Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NHIỆM KỲ 2011-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.03 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
NHIỆM KỲ 2011-2016

Hà nội, 2/2012


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Cùng với mục tiêu và chiến lược phát triển của trường giai đoạn 2007-2020, kế
hoạch hoạt động và định hướng phát triển của Khoa Công nghệ thực phẩm cũng dựa trên
các đề án đổi mới Giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn được
khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội lần thứ 28; Thực trạng và đặc điểm của
Khoa.
Kế hoạch và định hướng phát triển của Khoa thể hiện tư tưởng cơ bản để góp phần
vào sự phát triển của Nhà trường. Ổn định được về tổ chức, xây dựng cơ chế tự chủ về đào
tạo, tổ chức và tài chính; Xây dựng được các chương trình đào tạo liên kết, tiên tiến; Tăng
cường hợp tác khoa học với các tổ chức trong nước và quốc tế; Xây dựng được xưởng thực
nghiệm và phịng thí nghiệm trung tâm của Khoa có chất lượng cao; Hình thành những sản
phẩm hữu hiệu ứng dụng trong thực tiễn; Tăng cường quảng bá để tạo dựng thương hiệu của
Khoa cũng như của Trường.
Kế hoạch và định hướng này bao gồm các phần chủ yếu sau:
1. Bối cảnh và hiện trạng của Khoa Công nghệ thực phẩm;
2. Nội dung kế hoạch hoạt động và định hướng phát triển;
3. Kế hoạch hoạt động cụ thể



1. Bối cảnh và hiện trạng của Khoa Công nghệ thực phẩm
1.1. Bối cảnh
Khoa Cơng nghệ thực phẩm tiền thân là Bộ mơn Hóa sinh-bảo quản chế biến nơng
sản đã chính thức đào tạo kỹ sư ngành Bảo quản chế biến. Bộ môn năm 1996 được tách ra
từ khoa Nông học và là bộ môn trực thuộc nhà trường. Ngày 7 tháng 3 năm 2001, Khoa
Cơng nghệ thực phẩm chính thức được thành lập. Trong hơn 10 năm xây dựng và phát
triển, 15 năm đào tạo, Khoa không ngừng mở rộng quy mô và ngành nghề, bậc học đào tạo,
tích cực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Từ khi được giao nhiệm vụ đào
tạo đến nay, Khoa đã đào tạo gần 1500 kỹ sư ngành Bảo quản – Chế biến NSP, Cơng nghệ
thực phẩm và hàng năm có gần 1400 sinh viên đại học, học viên cao học học tập tại khoa.

1


1.2. Hiện trạng

1.2.1 Hiện trạng nhân lực và cơ sở vật chất
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển Khoa Cơng nghệ thực phẩm có đội ngũ
giảng viên phần lớn được đào tạo, học tập ở những nước tiên tiến. Có 35 cán bộ viên
chức và lao động hợp đồng trong đó có 02 Phó giáo sư, 05 GVC, trong đó có 09 tiến
sỹ; 13 thạc sỹ trong đó có 06 thạc sỹ đang làm nghiên cứu sinh; 07 kỹ sư trong đó 03
đang làm thạc sỹ; 01 cán bộ văn phịng, 01 cán bộ phịng máy tính và thư viện. Khoa
được sắp xếp ở Khu nhà E, có 4 bộ mơn, 8 phịng thực tập, 01 phịng thí nghiệm Cơng
nghệ sinh học thực phẩm , 01 phịng máy tính và thư viện.
Trong những năm vừa qua, lượng cán bộ được cử đi đào tạo tập huấn nhiều nên cán bộ
giảng dạy thường trực của Khoa chỉ chiếm khoảng 2/3 số lượng cán bộ giảng dạy.
1.2.2. Hiện trạng về đào tạo đại học và sau đại học
Đào tạo đại học gồm hai ngành:
-


Ngành Công nghệ Sau thu hoạch

-

Ngành Công nghệ thực phẩm
Trong những năm gần đây, lượng sinh viên vào Trường cũng như Khoa cao,
mỗi khóa có 3- 4 lớp (mỗi lớp khoảng 100 sinh viên) và chia đều cho 2 ngành

Đào tạo Sau đại học: 01 chuyên ngành
-

Chuyên ngành Cơng nghệ Sau thu hoạch (mỗi khóa 1 lớp gần 20 học viên)

1.2.3. Hiện trạng về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Nghiên cứu khoa học:
Khoa tập trung vào các hướng nghiên cứu sau
Về công nghệ sau thu hoạch
-

Hình thành các chế phẩm điều khiển quá trình chín của quả
Hình thành các chế phẩm kéo dài tuổi thọ của hoa cắt
Thu nhận các chế phẩm có hoạt tính sinh học (các hợp chất chống oxy hóa)
được thu nhận từ nguồn thực vật có sẵn trong thiên nhiên (chè xanh, sim, táo
mèo…) để ứng dụng trong bảo quản và chế biến.

