Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.76 KB, 22 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng thực đơn, tính khẩu phần
ăn cân đối trong trường mầm non”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng tại trường mầm non
3. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Vui

Giới tính: Nữ

Ngày tháng/năm sinh:7/7/1964
Trỡnh độ chuyên môn: Đại Học
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường Mầm non Thái Học
Điện thoại: 0936583129
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Thái Học – Khu dân cư
Ninh chấp 6 - Phường Thái Học - Thị xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0320.3586408
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Mầm non Thái Học – Khu dân
cư Ninh chấp 6 - Phường Thái Học - Thị xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0320.3586408
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trường mầm non, giáo viên, phụ huynh, nhóm lớp, nhà bếp, học sinh.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Đề tài được tiến hành trong năm học
Từ tháng 9/2014 đến tháng 3/2015
HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Vũ Thị Vui


1


Phần 1: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cân
đối trong trường mầm non”
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Việc xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cân đối hợp lý, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng. Đây là vấn đề mà cán bộ,
giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non cần phải làm. Muốn có chất lượng
các bữa ăn ngày càng được nâng lên và đảm bảo cân đối giữa các chất, đảm bảo đủ
lượng, đủ chất, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Vì vậy chế độ dinh dưỡng
cho trẻ mà không hợp lý và không cân đối trong bữa ăn, thì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để chế biến được những món ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn , cân đối giữa
các chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì đòi hỏi cô nuôi phải thường xuyên
học hỏi, tìm tòi khám phá những món ăn mới lạ phù hợp tình hình thực tế địa phương,
để chế biến cho trẻ những món ăn ngon miệng, cần tuyên truyền và phối hợp chặt với
các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ngày càng tốt
hơn.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Để làm tốt được việc này phải có sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và sự ủng
hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh với sự kết hợp hài giữa cô nuôi với giáo
viên trên lớp, sẽ mang lại những bữa ăn cho trẻ hàng ngày thật ngon miệng và bổ
dưỡng. Tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng thực đơn,
tính khẩu phần ăn cân đối trong trường mầm non”
để nghiên cứu và áp dụng từ tháng 9/2014 đến tháng 3 năm 2015 tại trường mầm
non do tôi phụ trách.
- Điều kiện để áp dụng sáng kiến:
+ Có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng hiện đại, các chất dinh dưỡng

và lương thực thực phẩm sẵn có ở địa phương.
2


+ Giáo viên trực tiếp nuôi dưỡng tại trường mầm non có trình độ chuyên môn
đạt chẩn trở lên.
3. Nội dung sáng kiến:
Trong nội dung sáng kiến tôi đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại từ đó tôi
đưa ra 5 biện pháp.
Biện pháp 1: Nâng cao trình độ năng lực cho giáo viên nuôi
Biện pháp 2: Chọn thực phẩm đa dạng, thay đổi nhiều loại thực phẩm.
Biện pháp 3: Cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ.
Biện pháp 4: Cách tính khẩu phần ăn cân đối và hợp lý
Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp phụ huynh học sinh
* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
Có những biện pháp hữu hiệu áp dụng trong trường mầm non để nghiên
cứu nội dung xây dựng thực đơn tính khẩu phần ăn cân đối. Thực hiện tốt cụng tác
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Củng cố kiến thức cho giáo viên về các nội dung
giáo dục dinh dưỡng, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Đặc biệt là việc đảm
bảo cân đối giữa các chất nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các dịch bệnh
cho trẻ trong trường mầm non.
* Khả năng áp dụng sáng kiến:
- Đề tài được ỏp dụng và triển khai rộng rãi ở các trường mầm non trong toàn
thị xã, với từng điều kiện của nhà trường, tùy khả năng của giáo viên nuôi mà mức độ
áp dụng cho phù hợp.
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến :
Áp dụng “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn
cân đối trong trường mầm non” Mang lại hiệu quả cao, giáo viên nuôi dưỡng
được học tập nghiên cứu, hiểu sâu về các chất dinh dưỡng có trong động vật , thực
vật và biết cách chọn thực phẩm phong phú và đa dạng hơn, xây dựng thực đơn và

tính khẩu phần cân đối phù hợp điều kiện ở địa phương mình, thường xuyên thay
đổi thực minhfbieets cách chế biến, biết điều chỉnh hợp lý giữa các chất dinh
dưỡng cho cân đối. Phụ huynh luôn quan tâm đến chế độ ăn của con em mình, tích
3


cực phối kết hợp với cô giáo trên lớp tham gia vào việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
theo khoa học.
5. Đề xuất khuyến nghị:
* Đối với Phòng Giáo dục.
- Đề nghị các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị, đồ dùng hiện đại cho các nhà bếp còn khó khăn.
- Thường xuyên mở lớp tập huấn cho các cô nuôi được học hỏi thêm về công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Cung cấp thêm cho cô nuôi tài liệu tham khảo về
cách chế biến các món ăn cho trẻ mầm non.
* Đối với nhà trường.
- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo quan tâm đến chế độ cho
cô nuôi được vào biên chế như giáo viên dạy.
- Có kế hoạch tổ chức cho giáo viên nuôi được học chuyên ngành nấu ăn. Tổ
chức cho cô nuôi đi tham quan các đơn vị thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng trẻ.
- Ban Giám hiệu cần tích cực chủ động tham mưu các cấp lãnh đạo, đầu tư
trang thiết, bị đồ dùng hiện đại phục vụ cho công tác nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn.
* Đối với giáo viên và phụ huynh
- Giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp chặt chẽ các bậc
phụ huynh cùng quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

