Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Phân tích mã cổ phiếu LSS của công ty cổ phần mía đường lam sơn từ năm 2009 đến năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 61 trang )

GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN.
...................................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Giới thiệu chung ...........................................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Thông tin cổ phếu: ........................................................Error! Bookmark not defined.
1.3. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển: ....................Error! Bookmark not defined.
1.4. Sản phẩm kinh doanh:...................................................Error! Bookmark not defined.
1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:....................................................Error! Bookmark not defined.
1.6. Vị thế của công ty trong ngành:.....................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ KINH TẾ NGÀNH... Error! Bookmark
not defined.
2.1. Phân tích kinh tế vĩ mô:.................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu:......................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô nội địa: ..............Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Ảnh hưởng của cú sốc cung cầu: ............................Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Ảnh hưởng của chính sách của chính phủ:..............Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh .........................Error! Bookmark not defined.
2.2.
Phân tích ngành.............................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Sự nhạy cảm của chu kỳ kinh doanh. .........................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Chu kỳ sống của ngành ..........................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG
LAM SƠN TỪ NĂM 2009 – 2011..............................................Error! Bookmark not defined.
3.1. Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của LSS từ năm 2009 đến năm 2011.....Error!
Bookmark not defined.
3.1.1 Sự biến động của Tài sản, Nguồn vốn. ........................Error! Bookmark not defined.
3.1.2
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của LSS từ năm 2009-2011
............................................................................................Error! Bookmark not defined.


3.1.3 Phân tích các chỉ số tài chính ......................................Error! Bookmark not defined.
3.2.
Định giá CP LSS...........................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4: Phân tích kỹ thuật cổ phiếu LSS và dự báo năm 2013 ..................................... 50
4.1. Tổng quan chỉ số VNINDEX và CP LSS ................................................................ 50
4.2. Ứng dụng đường trung bình SMA10 và SMA 25 vào cổ phiếu LSS ...................... 56
4.3. Ứng dụng dải Bollinger và chỉ báo kỹ thuật MACD ................................................. 57
4.1. Dự báo cổ phiếu LSS năm 2013 dựa trên FIBONACI và Sóng Elliott ................... 58
KẾT LUẬN

NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 1


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa

LỜI MỞ ĐẦU.
Thị trường chứng là một kênh đầu tư đem lại lợi nhuận rất cao cho những nhà đầu
tư nhưng đi kèm với nó cũng là rất nhiều rủi ro. Các nhà đầu tư khi muốn tham gia vào
thị trường cần phải giải đáp được các vấn đề nên mua cổ phiếu nào, giá cổ phiếu khi
mua, thời điểm mua cổ phiếu, và thời gian nắm giữ cổ phiếu đó. Để nắm bắt được cơ hội
kinh doanh cũng như hạn chế được các rủi ro trên thị trường chứng khoán, thứ nhất nhà
đầu tư phải hiểu rõ phương pháp phân tích chứng khoán, phân tích kinh tế vĩ mô , các
ngành nghề kinh doanh và phân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như
định giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thứ 2 là phải
có kế hoạch cũng như phương pháp quản lý danh mục đầu tư một cách hiệu quả.
Nhận thức được vấn đề trên, và với kiến thức đã được học, em đã chọn đề tài “
Phân tích mã cổ phiếu LSS của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn từ năm 2009 đến
năm 2011”.Tuy nhiên với kiến thức hạn chế, bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi sai sót.

Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện
hơn.

NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 2


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY
CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN.
1.1. Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn.
Tên viết tăt: LSS.
Địa chỉ: Thị trấn Lam Sơn – Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại: (84-373) 834 091/93.
Fax: (84-373) 834 092.
Email:
Website: www.lasuco.com.vn
1.2. Thông tin cổ phếu:
Loại cổ phiếu: Phổ thông.
Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần.
KL CP đang niêm yết :50,000,000 cp
KL CP đang lưu hành: 50,000,000 cp
Vốn điều lệ: 500,000,000,000 đồng.
1.3. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (LASUCO) là đơn vị có lịch sử hình thành,
xây dựng và phát triển rất vẻ vang trong ngành mía đường Việt Nam. Với chủ
trương và biện pháp đúng đắn bắt đầu từ việc xác định phải dựa vào dân, giúp nông

dân xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, nhà máy có đứng vững thì phải dựa vào
sức dân, dân có giàu thì nhà máy mới phát triển và nhà máy có phát triển thì dân
mới thực lực vươn lên làm giàu. Công ty đã xây dựng và giải quyết hợp lý mối quan
hệ lợi ích kinh tế với nông dân, gắn công nghiệp với nông nghiệp, thực hiện liên
minh công nông, trở thành mô hình tiêu biểu về liên minh công nông, được nhiều
NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 3


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm và khẳng định. Trở thành mô hình
kinh tế mới đã và đang được nhân rộng.
Quá trình xây dựng và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty:
- Từ năm 1989 - 1990, công ty đã xây dựng thành công trung tâm nghiên cứu khảo
nghiệm với diện tích 100 ha nhằm nghiên cứu, thử nghiệm, lựa chọn, nhân giống
các loại giống mía phù hợp với đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng có năng suất, trữ đường
cao.
- Năm 1992 đầu tư 3,692 tỷ đồng xây dựng nhà máy cồn chế biến từ mật rỉ công
suất 1,5 triệu lít năm sau đó nâng công suất lên 1,9 triệu lít năm.
- Năm 1995-1996 đầu tư hàng chục tỷ đồng mua thiết bị nâng công suất nhà máy
đường từ 1.500 tấn mía ngày lên 2.500 tấn mía ngày.
- Năm 1995 đến năm 2003 đầu tư 57,477 tỷ đồng xây dựng nhà máy bánh kẹo Đình
Hương với thiết bị tiên tiến của Đan mạch, Đài Loan, Italia công suất 5.000
tấn/năm.
- Năm 1995-1996 đầu tư xây dựng xí nghiệp phân vi sinh có thành phần từ bùn mía
công suất 20.000 tấn năm với tổng mức đầu tư 16,2 tỷ đồng vừa giải quyết vấn đề
môi trường, vừa đáp ứng nhu cầu phân bón cho cây mía trong vùng và công ăn việc
làm cho hàng trăm lao động và tăng hiệu quả sản xuất của Công ty.
- Năm 1998, công ty đầu tư xây dựng nhà máy đường số 2 công suất 4.000 TMN

