Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Xây dựng chỉ thị môi trường nước sông Đu bằng mô hình DPSIR trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN KHẮC CHIẾN

XÂY DỰNG CHỈ THỊ MÔI TRƢỜNG NƢỚC
SÔNG ĐU BẰNG MÔ HÌNH DPSIR TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN KHẮC CHIẾN

XÂY DỰNG CHỈ THỊ MÔI TRƢỜNG NƢỚC
SÔNG ĐU BẰNG MÔ HÌNH DPSIR TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Văn Minh

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Phó giáo sư - Tiến sĩ Đặng Văn
Minh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào Tạo - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên cùng quý thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt
khóa học.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai sót rất
mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2015
Học viên

Nguyễn Khắc Chiến



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ...i
MỤC LỤC ............................................................................................................... ..ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... .vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu tổng quát của đề tài ................................................................................ 3
3. Mục tiêu cụ thể của đề tài...................................................................................... 3
4. Đề xuất ................................................................................................................... 3
5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 3
5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3
5.2. Ý nghĩa thực tế ................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
1.1. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 5
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................. 6
1.2.1. Một số khái niệm về môi trường ..................................................................... 6
1.2.2. Khái niệm về mô hình DPSIR......................................................................... 7
1.2.3. Mô hình DPSIR ............................................................................................... 8
1.3. Tổng quan về tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam........ 13
1.3.1. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới ......................................... 13
1.3.2. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR tại Việt Nam ........................................ 15
1.3.3. Vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng chỉ thị môi trường ............................... 21
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 23

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 23


iii

2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 23
2.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực Sông Đu đoạn chảy qua huyện
Phú Lương ................................................................................................................ 23
2.3.2. Nghiên cứu ứng dụng mô hình DPSIR chỉ thị môi trường Sông Đu. ............ 23
2.3.3. Xây dựng bộ chị thị môi trường xây dựng bộ chỉ thị môi trường theo
mô hình DPSIR.......................................................................................................... 23
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp về quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển bến
vững môi trường ........................................................................................................ 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 24
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 24
2.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................... 24
2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ........................................................... 24
2.4.2. Phương pháp phân tích thống kê ..................................................................... 25
2.4.3. Phương pháp kế thừa ....................................................................................... 25
2.4.4. Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh ...................................................... 25
2.4.5. Phương pháp phân tích ................................................................................... 25
2.4.6. Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia ............................................. 26
2.4.7. Phương pháp xây dựng chỉ thị môi trường dựa trên mô hình DPSIR ............ 26
2.5. Thực trạng môi trường ....................................................................................... 27
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 29
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực Sông Đu đoạn chảy qua
huyện Phú Lương ..................................................................................................... 29
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 29
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................. 31
3.1.2.1. Phát triển kinh tế các ngành ......................................................................... 31

3.1.2.2. Văn hóa xã hội.............................................................................................. 34
3.1.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan
môi trường ................................................................................................................. 36


iv

3.2. Nghiên cứu ứng dụng mô hình DPSIR xây dựng chỉ thị môi trường đối với
sông Đu ...................................................................................................................... 37
3.2.1. Phân tích các động lực (D - Driving force) chi phối tới môi trường nước sông
Đu huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 37
3.2.1.1. Đô thị hóa và dân số ..................................................................................... 38
3.2.1.2. Hoạt động công nghiệp và khai thác khoáng sản ........................................ 41
3.2.1.3. Hoạt động nông nghiệp ................................................................................ 44
3.2.1.4. Hoạt động làng nghề .................................................................................... 48
3.2.2. Những áp lực (P - Pressue) từ các động lực đến môi trường khu vực
nghiên cứu ................................................................................................................. 50
3.2.2.1. Đô thị hóa và dân số ..................................................................................... 50
3.2.2.2. Sản xuất nông nghiệp ................................................................................... 51
3.2.2.3. Khai thác khoáng sản và công nghiệp ......................................................... 53
3.2.2.4. Hoạt động các làng nghề .............................................................................. 54
3.2.3. Hiện trạng môi trường (S - State) môi trường nước sông Đu huyện Phú
Lương - tỉnh Thái Nguyên......................................................................................... 54
3.2.4. Phân tích Tác động (I - Impact) ô nhiễm môi trường nước sông Đu ............. 61
3.2.4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân ............................................................ 61
3.2.4.2. Ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế......................................................... 62
3.2.4.3. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái ......................................................................... 63
3.2.5. Phân tích các đáp ứng (R - Response) của xã hội, con người nhằm giảm thiểu
ô nhiễm ...................................................................................................................... 65
3.3. Đề xuất bộ chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR đối với sông Đu .............. 68

