Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

báo cáo tóm lược thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 48 trang )

MỤC LỤC

A.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ................................................................. 2

I.

Thị trường tiền tệ - tín dụng ....................................................2

II. Thị trường ngoại hối và vàng ................................................17
B.

THỊ TRƯỜNG VỐN ...................................................................... 26

I.

Thị trường chứng khoán ........................................................26

II. Thị trường BĐS.......................................................................37
C.

PHẢN HỒI CHÍNH SÁCH ............................................................ 41


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
I.

Thị trường tiền tệ - tín dụng


Thị trường tiền tệ - tín dụng thế giới
Trước mối lo ngại về đà tăng trưởng yếu kém của nền kinh
tế toàn cầu, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 0-0.25%
với tỷ lệ 9 phiếu thuận và 1 phiếu chống vào ngày thứ Năm
(17.9/2015) sau khi kết thúc cuộc họp chính sách 2 ngày. Jeffrey
Lacker là thành viên duy nhất của Ủy ban Thị trường mở Liên bang
(FOMC) phản đối quyết định trên khi ông muốn nâng lãi suất thêm
0.25%.
Tuy nhiên, FOMC để ngỏ khả năng thắt chặt nhẹ chính sách
trong các tháng còn lại của năm nay. Mô hình dot plot của Fed cho
thấy từ đây đến cuối năm, Fed có thể tăng lãi suất thêm 0.4% - đồng
nghĩa với việc cơ quan này sẽ phải nâng lãi suất tại cuộc họp vào
tháng 10 hoặc tháng 12 tới.
Bên cạnh đó, dự báo của Fed cho thấy 13/17 nhà làm chính
sách cho rằng lãi suất sẽ tăng ít nhất 1 lần trong năm 2015, thấp hơn
so với con số 15 người tại cuộc họp gần nhất vào tháng 6. Hiện tại
có 4 nhà làm chính sách cho rằng Fed chưa nên nâng lãi suất ít nhất
cho đến năm 2016, cao hơn so với con số 2 người nghĩ như vậy
trong tháng 6.
Nhìn chung, Fed bày tỏ sự lạc quan hơn về nền kinh tế Mỹ
khi nâng dự báo tăng trưởng GDP 2015 từ 1.9% lên 2.1% và hạ dự

2


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
báo tỷ lệ thất nghiệp xuống 5% vào cuối năm nay. Được biết, hiện
tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang đứng ở mức 5.1%. Fed dự báo lãi
suất sẽ ở mức 0.4% trong năm 2015, 1.4% năm 2016, 2.6% năm
2017 và 3.4% năm 2018, đồng loạt thấp hơn so với ước tính được

ngân hàng trung ương đưa ra trong tháng 6. Fed cũng hạ dự báo lạm
phát cho cả 3 năm 2015, 2016, 2017 và cho rằng chỉ báo này chưa
thể chạm mục tiêu 2% cho đến năm 2018. Trong khi đó, cơ quan
này lại lạc quan hơn về tỷ lệ thất nghiệp khi hạ dự báo 2015, 2016,
2017 và xa hơn.
Tuy nhiên, những đồn đoán xung quanh khả năng Fed sẽ
tăng lãi suất vào cuối năm nay đã khiến giới đầu tư tỏ ra hờ hững
với những đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi và đổ xô đi mua
USD để kiếm lời. Cụ thể, đồng rupee của Ấn Độ, đồng rupiah của
Indonesia, đồng ringgit của Malaysia và đồng đôla Singapore lần
lượt hạ 0,26%, 0,03%, 0,3% và 0,15%. Trong khi đó, đồng won Hàn
Quốc và đồng baht Thái Lan lại nhích lên đôi chút so với đồng bạc
xanh sau chuỗi những phiên giảm liên tiếp gần đây.
Sự hồ i phu ̣c của nề n kinh tế châu Âu mới đây vẫn chưa có gì
là ấn tượng, bấ t chấ p viê ̣c đã đươ ̣c bơm mô ̣t lươ ̣ng tiề n khổ ng lồ bởi
NHTW châu Âu ECB thông qua các gói nới lỏng đinh
̣ lươ ̣ng muô ̣n
màng. Chủ tịch ECB Mario Draghi mới đây thông báo ECB hạ dự
báo tăng trưởng cũng như lạm phát. ECB có thể tung biện pháp kích
thích bổ sung.

