Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo xây dựng thư viện học liệu điện tử của trường tiểu học dịch vọng a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.76 KB, 19 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY

TRƯỜNG TIỂU HỌC DỊCH VỌNG A

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
XÂY DỰNG THƯ VIỆN HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC DỊCH VỌNG A
Lĩnh vực:

Quản lý

Tên tác giả: Nguyễn Thanh Huyền
Chức vụ:

Phó Hiệu trưởng

NĂM HỌC 2012 - 2013

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong mỗi nhà trường, bên cạnh các lớp học, phòng ban chức năng thì một bộ
phận không thể thiếu là thư viện. Thư viện là nơi lưu trữ thông tin, tài liệu tham khảo,
giáo trình, các tư liệu cập nhật mới nhất của mỗi nhà trường. Đó không chỉ là nơi để
phục vụ hoạt động học tập của học sinh trong mỗi tiết học Thư viện mà còn là nơi để
giáo viên đến tra cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ hoạt động học tập, giảng dạy và
nghiên cứu. Thư viện với nguồn tài liệu phong phú sẽ góp phần nâng cao hơn nữa


chất lượng bài soạn và hoạt động giảng dạy của giáo viên.
Thư viện với sứ mệnh gắn liền với tri thức. Thư viện luôn đồng hành cùng con
người với sự tiến hóa của nhận thức, mở mang tầm nhìn, phát triển của khoa học, bảo
tồn và phát huy văn hóa. Với sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền
thông, thư viện cũng phải thay đổi để thích ứng với với điều kiện hiện nay.
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục – hình thành tri thức đời thường cho toàn
thể mọi người, thư viện cần được đầu tư phát triển hơn nữa trong thời gian tới để tạo
môi trường cho mọi người tự học, học từ xa, học liên tục, học suốt đời. Thư viện phải
trở thành Thư viện được tin học hoá, hiện đại hoá, tiến tới Thư viện điện tử, trở thành
trung tâm chuyển giao tri thức bằng công nghệ thông tin.
Chính vì vậy, bên cạnh thư viện truyền thống của nhà trường với sách giáo khoa,
sách giáo viên, sách tham khảo… việc xây dựng một thư viện điện tử cung cấp những
tài liệu tham khảo ở dạng file mềm như giáo án điện tử, đề thi và đề kiểm tra, tư liệu
tạo bài giảng, các phần mềm dạy học… là rất cần thiết.
Việc xây dựng thư viện học liệu điện tử sẽ giúp ích cho việc đóng góp, chia sẻ và
tái sử dụng các nội dung, tài liệu diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Đồng thời, kho
học liệu điện tử còn giúp giáo viên không mất nhiều thời gian tìm tài liệu và có thể
tập trung soạn giáo án.
Từ thực tế là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, mong muốn tìm ra
những biện pháp giúp các đồng chí giáo viên có nhiều nguồn tư liệu hỗ trợ cho việc
soạn giáo án và giảng dạy. Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện tôi quyết định

2


chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng thư viện học liệu điện tử của
trường Tiểu học Dịch Vọng A”.

2. Thực trạng thư viện học liệu điện tử ở các trường Tiểu học
Hiện nay, một số trường trên địa bàn Hà Nội cũng đã xây dựng được thư viện học

liệu điện tử nhưng nội dung các thông tin còn sơ sài, chưa cập nhật được những thông
tin mới nhất vào kho học liệu điện tử. Vì vậy, giáo viên vẫn chủ yếu tìm các thông tin
ở trên mạng Internet.
Khi xây dựng thư viện học liệu điện tử chưa chú ý đến khâu phân chia nội dung
nên khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin của giáo viên.
Nhân viên thư viện được phân công phụ trách thư viện học liệu điện tử hầu hết
trình độ về công nghệ thông tin đều chưa giỏi. Một số trường, phải phân công giáo
viên cơ bản kiêm nhiệm thêm công tác này. Chưa có cán bộ phụ trách chuyên về
mảng công nghệ thông tin, rất khó khăn cho việc bảo trì, bảo dưỡng máy tính.
Từ nhiều năm nay trường Tiểu học Dịch Vọng A chúng tôi đã tiến hành xây
dựng thư viện học liệu điện tử. Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân Quận Cầu
Giấy và phòng giáo dục Quận Cầu Giấy trường chúng tôi đã được trang bị phòng
máy, phòng đa năng, nối mạng Internet, Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim
(Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị
khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình
được thuận lợi. Trường có một đồng chí được phân công nhiệm vụ phụ trách thư
viện kho học liệu điện tử.

