Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP MỞ RỘNG AN SINH XÃ HỘI ĐỒNG BỘ VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.34 KB, 31 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI

CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CẤP BỘ 2011 - 2012
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP MỞ RỘNG AN SINH XÃ HỘI ĐỒNG BỘ VỚI
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN 2020

Mã số: CT 2011-02

Đề tài nhánh 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG VÀ CƠ HỘI TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ
HỘI CỦA NHÓM NGƯỜI NGHÈO, ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG, ĐẶC
BIỆT LÀ TẠI CÁC VÙNG SÂU VÙNG XA, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

Mã số: CT 2011-02-03

HÀ NỘI, NĂM 2012
1


MỤC LỤC

I. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................................IV
II. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................ 1
III. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................... 1
Iv. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 2
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu khả năng tiếp cận dvxhcb của người nghèo tại
vùng đồng bào dtts và miền núi ........................................................................................................... 2
1. Khái niệm dịch vụ xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản ......................................................................... 2


2. Người nghèo, vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và nhu cầu tiếp cận dvxhcb ....................... 3
3. Phương pháp luận nghiên cứu khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo vùng
dân tộc thiểu số miền núi...................................................................................................................... 5
4. Kinh nghiệm quốc tế ........................................................................................................................ 7
Chương 2. Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng DTTS và
miền núi ................................................................................................................................................ 8
1. Khả năng tiếp cận các chính sách và dịch vụ việc làm của người nghèo vùng dân tộc thiểu số
và miền núi ........................................................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan chính sách và dịch vụ việc làm cho người nghèo vùng dtts và miền núi .................... 8
1.2. Hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm ............................................................................................. 8
1.3. Thực trạng khả năng tiếp cận chính sách và dịch vụ việc làm ...................................................... 9
1.4. Các rào cản tiếp cận ...................................................................................................................... 9
2. Khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục cơ bản của người nghèo vùng dân tộc thiểu số miền
núi ....................................................................................................................................................... 10
2.1. Tổng quan chính sách hỗ trợ tiếp cận giáo dục cơ bản cho người nghèo vùng DTTS và miền
núi ....................................................................................................................................................... 10
2.2. Hệ thống cung cấp dịch vụ GDCB .............................................................................................. 11
2.3. Thực trạng khả năng tiếp cận giáo dục cơ bản ............................................................................ 12
2.4. Rào cản ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận .................................................................................. 14
3. Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản của người nghèo vùng DTTS và miền núi.................. 15
3.1. Tổng quan các chính sách dịch vụ y tế cơ bản ............................................................................ 15
3.2. Hệ thống cung cấp dịch vụ .......................................................................................................... 16
3.3. Thực trạng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản ....................................................................... 16
3.4. Những rào cản tiếp cận ................................................................................................................ 16
4. Khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường của người nghèo vùng DTTS miền núi ...... 17
4.1. Tổng quan chính sách nước sạch và vệ sinh môi trường ............................................................ 17
4.2. Thực trạng khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường ................................................. 17
4.3. Các rào cản tiếp cận .................................................................................................................... 17
5. Khả năng tiếp cận trợ giúp đột xuất của người nghèo vùng DTTS miền núi ................................ 18
5.1. Tổng quan hệ thống chính sách TGĐX cho người nghèo tại vùng DTTS và miền núi .............. 18

5.2. Hệ thống cung cấp TGĐX ........................................................................................................... 18
5.3. Thực trạng khả năng tiếp cận dịch vụ TGĐX đột xuất ............................................................... 19
5.4. Các rào cản tiếp cận .................................................................................................................... 19
2


Chương 3. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi ............................................................................................................... 20
1. Quan điểm của đảng về bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã
hội cơ bản .......................................................................................................................................... 20
2. Định hướng nâng cao khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào
DTTS và mn ...................................................................................................................................... 20
3. Các nhóm giải pháp .................................................................................................................... 23
3.1. Các nhóm giải pháp chung ........................................................................................................ 23
3.2. Chính sách và dịch vụ việc làm ................................................................................................... 24
3.3. Giáo dục cơ bản ........................................................................................................................... 24
3.5. Nước sạch và vệ sinh môi trường ................................................................................................ 26
3.6. Trợ giúp xã hội đột xuất .............................................................................................................. 26
Kết luận .............................................................................................................................................. 27

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DTTS

Dân tộc thiểu số

DVXH

DVXH


DVXHCB

DVXH cơ bản

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

TTLĐ

Thị trường lao động

ASXH

An sinh xã hội

KTTT

Kinh tế thị trường

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

CĐN


Cao đẳng nghề

TCN

Trung cấp nghề

CSXH

Chính sách xã hội

THCS

Trung học cơ sở

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

LĐ-TB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế


TGĐX

Trợ giúp đột xuất

3


THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài: Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của
nhóm người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng
dân tộc thiểu số.
2. Mã số: CT 2011-02-03
3. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
4. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Lao động và Xã hội
5. Thời gian thực hiện: 2 năm, năm 2011 - 2012
6. Ban chủ nhiệm đề tài:
Chủ nhiệm:

PGS. TS. Nguyễn Bá Ngọc, Viện KHLĐ&XH

Thư ký:

ThS. Đặng Đỗ Quyên, Viện KHLĐ&XH

Thành viên:

ThS. Nguyễn Văn Hồi – Cục Bảo trợ Xã hội
ThS. Chử Thị Lân, Viện KHLĐ&XH
CN. Nguyễn Văn Xuân – Ủy Ban Dân tộc


7. Các đơn vị phối hợp:
Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Ủy ban Dân tộc
8. Cộng tác viên:
1. CN. Phạm Đỗ Nhật Thắng, Viện Khoa học Lao động và Xã hội
2. CN. Nguyễn Thành Tuân, Viện Khoa học Lao động và Xã hội

iv


I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vùng đồng bào DTTS (DTTS) và miền núi là nơi tập trung chủ yếu người nghèo và đồng
bào DTTS đã được Chính phủ tập trung nguồn lực đầu tư phát triển thông qua nhiều chính sách,
chương trình, dự án. Với sự quan tâm của Chính phủ, kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi,
vùng sâu vùng xa đã có sự tăng trưởng đáng kể, tỷ lệ nghèo đói đã giảm nhanh hàng năm. Tuy
nhieen, người nghèo tại các vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ
các chính sách, chương trình giảm nghèo. Đặc biệt, mức độ bình đẳng trong các cơ hội tiếp cận
DVXH cơ bản (DVXHCB) còn nhiều hạn chế, bất bình đẳng giữa các vùng miền, các dân tộc
còn cao, chính sách đã có nhưng tổ chức cung cấp các DVXHCB còn nhiều bất cập. Mặc dù đã
có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, song tỷ lệ nghèo ở các hộ DTTS vẫn còn cao so với các nhóm
còn lại. Tỷ lệ tiếp cận với hệ thống DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và
miền núi còn rất hạn chế; hệ thống cung cấp DVXHCB ở những vùng, miền này còn thiếu về số
lượng, yếu về chất lượng.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo
tại vùng đồng bào DTTS và miền núi;
2. Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào
DTTS và miền núi;
3. Khuyến nghị các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại

vùng đồng bào DTTS và miền núi.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng DTTS và
miền núi, tập trung vào:
- Hệ thống các chính sách, chương trình hỗ trợ người nghèo tiếp cận với DVXHCB;
- Hệ thống cung cấp DVXHCB cho người nghèo;
- Đặc điểm và nhu cầu tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và
miền núi;
- Khả năng tiếp cận với DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong phạm vi đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu các DVXHCB thiết yếu đối với người
nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, bao gồm:
(1) Dịch vụ việc làm bao gồm vay vốn ưu đãi tạo việc làm, GTVL, đưa người Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài…;
(2) Dịch vụ giáo dục cơ bản bao gồm giáo dục mầm non, tiểu học và THCS;
(3) Dịch vụ y tế cơ bản bao gồm y tế dự phòng, khám chữa bệnh miễn phí cho người
nghèo, các dịch vụ ở các trung tâm y tế xã/phường...;
(4) Cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn;

1


(5) Trợ giúp xã hội đột xuất cho những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả của
thiên tai hay những lý do bất khả kháng khác.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tài liệu, tư liệu hiện có.
2. Phương pháp phân tích so sánh, phân tích logic, tổng hợp, tổng kết lý luận và tổng kết
thực tiễn.
3. Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp: Sử dụng bộ số liệu Điều tra Mức sống Hộ gia
đình; Kết quả đánh giá giữa kỳ CTMTQG giảm nghèo và chương trình 135II (2008-2009) và các
cuộc điều tra khác qua các năm.

