Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đề án tăng cường nhận thức về rác thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.26 KB, 18 trang )

ĐỀ ÁN TĂNG
CƯỜNG NHẬN
THỨC VỀ RÁC
THẢI
ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI VỀ RÁC THẢI
NÓI CHUNG VÀ RÁC THẢI SINH HOẠT NÓI RIÊNG

Nguyễn Quang Tuấn


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn

ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CON
NGƯỜI VỀ RÁC THẢI NÓI CHUNG VÀ RÁC THẢI
SINH HOẠT NÓI RIÊNG.
Danh mục:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Mở đầu
Đặt vấn đề
Vấn đề rác thải và môi trường và khí hậu
Mối quan hệ giữa chất thải, môi trường và biến đổi khí hậu.
“Tài nguyên rác thải”
Xử lý rác thải


Kết luận
Các tổ chức về môi trường.

2


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn

MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu: Vì một hành tinh xanh ………………………………………………………………
3
1.1. Nhiệt tăng, băng tan ……………………………………………………………………..
3
1.2. Đại hồng thủy và hạn hán kéo dà ………………………………………………………
3
1.3. Biến đổi khí hậu thực sự nghiêm trọng và cấp bách …………………………………
5
2. Đặt vấn đề : Nâng cao nhận thức của con người về vấn đề chất thải ………………….
6
2.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới …………………………….
6
2.2. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam …………………………….
7
3. Chất thải – môi trường – biến đổi khí hậu …………………………………………………..
8
3.1. Chất thải …………………………………………………………………………………..
8
3.2. Môi trường ………………………………………………………………………………..
9

3.3. Biến đổi khí hậu ………………………………………………………………………….
10
4. Mối quan hệ giữa chất thải, môi trường và biến đổi khí hậu ……………………………..
10
5. “Tài nguyên rác thải” ………………………………………………………………………….
11
6. Xử lý rác thải …………………………………………………………………………………..
13
6.1. Thu gom rác ………………………………………………………………………….......
13
6.2. Phân loại rác ……………………………………………………………………………..
13
6.3. Tái chế và tái sử dụng rác thải …………………………………………………………
13
6.4. Giảm thiểu chất thải ……………………………………………………………………..
14
Lợi ích ………………………………………………………………………………………….
15
7. Kết luận ………………………………………………………………………………………..
15
8. Các tổ chức về môi trường trên thế giới và việt nam ……………………………………..
16

3


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn

1.


Mở đầu: Vì một hành tinh xanh

Theo số liệu thống kê của các tổ chức về môi trường trên toàn thế giới, cách đây khoảng 10.500 năm
trở về trước, được coi là thời kỳ băng hà cuối cùng của lịch sử Trái đất. Từ đó đến nay, nhiệt độ Trái
đất ấm dần lên. Trong 100 năm qua, nhiệt độ Trái đất đã tăng khoảng 0,74 oC, tốc độ tăng của nhiệt độ
trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Sự nóng lên toàn cầu là rất rõ ràng với
những biểu hiện của tăng nhiệt độ không khí, tan băng diện rộng và mực nước biển tăng.

Nhiệt tăng, băng tan

1.1.

Từ năm 1978 đến nay, lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm đi khoảng 2,1-3,3%
mỗi thập kỷ. Số liệu quan trắc đã ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển
trung bình toàn cầu. Mực nước biển tăng bởi sự nóng lên của toàn cầu do hiện tượng giãn nở nhiệt
của đại dương, tan băng ở Greenland, Nam Cực và các khu vực khác, thay đổi khả năng giữ nước ở
đất liền.
Mặc dù một số khu vực có xu hướng giảm xuống như bờ biển phía Đông của Nam Mỹ, Nam Alaska và
Đông Bắc Canada nhưng kết quả ghi nhận tại hầu hết các trạm quan trắc đều cho thấy xu hướng mực
nước biển dâng, dâng nhanh nhất là ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các nghiên cứu từ số liệu
quan trắc trên toàn cầu cho thấy, mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961-2003 đã
dâng với tốc độ 1,8±0,5mm/năm và tan băng khoảng 0,7±0,5mm. Nghiên cứu cập nhật năm 2009
cũng cho kết quả tương tự. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Tác động biến đổi khí hậu Potsdam đã
khẳng định nước biển dâng cao thêm 50cm vào những năm 2050 là khó tránh khỏi bởi hậu quả của
các chất thải trong quá khứ và trong một vài trường hợp, tác động này có thể xảy ra sớm hơn. Tuy
nhiên mực nước biển thay đổi không đồng đều trên toàn bộ đại dương thế giới.

Hì nh 1 Biểu đồ gia tăng nhiệt độ

Hì nh 2 Hiện tượng tan băng ở bắc cực


1.2.