3.3.1. Các chỉ thị về động lực (D) gây áp lực đối với môi trường nước sông Đu ... 68
3.3.2. Các chỉ thị về áp lực (P) tác động đến môi trường nước sông Đu ................. 69
3.3.3. Các chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường nước sông Đu ................................ 70
3.3.4. Các chỉ thị về tác động đến môi trường nước sông Đu .................................. 71
3.3.5. Các chỉ thị môi trường về sự đáp ứng đối với môi trường nước sông Đu ..... 72


v

3.4. Đề xuất một số giải pháp về quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
môi trường nước sông Đu ......................................................................................... 74
3.4.1. Giải pháp về quản lý........................................................................................ 74
3.4.2. Giải pháp về kỹ thuật, xã hội .......................................................................... 74
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
1. Kết luận.................................................................................................................. 76
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu Internet
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


BTNMT

: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

UNEP

: United Nations Environment Programme

BTN&MT

: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

CLMT

: Chất Lượng Môi Trường

QLMT

: Quản Lý Môi Trường

HTMT

: Hiện Trạng Môi Trường

BVMT

: Bảo Vệ Môi Trường

UBND


: Ủy Bản Nhân Dân

DPSIR

: Mô hình thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa Động Lực - Áp
Lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng

D

Driving Forces - Động lực chi phối

P

Pressure - Áp lực

S

State - Hiện trạng

I

Impact - Tác động

R

Response - Đáp ứng

EEA

Tổ chức môi trường Châu ÂU


OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khả năng cung cấp thông tin môi trường của các mô hình báo cáo HTMT.... 19
Bảng 3.1. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế qua các năm ..................................................45
Bảng 3.2. Nước thải sau xử lại tại moong khai thác lộ thiển mỏ than Phấn Mễ .......55
Bảng 3.3. Chất lượng nước thải tại cửa xả ra sông Đu của mỏ than Phấn Mễ .........56
Bảng 3.4. Nước giếng tại khu vực dân cư mỏ than Phấn Mễ ....................................57
Bảng 3.5. Kết quả phân tích nước thải sau cống xả của mỏ than Khánh Hòa ..........58
Bảng 3.6. Kết quả phân tích nước sông Đu vào mùa khô .........................................59
Bảng 3.7. Kết quả phân tích nước sông Đu vào mùa mưa ........................................60
Bảng 3.8. Ý kiến cộng đồng về mức độ ô nhiễm của sông Đu .................................60
Bảng 3.9. Số lượng các loài sinh vật ở sông Đu ........................................................64
Bảng 3.10. Mức độ quan tâm đến môi trường của người dân và các tổ chức cơ quan
doanh nghiệp trên địa bàn .........................................................................66
Bảng 3.11. Hệ thống các chỉ thị về động lực tạo lên áp lực đến môi trường nước
sông Đu ......................................................................................................69
Bảng 3.12. Hệ thống các chỉ thị về áp lực tác động môi trường nước sông Đu .......70
Bảng 3.13. Hệ thống các chỉ thị về hiện trạng môi trường nước sông Đu ................71
Bảng 3.14. Hệ thống các chỉ thị về tác động môi trường nước sông Đu ..................72
Bảng 3.15. Hệ thống các chỉ thị về đáp ứng nhằm giảm thiểu các động lực, áp lực
gây biến đổi môi trường nước sông Đu ....................................................73



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ mô hình DPSIR ................................................................................14
Hình 1.2. Quá trình phát triển từ S đến DPSIR .........................................................15
Hình 1.3. Sơ đồ mô hình DPSIR của Việt Nam ........................................................17
Hình 3.1. Bản đồ vị trí lưu vực sông Đu chảy qua huyện Phú Lương ......................31
Hình 3.2. Biểu đồ cách sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu của người dân ..............52
Hình 3.3. Ý kiến cộng đồng về mức độ ô nhiễm của sông Đu..................................60
Hình 3.4. Số lượng các loài sinh vật ở sông Đu ........................................................64
Hình 3.5. Sơ đồ mức độ quan tâm đến môi trường của người dân và các tổ chức cơ
quan doanh nghiệp trên địa bàn....................................................................67