với tổng mức đầu tư là 500 tỷ đồng. Công trình đã hoàn thành và đi vào sử dụng
cuối năm 1999. Đưa tổng công suất mía ép 1 ngày từ 2.500 TMN lên 6.500 TMN.
□ Năm 2003 công ty đầu 160 tỷ đồng xây dựng nhà máy cồn số 2 công suất 25 triệu
lít năm, đã bắt đầu đi vào sản xuất năm 2004.
- Cuối năm 2004 công ty đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sữa công suất 100.000
tấn năm với tổng mức vốn đầu tư là 90 tỷ đồng, nhà máy đã đi vào hoạt động tháng
5/2005.
- Hàng năm công ty đầu tư sữa chữa lớn, nâng cấp máy móc, thiết bị hàng chục tỷ
đồng.

NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 4


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
- Năm 2003 - 2004 công ty đã đầu tư nhập bò sữa làm trung tâm nuôi bò sữa với
tổng mức đầu tư trên 40 tỷ đồng, ngoài ra còn mua bò đầu tư cho bà con nông dân
trên 3 tỷ đồng.
- Năm 2002 đến 2004 công ty đã đầu tư trên 63 tỷ đồng để thành lập các công ty
con và mua cổ phần của một số các doanh nghiệp khác.
- Trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật có gần 250 CBCNV Công ty có sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ
đồng cho công ty.
Công ty đã và đang phát huy vai trò trung tâm của một cơ sở công nghiệp trong
vùng kinh tế Lam Sơn, góp phần tạo việc làm cho hàng vạn lao động, tạo sự gắn kết
giữa công nghiệp và nông nghiệp, nông dân và công nhân nông nghiệp để triển khai
và thực hiện có hiệu quả phương án phát triển mía đường, khai thác và làm sống
dậy một vùng đất trống đồi núi trọc trung du miền núi, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp từ sản xuất tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá, góp

phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng.
1.4. Sản phẩm kinh doanh:
- Sản phẩm đường:
Đường RE xuất khẩu đạt tiêu chuẩn EU; Đường RS đạt TCVN; Đường vàng tinh
khiết có tính đặc trưng riêng TCVN.
- Cồn Công nghiệp và Cồn thực phẩm xuất khẩu.
- Sản phẩm gia công cơ khí.
- Dịch vụ làm đất, dịch vụ khoa học kỹ thuật đào tạo.
- Dịch vụ cho thuê kho, cho thuê tài sản.
- Cung cấp giống cây, con.
- Sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng các loại đạt TCVN
1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 5


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa

1.6.

Vị thế của công ty trong ngành:
Là một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành mía đường Việt Nam, LASUCO có
khả năng tồn tại - phát triển - cạnh tranh - hội nhập kinh tế vào khu vực và trên thế
giới; Sản phẩm của LASUCO phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu,
luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và sự phục vụ hài lòng của
khách hàng; Theo báo cáo mới nhất của ngành mía đường Việt Nam tại Hội nghị
tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2006/2007, cả nước ta hiện nay có 36 Nhà
máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế 87.500 TMN, sản lượng đường

công nghiệp đạt 1.144.000 tấn. Trong đó, Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn
có tổng công suất chế biến 7.000 TMN, sản lượng đường là 115.850 tấn, chiếm
10,13% tổng sản lượng đường cả nước. Về thị trường tiêu thụ: Công ty tổ chức
tiêu thụ rộng rãi sản phẩm trên thị trường cả nước. Trong đó, thị trường khu vực

NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 6


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
phía Bắc chiếm 65%; khu vực miền Trung 20%; khu vực Miền Nam 15%. Để đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đường, cồn khu vực phía Nam, hiện nay Công ty
đã hợp tác thành lập Công ty TNHH SXTM Lam Thành và thành lập Chi nhánh
tại TP.Hồ Chí Minh để tăng tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ khu vực này trong thời gian
tới. Theo quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020, ngành mía đường phấn đấu đến năm 2010 sản lượng đường công nghiệp cả
nước sẽ đạt 1,4 triệu tấn. Công ty CP mía đường Lam Sơn phấn đấu sẽ tiếp tục duy
trì sản lượng chiếm ít nhất 10 - 12 % tổng sản lượng đường cả nước (tương đương
150.000 tấn đường vào năm 2010). Hiện nay Công ty đang triển khai dự án nâng
công suất nhà máy đường số II từ 4.500 TMN lên 8.000 TMN, nâng tổng công
suất ép của hai nhà máy từ 7.000 TMN lên 10.500 TMN.

NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 7


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ
KINH TẾ NGÀNH
2.1. Phân tích kinh tế vĩ mô:
2.1.1. Ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu:
Năm 2009:
Kinh tế thế giới trải qua một năm được xem là tồi tệ nhất từ sau cuộc đại suy thoái
năm 1930-1931. Hiện tại, kinh tế thế giới đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi khá
mạnh mẽ, một điều mà những người lạc quan nhất trong các tháng đầu năm cũng không
nghĩ tới. Các chính sách tiền tệ và tài khóa mạnh mẽ của chính phủ các nước trên thế giới
đã có tác dụng tích cực.
GDP của hầu hết các quốc gia đã tăng trưởng hoặc cải thiện mức suy giảm trong
quý 3 và quý 4. Chỉ số giá tiêu dùng nhiều quốc gia bắt đầu tăng trưởng dương. Nhiều chỉ
báo kinh tế khác như chỉ số lòng tin người tiêu dùng, tăng trưởng công nghiệp, doanh số
bán nhà, số đơn đặt hàng cũng được cải thiện khá tích cực.
Tuy vậy, tình trạng thất nghiệp của nhiều nước vẫn còn ở mức rất cao. Thất nghiệp
tại Mỹ đã lên tới 10%, là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Thất nghiệp của Liên minh
châu Âu hiện tại đang ở mức 9.8%, mức cao nhất trong hơn 20 năm qua.
Những số liệu trên cho thấy kinh tế thế giới đã có những đấu hiệu phục hồi song vẫn
chưa vững chắc. Tình trạng thất nghiệp cao ở nhiều quốc gia đang là những mối lo ngại
lớn đối với những nhà làm chính sách. Nhiều quốc gia vẫn cam kết tiếp tục duy trì chính
sách tiền tệ mở rộng và giữ lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ cho nền kinh tế bất chấp cảnh
báo về những hệ lụy.
Các Thị trường Chứng khoán đều phục hồi ấn tượng
Ở thời điểm hiện nay, hầu hết các chỉ số chứng khoán trên thế giới đều đã tăng cao
hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra hồi tháng 10 năm ngoái. Cụ thể, nếu
so với đầu năm 2008 các chỉ số chứng khoán thế giới vẫn còn sút giảm 15-30%. Tuy
nhiên, so đến cuối năm 2008, các chỉ số này đều tăng 25-30%, còn so với mức đáy được
thiết lập trong năm nay thì mức tăng khoảng 50%.
NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1


TRANG 8


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
Các chỉ số chứng khoán bật lại mạnh mẽ cùng với những tín hiệu phục hồi của nền
kinh tế. Trong các chỉ số chứng khoán, Hang Seng của Hong Kong và Shanghai
Composite trở thành một trong những chỉ số tăng mạnh nhất trong năm với mức tăng lần
lượt là 52.02% và 79.98%.
Nhìn chung trong năm 2009 nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
đã thoát khỏi suy thoái và xác lập đáy trong quý 2/2009.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự tăng trưởng hết sức bất ngờ và ấn tượng từ
mức đáy 234.66 được thiết lập vào 24/2/2009 lên đỉnh cao 633.21 vào ngày 23/10/2009.
Năm 2010:
Theo đánh giá mới nhất của Liên Hợp Quốc, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm
2010 đạt 3,6%. Trong đó các nước đang phát triển dẫn đầu với mức tăng 7,1%, các nước
chậm phát triển tăng 5,5% và các nước phát triển tăng trưởng khiêm tốn với 2,3% (Mỹ
2,6%, EU 1,6%...). Châu Âu là khu vực hồi phục chậm nhất do khủng hoảng nợ công tại
nhiều quốc gia thành viên. Sau khi đi xuống mạnh năm 2009, kinh tế toàn cầu tăng
trưởng trở lại trong năm 2010 cho thấy kết quả ban đầu của những nỗ lực kích thích kinh
tế của năm trước và các hỗ trợ vẫn được duy trì trong năm nay. Nhìn chung kinh tế thế
giới đã tạm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, sản xuất công nghiệp, thương mại đã tăng
trưởng trở lại và thị trường tài chính tiền tệ đều sự hồi phục và ổn định hơn trong năm
2010.
Tuy nhiên, sự hồi phục kinh tế thế giới hiện tại vẫn khiêm tốn ẩn chứa những rủi
ro và bộc lộ dấu hiệu kìm hãm đà hồi phục. Đó là tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao ở các nền kinh
tế chủ chốt, nguy cơ vỡ nợ công ở châu Âu đe dọa hồi phục kinh tế do các gói kích thích
kinh tế phải cắt giảm, tăng trưởng kinh tế nhiều nước đang phát triển chưa hồi phục trở
lại mức trung bình trước khủng hoảng kinh tế, sự thiếu hợp tác giữa các nền kinh tế tăng
lên hình thành nguy cơ xung đột thương mại, nguy cơ lạm phát tăng (đặc biệt tại các
nước đang phát triển), sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ bộc

lộ làm suy giảm niềm tin vào chính sách vĩ mô.
Năm 2011:
NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 9


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
Có thể nói, nợ công và thâm hụt ngân sách Chính phủ là chủ đề nóng trong suốt
năm vừa qua, đặc biệt ở khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone). Năm 2011 đã khởi đầu
với một loạt các diễn biến tiêu cực xung quanh vấn đề giải cứu đồng Euro. Hành động
của Moody’s trong việc hạ mức tín nhiệm của Hi Lạp và Tây Ban Nha đã làm dấy lên
những lo ngại trong giới đầu tư, khiến chi phí vay nợ của những thành viên yếu nhất
trong khu vực Eurozone này liên tục tăng cao. Bạo loạn xảy ra tại Hi Lạp càng tạo thêm
áp lực lên Chính phủ nước này, khiến lãi suất trái phiếu tăng cao kỉ lục. Bên kia bờ Đại
Tây Dương, Standard & Poor’s đã chuyển đánh giá về vấn đề nợ của Mỹ từ ổn định sang
tiêu cực, khi quá trình thỏa hiệp chính trị giữa các Đảng phái trong Chính phủ liên bang
Mỹ về cắt giảm chi tiêu diễn ra rất chậm chạp. Cùng với đó, thảm họa động đất và sóng
thần ở Nhật Bản xảy ra vào tháng 3 đã kéo lùi các thị trường tài chính trên thế giới. Giá
dầu bất ngờ tăng cao trong tháng 4 do lo ngại về sự giảm sút nguồn cung bởi bất ổn chính
trị ở Trung Đông và Bắc Phi. Những diễn biến phức tạp này đã khiến giá vàng liên tục
thiết lập những mức kỉ lục mới trong giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 9, khi giới đầu tư
quốc tế vội vã tìm kiểm một nơi trú ẩn tài chính an toàn, đặc biệt khi Standard & Poor’s
hạ bậc tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+ vào tháng 8. Đáng chú ý, trong năm 2011
này, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong
bối cảnh hậu kích cầu, Chính phủ nước này đã phải liên tiếp tiến hành nâng các mức lãi
suất điều hành để ngăn ngừa lạm phát do lo ngại tăng trưởng đã trở nên quá nóng. Chính
phủ Trung Quốc cũng bắt đầu tái cân bằng nền kinh tế bằng việc khuyến khích tiêu dùng
của dân cư và giảm tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 được
công bố vào tháng 3.Theo thống kê mới nhất của OECD, thương mại thế giới trong 3 quý