Đại hồng thủy và hạn hán kéo dài

Mưa lớn, lũ quét, triều cường lịch sử xuất hiện ngày càng nhiều kéo theo là ngập lụt. Điển hình như
trận lụt tại Thái Lan năm 2011 có tới hơn 3 triệu người bị ảnh hưởng, hơn 500 người chết, 930 nhà
máy thuộc 28 tỉnh, thành phố bị hư hại. Thiệt hại vật chất lên đến 185 tỷ bath và làm giảm 0,6-0,9%
4


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
tăng trưởng kinh tế năm đó của Thái Lan. Cơn bão Haiyan đổ bộ vào Phillippines năm 2013 đã làm
cho 4 triệu người phải di dời. Số người bị chết và mất tích lên đến hơn 7 ngàn người. Năm 2013 cũng
là năm mà Philippines có số người chết bởi thảm họa thiên nhiên cao nhất thế giới.

Hì nh 3 ngập lụt ở Thái Lan

Lượng mưa đã giảm đi ở một số khu vực như Nam Á, Tây Phi nhưng lại tăng lên ở Trung Bắc Mỹ, Đông
Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Tần suất mưa lớn tăng lên ở nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng
mưa có xu hướng giảm xuống.
Nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Yukiko Hirabayashi đã cảnh báo nguy cơ ngập lụt trên Trái đất lên
đến trên 42% diện tích bề mặt. Châu Á và châu Phi là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Những trận đại hồng thủy sẽ thường xuyên xuất hiện ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc ÁÂu, Đông Phi và các vùng trũng của châu Phi, Nam Mỹ- vốn là những khu vực gánh chịu lũ lụt triền
miên. Nếu những biện pháp hữu hiệu không được can thiệp kịp thời thì những trận đại hồng thủy
vốn chỉ xuất hiện 100 năm một lần ở thế kỷ trước sẽ xuất hiện ở tần suất 10-50 năm/lần trong thế kỷ
này. Tuy nhiên, cũng có khoảng 18% diện tích bề mặt Trái đất lũ lụt lại giảm như ở Đông Âu. Việt nam
là nước trực tiếp chịu tác động nặng nề của những trận đại hồng thủy có thể sảy ra trong tương lai.
Trái ngược với điều đó thì nhiều nơi hạn hán kéo dài hàng vài tháng trời không có được một giọt
mưa. Các cánh đồng trù phú ngày nào biến thành vùng đất khô cằn đến cỏ không mọc được. Những

khu hồ, đầm lầy, đập nước cũng cạn khô nứt nẻ. Khi nhiệt độ trái đất ấm lên dưới 2 oC thì những đợt
nóng cực điểm mà hiện nay hầu như chưa xảy ra sẽ bao trùm khoảng 60-70% tổng diện tích đất đai
vào mùa hè và những đợt nóng chưa từng có với nhiệt độ từ 30-40 oC sẽ bao trùm những vùng đất ở
5


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
cực Bắc. Nhiệt độ tăng thêm 4 oC thì những tháng hè mà như hiện nay được gọi là nắng nóng cực
điểm, chưa từng có sẽ trở lên phổ biến, ảnh hưởng đến 90 triệu km 2 diện tích đất đai trong thời gian
những tháng hè tại khu vực Bắc bán cầu. Hạn hán không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành
trồng trọt, chăn nuôi mà còn kéo theo dịch bệnh, đói nghèo và làm đảo lộn cuộc sống của con người,
nhất là khu vực vốn nghèo đói lại càng điêu đứng hơn. Trung tâm Quốc gia về giảm thiểu hạn hán (ĐH
Nebraska-Lincoln) đã chỉ ra 28 nhóm tác động của hạn hán đối với KTXH, môi trường. Cách đây mấy
tuần, nắng nóng cực điểm đã tràn qua khu vực Nam Á và kéo theo hàng ngàn người chết.

Hì nh 4 Hạn hán kéo dài

1.3.

Biến đổi khí hậu thực sự nghiêm trọng và cấp bách.

Đối tượng dễ bị tổn thương nhất của biến đổi khí hậu lại là nông dân, cư dân nghèo đô thị. Khoảng
60% dân số và 3/4 số người cực nghèo sống ở các vùng nông thôn của châu Á-Thái Bình Dương. Gần
900 triệu người nghèo nơi đây sẽ phải đối mặt nhiều hơn với những tác động phức tạp của biến đổi
khí hậu như thay đổi lượng mưa, hạn hán, lũ lụt, mực nước biển dâng và làm biến mất những hòn
đảo, vùng đất trên bản đồ thế giới. Khi mực nước biển dâng cao từ 0,5-2 mét trong thế kỷ này, sẽ có
tới 125 triệu người thuộc khu vực Đông Á, Đông-Nam-Á và Nam Á phải di cư. Một số đảo ở Thái Bình
Dương như các đảo Carteret của Papua New Guinea có thể chỉ còn là ký ức. Theo báo cáo năm 2014
của IDMC được Liên Hợp Quốc dẫn nguồn, từ năm 2008-2013 có tới 165 triệu người phải di dời do
thảm họa của thiên tai, cao nhất là năm 2010 với 42,4 triệu người. Những trận bão là nguyên nhân

chủ yếu (chiếm 64,8%) khiến người dân phải di dời. Thống kê của Cred và Statista cho thấy trong 10
nước chịu thảm họa thiên tai lớn nhất năm 2013 chủ yếu là ở châu Á - Thái Bình dương. Hàng năm có
hàng trăm triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi biến đổi khí hậu.