4


Phần 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là bậc học nằm trong hệ thống giáo dục
quôc dân “ Bậc học có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến
72 tháng tuổi. Nếu đứa trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục tốt thì trẻ phát
triển một cách toàn diện về đức – trí – Thể - mỹ. Đây là giai đoạn quan trọng trong sự
hình thành và phát triển những khả năng và những cơ sở ban đầu về nhân cách con
ngườicachsb xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 là nâng cao chất lượng chăm sóc,
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non. Vậy chúng ta cần phải làm gì và
làm như thế nào để chất lượng bữa ăn của trẻ được nâng lên, xây dựng thực đơn phải
như thế nào cho hợp lý, cân đối giữa các chất calo, tỷ lệ các chất Prôtein – Lipit –
Gluxit, can xi và B1, chúng ta cần thay đổi thực đơn theo mùa, với nhiều loại thực
phẩm phong phú đa dạng, phù hợp địa phương mình, trẻ không bị suy dinh dưỡng,
không bị béo phì. Song song với việc giáo dục là việc chăm sóc nuôi dưỡng, mà việc
ăn uống là nhu cầu không thể thiếu được đối với con người, việc nấu ăn là hết sức
gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và các trường mầm non. Chúng ta ai cũng
có thể nấu ăn được nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng
một cách cân đối hài hòa, an toàn và hợp lý nhất, điều này không dễ, nó luôn đòi hỏi
chúng ta phải có hiểu biết về việc chế biến thức ăn một cách khoa học. Nếu đứa trẻ
được chăm sóc nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ có sức khỏe tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển
của trẻ sau này. Chính vì vậy công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm
non là việc hết sức quan trọng, nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo xây
dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cân đối trong trường mầm non”
2. Cơ sở lý luận:
Bác đã từng nói “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Luật bảo vệ chăm sóc
cũng đã nêu: “ Sức khỏe của trẻ em hôm nay là sự phần vinh cho xã hội mai sau” Để
đáp ứng được những yêu cầu phát triển đi lên của đất nước trong thời kỳ Hội nhập
Quốc tế. Việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường
5



mầm non là một việc hết sức quan trọng và cần thiết mà chúng ta ai cũng phải quan
tâm đến. Đối với trường mầm non tôi phụ trách nói riêng và các trường mầm non
trong thị xã nói chung việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ luôn được đặt lên hàng đầu.Vì
mục tiêu của giáo dục là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, giúp
cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Nếu chúng ta chăm sóc nuôi dưỡng trẻ không
tốt thì ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, thể lực và trí tuệ của trẻ chậm phát triển.
Hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong điều kiện
cuộc sống hiện đại, thì chúng ta lại phải đối mặt với nhiều môi trường ô nhiễm, thực
phẩm sử dụng nhiều hóa chất, con người có nguy cơ phải đối mặt với nhiều bệnh tật,
với vi khuẩn, vi rút, có nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, nếu chúng ta không
thường xuyên quan tâm đến, thì hậu quả khó mà tránh được. Vìvậy trong các trường
học cần có một môi trường an toàn không có ngộ độc thức ăn xảy ra đảm bảo sức
khỏe cho trẻ, vì sức khoẻ là vốn quý của con người, ăn uống là cơ sở tạo cho con
người có một thể lực tốt. Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, đảm bảo đủ về
lượng và chất thì cơ thể mới phát triển một cách toàn diện được.
Trong thức ăn có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
như: “ Chất đạm, chất béo, chất sơ, vitamin, muối khoáng…Nếu bị thiếu hụt hoặc dư
thừa các chất dinh dưỡng này cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh tật nhất là đối với trẻ nhỏ,
vì trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nhanh về thể lực, trí tuệ và tình cảm, các mối
quan hệ trong xã hội. Nếu chúng ta làm tốt chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách tốt
nhất thì nó quyết định sự thành công của đứa trẻ trong tương lai.
3. Thực trạng của vấn đề:
Để tìm ra những giải pháp hữu ích nhất tôi đã tiến hành khảo sát thực tiễn
như sau:
Căn cứ vào thực tế bữa ăn của trẻ với mức đóng góp của phụ huynh là
10.000đ/1trẻ/ngày tại trường mầm non, trẻ ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ theo
thực đơn sau.
3.1.Bảng thực đơn mùa hè
6



Thứ 2

Bữa
sỏng

Thịt
chính đậu

Bữa phụ
chiều

Thứ 3

dim

Thứ 4

Thứ 5

Trứng tráng Thịt xào rau Tôm
thịt
thập cẩm
thịt

Thứ 6
dim

Thịt dim cari


Canh xương
Canh cua Canh xương Canh ngao Canh xương
rau ngót
rau đay
khoai sọ
rau mồng tơi bí
Cháo
xương rau
củ