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong đời sống của con người trên Trái Đất, nước cũng đóng vai trò vô cùng
quan trọng. Nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần của
người dân, là nhu cầu thiết yếu của cây trồng, điều tiết chế độ nhiệt, ánh sáng, chất
dinh dưỡng, vi sinh vật… Nước là yếu tố cực kì quan trọng trong sản xuất công
nghiệp. Với vai trò cực kì quan trọng của nước thì việc bảo vệ nguồn nước là rất cần
thiết cho cuộc sống của con người hôm nay và mai sau. Tuy nhiên, hiện nay nguồn
nước trên thế giới đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do tác động của con
người. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp không qua xử lý đổ trực tiếp xuống
nguồn nước ở sông, hồ gây nên tình trạng ô nhiễm nước trầm trọng. Hiện nay, có từ
40 - 50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên thế giới đang bị ô nhiễm.
Nước ta có địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, tập trung phần
lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích còn lại là châu thổ và

đồng bằng phù sa, chủ yếu là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù lượng mưa trung
bình nhiều năm trên toàn lãnh thổ vào khoảng 1.940 mm/năm nhưng do ảnh hưởng
của địa hình đồi núi, lượng mưa phân bố không đều trên cả nước và biến đổi mạnh
theo thời gian đã và đang tác động lớn đến trữ lượng và phân bố tài nguyên nước ở
Việt Nam. Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó
có 109 sông chính[1]. Toàn quốc có 16 lưu vực sông với diện tích lưu vực lớn hơn
2.500 km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km2.
Sông Đu bắt nguồn từ vùng Lương Can, ở độ cao khoảng 275 m thuộc tỉnh Thái
Nguyên, chảy theo hướng tây bắc - đông nam và nhập vào Sông Cầu ở xã Sơn Cẩm,
huyện Phú Lương. Tổng chiều dài dòng chính của sông là khoảng 44 km. Diện tích
lưu vực 360 km², độ cao trung bình 129 m, độ dốc trung bình 13,3%, mật độ sông
suối 0,94 km/km². Tổng lượng nước hàng năm đạt 0,264 km³ ứng với lưu lượng
nước trung bình hàng năm là 8,73 m³/s, môđun dòng chảy hàng năm 23,2 l/s.km2.

Comment [T1]:

Comment [T2]:


2

Biên độ mực nước lớn nhất tại trạm thuỷ văn Giang Tiên là 5,41m và cường suất
nước lũ lớn nhất trung bình 58 cm/giờ. Giống như nhiều con sông khác tại khu vực
miền núi phía Bắc, sông Đu mang đặc điểm là lưu lượng dòng chảy mùa mưa chiếm
tới 75% tổng dòng chảy cả năm; trong khi dòng chảy mùa khô chỉ chiếm 5,6-7,8%.
Sông Đu chảy vào huyện Phú Lương qua 12 xã của huyện chính vì thế nên sông Đu
có tầm quan trọng rất lớn đối với môi trường huyện Phú Lương.
Hiện trạng môi trường sông Đu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên trong
bối cảnh hiện, những nguyên nhân có ảnh hưởng xấu đến môi trường chủ yếu là những