6


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
Chính phủ các nước đã liên tục ngồi lại với nhau để cùng bàn thảo về vấn đề cắt giảm khí thải và
chung tay hành động vì một hành tinh xanh. Nhưng việc bảo vệ môi trường không phải của riêng ai
mà là của tất cả chúng ta. Mỗi chúng ta, dù hành động nhỏ nhất cũng gây tác động đến môi trường vì
vậy hãy chung tay bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhặt nhất như giảm thiểu, tái chế và tái sử
dụng rác thải.

2. Đặt vấn đề : Nâng cao nhận thức của con người về vấn đề chất
thải.
2.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới: Các nước phát triển đã có những mô
hình phân loại và thu gom rác thải rất hiệu quả:
California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác
sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là
16,39 USD/tháng. Nếu có những phát sinh khác nhau như: Khối lượng rác tăng hay các xe chở rác
phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng. Phí thu gom rác
được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng
rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá thành
thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi
với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu
cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy
tinh, kim loại,... đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp
đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng

một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm.
Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng
hút nước khi trời mưa.
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn. Tính bình quân
mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không
có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là
thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu
phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn
cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4%
và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử
lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm
khoảng 20%) (Lê Văn Nhương, 2001).
Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay nguồn năng lượng nhất
định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết
định cấm các cách xử lý hỗn hợp mà phải xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu
cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc

7


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng để có sự
nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này.
Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được kết
quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ
thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore
được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà
máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2
thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty,
hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này

đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ
và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và
vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải
trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải
trả phí 7 đôla Singapore/tháng.
2.2. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp
hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là những nguyên nhân chính
dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng
đầu tư có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu đô thị, các nơi tập chung
dân cư với số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất thải rắn gây ra thường vượt
quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo
quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Việc
thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa thích hợp, chỉ là những nơi
đổ rác không được chèn lót kỹ, không được che đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi
trường đất, nước, không khí… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi trường đô thị có chức năng thu
gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ
30-70% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lượng rác thải đã quản lý số còn lại
người ta đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và
không khí.
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa
quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển
không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với
thành phần phức tạp (Cục BVMT, 2008).
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng
tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu
hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh
Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),... Các đô thị khu vực

8


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng
lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa,
xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh
từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường
phố, các cơ sở y tế. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh
chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng
lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát
sinh từ tất cả các đô thị.
Chất thải sinh hoạt hiện đang là một trong những nguồn lớn gây ra ô nhiễm môi trường. Quản lý rác
thải là một trong những vấn đề bức xúc tại khu vực đô thị và công nghiệp tập trung ở nước ta. Hiện
nay, vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt ngày càng được nhà nước, xã hội và cộng
đồng quan tâm. Tuy nhiên, nếu quản lý và tái sử dụng hợp lý thì rác thải sinh hoạt cũng là nguồn
nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú, mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần rất lớn trong việc bảo vệ
môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

3. Chất thải – môi trường – biến đổi khí hậu.
3.1. Chất thải
"Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác”. (Trích điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ban hành năm 2005).
Các loại chất thải có nguồn gốc khác nhau: Chất thải từ quá trình sản xuất gọi chung là chất thải sản
xuất (trong đó có chất thải nông nghiệp, chất thải công nghiệp…). Chất thải có nguồn gốc từ quá trình
sinh hoạt gọi là chất thải sinh hoạt.
Chất thải thường ở các thể: Thể lỏng (nước, bùn ga cống, chất lỏng dầu mỡ) thể khí, thể rắn. Rác thải
là cách gọi chất thải ở thể rắn, hay còn gọi là rác.
Rác thải được phân ra thành khá nhiều loại, một số trong đó là:



Rác tự phân hủy (các loại thức ăn thừa, thực vật chết...), là các thành phần xuất phát từ thiên




nhiên nên dễ trở về với thiên nhiên.
Rác tái chế được (vật liệu xây dựng, kim loại, thủy tinh, bìa giấy).
Chất thải có thành phần độc hại (hóa chất, pin...), không tái chế được (túi nilon), thậm chí nguy



hiểm cho thiên nhiên và con người.
v.v…

Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của
con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây
dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành
phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên
đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là
chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên, rác sinh hoạt có thể
9


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng
không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống.
Rác thải quá nhiều xả thẳng ra môi trường không qua xử lý là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm
môi trường bao gồm môi trường đất, nước, không khí và sinh vật.

