Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá tầm quan trọng của các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 83 trang )

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài phản ánh đúng thực trạng của công ty. Đề tài
không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thiện Tuấn Minh

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh


GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTCK

: Công ty chứng khoán.

DN

: Doanh nghiệp.

NĐT

: Nhà đầu tư.

PTKT

: Phân tích kỹ thuật.


TTCK

: Thị trường chứng khoán.

UBCKNN

: Ủy ban chứng khoán nhà nước.

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh


GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

DANH MỤC BẢNG
SỐ HIỆU

TÊN BẢNG

TRANG

2.1

Kết quả hoạt động kinh doanh (2010-2012)

31

2.2

Thống kê sản phẩm của bộ phân nghiên cứu và tư vấn đầu tư


46

DANH MỤC HÌNH VẼ
SỐ
HIỆU

TÊN HÌNH VẼ

TRANG

1.1

Hình mẫu cơ bản trong lý thuyết sóng elliott

3

1.2

Biểu đồ dạng đường thẳng

4

1.3

Biểu đồ thanh chắn

5

1.4


Biểu đồ dạng nến

5

1.5

Giả thích biểu đồ nến

6

1.6

Biểu đồ đường xu thế giá lên

7

1.7

Biểu đồ đường xu thế giá xuống

7

1.8

Kênh giá

8

1.9


Đường hỗ trợ

8

1.10

Đường kháng cự

9

1.11

Mức hoàn lại

10

1.12

Mô hình vai đầu vai thuận

11

1.13

Mô hình vai đầu vai ngược

11

1.14


Mô hình hai đỉnh

11

1.15

Mô hình hai đáy

12

1.16

Mô hình cốc và tay cầm

12

1.17

Mô hình cờ đuôi nheo

13

1.18

Mô hình ba đỉnh

13

1.19


Mô hình ba đáy

14

1.20

Mô hình cái nêm hướng xuống

14

1.21

Đường SMA 200

15

1.22

Biểu đồ giá và MA 25

16

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh


GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
1.23

Biểu đồ giá và SMA 25,SMA50


16

1.24

Biểu đồ giá kết hợp tín hiệu mua bán của MACD

17

1.25

Sự phân kỳ giữa giá và MACD

18

1.26

Dải bollinger band

18

1.27

Dải bollinger band co thắt và phá dải trên

19

1.28

Dải bollinger band co thắt và phá dải dưới


19

1.29

Biểu đồ giá và khối lượng

20

1.30

Biểu đồ giá và khối lượng

20

1.31

Biểu đồ giá và chỉ báo MFI

21

1.32

Biểu đồ giá và chỉ báo RSI

22

1.33

Phân kỳ của RSI với đường giá


22

1.34

Biểu đồ giá và chỉ báo ADX

23

1.35

Biểu đồ giá và Fibonacci thoái lui

25

2.1

Biểu đồ Vni-index năm 2010

32

2.2

Biểu đồ Vni-index năm 5 tháng đầu năm

33

2.3

Biểu đồ Vni-index tháng 5-8


33

2.4

Biểu đồ Vni-index cuối tháng 8 cho đến hết năm

34

2.5

Biểu đồ Vni-index năm 2011

35

2.6

Biểu đồ Vni-index năm 2012

36

2.7

Biểu đồ Vni-index (2010-2012)

37

2.8

Biểu đồ Vni-index năm 2010


38

2.9

Biểu đồ Vni-index năm 2011

39

2.10

Biểu đồ Vni-index năm 2001-2012

40

2.11

Biểu đồ giá và hai đường MA10,MA25

41

2.12

Dải Bollinger và chỉ báo MACD

42

2.13

Biểu đồ giá và chỉ báo RSI


43

2.14

Giao diện công cụ PTKT tại CTCK FPTS

44

2.15

Giao diện PTKT tại CTCK Vndirect

45

2.16

Giao diện PTKT tại CTCK HSC

45

2.17

Bản tin chứng khoán của Agriseco

47

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh


GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

2.18

Bản tin phân tích kỹ thuật cổ phiếu DRC

49

2.19

Biểu đồ DRC giai đoạn 2010-2011

51

2.20

MA25vsMA50 kết hợp chỉ báo MACD

52

2.21

Biểu đồ giá DRC giai đoạn (2012-18/04/2013)

53

2.22

Kết hợp các chỉ báo Bolliger band, RSI và MACD

53


2.23

Biểu đồ giá cổ phiếu DRC tính đến phiên giao dịch 18/04/2013

54

3.1

Xu thế chỉ số Hnx-index trong 5 tháng

64

3.2

Xu thế Hnx-index trong 4 năm

65

3.3

Hỗ trợ, kháng cự của cổ phiếu AGF

66

Hỗ trợ, kháng cự của cổ phiếu AGF trong khoảng thời gian 20083.4

2010

66


3.5

Kết hợp dải Fibonacci với chỉ báo RSI và MACD

67

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. 0
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... 0
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................... 0
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................................. 1
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 1
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1
5. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN ................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN..................................................................................... 1
1.1.

KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ........................................................ 1

1.1.1.


Khái niệm phân tích kỹ thuật....................................................................... 1

1.1.2.

Những giả định cơ sở của phân tích kỹ thuật............................................. 1

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ................................... 1
1.2.1. Lý thuyết Dow ................................................................................................... 1
1.2.2. Lý thuyết sóng Elliott ....................................................................................... 2
1.2.2.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................ 2
1.2.2.2 Cơ bản về lý thuyết sóng Elliott .................................................................... 3
1.3. CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PTKT ............................ 4
1.3.1. Các loại biểu đồ ......................................................................................................... 4
1.3.1.1. Biểu đồ dạng đường thẳng (Line chart) ....................................................... 4
1.3.1.2. Biểu đồ dạng thanh chắn (Bar chart) .......................................................... 5
1.3.1.3. Biểu đồ dạng nến (Candlestick chart).......................................................... 5
1.3.2. Xu thế, đường xu thế, kênh, hỗ trợ, kháng cự, mức hoàn lại....................... 6
1.3.2.1. Xu thế ............................................................................................................ 6
1.3.2.2. Đường xu thế (Trenline) ............................................................................... 7
1.3.2.3. Kênh (channel) ............................................................................................. 8
SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa


1.3.2.4. Hỗ trợ và kháng cự .............................................................................................. 8
1.3.2.5. Mức hoàn lại ................................................................................................ 9
1.3.2. Các mô hình kỹ thuật ..................................................................................... 10
1.3.2.1. Vai đầu vai (Head and shoulders).............................................................. 10
1.3.2.3. Mô hình Cốc và Tay cầm (Cup& Handle pattern)..................................... 12
1.3.2.4. Mô hình cờ đuôi nheo ................................................................................. 13
1.3.2.5. Mô hình 3 đỉnh, 3 đáy ................................................................................. 13
1.3.2.6. .Mô hình cái nêm hướng xuống .................................................................. 14
1.3.3. Chỉ báo kỹ thuật.............................................................................................. 15
1.3.3.1. Trung bình động (Moving Average) ........................................................... 15
1.3.3.2. Đường MACD ........................................................................................... 16
1.3.3.3. Dải Bollinger (Bollinger Band) ................................................................. 18
1.3.3.4. Khối lượng giao dịch Volume .................................................................... 19
1.3.3.5. Chỉ báo dòng tiền (Money Flow index)...................................................... 20
1.3.3.6. Chỉ báo RSI ................................................................................................ 21
1.3.3.7. Đường ADX. ............................................................................................... 23
1.3.3.8. Dải Fibonacci ............................................................................................. 24
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM



CHI

NHÁNH ĐÀ NẴNG .................................................................................................. 26
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM




CHI

NHÁNH ĐÀ NẴNG .................................................................................................. 26
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty .............................................................................. 26
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 27
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động ......................................................................................... 27
2.1.4.

Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 29

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty (2010 – 2012) ...................... 31
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN
2010-2012 ................................................................................................................... 32
2.2.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2012 ........................... 32
2.2.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010 ............................................ 32
2.2.1.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 ............................................ 35
2.2.1.3. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 ............................................ 36

2.2.2 Mô tả cách áp dụng các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật vào ttck tại Agriseco.
..............................................................................................................................