đầu năm nay đã tăng trưởng 6,8% so với cùng kì năm 2010, và con số của cả năm sẽ khó
có thể khả quan hơn khi quý 4 bị ảnh hưởng bởi lực cầu suy yếu do sự tăng trưởng chậm
chạp của khu vực EU. Cụ thể, thương mại của các nước OECD đã tăng 6%, trong khi của
các nước ngoài OECD tăng 8,2%. Những chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm chậm quá
trình phục hồi kinh tế ở các nước phát triển. Theo IMF, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng
khoảng 3,8% trong năm 2012, giảm từ mức 3,9% của năm 2011 và 5,2% của năm 2010.
Những dự báo mới cập nhật vào tháng 12 này đã được điều chỉnh giảm so với những con
NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 10


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
số dự báo được công bố vào tháng 1 đầu năm 2011. Sự giảm tốc này là hậu quả của
những bất ổn tài chính và nỗi lo sợ rủi ro nợ công lan tỏa ra bên ngoài phạm vi những nền
kinh tế châu Âu. Các 3 biện pháp thắt lưng buộc bụng sẽ thay thế các chương trình kích
thích của giai đoạn 2010-2011, và phần lớn các nước phát triển có sẽ có mức GDP dưới
sản lượng tiềm năng trong năm 2012. Mặc dù vậy, so với các nước phát triển, triển vọng
tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển sáng sủa hơn, bởi sự suy yếu của cầu
ngoại sinh được dự báo sẽ được bù đắp bởi cầu nội địa nhờ những chính sách kinh tế linh
hoạt của các Chính phủ.
2.1.2. Ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô nội địa:
2.1.2.1.

Tổng sản phẩm quốc nội(GDP):

Năm 2009, tổng sản phẩm (GDP) ước đạt 90,273 tỷ USD, đạt ốc độ tăng trưởng
kinh tế 5,3%.. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2002 đến nay và là năm đầu
tiên trong vòng 5 năm qua có mức tăng dưới 2 chữ số. GDP bình quân đầu người đạt
khoảng 18,85 triệu đồng.

Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tính theo giá thực tế, đạt 97,146 tỷ
USD, tốc độ tăng trưởng 6,78% tăng hơn so với năm 2009 gần 7 tỷ USD cùng 1,48%.
Đây là mức tăng ấn tượng nhất kể từ năm 2002.
Năm 2011
NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 11


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
Tốc độ tăng trường GDP đạt 5,89% so với năm 2010 với tổng giá trị 103,571 tỷ
USD. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của
năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu
tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp
lý.
2.1.2.2.

Tỷ lệ lạm phát:

Năm 2009
Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng
hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng
6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng này nếu so với
các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều.
Năm 2010
Năm 2010, CPI cuối kỳ khoảng 7%. Mục tiêu này có thể không được hoàn thành
khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35%. Ngoài ra, nền kinh tế hiện nay vẫn còn tiềm ẩn
nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao trong năm này.
Năm 2011
Tỷ lệ lạm phát là 18,13%. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thế giới, năm

2011 Việt Nam đã vượt ngưỡng lạm phát và sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng.
Nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát cao ở nước ta là do hệ quả của việc nới lỏng chính
sách tiền tệ, tài khóa kéo dài trong nhiều năm để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển, bảo
đảm an sinh xã hội, và phúc lợi xã hội trong khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn kém
hiệu quả, cùng những hạn chế trong quản lý điều hành và tác động cộng hưởng của các
yếu tố tâm lý.
2.1.2.3.

Lãi suất.

NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 12


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa

Lãi suất huy động của các NHTM Việt Nam có dấu hiệu tăng mạnh trong những
năm gần đây. Đỉnh điểm của lãi suất là vào năm 2008 khi lãi suất huy động của các
NHTM VN có lúc lên tới 17 – 18%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1993 (22.04%). Lãi
suất năm 2009 tuy có hạ xuống còn 8.5%, nhưng so với lãi suất huy động của năm 2000
(3.65%) thì lãi suất huy động của các NH đã tăng tới 133% trong giai đoạn 2000 – 2009.
Năm 2010, chính sách điều hành của chính phủ vẫn tập trung vào việc kiểm soát lạm
phát, mục tiêu duy trì chỉ số CPI cả năm 2010 ở mức dưới 8%. Đây là chính sách đúng và
hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên việc đẩy lãi suất lên quá cao để thực hiện
chính sách tiền tệ thắt chặt không những không giúp thị trường ổn định mà còn khiến
kinh tế gặp khó khăn thực sự. Thay vì chỉ cần áp mức lãi suất huy động và cho vay tương
ứng là 10% và 13% thì lãi suất trên thị trường đã cao hơn lãi suất mục tiêu tới 4 – 5%.
Lãi suất tiền đồng lên cao khiến doanh nghiệp phải đi “đường vòng” bằng cách vay ngoại
tệ với lãi suất thấp hơn rồi đổi ra tiền đồng để đưa vào sản xuất. Điều này đã góp phần tạo

áp lực lên thị trường ngoại hối cuối năm. Bước sang năm 2011, nhiều ngân hàng đã huy
động vốn ở mức 13%, 14%, rồi 15%/năm…, các đồng thuận lãi suất 11%, 12% rồi
14%/năm được đặt ra nhưng đến đầu 2011 lại tiếp tục bị phá vỡ. Và ngày 3/3/2011, Ngân
hàng Nhà nước ban hành Thông tư chính thức áp trần 14%/năm, buộc các tổ chức tín
dụng phải thực hiện nghiêm quy định trần, một số ngân hàng bị xử lý do sai phạm một số
lại cho rằng bị các ngân hàng khác “cài bẫy“.
NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 13


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
2.1.2.4.

Tỷ lệ thất nghiệp.

Năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp tại nước ta là 2,4%, đây là tỷ lệ khá cao so với các năm trước
nhất là khi năm 2008 chỉ có 2%. Sang năm 2010 , tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 là 2,88%
tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp vẫ giữ ở mức
2,9%, điều nay cho thấy những nỗ lực của Chính phủ và Doanh nghiệp trong cả năm
2010 vẫn chưa đem lại hiệu quả.
2.1.2.5.

Thâm hụt ngân sách:

Năm 2009
Theo báo cáo về thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2009 tại hội nghị
tổng kết công tác năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010 của ngành tài chính ngày
30-11, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2009 là 115.900 tỉ đồng, bằng 6,9%
GDP, tăng 28.600 tỉ đồng so với dự toán. Trong tổng chi NSNN, chi đầu tư phát triển ước

đạt 135.500 tỉ đồng, chiếm 25,4% tổng chi NSNN và bằng 8,1% GDP, xấp xỉ mức thực
hiện năm 2008; chi trả nợ và viện trợ cả năm ước đạt 64.800 tỉ đồng, tăng 10,2% so
với dự toán; chi thường xuyên ước thực hiện cả năm đạt 332.605 tỉ đồng.
Năm 2010
Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 582.200 tỷ đồng; mức bội chi ngân
NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 14


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
sách nhà nước là 119.700 tỷ đồng, bằng 6,2% GDP.
Năm 2011
Theo thông tin từ Bộ Tài Chính, sau khi thảo luận đánh giá thực hiện ngân sách
nhà nước năm 2010, dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 với các Bộ, cơ quan Trung
ương và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mức bội chi ngân sách nhà nước năm
2011 là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP.
Đánh giá chung:
Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng suy thoái bằng chứng là
tổng sản phẩm quốc nội tăng lên so với năm 2008, lạm phát đã hạ nhiệt nhiều so với năm
2008 nhờ đó lãi suất cũng được giảm xuống giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận
được vốn vay và giảm chi phí sản xuất. Những yếu tố này đã hỗ trợ cho thị trường chứng
khoán năm 2009 có những bước tăng trưởng ấn tượng. Bội chi NSNN tăng trong bối
cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Từ đó có thể
đe dọa đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Năm 2010, Việt Nam ghi nhận những điểm sáng từ kinh tế vĩ mô là tổng sản phẩm
quốc nội khả quan đạt 6,78% vượt mục tiêu ban đầu là 6,5% của chính phủ cao hơn nhiều
so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng chưa
được cải thiện, lạm phát đã có dấu hiệu tăng so với năm trước, VND bị mất giá, lãi suất
tăng cao, rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam gây bất ổn cho nền kinh tế

vĩ mô.
Có thể thấy thị trường chứng khoán năm 2010 là tình trạng đi ngang và giảm điểm
kéo dài, sự rút đi của dòng tiền và suy giảm niềm tin của nhà đầu tư.
Năm 2011, kinh tế gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, mức tăng của chỉ số CPI
mạnh nhất là vào tháng 4 năm 2011 với mức 3,32%. Yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến
chi phí đầu vào của doanh nghiệp, ngoài ra, CPI tăng cao sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát
NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 15


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
buộc chính phủ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ dẫn đến việc lãi suất tăng
cao khiến cho doanh nghiêp gặp khó khăn.
Dòng tiền và chứng khoán đã thắt chặt trước thông tư 13 được phát hành năm
2010 nay còn thắt chặt hơn khi mà lạm phát tăng cao như vậy. Đây là những nguyên nhân
khiến cho thị trường chứng khoán của Việt Nam hết sức tồi tệ.
2.1.3. Ảnh hưởng của cú sốc cung cầu:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn tạo ra những cú sốc bất ngờ cho nhiều nước
trên thế giới. Đây là động lực tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho cộng đồng doanh nghiệp.
Hiện nay các nước ASEAN có thị trường tại chỗ tiềm năng lớn với 600 triệu người, dân
số trẻ chiếm phần lớn, đô thị hóa nhanh, số người có mức thu nhập từ 5.000 - 35.000
USD/năm ngày càng tăng cao…, để kích cầu thị trường nội địa, các nước ASEAN phải
trang bị hệ thống tiếp vận, hậu cần, có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng, sản xuất hàng
hóa với mức giá mà người tiêu dùng tiếp cận được, phát triển hệ thống bán lẻ…
Dù thị trường nội địa tiềm năng như vậy, nhưng không dễ khai thác hết vì văn hóa tiêu
dùng của người châu Á theo lối “tích trữ phòng cơ”, do vậy không thể sớm chiều có thể
chuyển đổi vị trí giữa thị trường nội địa và xuất khẩu trong đóng góp vào ngân sách của
quốc gia. Do đó, các nước ASEAN không thể bỏ lơ xuất khẩu, tập trung xuất khẩu sẽ vẫn
duy trì trong thời gian tới. Bởi lẽ suốt thời gian dài vừa qua, 60% hàng hóa được sản xuất

tại khu vực này được xuất sang EU, Mỹ, Nhật Bản. Bắt đầu từ ngày 1/10, Hiệp định đối
tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (EPA) đã chính thức có hiệu lực.Theo đó, trên 90%
hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Nhật được hưởng mức thuế quan thấp hơn trước khá
nhiều.Dù hiện tại hoạt động xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, nhưng mọi việc sẽ ổn
khi nền kinh tế thế giới phát triển trở lại.
Tại Việt Nam, việc giá xăng dầu liên tục tăng với tốc độ chóng mặt trong thời gian gần
đây đã khiến giá cả của các mặt hàng tăng theo.,giá điện cũng tăng theo xu hướng này
khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư khó khăn trong quá trình sản xuất. Ngoài ra các nước
thuộc khu vực Châu Á hàng năm luôn đối mặt với các vấn đề thiên tai, lũ lụt, hạn hán gây
ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của đất nước.
NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 16