Kết quả khảo sát do Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TPHCM thực hiện cho thấy, với
những bãi chôn lấp được xem là hợp vệ sinh cũng không ngăn được hiện tượng rác bị phân hủy và
phát thải ra môi trường các chất khí như CO2, CH4, H2S gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Còn
tại những bãi rác Đông Thạnh, Gò Cát tuy đã đóng cửa, không tiếp nhận rác nhưng trong vòng bán
kính 3km, đất và nguồn nước ngầm khu vực này đều có những dấu hiệu ô nhiễm. Và đây là một trong
những khó khăn mà TPHCM đang phải đối mặt.
Riêng đối với công tác quản lý, tình trạng vừa thiếu vừa yếu về nhân lực đã hạn chế năng lực thanh –
kiểm tra cũng như phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm môi trường từ hoạt động thu gom và xử
lý rác thải. Và hệ quả của vấn đề này là mục tiêu đến năm 2020, phải có 50% tổng lượng rác thải phát
sinh được tái chế, 30% tái sinh thành năng lượng và 20% chôn lấp khó có khả năng đạt được.
Một vấn đề đáng lo khác là việc thu gom và lưu chứa chất thải rắn hầu như chưa được quan tâm tại
những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Phổ biến nhất là tình trạng các cơ sở thường áp dụng công nghệ xử
lý chất thải rắn lạc hậu, chưa đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh môi trường; chưa quan tâm đến việc đầu
tư công nghệ để tái chế chất thải. Thậm chí, không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận đã sẵn sàng xả thải ra
môi trường khi chưa xử lý.
3.2. Môi trường
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao
quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như:
không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng
khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể
diễn ra trong chúng.
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con
người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui
chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp
các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và
ở từng thời kì.
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên
sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào
mức độ khan hiếm của nó trong xã hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của

con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn
sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật
lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên

10


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn
này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Vậy nên những gì chúng ta tác động đến môi trường đều được môi trường tác động trở lại cho chúng
ta, đây là mối quan hệ tương hỗ vô cùng mật thiệt giữa con người và thiên nhiên từ bao đời nay. Nếu
ta tác động tích cực đến thiên nhiên, môi trường thì chúng ta sẽ nhận lại những nguồn lợi mà thiên
nhiên mang lại. Nếu ta tác động tiêu cực đến môi trường thì chúng ta sẽ nhận lại các thảm họa thiên
tai không lường hết được.
3.3. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển,
thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai
đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình
quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có
thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần
đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi
khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến
đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động
khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển,
ven bờ và đất liền khác.
Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, các yếu tố nhân sinh cũng ảnh hưởng đến khí hậu. Quan điểm khoa
học về biến đổi khí hậu được nhiều người đồng ý là "khí hậu đang thay đổi và những thay đổi này
một phần lớn do tác động của con người." Do đó, các cuộc thảo luận đang hướng vào 2 cách, một là
giảm tác động của con người và tìm cách thích nghi với sự biến đổi đã từng xảy ra trong quá khứ và

được dự kiến xảy ra trong tương lai.
Vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố nhân sinh là việc tăng lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu hóa
thạch, tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển và sản xuất xi măng. Các yếu tố khác như sử dụng
đất, sự suy giảm ôzôn và phá rừng, cũng góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí hậu.

4. Mối quan hệ giữa chất thải, môi trường và biến đổi khí hậu.
Như chúng ta đã biết, hoạt động sống của con người không chỉ trực tiếp mà còn gián tiếp tạo ra chất
thải. Cho dù nguy hại hay không thì với 1 lượng lớn chất thải không qua xử lý thải ra môi trường thì
môi trường không thể đồng hóa hết gây ra hiện tượng nhiễm bẩn, rồi tiếp tục gây ra hiện tượng ô
nhiễm môi trường. Môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
sinh hoạt của con người. Ngoài ra môi trường không khí bị ô nhiễm bởi các chất khí nhà kính sẽ gây ra
hiện tượng hiệu ứng lồng kính. Hiệu ứng này xuất hiện khi các khí nhà kính tích tụ nhiều trên bầu khí
quyển cho các bức xạ sóng ngắn của mặt trời đi qua và hấp thụ các bức xạ sóng dài do trái đất phản
xạ lại, dẫn đến việc lưu giữ năng lượng nhiệt ở tầng khí quyển làm cho nhiệt đồ mặt đất và lớp khí
quyển tầng thấp ấm dần lên. Tổng thể làm nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên. Nhiệt độ tăng lên
làm nước bị bốc hơi mạnh mẽ, khí áp thay đổi làm phát sinh các cơn bão mạnh. Những cơn bão này
11


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
tàn phá các khu vực nó đi qua không chỉ bởi sức gió gây gia bởi khí áp mà còn cả nước. Nước mưa từ
các cơn bão lớn có thể gây ra lũ lụt, sạt lở, úng ngập ở nhiều nơi. Ngoài bão ra nhiệt độ tăng còn làm
băng ở 2 cực tan chảy, những núi băng trôi có thể gây nguy hiểm cho tàu bè trên biển, nước do băng
tan làm nước biển dâng cao, nếu nước biển dâng 1m thì các thành phố ven biển có nguy cơ ngật lụt
do triều cường thường xuyên, thậm trí xẽ bị xóa sổ trên bản đồ.
Chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng là nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi khí hậu,
tác động trực tiếp đến con người và sinh vật.