Về cơng nghệ chế biến
- Hình thành các sản phẩm đồ uống chức năng (có hoặc khơng có lên men)
- Phát triển các loại đồ hộp rau, quả
- Phát triển các sản phẩm trà chức năng

- Hình thành các sản phẩm bánh có bổ sung nguyên liệu địa phương thay thế
- Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ sữa
2


Về công nghệ sinh học thực phẩm và cảm biến sinh học
-

Chọn, tạo các chủng vi sinh vật chuyển gen sinh enzym tái tổ hợp cao để ứng
dụng sản xuất các oligosacchride chức năng.

-

Sử dụng cảm biến sinh học và qPCR trong xác định độc tố thực phẩm.

Hợp tác quốc tế
-

Là thành viên của ASEA UNINET, VB FOODNET

-

Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại học ở Bỉ như: K.U.
Leuven, Liege University, Gembloux University, Ghent University, Louvain la
Neuve University

-

Hợp tác với Đức: HUB (Humboldt University Berlin)


-

Hợp tác với Pháp: Université de Picardie J.Verne, IRD, CIRAD

-

Hợp tác với Thailand: Kasertsart University, King Mongkut University of
Technology, Chiangmai University, Maejo University

-

Hợp tác với Áo: University of Natural Resources and Life Sciences, Vienna
(BOKU), University of Innsbruk

1.3. Khó khăn
Đối chiếu với yêu cầu của sự phát triển, Khoa Công nghệ thực phẩm vẫn cịn gặp một
số khó khăn chủ yếu sau:
-

Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực KH-CN chưa đạt trình độ tiên tiến trong
khu vực. Chương trình đào tạo hiện có chưa thật phù hợp, vẫn cịn chồng chéo,
chậm mở chương trình đào tạo mới. Mặc dù được trang bị khá đầy đủ các kiến
thức cơ bản và chuyên mơn, nhưng kỹ năng và khả năng thích ứng với thực tế
của sinh viên cịn yếu.

-

Cơng tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả hoạt động KH-CN chưa đáp ứng thật
tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp và nơng thơn. Các đề tài
nghiên cứu KH của Khoa cịn tản mạn, chưa có những đóng góp then chốt trong

thực tiễn sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chưa xác định được
mũi nhọn phải tập trung giải quyết dựa trên yêu cầu thực tiễn và thế mạnh riêng
của Khoa. Tình trạng trên bắt nguồn từ sự thiếu cán bộ (do các cán bộ đi học
tập ở nước ngoài nhiều, các cán bộ giảng dạy còn lại phải đảm nhiệm thêm
công việc, thời gian và ý tưởng nghiên cứu bị hạn chế); các cán bộ trong Khoa
chủ yếu là trẻ, thiếu năng lực tiếp cận tới các chương trình dự án, các đề tài của
Chính phủ, bộ ngành và địa phương, cũng như các tổ chức quốc tế.
3


-

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Khoa vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng
tốt nhu cầu đào tạo, nghiên cứu KH, chuyển giao CN. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là
hệ thống tường trong, ngoài bị sạt lở, hệ thống vòi nước và chất lượng nước sử
dụng khơng đảm bảo, thiếu các phịng và trang thiết bị làm việc, thực tập khi
quy mô đào tạo ngày càng tăng. Trang thiết bị ở nhiều phòng vừa thiếu, vừa
yếu.

-

Hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo, KH-CN chưa thật mạnh. Khoa cũng
đã có sự hợp tác với các bộ, ngành, các địa phương và các tổ chức phát triển
trong nước và quốc tế. Tuy nhiên công tác hợp tác trong và ngồi nước cịn
chưa đều đặn và chưa có tính chiến lược.

