Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua smartphone của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.29 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………………i
DANH MỤCBẢNG…………………………………………………………...……ii

1


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

Chương này giới thiệu tóm tắt những vấn đề cơ bản của quá trình nghiên cứu bao
gồm lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu.
1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
Lịch sử smartphone khởi nghiệp từ năm 1993, cùng với thời gian, nhiều thương
hiệu mới ra đời, các tên tuổi cũ chìm vào dĩ vãng. Sự xuất hiện của iPhone năm
2007 đã đưa nền công nghiệp điện tử này bước sang một trang mới.
Và, thời gian gần đây, song song với việc phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ , các thiết bị truyền thông như được thổi một luồng gió mới. Trong đó, lĩnh
vực di động có tốc độ bùng nổ nhanh chưa từng thấy. Sự phát triển không ngừng
của các thiết bị di động và nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng đã khiến các nhà
cung cấp phải liên tục cải tiến để tạo ra những sản phẩm đa chức năng, cùng một
lúc đáp ứng nhiều nhu cầu của người sử dụng. Và hiện nay, một trong những dòng
điện thoại được ưa chuộng nhất đó là điện thoại thông minh (Smartphone). Với sự
ra đời của Smartphone, nó đã và đang mang đến cho con người hàng loạt khả năng
mới trên mọi lĩnh vực như cách trao đổi thông tin, làm việc di động, giải trí mọi lúc
mọi nơi,... smartphone thực sự đã giúp thay đổi toàn diện cuộc sống chúng ta. Nó
như một thế giới thu nhỏ, tinh tế và gọn gàng trong lòng bàn tay.
Sở hữu nhiều tính năng vượt trội, mẫu mã, chủng loại đa dạng, phong phú,
Smartphone đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người dùng đặc biệt là giới


trẻ. . Do lợi ích lớn nhất từ chiếc Smartphone là có thể sử dụng những tính năng
thuận tiện cho công việc trên một thiết bị nhỏ gọn, luôn sẵn sàng phục vụ người
dùng mọi lúc mọi nơi như sắp xếp lịch làm việc, check mail, truy cập internet, chơi
game, giải trí...
Tại Việt Nam, Smartphone đang dần trở thành một thiết bị không thể thiếu trong
cuộc sống của rất nhiều người Việt. Theo thống kê của Moore – một công ty đi đầu
trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến , tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam năm
2


2014 tăng gần gấp đôi so với năm 2013, cụ thể, tăng từ 20% trong năm 2013 lên
36% trong năm 2014. Với tỉ lệ người trên 16 tuổi – chủ yếu là sinh viên sử dụng
smartphone tại Việt Nam năm 2014 đã tăng hơn 70% so với năm 2013 (theo khảo
sát của TNS/Google 2014) và tốc độ thâm nhập 200%/năm (tỷ lệ người dùng mới)
đã cho thấy rằng thị trường tiêu thụ Smartphone ở Việt Nam là vô cùng lớn mạnh
về cả chất và lượng. Với một thị trường đầy tiềm năng như vậy, nhiều hãng sản
xuất điện thoại danh tiếng trên thế giới như Apple, Samsung, Nokia, LG, HTC,…
đều đã và đang không ngừng đưa những sản phẩm Smartphone mới với trang bị
công nghệ hiện đại nhất vào Việt Nam.
Đại học Tôn Đức Thắng - nơi tập trung hơn 25000 sinh viên năng động, ưa sự
thuận tiện và thích những điều mới mẻ. Một cuộc khảo sát mới đây của nhóm đã
cho thấy rằng có tới hơn 97% sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng sử dụng
smarphone. Vì vậy, nói đây là một thị trường tiêu thụ smartphone hấp dẫn quả
không sai. Tuy nhiên, với quá nhiều thương hiệu với mẫu mã và kiểu dáng, với
những chức năng và giá cả khác nhau ở nhiều phân khúc đã khiến cho sinh viên
không khỏi băn khoăn khi quyết định chọn mua một chiếc Smartphone. Làm sao để
họ chọn cho mình một sản phẩm phù hợp là một câu hỏi lớn cho các nhà quản trị.
Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là cần phải xác định được các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của sinh viên.
Hiểu vấn đề đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng

đến ý định chọn mua smartphone của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng”. Bài
nghiên cứu này sẽ đi sâu vào phân tích để nhằm nắm bắt được những yếu tố chủ
yếu tác động trực tiếp đến quyết định chọn mua smartphone của sinh viên. Chúng
tôi mong rằng bài nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm đáp
ứng mong muốn, phục vụ nhu cầu sử dụng của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng ,
thay đổi xu hướng sử dụng, tạo ra những giá trị tốt nhất cho sinh viên.
1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Với nghiên cứu này, nhóm đã đưa ra 3 câu hỏi chính cần trả lời:
3


 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn mua smartphone của sinh

viên Đại Học Tôn Đức Thắng?
 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định chọn mua smartphone

của sinh viên ra sao?
 Các nhà sản xuất cũng như các nhà phân phối điện thoại di động cần phải
làm gì đề nâng cao hiệu quả kinh doanh smarphone tại Đại học Tôn Đức
Thắng?
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định chọn mua smartphone

của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng.
 Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến quyết
định chọn mua smartphone.
 Đề xuất một số giải pháp cho các nhà sản xuất điện thoại di động cũng như

các nhà phân phối nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn smartphone
của sinh viên tại Đại Học Tôn Đức Thắng.
Đối tượng khảo sát: Sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng
Tổng số mẫu: 200 sinh viên
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1.