5. “Tài nguyên rác thải”
Ngay từ ngày đi học tiểu học, mỗi chúng ta đều thuộc lòng câu nói “Việt Nam rừng vàng biển bạc”,

nhưng ngày nay, do nhu cầu phát triển của xã hội, của con người mà “rừng vàng biển bạc”, tài nguyên
thiên nhiên của chúng ta đã mỗi ngày một vơi cạn. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày nay con
người có thể tìm ra những nguồn tài nguyên nhân tạo khác thay thế tài nguyên tự nhiên. Một trong
số đó là từ các phế thải sinh hoạt, hay còn gọi chung là rác.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã chú ý đến việc sử dựng rác như một nguồn tài nguyên, và xử lý rác
thải là một ngành công nghiệp không chỉ mang lại nhiều lợi nhuận, mà còn góp phần giữ môi trường
sạch hơn. Nhiều quốc gia như Thái Lan, Myanmar, Singapore,… với việc áp dụng các phương pháp tái
chế rác hợp lý, nên mỗi năm họ đã tiết kiệm được 50 - 55% các loại nguyên liệu như bột giấy, nhựa,
kim loại nặng từ việc tái chế rác thải… Ở một số quốc gia phát triển khác, rác thải đã được sử dụng là
nguyên liệu đầu vào cho một số nhà máy phát điện; như tại Đan Mạch, để cung ứng đủ điện cho nhu
cầu sử dụng, quốc gia này thậm chí còn phải đi nhập khẩu rác thải từ nước ngoài để phát điện. Trong
một chừng mực nào đó, rác thải đã trở thành một nguồn tài nguyên vô tận.
Ở Nhật Bản, một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, họ đã biến rác thải thành tài nguyên. Chẳng
hạn, người Nhật đã hình thành những khu chứa rác khổng lồ, sau đó họ chôn lấp và trồng cây lên, tạo
thành những đảo rác lấn biển. Những đảo rác ấy lại tiếp tục được đầu tư xây dựng, trở thành những
hòn đảo nhân tạo xinh xắn, như là Odaiba ở Tokyo. Người nước ngoài đến Nhật, có lẽ bài học đầu
tiên để hòa nhập vào cộng đồng là việc phân loại rác. Trong một tuần, họ có những ngày nhất định để
vứt giấy, sách báo; có ngày để bỏ các đồ không đốt được; có ngày để hủy đồ đốt được…Và, điều
không thể không nói đến chính là tính tự giác cao của mỗi người dân trong việc giữ vệ sinh chung và
để rác đúng nơi, đúng cách. Điều này không những giữ được môi trường luôn sạch, mà còn giúp cho
quá trình tái chế rác, biến rác thành tài nguyên được thực hiện đạt hiệu quả cao.

Còn đất nước chúng ta thì sao, câu chuyện về tái chế rác thải có phải là con số không hay không?
Ngay từ bé, ta đã từng biết gom mớ tóc rối để đổi sang kẹo kéo; sử dụng những chiếc hộp xà phòng
cũ làm thành chiếc đèn lồng; gom vỏ chai thủy tinh, chai nhựa cũ để bán “đồng nát”;… Đó cũng là tái
chế rác, tuy nhiên cách làm, người làm thì vẫn mang tính manh mún, tự phát và thô sơ.