4. Điều tra Xã hội học: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, tham vấn cán bộ hoạch định chính
sách, cán bộ chính quyền các cấp, người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương về khả năng tiếp
cận DVXHCB .
Địa điểm nghiên cứu thực địa: 2 tỉnh (Miền núi phía Bắc: Hà Giang; Tây Nguyên: Kon
Tum).
5. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Sử dụng thông qua 2 hình thức chủ yếu là hội thảo
tham vấn và lấy ý kiến cá nhân các chuyên gia.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DVXHCB
CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MIỀN NÚI

1. KHÁI NIỆM DỊCH VỤ XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN
1.1. Dịch vụ xã hội
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, quan niệm về DVXH (social services) được hiểu là
các dịch vụ để bảo đảm các giá trị, chuẩn mực có tính xã hội. Từ cách tiếp cận đó, khái niệm
DVXH được phát biểu như sau:
DVXH là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các thành viên trong xã hội để nâng
cao năng lực có việc làm và khả năng hội nhập xã hội nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực
xã hội được thừa nhận.
1.2. Dịch vụ xã hội cơ bản
DVXHCB được Liên hợp quốc định nghĩa như sau: DVXHCB là các hoạt động dịch vụ
cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống
(UN - Africa Spending Less on Basic Social Services).
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội được tổ chức tại Copenhagen
1995, khái niệm DVXHCB được Liên Hợp quốc đưa ra bao gồm:

2



Giáo dục cơ bản: mầm non, tiểu học, xóa mù chữ cho người lớn;
Y tế cơ bản: bao gồm tất cả các dịch vụ ở: các trung tâm y tế xã/phường; các phòng khám
đa khoa khu vực; các bệnh viện và trung tâm y tế quận. huyện; và chăm sóc sức khỏe ban đầu,
gồm y tế dự phòng (phòng dịch cho trẻ, chăm sóc sau khi sinh đẻ, giáo dục y tế) và các chương
trình y tế công cộng (sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bệnh sốt rét, bệnh lao, thuốc và dược liệu cơ bản,
vệ sinh) và chương trình quốc gia về dinh dưỡng.
Dân số và kế hoạch hóa gia đình;
Các DVXH liên quan đến cứu trợ thiên tai;
Nước sạch và vệ sinh: các dự án nước sạch và vệ sinh nông thôn, các dự án nước sạch và
vệ sinh ở các khu vực ven đô.
Nghị quyết 15 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Khóa XI của Đảng ngày 01 tháng 6
năm 2012 “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020” đã xác định cụ thể một số
DVXHCB cho người dân, bao gồm: giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch
và vệ sinh môi trường, và thông tin truyền thông: “…Bảo đảm mức tối thiểu về một số
DVXHCB cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào
DTTS.
DVXHCB cung cấp cho người dân nhằm thực hiện các chức năng:
- Bảo đảm các nhu cầu cơ bản của người dân, bao gồm nhu cầu sống, nhu cầu hội nhập
xã hội và nhu cầu an sinh tại cộng đồng;
- Là chìa khóa để phát triển “vốn con người” hướng tới một lực lượng dân số khỏe mạnh
và có tri thức nhằm có được sự độc lập về kinh tế và chủ động tham gia TTLĐ;
- Thực hiện công bằng, đảm bảo mọi người có được các điều kiện cùng tham gia vào quá
trình phát triển xã hội.
2. NGƯỜI NGHÈO, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI NƯỚC TA VÀ
NHU CẦU TIẾP CẬN DVXHCB
Vùng DTTS và miền núi bao gồm 51 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (19 tỉnh miền
núi vùng cao (có đồng bào DTTS), 22 tỉnh miền núi (có đồng bào DTTS) và 10 tỉnh đồng bằng
(có đồng bào các DTTS sinh sống).
Hiện cả nước có 53 thành phần DTTS sinh sống trên địa bàn 51/63 tỉnh thành phố trực
thuộc trung ương. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã công bố Việt Nam có

12.251.436 người DTTS, chiếm tỷ lệ 14,27% dân số cả nước và chiếm gần 18% dân số của vùng
DTTS và miền núi. Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là 2 nơi có tỷ lệ người DTTS sinh sống
cao nhất, tương ứng là 54,26% ( Tây Bắc: 79,2%, Đông Bắc: 41,3%) và 34,04% so với dân số
của 2 vùng này.
Vùng DTTS và miền núi có những đặc thù rất khác biệt. Đặc điểm này sẽ ảnh hưởng
không nhỏ tới tình trạng nghèo đói của người dân.

3


- Điều kiện sản xuất khó khăn: Có điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa
hình chủ yếu là núi cao hiểm trở, chia cắt phức tạp, tạo ra các vùng dân cư cư trú phân tán, cách
biệt, giao lưu đi lại khó khăn.
- Thiếu việc làm và việc làm năng suất thấp: Vùng DTTS và miền núi chủ yếu là sản xuất
nông lâm nghiệp, mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc là phổ biến, sản xuất hàng hóa chưa thực sự
phát triển.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém và không đáp ứng nhu cầu: Các điều kiện về hạ tầng
kinh tế, kỹ thuật còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống: còn gần 3% các
xã ĐBKK chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, hệ thống giao thông thôn bản chủ yếu là đường
đất, dân sinh, trong khi khoảng cách từ thôn, bản đến các trung tâm xã rất xa (có nơi hơn 50km);
5% số xã chưa có điện và 30% số hộ chưa được dùng điện lưới quốc gia; hạ tầng thủy lợi, thông
tin, liên lạc… còn nhiều khó khăn, bất cập.
- Thiếu vốn: Người nghèo không quá khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên,
các khoản vay thường không đủ đáp ứng nhu cầu và ngắn hạn. Vì lý do này, các khoản vay
thường không có lợi đối với những người muốn mở rộng sản xuất. Người nghèo thường gặp khó
khăn tiếp cận nguồn tín dụng chính thức, và thường bị ép vay thông qua các kênh không chính
thức với lãi suất cao hơn.
- Giáo dục và trình độ lao động thấp: Một điểm đáng lưu ý của vùng này là lực lượng lao
động có trình độ học vấn và tay nghề thấp so với các vùng khác. Đối với người nghèo, thiếu học
hành không nhất thiết là nguyên nhân trực tiếp gây ra nghèo, nhưng nghèo làm hạn chế cơ hội để

họ có thể tiếp cận với việc làm phi nông nghiệp trong khi việc làm nông nghiệp chỉ theo mùa vụ
và người nghèo thường có ít đất hoặc không có đất để sản xuất nông nghiệp.
- Thiên tai: Vùng DTTS và MN thường hay bị thiên tai như lũ quét, lở đất nên hay gặp
rủi ro và tác động xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Phong tục tập quán: Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống riêng biệt về phong
tục, tập quán, lễ hội, trang phục và thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau (có 8 nhóm ngôn ngữ
khác nhau)... Vì vậy nó tác động và hình thành nên đặc điểm tâm sinh lý, lối sống, ý thức tộc
người… rất đặc thù của từng dân tộc. Tuy nhiên do các dân tộc sống xen kẽ nhau, điều này đã
tạo ra sự giao thoa ảnh hưởng lẫn nhau cả về văn hóa, và ngôn ngữ (theo 2 chiều hướng tích cực
và tiêu cực), từ đó tạo nên sự đa dạng về văn hóa của vùng. Bên cạnh những bản sắc giá trị văn
hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc, từng cộng đồng, địa phương cũng tồn tại một số tập
quán sản xuất, đời sống còn mang tính lạc hậu, ít phù hợp và trở thành rào cản đối với sự phát
triển.
Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo vùng
DTTS và miền núi dựa trên mô hình trách nhiệm của các nhóm chủ thể bao gồm:
- Cơ quan hoạch định chính sách;
- Cơ quan triển khai chính sách và đơn vị cung cấp dịch vụ (tương tác với đối tượng);
- Đối tượng tham gia, tiếp cận và hưởng lợi.

4


3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ
HỘI CƠ BẢN CỦA NGƯỜI NGHÈO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI
3.1. Bản chất của việc nghiên cứu khả năng tiếp cận
Nội dung nghiên cứu của đề tài này gắn với vấn đề người nghèo ở vùng DTTS và miền
núi được tham gia và hưởng lợi từ hệ thống DVXHCB, vì vậy phạm trù “tiếp cận” được sử dụng
với ý nghĩa là việc người nghèo biết, tham gia và nhận được các lợi ích từ các DVXHCB.
"Khả năng tiếp cận" được hiểu là sự thể hiện mức độ xảy ra việc một chủ thể nắm bắt,
tham gia và nhận được các lợi ích với những điều kiện nhất định. Những điều kiện nhất định này

là vốn vật chất hoặc phi vật chất hoặc sự kết hợp của cả hai.
Các cách tiếp cận nghiên cứu bao gồm:
- Cách tiếp cận đầu tiên xuất phát từ phía cầu bao gồm nhu cầu, mong muốn của người
nghèo có được đáp ứng hay không và rào cản trong việc tiếp cận DVXHCB của người nghèo.
Trong tiếp cận DVXHCB này, các vấn đề liên quan đến việc người dân có khả năng nắm bắt
quyền, tham gia và hưởng lợi từ hệ thống dịch vụ của nhà nước hay không là rất quan trọng, nó
không chỉ cho thấy chính sách và dịch vụ đã có hay chưa mà còn xem xét tính phù hợp của chính
sách và dịch vụ đó trong thực tiễn.
- Cách tiếp cận thứ hai xuất phát từ phía cung DVXHCB. Việc có hay không DVXHCB
và chất lượng dịch vụ đó như thế nào ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hưởng thụ DVXH của
người nghèo.
- Cách tiếp cận tổng hợp xem xét khả năng tiếp cận DVXHCB ở cả phía cầu và cung.
Việc người nghèo có được tiếp cận với chính sách, DVXH hay không chịu ảnh hưởng của yếu tố
đầu vào hay các điều kiện mà ở đây là quan hệ giữa mức độ sẵn có của dịch vụ/lợi ích và các nhu
cầu từ phía đối tượng. Chính vì vậy, nghiên cứu khả năng tiếp cận DVXHCB cung cấp những
đánh giá về thực trạng quan hệ giữa các chủ thể trong lĩnh vực bảo đảm DVXHCB. Cũng từ đó,
nghiên cứu khả năng tiếp cận cho phép xem xét những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm hiệu
quả thực hiện DVXHCB. Tóm lại, nghiên cứu về khả năng tiếp cận DVXHCB là việc nghiên
cứu tất cả các yếu tố tác động đến việc người nghèo tham gia, thụ hưởng chính sách và các
DVXHCB.
Với cách nhìn nhận đó, về bản chất - nghiên cứu khả năng tiếp cận DVXHCB sẽ cung
cấp những phát hiện và gợi ý khách quan để điều chỉnh, đổi mới chính sách hoặc đưa ra các giải
pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động của hệ thống cung cấp DVXHCB.