Phạm vi không gian

Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu là Đại học Tôn Đức Thắng
1.5.2.

Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiên trong khoảng thời gian từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 11
năm 2015.
1.6. TỔNG QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
và sơ cấp để có thể thu thập đầy đủ thông tin nhất có thể, tiến hành khảo sát 200
mẫu và phân tích dựa trên: Thống kê mô tả,phân tích nhân tố khám phá (EFA) và
phương pháp hồi quy đa biến.
4


1.7. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu này sẽ giúp tìm ra những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến ý định mua
Smarphone của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng và sâu hơn nữa, nó sẽ giúp cho
các công ty, các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm đáp ứng mong muốn, phục vụ
nhu cầu sử dụng của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng , thay đổi xu hướng sử dụng,
tạo ra những giá trị tốt nhất cho sinh viên.

1.8. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU (DỰ KIẾN)
Cấu trúc nghiên cứu dự kiến gồm 5 chương, không bao gồm phụ lục và tài liệu
tham khảo:
Chương 1. Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Chương 5. Kết luận và đề nghị

5


CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT

Chương này trình bày các khái niệm, đặc điểm về công chức, các yếu tố tác động
đến ý định chọn nơi làm việc, hệ thống lý thuyết và các nghiên cứu trước làm nền
tảng đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu trong đề tài này.
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1.

Định nghĩa Smartphone

Hiện nay theo các tài liệu nghiên cứu thì có nhiều tác giả trong nhiều nghiên cứu đã
đưa ra khái niệm về Smartphone như Oulasvirta và các cộng sự (2011), Zheng và
Ni (2006), Bertolucci (2011),… nhưng nhìn chung đều cho rằng một Smartphone là
một điện thoại di động (thông thường) mà được tích hợp thêm những đặc điểm hay
chức năng gần giống với một máy tính cá nhân, ngày nay nhiều mẫu smartphone đã

tích hợp thêm những chức năng mới cũng như nâng cấp những chức năng đã có từ
trước như chụp hình độ phân giài cao, chất lượn rất tốt, định vị GPS các trò chơi
trực tuyến với nhiều loại game đồ họa cao, không khác là mấy so với các game trên
máy tính, rồi cả duyệt Web, màn hình cảm ứng độ phân giải cao, chúng ngày càng
cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn.
Hãng nghiên cứu thị trường IDC cũng đã thực hiện khảo sát quan điểm của 4
nhà phân tích thị trường và của đông đảo người dùng cuối về vấn đề này và kết quả
là có khái niệm “Smartphone là một tập hợp con của điện thoại di động, được tích
hợp thêm những tính năng cao cấp, hoạt động trên một hệ điều hành như Android,
IOS, BlackBerry, Palm, Symbian hay Windows Mobile cho phép các ứng
dụng (phần mềm) do một bên thứ 3 phát triển có thể hoạt động trên đó. Những tính
năng cao cấp bao gồm: khả năng quản lý thông tin cá nhân, các tính năng đa
phương tiện, trò chơi điện tử, ứng dụng văn phòng,…” (theo thongtincongnghe).
2.1.2.

Khái niệm hành vi người tiêu dùng

Hành vi tiêu dùng được hiểu là một loạt các quyết định về việc mua cái gì, tại
sao, khi nào, như thế nào, nơi nào, bao nhiêu, bao lâu một lần, liệu như thế thì sao
mà mỗi cá nhân, nhóm người tiêu dùng phải có quyết định qua thời gian về việc
chọn dùng sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc các hoạt động (Wayne D.Hoyer,
Deborah J. Macinnis, 2008 trích trong Nguyễn Thị Thùy Miên, 2011)
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thực chất là đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi:
Người tiêu dùng mua sản phẩm bằng cách nào? Họ mua sản phẩm gì? Hành vi tiêu
dùng của khách hàg bị chi phối ở những mức độ khác nhau bởi các yếu tố: văn hóa,
xã hội, hoàn cảnh cá nhân và các yếu tố thuộc về tâm lý,… (Hoyer, 2007).
6


2.1.3.


Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng
Bảng 2.1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng

Các yếu tố
văn hóa
Văn hóa
Văn hóa đặc
thù
Tầng lớp xã
hội

2.1.4.