-

Nghiên cứu KH và chuyển giao CN chưa được kiểm định, đánh giá kịp thời.
Thiếu những giải pháp để phát huy những thế mạnh, ưu điểm và hạn chế những

yếu kém trong nghiên cứu và chuyển giao.

-

Thiếu các thông tin tư vấn về ngành nghề đào tạo, học tập, việc làm. Thiếu sự
liên kết giữa cựu sinh viên và sinh viên đang học. Thiếu sự liên kết giảng dạy,
nghiên cứu và hợp tác giữa Khoa- Doanh nghiệp.

-

Thiếu kinh phí cho đào tạo, xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất

2. Nội dung kế hoạch hoạt động và định hướng phát triển
Các nội dung này đều phát triển theo định hướng chiến lược của nhà trường tới 2020
2.1. Về đào tạo, định hướng nghề nghiệp
Khoa Cơng nghệ thực phẩm có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực khoa học,
công nghệ bậc đại học, sau đại học về Công nghệ Sau thu hoạch, Công nghệ thực
phẩm có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức, kỹ năng giỏi và năng
lực nghiên cứu đạt chất lượng cao. Nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu là :
-

Xây dựng và khơng ngừng hồn thiện chương trình đào tạo đại học, sau đại học
đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu xã hội;

-

Phát triển hệ thống học liệu (giáo trình, bài giảng, sách tham khảo, chuyên
khảo, thư viện sách và thư viện điện tử,...) theo hướng hiện đại, tiên tiến, phù
hợp với yêu cầu đổi mới đào tạo tín chỉ như hiện nay ;


-

Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát triển năng lực tự
học, tự nghiên cứu và làm việc tập thể của người học. Đổi mới đánh giá kết quả
học tập và rèn luỵện của người học một cách công bằng, công khai.

-

Triển khai việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài, trước hết là tiếng Anh; nâng

4


cao chất lượng các chương trình đào tạo và nghiên cứu có khả năng thu hút
người nước ngồi.
-

Kết hợp với những tổ chức chuyên nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên

2.2. Về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Xây dựng khoa công nghệ thực phẩm trở thành trung tâm nghiên cứu hàng đầu
trong nước về lĩnh vực công nghệ bảo quản, chế biến nông sản phẩm, chất lượng và vệ
sinh an tồn thực phẩm, cơng nghệ sinh học thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước
cũng như hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ cần thực hiện là :
-

Xây dựng quy chế nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hợp tác quốc
tế của khoa


-

Xây dựng định hướng nghiên cứu khoa học trọng tâm của khoa, chương trình
và kế hoạch cụ thể cho từng lĩnh vực nghiên cứu

-

Nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên bằng cách tổ chức hội thảo về
chuyên đề cấp khoa (thường xuyên), hội thảo quy mô trong nước và hội thảo
quy mô quốc tế

-

Tích cực tham gia đấu thầu các đề tài, dự án các cấp (Trường, Tỉnh, Bộ) và dự
án quốc tế

-

Mở rộng việc kết hợp nghiên cứu khoa học với các trường đại học và viện
nghiên cứu ở Việt Nam

-

Phát triển các sản phẩm nghiên cứu khoa học của Khoa thành các sản phẩm
thương hiệu của nhà trường được người tiêu dùng chấp nhận

-

Trao đổi thông tin, xuất bản, đăng ký kịp thời bản quyền các sản phẩm KH-CN
của Khoa trên thị trường trong và ngoài nước.


2.3. Về hợp tác trong nước và quốc tế
Khoa Công nghệ thực phẩm phấn đấu có thêm nhiều hợp tác giữa các Trường,
Viện, Cơng ty, Doanh nghiệp và các tổ chức khác trong và ngoài nước nhằm tăng
cường năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Các nhiệm vụ cần thực hiện :
- Tăng cường mối quan hệ giữa Khoa và các Trường, Viện, Công ty, Doanh
nghiệp (đặc biệt là các mối quan hệ với cựu sinh viên)
-

Đẩy mạnh bồi dưỡng tiếng Anh cho cán bộ viên chức, đảm bảo đến 2015 tất cả
cán bộ quản lý từ cấp Bộ môn trở lên đều giao tiếp về chuyên môn với chuyên
gia nước ngoài bằng tiếng Anh;

5


-

Tăng cường mở rộng và chính thức hố hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo, trao
đổi giảng viên/sinh viên với cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong và ngồi nước;

-

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế thơng qua việc phát triển các chương trình, dự án
song phương và đa phương, tận dụng tối đa sự hỗ trợ quốc tế cho chiến lược
phát triển của Trường, của Khoa;

-


Tham gia các khố bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức về
kiến thức và kỹ năng viết, đấu thầu, quản lý, giám sát và đánh giá dự án.