3


MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
I. Mục đích của sáng kiến.
Nội dung đề tài này nhằm mục đích đưa ra những biện pháp chỉ đạo để xây
dựng thư viện học liệu điện tử của trường Tiểu học có hiệu quả hơn.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng thư viện học liệu
điện tử của trường Tiểu học.
- Áp dụng các biện pháp chỉ đạo việc xây dựng thư viện học liệu điện tử của
trường Tiểu học.

- Đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng thư viện học
liệu điện tử của trường Tiểu học.
III. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi xin phép chỉ nghiên cứu cải tiến biện
pháp chỉ đạo để việc xây dựng thư viện học liệu điện tử của trường Tiểu học Dịch
Vọng A - Quận Cầu Giấy.

4


NỘI DUNG
I. Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường Tiểu học Dịch Vọng A là một ngôi trường được thành lập từ năm 1974
đến nay với tổng diện tích là hơn 4000 m2. Năm học 2012 – 2013 trường có:
Tổng số cán bộ GV, nhân viên: 76
+ Ban giám hiệu: 3
+ Giáo viên: 59
+ Nhân viên: 14
Tổng số học sinh toàn trường là 2345 trong đó:
+ Khối 1: 494 học sinh
+ Khối 2: 448 học sinh
+ Khối 3: 419 học sinh
+ Khối 4: 563 học sinh
+ Khối 5: 421 học sinh
1. Thuận lợi:
- Đội ngũ Ban giám hiệu trẻ năng động, vững vàng về chuyên môn, có năng
lực quản lí. Cả ba đồng chí đều là giáo viên giỏi được bổ nhiệm làm cán bộ quản lí
nên chỉ đạo sát sao về chuyên môn.
- Tập thể cán bộ giáo, nhân viên trong trường đoàn kết cùng quyết tâm phấn
đấu xây dựng trường tiểu học Dịch Vọng A là trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành

phố; lá cờ đầu ngành giáo dục thủ đô.
- Đội ngũ giáo viên viên nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng thư
viện kho học liệu điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy và
học tập của nhà trường.
- Trường có nhiều giáo viên trẻ, giỏi về công nghệ thông tin và nhiệt tình trong
công tác.

5


- Đa số các bậc phụ huynh quan tâm, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong
việc giáo dục, kèm cặp con cái.
- Nhà trường được trang bị phòng máy tính và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu,
máy quay, máy chụp, nối mạng.
- Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân phường Dịch Vọng Hậu, UBND
quận Cầu Giấy, Phòng Giáo dục đào tạo quận Cầu Giấy tạo điều kiện giúp đỡ, động
viên về tinh thần, vật chất, chỉ đạo sát sao các hoạt động để nhà trường hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ của ngành.
2. Khó khăn:
Nhân viên thư viện được phân công phụ trách thư viện học liệu điện tử trình độ
về công nghệ thông tin hạn chế, nhà trường phải phân công giáo viên cơ bản hỗ trợ
thêm công tác này.
- Việc khai thác sử dụng thư viện học liệu điện tử đối với một số giáo viên
chưa cao do trình độ tin học hạn chế.