Chè đỗ đen

Cháo
vừng

Mỳ thịt

lạc

Canh bún cá

3.2 Bảng thực đơn mùa đông

Thứ 2

Bữa
chính
sáng
Bữa

phụ
chiều

Thứ 3

Trứng hấp

Thứ 4

Thịt dim cà Trứng
chua
tàu

Thứ 5
kho

Thịt
dim

Thứ 6


Thịt dim đậu

Canh
Canh xương
Canh bí
xương su Canh rau cải Canh xương
khoai tây, cà
xanh

hào, cà rốt thìa
bắp cải
rốt
xương
Xôi
lạc

ruốc

Mỳ thịt

Cháo thịt

Chè
đói

đậu

Bún riêu cua

3.3. Bảng tính khẩu phần ăn 5 ngày cho trẻ nhà trẻ với số lượng là:102
xuất

Tên thực phẩm

Trọng lượng

Prôtêin

7


Lipít

Gluxít


Lượng
ghi sổ

Tỷ lệ
ăn
được

Lượ
Bình Tỷ lệ ng Tỷ lệ
quân
%
cung
%
cấp

Lượn
g
cung
cấp

Lượ
Tỷ lệ ng
% cung
cấp


* Bữa chính

Gạo tẻ

7140

99

69.3

7.6

5.27

1.3

0.9

76.2

52.8

Thịt lợn mỡ

2100

98

20.2


14.5

2.93

37.3

7.53

0

0

Thịt nạc vai

1125

98

10.8

19

2.05

7

0.76

0


0

Xương ba

2500

43

10.5

2.2

0.23

0

0

1.5

0.16

Trứng vịt

1140

88

9.84


13

1.28

14.2

1.4

1

0.1

Tép gạo

300

92

2.71

11.7

0.32

1.2

0.03

0


0

Cua đồng

500

50

2.45

12.3

0.3

3.3

0.08

2

0.05

Cá quả

840

60

4.94


18.2

0.9

12.7

0.63

0

0

Cà chua

300

95

2.79

0.6

0.02

0

0

4.2


0.12

Rau đay

2540

83

20.7

2

0.41

0

0

1.4

0.29

Rau cải

1300

76

9.69


1.4

0.14

0

0

2.6

0.25

Rau ngót

1500

77

11.3

5.3

0.6

0

0

3.4


0.39

Bí đỏ

1400

86

11.8

0.3

0.04

0

0

5.6

0.66

Khoai tây

650

68

4.33


2

0.09

0

0

21

0.91

Giá đỗ

600

95

5.59

5.5

0.31

0

0

5.3


0.3

Hành hoa

195

80

1.53

1.3

0.02

0

0

4.3

0.07

Dầu thực vật

1200

100

11.8


0

0

99.7

11.7

0

0

Nước mắm

720

100

7.06

15

1.06

0

0

0


0

15.9
Tên thực phẩm

Trọng lượng
Lượn Tỷ lệ Bình

Prôtêin
Tỷ Lượn

8

23.1
Lipít
Tỷ Lượn

56.1
Gluxít
Tỷ Lượn


quân

lệ
%

g
cung

cấp

lệ
%

g
cung
cấp

lệ %

g
cung
cấp

99

3.4

7.6

0.26

1.3

0.04

76.2

2.59


300

99

2.91

0.25

1.5

0.04

74.2

2.16

Đỗ xanh

1200

98

11.5

2.7

2.4

0.28


53.1

6.12

Đỗ đen

1200

98

11.5

8.6
23.
4
24.
2

2.79

1.7

0.2

53.3

6.15

Bún máy


1970

100

19.3

0.33

25.7

4.96

700

48

3.29

0.67

0
13.
1

0

Thịt gà

0.43


0

0

Cua đồng

440

50

2.16

1.7
20.
3
12.
3

0.27

3.3

0.07

2

0.04

Hến sông


3480

18

6.14

4.5

0.28

5.1

0.31

0

0

Đường xuất khẩu

1500

100

14.7

1.1

0.16


0

0

94.6

13.9

Cà rốt

400

85

3.33

1.5

0.05

0

0

8

0.27

Bí đỏ


4300

86

36.3

0.3

0.11

0

0

5.6

2.03

Miến dong

500

100

4.9

0.6

0.03


0.1

0

82.2

4.03

Bột sắn dây

300

100

2.94

2.4

0.07

0.5

0.01

79.6

2.34

Cà chua


350

95

3.26

0.6

0.02

0

0

4.2

0.14

Nước mắm

80

100

0.78

15

0.12


0

0

0

0

Hành hoa

80

80

0.63

1.3

0.01

0

4.3

0.03

Dầu thực vật

140


100

1.37

0

0
8.1

0
99.
7

1.37
2.76

0

0
44.8

g ghi
sổ

ăn
được

Gạo tẻ


350

Gạo nếp

* Bữa Phụ

0
Cộng: P;L;G đã trừ
21.6
10% hao hụt
B. Năng lượng: P x 4 + L x 9+G x 4 = 659 Kcalo

23.3

90.8

C.Prôtêin động vật trong tổng Prôtêin đó trừ 10% hao hụt: 9.1:21.6 Đạt tỷ lệ: 42.1%.
D. Đối chiếu tiêu chuẩn:
* Năng lượng chuẩn: 659 : 760

Đạt 86.7%

- Prôtêin chuẩn : 21.6 : 24.7

Đạt: 87 %

- Lipít chuẩn:

23.3 : 29.5


Đạt: 79 %

- Gluxít chuẩn:

90.8 : 98.8

Đạt; 92 %

9


3.4. Khảo sát sức khỏe trẻ trên kênh biểu đồ:
Cân nặng
Suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng
Tổng số bình thường
dưới âm 2
dưới âm 3
Năm học
Số
Số
cháu cân Số
%
%
%
cháu
cháu
cháu
T9/ 2014
237
209