Ý thức về
nhu cầu

Các yếu tố xã hội

Các yếu tố cá nhân

Các yếu tố tâm


Các nhóm tham
khảo

Tuổi tác

Động cơ


Gia đình

Nghề nghiệp

Nhận thức

Hoàn cảnh kinh tế

Kiến thức

Địa vị xã hội
Nhân cách và ý niệm
về bản thân

Niềm tin và thái
độ

Quá trình hình thành ý định mua hàng
Đánh giá các
phương án lựa
chọn

Tìm kiếm
thông tin

Hình thành
ý định mua

Hình 2.1.4.1.1. Quá trình hình thành ý định mua hàng

a. Nhận thức vấn đề hoặc cảm nhận nhu cầu
Quá trình quyết định mua sản phẩm gì bắt đầu khi nhu cầu đủ mạnh để kích thích
một người. Nhu cầu có thẻ xuất phát từ ý tưởng của con người như khi có cảm giác
đói thì ta muốn ăn, nếu cảm thấy bị đau nhức và cảm sốt thì ta uống Panadol hoăc
Decolgen. Nhu cầu đôi khi cũng chưa bôc phát ngay cho đến khi bị kích thích đột
ngột bởi một trang quảng cáo, một đoạn phim hoặc một hình tượng cụ thể mà ta bắt
gặp. Nhu cầu cũng phát sinh khi sản phẩm chúng ta đang xài đã bị cũ, mòn hoặc đã
đến thời gian cần thay đổi hoặc ta đang có cảm giác không thỏa mãn về sản phẩm
hiện thời.
b. Tìm kiếm thông tin
Nguồn thông tin mà khách hàng tìm kiếm được chia làm 4 nhóm :
• Nguồn cá nhân : từ gia đình, bạn bè, hàng xóm, người thân…
• Nguồn từ quảng cáo, từ người bán hàng, nhà phân phối, bản thân bao bì sản phẩm,
cách trình bày sản phẩm tại cửa hàng.
7


• Nguồn từ các sinh hoạt cộng đồng: như các cuộc triển lãm, hội chợ, từ các phương
tiện đại chúng (Mass media) như đài phát thanh, đài truyền hình, các cơ quan thông
tấn, báo chí…
• Nguồn kinh nghiệm từ chính bản thân do đã từng sử dụng sản phẩm.
c. Đánh giá các giải pháp
Trên cơ sở thông tin có được, người mua sẽ phân tích, đánh giá, so sánh các giải
pháp khác nhau về sản phẩm, về dịch vụ dự theo những đặc điểm về kiểu dáng,
mẫu mã, bao bì, sự tiện lợi…
d. Ý định mua
Người mua thường sẽ ý định mua những nhãn hiệu mà mình yêu thích, nhưng có 2
yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc dự định và ý định mua :
• Một là thái độ của người khác: ý kiến của Chồng hoặc Vợ…
• Hai là có những tình huống bất ngờ xảy ra làm thay đổi quyết định mua.

2.2 Một số mô hình nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng


Mô hình nghiên cứu của Dr. Hsinkung Chi, Dr. Huery Ren Yeh và
Yating Yang (2009):

Nghiên cứu được thực hiện bởi Dr. Hsinkung Chi khoa quản trị kinh doanh đại học
Nanhua Đài Loan, Dr. Huery Ren Yeh, giảng viên khoa Marketing đại học Shih
Chien Đài Loan, và Yating Yang nghiên cứu sinh đại học Nanhua vào năm 2009.
Mục đích nghiên cứu là nghiên cứu là thăm dò xem giá trị rủi ro nhận thức của
người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến giá trị nhận thức của họ trên điện thoại thông
minh.
Mô hình áp dụng lý thuyết về thuyết hành động hợp lý và sự chấp nhận công nghệ
(TAM) để điều tra hành vi mua sắm điện thoại thông minh (Applying Theory of
Reasoned Action and Technology Acceptance Model to Investigate Purchase
Behavior on Smartphone).
Tác giả nghiên cứu đã khảo sát 320 người ở các độ tuổi khác nhau, khắp các nơi từ
nhà ga xe lửa, cửa hàng thức ăn nhanh, trung tâm mua sắm trong thời gian một
tháng.
Dựa trên TRA ( Mục tiêu đánh giá rủi ro) và TAM -Mô hình áp dụng lý thuyết về
thuyết hành động hợp lý và sự chấp nhận công nghệ, nghiên cứu này sử dụng
người sử dụng điện thoại di động như là đối tượng nghiên cứu và sử dụng cấu trúc
8


mô hình phương trình (SEM) để đo lường sự phù hợp . Kết quả cho thấy rằng tổng
thể mô hình phù hợp . Nó chứng minh rằng các mô hình lý thuyết đề nghị được hỗ
trợ đúng với lý thuyêt.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cảm nhận tính hữu dụng là tích cực và ảnh hưởng
đáng kể đến thái độ của người tiêu dùng, và thái độ của người tiêu dùng ảnh hưởng

tích cực đến ý định mua. Điều đó cho thấy chức năng và giá trị gia tăng dịch vụ của
điện thoại thông minh là hữu ích. Tuy nhiên, việc sử dụng không có ảnh hưởng
trực tiếp đến ý định mua của người tiêu dùng. Kết quả cũng cho rằng tiêu chuẩn
chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng
rủi ro nhận thức có một tác động tiêu cực và đáng kể về ý định mua và giá trị cảm
nhận..
Nghiên cứu kiến nghị thiết kế một điện thoại thông minh với một người dùng thân
thiện, khả năng tương tác với chức năng yêu cầu để phục vụ người tiêu dùng.
Trong khi đó, nếu các nhà khai thác dịch vụ viễn thông cũng có thể làm giảm chi
phí dịch vụ giá trị gia tăng của họ, người ta tin rằng ngày càng nhiều người tiêu
dùng sẵn lòng mua một điện thoại thông minh.



