Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

HUY ĐỘNG VỐN TRONG DÂN - LÃI XUẤT KHÔNG LÀ TẤT CẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.55 KB, 11 trang )

Huy ñộng vốn trong dân- Lãi suất không phải là tất cả
ThS. Nguyễn Thu Hiền, Hoàng Nghĩa Ngọc
Hà Nội
Những tháng cuối năm thường là mùa cao ñiểm kinh doanh của các ngân hàng với các
hoạt ñộng huy ñộng vốn và cho vay tăng cao. Cuối năm nay, hàng loạt các yếu tố ñược xem
là không thuận lợi cho hoạt ñộng huy ñộng vốn của các ngân hàng như lạm phát, tình
trạng ñô la hoá và vàng hoá nền kinh có xu hướng tăng,,... Ngoài ra, huy ñộng vốn của
ngân hàng còn phải cạnh tranh với các kênh ñầu tư khác như bảo hiểm, thị trường chứng
khoán, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trong khi còn phải ñáp ứng các nhu
cầu tăng vốn và dự trữ theo qui ñịnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)...
Cùng với sự tăng nhiệt nhu cầu huy ñộng vốn của các ngân hàng, dư luận càng trở nên
“nóng” hơn khi trong tháng 11, giá ñô la Mỹ (USD) và vàng tăng mạnh, cùng với thông tin
lượng vàng trong dân có thể lên tới 1.000 tấn, lượng USD lên ñến chục tỷ USD. Chưa biết
sự chính xác của thông tin trên ñến ñâu, nhưng với chức năng huy ñộng vốn nhàn rỗi
trong xã hội ñể ñáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, liệu chỉ mình các ngân hàng có thể
xoay xở ñể hút lượng vốn khổng lồ này vào phục vụ cho hoạt ñộng kinh doanh của ngân
hàng nói riêng và cho ñầu tư phát triển kinh tế ñất nước nói chung?
Huy ñộng vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Một thực tế là các ngân hàng thương mại (NHTM) trong những năm gần ñây ñã ngày càng ña
dạng hoá các hình thức huy ñộng vốn, từ tiết kiệm các kỳ hạn ñến kỳ phiếu, trái phiếu vô
danh, ghi danh, chứng chỉ tiền gửi,... ñến các hình thức rút gốc, rút lãi linh hoạt cộng với các
chương trình tham gia dự thưởng, quà tặng,... Chưa kể ñến có những NHTM “ñi ñêm” lãi suất
với các khách hàng có số dư tiền gửi lớn hay hiện tượng chèo kéo khách hàng từ ngân hàng
khác về ngân hàng mình bằng những lợi ích khác, không loại trừ cả lợi ích vật chất.
Bảng 1. Huy ñộng vốn qua phát hành giấy tờ có giá của một số NHTM năm 2010
Ngân hàng

Western Bank

Loại giấy tờ có giá
phát hành


GTCG trung và dài
hạn
GTCG dài hạn

BIDV

GTCG dài hạn

Vietinbank

GTCG dài hạn

MB

GTCG dài hạn

10.000 tỷ VND (quy
ñổi)
15.000 tỷ VND và 800
triệu USD
7.000 tỷ VND (quy ñổi)

Ngân
hàng
TMCP ðại Á
Techcombank
Vietcombank

GTCG dài hạn


1.500 tỷ VND

GTCG dài hạn
GTCG dài hạn

9.000 tỷ VND
5.000 tỷ VND (qui ñổi)

ACB

Tổng giá trị phát hành
9.000 tỷ VND (qui ñổi)
500 tỷ VND (quy ñổi)

Ghi chú
Trong ñó bằng USD là 3.000 tỷ
VND qui ñổi
Trong ñó bằng USD là 100 tỷ
VND qui ñổi
Trong ñó bằng USD là 3.000 tỷ
VND qui ñổi

Trong ñó bằng USD là 3.000 tỷ
VND quy ñổi

Trong ñó bằng USD là 4.600 tỷ

1



VND quy ñổi
Habubank
HDBank

GTCG dài hạn
GTCG dài hạn

2.000 tỷ VND
3.000 tỷ VND
Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nhìn từ góc ñộ huy ñộng vốn và cho vay nền kinh tế, ñặc biệt là trong những năm vừa qua,
một phần nguyên nhân của hiện tượng trên là do một số NHTM quá chú trọng ñến lợi nhuận
từ hoạt ñộng tín dụng, cho vay quá với khả năng huy ñộng của mình, không coi trọng quản trị
rủi ro thanh khoản nên chỉ cần có dấu hiệu tiêu cực của kinh tế vĩ mô là lập tức tác ñộng ñến
khả năng thanh khoản của ngân hàng. ðể bù ñắp thiếu hụt này, họ phải dùng chiêu bài lãi suất
ñể huy ñộng vốn, bù ñắp thiếu hụt thanh khoản.
Bảng 2. Tăng trưởng huy ñộng vốn và cho vay của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam
ðơn vị: % (so với năm trước)
Huy ñộng vốn
Dư nợ tín dụng

