Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận môn marketing căn bản nghiên cứu thị trường khách du lịch châu âu biện pháp thu hút khách du lịch thị trường này của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----š›&š›-----

TIỂU LUẬN
MARKETING CĂN BẢN
Đề tài:
Nghiên cứu thị trường khách du lịch châu Âu
&
Biện pháp thu hút khách du lịch thị trường này của Việt Nam

Lớp tín chỉ

: MKT301(2-1516).2_LT

Giảng viên hướng dẫn

: Th.s Trần Hải Ly

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2016


MỤC LỤC


Lời mở đầu
Việt Nam là một đất nước có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, có tới
8 di sản thế giới, 46 khu du lịch quốc gia, 40 địa điểm du lịch quốc gia, 24 trung
tâm du lịch, 12 đô thị du lịch và 7 vùng du lịch. Ngành du lịch được đánh giá là một
ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy vậy, ngành du lịch vẫn chưa được nhà nước đầu tư và
quan tâm đúng mức. Ngành du lịch nhiều năm nay đã được cảnh báo là “chặt chém”
khách du lịch, cơ sở hạ tầng đầu còn sơ sài, dịch vụ không chuyên nghiệp và thiếu


tính cạnh tranh. Một con số đáng báo động gần đây nhất là tỉ lệ phần trăm lượng
khách đến Việt Nam đang có xu hướng tăng ít dần, đặc biệt trong 2015 lượng khách
chỉ tăng 0,9% so với năm 2014. Tại sao lại như vậy? Vấn đề ở đây là gì? Bài tiểu
luận của chúng em sẽ đi vào tìm hiểu một nhóm khách du lịch nhất định và tìm ra
các biện pháp thu hút khách du dịch đó ở thị trường du lịch Việt Nam. Và đối tượng
mà chúng em hướng đến ở đây là nhóm khách du lịch Châu Âu có độ tuổi từ 18-35
tuổi. Đây là nhóm đối tượng tiềm năng. Nhóm đối tượng này còn trẻ tuổi, mong
muốn tìm tòi học hỏi, thích du lịch khám phá và có những đặc điểm chung về tâm
lí. Bên cạnh đó, từ ngày 1/7/2015 nước ta đã miễn visa cho 5 quốc gia ở châu Âu
với thời hạn tạm trú là 15 ngày. Đây là một cơ hội để ngành du lịch có thể thu hút
được nhiều khách du lịch châu Âu hơn đến tới Việt Nam.
Bài tiểu luận của nhóm 6 gồm có 3 phần:



Phần I: Phân đoạn thị trường, những đặc điểm của thị trường mục tiêu hướng đến.
Phần II: Những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Việt Nam và việc thu hút những



đối tượng khách du lịch mục tiêu.
Phần III: Giải pháp đẩy mạnh khả năng thu hút khách du lịch châu Âu.

3


Phần I
Phân đoạn thị trường, những đặc điểm của
thị trường mục tiêu hướng đến
I) Phân tích S - T

1) Mô hình sức thu hút du lịch (theo góc độ phân tích đặc tính của địa điểm
du lịch)

Địa hình & Thời tiết

Văn hóa & Lịch sử
DU KHÁCH TIỀM NĂNG

Địa điểm du lịch

Các hoạt động, sự kiện

Sức thu hút

Nhận thức & Dự định

Hành vi du lịch

Giải trí
Hạ tầng du lịch

2) Phân đoạn thị trường
Theo địa lý: Châu Âu, Châu Á, Châu Mĩ.
Theo độ tuổi: 18-, 18-35, 36-45, 46-65, 61+
Theo kinh nghiệm du lịch: chưa từng đến Việt Nam, đã đến Việt Nam 1 lần,
đã đến VN từ 2 lần trở lên.