6


CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
XÂY DỰNG KHO HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trình độ tin học cho giáo viên.
Thư viện học liệu điện tử của nhà trường chỉ thực sự có ích khi mỗi người giáo
viên hiểu hết được ý nghĩa, tầm quan trọng và có khả năng sử dụng nó khoa học, hiệu
quả. Nhưng không phải người giáo viên nào cũng nhận thức được hết tầm quan trọng
và biết cách sử dụng kho học liệu điện tử một cách hiệu quả. Vì vậy, nâng cao nhận
thức và bồi dưỡng trình độ Tin học cho giáo viên là một đòi hỏi cấp thiết.
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất
yếu của việc xây dựng thư viện học liệu điện tử thông qua nhiều hình thức như: triển
khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về việc xây dựng thư viện kho học liệu điện
tử trong nhà trường; thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn
tổ khối, hội thảo chuyên đề…
Đặc biệt, để triển khai thành công thì trước hết, lãnh đạo nhà trường phải nhận
thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng thư viện học liệu điện tử,
từ đó quan tâm, tạo điều kiện và quyết tâm triển khai thực hiện. Nếu chỉ phát động
mà không quan tâm, không thể hiện quyết tâm và thực hiện những biện pháp bổ sung
thì việc ứng dụng CNTT của giáo viên cũng không thể mang lại kết quả như mong
đợi.
2. Nâng cao trình độ Tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên.
Muốn xây dựng và khai thác có hiệu quả thư viện học liệu điện tử đòi hỏi người
giáo viên phải có trình độ Tin học Giỏi. Vì vậy việc nâng cao trình độ Tin học cho
giáo viên là đòi hỏi cấp thiết. Hiểu được điều này chúng tôi đã triển khai công tác bồi
dưỡng cho giáo viên như sau:


Xây dựng đội ngũ cốt cán

Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học (02 giáo viên Tin
học của trường được tạo điều kiện về thời gian để tham gia học nâng cao trình độ từ
Cao đẳng lên Đại học CNTT).


7


Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi
dưỡng CNTT do ngành tổ chức.
Phân công cho ít nhất một giáo viên có đủ năng lực và tâm huyết phụ trách công
việc này, sẵn sàng tạo điều kiện cho giáo viên học tập và tham gia các lớp tập huấn để
nâng cao năng lực
Với các tổ chuyên môn, mỗi tổ cử một giáo viên chịu trách nhiệm chính để được
tập huấn và hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ công tác soạn giảng với CNTT.


Tổ chức tập huấn đại trà

Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản
về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần
phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp
cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược lại chỉ với chứng
chỉ A –Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng
dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn). Nhận thức được điều đó, nhà
trường rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua
nhiều hoạt động, như:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học
với giảng viên là giáo viên CNTT và những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học của
trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ
năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy thông
tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi
các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay
phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra,...

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng
CNTT trong giảng dạy.
- Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng
CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên
(bằng cách làm này nhà trường đã có nhiều tài liệu hay, dễ thực hành cho giáo viên
sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy
chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử e - Learning,...)

8


Biện pháp 2: Giao cho giáo viên cốt cán phụ trách xây dựng kho học liệu điện tử.
Thư viện học liệu điện tử của trường Tiểu học Dịch Vọng A gồm bài giảng điện
tử, đề thi và đề kiểm tra, phần mềm dạy học, tư liệu tạo bài giảng và sáng kiến kinh
nghiệm. Để xây dựng được kho học liệu này trường chúng tôi đã cử một đội ngũ giáo
viên cốt cán ở các khối, có trình độ tin học giỏi tham gia phụ trách. Mỗi khối chuyên
môn cử một đồng chí, hai đồng chí giáo viên tin học , một đồng chí là cán bộ thư viện
và đồng chí hiệu phó phụ trách chuyên môn là người phụ trách chính. Ban chỉ đạo
xây dựng thư viện kho học liệu điện tử của nhà trường gồm các 9 đ/c sau:
1. Đ/c Nguyễn Thanh Huyền: Hiệu phó – Trưởng ban chỉ đạo
2. Đ/c Đinh Thùy Linh: GV Tin học - Phó ban
3. Đ/c Nguyễn Thị Hải: GV tin học - Ủy viên
4. Đ/c Nguyễn Thị Phương Thảo: Cán bộ thư viện- Ủy viên
5. Đ/c Trần Thị Hoa Mai: GV khối 1 - Ủy viên
6. Đ/c Dương Thị Ngà : GV khối 2 - Ủy viên
7. Đ/c Lưu Lan Hương: GV khối 3 - Ủy viên
8. Đ/c Đỗ Thị Hương: GV khối 4 - Ủy viên
9. Đ/c Nguyễn Trúc Quỳnh: GV khối 5 - Ủy viên
Sau khi thành lập được ban chỉ đạo xây dựng kho học liệu điện tử, chúng tôi
lên kế hoạch, sắp xếp công việc cho từng thành viên. Đồng chí nào có trình độ tin học