12



Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
Ở nhiều siêu thị, nhiều khu phố tại các thành phố lớn ở nước ta đều có các thùng rác đôi, một vàng
một xanh, mỗi màu tương ứng với rác hữu cơ và rác vô cơ. Một số gia đình cũng phân loại thức ăn
thừa, rau cỏ vào thùng vàng. Nhưng rốt cuộc, vào cuối ngày, người đi thu gom rác, các xe chở rác vẫn
gom lẫn lộn tất cả vào cùng một thùng và mang đi, vậy là hòa cả làng…
Tuy nhiên, hiện nay phần lớn rác thải của thành phố đều mang đi chôn lấp trong khi việc phân loại, tái
chế thì rất sơ sài. Hiện có tới hơn 90% lượng rác được xử lý bằng biện pháp chôn lấp, chỉ có 10% còn
lại làm phân compost. Theo tính toán, nếu việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện thành công,
thành phố sẽ tái sử dụng được tới 90-95% khối lượng chất thải rắn, trong đó khoảng 70% dành để tái
sinh năng lượng (đốt phát điện) và sản xuất phân compost, phân vi sinh giúp giảm đáng kể ô nhiễm
môi trường.
Để giải quyết vấn đề rác thải theo con đường tái chế, năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Chương trình Đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011- 2020, theo đó 70% tổng số lượng chất thải
rắn ở nông thôn phải thu gom và xử lý để bảo đảm vệ sinh môi trường, với 60% được tái chế để tái sử
dụng. Đến năm 2015 thì 85% tổng số lượng chất thải rắn tại đô thị phải được thu gom, xử lý, 60%
được tái chế để tái sử dụng, hai con số này đến năm 2020 là 90% và 85%. Từ 2016-2020, 90% tổng số
lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, 100% chất thải rắn y tế, phải được thu gom và xử lý.
Đây là chủ trương đúng đắn và phù hợp của Chính phủ trong bối cảnh hiện nay, thể hiện ý chí, sự
quyết tâm của Nhà nước trong công tác xử lý, tái chế rác thải. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực
hiện chủ trương đó còn nhiều mặt chưa đồng bộ và bất cập, do vậy tiến độ, hiệu quả thực hiện đều
chưa cao.
Trên địa bàn Hà Nội, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời tìm kiếm một nguồn cung
năng lượng mới, dự án xây dựng nhà máy biến rác thải thành điện đầu tiên tại Việt Nam mới được
khởi công xây dựng tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Dự án có công
suất xử lý mỗi ngày 75 tấn chất thải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng nhiệt phát điện với
công suất 1.930 kW (ở chế độ định mức) do Tổ chức phát triển kỹ thuật công nghiệp và Năng lượng
mới (NEDO) - Nhật Bản tài trợ. Đây được xem là một mô hình kiểu mẫu đầu tiên tại Việt Nam, áp
dụng công nghệ lò đốt tiên tiến của Nhật Bản để tái sử dụng nguyên liệu chất thải. Ngoài ra, còn sử
dụng năng lượng từ việc xử lý chất thải công nghiệp để sản xuất điện năng cung cấp cho khu liên hợp
xử lý chất thải Nam Sơn, góp phần làm giảm gánh nặng về việc thiếu hụt điện năng của thành phố…

Về lâu dài, cần rất nhiều những dự án tương tự, đặc biệt là tại các thành phố lớn, để có thể biến rác
thành một nguồn tài nguyên. Thực tế hiện nay cho thấy, để các chương trình xử lý và chế biến rác thải
thành công, còn cần đến rất nhiều sự ủng hộ, cũng như sự thay đổi quan điểm sống xưa cũ của người
dân về rác để rác không còn là thứ bỏ đi như người dân vẫn quan niệm lâu nay.
Thực tế thì 60% những thứ bị vứt vào thùng rác có thể tái chế. 50% rác thải gia đình có thể làm phân
compost. 100% thuỷ tinh đã sử dụng có thể tái chế (thuỷ tinh cho vào bãi chôn lấp không bao giờ
phân huỷ được). Giấy tái chế chỉ cần 70% năng lượng và sinh ra ít hơn 73% ô nhiễm so với việc sản
xuất giấy từ nguyên liệu thô. Tái chế một hộp thiếc có thể tiết kiệm năng lượng đủ để mở tivi trong ba
giờ đồng hồ. Tái chế một chai thuỷ tinh có thể tiết kiệm năng lượng để phát cho máy tính trong 25
phút. Tái chế một chai nhựa có thể tiết kiệm năng lượng đủ để phát bóng đèn 60W trong ba giờ đồng
hồ. Vì vậy tiềm năng của rác thải là rất lớn, được xem như nguồn tài nguyên trong thế giới hiện đại.
13


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn

6. Xử lý rác thải
6.1. Thu gom rác
Thu gom rác cũng là một vấn đề khó khăn và tốn kém, đặc biệt là ở những nước đang phát triển do tập
quán sinh hoạt cổ truyền, việc vứt rác một cách bừa bãi phổ biến. Riêng ở Hà Nội có 2400 người làm
công tác thu gom xử lí rác trong đó chủ yếu là thu gom. ở nước ta nhiều khu vực rác chưa thu gom
nhất là ở các khu vực ven trung tâm thành phố lớn và các thị xã, thị trấn.
6.2. Phân loại rác
Mỗi một loại rác có các cách xử lí thích hợp, vì vậy cần phân loại rác. Không những thế mà từ việc phân
loại rác, người ta có thể chủ động thay đổi thành phần của rác. Ví dụ ở Thuỵ Điển người ta đã dùng
bao bì bằng giấy, bìa thay các loại bao bì đóng gói bằng ni lông. Bang CaliPhoocnia của Mĩ đã có lệnh
cấm sử dụng túi ni lông làm bao bì đóng gói.
Có nhiều cách phân loại rác. ở một số nước, người ta tiến hành phân loại ngay từ chỗ phát sinh rác.
Người ta đặt các thùng có màu sắc khác nhau để chứa các loại rác khác nhau. Các gia đình phân các
loại rác vào các túi ni lông và cho vào các thùng tương ứng.