áp lực do con người, đó là chất thải, nước thải, rác thải và việc khai thác sử dụng các
nguồn tài nguyên khoáng sản không bền vững. Để đánh giá một cách đầy đủ và tổng
quan về nguyên nhân, hiện trạng, diễn biến và các tác động đến môi trường trong quá
trình sinh sống và phát triển của xã hội thì việc sử dụng mô hình DPSIR sẽ cung cấp
một cái nhìn tổng quan các vấn đề môi trường, chuỗi các tác động nguyên nhân và hệ
quả từ đó đưa ra các giải pháp cho nhà quản lý ứng phó cần thiết. Đồng thời mô hình
DPSIR cũng là cơ sở để đánh giá các chính sách, quy định về môi trường mà các cấp
chính quyền, các nhà quản lý đưa ra định hướng phát triển kinh tế - xã hội một cách
bền vững và các chính sách, cơ chế phù hợp để hài hòa giữa lợi ích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường[2].
Mặt khác sông Đu chảy qua vùng đông dân là hai thị trấn Đu và Giang Tiên,
tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, khai khoáng trước khi đổ vào sông
Cầu ở Sơn Cẩm. Đặc biệt, lưu vực sông phải tiếp nhận rác và nước thải sinh hoạt thị
trấn của huyện Phú Lương và cũng như nước thải của mỏ than Phấn Mễ, một mỏ than
khai thác lộ thiên trong lưu vực sông và rất nhiều cơ sở khai thác khoáng sản. Sự thiếu
ý thức của một bộ phận người dân đã và đang làm ô nhiễm con sông Đu, nhiều người
dân còn thả các bao rác thải xuống dòng suối. Mùi hôi thối cùng sự ô nhiễm đã làm bức
xúc những người dân quanh vùng. Điều này đòi hỏi phải có các biện pháp bảo vệ và
quản lý môi trường sông Đu hiệu quả để ngăn ngừa và khắc phục những tác động xấu
đến sức khỏe con người, tài nguyên thiên nhiên. Để có thể quản lý tốt môi trường nước
sông Đu và giảm thiểu các tác động xấu thì việc xây dựng các chỉ thị môi trường dựa


3

trên dựa trên mô hình DPSIR sẽ giúp các nhà quản lý hiểu rõ tình trạng, nguyên nhân
tác động tới môi trường và từ đó có các chính sách, biện pháp để bảo vệ môi trường
sông Đu.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên em tiến hành thực hiện đề tài: “Xây
dựng chỉ thị môi trƣờng cho nƣớc sông Đu bằng mô hình DPSIR trên địa bàn
huyện Phú Lƣơng - tỉnh Thái Nguyên”.

2. Mục tiêu tổng quát của đề tài

Comment [T3]:

- Sử dụng mô hình DPSIR để xây dựng chỉ thị môi trường cho môi trường
nước sông Đu trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp
nhằm giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường tới khu vực nghiên cứu.
3. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Xác định các yếu tố Động lực - Áp lực - Tác động - Hiện trạng - Đáp ứng cho
khu vực nghiên cứu.
- Xây dựng chỉ thị môi trường đối với sông Đu huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên theo mô hình DPSIR.
4. Đề xuất
- Xây dựng được mô hình DPSIR theo từng tác động, từ đó xác định bộ chỉ
thị môi trường nước sông Đu.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường sông Đu.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực - D
(Phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Áp
lực - P (Các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng
- S (Hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (Tác động của ô nhiễm môi
trường đến sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường)
- Đáp ứng - R (Các giải pháp chính sách bảo vệ môi trường). Đề tài nghiên cứu ứng
dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường nước sông Đu tại
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Comment [T4]:



4

Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác quản lý sông Đu sau này. Từ đó làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa
học khác và các chính sách quản lý bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý.
5.2. Ý nghĩa thực tế
- Là cơ sở để lựa chọn và áp dụng các biện pháp quản lý môi trường nước
sông Đu phù hợp điều kiện địa phương.
- Nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý và bảo vệ môi
trường tại khu vực sông Đu.
- Đánh giá hiện trạng môi trường, xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến
môi trường nước sông Đu.
- Xây dựng được bộ chỉ thị môi trường phục vụ cho công tác đánh giá chất
lượng môi trường nước sông Đu.


5

CHƢƠNG 1

Comment [T5]:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Comment [T6]:

1.1. Cơ sở pháp lý
Một số văn bản pháp lý liên quan đến mô hình DPSIR và ứng dụng trong
nghiên cứu chỉ thị môi trường:
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2005 của

Quốc hội.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP sử đổi nghị định 80/2006/NĐ-CP về Hướng dẫn
Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 117/2009/ NĐ-CP ngày 31/12/2009 của chính phủ về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trương.
- Thông tư 09/2009/TT-BTNMT về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi
trường quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Thông tư 10/2009/TT- BTNMT về bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với
môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven vờ do Bộ Tài Nguyên và
Môi trường ban hành.
- Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thông tư 08/2010/TT-BTNMT ngày 18/03/2010 quy định việc xây dựng
Báo cáo hiện trạng môi trường cấp Quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường
của các ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh.
- Quyết định số 432/QĐ-Tgg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/04/2012 phê
duyệt Chiến lược phát triển Việt Nam giai đoạn 2011- 2020.
- Thông tư 09/2014/TT-BNNPTNT quy định nội dung về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quản lý.
- QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.