4



Theo tâm lý: ưa giá rẻ, ưa sự sang trọng, ưa mạo hiểm, ưa sự an toàn, ưa sự
độc lập, ưa nhóm đoàn.
3) Chọn Thị trường mục tiêu
Khách du lịch Châu Âu từ 18-65, với mọi kinh nghiệm du lịch, với mọi tâm
lý du lịch.
4) Tại sao chọn thị trường mục tiêu này
Theo chiến lược phát triển của Bộ VH, TT&Du lịch Việt Nam, mục tiêu là
hướng tới hơn 10 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam. Du lịch Việt Nam đứng
đầu trong các ngành dịch vụ về nguồn thu ngoại tệ (Báo cáo về Du lịch Việt Nam,
Tổng cục Du lịch, 2014); vì thế thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam nên
hướng ra nước ngoài để tiếp tục khai thác tiềm năng quốc tế của mình.
Việt Nam miễn thị thực 15 ngày với công dân các nước Thụy Điển, Na Uy,
Đan Mạch, Nga, Belarus, Phần Lan, Pháp, Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha trong số
21 quốc gia được miễn thị thực, nên có thể kì vọng số lượng khách du lịch từ các
nước này tới Việt Nam sẽ tăng nhanh chóng, đóng vai trò đáng kể hơn trong nguồn
thu từ du lịch.
Tâm lý chung của du khách Châu Âu khi tới Việt Nam là kì vọng vào vẻ đẹp
cảnh quan, sự độc đáo về văn hóa và ẩm thực, sự an toàn và cảm giác được phiêu
lưu và khám phá một môi trường mới mẻ. Tất cẩ những điều này ngành du lịch Việt
Nam đều có thể đáp ứng được và khai thác rộng hơn nữa.
5) Hành vi của thị trường mục tiêu
Người dân châu Âu có quan niệm “vẫn sẽ đi du lịch ngay cả khi điều tồi tệ
nhất xảy ra”. Họ định nghĩa cuộc sống chỉ diễn ra có một lần, nên họ rất quý và coi
trọng thời gian, muốn tận hưởng cuộc sống. Tâm lý muốn mở rộng tầm mắt và được
tận hưởng khoảng thời gian rảnh ở một môi trường khác. Tận hưởng thiên nhiên là
một trong những nguyên do chính của người dân châu Âu khi đi du lịch (It is found
5


that nearly 60 % of German tourist said that the experience of nature was the most

important reason for their main holiday trip in 1990 (Swarbrooke and Horner,
1999)).
Do rất quý trọng thời gian, họ thường sắp đặt công việc theo thời gian chính
xác, hoạt động phải đúng giờ và thời gian phải được sử dụng một cách hợp lý, các
công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Vì vậy thủ tục rườm rà sẽ gây khó
chịu.
Với du khách châu Âu từ 18-35 tuổi, bắt đầu có khả năng độc lập tài chính,
còn trẻ, mong muốn được trải nghiệm, phiêu lưu mạo hiểm, khám phá những điều
mới lạ, nhưng chưa có khả năng chi trả những tour du lịch với chi phí cao. Hành vi
của nhóm du khách này là có xu hướng đi phượt, theo từng nhóm nhỏ, khám phá
theo cách của riêng mình. Giao lưu và quan sát nhiều hơn với người dân bản địa.
Với du khách châu Âu từ 35-65 tuổi, là độ tuổi có gia đình riêng, tâm lý là
muốn được thưởng thức vẻ đẹp, tận hưởng thời gian nghỉ ngơi thoải mải cùng gia
đình. Hành vi của nhóm du khách này là thăm quan các nước, đi du lịch theo tour.
Nguồn: A Study of Tourist Behavior: A Case Study of Independent European
Travelers in Bangkok –Language Institute Journal
Understanding the Behavioral Intention of European Tourists - International
Research Symposium in Service Management

6


Phần II
Những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Việt
Nam và việc thu hút những đối tượng khách
du lịch mục tiêu
I) Điểm mạnh của du lịch Việt Nam
1) Tổng cộng 11 quốc gia châu Âu đã được miễn thị thực, Chính phủ đặt trọng
tâm vào thị trường khách du lịch châu Âu
Việt Nam hiện đã miễn thị thực 15 ngày với công dân các nước Thụy Điển,

Na Uy, Đan Mạch, Nga, Belarus, Phần Lan, Pháp, Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha
trong số 21 QG được miễn thị thực.
Qua sự kiện Việt Nam miễn thị thực cho 6 nước châu Âu vào tháng 7/2015
vừa qua, có thể thấy Việt Nam đang rất quan tâm đến thị trường khách du lịch châu
Âu, và có khả năng tương lai sẽ tiếp tục miễn thị thực cho các quốc gia khác thuộc
châu Âu để kích cầu du lịch thị trường này.
2) Nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử
Đất nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng có rất nhiều cảnh đẹp từ Bắc chí Nam,
trong số đó, không ít địa điểm từng lọt vào những bảng xếp hạng du lịch uy tín trên
thế giới. Nét đẹp phong phú, khi thì hùng vĩ, nơi lại bình dị thân thương. Vẻ đẹp đa
sắc đó của Việt Nam sẽ đưa du khách châu Âu đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác,
phiêu lưu cùng những cung bậc cảm xúc đa dạng, trải nghiệm tiếng con tim phong
phú.