2007

2008

2009

45,84
51,54


23,33
23,38

28,6
37,53

ðến cuối tháng
10/2010
22,81
22,5

Nguồn: NHNN
Số liệu Bảng 2 cho thấy thanh khoản là nguyên nhân tình trạng căng thẳng trong cạnh tranh
huy ñộng vốn của các NHTM, nhất là thời gian gần ñây. ðối với từng NHTM, những số liệu
ñược báo chí công bố có thể gây “sốc”: Nhiều NHTM có tỷ lệ dư nợ/vốn huy ñộng lên tới trên
100%, cá biệt còn có trường hợp lên ñến trên 200%. ðó là chưa kể ñến các NHTM còn sử
dụng một tỷ lệ nhất ñịnh vốn ngắn hạn ñể cho vay trung, dài hạn (theo qui ñịnh tối ña là 30%),
phải thực hiện dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh khoản theo qui ñịnh.
Với tình trạng thanh khoản của ngân hàng “ăn ñong” từng ngày thì việc chạy ñua lãi suất ñể
huy ñộng vốn, bù ñắp thiếu hụt thanh khoản, ñẩy cả hệ thống vào cuộc chạy ñua là ñiều không
tránh khỏi. Tuy nhiên, những số liệu trên cũng cho thấy, vốn huy ñộng vào ngân hàng không
tăng tương ứng, dù lãi suất huy ñộng trong những tháng gần ñây liên tục ñược ñẩy lên, thậm
chí tăng lên từng ngày, ñặc biệt là khi ông Lê ðức Thuý- Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính
quốc gia công bố với báo giới vào ngày 4/11, trong thời ñiểm giá vàng tại Việt Nam lên cơn
“sốt”, chênh so với giá thế giới tới hơn 2.000.000VND/lượng và giá USD trên thị trường tự
do vượt qua mốc 21.000VND/USD, rằng “Giải pháp nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ ñang
lên cơn sốt ñược Thường trực Chính phủ thống nhất: Không tăng tỷ giá, không ép hạ lãi suất
VND, mà ñiều hành theo cơ chế thị trường”. Việc tăng lãi suất ñể thu hút vốn mặc dù ñã ñược
cảnh báo- và tất nhiên các NHTM cũng biết- là lợi bất cập hại, nhưng vẫn ñược một số ngân

hàng sử dụng, khiến hiện tượng “vốn chạy vòng quanh”, gây bất ổn cho cả hệ thống.
Những ngày cuối tháng 11, biểu lãi suất huy ñộng của nhiều NHTM biến ñộng tăng từng
ngày. Tại MeKong Bank, bảng lãi suất niêm yết trên Website của ngân hàng này dao ñộng
13,3- 13,5%/năm cho kỳ hạn 1- 3 tháng. Western Bank cũng vừa phát hành kỳ phiếu ghi danh
lãi suất 13,5%/năm. KienLong Bank cũng tăng ñều ở hầu hết các kỳ hạn, với mức lãi suất lên
ñến 13%/năm. Còn SeABank triển khai sản phẩm “Tiết kiệm 36 tháng lãi suất thả nổi” với lãi
2


suất chạm ñến ngưỡng 13%/năm ñối với VND. Tại VietA Bank, lãi suất tiết kiệm tiền ñồng
ñược ngân hàng này trả cho khách hàng ở mức cao nhất lên ñến 14,5%/năm dành cho kỳ hạn
tiền gửi trên 6 tháng... Nhưng ñáng lo ngại là tình trạng thỏa thuận ngầm về lãi suất tiết kiệm
giữa khách hàng có khoản tiền gửi lớn và ngân hàng ñang tồn tại trên thị trường. ðặc biệt, sự
“mặc cả” lãi suất của khách hàng gửi tiết kiệm khiến nguồn cung vốn tiết kiệm không ổn
ñịnh. Cộng các chi phí khuyến mãi, quà tặng,... lãi suất huy ñộng vốn thực của nhiều NHTM
thậm chí cao hơn 15%/năm.
Có phải tiền trong dân ñã hết?
Thực tế, không phải người dân nào cũng người hiểu rõ những khái niệm, thuật ngữ như cungcầu tiền, lạm phát, tỷ giá, cầu kéo, chi phí ñẩy, hay các chức năng của tiền tệ... Người dân ñơn
giản chỉ thấy rằng, với một số tiền của họ nếu hôm nay mua ñược một số lượng hàng nhất
ñịnh, nhưng khi họ ñể dành, gom góp gửi vào ngân hàng, thì ñến một ngày nào ñó rút ra mua,
cộng cả lãi suất do ngân hàng trả thì chỉ còn ñược một phần của số hàng ñó. Trong khi ñó, nếu
không gửi vào ngân hàng, họ tích cóp ñể mua vàng, mua ngoại tệ, ñến khi cần dùng họ dễ
dàng bán ñi ñể trang trải ñủ nhu cầu mình cần, thậm chí còn dư. ðiều này giải thích tại sao
người dân tích trữ vàng và ngoại tệ thay vì gửi tiền vào ngân hàng.
Những ngày gần ñây, việc giá vàng, giá ngoại tệ (chủ yếu là ñô la Mỹ- USD) tăng chóng mặt
ñã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Những hình ảnh về người dân xếp hàng chen chúc
nhau mua bán vàng, ngoại tệ với cả bao tải tiền khiến người ta liên tưởng ñến một cuộc tháo
chạy khỏi tiền ñồng. Vấn ñề càng trở nên nóng khi 3 tháng liền (9, 10, 11) chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) ñã tăng cao vượt mọi dự báo, ñẩy CPI 11 tháng của cả nước tăng 9,58% so với tháng
12/2009. Thực tế, những con số này cũng không thật sự có nhiều ý nghĩa ñối với người dân,