6

1.2. Cơ sở khoa học của đề tài

Comment [T7]:


1.2.1. Một số khái niệm về môi trƣờng

Comment [T8]:

- Môi trƣờng: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm
2005, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
- Ô nhiễm môi trƣờng: Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt
Nam 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.
- Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc: “Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi
các tính chất vật lý - hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể
lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm
độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất”.
- Suy thoái môi trƣờng: là việc gây tác động xấu đến các yếu tố cấu thành môi
trường cả về mặt lượng và chất, tác động xấu đến cuộc sống con người và tự nhiên.
- Bảo vệ môi trƣờng: gồm các hoạt động bảo vệ cho một môi trường xanh,
sạch, đẹp, nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn
và giải quyết được các tác động của con người và tự nhiên đến môi trường, khai
thác và sử dụng hợp lý, một cách có kinh tế nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Quản lý môi trƣờng: là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các hoạt động của con người; xuất phát từ
quan điểm định lượng hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên.
- Tiêu chuẩn môi trƣờng: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt
Nam 2005: “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”.



7

Báo cáo hiện trạng môi trƣờng: là báo cáo cung cấp các thông tin về hiện
trạng và diễn biến môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và
tác động tới sức khỏe con người, kinh tế xã hội, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên,
từ đó phân tích nhu cầu xây dựng các chính sách môi trường và hiệu quả của các
chính sách đó.
Báo cáo hiện trạng môi trƣờng: là thuật ngữ sử dụng chung cho ba loại báo
cáo: Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh và Báo
cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực.
1.2.2. Khái niệm về mô hình DPSIR
- Theo thông tư 08/2010/TT-BTNMT [3] thì mô hình DPSIR được định nghĩa
như sau: Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực - D
(phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Áp lực P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng - S (hiện
trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với
sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) Đáp ứng - R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường).
- Phân loại chỉ thị:
Phân loại chỉ thị theo mô hình DPSIR: Bộ chỉ thị môi trường theo mô hình
DPSIR bao gồm 5 loại chỉ thị môi trường sau đây:
a) Các chỉ thị về động lực (D) phát triển kinh tế - xã hội, gây biến đổi áp lực
đối với môi trường;
b) Các chỉ thị về áp lực (P) về chất thải ô nhiễm gây biến đổi hiện trạng
môi trường;
c) Các chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường (chất lượng/ô nhiễm môi trường);
d) Các chỉ thị về tác động (I) của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ, cuộc
sống của con người, đối với các hệ sinh thái và đối với kinh tế - xã hội;
e) Các chỉ thị về đáp ứng (R) của Nhà nước, xã hội và con người (chính sách,
biện pháp, hành động) nhằm giảm thiểu các động lực, áp lực gây biến đổi môi

trường không mong muốn và cải thiện chất lượng môi trường.

Comment [T9]:


8

Phân loại theo loại chỉ thị (Theo thông tƣ số 08/2010 - BTNMT):
a. Chỉ thị mô tả: mô tả hiện trạng thực tế các vấn đề môi trường liên quan
theo địa điểm tại đó các vấn đề này biểu lộ rõ nhất. Chúng phản ánh đúng tình trạng
môi trường mà không nêu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng đó.
b. Chỉ thị đánh giá: so sánh điều kiện thực tế với những điều kiện tham khảo.
Ví dụ: so sánh điều kiện thực tế với bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
(QCVN) về chất lượng không khí hay chất lượng nước sông; so sánh với các mục
tiêu đặt ra trong các chiến lược và kế hoạch hành động có liên quan đến vấn đề môi
trường. Chỉ thị đánh giá thường đo lường "khoảng cách" giữa tình hình môi trường
hiện tại và những tình trạng môi trường "mong muốn" (mục tiêu): đánh giá "khoảng
cách đến mục tiêu".
c. Chỉ thị hiệu quả: phản ánh mối quan hệ trong chuỗi nhân quả giữa các
thành phần trong mô hình DPSIR. Chỉ thị hiệu quả phù hợp nhất cho quá trình
hoạch định chính sách là các chỉ thị liên quan giữa áp lực môi trường (P) và các hoạt
động của con người (D). Những chỉ thị này cho thấy rõ tính hiệu quả môi trường của
quy trình sản xuất và của chính các sản phẩm, ví dụ hiệu quả trong sử dụng tài nguyên,
lượng phát thải, chất thải trên mỗi đơn vị sản lượng.
1.2.3. Mô hình DPSIR
Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR (mô hình DPSIR) do tổ chức Môi
trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999, là một mô hình nhận thức dùng để
xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả: Nguyên
nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó
cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số

này được chia thành 5 hợp phần.


