷ giá chính thức , dẫn đến không được lợi cho

chênh lệch giá , đồng thời lại để hạn chế việc nhập khẩu các loại hàng xa xỉ hay hàng tiêu dùng
khác , Nhà nước phải áp dụng một tỷ giá cao hơn tỷ giá chính thức .
Để đảm bảo lúc nào tỷ giá cũng được cố định , chính phủ phải đảm bảo cho cán cân thanh
toán quốc tế luôn cân bằng , dự trữ ngoại hối luôn có để Ngân hàng Nhà nước can thiệp khi có
biến động . Mà nguồn ngoại hối chủ yếu là từ trong dân chúng và kinh doanh xuất nhập khẩu ,
nhưng lúc này tỷ giá chính thức thấp người dân không ai đem bán vào Ngân hàng , mà đem chi
tiêu ở bên ngoài trực tiếp , các nhà đầu tư kinh tế cũng không giao dịch qua Ngân hàng mà trực
tiếp sử dụng ngoài thị trường tự do ,tạo điều kiện cho ngoại tệ thả nổi , thị trường chợ đen lúc này
xuất hiện mạnh mẽ vì sự đô la hóa . Dẫn đến áp lực cho chính phủ luôn phải giữ tỷ giá cố định
tung nội tệ nhiều ra để thu mua ngoại tệ , làm có thể dẫn đến sự mất giá đồng nội tệ... Nhà nước
độc quyền về ngoại thương và ngoại hối , độc quyền về ban hành và ấn định tỷ giá , nếu lạm phát
Việt Nam tăng cao hơn , do lựa chọn tỷ giá cố đinh hàng hóa Viêt Nam giá cả cao hơn dẫn đến
mất khả năng cạnh tranh hàng hóa , việc can thiệp tỷ giá không theo thị trường cung cầu , gây ảnh
hưởng xấu đến việc xuất khẩu . Mặc dù vậy nhưng chế độ tỷ giá cố định cũng có một số ưu
điểm : do tỷ giá cố định nên các doanh nghiệp Việt Nam không lo ngại về rủi ro tỷ giá , tập trung
vào công việc sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng . Ngoài ra tạo niềm tin của người dân và
các doanh nghiệp đối với nền kinh tế mới hội nhập của Việt nam.
Nền kinh tế luôn luôn biến động luôn xuất hiện các nhà đầu cơ tiền tệ tranh thủ cơ hội đầu tư


kiếm lời từ sự chênh lệch giá . Các quỹ đầu cơ phân tích điều kiên nền kinh tế vĩ mô của các nước
, khi nhận thấy chứa đựng mầm mống của khủng hoảng tiền tệ hay sự áp lực nặng nề của tỷ giá
hối đoái thì các nhà đầu cơ sẽ quyết định tấn công . Lúc này các nước đang theo chế độ tỷ giá cố
định giống như miếng mồi ngon cho các quỹ đầu cơ. Theo nghiên cứu thực nghiệm từ các cuộc
khủng hoảng tài chính trong lịch sử cho thấy thì thông thường khi bị tấn công hay có dấu hiệu đầu
cơ , chính phủ các nước đang phát triển trước đây thường lựa chọn sử dụng ngoại hối can thiệp
nhằm duy trì tỷ giá chính thức với hy vọng có thể giải cứu thị trường . Nhưng đây là một cuộc
chiến lâu dài trường kì , mà thực tế thấy rằng hiếm khi quốc gia đang phát triển nào có đủ dự trữ
ngoại hối để chống cự và chiến đấu trước các cuộc tấn công tiền tệ từ các quỹ đầu cơ . Khi dự trữ
ngoại hối cạn kiệt , phải sử dụng đến đồng cuối cùng , lúc này sẽ phải chấp nhận phá giá đồng nội