mà họ chỉ thấy rằng, cũng với ñồng tiền ấy, bữa cơm trong mỗi nhà vơi ñi, số tiền tích luỹ ñể
thực hiện cho những dự ñịnh trong tương lai trở nên xa xôi hơn.
Việc tìm ñến vàng, ngoại tệ, bất ñộng sản... của người dân ñể bảo toàn giá trị những khoản
tiền tích luỹ thay cho việc gửi vào ngân hàng là một hành ñộng bình thường, giống như việc
các NHTM phải ña dạng hoá hoạt ñộng, phân tán rủi ro. Bất cứ người dân hay doanh nghiệp,
ai cũng muốn bảo vệ giá trị tài sản mà mình ñã lao tâm khổ tứ tạo ra. ðiều này giải thích tại
sao các doanh nghiệp có ngoại tệ trên tài khoản không muốn bán cho ngân hàng, người dân
nhận kiều hối cũng không muốn bán cho ngân hàng. Vì vậy, không thể chỉ kêu gọi suông.
Chính vì thói quen qui giá trị những tài sản lớn ra ngoại tệ, thậm chí công khai niêm yết giá
bán hàng hoá bằng ngoại tệ nên thuật ngữ “ñô la hoá” trở nên quen thuộc khi nói về nền kinh
tế Việt Nam.
Khi vàng liên tục lên cơn sốt và có sự cách biệt lớn so với giá thế giới, lại thêm một thuật ngữ
nữa xuất hiện ñể chỉ nền kinh tế Việt Nam, ñó là “vàng hoá”. Thuật ngữ này xuất hiện trên
báo chí ngay sau khi ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
cho biết, theo số liệu thống kê của Hội ñồng Vàng thế giới (WGC), lượng vàng dự trữ của
Việt Nam ñã tăng liên tục trong nhiều năm qua và ñạt mức cao nhất 1.000 tấn vào cuối năm

3


2009 với tổng trị giá lên tới 45 tỷ USD, bằng 50% GDP của Việt Nam cùng thời ñiểm. Dù
chưa có con số chính thức nhưng các chuyên gia và các công ty vàng bạc ñều ñưa ra con số
ước lượng thì ñến nay số vàng nằm trong dân, chủ yếu dưới dạng tài sản cất giữ, lên ñến
khoảng 700- 800 tấn. Theo thống kê của NHNN từ báo cáo của các NHTM, lượng vàng trong
dân gửi tại hệ thống NHTM ñến cuối tháng 10/2010 là 92,6 tấn tấn. Tuy nhiên, Thống ñốc
NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Giàu, dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan và NHNN về diễn
biến xuất nhập khẩu vàng từ năm 1998 ñến tháng 9/2010, số vàng Việt Nam nhập khẩu nhiều
hơn xuất khẩu là 71 tấn (nhập khẩu là 339,86 tấn, xuất khẩu là 268,86 tấn).
Cũng tương tự như vàng, không có nguồn ñể ñưa ra những thông tin chính xác về lượng USD
do người dân nắm giữ ngoài hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên

Thống ñốc NHNN, USD trôi nổi trên thị trường tự do có thể ở mức tương ñương dự trữ ngoại
hối của Nhà nước. Theo thông tin ñược trích dựa trên Báo cáo kiều hối và di trú toàn cầu, do
Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 8/11, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay
ñạt hơn 7,2 tỷ USD, so với 6,6 tỷ USD năm 2009. Nhưng chắc chắn chỉ có một tỷ lệ không
ñáng kể lượng kiều hối khổng lồ này ñược hút vào hệ thống ngân hàng.
Lý giải một số nguyên nhân
Nền kinh tế Việt Nam tồn tại nhiều loại “tiền tệ” trong thanh toán
Thực tế là, khi mua những tài sản có giá trị lớn, ñòi hỏi phải có thời gian tích luỹ tiết kiệm
mới mua ñược như nhà, xe ô tô, giá trị những tài sản này thường ñược tính bằng ngoại tệ,
bằng vàng tại thời ñiểm mua rồi qui ra VND. ðiều này dẫn ñến ñồng tiền Việt Nam trên lãnh
thổ Việt Nam ñã không thực hiện ñầy ñủ chức năng vốn có của tiền tệ.
Khi nói ñến thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam, một thuật ngữ thường ñược nhắc ñến nhất
là “nền kinh tế tiền mặt”. Tiền mặt ñược dùng ở ñây không chỉ là tiền Việt, mà cả các loại
ngoại tệ mạnh và vàng. ðã có nhiều biện pháp ñược các cơ quan quản lý ñưa ra ñể nhằm “trên
lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam”, nhưng hiệu lực của những qui ñịnh này vẫn còn
hạn chế do thiếu tính khả thi, không ñảm bảo lợi ích của những của ñối tượng chịu sự quản lý
và chế tài xử lý vi phạm cũng chưa ñủ sức răn ñe. Chính vì vậy, việc niêm yết giá bán bằng
ngoại tệ (chủ yếu là bằng USD) vẫn xảy ra. Thị trường ngoại tệ “chợ ñen”, mặc dù theo công
bố, chỉ chiếm 10% qui mô thị trường nhưng ñã có tác ñộng ñến tâm lý người dân gấp nhiều
lần qui mô của nó.
Sức mua của VND bị giảm sút quá nhanh
Chỉ cần dựa trên số liệu về mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong mấy năm
trở lại ñây sẽ thấy sức mua của VND ñã giảm sút quá nhanh.
Bảng 3. Tốc ñộ tăng CPI và GDP của Việt Nam
ðơn vị: %
Năm
2006
2007
2008


Tốc ñộ tăng CPI
6,6
8,3
22,97

Tăng giá giá USD
1,0
0,62
2,35

Tốc ñộ tăng GDP
8,17
8,48
6,23

4


2009
Dự kiến 2010*

6,88
10,5

9,17

5,32
6,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê, tính theo giá so sánh năm 1994.