Tuy vậy, trong điều kiện ở nước ta hiện nay để dễ xử lí, chính phủ mới quy định phân loại chất thải rắn
thông thường thành 2 loại: "Chất thải rắn thông thường được phân thành 2 nhóm chính sau đây:
Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng; chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp; Tổ chức, các nhân
phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thực hiện phân loại rác tại nguồn nhằm nâng cao
hiệu quả quản lí chất thải" (Điều 77 Luật bảo vệ môi trường năm 2005)
6.3. Tái chế và tái sử dụng rác thải
Rác không phải là vô dụng. Nhiều chất liệu có giá trị có thể được phục hồi từ rác. Có nhiều đề tài
nghiên cứu về vấn đề xử lí rác nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và giảm thiểu nước ô nhiễm môi
trường do rác sinh hoạt gây ra.
Nguyên tắc bao trùm và cần được quan tâm nhất là giảm thiểu chất thải. Giảm chất thải có thể bắt
đầu từ việc không lạm dụng việc bao bì đóng gói khi không cần thiết.
Tuy nhiên việc sản sinh chất thải là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy cần lưu ý các biện pháp tái sử
dụng, tái chế và phục hồi (tái sử dụng: rửa sạch sản phẩm và tận dụng lại với các mục đích ban đầu; tái
chế: sử dụng những sản phẩm cũ để làm những sản phẩm mới; phục hồi: sản xuất ra năng lượng bằng
cách đốt rác).
Mỗi biện pháp xử lí đều có ưu và nhược. Có những biện pháp được nhiều nước sử dụng. Đa số các
nước dùng rác để sản xuất phân compost; chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Chôn lấp rác là biện pháp đơn giản và được tiến hành từ lâu đời nay nhưng càng ngày càng gặp khó
khăn trong vấn đề diện tích bãi để chôn lấp và nhiều chất độc hại từ rác thấm qua đất gây ô nhiễm
nguồn nước.

14


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
Cũng cần nêu thêm rằng nhiều người thợ, nhiều cô giáo và học sinh khéo tay đã biến những sản phẩm
rác thành các vật phẩm để trang trí hoặc đồ dùng dạy học hoặc đồ chơi cho trẻ em.
NHỮNG VẬT KHÔNG THỂ TÁI CHẾ
Bao bì xốp - Nếu bạn có số lượng lớn bao bì xốp, đặt chúng trong thùng rác bằng nhựa/kim loại.
Cửa sổ, Gương, Kính phẳng & Thủy tinh vỡ – Tấm cửa sổ, kính phẳng, kính vỡ và gương nên được đặt

trong một thùng rác cứng (KHÔNG đặt trong thùng Màu Cam/Tái Chế) để thu gom. Kính và gương có
khung có thể được đặt ở nơi thuận tiện nhất cho thu gom mặt kính/gương được đánh dấu khác biệt
bằng dán băng keo chữ “X” để ngăn chặn bị vỡ trong việc di chuyển và xử lý.
Thùng Sơn – Thùng sơn thì KHÔNG tái chế được. Các thùng sơn khô và hết phải được đặt trong Túi
Màu Xanh. Nếu bạn có sơn mà cần hủy, bạn có thể chuyển thùng sơn đến Cơ Sở Thu Gom Chất Thải
Độc Hại Hộ Gia Đình từ tháng Tư đến tháng Chín.
Móc Áo – Đặt vào Túi Màu Xanh.
Đồ Chơi Nhựa – Đặt vào Túi Màu Xanh. Đồ chơi mà quá lớn đối với Túi Màu Xanh thì có thể đặt tại lề
đường như là vật bỏ đi.
Quần Áo, Giày, Giày Thể Thao & Nệm – Đặt vào Túi Màu Xanh. Nếu đang còn tốt, hiến tặng cho
các chương trình như Lực Lượng Cứu Trợ hoặc Lực Lượng Giải Cứu.
Màn Che – Chúng phải được cột an toàn thành từng bó hoặc đặt trong thùng rác bằng nhưa
hoặc kim loại.
Bóng đèn huỳnh quang – Đèn huỳnh quang và bóng đèn compact huỳnh quang (CFL) có chứa vật liệu
thủy ngân và cần được xử lý một cách an toàn với môi trường. Cư dân nên di chuyển các bóng đèn
một cách an toàn và xử lý chúng bằng cách chuyển tới Cơ Sở Thu Gom Chất Thải Độc Hại Hộ Gia Đình
(HHW). Bóng đèn huỳnh quang được chấp nhận quanh năm. Nếu bạn không thể để chuyển bóng đèn
của bạn đến cơ sở HHW, đặt chúng với bất kỳ kích thước / hình dạng (dán với nhau) trong Túi Màu
Xanh.