tệ . Vậy chế độ tỷ giá thả nổi có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế thế nào nếu xảy ra ?
2. Chính sách điều hành Tỷ giá thả nổi :
Trong chế độ tỷ giá thả nổi , tỷ giá sẽ biến động theo quan hệ cung cầu mà không có hay rất
hạn chế sự can thiệp của chính phủ . Lúc này đối với các nhà đẩu tư và các doanh nghiệp , các
công ty đa quốc gia cần nhiều thời gian hơn cho sự kiểm soát , tính toán và quản lí về rủi ro tỷ
giá.
Khi lạm phát xảy ra nhờ chế độ tỷ giá thả nổi mà giao thương giữa hai quốc gia sẽ không bị
ảnh hưởng nhiều , điều mà không thể xảy ra trong chế độ tỷ giá cố định . Ví dụ khi tỷ giá ngoại
tệ/nội tệ tăng lên , nội tệ gần như mất giá , xuất khẩu không bị tác động nhiều vì tỷ giá tăng làm
giá hàng hóa không thay đổi so với trước .
Hệ thống tỷ giá thả nổi còn có ưu điểm lớn là giúp cho Ngân hàng Nhà nước chủ động trong
việc điều hành chính sách tiền tệ , không cần dự trữ ngoại hối , lúc này Ngân hàng Nhà nước
không cần bận tâm quá nhiều đến việc giữ cho tỷ giá cố định , không bị đổi trong một biên độ dao
động nào đó . Bên cạnh đó , hệ thống tỷ giá cũng có nhược điểm như : nội tệ mất giá do lạm phát
tăng cao làm cho việc nhập khẩu hàng hóa giá cả bị tăng lên , người tiêu dùng sẽ phải chọn hàng
nội địa , nhưng trong môi trường độc quyền ở một số mặt hàng , doanh nghiệp sẽ chèn ép người
tiêu dùng do họ thấy được rằng mình đã mất đi một số đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vì nội tệ
mất giá ...
Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn này là tham gia và theo dõi của
trung tâm giao dịch ngoại hối. Nhưng hoạt động ở trung tâm lại không thể phản ánh được tình
hình thực tế của cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế . Trong khi đó Ngân hàng Nhà nước lượng dự
trữ ít khả năng điều tiết kém khi có biến động . Đồng thời khi áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi , các
nhà đầu cơ sẽ dễ dàng thao túng tỷ giá trên thị trường , gây sự mất cân bằng của thị trường ngoại
hối và ảnh hưởng tới việc xuất nhập khẩu , cán cân thương mại thâm hụt , lúc đó các nhà đầu cơ
sẽ dễ dàng chủ động tấn công được nền kinh tế của quốc gia .
Do đó ở giai đoạn sau , Nhà nước ta đã quyết định chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản
lý , và nó cũng đã cho thấy được những ưu điểm khi thực hiện chính sách tỷ giá này. Mặc dù cũng
vẫn còn những điểm yếu thiếu sót chưa khắc phục nhưng nói chung so với tình hình kinh tế của
một nước đang phát triển như nước Việt Nam ta , hãy xem nó có ưu nhược điểm gì?
3. Chính sách điều hành tỷ giá thả nổi có quản lí :

Là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định .Chính phủ sẽ can thiệp
để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường.
Một vài lý do để Ngân hàng Nhà nước can thiệp vào tỷ giá đó là:
1. NHNN có khả năng ảnh hưởng để tỷ giá ở mức hợp lý hơn.
2. NHNN can thiệp để giảm chi phí do hiện tượng tăng vọt tỷ giá.
3. NHNN can thiệp để các hoạt động kinh tế trở nên trơn tru hơn.
Mức độ can thiệp lên tỷ giá bởi NHTW là rất khác nhau, từ can thiệp t ùy ý để ảnh hưởng lên tỷ
giá thả nổi hay can thiệp thường xuyên có tính bắt buộc để duy trì tỷ giá cố định.
Khi sử dụng chính sách điều hành tỷ giá thả nổi có quản lí , Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ
giá dựa trên các điều kiện của thị trường , nhưng vẫn sẽ có những biện pháp can thiệp cần thiết để
điều chỉnh tỷ giá đến một giá trị mong muốn nào đó trong biên độ dao động nhất định . Chính


sách tỷ giá được điều chỉnh nhằm mục đích chống lạm phát và thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,
khi sử dụng chính sách điều hành này cũng cố gắng vào sự duy trì ổn định tỷ giá danh nghĩa .
Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp vào tỷ giá và đưa về một tỷ giá ấn định mong muốn do
bị áp lực thị trường ngoại hối , khi có những sự cố biến động tác động đến tỷ giá , hay khi tỷ giá
tác động xấu đến thị trường để khiến tình hình phải thay đổi hơn là đứng yên nhìn làm tình hình
xấu hơn.Tuy nhiên sự can thiệp của chính phủ lại thường dựa trên các yếu tố thị trường chứ
không can thiệp trên thị trường ngoại hối.
4. Những công trình nghiên cứu trước đây :
4.1 Hệ thống tỷ giá và khủng hoảng kinh tế :
Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng khá trầm trọng đến hệ thống tỷ giá , nên các nhà chính sách
cũng rất quan tâm là nếu có khủng hoảng tài chính xảy ra năm 1997 hay khủng hoảng toàn cầu
2007 thì hệ thống tỷ giá nào sẽ là con đường lựa chọn tốt nhất cho quốc gia . Một số chuyên gia
kinh tế đã nghiên cứu và dùng khái niệm chi phí điều chỉnh để đánh giá tính phù hợp của chế độ
tỷ giá , Nhờ khái niệm này ta sẽ khái quát được cái giá phải trả của một quốc gia khi áp dụng chế
độ tỷ giá nào đó khi khủng hoảng hay suy thoái xảy ra . Chi phí điều chỉnh được đánh giá dựa vào
4 chuẩn mực :
 Khủng hoảng xảy ra , tỷ giá sẽ thay đổi như thế nào .