* là số dự kiến của tác giả dựa trên số liệu về CPI của Tổng cục Thống kê công bố ñến hết
tháng 11, CPI tăng 9,58% so với tháng 12/2009, GDP là mức ñã ñược Quốc hội phê duyệt
cho năm 2010.
Như vậy, chỉ từ năm 2006 ñến nay, CPI của Việt Nam ñã tăng tới 55,25%, dẫn tới xói mòn
lòng tin của người dân vào giá trị ñồng tiền. Với mức lạm phát này, thu nhập thực tế của
người dân bị giảm, họ phải thắt chặt chi tiêu, chuyển ñổi tiết kiệm của mình ra vàng, ngoại tệ
ñể bảo toàn các giá trị tích luỹ như một phản xạ tất yếu. Thực tế này ñã ñược nhiều chuyên
gia trong và ngoài nước cảnh báo và dự ñoán ngay từ năm 2008 và 2009, khi Việt Nam thực
hiện gói kích cầu và trước những yếu kém, mất cân ñối trong nội tại nền kinh tế như hiệu quả
ñầu tư thấp, thâm hụt cán cân thanh toán lớn và kéo dài, bội chi ngân sách liên tục... và
khuyến nghị nên ưu tiên ổn ñịnh kinh tế vĩ mô cùng những giải pháp cụ thể trong ñiều hành.
Sự mất niềm tin vào VND còn thể hiện ở việc tiền gửi ngoại tệ (chủ yếu bằng USD) cũng tăng
nhanh hơn tiền gửi bằng VND trong hệ thống NHTM. Theo Báo cáo hoạt ñộng ngân hàng
trên ñịa bàn năm 2010 của NHNN TP. Hồ Chí Minh, dự tính ñến 31/12/2010, huy ñộng vốn
của các tổ chức tín dụng trên ñịa bàn ước ñạt 766.250 tỉ ñồng, tăng 27% so với cuối năm
2009; tổng dư nợ tín dụng tăng 25%, trong ñó dư nợ bằng VND tính ñến cuối năm ước ñạt
501.650 tỉ ñồng, tăng 18,5%, bằng ngoại tệ ước ñạt 198.160 tỉ ñồng, ước tăng 45,2%. Trong 3
tháng gần ñây, tiền gửi ngoại tệ có xu hướng tăng qua từng tháng, và tăng cao hơn các tháng
ñầu năm, trong tiền gửi ngoại tệ có ñến 40%-45% là của các tổ chức kinh tế. Những con số về
huy ñộng vốn, cho vay trên ñịa bàn TP. Hồ Chí Minh ñã cho thấy xu hướng dịch chuyển tài
sản từ VND sang ngoại tệ của cả người dân và doanh nghiệp, và họ ñều không muốn bán
ngoại tệ cho ngân hàng. Trong khi ñó, nhu cầu mua USD ñể thanh toán cho các hợp ñồng
nhập khẩu ñến hạn của doanh nghiệp lại tăng thêm vào thời ñiểm cuối năm ñã gây áp lực lớn
lên cung cầu ngoại tệ.
Sự không thống nhất trong ñiều hành và công bố thông tin ñịnh hướng thị trường
Sức mua của VND giảm làm xói mòn một phần lòng tin của người dân, nhưng sự không nhất
quán trong ñiều hành và phát ngôn của các nhà quản lý còn khiến người dân mất lòng tin hơn
nữa. Thời ñiểm trước tháng 11, Chính phủ vẫn liên tục hối thúc NHNN chỉ ñạo và thực hiện
các biện pháp ñể giảm lãi suất, trong khi thị trường ñã hiển hiện nguy cơ lạm phát và tăng
trưởng kinh tế dự kiến không gặp khó khăn trong việc ñạt kế hoạch. Vì vậy, mặc dù các

NHTM ñã “ñồng thuận” trần lãi suất, vẫn âm thầm “ñua” lãi suất ñể huy ñộng vốn, còn
NHNN thì vừa ban hành Quyết số 2561/Qð-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng VND ngày
27/10 giữ nguyên lãi suất cơ bản của VND là 8%/năm, áp dụng từ ngày 1/11/2010, chỉ sau có
hơn 1 tuần lại có Quyết ñịnh số 2619/Qð-NHNN ngày 5/11, theo ñó mức lãi suất cơ bản bằng
VND là 9%, có hiệu lực ngay trong ngày ban hành.

