Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

DẠY CÁC PHẦN MỀM KỸ THUẬT TRONG MÔN HỌC THỰC HÀNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ Ở KHOA CÔNG TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.42 KB, 20 trang )

TRƯỜNG CĐ NGHỀ GTVT ĐƯỜNG THỦY II
KHOA CÔNG TRÌNH
Tên báo cáo chuyên đề :
DẠY CÁC PHẦN MỀM KỸ THUẬT TRONG MÔN HỌC THỰC HÀNH
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ Ở KHOA CÔNG TRÌNH.

Người báo cáo :

LÊ QUANG

TP.HCM, ngày 06 tháng 7 năm 2015


CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐ NGHỀ GTVT ĐƯỜNG THỦY II
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
--------------------------------------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Tên báo cáo chuyên đề :
DẠY CÁC PHẦN MỀM KỸ THUẬT TRONG MÔN HỌC THỰC HÀNH
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ Ở KHOA CÔNG TRÌNH.

TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ :
Trong những năm gần đây, trường ta đã có nhiều đổi mới trong công tác dạy nghề ,
nhất là luôn cải tiến chương trình giảng dạy để đào tạo tay nghề cho sinh viên khi ra
trường có thể đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nhiệm vụ được giao ở các doanh
nghiệp.
Đối với một số lãnh vực chuyên sâu còn đòi hỏi sinh viên phải tiếp cận với dây
chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, trong đó cần phải biết vận hành các thiết bị đặc thù


và nhất là phải sử dụng được các phần mềm kỹ thuật điều khiển thiết bị một cách tự động
hoặc bán tự động, cho nên các môn học nặng về thực hành cần thiết phải được giảng dạy
cho sát với thực tế yêu cầu.
Việc bổ sung vào nội dung giảng dạy những phần mềm kỹ thuật của công nghệ sản
xuất hiện hành thay cho việc tính toán thủ công trong mô đun thực hành “ KHẢO SÁT
THIẾT KẾ CẦU “ bước đầu đã góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề ở khoa Công
trình.


MỤC LỤC
1. .............................................................................................................................. ĐẶT VẤN ĐỀ :
4
2. ............................................................................................ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ:
5
3. ..................................................... PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU , CÁCH TIẾP CẬN:
6
4. ...............................................NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
7
a. Nghiên cứu chương trình khung của mô đun “Khảo sát thiết kế cầu” : ................ 7
b. Dạy các phần mềm kỹ thuật trong mô đun “Khảo sát thiết kế cầu”: ..................... 7
c.
Kết quả đạt được: .............................................................................................. 19
5. .................................................................................................................................... KẾT LUẬN:
19
6. .......................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO:
20


1. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020, Việt Nam về cơ

bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phát triển nguồn nhân lực được xác
định là một trong ba giải pháp đột phá chiến lược, trong đó chất lượng dạy nghề có vị trí
đặc biệt, góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực và phát
triển kinh tế - xã hội.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước , chất lượng và hiệu quả dạy
nghề có bước chuyển biến tích cực, đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động, mặc dù đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng dạy nghề ở nước ta vẫn còn những tồn tại,
đó là:
- Chất lượng đào tạo nghề, mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như tác phong
công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm. Kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của
lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn so với các nước phát triển trên thế giới và
trong khu vực.
- Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ
với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; chưa đáp ứng được nhu cầu
nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động.
- Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề còn bất cập.
- Việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đáp ứng nhu
cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm.
- Chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy
nghề.
- Chưa có chính sách tạo động lực đủ mạnh để thu hút người học nghề và người dạy
nghề; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động chưa đủ hấp dẫn. Nguồn lực tài chính từ
ngân sách nhà nước dành cho dạy nghề còn thấp (khoảng 0,5% GDP, trong khi tỷ lệ này
ở các nước thuộc EU là 1,1%).
Hiện nay rất nhiều trường nghề đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất
lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ tay nghề theo nhu cầu của doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
Trong những năm gần đây, trường ta cũng đã có nhiều đổi mới trong công tác dạy
nghề , luôn đầu tư thiết bị và cải tiến chương trình giảng dạy , từng bước đã thiết lập

được mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để đào tạo tay nghề cho sinh viên khi ra
trường có thể đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nhiệm vụ thực tế được giao, góp
phần rút ngắn được khoảng cách giữa dạy nghề và kỹ năng nghề.