7


Vịnh Hạ Long: Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới (cuối 3/2012)

Ruộng bậc thang Sapa:1 trong7 thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất thế giới (tạp chí
Travel & Leisure của Mỹ)

8


Và nhiều danh lam như: làng chài Cửa Vạn – Quảng Ninh, động Phong Nha
– Kẻ Bàng, hang động Sơn Đòong,…
Theo Wikipedia, tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng
cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di
tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh

vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.
Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản
thế giới.
Di tích lịch sử chính là nhân chứng cho lịch sử hào hùng của dân tộc, là cái
hồn bất khuất của cha ông ở lại cùng đất nước. Gia sản di tích đồ sộ của Việt Nam
mang sức thu hút mãnh liệt đối với trí tò mò, tâm lý ham học hỏi của du khách nước
ngoài, đặc biệt là những du khách có nền văn hoá khác biệt với Việt Nam như du
khách phương Tây cụ thể là thị trường du khách châu Âu – thị trường mục tiêu của
chúng ta.
Chùa Một Cột: Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á (10/10/2012 tại
Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á) từ đời Lý Thái Tông

9


Hoàng thành Thăng Long

cùng các di tích lịch sử khác như: Cố đô Hoa Lư, Di tích Pác Bó,…
Sự giàu có danh lam, di tích lịch sử giàu giá trị văn hoá lịch sử cùng nét
quyết rũ đầy kích thích của Việt Nam chính là 1 trong những ưu điểm khiến du
khách yêu mến và quyết định chọn Việt Nam là điểm đến cho kì nghỉ của mình.
Theo Huffingtonpost, Dangerous Business và nhiều blogger khác
3) Văn hoá phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc; lịch sử hào hùng, anh
dũng
Là một quốc gia thuộc châu Á, Việt Nam có nền văn hoá cùng phong tục,
truyền thống rất khác biệt so với các quốc gia châu Âu. Đó chính là thanh nam
châm tự nhiên được xây dựng và gìn giữ qua chiều dài lịch sử vĩ đại của đất nước,
sự khác biệt, mới lạ tạo ra sức thu hút du khách phương Tây nói chung và châu Âu
nói riêng. Ví dụ như phong tục ăn bằng đũa, gói bánh chưng tết, miếng trầu là đầu
câu chuyện, đi chùa…


10


Thêm vào đó, nền văn hoá Việt Nam lại vô cùng đa dạng, đc 54 dân tộc anh
em gây dựng, tạo sự giàu có, linh hoạt, khiến du khách luôn cảm thấy mới lạ, không
nhàm chán.
Việt Nam cũng có các lễ hội truyền thống tổ chức hàng năm tạo sân chơi thú
vị, cuốn hút cho du khách như: Lễ hội Lim (Thanh Hoá) , lễ hội Đền (Trần Nam
Định) …
Bề dày lịch sử hào hùng, anh dũng của cha ông đã tạo nên tiếng tăm khắp
năm châu, để lại những di tích lịch sử đầy bí ẩn, cuốn hút như đã nói ở trên.
4) Ẩm thực đặc sắc, tiềm năng được cả thế giới công nhận
Từ rất lâu, nhiều món ăn Việt Nam đã được báo chí nước ngoài xếp vào danh
sách những món ăn ngon nhất thế giới. Năm 2006, trang web du lịch MSN của Mỹ
đã bình chọn Hà Nội đứng thứ 3 trong top 10 thành phố có đồ ăn ngon và đáng
thưởng thức nhất thế giới. Riêng hai món phở và gỏi cuốn của Việt Nam đã được
CNN chọn là top 50 món ngon nhất thế giới. Ông Christian Le Squer - một trong số
ít các đầu bếp được nhận 3 sao Michelin nhận xét: "Ẩm thực của Việt Nam rất
nhiều tiềm năng và xứng tầm thế giới nhờ sử dụng nhiều loại hương liệu và thảo
dược tươi ngon. Đặc biệt, các bạn có rất nhiều hệ thống nhà hàng, khách sạn nhỏ
với các đầu bếp có tay nghề chất lượng cao".
Cùng các món ăn được cả thế giới biết đến như Phở, Bánh mì, Việt Nam còn
giữ cho mình nền ẩm thực đường phố, ẩm thực dân dã phong phú, đầy ma lực,
khiến cho đến cả người dân bản xứ cũng không cưỡng lại được. Món ăn đậm đà,
hương vị rất riêng của Việt Nam, và mang cả hương vị của riêng từng vùng miền,
đặc trưng và đặc sắc. Philip Kotler, cha đẻ của marketing hiện đại, từng thật lòng
gợi ý “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới”. Một trong những thú vui tao
nhã của du khách chính là được thưởng thức sự độc đáo của nền ẩm thực, và đến
Việt Nam, họ sẽ khó có thể rời đi trước 15 ngày.