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
2.1.4. Ảnh hưởng của chính sách của chính phủ:
Có sự nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm mục tiêu duy
trì đà tăng trưởng. Mặc dù mục tiêu ổn định giá cả được tuyên bố là mục tiêu ưu tiên
trong luật NHNN nhưng lựa chọn cuối cùng luôn là vấn đề tăng trưởng. Có thể nhìn thấy
điều này cả trong giai đoạn kiềm chế lạm phát năm 2008, giai đoạn kích cầu năm 2009 2010 và cả giai đoạn thực hiện Nghị quyết 11 tập trung ổn định vĩ mô năm 2011. Xét ở
khía cạnh này, cả hai chính sách đã có sự phối hợp khá rõ nét. Việc này ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của ngành mía đường trong những năm 2008- 2011, trong đó có
công ty cổ phần đường Lam Sơn.
Giai đoạn lạm phát bùng nổ vào năm 2008 như là kết quả tất yếu của chính sách
nới rộng tổng cầu trước đó đòi hỏi các chính sách kiềm chế tổng cầu quyết liệt và nhất
quán song song với cải thiện các khía cạnh của cấu trúc kinh tế và hiệu quả đầu tư. Song
trong thực tế, Chính phủ đã 4 lần thay đổi mục tiêu ưu tiên và bằng cách đó, các điều
chỉnh chính sách luôn có thiên hướng duy trì tốc độ tăng trưởng (đặc biệt là chính sách tài
khóa).

-

Từ thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát (năm 2008) sang kích cầu
đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng (năm 2009) (Công văn

số 75/TTg-

KTTH ngày 15/01/2008 về biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá năm
2008; Công văn số 319/TTg-KTTH ngày 03/3/2008 về tăng cường các biện pháp
kiềm chế lạm phát năm 2008; Nghị quyết 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 về 8
giải pháp đồng bộ để kiềm chế lạm phát; Nghị quyết 30/2008/NQ- CP ngày
11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì
tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội).
-

Thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng (năm 2010) (Nghị quyết số 18/ NQ-CP
ngày 06 tháng 4 năm 2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và
đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010).

NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 17


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
-

Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát (2011) (Nghị quyết số
11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về các giải pháp chủ yếu nhằm tập trung kìm chế lạm

phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trong năm 2011)
iv/ Năm 2012 tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Nghị
quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012).
Có thể nhận thấy, cho tới 2010 và nửa đầu 2011, mục tiêu tăng trưởng vẫn là mục

tiêu ưu tiên, mặc dù lạm phát không còn là dấu hiệu mà đã thực sự bùng phát cộng với
những ảnh hưởng bởi độ trễ của chính sách kích cầu năm 2009. Chỉ tới nửa cuối năm
2011 cho tới nay, ưu tiên kiềm chế lạm phát mới thực sự được thể hiện trong các văn bản
chỉ đạo của Chính phủ và trở thành hành động của hai Bộ Tài chính và NHNN. Tuy
nhiên, trong thực tế, chinh sách tiền tệ và chính sách tài khóa được sử dụng để hướng tới
các mục tiêu kinh tế với các mức độ khác nhau. Trong đó, chính sách tiền tệ luôn được sử
dụng như là công cụ chủ yếu để điều tiết kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong giai đoạn giảm
tổng cầu, kiềm chế lạm phát.
Từ nửa cuối năm 2008, CSTT lại hướng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhằm đối phó với suy thoái kinh tế trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới thông qua
một loạt các công cụ:
-

Triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất mà thực chất là mở rộng cung tiền

-

Hạ lãi suất cơ bản từ 14% xuống 8,5% và cặp lãi suất chiết khấu, tái cấp

vốn

xuống 7,5% và 9,5%
-

Giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với tiền đồng xuống còn 5%


-

Thực hiện thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN. Nghiệp vụ thị
trường mở chủ yếu là mua giấy tờ có giá để cung ứng thêm tiền

-

Duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% trong gần suốt năm 2009, tăng lên 8% vào tháng
11/2009.
Việc hạ lãi suất tác động đến giá của các sản phẩm trong ngành mía đường, làm

tăng lượng cầu trong nền kinh tế. Tuy nhiên, LSS sử dụng nợ dài hạn khá ít đồng thời vạy
ngắn hạn dùng cho vốn lưu động cũng không nhiều do đó khi lãi suất trên thị trường biến
động cũng không làm ảnh nhiều đến chi phí tài chính của công ty.
NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 18


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
Nghị quyết số 18/NQ-CP 4/2010 xác định cả hai mục tiêu cho năm 2010: kiềm
chế mức lạm phát khoảng 7% (tương tự như 2009) và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng
khoảng 6,5%. Trong thực tế, khoảng nửa đầu năm 2010, CSTT tuân thủ định hướng hạn
chế tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng là 25% và
M2 là 20%), kiểm soát rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng và cơ cấu dư nợ. Các giải
pháp này là khá tương thích theo nghĩa: yêu cầu chất lượng tín dụng cao sẽ làm giảm nhu
cầu tín dụng ảo và hạn chế tình trạng rủi ro do lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.
Chính sách tài khóa cũng theo đuổi mục tiêu nới rộng tổng cầu trong suốt năm 2010
nhằm kích thích tăng trưởng. Trong năm 2010, các chính sách của chính phủ diễn ra

trong bối cảnh tình hình kinh tế thị trường trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, giá
cả nguyên vật liệu tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đều được yêu cầu sử dụng triệt để các công
cụ chính sách nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát. Chính sách tiền tệ một lần nữa quay lại
thực hiện thắt chặt với mục tiêu trung gian gồm dư nợ tín dụng tăng trưởng dưới 16%,
M2 tăng dưới 20%. NHNN đã triển khai các chính sách cụ thể nhằm đạt mục tiêu này,
gồm:
-

Yêu cầu các tổ chức tín dụng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục
tiêu tăng trưởng tín dụng, điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung vốn phát triển sản
xuất kinh doanh, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong
tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/06/2011 và 16% đến 31/12/2011

-

Lãi suất chiết khấu tăng từ 7%/năm lên 12->13%/năm, lãi suất tái cấp vốn và lãi
suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 10-16%/năm