Mô hình nghiên cứu
Ích lợi cảm
nhận

Tiêu chuẩn chủ
quan
Quyết định
mua
9


Sự dễ sử dụng
cảm nhận

Ý định
mua


Thái độ

Giá trị
cảm nhận

Rủi ro cảm nhận

Hình 2.1.4.1.2. Mô hình nghiên cứu của Dr. Hsinkung Chi, Dr.
Huery Ren Yeh và Yating Yang (2009)


Mô hình nghiên cứu của Mei Min Chow, Ling Hong Chen, Jian Ai
Yeow, Pei Wah Wong:

Mô hình nghiên cứu thực hiện bởi của Mei Min Chow, Ling Hong Chen, Jian Ai
Yeow(Faculty of Business & Law, Multimedia University Malaysia) và Pei Wah
Wong (Diploma Programmes, Multimedia University ) vào năm 2011.
Mô hình áp dụng mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng giá trị thương hiệu.
Mô hình đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh
của giới trẻ .Nghiên cứu được thu thập dữ liệu từ 300 mẫu khảo sát trong độ tuổi từ
17 tới 25, hầu hết là các sinh viên của Đại học Đa phương tiện Malaysia .
Mô hình đề cập tới 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của giới trẻ đó
là đặc điểm sản phẩm, tên thương hiệu, giá cả, ảnh hưởng của xã hội.Trong đó
thương hiệu là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng nhất đối với việc chọn mua
smartphone thông qua ba yếu tố cấu thành là sự cảm nhận chất lượng và giá trị, liên
tưởng thương hiệu và kiến thức thương hiệu. Ngoài ra tâm lý và những hành vi của
người tiêu dùng cũng được quy định bởi những yếu tố mang tính xã hội như: những
nhóm người riêng biệt, gia đình, vai trò xã hội và các qui chế xã hội chuẩn mực
cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua.




Mô hình nghiên cứu
Đặc điểm sản phẩm
Ý định mua

Tên thương hiệu
Giá cả
10


Ảnh hưởng của xã hội
Hình 2.1.4.1.3. Mô hình nghiên cứu của Mei Min Chow, Ling
Hong Chen, Jian Ai Yeow, Pei Wah Wong


Mô hình nghiên cứu của Rabi Singh Thokchom (dưới sự hướng dẫn của
Dr. Aaron Loh):

Mô hình được nghiên cứu nằm trong đề tài nghiên cứu “ Những yếu tố ảnh hưởng
đến ý định mua Smartphone của người tiêu dùng Băng Cốc (Thái Lan) vào năm
2011 do Rabi Singh Thokchom nghiên cứu luận để làm luận văn tốt nghiệp MBA
dưới sự hướng dẫn của Dr Aaron Loh.
Nghiên cứu áp dụng mô hình nghiên cứu của mô hình áp dụng lý thuyết về thuyết
hành động hợp lý và sự chấp nhận công nghệ (TAM) để điều tra hành vi mua sắm
điện thoại thông minh và quá trình quyết định mua hàng của P.Kotler.
Tác giả điều tra thu thập dữ liệu từ 400 người ở các độ tuổi khác nhau và các nhóm
ngành nghề khác nhau.Sau khi phân tích đánh giá,tác giả kết luận rằng yếu tố hình
ảnh thương hiệu là yếu tố ảnh hưởng cao nhất tới người mua điện thoại thông

minh. Giá là một trong những yếu tố tiếp theo,hai yếu tố này có mối quan hệ chặt
chẽ. các yếu tố như tính hữu dụng nhận thức, kiến thức sản phẩm cũng đã được kết
luận có một ảnh hưởng tới ý định mua smartphone của người tiêu dùng Băng Cốc.



Mô hình nghiên cứu

Cảm nhận về tính dễ sử dụng
Cảm nhận về sự hữu ích

Hình ảnh - Thương hiệu

11

Ý định mua


Kiến thức về sản phẩm

Giá cả

Hình 2.1.4.1.4. Mô hình nghiên cứu của Rabi Singh Thokchom
(dưới sự hướng dẫn của Dr. Aaron Loh)
2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT:


Cơ sở xây dựng mô hình

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu,

sau đó qua tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, thầy cô giảng dạy trong bộ môn,
giả thuyết và mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh để tiến hành nghiên cứu trên 200
bạn sinh viên trường Đại Học Tôn Đức Thắng.
Mô hình nghiên cứu ban đầu của đề tài gồm có 7 nhân tố tác động trực tiếp đến
quyết định chọn mua smartphone của sinh viên gồm có: (1) Giá cả, (2) Thương
hiệu,(3) Chất lượng sản phẩm, (4) Kiểu dáng, (5) Quảng cáo, (6) Chất lượng dịch
vụ, (7) Thu nhập.


Mô hình nghiên cứu đề xuất

Ý
Định
Mua

Gía cả

Thương hiệu

Chất lượng sản phẩm

Kiểu dáng và tính năng

Quảng cáo

Chất lượng dịch vụ

Thu nhập

12



Hình 2.2.1.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hệ thống giả thuyết nghiên cứu:
: Yếu tố “Giá cả” có quan hệ ngược chiều với ý định mua smartphone của sinh viên
tại đại học Tôn Đức Thắng
: Yếu tố “Thương hiệu” có quan hệ cùng chiều với ý định mua smartphone của sinh
viên tại đại học Tôn Đức Thắng
: Yếu tố “Chất lượng sản phẩm” có quan hệ cùng chiều với ý định mua smartphone
của sinh viên tại đại học Tôn Đức Thắng
: Yếu tố “Kiểu dáng” và tính năng có quan hệ cùng chiều với ý định mua
smartphone của sinh viên tại đại học Tôn Đức Thắng
: Yếu tố “Quảng cáo” có quan hệ cùng chiều với ý định mua smartphone của sinh
viên tại đại học Tôn Đức Thắng
: Yếu tố “Chất lượng dịch vụ” có quan hệ cùng chiều với ý định mua smartphone
của sinh viên tại đại học Tôn Đức Thắng
: Yếu tố “Thu nhập” có quan hệ cùng chiều với ý định mua smartphone của sinh
viên tại đại học Tôn Đức Thắn