giỏi phụ trách về mặt kĩ thuật. Còn lại các đồng chí khác chịu trách nhiệm thu thập
các thông tin để bổ sung vào kho học liệu.
Biện pháp 3: Hệ thống, sắp xếp khoa học thư viện kho học liệu điện tử.
Để giáo viên thuận tiện trong việc tìm kiếm thông tin chúng tôi chia nội dung
của kho học liệu theo các khối và các môn học.

9


Tổng thể Thư viện học liệu điện tử

1 . Bài giảng điện tử:
Trong file Bai giang dien tu, chúng tôi có các giáo án điện tử của các lớp khối
Tiểu học (lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5). Mỗi khối lớp có các giáo án điện tử của
từng môn xếp trong từng file riêng như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Tin học,
Nghệ thuật....
2. Đề thi và đề kiểm tra:
File De thi va de kiem tra có các đề thi và đáp án của các lớp 1, 2, 3, 4 ,5 trong
từng môn học: Toán, Tiếng Việt (với khối 1, 2, 3) và môn Toán, Tiếng Việt, Khoa
học, Lịch sử và địa lí (khối 4, 5).
3. Phần mềm dạy học:
Chúng tôi cũng đầu tư và tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tự tạo được
các phần mềm hay, sáng tạo, phục vụ tối đa cho việc dạy và học.
File Phan mem day hoc có 2 file là Suu tam và Tu lam. Trong file Suu tam, bao
gồm các phần mềm dạy học để trợ giúp cho việc học tập, tìm hiểu thông tin của giáo
viên và học sinh như phần mềm Di sản văn hoá thế giới, phần mềm Thiên nhiên xung
quanh em,.. Trong file Tu lam, bao gồm các phần mềm tự làm của giáo viên và học

10



sinh như: phần mềm trắc nghiệm qua mạng, phần mềm trắc nghiệm, phần mềm lễ hội
ba miền, phần mềm thế giới loài mèo, phần mềm Thăm quan Hồ Tây...
Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh cũng xây dựng được các phần mềm
sáng tạo và phục vụ cho việc học tập của các em.
4. Tư liệu tạo bài giảng:
Để thư viện tư liệu thêm phong phú, chúng tôi cũng tìm các hình ảnh, bản
nhạc minh họa cho bài giảng từ các nguồn trên mạng như trang web google.com,
anhso.net, nghenhac.info,...
Trong file sẽ có các nội dung: Nhac, Phan mem, Phim tu lieu và Tranh anh.
Trong file Tranh ảnh, nhac bao gồm các tranh ảnh, bài nhạc minh hoạ cho bài giảng.
File Phim tu lieu bao gồm các đoạn phim minh hoạ cho bài giảng điện tử. Trong file
Nhac, bao gồm các bản nhạc minh họa làm phong phú thêm cho các bài giảng điện
tử.
Để có những giáo án điện tử có chất lượng cao, chúng tôi tích cực sưu tầm các
phần mềm phục vụ cho việc thiết kế giáo án. Các phần mềm được sưu tầm trên mạng
hoặc qua học hỏi, tham khảo các đồng nghiệp. Trong file Phan mem bao gồm các
phần mềm sưu tầm để trợ giúp cho việc thiết kế bài giảng điện tử như: phần mềm
chỉnh sửa ảnh, phần mềm Flash, phần mềm cắt dán phim...
Ví dụ: Để hỗ trợ cho việc dạy viết chữ, chúng tôi kết hợp sử dụng phần mềm
Powerpoint và phần mềm Macromedia Flash.
5. Sáng kiến kinh nghiệm
Trong thư viện tư liệu điện tử, chúng tôi cũng tập hợp được nhiều sáng kiến
kinh nghiệm ở các khối lớp của giáo viên trong trường. Đồng thời, chúng tôi cũng
tích cực sưu tầm các SKKN trên mạng. Ví dụ: SKKN dạy học các bài toán nâng cao
về diện tích môn toán, SKKN thiết kế hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan cho
học sinh lớp 2...
Biện pháp 4: Bổ sung, cập nhật các thông tin kịp thời vào thư viện kho học liệu
điện tử