5


DVXHCB cho người nghèo
Việc làm
Y tế cơ bản

GDCB
Nước sạch và VSMT
TGĐX

CUNG

Chính sách và dịch vụ
- Nội dung chính sách
- Đối tượng hưởng lợi
- Nguồn lực thực hiện
chính sách

CẦU

Quy mô và đặc điểm, nhu
cầu của nhóm đối tượng
- Quy mô
- Đặc điểm cá nhân (tuổi, trình
độ, khả năng đáp ứng, ..)
- Nhu cầu (thông tin, dịch vụ)

Tổ chức thực hiện chính
sách và cung cấp dịch vụ
- Năng lực hệ thống cung
cấp dịch vụ (quy mô, phân
phối)
- Tổ chức cung cấp dịch vụ
(tiếp nhận, quy trình, thủ tục
cung cấp)
- Loại hình dịch vụ


Thực trạng tiếp cận và thụ hưởng DVXHCB
- Tỷ lệ bao phủ dịch vụ theo đối tượng
- Thuận tiện và khó khăn khi tiếp cận dịch vụ
- Sự hài lòng của đối tượng
3.2. Nội dung nghiên cứu khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại các vùng
DTTS và miền núi
Các cách tiếp cận nghiên cứu bao gồm:
- Cách tiếp cận xuất phát từ Cung DVXHCB: bao gồm các chương trình, chính sách
DVXHCB cho nhóm người nghèo tại các vùng DTTS và miền núi; tổ chức thực hiện
cung cấp dịch vụ;
-

Cách tiếp cận xuất phát từ Cầu DVXHCB: bao gồm đặc điểm của đối tượng; nhu cầu
của đối tượng (người nghèo tại vùng DTTS và MN).

Nhóm chỉ tiêu để đánh giá khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo vùng DTTSMN
bao gồm: Tỷ lệ bao phủ; Kết quả đạt được; Mức độ đáp ứng.
3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo vùng
DTTS và miền núi
Đề tài sẽ sử dụng ba nhóm chỉ tiêu để đánh giá khả năng tiếp cận DVXHCB của người
nghèo vùng DTTSMN:

6


-

Tỷ lệ bao phủ;


-

Kết quả đạt được;

-

Mức độ đáp ứng.

4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
a. Mô hình phát triển xã hội của các nước châu Âu:
- Mô hình 1 (của các nước Bắc Âu gồm Thụy Điển, Phần Lan Đan Mạch…): Nhà nước
đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp DVXH. Mọi người dân được hưởng các DVXH vụ này từ
lúc ở thời kỳ thai nghén cho tới khi chết. Mô hình này có mức độ bình đẳng cao, có nghĩa là
phân phối thu nhập tương đối công bằng thông qua việc áp dụng mức độ đánh thuế cao, giáo dục
miễn phí và cơ hội bình đẳng trong tiếp cận việc làm; đây là mô hình có chi phí cao được bù đắp
bởi mức thuế rất cao (50-51%);
- Mô hình 2 (của các nước Pháp, Đức, Bỉ..): Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong cung cấp
DVXH tuy nhiên cũng có sự phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương và các tổ chức xã
hội tham gia quản lý thực hiện; mức độ bao phủ khá rộng tới các đối tượng dân chúng với mức
chi trả khá cao trong các chương trình BHXH;
- Mô hình 3 (của các nước Anh, Ireland...): khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ vào cung
cấp các DVXH; tập trung nhiều vào những người nghèo và người yếu thế trong xã hội; mức độ
cứu trợ này chỉ là mang tính chất tối thiểu chứ không tràn lan, chồng chéo như ở nhiều nước Bắc
Âu khác; mức thuế đóng góp là 36%;
- Mô hình 4 (của các nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha...):
Các nguồn lực vẫn ưu tiên nhiều cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và xây dựng cơ sở hạ
tầng do vậy phúc lợi xã hội dừng ở mức độ vừa phải, họ coi trọng quyền được làm việc và một
phần ASXH, họ tập trung cho người nghèo và đấu tranh chống đói nghèo; mức thuế đóng góp là
42%;
b. Kinh nghiệm của các nước trong cung ứng dịch vụ công:

- Nếu nhà nước tự mình làm tất cả dịch vụ công, bỏ qua các nguồn lực khác, thì chẳng
những gánh nặng ngân sách tăng lên, mà còn dẫn đến một nhà nước yếu và một xã hội kém phát
triển. Do vậy cần đổi mới cung ứng dịch vụ công theo hướng: Nhà nước phối hợp với tổ chức xã
hội và tư nhân thực hiện cung ứng dịch vụ công theo pháp luật và quy chế; cải thiện chất lượng
cung ứng dịch vụ công trong khu vực nhà nước theo kịp đà phát triển của khoa học và công
nghệ...
- Khi nhà nước tạo ra một sân chơi bình đẳng sẽ tạo ra sức cạnh tranh lành mạnh giữa các
nhà cung cấp dịch vụ công. Nhờ đó, người tiêu dùng có được quyền tự do lựa chọn nhà cung cấp
dịch vụ.
c. Hỗ trợ tiền mặt có điều kiện trong y tế và giáo dục cho các hộ gia đình nhằm giảm
nghèo, cải thiện kết quả phát triển con người, nâng cao vai trò và vị trí của phụ nữ trong gia đình
(chương trình Bolsa Familia của Brazil, Progresa của Mexico...).

7


CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DVXHCB CỦA NGƯỜI NGHÈO
TẠI VÙNG DTTS VÀ MIỀN NÚI

1. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC CHÍNH SÁCH VÀ DỊCH VỤ VIỆC LÀM CỦA
NGƯỜI NGHÈO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
1.1. Tổng quan chính sách và dịch vụ việc làm cho người nghèo vùng DTTS và miền
núi
- Các chính sách hỗ trợ dạy nghề (gồm 11 chính sách được chia làm 4 nhóm chính: nhóm
chính sách cử tuyển học nghề; nhóm chính sách đặt hàng đào tạo nghề; nhóm chính sách hỗ trợ
học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học tại các trường nghề; nhóm chính
sách hỗ trợ học nghề ngắn hạn;
- Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc CTMTQG về việc làm và dạy nghề
thông qua hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, hỗ trợ phát triển TTLĐ;

- Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động: Hỗ trợ khai thác, mở thị trường tiếp nhận lao
động; Hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay đối với các đối tượng chính sách vay vốn đi làm
việc ở nước ngoài; Hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo định hướng, nâng cao chất lượng nguồn lao
động.
1.2. Hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm
Hệ thống cung cấp dịch vụ Việc làm cho người nghèo vùng DTTS và MN bao gồm:
- Mạng lưới cơ sở dịch vụ việc làm đã phát triển với hai loại hình Trung tâm GTVL Nhà
nước, khoảng 130 trung tâm và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm tư nhân, trên 100 doanh
nghiệp.
- Mạng lưới cơ sở dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề quản lý có 136 trường CĐ nghề; 307
trường TCN; 849 trung tâm dạy nghề và hơn 1.000 cơ sở dạy nghề khác, tăng 1,5 lần so với năm
2006. Tổng số giáo viên dạy nghề ở trường CĐN, TCN, TTDN là 35.800 người, trong đó giáo
viên dạy ở các trường nghề là 24.200 người
Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề vùng DTTS và MN: Hiện Tây Nguyên có 108 trung tâm và
cơ sở dạy nghề (trong đó có 2 trường CĐN, 12 trường TCN, 53 cơ sở dạy nghề công lập), 43
trung tâm giáo dục thường xuyên và 484 trung tâm học tập cộng đồng.
Ở vùng miền núi phía Bắc, công tác đào tạo, dạy nghề cho thanh niên dân tộc còn nhiều
hạn chế. Mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề vùng DTTS và miền
núi đã có sự phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, phân bố chưa hợp lý. Chất lượng đào
tạo thấp do chất lượng đầu vào thấp, thiếu cơ sở vật chất và thiếu giáo viên có trình độ, năng lực.
Thực tế, ngành nghề đào tạo còn đơn giản, chưa theo kịp nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
- Mạng lưới Trung tâm Khuyến nông: đến nay tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã
có Trung tâm khuyến nông; có 567 Trạm khuyến nông cấp huyện (trong tổng số 596 đơn vị cấp
huyện, thị xã trong cả nước), đạt 95%. Tổng số cán bộ khuyến nông cấp huyện tính đến thời
8