3


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
Con số GDP quý II /2015 từ Eurostat đã gây thấ t vo ̣ng , tăng
trưởng toàn khu vực Eurozone trong quý II năm
2015 đã giảm từ
0,4% xuố ng còn 0,3% so với quý trước đó – tương đương với tỷ lê ̣
tăng trưởng năm chỉ đa ̣t 1,2%, mô ̣t con số vô cùng ảm đa ̣m . Đáng

thất vọng hơn , mức tăng trưởng bình quân của toàn khu vực thâ ̣m
chí còn thấ p hơn cả của Hy La ̣p
(nước đang chìm trong khủng
hoảng nợ công lại có GDP lên tới 0,8%).
Với nề n kinh tế lớn thứ hai Eurozone , là Pháp, tăng trưởng
gần như ở mức 0%. Tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 3 Eurozone
- Ý cũng đã châ ̣m la ̣i. Trong khi đó nền kinh tế lớn nhất cả Eurozone
(và châu Âu) là Đức, tăng trưởng quý II chỉ đa ̣t 0,4%. Tình hình gầ n
đây là vô cùng ảm đa ̣m.
Biểu đồ 1: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân
hàng London tháng 09/2015
USD

EUR

Nguồn: www.homefinance.nl

4


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
Biểu đồ 2: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân
hàng London 9 tháng đầu năm 2015
USD

EUR
000.000
000.000
000.000
000.000

000.000
000.000
000.000
(000.000)
1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6 1/7 1/8 1/9
(000.000)
(000.000)

KH 1 tháng
KH 6 tháng

KH 3 tháng
KH 12 tháng

Nguồn: www.homefinance.nl
Kết quả cuộc khảo sát của CNNMoney trên các nhà kinh tế
cho thấy nhà đầu tư nên thận trọng vì đồng Nhân dân tệ của Trung
Quốc có thể rớt giá mạnh hơn nữa trước thời điểm cuối năm. Theo
ước tính bình quân, đồng Nhân dân tệ có thể giảm tiếp 2.8% so với
đồng USD vào cuối năm 2015. Từ đầu năm đến nay, đồng tiền này
đã giảm 2.6% so với đồng bạc xanh, trong đó phần lớn đà sụt giảm
chỉ diễn ra vỏn vẹn trong 2 phiên đầu tháng 8, khiến nhà đầu tư
choáng váng và dẫn đến đà bán tháo trên các thị trường chứng
khoán toàn cầu.
Bên cạnh động thái phá giá đầy bất ngờ, Ngân hàng Trung
ương Trung Quốc (PBoC) còn thay đổi cách xác định biên độ giao
dịch hàng ngày 2%. Theo đó, cách tính mới sẽ sử dụng giá đóng cửa
5



Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
của phiên hôm trước thay cho quy trình không rõ ràng trước đây của
PBoC. Động thái này đã khiến thị trường tiền tệ xáo trộn và khơi
mào cho các dự báo về mức độ sụt giảm của đồng tiền này trong
thời gian tới.
CNNMoney cho biết đồng Nhân dân tệ có thể giảm về mức
7.5 CNY so với đồng USD, tức thấp hơn giá hiện tại 17.8%. Dù các
dự báo khác về năm 2016 không mạnh như dự báo trên nhưng hầu
như tất cả các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát đều có chung quan
điểm rằng đồng Nhân dân tệ có thể tiếp tục giảm giá khi tăng trưởng
kinh tế Trung Quốc suy yếu. Bên cạnh đó, bất ổn về các đợt nâng lãi
suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng khiến lo lắng tăng
cao.
Tăng trưởng trong quý II/2015 của Nhật Bản giảm 1,6% so
với cùng kỳ năm 2014. Đây được coi là “điềm xấu” cho nỗ lực thực
hiện gói chính sách “Abenomics” của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm
đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thoát khỏi thời kỳ giảm phát và
suy thoái kéo dài hai thập kỷ.
Thậm chí Abenomics còn đang bị đe dọa từ Trung Quốc
cũng như những vấn đề nội tại khi mà chính sách này chưa tạo ra
được sự chuyển biến đáng kể trong cấu trúc nền kinh tế Nhật . Đáng
lo nga ̣i hơn cả là sự chững la ̣i của nề n kinh tế Trung Quố c và sự yế u
đi của đồ ng Nhân Dân Tê ̣.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) đã quyết định duy
trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 1,5% trong bối cảnh BOK đánh
6


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
giá ảnh hưởng từ những lần cắt giảm lãi suất gần đây cũng như khả