 Rủi ro quốc gia tăng lên sau khủng hoảng ra sao .
 Mức độ thắt chặt tiền tệ đối phó khủng hoảng
 Mức độ nghiêm trọng và thời gian phục hồi sau khủng hoảng
Năm 2001 , Koichi Hamada-Yosuke Takeda đã đưa ra kết luận rằng không có chế độ tỷ giá nào
vượt trội hơn những chế độ tỷ giá khác với những dẫn chứng điển hình của 1 số nước như :
 Hàn quốc , Thái lan chuyển sang tỷ giá thả nổi nhưng đã phục hồi nhanh nhất.
 Những quốc gia áp dụng tỷ giá cố định như Argentina ,Hồng Kong , để giữ vững niềm
tin vào giá trị đồng nội tệ , họ đã phải tăng lãi suất rất cao nhằm duy trì giá trị đồng nội tệ . Và rồi
trước những cuộc tấn công tiền tệ những quốc gia này phải trả giá cho sự thắt chặt tiền tệ đó là
tăng trưởng kinh tế giảm đi mạnh . Mặc dù vậy , nhưng Hong Kong lại là quốc gia hồi phục
nhanh nhất sau cuộc khủng hoảng .
 Brazil và Mexico dù áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt nhưng đã phải trải qua một giai
đoạn vô cùng khó khăn vì sự phục hồi chậm chạp.
Để nói rằng hệ thống tỷ giá nào là tốt nhất thì đó không phải là điều dễ dàng . Tỷ giá hối đoái
linh hoạt cùng với kiểm soát vốn có vẻ phù hợp . Nhưng cái giá để có sự kiểm soát vốn không
nhỏ vì chúng có thể làm cho dòng vốn chảy vào quốc gia khác . Hệ thống tỷ giá cố định thì lãi
suất tăng rất cao để duy trì niềm tin vào giá trị đồng nội tệ nhưng Hong Kong lại phục hồi nhanh
nhất sau khủng hoảng. Ngoài ra Thái Lan và Hàn Quốc ,dưới chế độ tỷ giá linh hoạt ,mặc dù nền
kinh tế trải qua khó khăn sụt giảm về sản lượng đáng kể nhưng sau đó lại tăng trưởng khá nhanh .
4.2 Quốc gia sử dụng hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lí :
Dưạ trên các điều kiện cung cầu thị trường để xác định tỷ giá hối đoái nhưng chính phủ vẫn
có hành động can thiệp để điều chỉnh mức tỷ giá hối đoái đến giá trị mong muốn khi có vấn đề
xảy ra . Tuy nhiên sự can thiệp này thường dựa trên các yếu tố thị trường (như lãi suất ) hơn là
trực tiếp vào thị trường ngoại hối . Sự thay đổi trong lãi suất đồng nội tệ sẽ làm thay đổi khoản
mục cán cân tài khoản vốn , đặc biệt là dòng vốn đầu tư gián tiếp ngắn hạn , điều này giúp loại bỏ
trạng thái mất cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế .
Nếu muốn bảo vệ giá trị đồng nội tệ có thể thực hiện bằng cách tăng lãi suất thu hút vốn đầu
tư nước ngoài chảy vào. Điều này tạo ra lượng cầu tăng lên đối với đồng nội tệ , giữ giá trị cho
đồng nội tệ . Chính sách này thể hiện được cho các chủ thể tham gia thấy rằng ưu tiên lựa chọn
chính sách đảm bảo cho nội tệ . Tuy nhiên mặt trái của hành động này đó là làm tăng chi phí sử

dụng vốn cho các doanh nghiệp.(sách Tài chính quốc tế T.214)
TS.Phạm Thế Anh , Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội , cho rằng chế độ tỷ giá thả nổi có
quản lý có thể là sự lựa chọn tốt nhất cho lúc này . Trong cơ chế thả nổi có quản lí , Ngân hàng
Nhà nướcsẽ không tuyên bố trước tỷ giá trung tâm; tỷ giá thương mại hằng ngày về cơ bản