Ở khoa công trình , nội dung giảng dạy các môn học ngoài việc bám sát chung trình
khung còn được các giáo viên nghiên cứu dạy mở rộng thêm những kiến thức về quy
trình công nghệ mới có sự tham gia điều khiển của máy tính.
Để dạy một số mô đun thực hành các giáo viên còn nghiên cứu tiếp cận và giảng dạy
các quy trình quy phạm trong và ngoài nước, đã đưa vào chương trình huấn luyện sử
dụng các phần mềm kỹ thuật chuyên dụng trong quy trình công nghệ mới hiện đang được
áp dụng tại các doanh nghiệp ngoài xã hội, thay cho việc rèn luyện cách tính toán hoặc vẽ
bằng thủ công như những năm trước đây.
Cụ thể hơn, trong mô đun thực hành “KHẢO SÁT THIẾT KẾ CẦU” (160 tiết)
trong năm qua đã thực hiệc cho 2 lớp chính khóa CD-38-1 và CD-38-2, chúng tôi đã áp
dụng giảng dạy các phần mềm kỹ thuật để tính toán xữ lý số liệu đo đạc và hòan thành
các bản vẽ kỹ thuật trên máy tính điện tử thay hòan toàn cho việc tính và vẽ bằng tay như
trước đây, những phần mềm chúng tôi giảng dạy hiện đang được các doanh nghiệp sử
dụng trong quy trình công nghệ của họ.
Việc làm này bước đầu gặp trở ngại như việc tiếp cận tìm hiểu quy trình công nghệ
mới, trao đổi với các chuyên gia cùng ngành , tìm kiếm thuê mượn phần mềm phù hợp vì trường ta chưa đầu tư được những phần mềm này. Mặt khác phải cố gắng khuyến
khích sinh viên trang bị máy tính cá nhân, ôn tập lại một số kỹ năng sử dụng máy tính
cho các em trước khi vào học, sau đó dạy làm bài tập về những thao tác của phần mềm
ứng với từng công việc cụ thể cho các em và kết hợp qua đó nhắc lại kiến thức của các
môn có liên quan, và đưa các em ra thực tế để các em hình dung ra việc dùng phần mềm
kết hợp với các thiết bị đo như thế nào. Nhiều công đoạn khá khó khăn vì sự lạ lẫm của
các em với kỹ thuật mới, nhất là những phần mềm thương mại có giao tiếp bằng Anh
Ngữ , nhưng bù lại đã tạo sự hứng thú và niềm say mê học hỏi cho các em trong giờ học,
kích thích các em dự giờ đầy đủ hơn, và chừng mực nào đó đã giúp các em tiếp cận với
công nghệ mới và nâng cao kỹ năng chuyên môn, qua các bài tập kiểm tra và bài tập lớn

hêt môn, và mới đây qua liên lạc với sinh viên trong quá trình thực tập tốt nghiệp, chúng
tôi đã cảm nhận được điều đó.

2. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ:
Mục đích của chuyên đề này nhằm trình bày lại việc giảng dạy thử nghiệm cho sinh
viên khoa công trình các phần mềm kỹ thuật mà các doanh nghiệp trong và ngoài
nước hiện dang ứng dụng phổ biến trong dây chuyền công nghệ “KHẢO SÁT THIẾT KẾ
CẦU” (160 tiết), qua đó đánh giá những mặt thành tựu và hạn chế của phương pháp
nhằm trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề.