năng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lần đầu tiên nâng lãi
suất trong gần một thập kỷ. BOK đã hạ lãi suất xuống 1,75% vào
tháng 3 và tiếp tục hạ xuống 1,5% vào tháng 6 sau lần đầu tiên cắt
giảm lãi suất xuống 2% hồi tháng 10 năm ngoái.
Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này không có dấu
hiệu khởi sắc đáng kể với tăng trưởng trong quý 2 năm nay chậm
chạp ở mức 0,3%, một phần do ảnh hưởng từ sự bùng phát của dịch
Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS) khiến người tiêu
dùng hạn chế mua sắm.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các đồng tiền của các thị
trường mới nổi - từ Malaysia đến Thổ Nhĩ Kỳ, qua Thái Lan và
Philippines - đang giảm mạnh. Dòng vốn giá rẻ đang tháo chạy
khỏi những thị trường này đến Mỹ , nơi đươ ̣c dự đoán sẽ đem la ̣i lơ ̣i
suấ t cao hơn . Nhu cầu đố i với các loa ̣i khoáng sản và dầ u khí (vố n
là tài nguyên thế ma ̣nh của các thi ̣trường mới nổ i ) đang giảm ma ̣nh,
dẫn đế n nguồ n thu từ xuấ t khẩ u các tài nguyên này su ̣t giảm . Chi phí
cho các khoản nợ bằng đồ ng USD của các quố c gia này thì do đó lại
càng phình to ra.
Nhưng viê ̣c nới lỏng tiề n tê ̣ cũng chỉ đươ ̣c coi là biê ̣n pháp
cứu cánh ta ̣m thời , bởi nó không giải quyế t đươ ̣c n hững vấ n đề nô ̣i
tại của nền kinh tế đang “ì ạch . Thậm chí các biện pháp này còn
khiến kinh tế toàn cầu mất cân bằng . Thặng dư của các nền kinh tế
sản xuất như Trung Quốc và khu vực Eurozone , tiêu biể u là Đức sẽ

7


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
bị thổi phồng. Trong khi đó thâm hụt của các nền kinh tế tiêu dùng –
dịch vụ, như Anh, Mỹ, sẽ tăng lên tương ứng.

Thị trường tiền tệ - tín dụng trong nước
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư), kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị
trường toàn cầu có nhiều biến động mạnh. Thị trường hàng hóa
quốc tế, đặc biệt là dầu thô giảm giá liên tục và giảm ở mức sâu
trong những tháng qua, chủ yếu do nguồn cung tăng, tác động tích
cực tới tăng trưởng của các nước nhập khẩu dầu nhưng đối với các
nước xuất khẩu dầu, tăng trưởng bị ảnh hưởng do doanh thu xuất
khẩu giảm.
Trước diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã
chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các
giải pháp, chính sách, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm bảo
đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì
mức tăng trưởng hợp lý.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng đầu năm 2015
ước tính tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng
6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,81%. Trong mức tăng
6,5% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 2,08%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 9,57%, đóng góp 3,12 điểm phần trăm; khu vực dịch
vụ tăng 6,17%, đóng góp 2,38 điểm phần trăm. Trong khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt mức tăng cao nhất
8


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
với 7,89% so với cùng kỳ năm 2014 do sản lượng gỗ khai thác tăng
cao ở mức 11,8%; ngành thủy sản tăng 2,11%. Riêng ngành nông
nghiệp chỉ tăng 1,77%, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của thời
tiết không thuận, giá cả một số vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp

không ổn định và có xu hướng tăng nên sản lượng lúa đạt thấp (ước
tính sản lượng lúa cả năm 2015 đạt 45,1 triệu tấn, chỉ tăng 0,3% so
với năm 2014).
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp
tăng 9,69% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng
kỳ của một số năm gần đây trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo
đạt mức tăng cao với 10,15%, góp phần quan trọng vào mức tăng
trưởng chung (đóng góp 1,58 điểm phần trăm); ngành khai khoáng
tăng 8,15%. Ngành xây dựng 9 tháng tăng 9,00%, là mức tăng cao
nhất trong 5 năm gần đây.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2015
đạt 99,79%, giảm 0,21% so với tháng trước; bằng 100% so cùng kỳ
năm trước; tăng 0,4% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 9
tháng đầu năm 2015 tăng 0,74% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng:
Đồ uống và thuốc lá tăng 0,1%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng
0,21%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%; Thuốc và dịch vụ y
tế tăng 0,43%; Giáo dục tăng 1,24%. Văn hóa, giải trí và du lịch
tăng 0,03% và Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,19%. Có 4 nhóm
hàng hóa và dịch vụ giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%;

9


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,68%; Giao thông giảm 3,17%;
Bưu chính viễn thông giảm 0,07%.
Theo đánh giá từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng 9 năm 2015
giảm do các nguyên nhân như: giá xăng được điều chỉnh giảm vào
ngày 19 tháng 8 năm 2015 và ngày 03 tháng 9 năm 2015. Theo tính