được xác lập hoàn toàn bởi các giao dịch theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tuy
nhiên, Ngân hàng Nhà nướccó thể dùng các biện pháp can thiệp như mua bán ngoại tệ
trên thị trường liên ngân hàng hay các biện pháp kiểm soát nguồn vốn ra vào Việt Nam để
làm mềm dao động của tỷ giá . Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý sẽ mang lại nhiều lợi ích:
Thứ nhất, giá cả của hầu hết các mặt hàng cũng như lương bổng của doanh nghiệp ở
Việt Nam đã được quyết định theo cơ chế thị trường. Việc thả nổi có quản lý tỷ giá sẽ
giúp sự biến động của giá cả của các mặt hàng trong nước cân bằng với sự biến động của
giá cả các mặt hàng trên thế giới, qua đó giúp nền kinh tế phân bổ tối ưu hơn.
Thứ hai, nền kinh tế mở của Việt Nam phát triển mạnh , nhưng lại không bị lệ thuộc mạnh
vào một đối tác cụ thể nào, nên việc áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý sẽ khiến cho Việt
Nam không bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ thị trường tiền tệ bên ngoài, ngoài ra còn giúp
Việt Nam ngăn chặn tốt các cú sốc từ thị trường hàng hóa quốc tế.
III. TÌNH HÌNH VIỆT NAM :
1. Một số tác động của chính phủ đối với tỷ giá :
Vào năm 1994 , Ngân hàng Nhà nướcđã ban hành quyết định 203 về quy chế và hoạt động
của thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng :
+ Ngân hàng Nhà nướckhông giao dịch buôn bán với cá nhân , tổ chức ...mọi giao dịch đều
qua Ngân hàng thương mại .
+Ngân hàng Nhà nướcsử dụng quỹ điều hòa ngoại tệ là người sử dụng mua bán cuối cùng
nhằm mục đích ổn định tỷ giá.
- Can thiệp trực tiếp vào tỷ giá : Ngân hàng Nhà nướcsẽ tác động trực tiếp lên thị trường
ngoại hối , bơm ngoại tệ vào thị trường mua đồng nội tệ khiến đồng nội tệ tăng giá . Ngược lại để
giảm giá đồng nội tệ , Ngân hàng Nhà nướctung đồng nội tệ ra thị trường mua ngoại tệ vào .
Nhưng sự can thiệp này nếu như không có sự điều chỉnh trong cung tiền thì hậu quả của việc

Ngân hàng Nhà nướccan thiệp đó có thể làm ảnh hưởng đến chính sách kinh tế . Cung tiền giảm
khi mua nội tệ vào , và có thể gây ra lạm phát tăng khi cung tiền tăng lúc tung đồng nội tệ ra thị
trường . Vậy có cách can thiệp nào khác trên thị trường ngoại hối mà không làm ảnh hưởng tới
mục tiêu chính sách của chinh phủ . Vì thế Ngân hàng Nhà nướcđã tiến hành sử dụng phương
thức can thiệp vô hiệu hóa , thực hiện cùng lúc hai giao dịch trên thị trường ngoại hối và thị
trường mở . Trong trường hợp , tung ngoại tệ để mua đồng nội tệ , ngân hàng Nhà nướcsẽ mua
trái phiếu trên thị trường mở để tăng cung tiền trở lại . Ngược lại , khi Ngân hàng Nhà nướctung
đồng nội tệ ra thị trường ngoại hối để mua ngoại tệ , ngân hàng Nhà nướclại tiếp tục can thiệp lên
thị trường mở bằng cách bán trái phiếu để giảm cung tiền .
- Can thiệp gián tiếp lên tỷ giá : ở đây Ngân hàng Nhà nướccan thiệp vào tỷ giá thông qua
công cụ lãi suất . Nếu muốn đông nội tệ tăng giá , Ngân hàng Nhà nướctăng lãi suất để thu hút
vốn hay dịch chuyển các khoản tiền gửi ngoại tệ sang nội tệ , hay giảm lãi suất khi muốn đồng
nội tệ giảm giá . Động thái của những nhà lãnh đạo Ngân hàng Nhà nướcluôn luôn được các nhà
kinh doanh , các thành viên tham gia trong thị trường theo dõi và suy đoán để xem xu hướng sắp
tới của tình hình lãi suất tăng hay giảm để có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh chênh lệch
kiếm lời . Ngoài ra còn có thể can thiệp qua thuế hay rào cản kỹ thuật , nhưng cách thức tác động
này sẽ dễ bị các quốc gia khác trả đũa. Trên thực tế , nhiều nhà kinh tế cũng cho rằng hệ thống tỷ
giá của Việt Nam chưa linh hoạt .
Ngoài ra chính sách tiền tệ và thâm hụt tài khóa cũng vô hình chung tác động tỷ giá , lên giá
trị của một đồng tiền tùy thuộc vào việc thị trường đánh giá khả năng chuyển tải thông điệp đến
công chúng và khả năng điều hành của các nhà hoạch định chính sách .
Hiện tại hệ thống tỷ giá của Việt Nam là thả nổi có quản lý ,có thời gian đã được đăng kí
chính thức với IMF ,nhưng trên thực tế thì Ngân hàng Nhà nướcvừa điều hành theo tín hiệu của
thị trường , vừa công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng hàng ngày, sau đó cộng thêm một biên
độ thích hợp do ngân hàng Nhà nướcquy định theo từng thời kì (theo hiện tại thì là +/- 5%) thì


xác định được tỷ giá chính thức của ngân hàng thương mại . Theo các nhà kinh tế cho rằng tỷ giá
bình quân liên ngân hàng mỗi ngày và cuối năm không thay đổi là bao , nên có khi cả năm tỷ giá
chỉ tăng 1% dù có làm phát cao .