88,2
28
11,8
0
0
Nhìn vào thực trạng ta thấy được thực đơn xây dựng còn trùng lặp trong
tuần, khẩu phần chưa cân đối giữa các chất Gluxit còn cao; Lipit thấp; Tỷ lệ
các chất chưa cân đối và hợp lý, số trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao và cân
nặng còn nhiều, tỷ lệ trẻ phát triển bình thường còn thấp. Tôi đã tìm ra những
giải pháp, biện pháp hữu hiệu nhất để chất lượng bữa ăn được nâng lên và cân
đối giữa các chất.
4. Các giải pháp, biện pháp:
4.1. Biện pháp 1: Nâng cao trình độ năng lực cho giáo viên nuôi:
- Bản thân tôi làm tốt công tác tham mưu các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện cho cô
nuôi được đi tập huấn về công tác chăm sóc nuôi dưỡng do phòng giáo dục và Tỉnh
tổ chức, để có kiến thức sâu rộng về nuôi dưỡng, có kỹ năng chế biến các món
ăn, thường xuyên thay đổi các món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Muốn làm tốt được việc này đòi hỏi cô nuôi phải biết cách tính khẩu phần ăn,
để biết được lượng calo cung cấp cho trẻ trong ngày đạt bao nhiêu % so nhu
cầu cần đạt giữa các chất P,L,G có cân đối và hợp lý không.Vì nếu hợp lý và
cân đối sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa, trao đổi các chất được tốt hơn.
- Giáo viên thường xuyên sưu tầm tài liệu tự nghiên cứu học tập, học hỏi
qua bạn bè đồng nghiệp, tham khảo về cách chế biến các món ăn cho trẻ mầm
non qua tài liệu, trên mạng và học tập qua thực tế trường bạn, để vận dụng vào
tình hình thực tế của nhà trường, tìm ra những món ăn mới lạ hấp dẫn đảm bảo
đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho trẻ.
- Thường xuyên thay đổi thực đơn bữa chính và bữa phụ cho phù hợp.
- Hướng dẫn cô nuôi biết cách mua chọn thực phẩm, không mua thực
phẩm bị nấm mốc như lạc, vừng, đỗ...Những thực phẩm bị ôi thiu như thịt,
10



cá,... Tránh mua những thực phẩm chứa độc tố như khoai tây có mầm, vỏ màu
xanh hoặc bánh kẹo có phẩm màu thực phẩm.
- Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến sẵn như: Giò, chả, bánh
mỳ, mỳ tôm, bột tôm mà nên nấu món ăn, canh cua, canh tôm, canh thịt tự tay
cô chế biến.
- Những thức ăn bị biến chất như: Mỡ (dầu dán) dán đi dán lại bị cháy,
nếu còn thừa đổ đi không dán đi không dùng lại nữa, nếu dùng sẽ làm nhiễm
độc sang thực phẩm khác...
- Cần hợp đồng mua thực phẩm sạch tại những cơ sở có uy tín, chất lượng
đáp ứng được yêu cầu, rõ nguồn gốc, tươi sạch, phù hợp điều kiện và khả năng
đóng góp của phụ huynh.
- Cô nuôi cần phải thực hiện tốt chế độ vệ sinh nhà bếp, vệ sinh cá nhân,
vệ sinh dụng cụ, vệ sinh an toàn thực phẩm một cách thường xuyên.
- Khi chế biến các món ăn cần thực hiện theo đúng quy trinh nguyên tắc
bếp một chiều thực hiện đúng khẩu hiệu “Làm đâu gọn đấy – Đứng dậy sạch
ngay”
- Dụng cụ chế biến thực phẩm sống, chín được riêng biệt, không chế biến
chung. Thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày trong tủ lạnh
đảm bảo 24 h.
* Kết quả: Các đồng chí giáo viên trường tôi đều được đi tập huấn về
dinh dưỡng sức khỏe do phòng giáo dục mở, và các đồng chí đều được cấp
chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo viên tích cực nghiên cứu tài liệu
vận dụng vào thực tế hàng ngày. Cô nuôi biết cách lựa chọn thực phẩm tươi
ngon và không cho trẻ ăn những thức ăn chế biến sẵn. Hợp đồng thực phẩm
được ký kết theo đúng quy định an toàn trong sử dụng, thực hiện đúng quy
trình bếp 1 chiều, có dụng cụ chế biến sống chín riêng biệt và thực hiện đúng
quy trình lưu mẫu thức ăn, có sổ ghi giờ lưu và ngày lưu có chữ ký đầy đủ.
4.2.Biện pháp 2: Chọn thực phẩm đa dạng, thay đổi nhiều loại thực phẩm:

Trong các bữa ăn của trẻ hàng ngày cần phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực
phẩm, các loại thức ăn theo nhóm cũng thay đổi từng bữa, từng ngày. Vì mỗi
loại thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, món ăn cũng cần hỗn hợp
nhiều loại thức ăn. Nên tận dụng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương. Nếu
chúng ta chọn nhiều thực phẩm thì ta có nhiều chất dinh dưỡng và các chất bổ
sung cho nhau thì sẽ có bữa ăn cho trẻ cân đối và đủ chất.
11