-

Nghiệp vụ thị trường mở thực hiện nghiệp vụ hút tiền ròng trong phần lớn thời
gian của năm 2011 (tính đến cuối tháng 6/2011, mức cung ròng qua OMO là
không đáng kể: hơn 13.000 tỷ đồng và tính đến cuối năm 2011 lượng hút

ròng

111.365 tỷ đồng
-


Tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng với các chế
tài xử phạt nghiêm khắc của nội bộ từng ngân hàng

NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 19


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
-

Xây dựng và triển khai chiến lược cấu trúc lại hệ thống ngân hàng từng bước
nhằm nâng cao tính hiệu quả, giảm mức độ rủi ro và cải thiện sức mạnh cạnh tranh
của hệ thống ngân hàng. Chủ trương này cũng nhằm giải quyết tận gốc căn nguyên
của tình trạng mặt bằng lãi suất cao hiện nay (về phía ngân hàng)

-

Triển khai đồng bộ các giải pháp đối với thị trường ngoại tệ, thị trường vàng
nhằm mục tiêu giảm sự di chuyển vốn lòng vòng giữa tài sản được coi như tiền
(money likes) - một trong các yếu tố gây áp lực lên lãi suất nội tệ, triệt tiêu tác
động của CSTT. Kết quả là mức tăng M2 và tín dụng của cả năm 2011 đạt dưới
10% và trên 12% (số liệu ước tính theo công bố của NHNN đầu năm 2012), thấp
hơn nhiều so với mức tăng trung bình của các năm trước. Ðây là mức thắt chặt
thấp hơn đáng kể so với mức tăng định hướng đã nêu trong Nghị quyết 11 nhằm
hướng tới giảm tổng cầu. Tuy vậy, sự quyết liệt trong giảm tổng cầu từ phía CSTT
đã không đạt được kết quả mong muốn. Trong khi tỷ lệ tăng trưởng đạt 5,89% thì
tỷ lệ lạm phát vẫn tiếp tục tăng tới mức kỷ lục gần 19% (mức tăng cao so với mục
tiêu đã được điều chỉnh là 15% cho năm 2011). Chính sách chỉnh phủ trong năm
2011, tác động mạnh đến công ty và các công ty trong ngành. Giá vốn hàng bán

tăng hơn gấp đôi, chi phí tài chính tăng gấp bốn lần từ năm 2010 đến năm 2011
dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm; khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán
nhanh cũng giảm trong năm.
Quá trình thắt chặt tiền tệ trong năm 2009 - 2011 đã làm cho thị trường chứng

khoán Việt Nam đã rơi về mức định giá rất thấp (trong đó có các công ty trong ngành mía
đường), chỉ số P/E rẻ nhất trong các thị trường các nước mới nổi. Báo cáo mới nhất của
McKinsey về nền kinh tế Việt Nam đã so sánh tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng của ngành ngân
hàng/GDP của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Đồ thị cho thấy, Việt Nam và
Trung Quốc là 2 nước có tỷ lệ này ( tỷ lệ đòn bẩy) cao nhất trong khu vực.
Với tỉ lệ đòn bẩy cao hơn 110%, vì vậy một khi Việt Nam thay đổi chính sách tiền
tệ và chính sách tài khóa thì lập tức ảnh hưởng tới doanh nghiệp mía đường và nền kinh
tế, kéo theo những thay đổi trên thị trường chứng khoán. Để đạt được tăng trưởng cao (
trung bình 7% trong vòng 10 năm qua) Việt Nam đã có tăng trưởng tín dụng rất cao,
NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 20


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
nhưng hệ quả là từ khi giảm tỉ lệ tăng trưởng tín dụng bằng cách thắt chặt tiền tệ, thì
chứng khoán đi xuống một cách rõ rệt.
Từ tháng 10/2010 tới cuối 2011 chính phủ đã chọn biên pháp thắt chặt tiền tệ để
kiềm chế lạm phát. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng mạnh lên đỉnh điểm gần
20% cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng gặp vấn đề. Cùng với thời kỳ này, thị
trường chứng khoán liên tục đi xuống. Trong năm 2009, chúng ta đã chứng kiến việc
chính phủ hạ mặt bằng lãi suất bằng gói kích thích kinh tế làm cho thị trường chứng
khoán thăng hoa, tăng điểm 100% trong vòng 4 tháng.
2.1.5. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh
2.1.5.1.


Khái niệm chu kỳ kinh doanh.

Chu kỳ kinh doanh được hiểu là sự biến động của các hoạt động kinh tế ngắn hạn
trong một thời kỳ nhất định, trong đó các giai đoạn tăng trưởng và các giai đoạn suy giảm
luân chuyển lẫn nhau không ngừng. Là mô hình lặp lại của quá trình suy thoái và phục
hồi.
Chu kỳ kinh doanh là một loại dao động được nhận thấy trong các hoạt động kinh
tế tổng hợp của những quốc gia mà tổ chức công việc chủ yếu của họ diễn ra trong các
đơn vị sản xuất kinh doanh: một chu xdkỳ gồm có các quá trình mở rộng sản xuất xuất
hiện vào các khoảng thời gian giống nhau ở rất nhiều hoạt động kinh tế, kế theo là các
giai đoạn giảm sút, thu hẹp và các giai đoạn phục hồi tương tự mà những giai đoạn này
hợp nhất vào giai đoạn mở rộng của chu kỳ tiếp theo; quá trình thay đổi liên tiếp này
thường xuyên diễn ra nhưng không mang tính định kỳ.
Lịch sử phát triển kinh tế của nhiều nước khác nhau, nhất là của những nước
công nghiệp phát triển, đã trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau. Song thực tế
cho thấy, chu kỳ kinh doanh ở nước nào cũng lặp đi lặp lại không theo một độ dài thời
gian giống nhau, không theo một biên độ dao động giống nhau về các kết quả hoạt động
kinh tế vĩ mô như GDP (theo giá so sánh), thất nghiệp, lạm phát... Do vậy, rất khó dự
báo trước được với độ chính xác cao. Sự kế tiếp nhau các chu kỳ kinh doanh có thể
được mô tả một cách hình thức theo đồ thị sau đây:

NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 21


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
Thu hẹp


Mở rộng

Thu hẹp

Mở rộng

Thu hẹp

Cực đại
Cực đại

Cực tiểu
Cực tiểu

Ở đồ thị trên:
- Đỉnh là điểm cao nhất mà GDP đạt tới trong một chu kỳ.
- Đáy là điểm thấp nhất mà GDP giảm xuống trong một chu kỳ.
- Giai đoạn suy giảm của chu kỳ được xét là khoảng thời gian giữa đỉnh của chu
kỳ liền trước với đáy của chu kỳ được xét.
- Giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ được xét là khoảng thời gian giữa đáy của chu
kỳ được xét với đỉnh của chu kỳ liền sau.
Mặc dù đã đơn giản hoá thực tế đi rất nhiều, song đồ thị mô tả sự kế tiếp nhau các chu kỳ
kinh doanh được vẽ ở trên cũng chứa đựng ba điểm đáng lưu ý sau:
- Đỉnh được xét đều cao hơn đỉnh liền trước, đáy được xét đều sâu hơn đáy liền sau.
- Giai đoạn tăng trưởng thường dài hơn giai đoạn suy giảm.
- Các chu kỳ kinh doanh thường khác nhau về độ dài thời gian.
2.1.5.2.

Các chu kỳ kinh doanh ở nước ta từ sau Đổi mới.


Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã trải qua ba giai đoạn suy thoái chu kỳ với tần
suất từ 9-10 năm. Lần đầu tiên là năm 1989-1990 khi tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt
4,9% trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 13% năm 1989 và 9% năm 1990.
Từ năm 1990, sau khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hóa thành các chính
sách kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó
NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 22


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa
khăn và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm
trong giai đoạn 1991-1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5% năm 1994, thất nghiệp
chỉ còn 5,8%.
Từ năm 2000-nay, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh
mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu
vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm
xuống chỉ còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, trong giai đoạn 2003-2007 cung
tiền cũng tăng cao trung bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng trên 35%/năm và đạt mức
cao nhất thế giới là 53% trong năm 2007.
2.1.5.3.

Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh đến TTCK Việt Nam

Nền kinh tế trong suốt xu hướng vận động dài hạn của nó phải trải qua nhiều chu
kỳ. Mỗi chu kỳ đều gồm một giai đoạn mở rộng, tăng trưởng lên đến đỉnh điểm, sau đó là
giai đoạn thu hẹp, suy thoái và chạm đáy. Thị trường chứng khoán cũng vậy, luôn có tính
chu kỳ và lấy nền kinh tế làm nền tảng.
Năm 2009.


NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 23


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa

Đầu năm 2009, chỉ số VN-Index ở mức 313.3 điểm và dao động dưới mức này
trong 2 tháng đầu với đáy là 241.5 điểm vào ngày 03/03. Từ đó chỉ sô VN-Index đã có
bước phục hồi thần kỳ với đà tăng mạnh liên tiếp cho đến giữa tháng 6, sau đó từ nửa sau
tháng 6 đến gần cuối tháng 7, chỉ số VN-Index có những bước điều chỉnh khá nhẹ. Bắt
đầu từ tháng 8 đến nửa đầu tháng 10 tiếp tục ghi nhận đà tăng mạnh mới khi thiết lập
đỉnh trong năm ở mức 617.4 điểm vào ngày 17/10. Các tháng cuối năm 2009 ghi nhận sự
giằng co của chỉ số VN-Index và kết thúc năm 2009 ở mức 494.8 điểm, tăng 181.5 điểm
(tương ứng 57.9%).
Năm 2010.

Mở đầu phiên giao dịch năm 2010, chỉ số VN-Index đã có bước tăng mạnh mẽ từ
494,8 điểm lên 517,1 điểm (tăng 23,3 điểm). Trong suốt năm 2010, chỉ số VN-Index hầu
như chỉ dao động trong khoảng 420-540 điểm, với đỉnh là 549,5 điểm ngày 06/05 và đáy
là 423,9 điểm ngày 25/08. Kết thúc năm 2010, chỉ số VN-Index chốt ở mức 484,7 điểm,
giảm 10,1 điểm tương ứng 2,04%.
Năm 2011.

NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 24


GVHD: Th.s Nguyễn Như Hiền Hòa

Chỉ số VN-Index mở đầu năm 2011 ở mức 484,7 điểm và chỉ có dấu hiệu đi lên
trong 2 tháng đầu năm với mức đỉnh là 522,5 điểm ngày 09/02. Sau đó là chuỗi ngày
giảm điểm liên tục và dốc đứng, thậm chí từ ngày 12/05 đến 25/05 là 10 phiên giảm liên
tục làm bốc hơi gần 100 điểm (từ 482,1 điểm còn 386,4 điểm), sau đó tăng lên lại lại
thành đồ thị hình nến ngược trong tháng 5. Trong giai đoạn từ 25/08 đến 14/09 là xu
hướng ngược lại tháng 5 với 13 phiên tăng điểm liên tiếp từ 401,7 điểm lên 469,4 điểm.
Đó được coi là lần vụt sang duy nhất trong năm 2011, sau đó là chuỗi giảm thẳng để lập
mức đáy mới là 347,8 điểm. Kết thúc giao dịch năm 2011, VN-Index chốt ở mức 351,6,
giảm 133,1 điểm tương ứng 27,5 % so với đầu năm.
2.2.

Phân tích ngành

2.2.1. Sự nhạy cảm của chu kỳ kinh doanh.
2.2.1.1. Độ nhạy cảm của doanh thu.
Có thể thấy được ngành đường là một ngành thuộc các nhu yếu phẩm có tính nhạy
cảm ít nhất đối với các điều kiện kinh doanh điều này biểu hiện qua việc doanh thu của
các công ty trong ngành vẫn tăng trưởng khá ổn định mặc dù giai đoạn từ 2009 đến 2011
nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam không mấy sáng sủa lắm.
Biểu đồ doanh thu bán đường của 6 công ty niêm yết

NGUYỄN THIỆN TUẤN MINH_K15QTC1

TRANG 25


×