2. Ưu nhược điểm của hệ thống tỷ giá cố định :
Khi lạm phát xảy ra , ví dụ lạm phát dự kiến của việt nam cao hơn Mỹ 5% ,vì lúc này ta đang
lựa chọn sử dụng chính sách điều hành tỷ giá cố định , thì giá hàng hóa việt nam đồng thời cũng
đắt hơn Mỹ 5% , dẫn đến người tiêu dùng mỹ không nhập khẩu nữa , hàng hóa việt nam mất sức
cạnh tranh , họ sẽ tìm đến các nước khác có giá phù hợp và rẻ hơn. Ngoài ra để có thể luôn luôn
can thiệp để giữ ấn định tỷ giá cố định , ngân hàng Nhà nướcluôn phải có lượng dữ trữ ngoại tệ
khá lớn có thể sẵn sàng sử dụng khi cần thiết ,đảm bảo can thiệp có hiệu quả . Nếu quốc gia
không có có đủ dự trữ nguồn ngoại tệ sẽ dẫn đến xảy ra trường hợp không thể can thiệp kịp thời ,
không mua lại được lượng nội tệ vượt quá, và phải để đồng nội tệ mất giá .Từ đó các nhà đầu tư
kinh tế và quản trị có thể sử dụng cán cân thanh toán để dự báo sự tăng giảm của đồng nội tệ ,
cũng như sự thay đổi tỷ giá chính thức của ngân hàng trung ương.tạo điều kiện cho các quỹ đầu
cơ nhân cơ hội tấn công nguy cơ rơi vào “khủng hoảng tiền tệ” khi mà quốc gia bị thâm hụt cán
cân thanh toán và lượng dữ trự ngoại tệ yếu kém .
Mặc dù vậy nhưng chính sách điều hành tỷ giá cố định cũng có ưu điểm lớn như : tạo niềm
tin cho các doanh nghiệp yên tâm về tỷ giá , chuyên tâm vào công việc sản xuất kinh doanh nâng
cao chất lượng sản phẩm , không cần bận tâm đến việc rủi ro về tỷ giá . Thu hút vốn đầu tư nước
ngoài...
3. Ưu nhược điểm của hệ thống tỷ giá thả nổi :
a,Ưu điểm : Khi sử dụng hệ thống tỷ giá thả nổi ,tỷ giá usd/vnd tăng lên , vnd mất giá gần
bằng với lạm phát , lúc đó xuất khẩu của việt nam sang nước ngoài không bị tác động nhiều , do
tỷ giá usd/vnd tăng làm cho giá hàng hóa việt nam xuất khẩu qua nước ngoài không thay đổi so
với trước nhiều. Nhờ đó thị trường ngoại hối giữa hai quốc gia không bị ảnh hưởng nhiều do lạm
phát nhờ tỷ giá thả nổi .
Tình trạng thất nghiệp cũng là vấn đề bị ảnh hưởng lớn khi khủng hoàng tài chính xảy ra. Ví
dụ như trong hệ thống cố định , tỷ giá giữa hai nước luôn ổn định , khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2007 tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng cao đến 10% làm cho tiêu dùng của người Mỹ giảm
mạnh đối với hàng hóa việt nam , do đó kéo theo tình trạng thất nghiệp của việt nam , đó là điều
xảy ra trong hệ thống cố định. Nhưng nếu tỷ giá usd/vnd là thả nổi hay linh hoạt , thì tác động có
thể giảm đi , vì lúc này cầu tiêu dùng của Mỹ đối với hàng hóa giảm đồng thời cầu đối với Vnđ
cũng giảm theo , sẽ làm cho vnđ giảm giá so với usd , vì tỷ giá thay đổi theo thị trường cung cầu .