điểm 31/12/2011 là 4.025 người, tăng 7% so với năm 2010; tổng số khuyến nông viên cơ sở cấp
xã trong cả nước là 11.232, vẫn còn 11 tỉnh chưa có mạng lưới khuyến nông viên cấp xã; đã có
17/63 tỉnh có mạng lưới cộng tác viên thôn, bản với tổng số 17.587 người; có 780 CLBKN với

tổng số hội viên gần 20.000 người.
- Ngân hàng CSXH của các hiện đã bao phủ từ tỉnh, đến các xã/ phường/thị trấn, tất cả
các hộ nghèo trên địa bàn đều đã được tiếp cận được với ngân hàng thông qua hình thức giao
dịch trực tiếp tại xã, ngoài ra có hệ thống các tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, buôn và tổ dân
phố.
- Đơn vị hỗ trợ XKLĐ: có 167 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ XKLĐ làm nhiệm vụ
giới thiệu, đào tạo, thủ tục đi nước ngoài, lo nơi định cư, giấy tờ, hợp đồng lao động,... cho người
lao động.
1.3. Thực trạng khả năng tiếp cận chính sách và dịch vụ việc làm
- Chất lượng việc làm thấp: gần 80% lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng
tiền lương; thu nhập của lao động ở vùng DTTSMN rất thấp (vùng Tây Bắc chỉ bằng 53% của cả
nước) là do chất lượng NNL thấp;
- Tỷ lệ người được tư vấn về việc làm và học nghề rất thấp; chưa đến 5% do hệ thống
thông tin của TTLĐ còn nhiều yếu kém và hạn chế, chưa mang tính hệ thống, bị chia cắt giữa
các vùng, miền;
- Tỷ lệ hộ nhận được hỗ trợ dạy nghề còn thấp và có xu hướng tiếp tục giảm qua các
năm;
- Mức độ đáp ứng nhu cầu tín dụng của đối tượng khá cao: Có 50-55% hộ nghèo vùng
DTTS được vay vốn tín dụng ưu đãi;
- Nội dung các khóa tập huấn khuyến nông lâm ngư chưa gắn kết với nhu cầu của đối
tượng: 19% được hưởng lợi từ chính sách khuyến nông lâm ngư; ngôn ngữ chủ yếu vẫn là tiếng
Kinh, không phù hợp với nhiều vùng DTTS.
1.4. Các rào cản tiếp cận
- Chính sách hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề còn chồng chéo, chưa bao phủ hết đối tượng;
- Mạng lưới và năng lực các trung tâm dịch vụ cung cấp Việc làm, dạy nghê còn hạn chế;
công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo, đặc biệt lao động nông thôn theo Quyết định 1956
vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề: tỷ lệ hộ nhận được hỗ trợ dạy
nghề còn thấp và có xu hướng tiếp tục giảm qua các năm;
- Bản thân người lao động, đặc biệt là lao động trẻ, chưa nhận thức được việc đào tạo
nghề là một nhu cầu, một yếu tố cần thiết để đảm bảo cuộc sống cho bản thân, cho gia đình nên

chưa quan tâm đến việc học nghề. Người dân nghèo, nhất là đồng bào DTTS vẫn còn tư tưởng
"trông chờ, ỷ lại" vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên chưa ý thức được hiệu quả của
việc học nghề…

9


2. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ GIÁO DỤC CƠ BẢN CỦA NGƯỜI
NGHÈO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI
2.1. Tổng quan chính sách hỗ trợ tiếp cận giáo dục cơ bản (GDCB) cho người nghèo
vùng DTTS và miền núi
Hệ thống các chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo vùng DTTS và MN ban hành
khá sớm và đồng bộ, hỗ trợ tiếp cận từ mầm non cho đến PTPT được thể chế hóa trong các Luật,
đề án, chiến lược, Quyết định… quy định về phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, hỗ trợ
giáo dục như miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho học sinh nghèo, học sinh các xã
ĐBKK, vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, trợ cấp xã hội hàng tháng, học bổng, tín dụng ưu đãi, hỗ
trợ tiền ăn… cho học sinh, sinh viên hộ nghèo, DTTS, các trường DTNT…
- Chính sách miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp:
Hình thức hỗ trợ

Đối tượng

Văn bản, chính sách

miễn nộp học phí

Học sinh mà cha mẹ là gia
đình nghèo, học sinh mồ côi
cả cha mẹ không nơi nương
tựa, học sinh tàn tật và có

khó khăn về kinh tế

Quyết định số 70/1998/QĐTTg ngày 31/3/1998 của Thủ
tướng Chính phủ

miễn, giảm học phí và các
khoản đóng góp,cấp sách
giáo khoa và học phẩm

học sinh THCS thuộc xã có
điều kiện KT-XH khó khăn
và ĐBKK

Nghị định số 88/2001/NĐCP ngày 22/11/2001 của
Chính phủ

Ngày 14/5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn,
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Cụ thể: hỗ trợ chi
phí học tập trực tiếp (70.000 đồng/học sinh/tháng trong thời gian 9 tháng/năm học) cho các đối
tượng trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc hộ nghèo, mồ côi, hoặc ở vùng ĐBKK mua
sách, vở và các đồ dùng khác- đây là hình thức hỗ trợ có điều kiện.
- Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với học sinh, sinh viên con hộ nghèo (Quyết định
số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ) - hưởng mức trợ cấp xã hội là
100.000 đồng/tháng;
- Chính sách học bổng: học sinh, sinh viên là người DTTS, học viên là thương binh,
người tàn tật, người khuyết tật đang học trong các trường dạy nghề dành cho thương binh, người
tàn tật, người khuyết tật được nhận mức học bổng hàng tháng là 80% lương tối thiểu (Quyết định
số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/04/2006 và Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/09/2007 của
Thủ tướng Chính phủ);

- Chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên: học sinh, sinh viên thuộc hộ
nghèo và hộ có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân
đầu người của hộ nghèo được vay vốn tối đa là 1.000.000 đồng/tháng/HSSV với lãi suất ưu đãi
0,5%/tháng theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

10


- Chính sách ưu đãi đối với học sinh, sinh viên tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào
DTTS: học sinh DTTS nghèo thuộc diện học ở trường dân tộc nội trú nhưng học ở các trường
công, bán công thì được cấp học bổng bằng 50% số học bổng của học sinh nội trú; ưu tiên cử
tuyển vào các trườg đại học; tuyển dụng công chức, hỗ trợ nhà ở…
- Chính sách hỗ trợ tiền ăn đối với học sinh mẫu giáo và học sinh phổ thông con hộ
nghèo học bán trú tại các xã ĐBKK thuộc CT 135 mức 140.000 đ/tháng.
- Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ 100%
nhu cầu kinh phí đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách;
- Các chính sách đầu tư cho hệ thống cung cấp dịch vụ GDCB.
2.2. Hệ thống cung cấp dịch vụ GDCB
2.2.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Mạng lưới trường trung học đã phát triển đến các xã, huyện miền núi, vùng dân tộc. 100%
các tỉnh vùng DTTS và miền núi đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
Nhưng cơ sở vật chất cho trường học tại vùng DTTS và miền núi còn rất khó khăn. Năm
học 2009-2010 cả nước vẫn còn hơn 1200 trường học chưa có công trình vệ sinh, tập trung chủ
yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa...
Đến hết năm 2011 cả nước vẫn còn 17,13% là phòng học mượn, 52,57% là phòng học bán
kiến cố và phòng tạm (riêng các tỉnh Điện Biên là 53,35%, Sơn La là 46,55%, Lai Châu là
46,36%); còn hơn 15 ngàn thôn, bản miền núi chưa có nhà trẻ.
Nhiều địa bàn vùng sâu vùng xa vẫn chưa có trường mầm non, theo Bộ GD&ĐT, năm
2008 vẫn còn 1.640 xã vùng DTTS và miền núi chưa có trường mầm non) hoặc không đủ phòng

học cho trẻ học hai buổi một ngày, thiếu đồ dùng, thiết bị. Rất nhiều lớp học không có bàn ghế,
các em phải ngồi xuống sàn nhà, chật như nêm cối, ngủ trưa cũng không có giường, màn, trải
chiếu xuống nền nhà, các em phải nằm trở đầu nhau... Hầu hết các trường mầm non tại vùng
DTTS và miền núi không tổ chức bữa ăn trưa cho các cháu ở trường do không có đủ điều kiện
về cơ sở vật chất (bếp, đội ngũ cấp dưỡng, gia đình trẻ không có điều kiện kinh tế để đóng góp
chi phí ăn trưa...).
Trường tiểu học ở vùng DTTS và miền núi thường có nhiều điểm trường, việc dạy học các
điểm trường lẻ thường gặp nhiều khó khăn nên chất lượng không đảm bảo.
Hệ thống các trường PTDT nội trú và PTDT bán trú liên tục phát triển trong những năm
qua nhưng quy mô không đồng đều, có nhiều trường phát triển quy mô vượt quy định thì có
trường lại chưa đạt. Ở một số địa phương vùng miền núi phía Bắc hiện không đáp ứng được nhu
cầu đào tạo trong khi ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long thường chỉ có 1
trường PTDTNT ở trung tâm tỉnh nên rất ít học sinh vì đi học xa..
Do số lượng trường DTNT quá ít, mỗi tỉnh có 1 trường, qui mô lại quá nhỏ nên không thể
đáp ứng được nhu cầu học tập của các em Vì thế, từ nhiều năm nay các địa phương mới có sáng
kiến làm mô hình bán trú dân nuôi, tức là Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo công tác giáo
dục.