+ Ngoài ra muốn bữa ăn được đảm bảo cả về chất và lượng thì người tiếp
phẩm phải biết lựa chọn thay thế lượng thực phẩm có giá trị tương đương như
gạo giàu chất Gluxit để cung cấp năng lượng còn cung cấp thêm 1 phần
prôtêin, vitamin, chất khoáng và chất xơ.
Vì vậy muốn thay thế 100g thịt nạc phải cần 300g đậu phụ hoặc muốn
thay thế gạo bằng bánh mỳ, bún, bánh phở thì phải tính lượng tương đương.
Dựa và 100g các loại thức ăn để tính ra calo của các loại thức ăn được
thay thế.
Ví dụ: Để thay 100g gạo = 100g mỳ gạo = 300g bún.
Để thay 100g thịt lợn = 100g thịt bò +15g dầu mỡ
= 2 quả trứng vịt, 3 quả trứng gà, 10 quả trứng chim cút
= 150g tôm + 15g dầu mỡ
= 150g tép + 15g dầu mỡ
= 117g cá + 15g dầu mỡ
= 300g cua + 15g dầu mỡ
= 150 g lạc, vừng
=1000g trai…
Lạc vừng là các loại hạt có dầu, là loại thức ăn quí có nhiều Prôtêin, lipit
dễ tiêu hoá hơn mỡ động vật. Vì vậy ở các bếp ăn của trường Mầm non tăng
cường sử dụng lạc, vừng vào chế biến các món ăn cho trẻ.
Ví dụ: Ruốc thịt, lạc, vừng; Ruốc cá, lạc, vừng.

Rau quả tươi là nguồn cung cấp Vitamin và muối khoáng quan trọng cho
con người nhất là Vitamin C nhóm B... và cung cấp muối khoáng như can xi,
Kali, Sắt... Ta thường đưa các loại rau quả vào trong bữa ăn cho trẻ hàng ngày,
khi sử dụng cho trẻ ăn cần sử dụng các lọai rau quả tươi để chế biến cho trẻ.
Ví dụ: Canh riêu cua, khoai sọ nấu xương, thịt xào thập cẩm,...
- Theo các nhà dinh dưỡng mỗi ngày cố gắng ăn các loại thức ăn khác
nhau trong 4 nhóm thực phẩm. Muốn có nhiều thực phẩm trong 1 bữa ăn nên
chú ý các món ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thực phẩm.
Ví dụ: “Cháo thịt rau củ, thịt xào rau thập cẩm ” đây là đảm bảo 4 nhóm
thức ăn cho bữa ăn hàng ngày của trẻ.
- Trong việc thay đổi các món ăn theo từng bữa cho đủ chất, đủ lượng, cần
lưu ý các thực phẩm thay thế phải tương đương về chất lượng để đảm bảo cho
khẩu phần không bị thay đổi về thành phần và các chất dinh dưỡng.
12


4.3. Biện pháp 3: Cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ:
- Muốn thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ thì chúng ta cần chú trọng
đến việc xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ được cân đối và phù hợp.
Thực đơn cần hạn chế trùng lặp giữa các ngày trong tuần, các bữa trong ngày, không
chọn thực phẩm kỵ nhau trong ngày.
- Sắp xếp thực đơn cần hài hòa giữa các ngày trong tuần tránh thực phẩm cùng
nhóm liền kề nhau. Lựa chọn thực phẩm theo mùa, sẵn có ở địa phương, tăng cường
rau xanh trong các bữa ăn chính và phải có chất bột đường cho trẻ trong bữa phụ,
không cho trẻ ăn thực phẩm đã chế biến sẵn như: Giò, chả, bánh rán, mỳ tôm...
Ngay từ đầu năm học tôi họp giáo viên tổ nuôi dưỡng và thống nhất cách xây
dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cần đảm bảo nguyên tắc sau:
- Muốn thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ thì chúng ta cần chú trọng
đến việc xây dựng thực đơn cho trẻ được cân đối và phù hợp. Thực đơn cần hạn chế
trùng lặp giữa các ngày trong tuần, các bữa trong ngày, không chọn thực phẩm kỵ

nhau trong ngày.
+Thực đơn xây dựng đảm bảo 5 ngày trong tuần, thực đơn phong phú, nhiều
loại thực phẩm, thực phẩm không trùng lặp, tránh những thực phẩm xung khắc
như( Giá đỗ với gan ; sữa bò với nước hoa quả; Hoa quả với hải sản...)
+ Cần đảm bảo đủ lượng, đủ tiền, giao nhận thực phẩm đầy đủ theo quy định
tay 3 giữa người mua, người nhận, người giám sát.
+ Cung cấp đủ năng lượng trong 1 ngày cho 1 trẻ tại trường là: Trẻ Mẫu giáo:
735-882 Kcalo; Trẻ Nhà trẻ từ: 708-826 Kcalo.
- Cân đối các chất theo tỷ lệ:

Mẫu giáo

Nhà trẻ

P = 12-15 %

P = 12-15 %

L= 20-30%

L = 35-40%

G= 55-68

G = 45-53

- Cân đối giữa nguồn thực phẩm động vật và thực vật, thực đơn phải giầu Vitamin và