11


5) Sự thân thiện, hiếu khách của người dân Việt Nam cũng là điểm khiến đa số
du khách hài lòng
Con người Việt Nam xưa nay vốn đã nổi tiếng thân thiện, hiếu khách đối với
nhau và cả với du khách nước ngoài. Chỉ cần là người ngoại quốc, đến Việt Nam, sẽ
không lạ khi mà du khách đi đâu cũng bắt gặp những tiếng: “Hello!” về phía mình
từ trẻ con cho đến người lớn, dù có thể phát âm không chuẩn nhưng lòng trìu mến
thì không thể sai được.
6) An ninh thuộc hàng tốt trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Theo Wikipedia, chỉ số GPI (chỉ số hoà bình) của Việt Nam trong năm 2015
vừa qua xếp thứ 56/162 quốc gia trên toàn thế giới, trong khi các nước láng giềng
như: Trung Quốc – 124, Thái Lan – 126, Cambodia – 111
Hơn nữa, Việt Nam chưa bao giờ có khủng bố. Vụ khủng bố tàn sát ở Pháp
năm vừa qua đã để lại dấu ấn đau thương về khủng bố trên toàn thế giới và cả châu
Âu. Vì thế, du khách châu Âu có thể yên tâm khi đến du lịch nghỉ ngơi ở đất nước
này.
Sau đây là hình ảnh hài hước về 10 lý do khủng bố sẽ không xuất hiện ở VN.

12


II) Điểm yếu của du lịch Việt Nam
Mặc dù có nhiều lợi thế và tiềm năng, nhưng du lịch nước ta chưa thực sự
phát triển. Để góp phần đưa hình ảnh đến xa hơn so với bạn bè quốc tế, để góp phần
thu hút được nhiều khách du lịch hơn mỗi năm, ta phải thực sự hiểu về những điểm
hạn chế còn tồn tại.


13


Biểu đồ thể hiện sự gia tăng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam

1) Những nguyên nhân mang tính vĩ mô
- Tài nguyên du lịch chưa được khai thác triệt để:
Mặc dù Việt Nam là một đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng cho
tới nay, nước ta mới chỉ khai thác được khá ít những tiềm năng đó. Điều này thể
hiện ở hệ thống những sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu và chưa tạo được
điểm nhấn. Tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn chưa được thống kê, đánh
giá, phân loại xếp hạng để quản lý một cách bền vững và hiệu quả.
- Về cơ sở hạ tầng:
Hệ thống giao thông còn nhiều bất cập. Ở Việt Nam chỉ có hai cửa ngõ chính
đón khách du lịch quốc tế là sân bay Tây Sơn Nhất ở TP. Hồ Chí Minh và Nội Bài
ở Hà Nội. Hệ thống đường bộ, đường sắt chất lượng còn thấp, chưa kết nối thành
mạng lưới.
Về hệ thống nơi ăn ở, lưu trú như khách sạn, nhà hàng tăng nhiều về số
lượng, nhưng không tăng về chất lượng. Nhìn chung, các cơ sở còn mọc lên nhỏ lẻ,
thiếu sự tập trung, chưa đồng bộ, do vậy chưa hình thành được hệ thống du lịch
chuyên nghiệp và thương hiệu nổi bật.
14