11


2.2.2. Về chương trình, sách giáo khoa
Ngôn ngữ được dạy hiện vẫn còn ít, năm học 2009-2010 cả nước duy trì dạy 7 thứ tiếng
dân tộc Chăm, Khmer, Êđê, Bahnar, Jrai, Hmông, Hoa trong trường phổ thông tại 20 tỉnh
trong 751 trường, 4.905 lớp cho 112.180 học sinh (thêm 2 tỉnh so với năm học 2008-2009).
Chương trình và nội dung trong sách giáo khoa hiện hành còn cao và chưa phù hợp với
học sinh vùng DTTS và miền núi, cụ thể: dung lượng một số bài còn nhiều và nặng; chất lượng
giáo trình chưa cao, việc tổ chức dạy và học rất khó khăn do tính đồng nhất và dân tộc ở các lớp
học không nhiều; cách diễn đạt ở một số nội dung chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, trình
độ tiếng Việt của học sinh tiểu học vùng dân tộc, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các em. Việc

dạy tiếng phổ thông ngay ở bậc học mầm non đòi hỏi phải có giáo viên DTTS nhưng trong thực
tế tỷ lệ giáo viên biết 2 thứ tiếng rất ít.
2.2.3. Giáo viên và cán bộ quản lý
Mặc dù đã được quan tâm và hỗ trợ nhưng vẫn còn rất thiếu giáo viên và cán bộ ở các
vùng DTTS và miền núi. Theo số liệu thống kê, hiện tại cả nước đang thiếu 27.697 giáo viên và
cán bộ quản lý mầm non, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc (15 tỉnh) và 5 tỉnh Tây Nguyên –
là những tỉnh vùng cao, có đông đồng bào DTTS có tỷ lệ giáo viên và cán bộ còn thiếu so với
nhu cầu rất lớn: chiếm 30% tổng số giáo viên và cán bộ đang thiếu của cả nước, với tỷ lệ giáo
viên và cán bộ còn thiếu so với tổng số là 14,1% và 15,6% tương ứng (cao hơn so với tỷ lệ chung
của cả nước là 13%).
Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn giáo viên ở nhiều vùng DTTS và miền núi còn hạn chế,
đặc biệt giáo viên mới ra trường thiếu cơ bản kinh nghiệm thực tế, giáo viên lớn tuổi khó thích
ứng chương trình đổi mới. Cả nước vẫn còn 8.210 giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn, chiếm tỷ
lệ 5,7%. Nếu theo vùng kinh tế-xã hội thì tỷ lệ này đối với vùng miền núi phía Bắc là 7,5%; Tây
Nguyên gần 8%; đồng bằng sông Cửu Long 9,2%. Chất lượng và phương pháp giảng dạy của
giáo viên vùng DTTS chưa đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh
có kết quả học tập kém.
2.3. Thực trạng khả năng tiếp cận giáo dục cơ bản
2.3.1. Trình độ học vấn và mức độ tiếp cận GDCB
a. Trình độ học vấn
Vẫn còn tỷ lệ khá lớn người nghèo chưa được phổ cập giáo dục tiểu học. Ở khu vực miền
núi phía Bắc và Tây Nguyên, cứ 4 người ở độ tuổi 15 trở lên thì có 1 người bao giờ đến trường,
cứ 2 người thì có 1 người chưa hoàn thành giáo dục tiểu học.
Theo số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010, tỷ lệ người nghèo từ 15 tuổi trở
lên không biết chữ ở miền núi phía Bắc là 26,3%, khu vực Tây Nguyên là 25,0% trong khi con
số này của cả nước chỉ là 6,6%. Tỷ lệ người nghèo chưa học hết tiểu học cũng rất cao: miền núi
phía Bắc là 22,5%, Tây Nguyên thậm chí còn cao hơn – 27,5%. Đối tượng chưa bao giờ đi học
và không có bằng cấp chủ yếu rơi vào những người có độ tuổi cao (trên 40 tuổi).
Tỷ lệ người nghèo từ 15 tuổi trở lên có trình độ tiểu học cũng cao hơn so với số chung
của cả nước (miền núi phía Bắc là 25,0% và Tây Nguyên là 26,4% trong khi cả nước là 21,9%).


12


Càng ở các cấp trình độ học vấn cao hơn thì khoảng cách này càng rộng hơn. Ở cấp
THCS, có 19,3% người nghèo đã hoàn thành (miền núi phía Bắc là 20,5% và Tây Nguyên là
13,2% trong khi tỷ lệ này trên cả nước là 27,1%). Ở cấp sơ cấp nghề, TCN và Trung học chuyên
nghiệp tỷ lệ này ở người nghèo chung và khu vực MNPB và Tây Nguyên thấp hơn nhiều so với
toàn quốc. Ở cấp trình độ Cao đẳng, ĐH và ĐH trở lên khoảng cách này còn lớn hơn: chỉ có
0,3% người nghèo MNPT và 0,7% người nghèo Tây Nguyên có bằng cấp ở trình độ này, trong
khi đó có 7,2% dân số cả nước đạt đến trình độ này.
b. Mức độ tiếp cận giáo dục mầm non
Theo số liệu từ ĐTMSHGĐ năm 2010, tỷ lệ đi học của trẻ 5 tuổi trong hộ nghèo MNPB
là 59,8% và Tây Nguyên là 51,2% (điều này có nghĩa là cứ 2 trẻ 5 tuổi thì có 1 trẻ không đi học).
Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ chung cả nước (62,8%). Như vậy có thể cho thấy mục tiêu phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015 rất khó đạt được.
Tỷ lệ đi học của trẻ từ 0 đến dưới 5 tuổi còn thấp hơn nữa: chỉ có 1,7% trẻ em từ 0 đến 3
tuổi khu vực MNPB và 2,3% ở Tây Nguyên được đến trường, tuy nhiên tỷ lệ này lại cao hơn so
với với tỷ lệ nghèo cả nước (chỉ có 1,5%); tương tự tỷ lệ trẻ em từ 3 đến dưới 5 tuổi được đến
trường ở khu vực MNPB và Tây Nguyên cũng rất thấp, đặc biệt khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ
thấp hơn nhiều so với khu vực MNPB và nghèo cả nước.
c. Mức độ tiếp cận giáo dục tiểu học
Thành tựu trong chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc trên quy mô toàn quốc đã
khiến cho tỷ lệ học sinh nghèo nhập học bậc tiểu học đạt khá cao (91,7% ở miền núi phía Bắc và
84,4% ở khu vực Tây Nguyên).
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa hộ nghèo và hộ không nghèo, ở vùng DTTS
và MN với tỷ lệ nghèo chung của cả nước. Tỷ lệ nhập học tiểu học ở nhóm DTTS năm 2008 là
108,2% (cao hơn so với nhóm Kinh/Hoa: 103,3% và cả nước: 104,1%), tỷ lệ nhập học THCS là
88% (thấp hơn nhóm Kinh/Hoa: 97,4% và cả nước: 95,9%).
d. Mức độ tiếp cận giáo dục THCS

Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm học 2010-2011 cả nước có 4,9 triệu học sinh THCS,
trong đó có 776 nghìn học sinh DTTS (chiếm 15,6%). Tỷ lệ nhập học ở bậc THCS cũng rất ấn
tượng. Số liệu từ ĐTMSHGĐ cho thấy khu vực MNPB và Tây Nguyên có 91,2 % trẻ em nghèo
trong độ tuổi từ 11 đến 15 đang đi học.
2.3.2. Tình trạng bỏ học và chi phí cho giáo dục cơ bản
a. Tình trạng bỏ học của trẻ em nghèo DTTS còn cao
Năm học 2009-2010, tỷ lệ học sinh bỏ học ở các vùng DTTS và miền núi vẫn còn cao so
với tỷ lệ chung toàn quốc, Vùng Tây Bắc tỷ lệ bỏ học là 0,94%, vùng Tây Nguyên 0,84% (tỷ lệ
bỏ học chung của các nước là 0,51%). Theo báo cáo của Ủy ban dân tộc, tỷ lệ học sinh DTTS
giảm dần ở các cấp học cao hơn: số học sinh dân tộc ở tiểu học chiếm 17,85% học sinh tiểu học
cả nước, THCS chỉ còn 15,22%; đến cấp trung học phổ thông chỉ còn 10,12%.
Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh bỏ học, tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do ý
thức tự giác học tập của các em học sinh, của phụ huynh còn hạn chế.
13