13



muối khoáng, đặc biệt là Canxi, B1 cho trẻ đảm bảo trong ngày. Muốn xây dựng thực
đơn cho trẻ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày ta cần phải bám sát vào 5 yêu cầu
với từng yếu tố cụ thể sau :
4.3.1. Đảm bảo lượng Calo:
- Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ các chất bột đường ( G) và chất béo(L)
các chất Gluxit thường có nhiều trong các loại ngũ cốc và đường; Các chất Lipit
thường có nhiều trong dầu mỡ và các loại có tinh dầu . Khi xây dựng thực đơn ta cần
chú ý kết hợp giữa hai loại thực phẩm nhiều calo và thực phẩm ít calo với nhau để
đảm bảo lượng calo cần thiết cho trẻ một ngày.
Ví dụ; Bữa chính trưa: Món ăn mặn : Cá sốt thịt cà chua
Canh xương cà rốt su hào
Bữa phụ chiều: Xôi gấc.
4.3.2. Cân đối tỷ lệ giữa các chất : P; L; G:
- Lượng Prôtein hết sức cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ là nguồn
lương thực chủ yếu thường có trong thịt, cá, trứng, sữa, lạc, vừng... phát triển các tố
chất cho trẻ.
- Lipit là nguồn cung cấp năng lượng, những loại thức ăn giầu chất lipit là mỡ
lợn, dầu ăn, thịt cá, một số hạt quả có nhiều tinh dầu.
- Gluxit có nhiều trong gạo, bột mỳ, miến, đường, đậu...Gluxit cung cấp lượng
chủ yếu cho cơ thể trẻ. Vì vậy trong mỗi bữa ăn của trẻ hàng ngày ta cần phải đảm
bảo đầy đủ các loại thực phẩm. Từ đó ta phải tính toán làm sao cho cân đối các chất
P,L,G theo tỷ lệ thích hợp theo đúng độ tuổi.
Ví dụ: Đạm có nguồn gốc từ động vật rất nhiều nhưng giá thành lại đắt. Mà
ngược lại chất đạm có từ nguồn gốc thực vật thì rất rẻ. Tiền ăn của trẻ đóng góp hàng
ngày hạn chế, vì vậy các cô nuôi phải biết kết hợp giữa chất đạm cung cấp từ thịt cá,
với chất đạm cung cấp từ đậu, lạc, vừng... qua đó kết hợp các loại canh rau có độ đạm
tương đối cao như rau ngót, rau muống, giá đỗ...
4.3.3. Thực đơn đa dạng phong phú:
14



- Tất cả các chất dinh dưỡng đều cần thiết cho cơ trẻ , vì thế trong mỗi bữa ăn
hàng ngày của trẻ ta cần kết hợp nhiều loại thực phẩm vì vậy cô nuôi cần phải chế
biến đan xen nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn, có như vậy thực đơn mới phong
phú và đa dạng.
Ví dụ: Thực phẩm từ cua đồng ngoài nấu canh riêu cua ra ta có thể kết hợp
canh rau đay , mùng tơi, canh mướp. Rau rút, khoai sọ...chất này bổ sung cho chất kia
làm cho giá trị dinh dưỡng tăng lên rất nhiều.
4.3.4. Thực đơn theo mùa:
Khi xây dựng thực đơn phải chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế biến
các cô nuôi cần phải băm nhỏ, thái nhỏ, nấu phải nhừ, mềm. Các món ăn mặn cần chế
biến thêm nước sốt để trẻ dễ ăn hơn.
- Ăn uống còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu theo từng mùa, như mùa hè
nóng bức thì nhu cầu các món ăn cần tăng nhiều nước lên như món canh cua, canh
chua ... trẻ rất thích ăn. Còn về mùa đông thời tiết lạnh ta sử dụng món sào, rán...
4.3.5. Đảm bảo chế độ tài chính:
- Với mức thu 10.000đ / ngày / trẻ, để xây dựng được thực đơn đầy đủ năng
lượng và dinh dưỡng và đảm bảo lượng calo và đạt tỷ lệ các chất đòi hỏi cô nuôi phải
tính toán theo khả năng tài chính hiện có của trường, để đảm bảo bữa ăn được phong
phú đa dạng, phối hợp thực phẩm đắt với thực phẩm rẻ. Nguyên tắc này rất quan
trọng vì số tiền ăn có hạn mà trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ vẫn đảm bảo đầy đủ
các loại thực phẩm, đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Giáo viên cần thực hiện tốt việc báo ăn hàng ngày, cô nuôi đối chiếu số xuất
ăn trên lớp với số tiền ăn thu được trong ngày, để cân đối mua bổ sung thực phẩm cho
đảm bảo.
- Thực hiện nghiêm túc bảng tài chính công khai minh bạch, công khai thực
đơn, thực phẩm, số lượng , đơn giá hàng ngày. Bảng công khai thực đơn và tài chính
được đặt ở nơi thuận tiện cho việc phụ huynh giám sát. phải có sự thống nhất giữa sổ
báo ăn, sổ tính ăn hàng ngày, sổ chợ. Cuối tháng được thanh quyết toán sòng phẳng

với các lớp và phụ huynh học sinh có ký kết rõ ràng .
15


* Kết quả: Giáo viên đã biết thay đổi thực đơn theo mùa, phù hợp với
điều kiện địa phương, thực đơn không trùng lặp các ngày trong tuần, đảm bảo
nhu cầu các chất dinh dưỡng cân đối và hợp lý, các cô biết lựa chọn thực phẩm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Tài chính được công khai minh bạch theo
ngày và được thanh quyết toán vào vào cuối tháng nghiêm túc.
4.4. Biện pháp 4: Cách tính khẩu phần ăn cân đối và hợp lý:
- Cách tính khẩu phần ăn cho trẻ: Trước tiên phải dựa trên thực đơn đã
xây dựng trong tuần và xây dựng theo mùa và căn cứ vào lượng tiền đóng góp
của phụ huynh học sinh và nhu cầu năng lượng các chất theo độ tuổi để tính
khẩu phần ăn cho chuẩn. Tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương mà
giáo viên xây dựng thực đơn cho phù hợp.
Ví dụ: Ở độ tuổi mẫu giáo và nhà trẻ 25-36 tháng Lượng lương thực thực
phẩm cần cho 1 trẻ ở tại trường với 1 bữa chính và 1 bữa phụ:
* Bảng thành phần các chất quy định trong 1 ngày tại trường.
Thực phẩm bữa