Hệ thống tỷ giá thả nổi còn giúp cho ngân hàng Nhà nướcgiảm được sức ép và gánh nặng khi
phải cứ ổn định tỷ giá cố định . Giúp ngân hàng Nhà nướckhông phải bận tâm nhiều về dự trữ
ngoại tệ , chủ động hơn trong chính sách tiền tệ của mình . Ví như khi khủng hoảng tài chính toàn
cầu xảy ra , ngân hàng Nhà nướccó thể liên tục giảm lãi suất để kích cầu nhằm kích thích nền
kinh tế , mà không lo sợ đồng nọi tệ bị mất giá .
b,Nhược điểm :
Hệ thống nào cũng có điểm tốt và xấu , chủ yếu là nó phù hợp với tình hình kinh tế của quốc
gia nào vào thời điểm nào và được áp dụng ra sao ? Như ở trên ta đã thấy , tỷ giá usd/vnd tăng ,
vnđ mất giá do lạm phát dẫn đến giá cả nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng , lúc này nguời tiêu dùng Việt
nam sẽ nghĩ đến việc dùng hàng nội địa . Nhưng với môi trường mà hàng độc quyền ở mức cao
như việt nam , thì việc người tiêu dùng bị bắt ép dùng hàng nội địa với giá cao vì không còn sự
lựa chọn khác làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng , và chất lượng hàng hóa của doanh
nghiệp , vì họ nhận ra không còn đối thủ cạnh tranh nữa , dẫn đến không thể cải thiện chất lượng
để kích cầu . Không có gì là mãi mãi , sẽ có lúc thịnh vượng và rồi tới suy thoái.Ngoài ra trên thị
trường tài chính , nhất là các nước có nền kinh tế đang phát triển , rất dễ bị tác động xung quanh
bởi xu hướng bầy đàn theo số đông , nếu như đồng nội tệ rớt giá mạnh.
Vấn đề tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế là làm sao để xử lý được
dòng ngoại hối đổ vào Việt Nam đầu tư mà không gây ra các hiệu ứng phụ, đặc biệt là lạm phát.


Khi dòng vốn nước ngoài vào dồn dập trong một thời gian ngắn, ngân hàng Nhà nướccó thể sẽ
phải bơm mạnh đồng nội tệ ra để mua lại ngoại tệ nhằm ngăn vnđ tăng giá quá nhanh. Đây là điều
mà ngân hàng Nhà nướcđã làm trong thời gian qua giúp cho dự trữ ngoại hối tăng thêm 18 tỉ USD
trong năm 2012. Và để ngăn ngừa lạm phát, ngân hàng Nhà nướcđã phải phát hành tín phiếu để
trung hoà dòng tiền này. Trong năm 2013, ngân hàng Nhà nướccó thể phải dùng đến công cụ tăng
dự trữ bắt buộc nếu như nội tệ bị bơm ra nhiều quá.
4. Bài học cho Việt Nam từ chính sách chuẩn tiền tệ :
Một nền kinh tế đang phát triển như Việt nam chính phủ cần tạo lập niềm tin cho công chúng
và giá trị của đồng nội tệ , nhưng không có nghĩa phải làm mọi cách để giữ cho vnđ không mất
giá. tiêu biểu là cuộc chống suy thoái năm 2009 đã cho ta thấy sai lầm trong việc quan niệm phải

giữ tỷ giá ổn định bằng mọi cách.Vì tỷ giá thực của Vnđ định giá cao mà cán cân thanh toán luôn
bị thâm hụt, đồng thời Ngân hàng Nhà nướcphải liên tục tung Usd ra thị trường để đảm bảo tỷ giá
chính thức xoay quanh 1usd = 17.000vnd khiến dự trữ ngoại hối liên tục giảm mạnh. Trên thực tế
ở thị trường chợ đen thì tỷ giá cao hơn tỷ giá chính thức do nhà nước công bố , dẫn đến mức
chênh lệch ngày càng cao do thị trường tin rằng trước sau gì chính phủ cũng phá giá , vì sẽ không
có đủ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường ngoại hối . Đến cuối tháng 12 năm 2009 , khi
chính phủ công bố phá giá đồng Việt nam thì lúc này cái giá phải trả là : dự trữ ngoại hối hao hụt
lớn , nhập siêu tăng nhanh do vnđ được định giá quá cao trong một thời gian dài chỉ để duy trì
niềm tin vào đồng nội tệ .
5. Kết quả đạt được của Việt nam trong việc điều hành chính sách tỷ giá :
- trong năm 2008 để kiểm soát tình hình lạm phát cao trong nước ,ổn định tình hình kinh tế
vĩ mô , và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , ngoài việc giữ ổn định các mức lãi suất , ngân hàng Nhà
nướcthực hiện điều chỉnh tỷ giá , không để đồng việt nam tăng hay mất giá quá mức VND. Tiếp
tục mua ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối , trên cơ sở nguồn cung tiền đã được Thủ tướng
chính phủ phê duyệt , đồng thời triển khai tiếp tục giải pháp phù hợp với thị trường tiền tệ theo
từng thời kì .
- Nhờ cơ chế quản lí ngoại hối và kiểm soát vốn của Việt nam hiện , sự quản lí chặt chẽ của
Ngân hàng Nhà nướcđối với các Ngân hàng thương mại , khiến cho các quỹ đầu cơ bên ngoài khó
có cơ hội mua NDF từ các Ngân hàng thương mại Việt nam , và nều giả sử có mua được và đầu
cơ thành công thì việc rút ngoại tệ ra khỏi Việt nam cũng chịu sự kiểm soát khá chặt chẽ của ngân
hàng Nhà nước. Thep pháp lệnh ngoại hối của việt nam thì Ngân hàng Nhà nướcchỉ cho phép
dòng vốn có xuất xứ từ các hoạt động tiêu dùng cá nhân , nhập khẩu , và chuyển tiền lợi tức được
phép rời Việt nam tự do. Tuy các Ngân hàng thương mại và doang nghiệp có cách lách luật để ra
ngoài nhưng cũng không thể là kênh chính để cho các quỹ đầu cơ sử dụng cho mục đích tấn công
Vnđ . Nói cách khác thị trường Việt nam như “trận địa” mà đường đi để chuyển tiền vào và lối
thoát để các quỹ đầu cơ rút ra được án ngữ bởi Ngân hàng Nhà nước.
- Trong thời gian qua , việc xử lí chính sách tỷ giá tương đối hợp lí đóng góp nhiều thành tựu
trong chính sách tiền tệ như : hạn chế lạm phát , hỗ trợ xuất khẩu , cải thiện cán cân thanh toán
,tạo điều kiện ổn điịnh ngân sách , ổn định tiền tệ. Ngoài ra sự ổn định tương đối về tỷ giá góp
phần tích cực trong việc thu hút đầu tư nước ngoài .