-

Hợp tác với các trường đại học trên thế giới để mở các ngành đào tạo đại học
tiên tiến và chuyên ngành đào tạo thạc sỹ quốc tế.

2.4.Về phát triển nguồn nhân lực
Khoa Công nghệ thực phẩm phấn đấu xây dựng và phát triển đội ngũ giảng
viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và phục vụ đủ về số lượng, có phẩm chất đạo
đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy,
phục vụ và quản lý tiên tiến, chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ xã hội. Các nhiệm vụ cần thực hiện :
-

Lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và
phát triển đội ngũ cán bộ viên chức cho từng bộ mơn. Bố trí sử dụng cán bộ
đúng chuyên môn, nghiệp vụ và ngạch được bổ nhiệm để phát huy năng lực
sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ viên chức.

-

Đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ
quản lý để nâng cao trình độ, kỹ năng và tính chuyên nghiệp của cán bộ viên
chức làm nhiệm vụ quản lý.

-

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa

học và phương pháp sư phạm, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ giảng viên,
nghiên cứu viên, tạo điều kiện và khuyến khích giảng viên, nghiên cứu viên
tham gia đào tạo và bồi dưỡng ở trong và ngoài nước;

-

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định mô tả công việc, sử dụng, đánh
giá cho từng vị trí cán bộ viên chức của Khoa.

2.5. Về cơ sở vật chất
Mục tiêu phấn đấu của Khoa Công nghệ thực phẩm là đảm bảo được cơ sở vật
chất kỹ thuật, trang thiết bị được sắp xếp đồng bộ, hoạt động có hiệu quả phục vụ tốt
trong việc giảng dạy và nghiên cứu. Các nhiệm vụ cần triển khai :
-

Điều chỉnh lại các phòng làm việc giữa các Bộ môn

6


-

Đề xuất sửa chữa, nâng cấp lại hệ thống tường trong, ngồi, mái, cống, rãnh,
vịi nước, chất lượng nước ở các phòng thực tập và làm việc tại Khoa

-

Đề xuất xây dựng xưởng thực nghiệm khoảng 500 m2 phục vụ cho công tác
thực tập, rèn nghề và chuyển giao công nghệ ;


-

Đề xuất xây dựng phịng thí nghiệm trung tâm để phòng này đạt tiêu chuẩn
ISO. Khai thác một cách có hiệu quả phịng để có tư cách chứng nhận các phân
tích, nâng cao vị thế trường, góp phần cho những nghiên cứu có thể xuất bản
bài báo trên các tạp chí quốc tế, đóng góp kinh phí lại cho việc tu bổ, bảo trì và
hóa chất sử dụng;

-

Đề nghị thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển thực phẩm; Công ty sản
xuất các thực phẩm mang thương hiệu cho trường.

-

Đề xuất xây dựng thêm dãy nhà cấp 4 ở sau phía nhà E (vẫn thuộc đất của Khoa
để tăng số lượng phịng thí nghiệm phục vụ cho cơng tác giảng dạy ngày càng
tăng và công tác nghiên cứu ngày càng nhiều và càng sâu).

2.6. Về chiến lược quảng bá thương hiệu Khoa, Trường
Để góp phần quảng bá thương hiệu của Trường, Khoa trước tiên cũng cần tạo ra
thương hiệu riêng mình. Mục tiêu làm tăng sự hiểu biết của xã hội về đào tạo, nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và các dịch vụ xã hội khác của Khoa,
Trường nhằm thu hút được nhiều người học, nhiều khách hàng đặt hàng, nâng cao vị
thế và uy tín của Khoa và Nhà trường trong xã hội.
Các nhiệm vụ cần thực hiện:
- Xây dựng chương trình giới thiệu về dịch vụ, sản phẩm đào tạo và nghiên cứu
của Khoa trên thông qua Hội cựu sinh viên ở các địa phương; tổ chức quảng bá
thương hiệu trên văn bằng, các luận án, luận văn và các phương tiện thông tin
đại chúng, brochure, internet, các ấn phẩm, quà lưu niệm.