Khái niệm các yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Giá cả: Là cái mà người mua phải trả để có được sản phẩm dịch vụ mong muốn,
được đo lường bằng tiền tệ. Giá cả cảm nhận là đánh giá của chính người mua về
mức độ đáng giá của những gì mình đánh đổi so sánh với cái sẽ có được (Jacoby &
Olson (1977), Zeithaml (1991) (trích dẫn từ Alhabeed (2002)).
Thương hiệu: Có thể hiểu như tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối
hợp giữa chúng để xác nhận sản phẩm của người bán và người mua để phân biệt
với sản phẩm của đối thủ (Philip Kotler, 2004). Ví dụ: về thương hiệu Smartphone:
Samsung, Nokia, Apple,…

Chất lượng sản phẩm: Được cảm nhận bởi khách hàng qua 3 yếu tố chính (Olson
& Jacoby (1972), Olson (1977) (trích dẫn từ Alhabeed (2002)):
Yếu tố bên trong là những đặc trưng cố hữu hình thành nên cấu trúc vật lý của sản
phẩm mà khách hàng không thể thay đổi bản chất của sản phẩm. Việc tiêu thụ sản
phẩm gắn liền với việc tiêu thụ đặc trưng bản chất của sản phẩm đó.

13


Yếu tố bên ngoài là những nhân tố nằm ngoài sản phẩm, nó không phải là phần hợp
thành cấu trúc vật lý của sản phẩm. Nhưng nó là yếu tố quan trọng làm tăng giá trị
của sản phẩm.
Yếu tố lưỡng tính bao gồm những điểm chung giữa yếu tố bên trong và yếu tố bên
ngoài. Chất lượng sản phẩm Smartphone đề cập đến thời lượng pin, dung lượng
máy, âm thanh,…
Kiểu dáng: Là các đặc điểm bên ngoài của sản phẩm được thể hiện qua hình khối,
đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của tất các các yếu tố đó.
Tính năng: Là toàn bộ những gì có ích trên sản phẩm mang đến cho người sử dụng
trong quá trình sử dụng sản phẩm đó.
Quảng cáo: Theo Philip Kotler, “Quảng cáo là những hình thức truyền thông trực
tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định
rõ nguồn kinh phí”. Quảng cáo có tác dụng tạo ra nhu cầu và xây dựng hình ảnh sản
phẩm cũng như hình ảnh doanh nghiệp
Chất lượng dịch vụ: Theo Philip Kotler Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích
nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất
thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn
việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất
nào
Thu nhập: Chính là khoản thu của người tiêu dùng, điều này ảnh hưởng đến việc
chọn một chiếc smartphone rẻ hay mắc.


14


CHƯƠNG 3.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
NGHIÊN CỨU

Chương 3 này, tác giả giới thiệu về quy trình nghiên cứu được thực hiện trong quá
trình nghiên cứu. Qua đó sẽ chỉ ra cách mà tác giả trả lời và giải thích các hiện
tượng và trình bài đã nêu trong chương 1.
3.1. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu và chia quá trình nghiên cứu thành 4
giai đoạn ở mỗi giai đoạn sẽ là nghiên phương pháp khác nhau:
Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp điều tra
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Để hiểu rõ hơn về phương pháp thực hiện nghiên cứu, chúng ta sẽ đi sâu vào
nghiên cứu từng phần.
3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
3.2.1.

Dữ liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin, các dữ liệu liên quan đến thị trường smartphone từ các
nghiên cứu trước đó và các bài báo về công nghệ cũng như về Smartphone. Các
giáo trình về hành vi người tiêu dùng để lấy cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
Một số công trình nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp đại học, cao học. Tuy đó

không hẳn là các nghiên cứu có mục tiêu nghiên cứu giống với các mục tiêu mà
nghiên cứu nhóm chúng tôi đang tiến hành nhưng về cơ bản đã có được nhiều
thông tin tham khảo có giá trị để xây dựng hướng nghiên cứu.
Ngoài ra, còn thu thập được rất nhiều thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu từ
Internet, nhưng do tính tin cậy không cao nên chủ yếu là sử dụng với mục đích
tham khảo.
3.2.2.

Dữ liệu sơ cấp

15


Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng hỏi thông qua việc phỏng vấn trực tiếp và
online khách hàng đã và đang có ý định chọn mua Smartphone để tiến hành các
phân tích cần thiết nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, sử dụng các công cụ
như Excel, SPSS…
3.2.3.

Phương pháp điều tra

Nghiên cứu này được thực hiện qua 2 giai đoạn chính:
(1) Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng hỏi khảo sát ý kiến khách hàng.
(2) Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu phục vụ cho
mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết. Nghiên
cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo
lường các khái niệm nghiên cứu. Vấn đề được đưa ra khảo sát là các ý kiến của các
bạn sinh viên về những lợi ích mà smartphone mang lại cho họ, các yếu tố quyết

định nào ảnh hưởng đến ý định chọn mua smartphone của họ. Mục đích của việc
điều tra là để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố
kiểm soát. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào
nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp
các khách hàng đã và đang có ý định chọn mua Smartphone tại Đại Học Tôn Đức
Thắng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn mua và mức ảnh hưởng
của các yếu tố đó. Kết quả nghiên cứu chính thức dùng để kiểm định lại mô hình lý
thuyết. Các bước thực hiện:
Thiết kế bảng hỏi: điều tra thử và tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi sao cho thật rõ
ràng nhằm thu được kết quả để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Phỏng vấn chính thức: dùng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, người phỏng vấn giải
thích nội dung bảng hỏi để người trả lời hiểu câu hỏi và trả lời chính xác theo
những đánh giá của họ.
3.2.4.

Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
16


 Phần mềm sử dụng: Phần mềm Microsoft Excel 2010, phần mềm xử lý dữ

liệu SPSS.
 Thang đo: tất cả các thang đo các khái niệm nghiên cứu trong mô hình là
thang

đo

đa biến. Trong bài nghiên cứu sử dụng các loại thang đo như: Thang đo biểu

danh, thang đo thứ tự, thang đo khoảng (thang đo likert 5 mức độ)
 Mẫu: đối tượng là sinh viên đại học Tôn Đức Thắng. Tổng số mẫu nhóm dự

định khảo sát là 200 sinh viên của trường.
Các phương pháp phân tích
• Thống kê mô tả: thông qua thống kê mô tả sẽ giúp nhóm cũng như

các đối tượng quan tâm có thể dễ dàng nắm bắt một cách tổng quát
tình hình thông qua các đại lượng đo lường: trung bình, trung vị,
mode, phương sai,…Đồng thời cũng sử dụng bảng phân tích kết hợp
để so sánh giữa các nhóm, các ngành,…
• Phân tích nhân tố khám phá (EFA): sẽ giúp lọc bỏ đi những nhân tố
không có ýnghĩa ( biến rác). Sau phương pháp này, các thang đo khái
niệm nghiên cứu được đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và
tiếp tục được kiểm định (độ tin cậy tổng hợp, tính đơn nguyên, giá trị
hội tụ, và giá trị phân biệt) thông qua phương pháp phân tích nhân tố
khẳng định CFA. Hiệu chỉnh mô hình đề nghị cho phù hợp với kết
quả nghiên cứu.
• Phương pháp hồi quy đa biến: để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến

ý định chọn mua sản phẩm Smartphone của sinh viên cũng như mức
độ ảnh hưởng cũa các yếu tố.
3.3. QUY TRÌNH NHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu sẽ đi qua các giai đoạn chính sau đây:
Bước 1: Xây dụng các cơ sở lý luận.
Tìm hiểu các lý thuyết cơ bản về vấn đề nghiên cứu
Bước 2: Đề nghị mô hình

17



Đề nghị một mô hình dựa trên việc nghiên cứu các mô hình trước đó và đề xuất của
nhóm nghiên cứu
Bước 3: Nghiên cứu định tính
Cùng nhau thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến của các chuyên gia đề hoàn thiện mô
hình.
Bước 4: Điều chỉnh mô hình (nếu có)
Bước 5: Xây dựng bản câu hỏi
Bảng câu hỏi sẽ được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất và dựa trên
các thang đo đã xâ dựng, sau đó tiến hành nghiên cứu thử nghiệm. Điều chỉnh bảng
câu hỏi nếu chưa phù hợp.
Bước 6: Tiến hành nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu định lượng, thông kê sơ lược dữ liệu bằng cách cho trả lời bảng câu hỏi
chính thức
Bước 7: Kiểm định các thang đo
Phân tích dự liệu sơ lược bằng các phương pháp thông kê mô tả, Phân tích các nhân
tố khám phá và hồi quy đa biến với sự hỗ trợ của các công cụ SPSS, Excel..
Bước 8: Kiểm định mô hình lý thuyết và đề xuất các phương án
3.4. XÂY DỰNG THANG ĐO SƠ BỘ
Thang đo sơ bộ về Giá cả
Định nghĩa: Giá cả là cái mà người mua phải trả để có được sản phẩm dịch vụ
mong muốn, được đo lường bằng tiền tệ. Giá cả cảm nhận là đánh giá của chính
người mua về mức độ đáng giá của những gì mình đánh đổi so sánh với cái sẽ có
được (Jacoby & Olson (1977), Zeithaml (1991) (trích dẫn từ Alhabeed (2002)).
Thang đo: Thang đo của yếu tố giá cả trong nghiên cứu này chủ yếu tham khảo từ
nghiên cứu của Cheong and Park (2005) (Ví dụ: Mức giá mà bạn cho là phù hợp..)
18