- Về nguồn nhân lực du lịch:
Nguồn nhân lực cũng đang là một vấn đề làm đau đầu những người làm du
lịch. Mặc dù đã đầu tư và đào tạo, mở ra những trường đại học, cao đẳng có chuyên
ngành về du lịch nhưng nhân lực còn yếu về chuyên môn và yếu kém về ngoại ngữ.
Đặc biệt là những ngôn ngữ ít phổ biến như tiếng Đức, Pháp, Ý,... Đánh giá mặt
bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính

chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ. Ngành du lịch
thực sự thiếu đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu mẫu của thời đại với yêu
cầu cạnh tranh và hội nhập cao.
- Về phát triển sản phẩm và thị trường:
Sản phẩm du lịch chậm đổi mới, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa
và nhỏ, thiếu vốn, công nghệ nên phải khai thác các tài nguyên có sẵn hoặc sao
chép để hình thành các sản phẩm du lịch. Vì vậy những sản phẩm du lịch không có
tính chất độc đáo, ý tưởng nghèo nàn và bị trùng lặp, không tạo được dấu ấn. Đồng
thời, sự hạn chế và yếu kém trong nghiên cứu thị trường ở cấp vĩ mô và cấp vi mô
(doanh nghiệp) khiến cho doanh nghiệp không xác định được thị trường mục tiêu và
thụ động trong cung cấp dịch vụ. Xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp,
chưa bài bản, chưa hiệu quả; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được
tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu du lịch. Một số
địa danh du lịch được quốc tế biết đến như Hạ Long, Sapa, Hà Nội, Huế, Hội An,
Đà Lạt, Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) nhưng hình ảnh vẫn chưa đậm nét.
2) Những nguyên nhân vi mô
Để có được một hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế thì sự đầu tư của Nhà
nước, sự phối hợp của các cấp các ngành là chưa đủ, mà chung vào đó là phải có sự
góp sức của từng người dân. Nhiều khách nước ngoài đến Việt Nam đặc biệt là đối
tượng khách “du lịch bụi” và những du khách châu Âu gặp rất nhiều những hiện
tượng tiêu cực:
15


-

Chặt chém giá.
Thái độ chèo kéo mua hàng của người dân địa phương, xe ôm hoặc taxi.
Trộm cướp.
Mua phải hàng giả, hoặc bị lừa đảo.

Các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc điểm chung trong tâm lí của khách du lịch là thích đồ giá rẻ, và hàng hóa

chất lượng. Bên cạnh đó, du khách châu Âu có những điểm riêng như thích rõ ràng,
thẳng thắn, không vòng vo,… Vì thế, những hiện tượng chèo kéo, bán giá đắt gấp
đôi gấp ba như ở trên sẽ làm mất điểm trong mắt khách du lịch nước ngoài, đặc biệt
là người châu Âu. Trên đây là những hình ảnh rất xấu, những ấn tượng rất không tốt
của du lịch Việt Nam trong mắt khách nước ngoài. Theo bảng thống kê lượt khách
nước ngoài đến tới Việt Nam, tỉ lệ tăng cận biên ngày càng có xu hướng giảm. Lí
do là vì sao? Trên trang web có một bài viết với tựa
đề ‘Why I’ll never return to Vietnam’ tác giả là một khách du lịch đã từng đến
Việt Nam và kể lại những câu chuyện hay những ấn tượng vô cùng xấu mà anh gặp
tại Việt Nam. Bên dưới bài viết là rất nhiều những ý kiến cùng quan điểm và nói
rằng mình cũng có những trải nghiệm tương tự.
Hay trên youtube, một youtuber
là GRRRLTRAVELER | Christine
Kaaloa – có tới hơn 14 ngàn lượt
subscribes – có làm một vlog có tựa
đề

‘top 5 travel tips surviving

Vietnam’ nói về những trải nghiệm
cũng không mấy tốt đẹp của cô tại
Việt Nam. Như ta đã thấy, trong việc truyền thông và quảng bá thương hiệu thì
truyền thông miệng từ người này sang người khác đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc xúc tiến thương hiệu, hoặc nó cũng sẽ có tác động ngược lại rất lớn nếu
ta không biết tận dụng nó. Và phải chăng, thương hiệu du lịch Việt Nam đang gặp

16



phải những tác động tiêu cực ngược lại của “word of mouth marketing” do những
gì chúng ta đã làm ?
Còn dưới đây là một đoạn tóm tắt ngắn của một trang blog chia sẻ kinh
nghiệm đi du lịch.