3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU , CÁCH TIẾP CẬN:
 Nghiên cứu chương trình khung của mô đun thực hành “KHẢO SÁT THIẾT KẾ
CẦU” trong chương trình đào tạo chính khóa.
 Nghiên cứu các nội dung chi tiết của các môn lý thuyết cơ sở có liên quan mà sinh
viên đã học và đang học song song từ đó xác định chỉ nhắc lại những kiến thức tổng quát,
tránh việc giảng dạy chồng lấp và những kiến thức cần thiết phải bổ sung trước khi dạy
các phần mềm kỹ thuật.
 Tìm hiểu các đề cương môn học chi tiết được giảng dạy ở các trường nghề khác và
các trường Đại học lớn trong nước.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu trên mạng về chương trình giáo dục đại học ở
Mỹ, chúng tôi chú ý đến một giảng viên Trường ĐH Keuka, Hoa Kỳ, ông GS. Vahid
Keyhani khẳng định, “ngày nay các trường đại học ở Mỹ chú trọng đến việc giảng dạy
gắn với thực tiễn, gắn với công việc cụ thể sinh viên sẽ làm sau này khi tốt nghiệp. Ngay
khi còn ngồi trên ghế nhà trường sinh viên đã thâm nhập vào thực tế công việc, thực tế
cuộc sống. Từ công việc ở các câu lạc bộ sinh viên, hội sinh viên, các bộ phận trong
khuôn viên nhà trường đến những công việc ở doanh nghiệp, ngân hàng, bảo tàng ….
đều là “các phòng thí nghiệm” cho sinh viên đến học tập và thực hành”.
Ông GS. Vahid Keyhani còn chia sẻ “Chương trình Trải nghiệm thực tế mang lại cho
sinh viên rất nhiều lợi ích, dạy cho sinh viên những kĩ năng vô cùng quan trọng mà sinh

viên không được học trên giảng đường. Cụ thể, sau mỗi chương trình, dự án, sinh viên
học được tinh thần trách nhiệm, kĩ năng làm việc nhóm, tinh thần học tập suốt đời, cách
thức phát triển sự nghiệp… Chương trình Trải nghiệm thực tế là cánh cửa mở ra thế giới
rộng lớn, là chiếc vé cho hành trình tự khám phá năng lực của bản thân và là chìa khóa
khởi nghiệp từ mô hình kinh doanh nhỏ thành tập đoàn kinh doanh lớn.
Ở trường Cao đẳng Viễn Đông- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2011 cũng đã đưa vào
chương trình các môn tự chọn dạy cho học sinh các phần mềm kỹ thuật về bình sai lưới
tọa độ và độ cao và thành lập bản đồ và mặt cắt địa hình.
Cụ thể là : môn “Tin học chuyên ngành- Mã số môn học MĐ 40” dạy phần mềm
TOPO và môn “ Phần mềm nội nghiệp đường bộ NOVA-TDN- Mã số môn học MĐ 45” .
Trong năm 2014, ở khoa công trình khi dạy mô đun thực hành “KHẢO SÁT THIẾT
KẾ CẦU” ngoài chương trình khung, chúng tôi đã đưa vào thử nghiệm dạy phần mềm
HYPACK MAX và phần mềm HHMAPS , trong đó phần mềm HYPACK MAX rất
thông dụng cho việc đo vẽ và thành lập bản đồ dưới nước.


4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Việc thực hiện nghiên cứu và dạy thử nghiệm phần mềm HYPACK MAX và phần
mềm HHMAPS chúng tôi đã tiến hành qua các bước sau :
a. Nghiên cứu chương trình khung của mô đun “Khảo sát thiết kế cầu” :
Theo đánh giá, mô đun thực hành “KHẢO SÁT THIẾT KẾ CẦU” là môn học rất
quan trọng nhằm giúp cho sinh viên biết được công tác khảo sát phục vụ thiết kế cầu, và
là môn học chuyên môn nên phải bố trí học sau môn học vẽ kỹ thuật, đo đạc và thiết kế
cầu.
Sau khi học xong môn học này sinh viên có thể:
- Sử dụng thành thạo các loại máy trong công tác khảo sát.
- Đo đạc, khảo sát đủ số liệu phục vụ công tác thiết kế cầu.
- Tính toán kết quả đo.
Đây là môđun nặng về thực hành trong đó có 20 tiết lý thuyết và 140 tiết thực hành,
nội dung tổng quát và phân phối thời gian được liệt kê trong bảng sau:

S

T

Tên chương mục

T
I

I
I

Công tác ngoại nghiệp
- Khảo sát đường chuyền
- Khảo sát bình đồ khu vực dưới nước
- Đo trắc dọc dưới nước
- Đo lưu tốc dòng chảy
Công tác nội nghiệp
- Tính toán bình sai đường chuyền kinh vĩ
- Tính toán bình sai đường đo cao kỹ thuật.
- Vẽ bình đồ.
- Vẽ trắc dọc.
- Tổng hợp báo cáo

Thời gian
Thực Kiểm tra
Tổng

hành (LT hoặc
số

thuyết
Bài tập
TH)
12
15
10
4
0
1

40

5

27

b. Dạy các phần mềm kỹ thuật trong mô đun “Khảo sát thiết kế cầu”:
 PHẦN MỀM HYPACK MAX TRONG KHẢO SÁT BÌNH ĐỒ KHU VỰC
DƯỚI NƯỚC:

8


Trong công tác khảo sát bình đồ dưới nước hiện nay các doanh nghiệp thực hiện theo
quy trình công nghệ sau :


Kể từ công đoạn “Thiết kế kỹ thuật” đến công đọan lưu trữ, ngoài bản báo cáo kết
quả khảo sát được soạn thảo bằng phần mềm “soạn thảo văn bản Word”, tất cả đều được
thực hiện bằng phần mềm kỹ thuật HYPACK MAX hoặc HYDRO PRO, trong đó phần

mềm HYPACK MAX thì thông dụng hơn.


Có thể kể ra một số các doanh nghiệp trong nước từ lớn đến nhỏ trong và ngoài nước
đang sử dụng phần mềm kỹ thuật HYPACK MAX cho việc đo vẽ và thành lập bản đồ
dưới nước như sau :
- Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải Việt Nam – Cục Hàng Hải.
- Tổng Công Ty TEDI – Bộ Giao Thông Vận Tải.
- Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển - Portcoast Consultant
Corporation.
- Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy Lợi Miền Nam.
- Công ty TNHH Xây Dựng Penta-Ocean ( Nhật ).
Từ năm 2013 trở về trước nội dung “Khảo sát bình đồ khu vực dưới nước” , chúng ta
chỉ giới thiệu chung chung phương pháp đo , trong đó chủ yếu là sào và dây đo, trong khi
đó nội dung “Khảo sát bình đồ khu vực dưới nước” đặc biệt là cao dộ đáy sông là dữ liệu
rất quan trọng trong thực tế khi thiết kế cầu vượt sông.
Năm 2014 , chúng tôi đưa vào dạy thử nghiệm công nghệ đo sâu bằng kỹ thuật hồi
âm, ngoài việc dạy về thiết bị đo sâu kỹ thuật số và phương pháp định vị bằng GPS,
chúng tôi đã dạy chuyên sâu vào phần mềm HYPACK MAX.
Phần mềm HYPACK MAX có nhiều Module tiện ích, trong mô đun “Khảo sát thiết
kế cầu” chúng tôi đã dạy các Module sau:
1. Geodetic Parameter : Cài đặt tham số tính chuyển hệ tọa độ.
2. Hardware : Cài đặt điều khiển và giao tiếp thiết bị đo đạc.
3. Line editor : Thiết kế đường đo sâu.
4. Border editor : Tạo file ranh giới khu đo.
5. Target editor : Tạo các đối tượng điểm.
6. Survey : Thực hiện công tác đo và thu thập số liệu ngoài hiện trường.
7. Processing : Xử lý dữ liệu đo.
8. TIN : Vẽ đường đồng mức.
9. Final product : Tạo các bản vẽ AutoCad dạng DXF hoặc dạng DWG.