37

2.2.2.1. Thực trạngáp dụng các chỉ tiêu xu thế, kênh, kháng cự, hỗ trợ tại
Agriseco 37
2.2.2.2. Thực trạng áp dụng các chỉ báo kỹ thuật vào phân tích thị trường chứng
khoán tại Agriseco ................................................................................................... 41
2.2.3. Tình hình sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật tại các công ty chứng
khoán tại Việt Nam ................................................................................................... 43
2.3. THỰC TẾ ÁP DỤNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀO
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN

CHỨNG

KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ................................................................. 46
2.3.1. Tình hình sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật tại công ty cổ phần
chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn............................ 46
2.3.2.1. Ưu điểm khi sử dụng phân tích kỹ thuật vào thị trường chứng khoán Việt
Nam tại Agriseco ..................................................................................................... 55
2.3.2.2. Đánh giá việc sử dụng đường hỗ trợ và kháng cự ...................................... 56
2.3.2.3.Đánh giá việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật RSI,MACD, đường

trung bình

động và dải Bollinger .............................................................................................. 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

KỸ

THUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG ......................................................................................................................... 59

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................ 59
3.1.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong năm 2013 ............. 59
3.1.2. Định hướng sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật tại Agriseco ........ 61
3.1.2.1. Định hướng Phát triển chung .................................................................... 61
3.1.2.2.Định hướng về hoạt động phân tích kỹ thuật .............................................. 61
3.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN AGRISECO ............................................................................................... 62
3.2.1. Kết quả ............................................................................................................. 62
3.2.2. Hạn chế ............................................................................................................ 62
3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁNAGRISECO ................................................... 64
3.3.1. Giải pháp tác động trực tiếp đến phương pháp phân tích kỹ thuật tại
công ty cổ phần chứng khoán Agriseco .................................................................. 64

3.3.1.1. Vận dụng nhiều mốc thời gian để phân tích trong thị trường chứng

khoán.

..............................................................................................................................

64

3.3.2. Các giải pháp hỗ trợ cho phương pháp phân tích kỹ thuật tại công ty... 68
3.3.2.2 Tiếp tục xây dựng đội ngũ chuyên viên phân tích có trình độ và chuyên môn
cao

68

3.3.2.3 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm Phân tích kỹ thuật hiện đại
và hiệu quả .................................................................................................................. 69
3.3.2.4 Cần có những điều chỉnh để phân tích kỹ thuật phù hợp hơn với tình hình thị
trường Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 69
3.3.2.5 Xác định tiêu chuẩn lựa chọn chứng khoán phân tích và khuyến nghị đầu tư.
..............................................................................................................................

69

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang4



GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đã đi vào hoạt động được gần 13
năm. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán đã tăng quy mô cả về số lượng và chất
lượng. Ngày càng có nhiều đối tượng quan tâm đến thị trường chứng khoán như là
một kênh để đầu tư sinh lời, hay huy động vốn. Đối với hoạt động đầu tư chứng
khoán ở khu vực Đà Nẵng chi nhánh công ty cổ phần chứng khoán Agriseco tại Đà
Nẵng là một trong những công ty được khá nhiều khách hàng ưa thích bởi vì công
ty có được hệ thống công nghệ tốt, lực lượng nhân viên có kiến thức chuyên môn
cao về phân tích và đánh giá thị trường, thêm vào đó là việc được sự hậu thuẫn từ
công ty mẹ ngân hàng Agribank nên công ty có đủ lượng vốn để hoạt động và phát
triển bền vững.
Thời gian đầu khi thị trường chứng khoán còn mới sơ khai quy mô thị trường
còn nhỏ, thì các nhà đầu tư nhìn chung lúc đó đều đầu tư theo yếu tố tâm lý, theo
cảm tính và tin đồn là chính. Tuy nhiên ngày nay khi mà sự phát triển của thị trường
chứng khoán ngày càng mạnh mẽ thì các nhà đầu tư chứng khoán cũng như các
công ty chứng khoán đã áp dụng các phương pháp phân tích trong hoạt động đầu tư
chứng khoán một cách bài bản hơn.
Trong đầu tư chứng khoán có hai trường phái đó là phân tích cơ bản và phân
tích kỹ thuật.Trong đó phân tích kỹ thuật dựa trên quan hệ cung cầu về chứng khoán
trong quá khứ từ đó dự đoán về xu thế biến động giá trong tương lai.Bên cạnh đó
phân tích kỹ thuật còn giúp đưa ra kết quả phân tích một cách nhanh chóng.Chính vì
vậy mà phương pháp này rất cần thiết đối với công ty cổ phần chứng khoán
Agriseco để có thể tiến hành phân tích thị trường, cổ phiếu và đưa ra các khuyến
nghị nhanh chóng nhất tới khách hàng của mình.
Từ tính cấp thiết trên em xin chọn đề tài: “Đánh giá tầm quan trọng của các

chỉ tiêu phân tích kỹ thuật tại công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng”làm đề tài khóa
luận.
SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh


GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đánh giá tầm quan trọng của các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật tại công ty cổ
phần chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam – Chi
nhánh Đà Nẵng, trên cơ sở đó đánh giá ưu nhược điểm, lợi ích mà nó mang lại cho
công ty và đưa ra các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu
phân tích kỹ thuật trong thị trường chứng khoán.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng của khóa luận là các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật trong thị trường
chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.
Giới hạn trong nghiên cứu và phân tích từ năm 2010 đến năm 2012 và giải
pháp trong năm 2013.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:
-

Thu thập, liệt kê các thông tin, số liệu và các dữ liệu.