Thang đo sơ bộ về Thương hiệu

Định nghĩa: thương hiệu có thể hiểu như tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay
sự phối hợp giữa chúng để xác nhận sản phẩm của người bán và người mua để
phân biệt với sản phẩm của đối thủ (Philip Kotler, 2004). Ví dụ: về thương hiệu
Smartphone: Samsung, Nokia, Apple,…
Thang đo: Thang đo của yếu tố thương hiệu trong nghiên cứu này được xây dựng
dựa vào thang đo trong nghiên cứu của Rio, Vazquez, and Iglesias (2001) ( Ví dụ:
Mức độ tin cậy vào thương hiệu...)
Thang đo sơ bộ về Chất lượng sản phẩm
Định nghĩa: Chất lượng sản phẩm được cảm nhận bởi khách hàng qua 3 yếu tố
chính (Olson & Jacoby (1972), Olson (1977) (trích dẫn từ Alhabeed (2002)):
Yếu tố bên trong là những đặc trưng cố hữu hình thành nên cấu trúc vật lý của sản
phẩm mà khách hàng không thể thay đổi bản chất của sản phẩm. Việc tiêu thụ sản
phẩm gắn liền với việc tiêu thụ đặc trưng bản chất của sản phẩm đó.
Yếu tố bên ngoài là những nhân tố nằm ngoài sản phẩm, nó không phải là phần hợp
thành cấu trúc vật lý của sản phẩm. Nhưng nó là yếu tố quan trọng làm tăng giá trị
của sản phẩm.
Yếu tố lưỡng tính bao gồm những điểm chung giữa yếu tố bên trong và yếu tố bên
ngoài. o Chất lượng sản phẩm Smartphone đề cập đến thời lượng pin, dung lượng
máy, âm thanh,…
Thang đo: Thang đo của yếu tố chất lượng sản phẩm trong nghiên cứu này được
tham khảotừ thang do trong nghiên cứu của Mei Min Chow, Ling Hong Chen, Jian
Ai Yeow, Pei Wah Wong (2011) ( Ví dụ: Mức độ hài lòng về chất lượng màn hình,
thời lượng pin, độ hoàn thiện cấu trúc của máy…)
Thang đo sơ bộ về Kiểu dáng và tính năng
Định nghĩa: Kiểu dáng là các đặc điểm bên ngoài của sản phẩm được thể hiện qua
hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của tất các các yếu tố đó.

19



Tính năng là toàn bộ những gì có ích trên sản phẩm mang đến cho người sử dụng
trong quá trình sử dụng sản phẩm đó.
Thang đó: Thang đo của yếu tố kiểu dáng và tính năng của nghiên cứu này chủ yếu
dựa trên các biến như: sự cảm nhận về tầm quan trọng của khách hàng về kiểu
dáng, mong muốn kiểu dáng của smartphone như thế nào? Các tính năng thực sự
hấp dẫn họ là gì? Họ mong muốn sản phẩm sẽ có những tính năng nào?
Thang đo sơ bộ về Quảng cáo
Định nghĩa: Theo Philip Kotler, “Quảng cáo là những hình thức truyền thông trực
tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định
rõ nguồn kinh phí”. Quảng cáo có tác dụng tạo ra nhu cầu và xây dựng hình ảnh sản
phẩm cũng như hình ảnh doanh nghiệp
Thang đo: Thang đo của yếu tố Quảng cáo của nghiên cứu này chủ yếu dựa trên
các biến như Sản phẩm xuất hiện nhiều lần trên các phương tiện truyền thông ảnh
hưởng đến ý định mua của bạn? Bạn bắt gặp các người nổi tiếng sử dụng sản phẩm
cũng làm bạn tò mò và muốn mua?
Thang đo sơ bộ về Chất lượng dịch vụ
Định nghĩa: Theo Philip Kotler Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ
thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang
tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch
vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất nào.
Thang đo: Thang đo của yếu tố chất lượng dịch vụ của nghiên cứu này chủ yếu dựa
trên các biến như: Chế dộ hậu mãi tốt sẽ làm bạn tăng ý định mua sản phẩm? Bạn
mong chờ một sản phẩm mà được bảo hành dài hạn, được đổi trả, được tặng kèm
quà tặng...
Thang đo sơ bộ về Thu nhập
Định nghĩa: Thu nhập chính là khoản thu của người tiêu dùng, điều này ảnh hưởng
đến việc chọn một chiếc smartphone rẻ hay mắc

20



Thang đo: Thang đo của yếu tố thu nhập của nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các
biến như: Mức thu nhập sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua smartphone của
khách hàng
Thang đo sơ bộ về Ý định mua
Định nghĩa: ý định mua là cơ sở ban đầu của khách hàng khi cân nhắc mua một sản
phẩm nào đó, khi nghiên cứu về ý định mua ta sẽ biết được biến phụ thuộc này bị
ảnh hưởng bởi các tác nhân nào.
Thang đo: Thang đo của ý định mua của nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các biến
như: ý định mua bị ảnh hưởng bởi giá cả và thu nhập, ý định mua bị ảnh hưởng bởi
độ “hot” của sản phẩm, ý định mua bị ảnh hưởng bởi chất lượng sản phẩm, bởi tính
năng, kiểu dáng của sản phẩm…
3.5. XÂY DỰNG THANG ĐO
Các nhân tố ảnh hưởng đến định mua smartphone của sinh viên đại học Tôn Đức
Thắng được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố được đo lường bởi
thang đo Likert (Rensis Likert, 1932) ở 5 mức độ. Người được phỏng vấn sẽ trả lời
các câu hỏi với 5 mức độ với từng câu phát biểu. Cụ thể như sau:
Mức độ 1: Rất không đồng ý (1 điểm)
Mức độ 2: Không đồng ý (2 điểm)
Mức độ 3: Không có ý kiến(3 điểm)
Mức độ 4: Đồng ý (4 điểm)
Mức độ 5: Rất đồng ý (5 điểm)
Sau đây, chúng ta đi vào từng thang đo của các nhân tố:
Thang đo Thương hiệu
STT

Biến

Ký hiệu


1

Thương hiệu ảnh hưởng đến mức độ tin cậy vào chất lượng sản
phẩm

A1

2

Tôi sẵn sàng mua 1 chiếc smartphone giá thấp hơn với cùng
mẫu mã và chất lượng của thương hiệu này thay vì một thương