toán, giá xăng dầu giảm làm cho nhóm giao thông giảm 3,17% góp
phần giảm CPI chung của tháng 9 khoảng 0,28%;
Bên cạnh đó, thời tiết chuyển sang mùa Thu nên nhu cầu sử
dụng điện giảm làm cho chỉ số giá điện sinh hoạt giảm 0,32%; Giá
các mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm nhẹ do nguồn cung dồi
dào cùng với giá xăng dầu giảm làm chi phí vận chuyển giảm nên
chỉ số lương thực, thực phẩm giảm 0,14%;Trong 10 năm gần đây,
lần đầu tiên CPI tháng 9 giảm so với tháng trước; CPI tháng 9 năm
2015 so với tháng 12 cũng tăng thấp nhất và tăng dưới 1%.
Xét đến tình trạng ngành sản xuất, chỉ số nhà quản trị mua
hàng Nikkei Việt Nam (Purchasing Managers’ Index - PMI) đã
giảm xuống dưới mốc 50.0 và ở mức 49.5 (từ mức 51.3 điểm trong
tháng 8).Mức giảm sút nhẹ này đã kết thúc thời kỳ hai năm khi tình
trạng của lĩnh vực sản xuất đã liên tục được cải thiện.
Giai đoạn cuối quý 3 năm 2015 cho thấy sự suy giảm về các
điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khi cả
sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm. Trong khi đó,
giá nhiên liệu giảm dẫn đến chi phí đầu vào tổng thể giảm, vì vậy
dẫn tới việc các công ty giảm chi phí cho khách hàng bằng cách
10


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
giảm giá đầu ra.Số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm lần đầu tiên
trong hơn một năm vào tháng 9 khi các điều kiện thị trường xấu đi
với tốc độ giảm nhẹ.
Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm
tháng thứ tư liên tiếp, và với tốc độ nhanh thứ nhì trong lịch sử của
chỉ số này. Việc giảm số lượng đơn đặt hàng mới đã góp phần làm
giảm nhẹ sản lượng sản xuất, xảy ra lần đầu tiên trong hai năm. Việc

hoàn thành các dự án cũng được coi là nhân tố dẫn đến giảm hoạt
động sản xuất.
Mặc dù sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các
xí nghiệp vẫn tiếp tục tăng số lượng việc làm trong tháng 9. Tuy
nhiên, tốc độ tạo việc làm còn khiêm tốn, và là yếu tố chậm nhất
trong ba tháng gần đây.
Dữ liệu mới nhất chỉ ra sự sụt giảm mạnh với tốc độ tăng
nhanh của giá cả đầu vào trong lĩnh vực sản xuất, chủ yếu do chi phí
nhiêu liệu giảm gây ảnh hưởng lớn hơn so với mức ảnh hưởng lạm
phát của một đồng tiền yếu. Mức giảm giá cả đầu vào đạt mức giảm
nhanh thứ nhì trong lịch sử của chỉ số này, chỉ thấp hơn mức của
tháng 1. Với mức giảm mạnh của chi phí đầu vào, các nhà sản xuất
tiếp tục giảm giá đầu ra. Hơn nữa, tốc độ giảm đã tăng lên trong ba
tháng liên tiếp thành mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2012.
Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam
đơn vị cung cấp cho rằng sau khi tăng trưởng chậm lại trong những
tháng gần đây, tình hình đã trở nên xấu hơn trong tháng 9 khi lĩnh
11


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
vực sản xuất của Việt Nam bị giảm sút cả về số lượng đơn đặt hàng
mới và sản lượng. Nhu cầu yếu trong khu vực chứng tỏ rằng đang
có tác động tiêu cực nhiều hơn lên các nhà sản xuất địa phương
trong thời gian tới, và dữ liệu mới nhất trái ngược hẳn so với mức
tăng mạnh được ghi nhận trong những tháng đầu năm. Một điểm
tích cực trong kỳ khảo sát PMI mới nhất là việc làm tiếp tục tăng,
mặc dù tình trạng này có thể thay đổi trong những tháng tới nếu sản
lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục xu hướng giảm. Một
điểm đáng quan tâm khác là giá cả đầu vào đã giảm mạnh hơn khi

một số công ty báo cáo chi phí nhiên liệu của họ giảm trong tháng.
Mặt bằng lãi suất vẫn đang ổn định sau khi điều chỉnh tỷ giá
và so với cuối năm 2014 đã giảm khoảng 0,2-0,5%/năm. Một số ý
kiến lo ngại rằng lãi suất huy động tăng do ảnh hưởng của việc điều
chỉnh tỷ giá có thể dẫn đến tăng lãi suất cho vay, đi ngược với chủ
trương tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Thời gian qua,
trước những biến động trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế,
Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tăng tỷ giá 1% và nới
rộng biên độ tỷ giá từ +/-1% lên +/-3%. Đây là việc làm cần thiết,
kịp thời, phù hợp, hạn chế tác động bất lợi từ bên ngoài.
Tuy nhiên, do lạm phát đang ở mức thấp, để ổn định kinh tế
vĩ mô và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thực tế mặt bằng lãi suất
vẫn đang ổn định sau khi điều chỉnh tỷ giá và so với cuối năm 2014
đã giảm khoảng 0,2-0,5%/năm.Từ nay đến cuối năm và đầu năm
2016, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành tiếp tục
bám sát diễn biến tình hình thế giới và trong nước, có đối sách, giải
12