-

Phân tích ngang kết hợp phân tích dọc để phân tích báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh của công ty.

-

Phân tích, đánh giá các biểu đồ kỹ thuật.

-

So sánh, lập luận đưa ra các kết quả

5. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN:
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tham khảo, khóa luận có 3 phần cơ bản sau:
Chương 1: Tổng quan về phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng phương pháp phân tích kỹ thuật tại công ty
cổ phần chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích kỹ thuật tại công ty
cổ phần chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Đà Nẵng.

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
1.1.1. Khái niệm phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và

khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với
các cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân
tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.
Nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường
của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và khối lượng
giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó.
1.1.2. Những giả định cơ sở của phân tích kỹ thuật.
-

Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu đều có thể

liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là phương
hướng chính đi lên, đi xuống hay đi ngang tích lũy của cổ phiếu.
-

Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức

có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai.
-

Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu.

-

Lịch sử luôn lặp lại do bản chất của con người là không đổi nên sẽ lặp lại

những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến các
xu hướng giá cả lặp lại.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
1.2.1. Lý thuyết Dow.

Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên

thị

trường.Khi nghiên cứu lý thuyết của Dow chúng ta chú ý đến chỉ số trung bình của
thị trường.Trong chỉ số trung bình của thị trường đã đề cập đến vấn đề đó là giá
chứng khoán của tất cả các công ty đều lên và xuống. Tuy nhiên với mỗi cổ phiếu
thì việc lên hay xuống là khác nhau và ở mỗi thời điểm khác nhau. Vì vậy, cùng với
việc nghiên cứu Charles Dow đã đưa ra khái niệm về chỉ số giá bình quân nhằm

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

phản ánh xu thế của một số cổ phiếu đại diện.Và điểm trọng tâm của lý thuyết Dow
là đề cập tới quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định và chỉ ra sự biến động giá
chứng khoán có ba xu thế cơ bản.
Lý thuyết dow thừa nhận ba xu thế thị trường:
 Xu thế cấp 1: Là xu thế dài hạn đi lên hoặc đi xuống kéo dài lớn hơn hoặc
bằngmột năm.
Mỗi đợt tăng giá mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ mỗi đợt
phản ứng giá, xu hướng giảm giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước,
nhưng xu thế cấp một vẫn là xu thế tăng, xu hướng cấp một này được gọi là thị
trường con bò tót.
Ngược lại, mỗi đợt mới giá giảm lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước

và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt
trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị
trường con gấu.
 Xu thế cấp 2: Là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của
xu thế cấp một.
Thường thì nó kéo dài từ 3 tuần đến vài tháng, thường đảo chiều giá trị khoảng
1/3 đến 2/3 đối với các đợt tăng giảm lần trước trong quá trình diễn biến của xu thế
cấp 1.
 Xu thế cấp 3:
Những biến động giá nhỏ từ 6 ngày đến khoảng 3 tuần, và những biến động
này rất dễ bị thao túng.Theo lý thuyết của Dow thì bản thân các xu thế này không
mang nhiều ý nghĩa nhưng chúng lại góp phần tạo nên các xu thế trung gian.
1.2.2. Lý thuyết sóng Elliott.
1.2.2.1. Lịch sử hình thành.
Xuất phát từ nghiên cứu chỉ số DJIA(chỉ số công nghiệp Down Jones). Cha đẻ
của nó là Ralph Nelson Elliott (1871-1984), là một kế toán trưởng đã phát triển lý
thuyết trên vào những năm 1930, ông đã cho rằng giá thị trường có thể được biểu
thị ở những mẫu hình cụ thể, mà ngày nay chúng ta gọi là sóng Elliott. Năm 1938,

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

Elliott đã đưa ra lý thuyết Sóng dùng để giải thích tại sao và ở đâu các dạng mẫu đồ
thị giá đang phát triển và chúng báo hiệu điều gì ?