5


Sự không thống nhất trong ñiều hành vĩ mô còn thể hiện ở trái phiếu Chính phủ luôn ñược
chào bán với lãi suất cao hơn lãi suất cơ bản của NHNN: Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn
5 năm trong ñợt ñấu thầu ngày 29/7/2010 là 10,4%/năm, cao hơn lãi suất huy ñộng bình quân
của NHTM cùng thời ñiểm trong khi theo thông lệ, lãi suất trái phiếu chính phủ là dấu hiệu
quan trọng chỉ báo kỳ vọng lạm phát của một nước. Uy tín của NHTM không bằng uy tín của
ngân sách quốc gia (vì ñây cũng chính là uy tín của Chính phủ), ñộ an toàn tiền gửi cũng
không bằng, nên NHTM huy ñộng vốn trong xã hội sẽ phải trả giá cao hơn ngân sách quốc gia
vay (thông qua việc bán TPCP) thì mới huy ñộng vốn ñược.
Thông thường, và cũng là ñúng chức năng, những thông tin liên quan ñến chính sách tiền tệ
như lãi suất, tỷ giá,... thường do ñại diện NHNN công bố. Thế nhưng ñầu tháng 11 (4/11),
trong thời ñiểm nóng bỏng giá vàng, giá USD, những thông tin này lại không phải do NHNN
công bố. Thực tế, cũng không mấy người dân quan tâm ñến cơ quan nào công bố mà chỉ hiểu
chung chung là “Chính phủ”, “Nhà nước”. Nhưng ñiều ñáng nói ở ñây là những thông tin này,
ngay sau ñó lại ñược Thống ñốc NHNN “ñính chính”, khiến dư luận có quyền ñặt câu hỏi,
nghi ngờ vào sự thống nhất trong ñiều hành và phối hợp các cơ quan của Chính phủ.
Sự không thống nhất trong ñiều hành còn thể hiện ở việc chính sách tiền tệ thì ñược chỉ ñạo
thắt chặt, thậm chí tính ñến cả phương án rút nhanh tiền khỏi lưu thông, nhưng chính sách tài
khoá lại dường như ñứng ngoài cuộc, chi tiêu công và ñầu tư công vẫn tăng ñều, bội chi ngân
sách và nợ công ñều tăng mạnh. Hai khoản chi lớn nhất là chi thường xuyên, và chi ñầu tư
phát triển tăng tương ứng ở mức gần 7% và 43% so với dự toán năm 2010. Năm 2009, tổng
mức ñầu tư toàn xã hội là 42,2% GDP (kế hoạch là 39,5% GDP), trong khi tốc ñộ tăng trưởng

sụt giảm chỉ còn khoảng 5,3%, chỉ số ICOR (hệ số sinh lời từ ñồng vốn ñầu tư) tăng lên trên 8
so với mức 6,66% của năm 2008 (ñã ñược ñánh giá là ở mức cao). Năm 2010, dự kiến ICOR
của Việt Nam vào khoảng 7, chứng tỏ hiệu quả ñầu tư vẫn kém, nhất là so sánh với những
nước trong khu vực. ðây chính là một trong những nguyên nhân gây lạm phát quan trọng.
Theo kế hoạch năm 2010, thiếu hụt ngân sách ñược quyết ñịnh là 6,2% GDP, nhưng theo
IMF, có thể lên tới 9% nếu tính cả chi tiêu ngoài ngân sách. Nợ công tăng nhanh, năm 2009
tăng 9% và năm 2010 tăng 12% năm, do ñó tỷ lệ nợ công trên GDP ñã nhanh chóng vượt quá
50% GDP. Nhập siêu năm 2009 là 12,2 tỉ USD, năm 2010 theo kế hoạch là 12 tỉ USD, khiến
nợ nước ngoài hiện nay là khoảng 28 tỉ ñô la, bằng 40% GDP. ðây là những áp lực rất mạnh
lên tỷ giá và lạm phát.
Chống lạm phát, giữ ổn ñịnh kinh tế vĩ mô cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, mà quan trọng
nhất là sự phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Nhưng chỉ với một vài thực
trạng ñiểm ra ở trên, rõ ràng là quá bất công khi lạm phát tăng, VND mất giá thì mọi con mắt
lại ñổ dồn vào NHNN.
ðể huy ñộng vốn trong dân: Lãi suất không phải là tất cả
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của lãi suất trong cạnh tranh huy ñộng vốn của NHTM
nói riêng, cuộc chiến chống lạm phát của Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, chỉ lãi suất không
6


chưa ñủ mà cần phải có những biện pháp ngắn hạn và dài hạn ñể vực lại lòng tin của người
dân ñối với VND.
Ổn ñịnh kinh tế vĩ mô
Mức ñộ ổn ñịnh kinh tế vĩ mô là trụ cột thứ 3 trong 12 trụ cột ñược xem xét ñể ñánh giá năng
lực cạnh tranh quốc gia của Diễn ñàn kinh tế thế giới. Theo Tổ chức này, sự ổn ñịnh của môi
trường kinh tế vĩ mô là một ñiều quan trọng ñối với công việc kinh doanh. Chính phủ không
thể cung cấp các dịch vụ công một cách hiệu quả nếu phải trả những khoản lãi cao phát sinh
từ những khoản nợ trong quá khứ; các doanh nghiệp không thể hoạt ñộng hiệu quả nếu tỷ lệ
lạm phát vượt ngoài tầm kiểm soát.
Xem xét những chỉ số quan trọng phản ánh tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam những năm