-

Tổ chức giáo dục truyền thống của Khoa, Trường cho người học. Tổ chức cho
người học và cán bộ viên chức tham gia các hoạt động chính trị xã hội (văn hố,
thể dục thể thao, giải trí, thi trí tuệ) có tầm quốc gia, khu vực và quốc tế.

-

Nâng cao chất lượng nội dung và cập nhật thông tin thường xuyên trên website
của Khoa để truyền tải thông tin về Khoa, Trường rộng rãi trong nước và QT.

-

Đẩy mạnh công tác viết, in ấn, xuất bản các giáo trình, sách tham khảo có giá trị
trong các lĩnh vực chun mơn, qua đó nâng cao uy tín của cá nhân, Khoa,
Trường trong cộng đồng các trường đại học trong nước và quốc tế.

-

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tới các

7


địa phương, doanh nghiệp, người sản xuất để nâng cao vị thế và uy tín của
Trường, Khoa trong xã hội.
2.7. Về tài chính
Khoa Cơng nghệ thực phẩm phấn đấu cải thiện nguồn kinh phí phục vụ đào tạo,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và các hoạt động khác, từng bước
nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức và đầu tư phát triển.

Các nhiệm vụ cần thực hiện:
- Dựa theo định hướng và quy định của nhà trường, xây dựng kế hoạch và quy
định của Khoa để đa dạng hóa và thu hút nguồn tài chính, khai thác triệt để các
nguồn từ đào tạo, nghiên cứu, phục vụ sản xuất và dịch vụ xã hội; tăng cường
thương mại hố các sản phẩm khoa học cơng nghệ. Chủ động tìm nguồn kinh
phí hợp pháp ngồi ngân sách Nhà nước từ các cá nhân, nguồn đầu tư của nước
ngoài và các tổ chức quốc tế.
-

Quản lý tài chính theo quy định của pháp luật.

-

Xây dựng quy định về quản lý nguồn thu và chi tiêu nội bộ đảm bảo hiệu quả,
minh bạch, công khai, động viên được cán bộ viên chức và người học.

2.8. Về các tổ chức đoàn thể khác
Cơng tác Đảng, Cơng đồn
-

Phấn đấu hàng năm đạt danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh. Tổ chức tốt
các hoạt động do cơng đồn trường phát động và các hoạt động nhân các ngày
lễ lớn của Khoa, chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho cơng đồn viên.
Cơng tác Sinh viên và Đồn thanh niên

-

Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cố vấn học tập; Tăng cường cơng
tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên; Phối hợp tốt với các phòng ban
chức năng trong công tác quản lý sinh viên; Khuyến khích, tạo mọi điều kiện

cho Đồn thanh niên, hội sinh viên hoạt động nhằm tạo các sân chơi lành mạnh,
bổ ích cho sinh viên, từ đó hạn chế và đẩy lùi các hoạt động tiêu cực trong sinh
viên.

8


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

Kế hoạch

Thời gian
(Bắt đầuKết thúc)

Chỉ số thực hiện

Tài liệu kiểm chứng

1. ĐÀO TẠO

1. Rà soát và hồn thiện
02-12/2012
chương trình đào tạo

- Rà sốt lại đề cương và nội dung các học phần, tránh
chồng chéo nội dung và đảm bảo tính liên thơng trong
Báo cáo tổng kết và các
ngành và liên ngành.
chương trình hồn thiện
- Hồn thiện lại chương trình đào tạo 02 ngành (Cơng nghệ

sau thu hoạch và Công nghệ thực phẩm)

2. Xây dựng mới chuyên
5-12/2012
ngành đào tạo đại học

- Chương trình đào tạo đại học chuyên ngành “Quản lý Chương trình đào tạo
chất lượng và an toàn thực phẩm”
được Trường phê duyệt

3. Xây dựng mới chuyên
ngành đào tạo thạc sỹ 2012-2014
quốc tế

- Phối hợp với một số trường Đại học tại Bỉ, mở chương Chương trình đào tạo
trình thạc sỹ quốc tế về “Quản lý chất lượng và an toàn được Bộ Giáo Dục và
thực phẩm”
các trường Đại học tại
Bỉ phê duyệt