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
pháp phù hợp, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế
vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Số liệu của NHNN cho thấylãi suất huy động tại các ngân
hàng thương mại nhà nước lớn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương
(Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV) vẫn
giữ nguyên, không có điều chỉnh. Cho vay đối với các lĩnh vực ưu
tiên phổ biến ở mức 7,5-8%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh khác khoảng 9,5-10,5%/năm đối với ngắn hạn và 11,512,5%/năm đối với trung và dài hạn. Với các DN có chỉ số xếp hạng
tín nhiệm cao, báo cáo tài chính minh bạch... thì lãi suất cho vay có
thể chỉ từ 6-7%/năm.

Tuy nhiên, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn tại một số
ngân hàng cổ phần tư nhân nhỏ và vừa đã được điều chỉnh tăng 0,10,5%/năm.Chẳng hạn như lãi suất huy động một số kỳ hạn tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) đã tăng thêm 0,1
%/năm, mức tăng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) từ 0,2 - 0,3
%/năm. Trước đó Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng tăng
lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn thêm 0,2 %/năm.Theo biểu lãi
suất áp dụng từ ngày 24/8 tại Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet
Capital Bank), lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng là 5,2%/năm (tăng
0,1%), kỳ hạn 6 tháng là 6,2%/năm và kỳ hạn 12 tháng là
7,4%/năm.Tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), lãi suất
huy động kỳ hạn 3 tháng được niêm yết ở mức 5,3%/năm (tăng
0,2%), kỳ hạn 6 tháng là 5,9%/năm (tăng 0,4%) và kỳ hạn 12 tháng
là 6,8%/năm (tăng 0,3%).
13


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm
nay ở mức cao cũng góp phần nhất định co hẹp tỷ lệ nợ xấu. Tính
đến ngày 17/9, tăng trưởng tín dụng đã đạt trên 10% so với cuối
năm 2014; dự kiến cả năm có thể lên tới 17%.
Diễn biến tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng tiếp tục được
cập nhật, khi thời điểm hoàn thành mục tiêu mà Ngân hàng Nhà
nước đặt ra là 30/9/2015. Theo báo cáo thẩm tra việc thực hiện các
nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt
động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015, ở lĩnh vực
ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối tháng 8/2015 đã giảm xuống
còn 3,2%. Tại buổi tiếp ông Eric Sidgwick, tân Giám đốc quốc gia
của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cho biết, đến thời điểm này Việt Nam đã thành

công trong việc giảm nợ xấu từ mức 17% xuống còn 3% và cơ bản
xử lý xong các ngân hàng yếu kém.
Như vậy, sau ba năm kể từ khi lập đề án xử lý với tỷ lệ thống
kê lên tới 17% vào tháng 9/2012, nợ xấu đã chính thức giảm về còn
3%. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành sớm trước một
quý so với thời điểm mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra
(cuối 2015).Để thực hiện mục tiêu trên, cùng với việc các tổ chức
tín dụng tự xử lý và tập trung thu hồi nợ xấu, từ quý 2/2015, Ngân
hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo các thành viên đẩy mạnh việc
bán lại nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt
Nam (VAMC).

14


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất của hầu hết các kì
hạn đều có xu hướng đi ngang ở tuần đầu tháng, sau đó tăng, và về
cuối tháng thì có phân hoá, kỳ hạn 1 tháng thì tăng còn các kỳ hạn
còn lại có xu hướng giảm.
Biểu đồ 3: Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
tháng 9/2015

Nguồn: sbv.gov.vn
Nhìn đồ thị cho thấy, lãi suất bình quân trên thị trường liên
ngân hàng đi ngang ở mọi kỳ hạn trong tuần đầu của tháng, tuy
nhiên đến tuần thứ 2,3 lại tăng lên. Hiện nay, lãi suất huy động bằng
VND phổ biến ở mức 0,5-4%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và
có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,0-5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ
1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,2-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn

từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,2%7%/năm.
Trên thị trường mở, NHNN đã bơm ròng trong gần cả tháng 9.
15


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
Biểu đồ 4: Diễn biến thị trường mở tháng 9/2015