9

(Nguồn: Tổ chức Môi trƣờng Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999)
Hình trên cho thấy 5 hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại theo hai chiều
là chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mô hình nhận thức theo chuỗi
như vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh giá các mối
quan hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội.
Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến
lược quản lý môi trường vùng và quốc gia nhằm đảm báo phát triển bền vững[4].
- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi
trường vùng (DRIVER indicatos): Các động lực này thường là một số yếu tố đặc
trưng cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu,… cũng như các hoạt động sản xuất
phát triển kinh tế - xã hội chính diễn ra trong vùng như cơ sở hạ tầng, nông nghiệp,
công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,…
- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ, các thông số
áp lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về nước thải của các
nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón thuốc trừ sâu được sử dụng,
sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lịch hàng năm,… Rõ ràng là cường độ của
các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có
của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.


10

- Các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường (STATE indicators). Các
thông số hiện trạng chất lượng môi trường giúp cung cấp thông tin định tính và định
lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hoá học và sinh thái các thành

phần môi trường vùng (đất, nước, không khí, rừng, động thực vật hoang dã, hệ sinh
thái thuỷ sinh)[5]. Chất lượng môi trường bị suy giảm dần và ảnh hưởng xấu tới
cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.
- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức
khoẻ và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).
- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi trường và
xã hội (RESPONSE indicators).
Ngoài ra mô hình DPSIR còn được sử dụng trong nghiên cứu hiện trạng môi
trường quốc gia hoặc bộ, ngành, địa phương các chỉ thị có thể phân theo nhóm
(loại) sau:
+ Chỉ thị mô tả: mô tả mức độ gia tăng của các yếu tố về nhân lực, thiết bị,
phương tiện… có thể gây ra các áp lực về môi trường.
+ Chỉ thị đánh giá hoạt động: Bao gồm các chỉ thị phản ánh sự thay đổi chất
lượng môi trường do các hoạt động của địa phương đó gây ra.
+ Chỉ thị hiệu quả: phản ánh mối quan hệ trong chuỗi nhân quả giữa các
thành phần trong mô hình DPSIR. Chỉ thị hiệu quả phù hợp nhất cho quá trình
hoạch định chính sách là các chỉ thị liên quan giữa áp lực môi trường (P) và các
hoạt động của con người (D). Những chỉ thị này cho thấy rõ tính hiệu quả môi
trường của quy trình sản xuất và của chính các sản phẩm, ví dụ hiệu quả trong sử
dụng tài nguyên, lượng phát thải, chất thải trên mỗi đơn vị sản lượng.
+ Chỉ thị đáp ứng: Phản ánh hành động đáp ứng của đơn vị trong quản lý
môi trường, cải thiện chất lượng môi trường.
+ Chỉ thị đánh giá độ bền vững môi trường: Là tập hợp nhiều thông số đặc
trưng về môi trường cho phép đánh giá tổng hợp tình trạng môi trường của đơn vị
nào đó.