Giao diện chính của HYPACK MAX theo hình sau :


Những thiết bị đo theo quy trình mới này đa số đều phải được cài đặt bằng máy tính
trước khi sử dụng và sau đó khai báo trong Module Hardware của phần mềm HYPACK
MAX , Khi sử dụng chỉ cần thao tác lưu số liệu đo bằng cách bấm nút. Không cần phải
ghi số liệu vào số tay như trước đây vì hầu như mỗi máy đều có bộ nhớ trong, hoặc có thể
nối kết với máy tính để truyền dữ liệu theo những định dạng nhất định.
Việc dạy bước đầu chúng tôi gặp khó khăn vì phải bổ sung kiến thức cho các em về
công nghệ định vị bằng vệ tinh GPS ,các định dạng dữ liệu của từng loại máy , cách nối
kết thiệt bị đo với máy tính , các chuẩn xuất của thiết bị và phần mềm , ..v..v..
Các em đã chú ý học tập , một khi các em đã nắm được các kiến thức cơ bản (nắm rất
nhanh) thì việc hướng dẫn các thao tác theo từng bước khi sử dụng phần mềm HYPACK
MAX là rất thuận lợi.
HYPACK MAX là phần mềm của Mỹ nên việc giao tiếp hoàn toàn bằng Anh ngữ ,
nên bước đầu chúng tôi gặp khó khăn vì phải dạy thêm những thuật ngữ chuyên môn
bằng tiếng Anh , nhưng quá trình thực tập vì lập đi lập lại nhiều lần trong lờp cũng như


đưa các em ra thực tế đo ngoài hiện trường thì các em cũng hiểu và hầu hết đều sử dụng
tốt.
Một thực tế nữa là các bài giảng của chúng tôi luôn kết hợp bám sát theo trình tự của
quy trình công nghệ ( chỉ những phần lựa chọn thì chúng tôi có bài giảng mở rộng hoặc
tài liệu đọc thêm), mà cấu trúc phần mềm chúng tôi lựa chọn đưa vào giảng dạy có trình
tự tương tự như quy trình công nghệ nên việc hệ thống kiến thức và rèn luyện kỹ năng
cũng khá nhịp nhàng.
 PHẦN MỀM HHMAPS :
Lâu nay , việc tính toán tọa độ và độ cao của các điểm khống chế là một công việc
nặng nhọc cho các cán bộ kỹ thuật trắc địa. Việc tính toán bình sai mạng lưới khống chế
trước đây được thực hiện thủ công chủ yếu dùng máy tính loại bỏ túi và theo 02 phương

pháp bình sai chính xác và bình sai gần đúng tùy vào độ chính xác yêu cầu.
Chương trình giảng dạy ở bậc đại học và trên đại học vì nặng tính hàn lâm ( mô tả và
chứng minh) nên bắt buộc phải dạy sâu vào bản chất của sự kiện, chứng minh sự kiện và
thuật toán,..v..v..).
Ở trình độ cao đẳng và trung cấp nghề cần dạy quy trình và kỹ năng, nên việc tính
toán bình sai sau khi được giới thiệu mục đích yêu cầu, quy trình tính toán thì chúng tôi
dạy thẳng vào dùng phần mềm hhmaps để bình sai và xuất ra kết quả.
CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN CƠ BẢN TRONG BÌNH SAI BẰNG PHƯƠNG
PHÁP THAM SỐ :
Công tác bình sai chính xác thông thường phải bao gồm 9 bước tính sau đây :
+ Thành lập hệ phương trình số hiệu chỉnh : A∆x + L = V
+
Thành lập hệ phương trình chuẩn :
N∆x +B = 0
+ Giải hệ phương trình chuẩn :
+ Tính trị bình sai:
xi = xi(0) +𝛿xi
+
+
+
+
+

Tính sai số trung phương trọng số đơn vị : 𝜇 = √(VT PV)/(n-k)
Tính sai số trung phương của ẩn số sau bình sai.
Đánh giá độ chính xác của ẩn số sau bình sai.
Báo cáo kết quả và độ chính xác sau bình sai.
Vẽ sơ đồ lưới.