qua như lạm phát, thâm hụt ngân sách, cán cân thương mại, vay nợ nước ngoài, hiệu quả ñầu
tư, sự phối hợp và minh bạch trong ñiều hành chính sách... có thể dễ nhận thấy sự suy giảm
niềm tin vào VND của người dân ñã ñược tích tụ từ nhiều năm qua. Rõ ràng, giữa ổn ñịnh
kinh tế vĩ mô và lòng tin của người dân ñối với VND có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Khi kinh tế vĩ mô bất ổn, người dân sẽ quay lưng lại lại VND, khiến cho tình trạng bất ổn
càng khó kiểm soát. Tình trạng này ñang hoàn toàn ñúng ñối với Việt Nam.
Trong Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của năm 2009- 2010 của Diễn ñàn kinh tế thế
giới, trụ cột “mức ñộ ổn ñịnh kinh tế vĩ mô” Việt Nam có thứ hạng 112/133 nền kinh tế ñược
xếp hạng. Còn trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010- báo cáo ñầu tiên cấp quốc
gia của Việt Nam về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế- ñược xây dựng bởi Viện Quản lý
Kinh tế Trung ương (CIEM) và Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á phối hợp thực hiện, yếu
tố chính sách kinh tế vĩ mô ñang ở màu ñỏ, nghĩa là “bất lợi lớn”. Giáo sư Michael Porter,
“cha ñẻ” của chiến lược cạnh tranh chính là người chỉ ñạo trực tiếp việc thực hiện báo cáo
này.
Vì vậy, ổn ñịnh kinh tế vĩ mô, lấy lại lòng tin của người dân ñối với VND là một ñiều kiện
tiên quyết ñể tiền của người dân chảy vào hệ thống ngân hàng, vào nền kinh tế thay vì ñầu tư
vào ngoại tệ, vàng, bất ñộng sản,... Ổn ñịnh kinh tế vĩ mô cần những giải pháp dài hơi và
những thay ñổi về mặt cơ cấu, thể hiện ở chính sách và quan ñiểm ñiều hành nhất quán của
Chính phủ. Dưới giác ñộ tạo lòng tin cho người dân vào VND, ñó là việc kiềm chế lạm phát,
là việc ñảm bảo giá trị thực tế của VND và những biện pháp, chính sách minh bạch, bảo vệ
quyền tài sản chính ñáng của người dân và doanh nghiệp chứ không phải bằng các can thiệp
hành chính.
Trong ñiều kiện trước mắt, trước áp lực lạm phát tăng cao, cần có sự thống nhất và phối hợp
chặt chẽ trong ñiều hành chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ ñể kiềm chế lạm phát. Như
vậy, ngoài việc chấp nhận lãi suất tăng ñể hạn chế tiêu dùng và ñầu tư của toàn xã hội, cần
hạn chế chi tiêu và ñầu tư công ñể giảm bội chi, qua ñó giảm áp lực lên lạm phát. Việc áp
dụng các biện pháp hành chính tạm thời như quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu, sử dụng

7



ngân sách ñịa phương ñể bình ổn, bù lỗ một số mặt hàng thiết yếu,... chắc chắn không thể kéo
dài, và do vậy, không có tác dụng ổn ñịnh kinh tế vĩ mô.
ðể việc phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, giảm căng thẳng
về tỷ giá cần có sự chỉ ñạo thống nhất của Chính phủ- ñó là việc thắt chặt ñầu tư, chi tiêu
công, chính sách xuất nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt thương mại cùng với ñiều hành chính
sách tiền tệ thắt chặt. Việc ñiều hành cần tuân thủ nguyên tắc thị trường và phù hợp với các
cam kết hội nhập của Việt Nam.
ðối với ñiều hành tỷ giá: ðây là một vấn ñề hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp tới lòng
tin của người dân cũng như chỉ số lạm phát của Việt Nam. Với tỷ lệ nhập siêu tương ñối lớn,
việc ñiều chỉnh tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mặt bằng giá cả nói chung và chi phí, lợi
nhuận của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ lạm phát
của Việt Nam giai ñoạn 2006- 2010 và tỷ lệ mất giá của VND so với USD (Bảng 2), cùng với
con số nhập siêu của Việt Nam những năm này, có thể thấy rõ áp lực ñè nặng lên Chính phủ
trong việc giữ ổn ñịnh tỷ giá. Trong khi ñó, dự trữ ngoại hối Nhà nước hiện không ñủ mức an
toàn ñể can thiệp thị trường, bình ổn tỷ giá. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam ở mức ñỉnh là trên
25 tỉ USD, mới ñây theo IMF chỉ còn 15 tỉ USD. Việc công bố can thiệp ngoại tệ, giữ ổn ñịnh
tỷ giá ñến hết năm chỉ là biện pháp mang tình tình thế và bình ổn tạm thời. NHNN cần cam
kết, công bố công khai những doanh nghiệp/mặt hàng nào ñược ưu tiên cân ñối ngoại tệ và
thực hiện ñúng cam kết, tránh việc tuyên bố chung chung là ñáp ứng ngoại tệ cho nhập khẩu
những mặt hàng/nhu cầu thiết yếu, vừa không tạo ñược niềm tin cho thị trường, vừa tạo kẽ hở
ñể doanh nghiệp lách “luật”.
Chưa bao giờ “bộ ba bất khả thi” lại tác ñộng mạnh ñến kinh tế Việt Nam như hiện nay. Nền
kinh tế Việt Nam có mức ñộ mở tương ñối lớn, với tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP lên tới trên
130%. Tuy nhiên, việc ñiều hành vĩ mô của Chính phủ nói chung và chính sách tỷ giá nói
riêng chưa nhận thức ñầy ñủ tác ñộng của “bộ ba bất khả thi” này: Chúng ta thực hiện cam kết
mở cửa cho dòng vốn ra- vào tự do, nhưng khống chế lạm phát và tỷ giá. Lý thuyết bộ ba bất
khả thi ñã chứng minh rằng ñiều này không thể tồn tại, nếu chúng ta cố giữ, cố ñi ngược qui
luật thì sẽ phải trả giá.
Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity hay Inconsistent Trinity hay Triangle of