Nguồn: Tổng hợp
Hoạt động thị trường tín phiếu tuần đầu tháng 9 với lượng
tín phiếu phát hành mới đạt 1.796 tỷ đồng, trong khilượng tín phiếu
đáo hạn là 33.344 tỷ đồng. Tính tổng lượng vốnđược bơm ròng qua
kênh tín phiếu đạt 31.548 tỷ đồng. Sang tuần thứ 2, hoạt động trên
thị trường OMO khá sôi động.Cụ thể, NHNN đã bơm mới 1.662 tỷ
đồng, trong khi lượng đáohạn là 3.595 tỷ đồng. Như vậy đã có 1.933
tỷ đồng đã đượcNHNN hút ròng trở lại tuần qua. Đến tuần thứ 3,
NHNN bơm ròng 24.711 tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu. Trên thị
trường tín phiếu không diễn ra đợt pháthành mới nào, trong khi
lượng tín phiếu đáo hạn là 24.711 tỷđồng. Vì thế lượng vốn được
bơm ròng qua kênh tín phiếu là24.711 tỷ đồng.
Đến tuần thứ 4, 2.465 tỷ đồng giao dịch reverse repo được
thực hiện trên thi ̣trư ờng mở và 2.670 tỷ đồng giao dịch reverse repo
đáo ha ̣n. Trong khi đó , NHNN đã huy đ ộng đư ơ ̣c 18.142 tỷ đồng tín
16


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
phiế u các loa ̣i . Trong đó , tín phiếu 14 ngày chiếm 50% tổ ng khố i
lượng phát hành với giá trị 9.152 tỷ đồng. Tín phiếu 28 ngày chiếm
24% với giá tri ̣ 4.431 tỷ đồng và tín phiếu 56 ngày chiếm 25% với

giá trị 4.559 tỷ đồng. Mức lơ ̣i suấ t tín phiế u 14 ngày và 28 ngày đều
giảm so với với tuần trước trước đó . Cụ thể lợi suất của tín phiếu 14
ngày giảm 5 điể m cơ bản xuố ng mức 3,50%/năm, còn tín phiếu 28
ngày giảm 20 điể m cơ bản về mức 3,70%/năm. Tuy nhiên lơ ̣i suấ t
tín phiếu 56 ngày tăng 4 điể m cơ bản , đa ̣t mức 4%/năm. Đồng thời,
trong tuầ n có 3.716 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn . Như vậy trong tuầ n
này, NHNN hút ròng 14.631 tỷ đồng thông qua thị trường mở.
Sự tăng nh ẹ của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cho
thấ y nhu cầ u về thanh khoản của các ngân hàng khá căng thẳ ng so
với tháng trư ớc. Tuy nhiên, mức lãi suấ t trung bình tuầ n vẫn chưa
quá cao. Theo nhận định, đợt biế n đ ộng mạnh của thi ̣ trư ờng lãi
suấ t liên ngân hàng hi ện này chủ yế u xuấ t phát từ vi ệc điều chỉnh
trần lãi suất tiền gửi bằng đồng đô la Mỹ của NHNN . Tuy nhiên,
sau đó thị trường có đi vào ổn định và thiết lập mặt bằng theo cung
cầu của thị trường.
II. Thị trường ngoại hối và vàng
1. Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối quốc tế
Chỉ số USD Index trong tháng 9/2015 diễn biến diễn biến với
xu hướng chung là giảm trong nửa đầu tháng, sau tăng trở lại vào giai
đoạn cuối tháng. Chỉ số đạt mức cao nhất tại 96,41 ngày 3/9 và thấp
17


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
nhất tại 94,54 ngày 17/9. Trong nhóm các đồng tiền mạnh, USD giảm
0,5% so với EUR, tăng 1,21% so với GBP, tăng 0,4% so với CHF,
giảm 2,44% so với JPY và tăng 1,78% so với AUD.
Biểu đồ 5 : Diễn biến chỉ số Dollar tháng 9/2015


Nguồn: www.marketwatch.com
Tháng 9, đồng USD diễn biến tăng giảm với biên độ lớn, chịu
ảnh hưởng chính từ tình hình kinh tế trong nước cũng như những biến
động từ nước khác. Giai đoạn đầu tháng, khi các thông tin kinh tế
trong tháng 8 được công bố không cao như mức dự đoán, số đơn đặt
hàng hóa lâu bền tháng 8 không tăng so với tháng trước, cho thấy nhu
cầu yếu trên toàn cầu, cũng như việc nước này đã từng cắt giảm các
dự báo về việc làm được tạo ra trong các tháng trước đó khiến đồng
USD có vài phiên giảm mạnh. Theo Bộ Lao động Mỹ công bố báo
cáo việc làm cho thấy Mỹ chỉ tạo thêm được 142.000 việc làm trong
tháng 9. Thêm vào đó, Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) được
công bố cho thấy hoạt động của ngành công nghiệp Mỹ đã chững lại
18