21

A2


hiệu khác
3

Tôi là người trung thành với một thương hiệu nhất định

A3

Thang đo Quảng cáo
STT

Biến

Ký hiệu


4

Ý định mua hàng của Tôi có ảnh hưởng rất lớn từ quảng cáo

B4

5

Tôi sẽ có ý định mua smartphone vì bạn thấy trên quảng cáo
người nổi tiếng đã dùng nó

B5

6

Khi nói về smartphone, Tôi nghĩ ngay đến sản phẩm vừa xem
trên quảng cáo

B6

Thang đo Chất lượng dịch vụ
STT

Biến

Ký hiệu

7


Dịch vụ hậu mãi, bảo hành tốt giúp Tôi tin cậy vào sản phẩm
hơn

C7

8

Tôi chấp nhận chi trả thêm chi phí đê có được thời gian bảo
hành sản phẩm lâu hơn

C8

9

Chất lượng dịch vụ bảo hành ảnh hưởng trực tiếp đến ý định
chọn mua sản phẩm của Tôi

C9

Thang đo Chất lượng sản phẩm
STT

Biến

Ký hiệu

10

Chất lượng của điện thoại có tỉ lệ thuận với giá cả


D10

11

Sản phẩm được cam kết về chất lượng sẽ đáng mua hơn

D11

12

Chất lượng phải luôn luôn tỷ lệ thuận với giá

D12

Thang đo Kiểu dáng và tính năng
STT

Biến

Ký hiệu

13

Tôi sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua 1 chiếc điện thoại có vẻ

E13

22



ngoài bắt mắt hơn chiếc khác có cùng tính năng
14

Kiểu dáng thiết kế của 1 chiếc điện thoại ảnh hưởng lớn đến
quyết định chọn mua của Tôi

E14

15

Tôi thường so sánh tính năng giữa những chiếc điện thoại trước
khi quyết định chọn mua chúng

E15

Thang đo Giá cả
STT

Biến

Ký hiệu

16

Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua smartphone của tôi

F16

17


Tôi sẽ chỉ mua sản phẩm nếu nó phù hợp với túi tiền

F17

18

Tôi thường so sánh giá khi có ý định mua sản phẩm

F18

Thang đo Thu nhập
STT

Biến

Ký hiệu

19

Thu nhập là cơ sở để tôi quyết định mua sản phẩm

G19

20

Tôi sẽ mua sản phẩm mà không cần quan tâm thu nhập của
mình

G20


21

Tôi sẽ mua sản phẩm phù hợp với thu nhập của mình

G21

Thang đo Ý định mua
STT

Biến

Ký hiệu

22

Ý định mua hàng của Tôi có ảnh hưởng rất lớn từ quảng cáo

H22

23

Tôi sẽ có ý định mua smartphone vì bạn thấy trên quảng cáo

H23

23


người nổi tiếng đã dùng nó
24


Khi nói về smartphone, Tôi nghĩ ngay đến sản phẩm vừa xem
trên quảng cáo

24

H24


CHƯƠNG 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 này sẽ trình bày về thông tin mẫu khảo sát cũng như kết quả thống kê mô
tả các nhân tố, biến quan sát trong mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
chọn mua smartphone của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng. Thông qua kết quả
chạy mô hình để biết được mối quan hệ giữa các nhân tố. Xác định nhân tố nào thật
sự ảnh hưởng đến ý định mua của sinh viên.
4.1. TỔNG QUAN KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MẪU PHÂN TÍCH
Dựa trên các yêu cầu và thiết kế nghiên cứu đã đặt ra ở các chương trước, chúng tôi
đã tiến hành điều tra khảo sát với các đối tượng là các bạn đang là sinh viên tại đại
học Tôn Đức Thắng. Kết quả thu về 200 phiếu điều tra đạt yêu cầu trong tổng số
phiếu thu về, đủ để phân tích dữ liệu có ý nghĩa về mặt khoa học trong đề tài nghiên
cứu này.
4.1.1.

Đặc điểm cá nhân đại diện được khảo sát

Nhìn chung với mẫu điều tra nhận được đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng điều
tra tương đối cân bằng giữa nam và nữ, cũng như sự am hiểu của đối tượng khảo

sát về lĩnh vực này. Điều này rất quan trọng trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi
vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân tích dữ liệu liệu và thiết lập các mô
hình nghiên cứu.
Thống kê chung về thông tin người được điều tra cho thấy tỷ lệ nam nữ là khá
tương đương với 97 mẫu khảo sát là nữ, chiếm khoảng 48,5% và 103 mẫu khảo sát
là nam, chiếm 51,5%. Trong đó, người được khảo sát rãi đều ở các thành phần sinh
viên. Sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 chiềm tỷ trọng tương đối như nhau, lần lượt
là 27,5%, 28,5% và 26,5%, nhóm sinh viên năm 1 chiếm tỷ trọng thấp nhất với tỷ
lệ 17,5%.
Số lượng sinh viên tập trung nhiều ở một số khoa như Quản trị kinh doanh 36%, Kế
toán 12,5% , KHXH và Nhân văn 11%, số còn lại chia đều ở tất cả các khoa.
Bảng 4.1.1.1. Thống kê số lượng sinh viên ở các Khoa, Trung tâm
Khoa

Tần số

Tỷ lệ (%)

Công nghệ thông tin

4

2.0

Điện - điện tử

5

2.5


Dược

7

3.5

Khoa học ứng dụng

7

3.5

KHXH và Nhân văn

22

11.0

25


×