Impossibility) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát biểu rằng: Một quốc gia
không thể ñồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô (1) Ổn ñịnh tỷ giá;
(2) tự do hóa dòng vốn và (3) chính sách tiền tệ ñộc lập. Lý thuyết bộ ba bất khả thi khẳng
ñịnh rằng: trong ñiều kiện ngày nay, một quốc gia phải lựa chọn giữa việc giảm thiểu sự thay
ñổi tỷ giá hoặc ñiều hành một chính sách tiền tệ ñộc lập ổn ñịnh. Nó không thể có ñồng thời
cả hai.
Tỷ giá là một biến số vĩ mô hết sức quan trọng. Thực tiễn cho thấy, không một quốc gia nào
thả nổi hoàn toàn tỷ giá. ðối với một nền kinh tế ñô la hoá cao như Việt Nam, chính sách tỷ
giá lại càng nhạy cảm. ðiều hành tỷ giá trước hết phải ñứng trên lợi ích chung của nền kinh

8


tế, tuy nhiên không thể bỏ qua tính qui luật cùng những nguyên lý xác ñịnh tỷ giá. Không thể
phủ nhận một phần nguyên nhân của ñô la hoá cao và căng thẳng ngoại tệ luôn thường trực
trong nền kinh tế Việt Nam có lỗi của chính sách cố ñịnh tỷ giá quá lâu. Việc ñể tồn tại chênh
lệch tỷ giá quá cao giữa thị trường tự do và niêm yết mua- bán chính thức của NHTM là một
rào cản khiến NHTM không mua ñược USD của người dân và doanh nghiệp vì không ai “bán
rẻ” cho ngân hàng thứ hàng mà họ có thể bán với giá “ñắt” hơn trên thị trường. Hơn nữa, việc
ngân hàng không có nguồn cung USD ñáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp còn khiến cho
doanh nghiệp mất nhiều chi phí hơn khi ñi mua USD trên thị trường, bán cho ngân hàng ñể
rồi lại mua lại từ chính ngân hàng số USD mình vừa bán.
Về lâu dài, cần có lộ trình ñiều chỉnh tỷ giá thích hợp nhằm ñạt ñược ổn ñịnh vĩ mô, cân bằng
cán cân thanh toán. Quan trọng hơn, lộ trình này cần công khai, ñồng thời có chính sách thích
hợp ñể tránh việc găm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp.
ðối với vàng: Khi chúng ta chấp nhận hội nhập tức là giá cả hàng hoá của Việt Nam và thế
giới ñã liên thông với nhau, trong ñó có giá vàng. Không thể phủ nhận việc khi khủng hoảng
xảy ra, nhiều ngân hàng trung ương cũng như người dân ñã tăng dự trữ vàng, coi ñây như một
tài sản trú ẩn an toàn. Vì vậy, cũng như các hàng hoá khác, cầu tăng trong khi cung chưa tăng
kịp, cộng với hoạt ñộng ñầu cơ, ñã ñẩy giá vàng thế giới tăng cao và diễn biến phức tạp. Giá

vàng ở Việt Nam tăng theo giá vàng thế giới là chuyện bình thường.
ðiều bất bình thường là ở chỗ giá vàng Việt Nam lúc thì tăng bỏ xa giá thế giới, lúc thì ngược
lại, thấp hơn giá thế giới. Cần thừa nhận rằng việc giá vàng chênh lệch (cao) bất thường so
với giá thế giới có lỗi từ chính sách. Vì vậy, NHNN không nên tuyên bố “bình ổn giá vàng”
mà nên bỏ quota, ñể các doanh nghiệp ñược phép kinh doanh vàng tự quyết ñịnh thời ñiểm,
khối lượng nhập- xuất, ñể giá vàng giao dịch trên thị trường cùng nhịp với giá vàng thế giới.
Mới ñây, Website của Công ty Chứng khoán Ngân hàng ðầu tư và Phát triển Việt Nam ñưa
thông tin 10 nước và tổ chức có dự trữ vàng lớn nhất thế giới, trong ñó những nước ñứng ñầu
danh sách có lượng vàng dự trữ chiếm phần lớn trong dự trữ ngoại hối quốc gia (Mỹ, ðức,
Pháp, Ý, Trung Quốc,...). Thiết nghĩ, Việt Nam cũng nên thay ñổi cơ cấu dự trữ ngoại hối
(thông tin này chưa bao giờ ñược công bố) nhằm có thực lực ñể có thể bình ổn thị trường
vàng theo hướng ñể giá vàng Việt Nam không quá cách biệt so với giá thế giới, tránh việc lúc
giá thế giới cao ñỉnh ñiểm thì doanh nghiệp mới ñược cấp quota nhập khẩu.
ðồng thời, ñể giảm dần thói quen cất trữ vàng của người dân, cần tạo cho người dân lòng tin
vào VND và cơ hội ñầu tư sinh lợi. Chỉ khi họ thấy tin tưởng rằng tài sản của họ không bị mất
ñi khi ñầu tư vào nền kinh tế, vào sản xuất kinh doanh thì họ mới sẵn sàng “rút hầu bao”- và
ñây cũng là hướng mà các nhà quản lý ñang hướng tới.
ðối với ñiều hành lãi suất: Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của lãi suất trong ñiều
chỉnh hành vi tiết kiệm- tiêu dùng của người dân, nhất là trong những thời ñiểm lạm phát có
xu hướng tăng cao. Việc cố kéo thấp lãi suất (cả huy ñộng và cho vay của NHTM) trong thời
gian vừa qua, trong khi lạm phát ñã có xu hướng tăng cao, không những phản tác dụng mà
9