4. Hoàn thiện đề án đào
3/2012-3/2013 - Hoàn thiện được đề án và trình phê duyệt
tạo tiến sỹ
5. Xây dựng và phát triển
2012-2015
hệ thống học liệu

Đề án hoàn thiện

- Tạo được thư viện, thư viện điện tử chuyên ngành phục

vụ cho giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên và việc học
Báo cáo tổng kết
tập, nghiên cứu của học viên. 100% các môn học có sách
tham khảo, chuyên khảo


2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1. Xây dựng quy định về
nghiên cứu khoa học và
3– 5/2012
phát triển công nghệ, hợp
tác quốc tế của khoa

- Quy định được áp dụng từ 6.2012

2. Xây dựng định hướng
NCKH trọng tâm của 3– 8/2012
khoa (2012 – 2016)

- Các hướng nghiên cứu và kế hoạch hoạt động cụ thể do Văn bản, báo cáo tổng
các nhóm nghiên cứu xây dựng
kết năm (BCTKN)

3. Nâng cao năng lực 2012- 2016
nghiên cứu của GV

- Hội thảo chuyên đề được tổ chức thường xuyên hàng năm
BCTKN
- Tổ chức được 02 hội thảo khoa học trong nước và 02 hội
BCTKN, Tạp chí KH

thảo khoa học quốc tế trong cả nhiệm kỳ

4.Tham gia đấu thầu các
2012- 2016
đề tài, dự án

- Hàng năm có ít nhất 20 đề xuất đề tài, dự án đấu thầu
trong nước, quốc tế, và có ít nhất 03 thành cơng

5. Phát triển các sản
phẩm NCKH của Khoa
thành các sản phẩm 2013 – 2016
thương hiệu của Trường

- Mỗi năm có 2 sản phẩm thực phẩm mang thương hiệu
BCTKN, văn bản
của HUA được thị trường chấp nhận

Bộ văn bản quy định

BCTKN

3. HỢP TÁC QUỐC TẾ
1. Mở rộng hợp tác song
phương để hình thành
2013 – 2016
nhóm NCKH theo hướng
NC trọng tâm của khoa

- 01 dự án nghiên cứu theo nghị định thư

Văn bản ký kết, bài báo
- Ít nhất 04 dự án nghiên cứu song phương theo hướng khoa học trên tạp chí có
nghiên cứu trọng tâm của khoa
impact factor

10


2. Nâng cao năng lực NC
cho CB bằng các dự án
trao đổi GV, NCV. Tổ
2013-2016
chức các chuyên đề ở
VN do các nhà KH từ
các nước tiến tiến GD
3. Hợp tác với các trường
đại học trên thế giới để 2012-2014
mở các ngành đào tạo đại
học tiên tiến và chuyên
ngành đào tạo thạc sỹ
2015-2016
quốc tế bằng tiếng Anh

- Mỗi năm có ít nhất 2 cán bộ giảng dạy đi thực tập ngắn
hạn ở các nước có nền khoa học phát triển
- Ít nhất 2 giảng viên từ các trường đại học hoặc viện BCTKN, văn bản ký kết
nghiên cứu ở các nước có nền khoa học phát triển đến
khoa giảng dạy các khóa học đào tạo ngắn hạn
- Chương trình đào tạo thạc sỹ quốc tế về an toàn thực
phẩm và quản lý chất lượng: Master in food safety and

quality management

Chương trình đào tạo
được duyệt

- Chương trình đào tạo tiên tiến ngành khoa học cơng nghệ Chương trình đào tạo
thực phẩm: Undergraduate advanced program in food
được duyệt
science and technology

4. TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1. Kiện toàn bộ máy tổ 3/2012
chức của Khoa

- Ổn định nhân sự trong Khoa

Quyết định về nhân sự

- Có kế hoạch cho từng năm và cả giai đoạn

Bản kế hoạch

3. Đào tạo bồi dưỡng 2012-2016
năng lực QL, tính chuyên
nghiệp cho CBQL

- Mỗi năm có 02 cán bộ quản lý được bồi dưỡng

BCTKN


Đào tạo bồi dưỡng năng
lực nghiên cứu cho GV,
CB nghiên cứu

- Hàng năm 20% giảng viên, cán bộ nghiên cứu được đào
tạo nâng cao trình độ

BCTKN

2. Lên KH tuyển dụng

2012-2016

- Ít nhất 80% giảng viên, cán bộ NC có năng lực NC
11


5. CƠ SỞ VẬT CHẤT
1. Sửa chữa CSVC chất
các PTN và phịng LV
2. Xây dựng hiện đại hóa
và tiêu chuẩn hóa PTN
trung tâm

3. Xây dựng mới 01
xưởng thực nghiệm
(500m2)

4. Xây dựng thêm phòng
thực tập

5. Nâng cấp thư viện và
phòng máy tính của
Khoa

3– 6/2012

2013 – 2015

2012-2015

2012-2015

- Phịng thí nghiệm nghiên cứu sạch sẽ, ngăn nắp, trang Báo cáo tổng kết sau khi
thiết bị hỏng hóc được sữa chữa và đưa vào vận hành
sửa chữa
Phụ thuộc kinh phí của
- Phịng thí nghiệm trung tâm có khả năng kiểm định và Trường và dự án đầu tư
chứng nhận mẫu
- Đề xuất xây dựng xưởng thực nghiệm khoảng 500 m2 Phụ thuộc kinh phí của
phục vụ cho công tác thực tập, rèn nghề và chuyển giao Trường và dự án đầu tư
CN

- Đề xuất xây dựng thêm dãy nhà cấp 4 ở sau phía nhà E Phụ thuộc kinh phí của
(vẫn thuộc đất của Khoa để tăng số lượng phịng thí Trường và dự án đầu tư
nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu
- Bổ sung các tủ đựng tài liệu, giá đựng sách.

2012-2013

- Bổ sung hệ thống máy tính


Phụ thuộc kinh phí của
Trường và dự án đầu tư

6. QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU
1. Xây dựng chương
trình giới thiệu về dịch
vụ, sản phẩm đào tạo và
nghiên cứu của khoa

2012-2016

- Từ 6/2012, chương trình giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm BCTKN
đào tạo và nghiên cứu của Khoa thường xuyên được đưa
lên website của nhà Trường

12


2. Logo và tên Khoa,
Trường được quảng bá
trên văn bằng, các luận
án, luận văn, internet, ấn
phẩm, quà lưu niệm
3. Tăng cường số lượng
và chất lượng các giáo
trình, tài liệu tham khảo,
bài báo trong nước và
quốc tế
6. Nâng cao chất lượng,

hiệu quả công tác chuyển
giao các tiến bộ kỹ thuật
nông nghiệp tới các địa
phương, doanh nghiệp,
người sản xuất

BCTKN
2012-2016

Mỗi năm có ít nhất:

BCTKN

- 01 sách chuyên khảo
2012-2016

- 10 bài báo trong nước;
- 02 bài báo quốc tế.
Mỗi năm có 01 tiến bộ KHKT được chuyển giao

BCTKN

- Phấn đấu có 20% nguồn thu ngồi ngân sách mỗi năm

BCTKN

- Quản lý tài chính theo đúng pháp luật của Nhà nước

BCTKN


- Thực hiện theo quy định của Trường

BCTKN

2012-2016

7. TÀI CHÍNH
1. Chủ động tìm nguồn
kinh phí ngồi ngân sách
Nhà nước
2. Quản lý tài chính theo
quy định của pháp luật
3. Xây dựng và hoàn
thiện quy định về QL
nguồn thu/chi tiêu nội bộ

2012-2016

13


8. ĐẢNG – CƠNG ĐỒN – ĐỒN THANH NIÊN – HỘI SINH VIÊN
1. Xây dựng và củng cố
Đảng

2. Tổ chức tốt các hoạt
động cơng đồn

3. Củng cố các hoạt động
Đồn thanh niên, hội

sinh viên

- Đạt danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh
2012-2016

BCTKN

- Mỗi năm ít nhất kết nạp được 03 đảng viên mới
- Tham gia và tổ chức tốt các hoạt động cơng đồn Trường BCTKN
và Khoa
- Chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho CĐV

BCTKN

- Tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên và Hội sinh viên hoạt BCTKN
động một cách tự chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm và
phát huy tính tích cực.
- Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh
viên ; phối hợp tốt với các phòng ban chức năng trong BCTKN
công tác quản lý sinh viên
- Tạo các sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên

BCTKN

Hà nội, ngày 28 tháng 2 năm 2012

TRƯỞNG KHOA

14




×