11


Cùng với sự nỗ lực của thầy và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A, nhiều năm
qua kho dữ liệu của nhà trường ngày càng phong phú. Để có nguồn thông tin cập nhật
thì thường xuyên chúng tôi phải bổ sung các thông tin, tư liệu, hình ảnh vào kho học
liệu điện tử.
* Ở mục bài giảng điện tử, chúng tôi yêu cầu các khối bổ sung giáo án của các
môn mà giáo viên tự soạn. Nếu có các giáo án hay như giáo án của các tiết chuyên
đề, giáo án thi giáo viên giỏi chúng tôi cũng cập nhật thường xuyên vào để các đồng
chí giáo viên tiện tham khảo.
* Hằng tuần, các đồng chí giáo viên đều tự nghiên cứu và soạn bài kiểm tra ôn
luyện cuối tuần, chúng tôi cập nhật và chia theo từng tuần, từng khối lớp. Ngoài ra,
chúng tôi cũng cập nhật thêm một số bài kiểm tra và đề thi ở trang web Thư viện đề
thi và kiểm tra ( />* Cùng với giáo viên văn hóa, giáo viên dạy tin học của trường cũng luôn say
mê tìm tòi sáng tạo. Với trình độ chuyên môn vững vàng các cô đã dần khẳng định
được uy tín của mình với phụ huynh học sinh và bạn bè đồng nghiệp. Là một giáo
viên còn trẻ song cô giáo Trần Thị Hải đã có rất nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
Nhiều thế hệ học trò của cô đã đạt được các giải cao trong các kì thi của Quận và
Thành phố. Không ngừng nâng cao và học hỏi chuyên môn, cô Hải đã tự thiết kế
được nhiều phần mềm. Trong đó phần mềm trắc nghiệm các môn ở Tiểu học của cô
đã được Quận Cầu Giấy lựa chọn tham dự thi Thành phố trong “ ngày hội công nghệ
thông tin” do Sở giáo dục phát động. Hiện nay, hệ thống phần mềm này đã được nhà
trường cài đặt vào tất cả các máy giúp học sinh làm bài trực tuyến.
Một số em học sinh được sự kèm cặp, hướng dẫn của giáo viên đã có những
sản phẩm đầu tay như em Trần Trung Anh học sinh lớp 5 đạt giải Khuyến Khích cấp
Toàn quốc năm học 2007 – 2008; em Phan Đức Huy đạt giải Ba cấp Toàn quốc năm
học 2009 – 2010; em Lê Hiếu Minh đạt giải Khuyến khích cấp Toàn quốc năm 2011
– 2012...... Chúng tôi liên tục cập nhật các phần mềm tự viết và sưu tầm được vào thư
mục phần mềm của thư viện kho học liệu điện tử. Những phần mềm này hỗ trợ rất tốt

cho giáo viên trong khâu thiết kế bài giảng điện tử.