11

+ Chỉ thị đề mục: Chỉ thị này không nêu số lượng, hiệu quả của một hành

động nào mà chỉ nêu tên (Đề mục) của hành động hoặc vấn đề cần đề cập trong báo
cáo hiện trạng môi trường (HTMT). (Lê Trình, 2007)[6]
Để tiến hành xây dựng chỉ thị môi trường dựa trên mô hình DPSIR cần xác
định các vấn đề sau:
a. Trạng thái môi trƣờng.
Trạng thái môi trường mô tả chủ yếu các thành phần môi trường vật lý (địa
hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, chất lượng không khí, chất lượng nước, nguồn
thải…). Chất lượng môi trường được mô tả qua chất lượng không khí, chất lượng
nước ngầm, nước mặt và đất theo hàm lượng hoặc nồng độ của các tác nhân hóa, lý,
sinh học khác nhau trong các thành phần môi trường hiện nay.
b. Áp lực do hoạt động của con ngƣời đến môi trƣờng.
Hiện trạng môi trường chịu tác động của nhiều yếu tố do con người và thiên
nhiên. Tuy nhiên, những áp lực của con người lên môi trường là yếu tố cần quan
tâm nhất. Những áp lực này thường ở những dạng sau: Phát thải chất thải rắn
(CTR), phát thải chất thải nguy hại (CTNH); Phát thải các chất ô nhiễm không khí;
Bức xạ; Sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên; Áp lực do quá trình sử dụng đất
(xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa,…), “Áp lực” đối với môi trường còn do các
yếu tố tự nhiên và KT-XH từ bên ngoài. Do vậy, nội dung về áp lực đề cập đến 2
nhóm yếu tố:
- Các áp lực do môi trường bên ngoài (ngoại sinh) đến môi trường, gồm: Ảnh
hưởng của các yếu tố khí hậu; các yếu tố địa hình; các yếu tố thủy văn; các yếu tố ô
nhiễm; các yếu tố sinh học; các yếu tố kinh tế; các yếu tố xã hội.
- Các áp lực do hoạt động của đơn vị (nội sinh), gồm: Lưu lượng và tải lượng
ô nhiễm do nước thải; do khí thải; do các hoạt động khác…
c. Động lực.
Các yếu tố động lực có thể gây áp lực đến môi trường: Các hoạt động của
con người như sản xuất, dịch vụ, tiêu dung, an ninh và các hoạt động khác nhằm đạt
mục tiêu hoặc nhiệm vụ phát triển của bản than, tổ chức, địa phương, bộ, ngành



12

hoặc quốc gia chính là động lực có thể dẫn đến các áp lực đối với môi trường. Động
lực bao gồm các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh như: Nông, lâm
nghiệp; Ngư nghiệp; Công nghiệp; Giao thông vận tải; Năng lượng; Quân sự;
Thương mại; Du lịch;…
Động lực gây ra áp lực phụ thuộc vào:
+ Nhiệm vụ và quy hoạch phát triển của ngành, đơn vị, địa phương.
+ Vị trí, địa điểm hoạt động của ngành, đơn vị, địa phương.
+ Loại và mức độ của các hoạt động (đầu vào, đầu ra, sản lượng).
+ Công nghệ áp dụng.
+ Hành vi đối với môi trường của những người thực hiện các hoạt động đó.
d. Tác động.
Tác động môi trường: Tính chất của hiện trạng môi trường có thể gây ra các
tác động đến chính các thành phần môi trường, sức khỏe, khả năng hoạt động của con
người và đời sống sinh vật. Các tác động này có thể được mô tả dưới dạng tác động
tới ba nguồn lực: Tài nguyên thiên nhiên, con người và các công trình nhân tạo.
- Tác động tới tài nguyên thiên nhiên: Có thể dưới dạng làm cạn kiệt và suy
thoái những nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc làm giảm chức năng của các hệ sinh
thái (hồ, sông, rừng, biển…) làm giảm đa dạng sinh học.
- Tác động tới nguồn lực con người: Có thể là các tác động tiêu cực đến sức
khỏe. Ngoài ra, tác động suy thoái môi trường, suy giảm các vùng sinh thái tự
nhiên, ô nhiễm môi trường còn gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh, thu
nhập của con người.
- Tác động tới các công trình nhân tạo: Tác động lên các công trình nhân tạo
tồn tại dưới nhiều hình thức và làm giảm tuổi thọ, chức năng của các công trình. Sự
đa dạng của những nguồn lực trên có giá trị to lớn trong phát triển xã hội. Do vậy,
việc bảo tồn bền vững những nguồn lực này sẽ tạo điều kiện cho phát triển sản xuất,
kinh doanh và nâng cao mức sống con người.
e. Đáp ứng.