Elliott công bố nghiên cứu về hành vi thị trường của mình trong tác phẩm Lý
thuyết Sóng. Elliott lập luận rằng vì bản thân con người là những nhịp điệu nên hoạt
động và quyết định của họ có thể dự đoán được bằng những nhịp điệu, vì thế lý
thuyết sóng là một cách biểu hiện các trạng thái tâm lý khác nhau của con người
bằng đồ thị.
1.2.2.2 Cơ bản về lý thuyết sóng Elliott.
Một cách cơ bản nhất, lý thuyết này cho rằng TTCK luôn lặp đi lặp lại một
chu kỳ gồm 5 sóng hướng gia tăng xu thế hiện tại và 3 sóng ngược hướng xu thế
hiện tại.

Hình1.1: Hình mẫu cơ bản trong lý thuyết sóng
Một chu kỳ sẽ gồm 8 sóng, 5 sóng hướng cùng chiều và 3 sóng hướng ngược
chiều thị trường. Khi thị trường lên giá, ở phần 5 sóng được đánh sốcác sóng 1, 3, 5
được gọi là các sóng kéo, còn các sóng 2, 4 gọi là các sóng điều chỉnh- sẽ điều
chỉnh xu thế của 3 sóng 1, 3, 5 (tên gọi của chúng được đặt theo hướng chuyển
động). Với 3 sóng ở nửa bên kia của mô hình, được đánh dấu bằng các chữ cái a, b,
c cũng được gọi là các sóng điều chỉnh nhưng khác sóng 2, 4 ở chỗ tính chất điều
chỉnh của chúng là với toàn thị trường.

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

1.3. CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PTKT
1.3.1. Các loại biểu đồ

1.3.1.1. Biểu đồ dạng đường thẳng (Line chart).
Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên Thị trường chứng
khoán, và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành
khoa học khác dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội…và nó cũng là
loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian lâu dài nhất. Nhưng hiện nay trên
Thị trường chứng khoán do khoa hoc kỹ thuật phát triển, diễn biến của Thị trường
chứng khoán ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử
dụng nhất là trên các Thị trường chứng khoán hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu được
sử dụng trên các Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian
ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều
lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như Thị trường
chứng khoán dùng phương pháp khớp lệnh liên tục.
Ưu điểm của loại biểu đồ này là đơn giản, dễ sử dụng, giúp cho người xem có
thể dễ dàng nhận thấy xu thế của giá trong từng giai đoạn nhất định. Lý do chính là
vì nó vẽ dựa trên giá đóng cửa của phiên giao dịch, ngoài ra nó còn được sử dụng
trên tất cả các Thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tới nay.
Nhược điểm hiện nay loại biểu đồ này ít được sử dụng để phân tích trên các
Thị trường chứng khoán hiện đại vì các Thị trường chứng khoán hiện đại ngày nay
thường diễn biến khá phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch
khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp
trong phân tích.Ngoài ra thì nếu sử dụng biểu đồ đường sẽ không thể biết được diễn
biến trong phiên giao dịch như thế nào.

Hình 1.2: Biểu đồ dạng đường thẳng
SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang4


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

1.3.1.2. Biểu đồ dạng thanh chắn (Bar chart).
Biểu diễn khoảng cách giá giao dịch hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, hoặc
hằng năm, được thể hiện bằng cột thẳng đứng cho mỗi giai đoạn. Quy tắc chung nếu
giá đóng cửa gần với đỉnh của khoảng giá giao dịch trong ngày là dấu hiệu về sức
mua lớn và giá sẽ tăng trong ngày giao dịch tiếp theo, xu thế sẽ là ngược lại nếu giá
đóng cửa gần đáy của khoảng giá giao dịch.

Hình 1.3: Biểu đồ thanh chắn
1.3.1.3. Biểu đồ dạng nến (Candlestick chart).

Hình 1.4: Biểu đồ dạng nến
SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), nó được
người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên Thị trường chứng khoán của họ đầu tiên.
Giờ đây nó đang dần được phổ biến hầu hết trên các Thị trường chứng khoán hiện
đại trên toàn thế giới. Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của
giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh
định kỳ.