Trình độ học lực yếu, kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em học sinh
nản học, không muốn đến trường, nhất là khi cuộc vận động "hai không" hiện nay đang được
thực hiện rất quyết liệt ở nhiều địa phương.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trẻ em dân tộc
không thích đi học hoặc đi học giữa chừng rồi bỏ là do nhiều gia đình quá nghèo, đông con,
trọng nam khinh nữ và không có ý thức đưa con em mình đến trường. Chương trình học quá tải
cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh DTTS không theo kịp chương trình,
phải bỏ học. Bất đồng ngôn ngữ trong dạy và học cũng khiến cho học sinh không tiếp thu được
kiến thức, nản học rồi dẫn đến bỏ học.
b. Chi phí cho giáo dục
Mặc dù giáo dục tiểu học là miễn phí nhưng vẫn có nhiều khoản phí học đường khác phải
trả, chẳng hạn chi phí đi lại, đồng phục và tài liệu học tập. Theo một điều tra của Ngân hàng Thế
giới, khoảng 30% hộ gia đình DTTS trả lời có ít nhất một con phải bỏ học trước khi hoàn thành
một bậc học, so với 16% của người Kinh. Lý do chủ yếu là vì học phí cao. Điều tra MSHGĐ

năm 2002, 2004, 2006 đều cho thấy các hộ gia đình chi gần 30% tổng chi phí cho giáo dục để
đóng học phí.
Số liệu từ Điều tra MSHGĐ năm 2010 cho thấy tổng chi phí cho giáo dục của hộ nghèo
khá thấp. Năm 2010, hộ nghèo khu vực miền núi phía Bắc chi 544 nghìn đồng/hộ cho 1 người đi
học (bằng 63% tổng chi cho 1 người đi học của hộ nghèo cả nước và bằng 18% chi chung của
các hộ trong cả nước), Tây Nguyên chi 588 nghìn đồng/hộ (bằng 68,5% tổng chi cho 1 người đi
học của hộ nghèo cả nước và bằng 20% của chung cả nước),.
Chi cho giáo dục quy định tại nhà trường (như học phí, đóng góp xây dựng trường, quỹ
phụ huynh, quần áo đồng phục, sách giáo khoa, sách tham khảo, dụng cụ học tập và học thêm
theo quy định...): hộ nghèo MNPB là 266 nghìn đồng/năm, chiếm gần 50% tổng chi giáo dục của
hộ, của hộ nghèo Tây nguyên là 257 nghìn đồng/năm, chiếm 44% tổng chi giáo dục của hộ.
Về cơ cấu chi cho giáo dục chính quy, các khoản chi cho học phí của hộ nghèo MNPB và
Tây Nguyên chiếm tỷ lệ khá thấp (khoảng 8-10%) và chỉ bằng ½ chi của hộ nghèo cả nước và
bằng 1/3 của chung cả nước. Tuy nhiên các khoản chi khác như lệ phí, bảo hiểm và các khoản
chi không theo quy định lại chiếm tỷ lệ khá lớn: 37% ở hộ nghèo MNPB và 17,5% ở hộ nghèo
Tây Nguyên.
Theo quy định, trẻ em thuộc hộ nghèo học mẫu giáo và phổ thông được miễn hoặc giảm
học phí. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ hưởng không đồng đều, vẫn còn học sinh chưa được hưởng. Đối với
hộ nghèo vùng DTTS và MN, học sinh bậc tiểu học được miễn giảm học phí lớn nhất: 99,1%,
tiếp đến là học sinh THCS (89,1%). Trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo được miễn giảm thấp hơn cả: chỉ
81,7%.
2.4. Rào cản ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
2.4.1. Rào cản về chính sách và triển khai thực hiện
- Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung;
- Hiệu quả thực hiện chính sách chưa cao:

14


- Còn tồn tại nhiều yếu kém và bất cập trong chính sách giáo dục dân tộc: một số chính

sách chỉ mang tính giải quyết tình thế là chính.
- Chính sách phổ cập giáo dục chưa bao phủ đến nhóm trẻ dưới 5 tuổi.
2.4.2. Điều kiện kinh tế- xã hội- tự nhiên
- Tình trạng nghèo: khoảng cách nghèo vẫn còn rất lớn giữa người nghèo DTTS với
người Kinh, đặc biệt là người nghèo ở những vùng sâu, vùng xa như miền núi phía Bắc, Tây
Nguyên;
- Địa hình miền núi cách trở: Địa hình rộng và bị chia cắt bởi sông suối và đồi núi ở miền
núi phía Bắc và Tây Nguyên là một trở ngại rất lớn đối với việc đi học của trẻ. Trẻ em miền núi
hầu hết phải tự đi bộ đến trường với khoảng cách khá xa; nhiều trẻ phải lội sông suối, trèo núi…
rất nguy hiểm. Điều kiện khí hậu thời tiết ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thường khắc
nghiệt, giá rét kéo dài, lũ quét, sạt lở đất thường xuyên… khiến cho việc đi học của trẻ em gặp
nhiều khó khăn và nguy hiểm;
- Thiếu trường lớp, cơ sở vật chất;
- Nhận thức và nhu cầu học tập của người nghèo, đồng bào DTTS thấp;
- Rào cản ngôn ngữ và nhu cầu giáo dục đặc thù cho người DTTS: Hiện nay, các môn học
trong trường đều được dạy bằng tiếng Việt, trong khi đó kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh
DTTS còn rất kém. Việc chưa thông thạo tiếng Việt thể hiện qua cách các em không nghe kịp
được các thày cô giảng hoặc nhiều em nghe nhưng không hiểu nghĩa của từ nên không nhớ được
kiến thức cô giáo dạy mình.
3. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ Y TẾ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI NGHÈO
VÙNG DTTS VÀ MIỀN NÚI
3.1. Tổng quan các chính sách dịch vụ y tế cơ bản
Dịch vụ y tế cơ bản là dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và phát triển sức khỏe của
cộng đồng phụ thuộc vào khả năng tiếp cận và chất lượng cung cấp các dịch vụ y tế đó. Dịch vụ
y tế cơ bản bao gồm các hình thức khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng về thể chất
cũng như tinh thần, chăm sóc sức khỏe ban đầu, trẻ suy dinh dưỡng, sức khỏe sinh sản cho các
đối tượng.
Hệ thống chính sách dịch vụ y tế cơ bản đã cơ bản đáp ứng những nhu cầu thực tế, đặc biệt
đối với những khu vực còn nhiều khó khăn và người nghèo nhằm thực hiện mục tiêu về sức khỏe
toàn dân và các chương trình phát triển kinh tế- xã hội nói chung, y tế với người nghèo nói riêng.

Tuy nhiên, từ chính sách đến thực tế vẫn còn những khoảng cách cần được khắc phục, mấu chốt
ở chỗ: nhận thức/hiểu biết của đối tượng thụ hưởng về chính sách và cách vận dụng chính sách,
bên cạnh đó là khả năng/năng lực triển khai chính sách còn hạn chế cả về chủ quan lẫn khách
quan (nguồn nhân lực hạn chế về số lượng lẫn chất lượng, hạn chế nguồn vốn, hạn chế về cơ sở
vật chất, trang thiết bị, hạn chế về điều kiện đầu tư do địa hình phức tạp, do phong tục tập
quán…).

15


3.2. Hệ thống cung cấp dịch vụ
Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế cơ bản bao gồm; BHYT hay KCB miễn phí (theo quy
định đã bảo đảm bao phủ 100% đối tượng là người nghèo vùng DTTS và MN), cơ sở vật chất,
trang thiết bị y tế (100% các xã đều có trạm y tế, y tế cụm xã); cán bộ y tế thôn bản và cấp xã
(còn hạn chế về số lượng và trình độ); mạng lưới y tế (từ thôn, bản, xã, huyện, tỉnh…) đã ngày
càng cải thiện nhưng nhiều nơi còn chưa bảo đảm cung cấp dịch vụ cho người dân (y tế thôn bản
mới chỉ làm công tác tuyên truyền và sơ cấp cứu ban đầu).
3.3. Thực trạng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản
- BHYT đã bao phủ gần 100% người nghèo vùng DTTS: Tỷ lệ có thẻ BHYT của người
nghèo MNPB là 97% và người nghèo Tây Nguyên là 95%;
- Hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu của ngành y tế về tiêm chủng, về phòng dịch,
dinh dưỡng cho trẻ em, đặc biệt đối với Tây Nguyên và Vùng núi phía Bắc, công tác chăm sóc
sức khỏe sinh sản, thăm khám thai định kỳ đối với người mang thai đã được quan tâm và mang
lại kết quả tích cực, đã có nhiều hình thức để người dân ý thức hơn về việc không sinh con tại
nhà, các giải pháp nhằm hỗ trợ an toàn trong trường hợp không thể đến trạm xá sinh con cũng đã
được triển khai như “bà đỡ dân gian” hay “túi đẻ sạch”… Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi
Tây Nguyên là 29%; tỷ lệ trẻ em DTTS không được tiêm chủng đầy đủ là 58,5%;
- Ngoài việc KCB được miễn phí, người khám vẫn phải chi trả bằng tiền túi, như chi phí
đi lại, ăn uống, chi phí chữa bệnh nội trú, chi phí cho người nhà chăm sóc… mà có thể vượt quá
khả năng chi trả của người nghèo/DTTS và có thể sẽ làm cho họ đã nghèo còn nghèo hơn. Có