Ngoài ra, mặc dù nước ta đã miễn visa cho những khách du lịch đến từ 5
nước châu Âu, nhưng thời gian lưu trú chỉ có 15 ngày, điều này khá bất tiện cho
những khách du lịch muốn ở lâu dài, thăm quan du lịch theo lộ trình. Theo bà Âu Mỹ
Phương, Phó giám đốc phụ trách thị trường quốc tế, Công ty Dịch vụ lữ hành
Saigontourist, khách châu Âu, nhất là khách Pháp thường có thời lượng nghỉ phép dài từ
21 – 30 ngày/năm hoặc nhiều hơn nên chuyến đi của họ thường lâu hơn 15 ngày. “Chưa
kể, khách châu Âu thường kết hợp du lịch Việt Nam với các nước Lào, Campuchia và có
nhu cầu quá cảnh Việt Nam để nối chuyến. Hoặc sau chương trình tham quan 2 – 3 nước
Đông Dương, một số khách Pháp chọn các bãi biển Việt Nam là nơi nghỉ dưỡng và họ có
nhu cầu quay trở lại Việt Nam vài ngày trước khi về nước. Lúc này, du khách vẫn phải
làm thủ tục cấp visa”

17


Phần III: Biện pháp
I) Biện pháp của Việt Nam
1) Định vị hình ảnh
- Hướng tới định vị hình ảnh du lịch Việt Nam: hiện đại nhưng vẫn mang
đậm bản sắc truyền thống tự nhiên, dân dã.
2) Các biện pháp vĩ mô
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức đúng về du lịch từ trung ương đến địa
phương.

- Coi trọng nâng cao nhận thức về du lịch cho toàn dân và đặc biệt đối với hệ
thống quản lý du lịch.
- Đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư, tạo nguồn lực phát triển
+Tăng cường đầu tư có trọng điểm theo quy hoạch vào hạ tầng và hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật ở những khu, điểm, đô thị du lịch quốc gia có tính
chiến lược, nhằm phát triển dịch vụ cao cấp hướng vào thị trường khách nghỉ dưỡng
dài ngày và chi tiêu cao
+ Thực hiện chính sách và các chương trình hành động du lịch có trách
nhiệm với môi trường và xã hội; thực hiện chính sách hỗ trợ, tăng cường năng lực
để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng;
+Đầu tư tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu trong tổ
chức hoạt động du lịch và cung cấp dịch vụ du lịch;

18


- Tăng độ nhận diện thương hiệu hình ảnh du lịch VN: thực hiện chiến lược
marketing cho du lịch Việt Nam, trong đó quyết tâm hình thành hệ thống văn phòng
đại điện, tăng cường hiện diện của du lịch Việt Nam tại các thị trường mục tiêu:
Pháp, Nga, Đức, Anh, Mỹ; đầu tư ưu tiên cho e-marketing;
- Nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch Việt Nam về tính độc đáo dựa vào giá
trị văn hóa truyền thống Việt Nam, di sản văn hóa nổi bật, giá trị tinh thần Việt
Nam (du lịch tâm linh), sản phẩm đặc thù nổi trội Việt Nam (du lịch biển, ẩm thực
Việt Nam), coi trọng phát triển du lịch xanh, sản phẩm du lịch thân thiện môi
trường.
-Tháo gỡ rào cản cho phát triển du lịch
+Thực hiện chính sách tạo thuận tiện về thị thực nhập cảnh; áp dụng
các hình thức thị thực linh hoạt như thị thực tại cửa khẩu, thị thực chung, thị thực
điện tử ...
+ Hoàn thiện hệ thống hạ tầng; tăng cường năng lực kết nối và dịch vụ

thuận lợi tiếp cận các điểm đến du lịch với các trung tâm đầu mối đón và tiễn khách
du lịch để đảm bảo yêu cầu phát triển, rút ngắn thời gian di chuyển, tăng quỹ thời
gian lưu nghỉ du lịch.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch
+ Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch làm tiền đề để nâng cao
giá trị gia tăng cho sản phẩm và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu;
II) Đề xuất Chiến dịch Marketing
1) Mục tiêu
- Mục tiêu xã hội:
+ Tăng độ nhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam đến 5 triệu khách
du lịch Châu Âu
19


+ Đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng những điểm đến
du lịch hấp dẫn nhất châu Á.
- Mục tiêu kinh tế:
+ Thu hút 3 triệu du khách châu Âu sang Việt Nam du lịch ngắn hạn
và dài hạn.
+ Đem lại nguồn thu nhập quốc nội: 30.000 tỉ VNĐ.
2) Sự thật ngầm hiểu
- Tôi là người châu Âu. Tôi đã quá quen với cuộc sống hàng ngày lặp đi lặp
lại với nhịp sống hiện đại, tiện nghi đầy đủ, nên tôi muốn được khám phá những
vùng đất mới: nơi có những cảnh quan đẹp tự nhiên, hoang dã, có nét độc đáo, đa
dạng trong văn hóa phương Đông nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiện đại, an toàn về
cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
3) Ý tưởng lớn
- Việt Nam: bản sắc truyền thống trong bối cảnh hiện đại.
4) Kế hoạch thực hiện
Giai đoạn 1: Việt Nam: Phong cảnh và ẩm thực.