Hình 1.5: Giải thích biểu đồ nến
Khi giá đóng cửa thấp hơn so với giá mở cửa, nến sẽ có màu đen.Ngược lại,
nếu giá đóng cửa cao hơn so với giá mở cửa, thân nến sẽ là màu trắng. Ở Việt Nam,
do đỏ là xuống và xanh là lên nên người sử dụng hay dùng màu đỏ để thay cho màu
đen và màu xanh lá cây để thay cho màu trắng.
1.3.2. Xu thế, đường xu thế, kênh,hỗ trợ, kháng cự, mức hoàn lại.
1.3.2.1. Xu thế.
Xu thế gồm có cả xu thế giá tăng và xu thế giá giảm. Xu thế giá tăng là xu thế
có các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước. Một xu thế giá
tăng sẽ được coi là vẫn duy trì cho đến khi xuất hiện một đáy mới thấp hơn đáy
trước nó. Ngược lại xu thế giá giảm cũng sẽ được coi là vẫn đang tiếp diễn cho đến
khi xuất hiện một đỉnh mới cao hơn đỉnh trước nó.

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

1.3.2.2. Đường xu thế(Trenline).
Được hình thành bằng cách nối các tỉ suất giá cao nhất hoặc thấp nhất của
chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định.Góc nghiêng của đường nối này
sẽ phản ánh xu thế giá lên hoặc giá xuống.Khi muốn vẽ một xu thế giá tăng ta phải
có ít nhất hai điểm đáy mà đáy sau cao hơn đáy trước, còn đối với xu thế giá giảm
ta phải có ít nhất hai điểm đỉnh mà đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.Khi giá chứng
khoán vượt ra ngoài đường xu thế, các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng một xu thế
mới có thể sẽ xuất hiện.

Lợi ích của việc vẽ các đường xu thế là giúp người vẽ có thể nhận ra xu thế
hiện tại của thị trường nhờ đó mà có thể đưa ra các quyết định giao dịch phù hợp.
Biểu đồ-Đường xu thế giá lên:

Hình 1.6: Biểu đồ đường xu thế giá lên
Biểu đồ - Đường xu thế giá xuống

Hình 1.7: Biểu đồ đường xu thế giá xuống
SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

1.3.2.3. Kênh(channel).
Kênh là khoảng dao động của giá, nếu giá dao động trong một dải thì dải đó
gọi là kênh.Kênh được xác định bởi hai đường biên là đường xu thế và đường kênh,
hai đường này song song với nhau. Đối với xu thế tăng, ta vẽ đường kênh là một
đường song song với đường xu thế và đi qua đỉnh giá rõ nhất đầu tiên. Nếu ở lần
tăng giá tiếp theo giá tăng đến gần hoặc chạm vào đường kênh rồi lại giảm xuống
đến gần đường xu thế thì khả năng có thể tồn tại một kênh giao động của giá. Với
xu thế giá giảm sẽ được làm ngược lại với xu thế giá tăng.
Nếu giá phá vỡ đường kênh là dấu hiệu cho sự gia tăng sức mạnh của xu thế
hiện tại.

Hình 1.8: Kênh giá
1.3.2.4. Hỗ trợ và kháng cự.

Hỗ trợ là mức giá người ta cho rằng nhu cầu mua đủ nhiều để mức giá không
giảm mạnh.Khi giá giảm đến mức hỗ trợ hoặc rẻ hơn nữa thì người mua sẽ có
khuynh hướng mua tiếp và ngược lại người bán sẽ không bán.Trước khi giá giảm
tới mức hỗ trợ, hiện tượng cầu vượt quá cung xuất hiện và hiện tượng này sẽ ngăn
giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ.

Hình 1.9: Đường hỗ trợ
SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

Hỗ trợ không phải luôn ở mức ổn định và việc mức hỗ trợ giảm báo hiệu cung
vượt quá cầu.Khi đó người ta có xu hướng bán nhiều hơn mua. Mức hỗ trợ bị phá
vỡ và mức hỗ trợ mới thấp hơn dự báo người bán đang mất hy vọng và họ sẵn sàng
bán với mức giá thấp. Thêm vào đó, người mua sẽ không mua cho đến khi giá giảm
dưới mức hỗ trợ hoặc giảm so với mức trước đó.
Kháng cự là mức giá người ta cho rằng như cầu bán ra đủ nhiều để giữ giá
không tăng mạnh. Khi giá tăng đến mức kháng cự thì người bán có khuynh hướng
tiếp tục bán và người mua thường dừng lại. Trước khi giá chạm tới mức kháng cự
thì cung sẽ vượt quá cầu, ngăn giá tăng trên mức kháng cự.