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
trong tháng 9. Số liệu này cho thấy nền kinh tế Mỹ rõ ràng là đang
yếu đi nhiều hơn dự kiến. Tuy nhiên, giai đoạn cuối tháng, đồng USD
nới rộng đà tăng với phần lớn các đồng tiền khác sau khi FED cho
biết cơ quan này có thể nâng lãi suất trước cuối năm nay. Những dự
đoán về khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất
trong năm nay đã khiến giới đầu tư tập trung chủ yếu vào đồng USD .
Ngoài ra, doanh số bán nhà mới của Mỹ tăng vượt kỳ vọng cũng tác
động tích cực đến đà tăng của USD.
Tháng 9, đồng Euro có xu hướng tăng so với hầu hết các đồng
tiền mạnh, đặc biệt là giai đoạn FED công bố hoãn nâng lãi suất khiến
đồng USD mất giá. Tuy nhiên biến động tăng không mạnh do các số
liệu kinh tế trong khu vực được công bố không mấy khả quan. Theo
Cơ quan Thống kê châu Âu, lạm phát trong Khu vực sử dụng đồng
euro (Eurozone) đã giảm xuống mức - 0,1% trong tháng 9/2015.

Cùng lúc đó, số liệu sơ bộ của Cục Thống kê liên bang Đức (Destatis)
cho biết tỷ lệ lạm phát tháng 9 của nước này đã giảm xuống mức thấp
kỷ lục 0%. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là giá năng lượng,
đặc biệt là giá xăng dầu liên tục giảm mạnh. Lạm phát thấp đang gây
khó khăn cho mục tiêu nâng lạm phát lên mức 2% của Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB) và gây sức ép khiến ECB có thể phải mở
rộng chương trình nới lỏng định lượng (QE). ECB không chỉ chịu sức
ép từ tình hình lạm phát thấp ở châu Âu mà cả áp lực từ nguy cơ suy
thoái toàn cầu và những chỉ dấu tiêu cực từ nền kinh tế Trung Quốc.
Trước tình hình trên, ECB cho biết sẽ sẵn sàng triển khai thêm các
biện pháp kích cầu để hỗ trợ nền kinh tế eurozone.
19


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
Tháng 9, đồng JPY có xu hướng tăng so với cả đồng USD và
đồng EUR, giữa bối cảnh những lo ngại về nguy cơ tình hình kinh tế
Trung Quốc sẽ kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu ngày càng gia
tăng. Các nhà đầu tư tiền tệ có xu hướng đầu tư vào tài sản an toàn
trong thời gian gần đây, khi thị trường cổ phiếu liên tục giảm mạnh
do những nhận định tiêu cực về triển vọng của lĩnh vực khai mỏ và
vụ bê bối khí thải của hãng sản xuất ô tô Volkswagen gây chấn động
toàn cầu.
Đồng CNY tăng 0,13% so với USD trong tháng 9. Thông tin
nổi bật đáng chú ý trong tháng qua là Đồng CNY của Trung Quốc đã
vượt qua đồng JPY của Nhật Bản để trở thành đồng tiền được sử
dụng nhiều thứ 4 trong thanh toán quốc tế. Theo thông tin của Hội
Viễn thông Tài chính Liên Ngân hàng Thế Giới, tỷ lệ giao dịch bằng
đồng NDT đã tăng cao kỷ lục lên tới 2,79% trong tháng 8, từ mức
2,34% trong tháng 7. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh IMF

đang xem xét về khả năng để đưa đồng NDT vào giỏ tiền tệ quốc tế.
Thị trường ngoại hối trong nước
Trong tháng 9, tỷ giá VND/USD diễn biến tương đối ổn
định, giai đoạn đầu tháng tỷ giá giảm nhẹ và ổn định sau đó xu
hướng tăng trong giai đoạn giữa tháng, cuối tháng, tỷ giá biến động
với xu hướng giảm do chịu ảnh hưởng từ chính sách liên quan đến
ngoại hối của NHNN. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng
VND và USD do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố vẫn ở mức
21.890 đồng/USD, tỷ giá trần là 22.547 VND/USD, tỷ giá sàn là

20


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
21.233 VND/USD. Chỉ số giá USD tháng 9 tăng 2,71% so với tháng
8/2015.
Biểu đồ 6: Diễn biến thay đổi tỷ giá USD/VND trong tháng
9/2015
22.540
22.530
22.520

22.510
22.500
22.490
22.480
1/9

6/9


11/9

16/9

21/9

26/9

Nguồn: Vietcombank.com
Đầu tháng, chịu ảnh hưởng từ sự điều chỉnh tỷ giá của
NHNN trong tháng 8, tỷ giá giữa VND và USD diễn biến tương đối
ổn định và có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, từ giữa tháng 9, tỷ giá
lại có xu hướng điều chỉnh tăng do nhu cầu nắm giữ đồng USD tăng
cao trước những kỳ vọng về sự tăng giá của đồng tiền này trong
tương lại.
Giai đoạn cuối tháng, sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
thông báo hạ trần lãi suất đối với tiền gửi USD từ ngày 28/9/2015,
từ 0,25% xuống 0% đối với tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế và
từ 0,75% về mức 0,25% đối với cá nhân, tỷ giá USD/VND niêm
yết tại các ngân hàng đều được điều chỉnh giảm theo đúng quy định.