Quan niệm chung về đáp ứng: Trên cơ sở đánh giá những tác động tiêu cực


13

do uy thoái môi trường các đáp ứng mà cơ quan quản lý hoặc cơ sở đã, đang và áp
dụng để hạn chế những tác động không mong muốn này. Các hoạt động đáp ứng
phải đặt ra các thứ tự ưu tiên: Xây dựng và triển khai các mực tiêu, chính sách biện
pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Những chính sách, biện pháp
trên cần bao gồm các chính sách, biện pháp về pháp luật, tài chính, các biện pháp
giáo dục, các hoạt động đầu tư, thông tin, tư vấn, hướng dẫn, các biện pháp khoa
học, công nghệ… Các yếu tố của quá trình này bao gồm:
- Đặt ra các mục tiêu.
- Xây dựng, triển khai và đánh giá các chính sách, biện pháp.
- Giám sát, quan trác các quá trình thực hiện.
- Nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin đối với cán bộ, nhân dân.
- Đảm bảo các nguồn tài chính, nhân sự và công nghệ cho quá trình này.
1.3. Tổng quan về tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam

Comment [T10]:

1.3.1. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới

Comment [T11]:

D P S I R là kết quả của một quá trình nhiều năm đi sâu nghiên cứu, phân
tích tình trạng môi trường và các tác động của nó lên con người.
Từ những năm 1972, 1982, 1992 qua các Hội nghị toàn cầu về môi trường,
về môi trường và phát triển bền vững nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia đã xây dựng
các báo cáo về tình trạng môi trường S O E. Chữ S là chữ đầu trong các báo cáo đó.

Tiếp đó các nhà nghiên cứu đã thấy rằng để hiểu rõ tình trạng môi trường
trong diễn biến động của nó thì cùng với S phải xem xét thêm áp lực P và đáp ứng
R. Mô hình P S R đã là mô hình do UNEP khuyến cáo vận dụng trong những năm
đầu thập kỷ 1990. Nhiều báo cáo tình trạng môi trường và các bộ chỉ thị môi trường
của nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế trong thời gian này đã vận dụng mô hình
ấy[4].
Sự phát triển mô hình không dừng lại đó, năm 1999 tổ chức Môi trường Châu
Âu (EEA) đã xây dựng mô hình DPSIR - một mô hình nhận thức dùng để xác định,
phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả: nguyên nhân gây ra
các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu


14

trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã
hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia
thành 5 hợp phần (Hình 1.1):

Hình 1.1. Sơ đồ mô hình DPSIR
- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi
trường vùng (DRIVER indicators): Các động lực này thường là một số yếu tố đặc
trưng cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu,… cũng như các hoạt động sản xuất
phát triển kinh tế - xã hội chính diễn ra trong vùng như cơ sở hạ tầng, nông nghiệp,
công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,…
- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ, các thông số áp
lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về nước thải của các nhà
máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón thuốc trừ sâu được sử dụng, sản
lượng đánh bắt cá, lượng khách du lịch hàng năm,… Rõ ràng là cường độ của các áp
lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng.
Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.

- Các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường (STATE indicators). Các


15

thông số hiện trạng chất lượng môi trường giúp cung cấp thông tin định tính và
định lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hoá học và sinh thái các
thành phần môi trường vùng (đất, nước, không khí, rừng, động thực vật hoang dã,
hệ sinh thái thuỷ sinh). Chất lượng môi trường bị suy giảm dần và ảnh hưởng xấu
tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.
- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức
khoẻ và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).
- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi
trường và xã hội (RESPONSE indicators).
Quá trình hình thành mô hình DPSIR thực chất là quá trình phát triển sự
mong muốn hiểu biết đầy đủ về tình trạng môi trường. Quá trình này có thể biểu thị
một cách đơn giản như ở hình sau đây:
S
P-S
P-S-R
P-S- I-R
D-P- S- I - R
Hình 1.2 Quá trình phát triển từ S đến DPSIR
Hiện nay mô hình DPSIR đã được ứng dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới để xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường phục vụ cho việc quy
hoạch và quản lý môi trường.
1.3.2. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR tại Việt Nam
Từ trước đến nay ở Việt Nam, mô hình DPSIR đã được sử dụng dựa trên mô
hình đơn giản về các Áp lực, Tác động, Phản hồi (Impact, Response model - PSR).
Gần đây mô hình DPSIR được sử dụng phổ biến hơn cho công việc xây dựng chỉ thị

môi trường và đặc biệt là báo cáo hiện trạng môi trường.
Với tình hình môi trường hiện nay của nước ta có nhiều nghiên cứu khoa học
nhằm giảm thiểu suy thoái môi trường, nhìn nhận khách quan hơn về môi trường.

Comment [T12]:


×