Hình 1.10: Đường kháng cự
Kháng cự thường không giữ nguyên và mức kháng cự bị phá vỡ dự báo cầu
vượt quá cung.Việc mức kháng cự phá vỡ cho thấy người ta mua nhiều


hơn

bán.Mức kháng cự bị phá vỡ và mức kháng cự mới cao hơn cho thấy người mua sẵn
sàng mua ngay cả với giá cao. Hơn nữa người bán sẽ không bán cho đến khi giá
tăng trên mức kháng cự hoặc tăng hơn trước đó.
1.3.2.5. Mức hoàn lại.
Sau một giai đoạn giá chuyển động theo xu thế của thị trường thì giá sẽ hoàn
lại một chút trước khi quay trở lại chuyển động theo xu thế cũ.
Những chuyển động ngược xu thế này thường có độ lớn ở vào những khoảng
có thể dự đoán được và gọi là mức hoàn lại.Mức hoàn lại trung bình thường gặp
nhất là 50%.Bên cạnh đó còn có các mức hoàn lại thường thấy khác đó là các mức
1/3 và 2/3 của xu hướng trước đó.
SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

Hình 1.11: Mức hoàn lại
1.3.2. Các mô hình kỹ thuật.
1.3.2.1. Vai đầu vai (Head and shoulders).
Là một mô hình kỹ thuật hết sức phổ biến đối với các nhà đầu tư vì nó là mô
hình đáng tin cậy nhất trong tất cả những mô hình kỹ thuật được trình bày trong đề
tài. Vai đầu vai là loại hình mẫu kỹ thuật đảo ngược xu thế của thị trường, nó là dấu
hiệu quan trọng đánh dấu sự đảo chiều của xu thế biến động giá chứng khoán từ xu
thế tăng chuyển sang xu thế giảm và ngược lại.
Mô hình vai đầu vai có hai dạng: thuận và nghịch. Dạng thuận gồm có ba đỉnh

với đỉnh trung tâm cao nhất trong khi dạng nghịch gồm ba điểm thấp với điểm trung
tâm thấp nhất.
Vẽ một đường thẳng xuyên qua những điểm thấp nhất hai bên đầu gọi là
đường cổ đối với dạng thuận và hai đỉnh ở hai bên đầu của dạng nghịch.
Pha thời gian giữa đỉnh trung tâm và 2 đỉnh liền kề phải tương đồng. Khối
lượng thường suy giảm tại 2 điểm đáy với dạng thuận và tại 2 điểm đỉnh với dạng
nghịch, tăng cao tại 3 đỉnh với dạng thuận, tại 3 đáy với dạng nghịch.
Điểm phá vỡ mô hình (Breakout): Khi giá vượt qua đường vòng cổ là tín hiệu
bán ra đối với dạng thuận và mua vào đối với dạng nghịch. Khối lượng giao dịch
phải đột biến tại điểm Breakout để xác nhận dạng mẫu này.

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

Vai đầu vai thuận

Hình 1.12: Mô hình vai đầu vai thuận
Vai đầu vai nghịch

Hình 1.13: Mô hình vai đầu vai ngược
1.3.2.2. Mô hình hai đỉnh và hai đáy.
Mô hình 2 đỉnh: Xảy ra khi giá chạm một mức định hay một mức giá như
nhau hai lần liên tiếp sau một xu hướng tăng mạnh. Rất quan trọng, đỉnh thứ hai
được xem là sự thất bại của giá vì nó không thể tạo nên đỉnh cao hơn đáng kể so với

đỉnh đầu tiên.Sự thất bại của hành động giá là chỉ báo tốt về sự yếu đi trong xung
lượng của xu hướng và khả năng đảo chiều có thể sắp xảy ra.Hai đỉnh được tách
biệt bởi một vùng đáy.Tín hiệu bán xuất hiện sau khi giá phá vỡ hướng xuống dưới
điểm thấp nhất của vùng đáy.Để tính mục tiêu giá, lấy mức giá tại thời điểm phá vỡ
trừ đi khoảng cách từ đỉnh đến điểm thấp nhất của vùng đáy.

Hình 1.14: Mô hình hai đỉnh
SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

Mô hình hai đáy:Xuất hiện khi giá chạm vào cùng một mức đáy như nhau hai
lần liên tiếp sau một xu hướng giảm mạnh. Đáy thứ hai được xem là sự thất bại của
hành động giá.Hai đáy được tách biệt bởi một vùng đỉnh.Tín hiệu mua xuất hiện khi
giá phá vỡ hướng lên trên mức giá cao nhất của vùng đỉnh.Mục tiêu giá của mẫu
hình hai đáy được tính bằng cách lấy mức giá tại điểm phá vỡ cộng với khoảng cách
từ đáy đến mức giá cao nhất của vùng đỉnh.