Một xuất cơm (g)
Mẫu
giáo

Nhà trẻ

80-100
25-50
10-20


50-70

chính
Gạo tẻ
Thịt (Trứng, cá)
Đậu , lạc

5-10

Dầu mỡ nước
Rau , củ , quả

10-15
30-50

5-10
30-50

Nước mắm

5-10

5-10

Thực phẩm bữa
phụ
Gạo, mỳ sợi
Thịt hoặc cỏ
Hoặc đậu hạt.
Đường mật

Quả chín
Hoặc Sữa đậu

Một xuất ( g)
Mẫu
giáo

Nhà trẻ

40-60
15-20
20-25

20-25
15-20
20-25

20-30
100-150
100-150

20-30
100-150
100-200

nành

- Tính khẩu phần ăn cho trẻ: Trước tiên ta tính 1 xuất ăn bình quân/ trẻ để đi chợ mua
thực phẩm. từ đó quy ra lượng yêu cầu một bữa cho tổng số trẻ cùng ăn khẩu phần
giống nhau.

Vào sổ chợ và sổ tính ăn hàng ngày, nhặt 5 ngày có thể đầu tháng, giữa tháng
hoặc có thể cuối tháng.
16


- Khi tính khẩu phần mà các chất chưa cân đối, tháng sau cần điều chỉnh sao
cho cân đối và hợp lý. Đảm bảo đủ lượng, đủ các chất dinh dưỡng và cân đối về tỷ lệ
các chất dinh dưỡng...
*Kết quả: Giáo viên tính khẩu phần ăn trong tháng thành thạo, biết điều chỉnh
khi các chất chưa cân đối, tính riêng các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo chọn tỷ lệ các
chất với mức độ trung bình. Giáo viên không còn lo ngại trong việc tính khẩu ăn cho
trẻ ở các tháng.
4.5. Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp phụ huynh học sinh:
Là cỏn bộ quản lý được phân công phụ trách nuôi dưỡng, ngay từ đầu năm học
các lớp tổ chức họp phụ huynh tổ chức tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa
học tới các bậc phụ huynh, thường xuyên cung cấp thông tin về nuôi dưỡng, phản ánh
kịp thời về chế độ ăn hàng ngày của trẻ, tuyên truyền các bậc phụ huynh cùng quan
tâm chăm sóc trẻ.
Kết hợp ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền về công tác
chăm sóc nuôi dưỡng. Chỉ đạo giáo viên xây dựng các góc tuyên truyền phòng chống
trẻ suy dinh dưỡng, tuyên truyền bằng palo áp phích, qua các bản tin. Nhà trường kết
hợp hội liên hiệp phụ nữ của phường mời chuyên gia về dinh dưỡng sức khỏe cho bà
mẹ và trẻ em về tư vấn công tác chăm sóc nuôi dưỡng bà mẹ và trẻ em trong toàn
phường, từ đó phụ huynh đã hiểu và nắm được một số kiến thức và kinh nghiệm nuôi
dạy con theo đúng độ tuổi, cách chăm sóc trẻ khi trẻ mắc bệnh, cách cho trẻ ăn bổ
sung, cách giữ gìn môi trường sạch sẽ thoáng mát và các điều kiện chăm sóc trẻ. Vận
động phụ huynh tăng tiền ăn của trẻ từ 8.000 đ lên 10.000đ / cháu/ ngày.
- Kiểm tra sức khỏe trẻ trên biểu đồ, để biết được tình trạng sức khỏe và sự phát
triển của trẻ, trao đổi với phụ huynh và nhà bếp cùng quan tâm bổ sung chế độ ăn cho
trẻ bị suy dinh dưỡng và trẻ béo phì.

* Kết quả: Các bậc phụ huynh trường tôi đã hiểu được tầm quan trọng
của dinh dưỡng đối sức khỏe trẻ, phụ huynh quan tâm đến con em mình nhiều
hơn. Cô giáo thường xuyên trao đổi các bậc phụ huynh về tình hình sức khỏe
của trẻ, phụ huynh phấn khởi và yên tâm khi gửi con vào trường. Trẻ thích đến
17