Tùy vào số điểm nhiều hay ít , và dạng đồ hình của lưới đơn giản hay phức tạp mà

khối lượng tính toán trong mỗi bước nhiều hay ít.


Phần mềm HHMAPS có nhiều Module ứng dụng , nhưng ưu điểm nhất là 02 Module
Bình Sai Mặt bằng và Bình Sai độ cao , nên trong chương trình chi tiết chúng tôi chỉ dạy
cho các em sinh viên 02 Module này.

VÍ DỤ : HHMAPS BÌNH SAI LƯỚI TỌA ĐỘ :
THÀNH QUẢ TÍNH TOÁN BÌNH SAI LƯỚI MẶT BẰNG
Tên công trình: LƯƠI ĐƯỜNG CHUYỀN ĐO VẼ
Chỉ tiêu kỹ thuật lưới
Số lượng điểm gốc
:3
Số lượng điểm mới lập
:8
Số lượng góc đo
:9
Số lượng cạnh đo
:9
Số phương vị đo
:0
Sai số trung phương đo góc
: 5.00
Sai số trung phương đo cạnh
: 3+3ppm(mm)
Hệ tọa độ VN-2000 (UTM múi chiếu 3°) K = 0.9999
Số liệu tọa độ khởi tính
Tọa độ

S



Tên điểm


T

X(m)

Y(m)

1209030.383
1209038.241
1209547.813

401902.985
402019.855
401449.602

T
1
2
3

GPS1
GPS2
Q

Bảng thành quả tọa độ bình sai
Số

T

Tên điểm

1
2
3
4
5
6
7
8

A
B
C
D
E
F
G
S

Tọa độ
X(m)

Y(m)

1209204.090
1209407.524
1209365.287

1209363.897
1209412.503
1209469.012
1209522.665
1209626.150

401891.378
401852.280
401655.290
401473.782
401463.277
401434.315
401460.776
401326.404

T

Mx(
m)
0.017
0.023
0.023
0.025
0.022
0.020
0.014
0.032

Sai số vị trí điểm
My(

Mp(
m)
m)
0.015
0.023
0.028
0.037
0.028
0.037
0.028
0.038
0.024
0.033
0.017
0.026
0.008
0.016
0.025
0.041

Bảng tương hỗ vị trí điểm
Cạnh tương hỗ
Điểm
đầu
A

Điểm
cuối
GPS1


Chiều
dài

ms

(m)

(m)
1/ 10200

174.094
A

1/ 11900
1/ 11900
1/ 11400
0.018

B

1/ 11400
201.466

C

0.017

C
201.466


C

0.017

A
207.158

B

0.017

B
207.158

B

ms/S

0.018

D

1/ 10600
181.514

0.017

Phương vị

m


(° ' ")

(")

176 10
38.05
349 07
15.06
169 07
15.06
257 53
53.41
77 53
53.41
269 33
40.00

18.15
19.21
19.21
18.69
18.69
20.76


Cạnh tương hỗ
Điểm
đầu
D


Điểm
cuối
C

Chiều
dài

ms

(m)

(m)
1/ 10600

181.514
D

0.017

E

1/ 3200
49.729

E

0.015

D


1/ 3200
49.729

E

0.015

F

1/ 4200
63.498

F

0.015

E

1/ 4200
63.498

F

0.015

G

1/ 3800
59.823


G

0.016

F

1/ 3800
59.823

G

0.016

Q

1/ 1900
27.519

S

0.015

Q

1/ 8400
145.995

GPS1


ms/S

GPS2

0.017
----

----

117.134
GPS1

A

1/ 10200
174.094

GPS2

GPS1

0.017
----

----

117.134
Q

G


1/ 1900
27.519

Q

0.015

S

1/ 8400
145.995

0.017

Kết quả đánh giá độ chính xác lưới
1. Sai số trung phương trọng số đơn vị
: Mo = 25.2979
2. Sai số trung phương vị trí Điểm yếu nhất
: (S) = 0.041(m)
3. Sai số trung phương vị trí Điểm nhỏ nhất
: (G) = 0.016(m)
4. Sai số trung phương tương đối Cạnh yếu nhất
: (G - Q) = 1/ 1900