12


• Một thư mục rất lớn của kho học liệu điện tử là “Tu lieu tao bai giang”.Ở phần
cập nhật thông tin của thư mục này chúng tôi giao cho các đồng chí giáo viên cốt cán
tìm trên Internet, trên sách, báo, tạp chí, truyền hình các thông tin tạo dữ liệu cho
từng môn học theo phân phối chương trình vào cập nhật vào kho học liệu điện tử.
Cùng với sự nỗ lực của thầy và trò, nhiều năm qua, kho dữ liệu của trường ngày càng
phong phú, nhiều giáo án hay được bổ sung. Đây là nguồn tư liệu tốt để giáo viên rút
kinh nghiệm về thiết kế bài dạy. Từ đó, giúp cho những bài dạy sau đạt hiệu quả và
mang tính thẩm mĩ cao hơn. Trong thời gian tới, trường tiểu học Dịch Vọng A sẽ
tiếp tục bổ sung, làm phong phú thêm kho tư liệu điện tử.
Biện pháp 5: Quan tâm tới việc khai thác, sử dụng kho học liệu điện tử.
Để giúp giáo viên thuận lợi trong quá trình tìm kiếm thông tin, chúng tôi có hướng
dẫn cụ thể cách tìm kiếm thông tin trên kho học liệu điện tử.
-

CÁCH MỞ FILE: Để mở thư viện học liệu điện tử, kích đúp vào file
THU VIEN HOC LIEU ĐIEN TU. File THU VIEN HOC LIEU
ĐIEN TU gồm các folder: Bai giang dien tu, De thi va de kiem tra,
Phan mem day hoc, Tu lieu tao bai giang và Sang kien kinh nghiem.
Tổng thể Thư viện học liệu điện tử

13


- ĐỂ XEM BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ: kích đúp chuột vào file Bai giang đien
tu. Trong file sẽ xuất hiện các giáo án điện tử của các lớp khối Tiểu học (lớp 1, lớp 2,

lớp 3, lớp 4, lớp 5). Mỗi khối lớp có các giáo án điện tử của từng môn xếp trong từng
file riêng như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Tin học, Nghệ thuật....

- ĐỂ XEM ĐỀ THI VÀ ĐỀ KIỂM TRA: kích đúp chuột vào file De thi va
de kiem tra. Trong file sẽ xuất hiện các đề thi của các lớp 1, 2, 3,4 ,5 trong từng môn
học: Toán, Tiếng Việt (với khối 1, 2, 3) và môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử
và địa lí (khối 4, 5).

14


- ĐỂ XEM CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC: kích đúp chuột vào file Phan
mem day hoc. Trong file sẽ xuất hiện 2 file là Suu tam và Tu lam. Trong file Suu tam,
bao gồm các phần mềm sưu tầm để trợ giúp cho việc thiết kế bài giảng điện tử như:
phần mềm chỉnh sửa ảnh, phần mềm Flash, phần mềm cắt dán phim... Trong file Tu
lam, bao gồm các phần mềm tự làm của giáo viên và học sinh như: phần mềm trắc
nghiệm, lễ hội ba miền, thế giới loài mèo,...

- ĐỂ XEM CÁC TƯ LIỆU TẠO BÀI GIẢNG: kích đúp chuột vào file Tu
lieu tao bai giang. Trong file sẽ xuất hiện các file là: Nhac, Phan mem, Phim tu lieu
và Tranh anh. Trong file Nhac, bao gồm các bản nhạc minh họa làm phong phú thêm
cho các bài giảng điện tử. Trong file , bao gồm các phần mềm cung cấp thêm thông
tin, phục vụ cho việc giảng dạy như phần mềm các di sản thế giới. Trong file Phim tu
lieu, bao gồm các đoạn phim minh hoạ cho bài giảng điện tử.Trong file Tranh ảnh,
bao gồm các tranh ảnh minh hoạ cho bài giảng.

15


- ĐỂ XEM CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: kích đúp chuột vào file Sang

kien kinh nghiem. Trong file sẽ xuất hiện các sáng kiến kinh nghiệm của các khối
lớp.

Hiện tại, dữ liệu của kho học liệu điện tử trường Tiểu học Dịch Vọng A khoảng
254GB. Tư liệu chứa trong các thư mục vô cùng phong phú. Các đ/c giáo viên đã
khai thác có hiệu quả, xây dựng được những giáo án điện tử có giá trị. Điển hình như
bài giảng điện tử: “Dải đồng bằng duyên hải miền Trung” của cô giáo Lưu Thị Lan
Hương đã đạt giải Nhì trong “Ngày hội Công nghệ thông tin của ngành Giáo dục thủ
đô năm học 2008 – 2009”.