Hình 1.15: Mô hình hai đáy
1.3.2.3. Mô hình Cốc và Tay cầm (Cup& Handle pattern)

Hình 1.16: mô hình cốc và tay cầm
Phần cốc kéo dài trong 1 đến 6 tháng, phần tay cầm kéo dài trong 1 đến 4 tuần.
Đáy cốc càng vòng càng chuẩn và nếu như nó quá nhọn và gần giống với chữ V thì
rất dễ chuyển tính chất thành mô hình đảo chiều.Một mô hình cốc hoàn hảo sẽ có

hai thành cốc cao ngang nhau, độ sâu của nó hoàn lại khoảng 1/3 hoặc ít hơn mức
tăng giá trước đó, tất nhiên điều này ít khi xảy ra.Với thị trường có độ bất ổn lớn thì
mức hoàn lại có thể trong khoảng 1/3 đến 1/2, thậm chí có thể đạt 2/3.

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

Mô hình tay cầm làm cho đợt tăng giá ở bên phải cốc ngừng lại và biến động
nhỏ trong một khung giao dịch có thể kéo lùi giá lại một chút so với thành cốc.
Toàn bộ chiều cao của khung thường đặt mức 1/3 chiều cao cốc. Điểm phá vỡ
(break out) xuất hiện sẽ phá vỡ mức kháng cự và tiếp tục xu thế tăng giá của thị
trường.
1.3.2.4. Mô hình cờ đuôi nheo.

Hình 1.17: Mô hình cờ đuôi nheo
Mẫu hình cờ đuôi nheo được tạo thành từ một cột cờ theo sau bởi một vùng
củng cố nhỏ hội tụ trông giống một tam giác nhỏ. Mẫu hình cờ đuôi nheo tăng giá
có cột cờ là một đợt tăng giá mạnh, theo sau bởi một vùng củng cố dạng tam giác.
Sau khi phá vỡ vùng củng cố, kỳ vọng giá sẽ tiếp tục đi theo hướng của cột cờ.
1.3.2.5. Mô hình 3 đỉnh, 3 đáy.

Hình 1.18: Mô hình 3 đỉnh
Mẫu hình 3 đỉnh hình thành khi giá chạm vào một mức đỉnh ba lần liên tiếp
sau một xu hướng tăng mạnh. Mẫu hình ba đỉnh được tách biệt bởi các vùng đáy và

các vùng đáy này không nhất thiết phải có cùng mức giá.Tín hiệu bán xuất hiện khi
có sự phá vỡ hướng xuống dưới mức giá thấp nhất của hai vùng đáy.Để có mục tiêu
giá, lấy mức giá tại điểm phá vỡ trừ đi khoảng cách từ đỉnh đến mức giá thấp nhất
của hai vùng đáy.
SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh

Trang13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

Hình 1.19: Mô hình 3 đáy
Mô hình ba đáy hình thành khi giá chạm một mức đáy giống nhau ba lần liên
tiếp sau xu hướng giảm giá mạnh.Tín hiệu mua xuất hiện khi giá phá vỡ hướng lên
mức giá cao nhất của hai vùng đỉnh.Để tính giá mục tiêu, lấy mức giá tại điểm phá
vỡ cộng với khoảng cách từ ba đáy đến mức giá cao nhất trong hai đỉnh.
1.3.2.6. .Mô hình cái nêm hướng xuống.

Hình 1.20: Mô hình cái nêm hướng xuống
Mô hình Falling wedge là một hình mẫu kỹ thuật dạng chỉ báo thị trường tăng
giá, mô hình bắt đầu thì biên khoảng cách giữa hai đường Trendline rộng sau đó độ
rộng giảm dần khi giá chứng khoán giảm. Sự biến động của giá hình thành một hình
chóp nón hướng xuống dưới do các đỉnh và đáy dần hội tụ. Hình mẫu kỹ thuật
Falling wedge trượt hướng xuống phía dưới và có dấu hiệu tăng giá, tuy nhiên dấu
hiệu tăng giá này sẽ không thể được nhận ra cho đến khi có "breakout" (sự đột biến
của giá chứng khoán) khỏi đường kháng cự.

SVTH: Nguyễn Thiện Tuấn Minh


Trang14


×