Phương vị

m

(° ' ")


(")

89 33
40.00
347 48
19.58
167 48
19.58
332 51
49.15
152 51
49.15
26 15
07.51
206 15
07.51
336 02
32.17
122 27
03.17
86 09
12.20
356 10
38.05
266 09
12.20
156 02
32.17
302 27

03.17

20.76
27.69
27.69
32.99
32.99
38.98
38.98
45.53
52.09
----

18.15
----

45.53
52.09


5. Sai số trung phương tương đối Cạnh nhỏ nhất
: (A - B) = 1/ 11900
6. Sai số trung phương Phương vị yếu nhất
: (S - Q) = 52.09(")
7. Sai số trung phương Phương vị nhỏ nhất
: (A - GPS1) = 18.15(")
Bảng trị đo, số hiệu chỉnh và trị bình sai góc
S

Tên đỉnh góc




Đỉnh
giữa

Đỉnh
phải

T

Đỉnh trái

1

GPS2

GPS1

A

2

GPS1

A

B

3


A

B

C

4

B

C

D

5

C

D

E

6

D

E

F


7

E

F

G

8

F

G

Q

9

G

Q

S

T

Góc đo

SHC


Góc sau BS

(° ' ")

(")

(° ' ")

270 01
27.00
172 56
47.00
88 46
57.00
191 39
50.00
258 14
31.00
165 03
23.00
233 23
13.00
129 47
24.00
146 24
31.00

-


270 01
25.85
172 56
37.02
88 46
38.34
191 39
46.59
258 14
39.57
165 03
29.58
233 23
18.36
129 47
24.66
146 24
31.00

1.15
9.98
18.66
3.41
8.57
6.58
5.36
0.66
0.00

Bảng trị đo, số hiệu chỉnh và trị bình sai cạnh

S


Tên đỉnh cạnh

T

Điểm
đầu

1

GPS1

A

2

A

B

T

Điểm
cuối

Cạnh
đo
(m)


Số cải chính
Elip

UTM

---174.098

-

0.003
----

SHC

Cạnh
BS

(m)

(m)

0.007
-

174.094


S


T
T

Cạnh
đo

Tên đỉnh cạnh
Điểm
đầu

Điểm
cuối

(m)
207.162

3

B

C

4

C

D

5


D

E

6

E

F

7

F

G

8

G

Q

9

Q

S

Số cải chính
Elip

-

0.004
----

201.467

-

0.004
----

181.516

-

0.004
----

49.734

-

0.000
----

63.504

-


0.001
----

59.825

-

0.001
----

27.525

-

0.000
----

145.992

-

Kiểm tra sai số khép tuyến:

Tuyến: GPS1 A B C D E F G Q
1. Tổng chiều dài tuyến [S]= 964.849(m) Số cạnh N= 8
2. Sai số khép tọa độ:
a. Fx(m)= 0.053 (m)
b. Fy(m)= -0.047 (m)
c. Fs(m)= 0.071 (m)
3. Sai số khép tương đối Fs/[s]= 1/13600

________________________________________________________

Ngày 04 Tháng 12 Năm 2014
Người đo đạc :
Người tính toán:
Người kiểm tra :
Kết quả được tính toán bằng phần mềm HHMAPS 2013
SƠ ĐỒ LƯỚI ĐƯỜNG CHUYỀN:

UTM

0.003

SHC

Cạnh
BS

(m)

(m)

0.008
0.005
0.006
0.006
0.007
0.003
0.007
0.000


207.158
201.466
181.514
49.729
63.498
59.823
27.519
145.995


VÍ DỤ : PHẦN MỀM HHMAPS BÌNH SAI LƯỚI ĐỘ CAO :
THÀNH QUẢ TÍNH TOÁN BÌNH SAI LƯỚI ĐỘ CAO
Tên công trình: LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO P1-P6
Chỉ tiêu kỹ thuật lưới
Số lượng điểm gốc
Số lượng điểm mới lập
Số chênh cao đo
Sai số khép giới hạn
Phương pháp bình sai
Chiều dài toàn bộ lưới