12% người nghèo MNPB và 19% người nghèo Tây Nguyên không có/không đủ tiền chi trả các
chi phi y tế;
- Ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh của người nghèo chưa cao. Một bộ
phận người DTTS ốm đau không đi bệnh viện khám chữa bệnh, vẫn giữ phong tục chữa bằng lá
rừng, cúng bái khiến cho bệnh càng trầm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Mặt khác, hòan
cảnh kinh tế khó khăn nên người dân cũng ngại đi bệnh viện, sợ tốn kém.
3.4. Những rào cản tiếp cận
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế thiếu và chưa đồng bộ; số cán bộ có trình độ chuyên
sâu thiếu trầm trọng, nhất là cán bộ người địa phương;
- Quỹ KCB cho người nghèo chỉ dành cho việc KCB, không đầu tư cho cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị, không bổ sung thêm biên chế cán bộ y tế, không có chế độ cho các cán bộ y tế gây
khó khăn cho việc cung ứng các dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân.
- Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền làm tăng sự bất bình đẳng trong
tiếp cận và thụ hưởng các DVXH, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà đồng bào DTTS có
nhu cầu rất lớn;
- Công tác phòng chống dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu bởi nhận thức của đồng bào còn
hạn chế, phong tục, tập quán lạc hậu;
- Người dân chưa quan tâm tìm hiểu các kênh tiếp cận đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật trong
chăm sóc sức khỏe cơ bản; Công tác tuyên truyền còn hạn chế;
16


- Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở một số dân tộc còn diễn ra ở vùng
DTTS.
4. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA
NGƯỜI NGHÈO VÙNG DTTS MIỀN NÚI
4.1. Tổng quan chính sách nước sạch và vệ sinh môi trường
Hệ thống chính sách về hỗ trợ nước sạch và VSMT cho người nghèo vùng DTTS và MN
bao gồm: hõ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống
khó khăn (Quyết định 134/2004/QĐ-TTg và Quyết định 198/2007/QĐ-TTg), hỗ trợ dân cư nông

thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn và hố xí hợp vệ sinh (Chiến lược quốc gia về cấp nước
sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 và CTMTQG nước sạch và vệ sinh nông thôn giai đoạn
2012-2015).
4.2. Thực trạng khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường
Năm 2010, chỉ có 0.3% hộ nghèo ở miền núi phía Bắc sử dụng nước máy vào tận nhà; ở
Tây Nguyên tỷ lệ này khả quan hơn, 5.6%; trong khi đó ở các vùng khác tỷ lệ này cao hơn nhiều,
chiếm 15%. Ở miền núi phía Bắc, nhóm hộ nghèo chủ yếu tiếp cận và sử dụng nước khe, mó
được bảo vệ để sinh hoạt, trong khi ở Tây Nguyên, nguồn nước được tiếp cận và sử dụng nhiều
nhất đối với nhóm hộ nghèo là nước giếng đào được bảo vệ.
Khả năng tiếp cận và sử dụng hố xí hợp vệ sinh của các hộ dân ở miền núi phía Bắc và
Tây Nguyên rất thấp. Loại hố xí tự hoại/bán tự hoại mà các hộ gia đình nghèo ở miền núi phía
Bắc và vùng Tây Nguyên sử dụng chiếm tỷ lệ rất ít; lần lượt là 2.4% và 3.8%; chủ yếu sử dụng
loại hố xí khác với loại thấm dội nước, hai ngăn hay cầu cá mà họ tự tạo hố xí theo tập quán, thói
quen riêng như đào hố rồi đi vệ sinh mà không cần dội nước hay xử lý. 30.9% đối với nhóm hộ
nghèo miền núi phía Bắc và 40.2% đối với nhóm hộ nghèo vùng Tây Nguyên không có hố xí để
sử dụng.
Tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình chưa được quan tâm đúng mức: Đốt
rác là phương pháp được phần lớn các hộ gia đình nghèo và không nghèo ở miền núi phía Bắc và
vùng Tây Nguyên lựa chọn để xử lý rác thải sinh hoạt; chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 51.1% và
67.1% đối với nhóm hộ nghèo.
Số tiền mà các hộ gia đình chi trả cho việc sử dụng nước sạch để ăn uống, sinh hoạt ở miền
núi phía Bắc là 123,790 đồng/năm và ở Tây Nguyên là 213,990 đồng/năm; thấp hơn nhiều so với
bình quân chung của các hộ nghèo trong cả nước.
Nhóm hộ nghèo ở Tây Nguyên hoàn toàn không phải trả tiền thu gom và xử lý rác thải vì
hộ hoàn toàn không được tiếp cận. Nhóm hộ nghèo ở miền núi phía Bắc bình quân mỗi năm trả
72,330 đồng cho việc thu gom và xử lý rác thải, thấp hơn so với bình quân chung của nhóm
nghèo cả nước.
4.3. Các rào cản tiếp cận
- Rào cản về chính sách, tài chính, kinh tế và quản lý giám sát: Mức sống của hộ nghèo
DTTS còn thấp nên không có đủ kinh phí để chi trả cho việc sử dụng nó; nguồn vốn ít, do vậy

đầu tư cho lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh ở nhiều địa phương rất thấp, công trình nước sinh

17


hoạt đầu tư nhỏ, lẻ, mới làm xong đã hư hỏng, đồng bào vẫn không có nước dùng; chính sách hỗ
trợ nước sinh hoạt phân tán thực hiện khó khăn, hiệu quả thấp, không căn bản và lâu dài; công
tác quản lý, sử dụng, khai thác các công trình sau khi đưa vào sử dụng ở nhiều địa phương nhìn
chung chưa được chú trọng đúng mức. Cơ chế quản lý của Nhà nước, nhất là cơ chế tài chính
chưa phù hợp, nên chưa đảm bảo hoạt động bền vững của công trình, chưa có chính sách huy
động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế và người dân.
- Rào cản về tập quán và xã hội: Nhận thức, hiểu biết về vệ sinh và sức khỏe của người dân
nông thôn còn thấp; trách nhiệm của người dân trong quản lý, sử dụng, bảo vệ và giám sát
công trình cấp nước chưa cao.
5. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TRỢ GIÚP ĐỘT XUẤT CỦA NGƯỜI NGHÈO VÙNG
DTTS MIỀN NÚI
5.1. Tổng quan hệ thống chính sách TGĐX cho người nghèo tại vùng DTTS và miền
núi
Hệ thống chính sách về TGĐX bao gồm các chính sách trợ giúp cho người, hộ gia đình
gặp khó khăn do hậu quả của thiên tai bất khả kháng gây ra (người chết, bị thương, mất tích, hộ
có nhà bị mất hoặc hư hỏng, mất phương tiện sản xuất…) theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP và
Nghị định 13/2010/NĐ-CP; chính sách hỗ trợ đối với vùng phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thông sông
Hồng; chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ SXKD bị thiên tai, hỏa
hoạn, tai nạn bất ngờ; Nhóm chính sách hỗ trợ ngắn hạn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và
giá cả tăng cao (hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết, hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo, hỗ trợ cho người có thu
nhập thấp, đời sống khó khăn...).
5.2. Hệ thống cung cấp TGĐX
- Xác định đối tượng, đánh giá mức độ thiệt hại: đúng đối tượng, bảo đảm tính dân chủ,
công khai, minh bạch và có sự tham gia của người dân, nhằm đáp ứng đúng những nhu cầu bức
xúc của các thành viên trong xã hội khi họ gặp rủi ro không lường trước được. Mức độ bao phủ

của chính sách TGXH đột xuất khá tốt.
- Mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ: đã được điều chỉnh nâng cao và đã tạo được quyền tự quyết
cho các địa phương để bảo đảm tính phù hợp với các vùng miền song cũng chỉ phù hợp trong
ngắn hạn và khi không có biến động lớn về giá cả tiêu dùng; do thiên tai về dân sinh và cơ sở vật
vất là rất lớn, nhưng sự hỗ trợ của nhà nước còn có hạn, riêng về dân sinh chỉ bằng 10% thiệt hại
gây ra, sự hỗ trợ này chỉ bảo đảm ổn định cuộc sống và sản xuất trước mắt;
- Đội ngũ cán bộ: thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn ở cấp cơ sở, do vậy thông thường tổng
hợp về số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra về hạ tầng cơ sở, về sản xuất và đời sống dân sinh
chậm và thiếu chính xác khá nhiều những con báo cáo là những con ”số ảo", ”số ước tính” một
cách chủ quan gây ra sự khó khăn cho việc xử lý đề xuất phương án trợ giúp phù hợp.