- Thực hiện chùm ảnh Việt Nam: My country, Your destiny! Với những hình
ảnh danh lam thắng cảnh nổi tiếng của VN như Hạ Long, hang Sơn Đòong, Sa Pa,
Đà Lạt mộng mơ cùng những nét văn hóa của 54 dân tộc anh em.
- Truyền thông cho chùm ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng: hợp
tác với các kênh truyền hình quốc gia của các nước châu Âu để giới thiệu về bộ ảnh
cũng như thông điệp của bộ ảnh; truyền thông trên mạng xã hội: Facebook, Twitter,
Instagram.

20


- Đẩy mạnh truyền thông cho chính sách miễn thị thực 15 ngày của VN với
công dân các nước Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Belarus, Phần Lan, Pháp,
Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha.
Giai đoạn 2: Chào mừng đến Việt Nam!
- Xây dựng và đặt các mô hình danh lam thắng cảnh nhân tạo thu nhỏ mang
tính biểu tượng của thành phố này (ví dụ Hạ Long là hòn Trống Mái, Sapa là ruộng
bậc thang thu nhỏ, Đà Lạt là thành phố phủ trong sương mờ..) tại chính các sân bay
của thành phố đó.
- Tổ chức chương trình festival âm nhạc “Chào mừng đến Việt Nam!” với tiết
mục chủ đạo là màn nhảy flashmob 2000 người để gửi gắm thông điệp “Chào mừng
đến Việt Nam!”, tạo thành viral clip và truyền thông trên các phương tiện thông tin
đại chúng, mạng xã hội.
Giai đoạn 3: Việt Nam: bản sắc truyền thống trong bối cảnh hiện đại.
- Thực hiện tháng “du lịch Việt Nam”:
+ 64 Tỉnh thành phố trong cả nước đồng loạt thực hiện tháng du lịch
Việt Nam bằng hoạt động quảng bá danh lam thắng cảnh và các hoạt động văn hóa,
ẩm thực tại địa phương.
+ Thực hiện hoạt động viral trên facebook: trong suốt tháng du lịch
Việt Nam, người dân Việt Nam đồng loạt thay ava màu quốc kì Việt Nam (giống

thay ava quốc kì Pháp). Phối hợp với các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh như KFC,
Lotteria… và chuỗi cửa hàng đồ uống: Starbucks, Trung Nguyên Coffee… để thực
hiện chương trình khuyến mãi: khi khách du lịch châu Âu đến Việt Nam trong
tháng du lịch Việt Nam, chỉ cần xuất trình hộ chiếu và thay ảnh đại diện màu quốc
kì Việt Nam sẽ được giảm 20% giá dịch vụ tại chuỗi các cửa hàng này.
+ Tổ chức cuộc thi “My VietNam!” dành riêng cho du khách nước
ngoài. Người tham gia sẽ đăng tải lên facebook một bức ảnh kỉ niệm du lịch ở một
21


địa điểm nào đó tại Việt Nam và kể về những kỉ niệm mình nhớ nhất tại Việt Nam.
Giải thưởng của cuộc thi sẽ được trao cho những bức ảnh nhận được nhiều tương
tác trên facebook nhất. Hỗ trợ truyền thông cho cuộc thi bằng các phương tiện:
TVC, social media, words of mouth.