trường học và thích ăn món ăn do cô giáo chế biến. 100% trẻ đến trường được
khám sức khỏe 2 lần/ năm và được theo dõi qua biếu đồ phát triển chiều cao và cân
nặng, những trẻ suy dinh dưỡng được theo dõi hàng tháng và được thông báo về sự
phát triển của trẻ tới các bậc phụ huynh cùng quan tâm, trẻ bị suy dinh dưỡng về
chiều cao giảm xuống. Không có trẻ bị béo phì và mắc các bệnh truyền nhiễm, trong
năm không để xảy ra vụ ngộ độc thức ăn nào.
5. Kết quả đạt được:
- Qua một thời gian áp dụng các giải pháp và biện pháp trên tôi đã thu được
một số kết quả sau:
- Nhà bếp thường xuyên được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, thực đơn xây
dựng phong phú và đa dạng, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, giáo viên
biết lựa chọn thực phẩm ngon, thường xuyên cải thiện và chế biến nhiều món ăn
phù hợp nhu cầu của trẻ. Chất lượng bữa ăn của trẻ ngày càng tăng, trẻ khỏe mạnh,
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao và cân nặng giảm nhiều so với đầu năm.
- Giáo viên xây dựng thực đơn theo mùa, đa dạng và phong phú các chất
( Thể hiện phụ lục 1)
- Biết điều chỉnh và tính khẩu phần ăn cân đối các chất đảm bảo đúng
nguyên tắc ( Thể hiện Phụ lục 2)
- Tuyên truyền đến phụ huynh học sinh nắm được cách chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ theo khoa học, trong năm không để xảy ra ra ngộ độc thức ăn và dịch
bệnh trong trường. Được sự tín nhiệm của các bậc phụ huynh học sinh và nhân
dân.
- Thường xuyên công khai tài chính quyết toán thu chi tiền ăn kịp thời tới

phụ huynh học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, nhóm lớp, nhà bếp làm tốt công tác
chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường ngày càng tốt hơn.
6. So sánh đối chứng
* Sức khỏe trẻ trên kênh biểu đồ:
Thời gian

Tổng số

Cân nặng

Suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng
18


T9/ 2014
T3/ 2015

bình thường
cháu cân Số
%
cháu
237
209
88,2
237
230
96.6

dưới âm 2

Số
%
cháu
28
11,8
8
3.4

dưới âm 3
Số
%
cháu
0
0
0
0

7. Bài học kinh nghiệm:
- Để thực hiện tốt vấn đề này, người làm công tác chỉ đạo trong trường mầm
non phải nắm chắc nội dung kế hoạch chỉ đạo của các cấp từ đó vận dụng vào tinh
hầ nh thực tế của đơn vị, xây dựng kế hoạch cụ thể và sát thực tế.
- Nâng cao nhận thức về dinh dưỡng và sức khỏe trẻ cho giáo viên, phụ
huynh học sinh và trẻ trong toàn trường.
- Xây dựng kế hoạch sát với thực tiễn, cải thiện bữa ăn cho trẻ hợp lý
- Làm tốt việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần cân đối hợp lý.
- Giáo viên gương mẫu, nhiệt tình , thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức
về cách chế biến món ăn và chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho
trẻ.

Phần 3.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

19


1. Kết luận :
- Để bữa ăn của trẻ được cải thiện nâng cao về chất lượng các món ăn cho trẻ
thỡ việc chế biến bữa chớnh và bữa phụ chiều là hết sức cần thiết nó bổ sung các
chất dinh dưỡng và năng lượng trong ngày cho trẻ. Giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh
và phát triển toàn diện về Đức – Trí– Thể - Mỹ tình cảm quan hệ xã hội giảm tỉ
lệ trẻ suy dinh dưỡng.
+ Thực đơn được thay đổi theo tuần, tháng, mùa và chọn thực phẩm sẵn có
ở địa phương
+ Chế biến món ăn cần hấp dẫn , thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
+ Thực hiện tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh dụng cụ nhà bếp
thường xuyên.
+ Kết hợp chặt chẽ với giáo viên trên lớp và phụ huynh học sinh trong việc
tổ chức bữa ăn cho trẻ để kịp thời điều chỉnh món ăn phù hợp với trẻ.
2. Khuyến nghị, đề xuất
2.1. Đối với Phòng Giáo dục.
- Đề nghị các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị, đồ dùng hiện đại cho các nhà bếp còn khó khăn.
- Thường xuyên mở lớp tập huấn cho các cô nuôi được học hỏi thêm về công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Cung cấp thêm cho cô nuôi tài liệu tham khảo về
cách chế biến các món ăn cho trẻ mầm non.
2.2. Đối với nhà trường.
- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo quan tâm đến chế độ cho
cô nuôi được vào biên chế như giáo viên dạy.
- Có kế hoạch tổ chức cho giáo viên nuôi được học chuyên ngành nấu ăn. Tổ
chức cho cô nuôi đi tham quan các đơn vị thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng trẻ.
- Ban Giám hiệu cần tích cực chủ động tham mưu các cấp lãnh đạo, đầu tư
trang thiết, bị đồ dùng hiện đại phục vụ cho công tác nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn.

2.3. Đối với giáo viên và phụ huynh
20


- Giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp chặt chẽ các bậc
phụ huynh cùng quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Trên đây là một số biện pháp trường tôi đã làm, xin được trình bày để các
bạn đồng nghiệp tham khảo. Trong quá trình thực hiện, đề tài này không tránh khỏi
những hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp và hội đồng
khoa học các cấp giúp đỡ để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
21


- Tạp chí Giáo dục Mầm non
- Tài liệu về dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cách chế biến các món ăn của người việt
MỤC LỤC

STT

PHẦN I
1
2
3
4
5
PHẦN II

1
2
3
4
5
6
7
PHẦN III

1
2

NỘI DUNG

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nẩy sinh sáng kiến
Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Nội dung sáng kiến
Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến
Đề xuất khuyến nghị
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nẩy sinh sáng kiến
Cơ sở lý luận
Thực trạng vấn đề
Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Kết quả đạt được
So sánh đối chứng
Bài học kinh nghiệm

TRANG


2
2
3
3
4
5
5
6
10
18
18
19

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận
Kiến nghị đề xuất

20
20

22



×