18


5.3. Thực trạng khả năng tiếp cận dịch vụ TGXH đột xuất
5.3.1. Nhu cầu tiếp cận
Nhu cầu được nhận TGXH đột xuất của người nghèo vùng DTTS rất lớn do sinh sống tại
vùng sâu vùng xa, địa hình chia cắt, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, dân
cư phân bố phân tán, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, thường xuyên xảy ra thiên tai.
Theo số liệu của Cục Bảo trợ xã hội giai đoạn 2006-2010, khu vực miền núi phía Bắc và
Tây Nguyên bị thiệt hại về thiên tai (người chết, bị thương, nhà sập, trôi, hư hỏng...) tương đối
thấp so với các khu vực khác. Khu vực bị thiệt hại nặng nề về thiên tai là miền Trung (các tỉnh
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đà Nẵng...).
- Thiệt hại về người: Các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có số
người chết tương đối cao (chỉ đứng sau khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung), trong
đó cao nhất là Lào Cai với 113 người chết trong 5 năm (đứng thứ 8 cả nước).
- Thiệt hại về nhà cửa: Khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cũng bị thiệt hại ít hơn
cả, chỉ chiếm 2,2% số nhà bị đổ, sập, trôi và 3,1% số nhà bị ngập, hư hỏng cả nước.
- Thiệt hại về tài sản do thiên tai: Khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chỉ chiếm
12,3% tổng thiệt hại của cả nước.

- Tình trạng thiếu đói tập trung nhiều ở các tỉnh vùng Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
5.3.2. Độ bao phủ của dịch vụ TGXH đột xuất
Trong những năm qua, các chính sách TGĐX của Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ người dân
khắc phục hậu quả thiên tai, mất mùa cũng như những rủi ro bất khả kháng khác đe dọa đến tính
mạng, tài sản như hỗ trợ tiền mặt, lương thực, nhà ở, chữa bệnh, chôn cất hay phục hồi sản
xuất... Công tác TGĐX được thực hiện kịp thời, đảm bảo công bằng, công khai, đúng mục đích,
đúng đối tượng, không chia bình quân và không để người dân nào bị đói do thiếu lương thực.
Công tác cứu trợ đã góp phần quan trọng giúp nhân dân ổn định cuộc sống, tiếp tục phát triển sản
xuất. Nguồn lực cho hoạt động TGĐX được huy động và sử dụng từ nguồn kinh phí của địa
phương, nguồn hỗ trợ của Trung ương và các nguồn tài trợ khác.
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung được trợ giúp nhiều nhất, tiếp theo là khu vực
miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Giai đoạn 2006-2010, khu vực miền núi phía Bắc có 323
nghìn hộ và 1,4 triệu nhân khẩu được TGĐX, Chính phủ hỗ trợ 20,3 nghìn tấn gạo và 774 tỷ
đồng. Khu vực Tây Nguyên được hỗ trợ cho 188,5 nghìn hộ, 801 nghìn người, 11 nghìn tấn gạo
và 253 tỷ đồng.
5.4. Các rào cản tiếp cận
- Chính sách TGXH đột xuất hiện hành mới chỉ cứu trợ khẩn cấp thông qua các hình thức
cấp phát lương thực, tiền mặt. Người dân bị thiệt hại do thiên tai chỉ được nhận các chính sách
hỗ trợ trung hạn (phục hồi sản xuất, cung cấp lương thực, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu..) và hỗ trợ
dài hạn một cách gián tiếp thông qua các chương trình phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo.
- Cơ chế tài chính giữa cấp tỉnh/thành phố với cấp huyện/quận chưa được xác định rõ ràng,
điều này có thể chưa tạo được tính chủ động và tính trách nhiệm của cấp quận/huyện trong việc
19


bố trí ngân sách thực hiện chính sách trợ cấp xã hội mà hoàn toàn phụ thuộc vào cấp tỉnh/thành
phố.
- Về trình độ cán bộ: trình độ sử dụng công nghệ thông tin hạn chế, thiếu đội ngũ cán bộ
chuyên môn ở cấp cơ sở.

- Về điều kiện tự nhiên- xã hội: Vùng DTTS và MN bị ảnh hưởng của thiên tai nhiều hơn;
môi trường ô nhiễm, thời tiết vẫn không tốt sau các trận lụt, bão làm các bệnh tiêu chảy lây lan
do thiếu nước sạch và môi trường ô nhiễm.
- Người nghèo DTTS thường bị động trước thiên tai, họ không được tiếp cận với các dịch
vụ dự báo, cảnh báo và phòng ngừa trước khi có thiên tai để kịp thời có phương án đối phó, di
dời.

CHƯƠNG 3
NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA NGƯỜI NGHÈO
TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI VÀ NÂNG CAO
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN
1- Bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả
hệ thống chính trị và toàn xã hội.
2- Chính sách ASXH phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội và khả năng
huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có công, người
có hoàn cảnh ĐBKK, người nghèo và đồng bào DTTS.
3- Hệ thống ASXH phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và
người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững,
công bằng.
4- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH; đẩy
mạnh xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Đồng thời
tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh.
5- Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng
và thực hiện các chính sách ASXH.
Mục tiêu của hệ thống ASXH là đến năm 2020, cơ bản bảo đảm ASXH toàn dân, bảo
đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông,
góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc
của nhân dân.

2. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DVXHCB CỦA NGƯỜI
NGHÈO TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MN
Phát triển toàn diện về kinh tế- xã hội, đảm bảo ASXH và DVXHCB trên địa bàn
vùng đồng bào DTTS và miền núi là chủ trương nhất quán, là mục tiêu của Đảng và Nhà
20


nước trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đây là quan điểm phát triển
vừa mang tính chiến lược lâu dài vừa là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay, khi mà
vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn là vùng có xuất phát điểm thấp với tỷ lệ hộ nghèo cao
nhất trong cả nước, là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với nhiều núi đá độ dốc cao và
thường bị ảnh hưởng của thiên tai bão lũ, là khu vực có trình độ dân trí và sức khỏe thấp,
tình trạng nước sạch và vệ sinh môi trường thiếu và ô nhiễm nghiêm trọng… Khoảng cách
phát triển có xu hướng doãng rộng ra giữa vùng miền núi và DTTS so với các vùng trong cả
nước. Do vậy, các định hướng chủ yếu nâng cao khả năng tiếp cận DVXHCB của người
nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi bao gồm:
1. Hoàn thiện chính sách theo hướng công bằng và mở rộng đối tượng tiếp cận được
các DVXHCB.
Hai nguyên tắc cơ bản để thiết kế và cung cấp DVXHCB bao gồm:
- Nguyên tắc tiếp cận phát triển DVXHCB dựa trên quyền (hiến định). Trong Hiến pháp
và các Luật ban hành có ghi rõ những quyền của con người, đó là quyền được sống, quyền được
làm việc, quyền được hội nhập và quyền được bảo đảm ASXH… Cách tiếp cận dựa trên quyền
nhấn mạnh rằng, các chính sách và hệ thống cung cấp DVXHCB không phải là những hình thức
hỗ trợ mang tính nhân đạo mà là sự thể hiện những quyền cơ bản của công dân.
- Nguyên tắc tiếp cận theo hướng công bằng và phát triển xã hội. Nhà nước với vai trò
quản lý xã hội có trách nhiệm đưa ra các quy định, chính sách, tạo ra các cơ chế, hành lang pháp
lý cho các chủ thể trong xã hội hoạt động. Đối với DVXHCB, Nhà nước sử dụng quyền hạn của
mình để điều phối các nguồn lực, cung cấp và tổ chức cung cấp DVXHCB, hỗ trợ người dễ bị
tổn thương tiếp cận các dịch vụ này. Quá trình điều phối này là quá trình phân phối phúc lợi xã
hội trên cơ sở đồng thuận xã hội, tạo điều kiện tiếp cận công bằng các thành quả của tăng trưởng.

2. Nâng cao chất lượng cung cấp các DVXHCB (theo các tiêu chuẩn cung cấp dịch
vụ) để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người nghèo DTTS phù hợp với những điều kiện tự
nhiên- kinh tế- xã hội miền núi.
- Tập trung vào đối tượng sử dụng dịch vụ. DVXHCB được tổ chức để đáp ứng nhu cầu
cơ bản của đối tượng nhưng phải bảo đảm khuyến khích tính độc lập, năng động và tự vươn lên
của những người dễ bị tổn thương.
- Tạo môi trường và điều kiện để người dễ bị tổn thương có khả năng tiếp cận thuận lợi
(cung cấp dịch vụ thuận tiện hoặc có sự tham gia của người nghèo vào quá trình cung cấp dịch
vụ, giảm thiểu các rào cản…)
3. Quản lý việc cung cấp dịch vụ của khu vực công và khối tư nhân hiệu quả.
Có thể vận hành hệ thống theo hai hướng:
-

Nhà nước đưa ra các chuẩn mực (tối thiểu) qua đó thực hiện việc quản lý hệ thống
theo hướng phân cấp và trao quyền cho các cơ quan địa phương. Mô hình phân cấp
quản lý DVXH này có ưu điểm là thiết thực và hiệu quả nhưng phụ thuộc nhiều vào
khả năng giám sát, chất lượng của hệ thống hành chính.

21


×