6.4. Giảm thiểu chất thải
Giảm thiểu chất thải là một quá trình có liên quan đến việc giảm lượng chất thải sản xuất trong xã hội
và giúp loại bỏ các phát sinh chất thải nguy hại và dai dẳng, hỗ trợ các nỗ lực thúc đẩy phát triển một
xã hội bền vững hơn. Một phương pháp quan trọng của quản lý chất thải là công tác phòng chống chất
thải được tạo ra, còn được gọi là giảm chất thải. Phương pháp này bao gồm tái sử dụng các sản phẩm
đã qua sử dụng, sửa chữa những đồ bị hỏng thay vì mua mới, thiết kế sản phẩm tái sử dụng, khuyến
khích và thiết kế sản phẩm sử dụng ít vật liệu để đạt được cùng một mục đích (ví dụ, giảm trọng lượng
của lon nước giải khát).

Lợi ích

15


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
Chất thải không phải là cái gì đó nên được loại bỏ hoặc xử lý mà không liên quan đến việc sử dụng nó
trong tương lai. Nó có thể là một nguồn tài nguyên có giá trị nếu được giải quyết một cách chính xác,
thông qua chính sách và thực hành. Với hoạt động quản lý chất thải hợp lý và nhất quán sẽ cho những
lợi ích nhất định. Những lợi ích này bao gồm:
1. Kinh tế - Nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua sử dụng tài nguyên, xử lý, tiêu hủy và tạo ra thị
trường cho tái chế có thể dẫn đến các hành hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các vật liệu
sản phẩm có giá trị được thu hồi để tái sử dụng tạo mới khả năng việc làm và cơ hội kinh doanh.
2. Xã hội - Bằng cách giảm tác động xấu đến sức khỏe của hoạt động quản lý chất thải, dẫn đến các
khu định cư hấp dẫn hơn. Lợi thế xã hội tốt hơn có thể dẫn đến các nguồn việc làm mới và có khả
năng nâng cộng đồng thoát khỏi đói nghèo. Đặc biệt là ở một số nước đang phát triển.
3. Môi trường - Giảm hoặc loại bỏ tác động xấu đến môi trường thông qua việc giảm, việc tái sử dụng
và tái chế, giảm thiểu và khai thác tài nguyên. Có thể cung cấp được cải thiện không khí, chất lượng
nước, giúp đỡ trong việc giảm lượng khí thải nhà kính.
4. Thế hệ tương lai - thực hành quản lý chất thải hiệu quả có thể cung cấp các thế hệ tiếp theo một
nền kinh tế mạnh mẽ hơn, một xã hội công bằng hơn, toàn diện hơn và một môi trường sạch hơn.

7. Kết luận

Mỗi cá nhân cần có ý thức cùng chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng để bảo đảm trong sạch môi trường
của chúng ta bằng những việc nhỏ nhất, nhận thức đúng đắn về rác thải giúp chũng ta sử dụng và xử lý
chất thải hợp lý và an toàn nhất. góp phần nhỏ bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Tham khảo:
Internet

8. Các tổ chức về môi trường trên thế giới và việt nam
* Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam

Địa chỉ: />* Tổng Cục Môi trường
Địa chỉ:
* Quỹ Môi trường toàn cầu
Địa chỉ: />16


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
* Tổ chức hòa bình xanh
Địa chỉ: />* Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
Địa chỉ: />* Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
Địa chỉ: />* Trung tâm truyền thông Bảo vệ Môi trường
Địa chỉ: />* Tổ chức hành động vì môi trường
Địa chỉ: />* Qũy quốc tế bảo vệ thiên nhiên
Địa chỉ: />* Trang thông tin trực tuyến con người và thiên nhiên
Địa chỉ:
* Trung tâm giáo dục thiên nhiên
Địa chỉ:
* Chiến dịch Giờ Trái Đất
Địa chỉ:
* Trang tin về sinh vật rừng Việt Nam
Địa chỉ:
* Báo tài nguyên môi trường
Địa chỉ:
* Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng CECR
Địa chỉ:
* Diễn đàn Môi trường Việt Nam
Địa chỉ:
* Trung tâm con người và thiên nhiên
Địa chỉ:


17


Đề án tăng cường nhận thức về rác thải | Nguyễn Quang Tuấn
* Trang Thông tin giáo dục bảo vệ môi trường
Địa chỉ: , en
* Câu lạc bộ bảo vệ môi trường
Địa chỉ:
* Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Địa chỉ:
* Trang thông tin Bảo vệ Môi trường Việt Nam
Địa chỉ:
* Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng
Địa chỉ:
* Hiệp hội Vườn quốc gia & Khu bảo tồn thiên nhiên VNPPA
Địa chỉ:

18



×