21


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
Tính trong 9 tháng đầu năm 2015, tiền gửi tiết kiệm dân cư
bằng USD và tiền gửi thanh toán USD của doanh nghiệp tăng gấp 3
lần so với cùng kỳ. Điều này cho thấy kỳ vọng tỷ giá USD/VND
tiếp tục điều chỉnh tăng vào cuối năm nay đang rất lớn, dẫn tới sự
găm giữ ngoại tệ gây bất lợi cho việc chống đô-la hóa của nền kinh

tế. Do đó, động thái hạ lãi suất USD của NHNN nhằm ổn định đồng
nội tệ với mục tiêu ổn định tỷ giá, chống hiện tượng đô-la hóa nền
kinh tế, từ đó ổn định kinh tế trong nước từ nay đến cuối năm.
2.Thị trường vàng
Thế giới
Thị trường vàng thế giới trong tháng 9/2015 diễn biến với xu
hướng chung là giảm trong nửa đầu tháng, sau đó phục hồi và tăng
mạnh giai đoạn cuối tháng. Trong tháng, giá vàng (giao ngay tại thị
trường NewYork) lên cao nhất tại mức 1.154,1 USD/oz ngày 24/9
và thấp nhất là 1.105,1 USD/oz ngày 15/9. Tính chung cả tháng, giá
vàng thế giới đã giảm 2,14%.
Biểu đồ 7: Diễn biến giá vàng thế giới tháng 9/2015

Nguồn: kitco.com
22


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
Nửa đầu tháng 9, giá vàng giữ nguyên đà giảm từ cuối tháng
trước trong bối cảnh các nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng vào khả năng
tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nhà đầu tư chờ
tuyên bố chính thức của Fed vào ngày 17/9 về các gói chính sách tài
chính tiếp theo liên quan đến khả năng tăng lãi suất, trước khi quyết
định bất kỳ một giao dịch mua bán vàng lớn nào. Trong vài năm gần
đây, giá vàng đã được hưởng lợi lớn từ mức lãi suất cực thấp do chi
phí cơ hội của việc tích trữ vàng so với tích trữ USD giảm mạnh.
Ngoài ra, tính dến đầu tháng 9/2015, nhu cầu mua vàng và hàng
nhập khẩu của Ấn Độ đã giảm 10% trong năm nay cũng tác động
đến thị trường vàng thế giới
Giai đoạn cuối tháng, giá vàng giảm mạnh khi số liệu kinh tế

Mỹ tích cực làm tăng khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ
nâng lãi suất trong năm nay. Việc FED tăng lãi suất sẽ đẩy đồng
USD tăng lên và làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ vàng.
Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã giảm tổng cộng 5,8%.
Riêng trong quý III-2015, giá vàng thế giới giảm tổng cộng 4,8% quý giảm nhiều nhất trong năm 2015.
Trong nước
Chịu ảnh hưởng từ diễn biến giá vàng và giá USD trên thế
giới, giá vàng trong nước tháng 9/2015 diễn biến tăng giảm liên tục
trong biên độ dao động hẹp. Giá vàng SJC tăng mạnh nhất lên 34,15
– 34,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) ngày 1/9 và thấp nhất

23


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
tại 33,6 – 33,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) ngày 29/9.
Tháng 9, chỉ số giá vàng tăng 3,54% so với tháng 8/2015.
Biểu đồ 8: Diễn biến giá vàng trong nước tháng 9/2015

Nguồn: sjc.com.vn
Sau đà tăng mạnh trong tháng 8, giá vàng trong nước biến
động tương đối ổn định và có xu hướng giảm trong tháng 9 trước sự
sụt giảm của giá vàng thế giới. Ngoài ra, tỷ giá USD/VND tự do đã
giảm mạnh so với tháng trước cũng là nguyên nhân khiến giá vàng
giảm.
Mặc dù diễn biến cùng xu hướng với giá vàng thế giới,
nhưng đà tăng giảm của giá vàng trong nước luôn chậm và không
tương xứng với đà tăng giảm của giá vàng thế giới dẫn tới chênh
lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới tiếp tục tăng.
Tính đến thời điểm cuối tháng, chênh lệch giữa giá vàng trong nước

với giá vàng thế giới khoảng 3,3 triệu đồng/lượng.

24


Báo cáo tóm lược TTTC tháng 09/2015
Trong tháng 9, NHNN đã cấp phép cho 3 doanh nghiệp được
nhập khẩu khoảng 300kg vàng nguyên liệu để sản xuất, gia công
vàng trang sức xuất khẩu.

25


×