22


Kết luận
Đất nước Việt Nam chúng ta đã và đang phấn đấu hết mình trên con đường
hội nhập quốc tế . Một trong những điều đặc biệt trong công cuộc ấy là đưa một
hình ảnh tươi đẹp đặc sắc về chính mảnh đất linh thiêng về cội nguồn dân tộc về
con người việt nam đến với bạn bè năm châu mà một khi ai đó nhắc tới Việt Nam là
họ nhớ tới những chiếc nón lá xinh xinh trắng ngần , tà áo dài phất phơ bay bay
trong gió hay thoảng nghe đâu đây những làn điệu dân ca ví dặm hò ơ. Phải làm
sao để học ko thể quên đi hình ảnh của một Hạ Long tươi mát sinh động và lí thú
với những hang động kì bí kích thích sự khám phá và trải nghiệm , hay một Đà
Nẵng nên thơ mang đậm hương vị của gió của nắng của biển , hay chẳng nói đâu xa
mảnh đất kinh kì Hà Nội với Tháp bút hồ gươm với khu phố cổ vừa lạ vừa quen ,…
Đó chính là sứ mệnh cao cả của du lịch và văn hóa.

Đồng thời du lịch cũng là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của ta
góp phần không nhỏ vào tăng trưởng nền kinh tế. Thị trường Châu âu lớn rộng đang
là mục tiêu mà chúng ta hướng tới với lượng khách du lịch đông đảo ưa chuộng
cảm giác tự do, phóng khoáng, đam mê và tận hưởng trải nghiệm cuộc sống .Vậy
để tạo ra và phát triển được một sản phấm mang tên “ thương hiệu du lịch Việt Nam
_hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc truyền thống tự nhiên, dân dã. “quảng bá
trên thị trường thế giới thì chúng ta cần phải tích cực xem xét phân tích các vấn đề
về lựa chọn thị trường mục tiêu về định vị du lịch thậm chí ngay trong bản chất đối
tượng là khách du lịch châu Âu và chủ thể làm du lịch .Từ đó chính phủ nhà nước
đưa ra các hướng giải quyết thỏa đáng, biện pháp và chính sách phù hợp . Các cơ
quan Ban ngành, phối hợp tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo
đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch và các văn bản có liên quan tạo thuận lợi
cho khách du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là vấn đề đơn giản hóa thị
thực nhập cảnh, kết nối hàng không, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du lịch,
phát huy vai trò của các hiệp hội du lịch. Tăng cường công tác quản lý đến từng địa
23


phương; quản lý giá cả, bảo đảm trật tự an ninh, an toàn, ứng xử văn minh với
khách du lịch; bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…Mặt khác,
Việt Nam cần hiểu rõ vị thế của mình trong bức tranh tổng thể của ngành du lịch
khu vực và thế giới, với tỷ phần khiêm tốn 2.3% và 1.8% trên lượng khách đến và
thu nhập của khu vực, và vị thứ chỉ số cạnh tranh du lịch 17/25 và 89/133 trong khu
vực và trên thế giới, Việt Nam sẽ phải cần rất nhiều nỗ lực và thời gian để có thể
thu ngắn khoảng cách phát triển ngành du lịch với các quốc gia khác.

Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo về Du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch, 2014
2. Tạp chí Travel & Leisure của Mỹ
3. Language Institute Journal

4.Understanding the Behavioral Intention of European Tourists - International
Research Symposium in Service Management
5. Wikipedia: Di tích Việt Nam />%E1%BB%87t_Nam
6. Wikipedia: GPI Việt Nam
/>%C3%ACnh_to%C3%A0n_c%E1%BA%A7u
7. Website : />
24


Danh sách nhóm và phân công công việc
Mã sinh
vi
ên

Họ và tên

Công việc

14111103
65

Phạm Khánh Linh

Thuyết trình

14111103
47

Phạm Thuỳ Linh


Làm Slide phần III

14111103
72

Nguyễn Thị Phương
Linh

Làm Slide phần I+II

14111104
34

Trần Hiếu Minh

Tiểu luận: S-T + Mô hình sức thu hút

14111104
18

Đặng Quỳnh Mai

Tiểu luận: S-T + Hành vi thị trường mục tiêu

14111104
35

Đoàn Công Minh

Tiểu luận: Nghiên cứu hành vi thị trường mục

tiêu

14111103
80

Vũ Thị Thuỳ Linh

Tiểu luận: Thực trạng + Điểm mạnh của du lịch
VN

14111104
45

Dương Thị Nam

Tiểu luận: Mở đầu + Điểm yếu của du lịch VN

14111104
23

Đào Đức Mạnh

Tiểu luận: Biện pháp của Chính phủ

14111103
90

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Tiểu luận: Giải pháp khác


14111104
20

Nguyễn Thị Mai

Tiểu luận: Biểu đồ định vị + Kết luận

14111103
76

Nguyễn Thuỳ Linh

Tổng hợp và trình bày tiểu luận

25


×