16


KẾT QUẢ
Qua thực tế chỉ đạo tại trường Tiểu học Dịch Vọng A, tôi nhận thấy việc xây
dựng thư viện kho học liệu điện tử có hiệu quả nhất định :
* 100% giáo viên đã lấy tư liệu ở kho học liệu về để soạn giáo án và giảng dạy.
Việc đó có tác dụng tốt trong công tác giảng dạy, nâng cao trinh độ chuyên môn của
mình. Trong những năm học gần đây, năm nào nhà trường cũng có giáo viên dự thi
giáo viên giỏi cấp Quận và Thành phố. Nhiều đồng chí được công nhận giáo viên giỏi
cấp cơ sở, cấp trường. Đặc biệt năm học 2008 – 2009 tham gia ngày hội công nghệ
thông tin của Sở giáo dục đào tạo Hà Nội tổ chức nhà trường đã đạt giải sau:
- Giải Nhất thư viện kho học liệu điện tử.
- Giải Nhì thiết kế bài giảng điện tử.
- Giải Nhì thi viết phần mềm sáng tạo.
Rõ ràng hoạt động thư viện là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện.
* Nhận thức của giáo viên có những chuyển biến rõ rệt, từ qui định (mang tính
áp đặt) lúc ban đầu sang tâm thế thích thú với bài giảng ứng dụng CNTT. Từ yêu
thích đến chủ động học hỏi cho nên kỹ năng soạn giảng các tiết có ứng dụng CNTT

của giáo viên không ngừng được nâng lên, chất lượng bài dạy cũng tốt hơn, hấp dẫn
với học sinh hơn.
- Hiện nay, 100% giáo viên nhà trường có chứng chỉ Tin học văn phòng từ
trình độ A trở lên và đều soạn bài bằng máy vi tính; 100% giáo viên biết sử dụng kỹ
thuật trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, sử dụng các phần mềm dạy học bộ môn, các tư liệu
điện tử,...
- Tổng số tiết ứng dụng CNTT trong học kỳ I năm học 2012 – 2013 là 1165 tiết
- Thành lập được thư viện đề thi với tất cả các môn học.
- Trường đã có một trang web riêng tại địa chỉ 100% cán bộ giáo viên biết khai thác thông tin trên website của
ngành.

17


BÀI HỌC KINH NGHIỆM
§Ó xây dựng thành công kho học liệu điện tử, cÇn ph¶i coi träng mét sè vÊn ®Ò
sau:
1. Đội ngũ, trước hết là Ban Gi¸m HiÖu ph¶i quán triệt tầm quan trọng của việc xây
dựng kho học liệu điện tử trong nhiệm vụ dạy và học trong nhà trường. Quán triệt
đầy đủ các văn bản liên quan đến vấn đề này.
2. Công tác thư viện của nhà trường phải được ban giám hiệu, hội đồng giáo dục
quan tâm, cho các hoạt động của thư viện vào phong trào thi đua. Có kế hoạch đầu tư,
bồi dưỡng để đội ngũ giáo viên tự tin, mạnh dạn phát huy hết khả năng. (Cử giáo viên
tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do các cấp quản lý, lãnh đạo tổ chức…)
3. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục nhất thiết nhà trường phải có thư viện kho học
liệu điện tử. Người giáo viên phải là người nhiệt tình, say mê trong công tác này,
đồng thời phải có năng lực sắp xếp công việc
Qua quá trình chỉ đạo việc xây dựng thư viện kho học liệu điện tử tôi đã đúc
rút được một số kinh nghiệm như trên. Chắc rằng đề tài khó tránh khỏi một số thiếu
sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng

nghiệp để công tác quản lý của tôi ngày càng tốt hơn.

Hà nội, ngày 10 tháng 3 năm 2013
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thanh Huyền

18


19



×