còn ñẩy các NHTM vào thế buộc phải “lách luật”, khiến hiện tượng tiền tiết kiệm chạy lòng
vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, gây bất ổn hệ thống. Vì vậy, quyết ñịnh tăng các
mức lãi suất chủ chốt của NHNN ngày 5/11 vừa qua là một quyết ñịnh ñúng ñắn, tuy hơi
muộn so với ñà tăng của lạm phát. Thực tế việc này cũng không thể ñổ trách nhiệm cho
NHNN bởi chỉ trước ñó 1 tuần, Chính phủ vẫn hối thúc NHNN có biện pháp và chỉ ñạo các
NHTM hạ lãi suất, tạo ñiều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn.

Nhưng việc lãi suất tăng liệu có làm cho người dân ñổ tiền vào ngân hàng? Trong khi những
con số thống kê chính thức về huy ñộng vốn của hệ thống ngân hàng chưa có, thì ñã có nhiều
thông tin về việc số dư tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng này giảm do lãi suất không cao bằng
ngân hàng khác nên người gửi tiền rút mang sang ngân hàng có lãi suất cao hơn gửi...
Cả lý thuyết và thực tiễn Việt Nam ñều cho thấy, lãi suất là công cụ hiệu quả ñể hút tiền về
ngân hàng, nhất là trong ñiều kiện lạm phát. Nhưng lãi suất cũng là con dao 2 lưỡi nếu ngân
hàng quá lạm dụng nó, vì tiền về ngân hàng không phải nằm im mà nó tiếp tục vòng quay trở
lại nền kinh tế, phục vụ phát triển kinh tế. Nếu lãi suất ñầu vào quá cao tất yếu ñầu ra phải
cao, liệu có mấy doanh nghiệp chịu ñựng ñược. Lãi suất cao cũng phản ánh rủi ro cao của nền
kinh tế. Khi rủi ro quá cao, mọi người sẽ tìm ñến vàng, ngoại tệ ñể bảo vệ tài sản của mình. Vì
vậy, trong thời ñiểm trước mắt, vẫn rất cần vai trò kiểm soát, ñiều hành lãi suất của NHNN
bằng những qui ñịnh cụ thể, tuy nhiên, cần ñảm bảo nguyên tắc lạm phát< lãi suất huy ñộng<
lãi suất cho vay< lợi nhuận bình quân của nền kinh tế, tránh những can thiệp quá hành chính
vào ñiều hành của NHNN.
Về dài hạn, những kiểm soát hành chính cần ñược dỡ bỏ, tái cơ cấu nền kinh tế, ổn ñịnh kinh
tế vĩ mô, tạo lập lòng tin của người dân là biện pháp kiên quyết và nền tảng ñể NHNN ñiều
hành lãi suất theo cơ chế thị trường, các NHTM huy ñộng và cho vay trên cơ sở minh bạch và
cạnh tranh bình ñẳng.
Lãi suất, tỷ giá, lạm phát ñều liên quan chặt chẽ với nhau trong tổng thể nền kinh tế và tác
ñộng mạnh ñến ổn ñịnh kinh tế vĩ mô và liên quan chặt chẽ với ñiều hành chính sách tiền tệ,
chính sách tài khoá. Chống lạm phát, ñiều hành tỷ giá thiếu sự phối hợp ñồng bộ của chính
sách tiền tệ và chính sách tài khoá như vừa qua khiến các giải pháp chỉ chạy theo tình thế,
không những không tạo ñược lòng tin trong dân mà có thể còn phản tác dụng, tạo thêm ñộng
lực ñầu cơ.
Lạm phát là biểu hiện cụ thể của những bất cập, yếu kém nội tại của nền kinh tế. Vì vậy, lãi
suất không thể là chìa khoá ñể giải quyết vấn ñề này. ðã ñến lúc nền kinh tế cần ñược cơ cấu
lại ñể tạo ñộng lực mới cho phát triển. ðiều này không dễ, cũng như việc ñể người dân từ bỏ
thói quen “ñồng tiền liền khúc ruột” là một quá trình, ñòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách
minh bạch, công khai, phải chuẩn bị ñủ lực ñể thực hiện thì mới tạo sự tin tưởng. Có như vậy,
người dân mới dần từ bỏ thói quen tình trạng găm giữ vàng, ngoại tệ, gây bất ổn kinh tế và

khó cho ñiều hành chính sách.

10


Tài liệu tham khảo:
- Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm Việt Nam, Báo cáo thường niên chỉ số xếp hạng tín
nhiệm Việt Nam 2010, NXB Thời ñại, Hà Nội 2010.
- sbv.gov.vn
- gso.gov.vn
- bsc.com.vn
- Vn Economy
- Sài Gòn tiếp thị
- VnExpress
- Diễn ñàn kinh tế Việt Nam
- Diễn ñàn doanh nghiệp

11



×