- Theo TS. Lê Xuân Nghĩa – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh , năm 2013
là một năm thành công của chính sách tỷ giá trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nước. Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế Nhà nướccho rằng, cách ứng xử của Ngân hàng nhà nước với tỷ giá đã làm gia tăng lòng tin
của người dân, nhà đầu tư vào VND. Sự ổn định của tỷ giá cũng góp phần giữ lạm phát ở mức
tương đối thấp so với những năm trước. _(Thời báo Ngân hàng )
Một chuyên gia trong lĩnh vực ngoại hối nhận định ,yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định
của tỷ giá thời gian qua , là từ cam kết mạnh mẽ của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngay từ đầu
năm. Và Ngan hàng nhà nước điều hành tỷ giá theo hướng ổn định hỗ trợ xuất khẩu, kiềm chế
nhập siêu, thu hút đầu tư để phát triển kinh tế… Những cam kết trên đã góp phần quan trọng ổn
định tâm lý thị trường và định hướng kỳ vọng về tỷ giá của công chúng.


Để thành công trong việc thực hiện cam kết trên, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Ngân
hàng nhà nước Nguyễn Quang Huy cho biết, Ngân hàng Nhà nước luôn chủ động theo dõi chặt
chẽ , sát sao , phân tích các cân đối vĩ mô, diễn biến cán cân thanh toán quốc tế, cung – cầu ngoại
tệ trên thị trường… Do đó, những thời điểm cung – cầu ngoại tệ có dấu hiệu căng thẳng cục bộ,
Ngân hàng nhà nước sẵn sàng can thiệp như hỗ trợ thanh khoản ngoại tệ, đồng thời phối hợp với
việc điều hành lãi suất và thanh khoản VND ngắn hạn, nhanh chóng ổn định thị trường._(thời báo
Ngân hàng )
Ngoài ra, trong việc điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá mua – bán ngoại tệ
cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ , Ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều hành linh hoạt
hơn. Ví dụ : từ cuối tháng 5/2013, dù Ngân hàng Nhà nước đã bán ngoại tệ để can thiệp, nhưng
trên thị trường tỷ giá vẫn tăng và có chiều diễn biến phức tạp. Lúc đó, Ngân hàng Nhà nước đã
quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 1% từ mức 20.828 đồng/USD lên mức
21.036 đồng/USD. Đồng thời, điều chỉnh tỷ giá mua ngoại tệ lên 21.100 đồng từ ngày 7/8/2013
và tiếp tục mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng ở mức giá này. Nhờ vậy, cả năm 2013 Ngân hàng
nhà nước đã mua được một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.
“Trong năm 2013, NHNN đã tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ thị trường ngoại tệ, kiểm
soát chặt chẽ việc mua bán ngoại tệ trái phép và phối hợp với các đơn vị chức năng chống buôn