:1
:5
:7
: 30 x SQRT(L) mm
: Phụ thuộc
: 11.500 (Km)

Kết quả kiểm tra sai số khép


1. Tuyến: P1 P2 P3 P4 P5 P1


a. Số đoạn đo
: N
=5
b. Chiều dài đoạn tuyến
: [S]
= 9.100 (Km)
c. Sai số khép độ cao : Wh
= -3.00 (mm)
d. Sai số khép giới hạn : Wh(gh)
= ±90.50 (mm)
_____________________________________________________________________________

2. Tuyến: P1 P2 P6 P5 P1
a. Số đoạn đo
: N
=4
b. Chiều dài đoạn tuyến
: [S]
= 5.300 (Km)
c. Sai số khép độ cao : Wh
= 3.00 (mm)
d. Sai số khép giới hạn : Wh(gh)
= ±69.07 (mm)
_____________________________________________________________________________

3. Tuyến: P2 P3 P4 P5 P6 P2

a. Số đoạn đo
: N
=5
b. Chiều dài đoạn tuyến
: [S]
= 8.600 (Km)
c. Sai số khép độ cao : Wh
= -6.00 (mm)
d. Sai số khép giới hạn : Wh(gh)
= ±87.98 (mm)
________________________________________________________

Ngày 04 Tháng 12 Năm 2014
Người đo đạc :
Người tính toán:
Người kiểm tra :
Kết quả được tính toán bằng phần mềm HHMAPS 2013

c. Kết quả đạt được:
Qua thời gian dạy phần mềm HYPACK MAX và HHMAPS trong môn thực hành
“Khảo Sát thiết kế cầu “ , những hiệu quả bước đầu được giáo viên và tập thể sinh viên
đánh giá bao gồm :
+ Giúp cho sinh viên hứng thú trong học tập, tham gia tiết học đầy đủ hơn.
+ Làm quen với việc sử dụng máy tính và phần mềm để giải các bài toán cụ thể
tương tự như tại các doanh nghiệp.
+ Nâng cao tác phong công nghiệp và kỹ năng làm việc theo nhóm .
+ Tạo niềm yêu nghề và tự tin cho sinh viện khi ra trường.

5. KẾT LUẬN:
Ở Việt Nam hiện nay có một thực trạng là gia đình nào cũng muốn con em vào học

đại học mà không muốn cho con học nghề. Chỉ khi nào thi rớt đại học mới vào các
trường cao đẳng hay trung cấp nghề , do vậy nói chung chất lượng đầu vào kém, nên khả
năng tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập còn chậm, chưa kể đến nhiều sinh viên


nghèo phải làm thêm vào buổi tối nên vào lớp học khá mệt mỏi và lơ là trong quá trình
tiếp thu bài giảng, nhất là những tiêt học về kỹ thuật tính tóan với khối lượng nhiều trải
qua những công thức dài và phức tạp.
Thực tế những công đoạn tính tóan phức tạp này ngay ở các doanh nghiệp cũng tiến
hành bằng các phần mềm kỹ thuật chuyên nghiệp.
Áp dụng dạy các phần mềm kỹ thuật cho các em học sinh ngay trong quá trình dạy
nghề, sẽ hình thành cho các em những kỹ năng thực tiễn, vừa giúp các em niềm say mê
học tập, hạn chế bỏ giờ học, vừa tạo cho các em sự tự tin khi ra trường.

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 Luật Dạy nghề 2006.
 Luật Giáo dục Nghề nghiệp 2014.
 /> /> /> Chương trình Cao Đẳng Nghề Trắc địa công trình – trường Cao Đẳng Viễn Đông
– Bộ Giáo Dục Đào Tạo.
 Hướng dẫn sử dụng phần mềm HYPACK MAX – bản tiếng Anh.
 Hướng dẫn phần mềm Hhmaps- bản dành cho sinh viên.



×