lậu vàng qua biên giới để góp phần ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối”, ông Nguyễn Quang
Huy .
“Sự kiên định về mục tiêu, tính nhất quán và đồng bộ trong phối hợp các giải pháp điều
hành tỷ giá đã tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp chủ động lập và triển khai kế hoạch kinh
doanh cũng như mang lại lợi ích cho toàn xã hội”, một bình luận của chuyên gia._(thời báo Ngân
hàng )
6. Thách thức đối với Việt nam :
Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, nhưng theo TS. Võ Trí Thành, Ngân hàng Nhà
nước mới đi được một nửa chặng đường trong con đường còn dài phía trước. Năm 2014 vẫn còn
nhiều thách thức đối với nhà điều hành tỷ giá. Dù đã giảm, nhưng tình trạng đô la hóa nước ta vẫn
ở mức cao, thói quen giữ vàng, USD như tài sản quan trọng vẫn tồn tại trong thực t ế và có thể sẽ
bị ảnh hưởng từ bên ngoài khá cao. Ví dụ như : tính thanh khoản của USD đang khá cao, nhất là
nếu gói QE3 của Mỹ dừng lại, thì đồng USD chắc chắn lên giá và lãi suất đồng USD cũng sẽ tăng
theo.
Những thách thức trong điều hành tỷ giá được TS. Cấn Văn Lực nhận định là: kinh tế vĩ mô
sẽ phục hồi trong năm 2014. Như vậy, cầu ngoại tệ trong nước mạnh hơn nên khả năng nhập siêu
quay trở lại và tạo áp lực lên tỷ giá. Nhưng thách thức lớn nhất đối với tỷ giá, theo TS. Võ Trí
Thành là ở vấn đề làm sao cho tỷ giá không quá cứng nhắc, hạn chế sự linh hoạt trong điều hành
chính sách tiền tệ hay kiểm soát cung tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, chế dộ điều
hành tỷ giá thành công trong năm 2014 thì phải đủ dự trũ ngoại hối và đảm bảo cung tiền.
Mặt khác, chính sách tỷ giá phải có độ linh hoạt nhất định để đảm bảo khả năng cạnh tranh hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam không bị tổn thương trong bối cảnh lạm phát của Việt Nam cao hươn
so với nước ngoài , và cũng lưu ý, để tỷ giá tiếp tục “ghi điểm” trong năm 2014 thì phải nhớ đến
câu chuyện quản lý, ứng xử trên thị trường vàng của Ngân hàng nhà nước , đồng thời cần có sự
phối hợp của các chính sách vĩ mô khác như chính sách tài khóa…
Ông Trương Đình Tuyển – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc
gia cũng cho rằng: chính sách tỷ giá có thể có ý nghĩa nhất định trong việc kiểm soát nhập siêu
khi tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu. Song, một mình chính sách tỷ giá khó có hiệu quả do
tương tác giữa thay đổi tỷ giá danh nghĩa và biến động lạm phát. PGS.TS. Vũ Kim Dũng –
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất: tỷ giá bình quân liên ngân hàng nên linh hoạt hơn

trong năm 2014 để tăng tính thị trường, đồng thời giúp NHNN có thời gian và điều kiện để tập
trung vào các mục tiêu chính sách tiền tệ khác
IV. KẾT LUẬN :


Sau khi tìm hiểu về một số chính sách điều hành tỷ giá mà Nhà nước ta đã thực hiện , thấy được
các ưu điểm , nhược điểm của nó , ta có thể nói , không có chế độ nào hoàn hảo nhất , tốt nhất ,ưu
việt nhất . Cái gì cũng phải có hai mặt của nó , chế độ tỷ giá thả nổi giúp Ngân hàng Nhà
nướcgiảm áp lực dự trữ ngoại hối , không phải bận tâm đến việc phải luôn giữ ổn định tỷ giá cố
định. Sự kiểm soát giúp chính phủ chủ động hơn trong việc điều hành thị trường , ngoài ra việc
kiểm soát nhập siêu trong chính sách tỷ giá có thể có ý nghĩa nhất định trong khi tác động đến
xuất khẩu và nhập khẩu .Điều chỉnh tỷ giá hết sức linh hoạt nhưng không quá biên độ dao động tỷ
giá bình quân liên ngân hàng ( dưới 5%) vừa đảm bảo hỗ trợ cho xuất khẩu, không gây áp lực lên
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô .Đồng thời cần tạo niềm tin vào đồng nội tệ cũng là điều quan
trọng và cần thiết . Điều hành kinh tế như một món ăn ngon , thêm một chút muối một chút ngọt
lâu lâu phải có vị cay nồng vừ phải , tất cả phải phù hợp và gắn kết với nhau mới hoàn chỉnh được
. Theo em thì chính sách điều hành Chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát có sự phù hợp điều chỉnh
linh hoạt ứng với từng thời kì từng hoàn cảnh sẽ có thể giúp cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện
các giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam theo hướng hiện đại , an toàn, hiệu quả và
phù hợp với hội nhập quốc tế , góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở -đánh giá chính sách tỷ giá vủa Việt Nam sau
20 năm đổi mới - PGS.TS Nguyễn Văn Tiến - Nhà XB thống kê .
Tạp chí Ngân hàng 2010 - 2014
Thời báo Ngân hàng 2013 -2014
Sách GK Tài chính Quốc tế - Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh _ Trần Ngọc Thơ -Nguyễn
Ngọc Định


/> /> />


×