Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đề cương ôn thi môn kỹ năng soạn thảo văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.04 KB, 27 trang )

ÔN TẬP STVB
Câu 1: Khái niệm, đặc điểm của VBQLNN, VBQLHCNN?
Trả lời

1. VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn
(được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình
tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện
pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa
các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân..




Đặc điểm
Nói đến quản lý là chúng ta nói đến quan hệ chủ thể – khách thể.

Đối với VBQLNN, chủ thể chính là cơ quan ban hành VB: đó là các cơ quan nhà
nước.
Khách thể là đối tượng tiếp nhận VB, đó có thể là:
+ cơ quan nhà nước,
+ tổ chức chính trị – xã hội,
+ doanh nghiệp,
+ tổ chức thuộc các thành phần kinh tế,
+ tổ chức tư nhân,
+ một bộ phận nhân dân hoặc một công dân



VBQLNN chuyển đạt các thông tin và quyết định phục vụ cho
công tác quản lý


Thông tin trong VBQLNN có tính 2 chiều:
+ Theo chiều dọc, có thông tin do cấp dưới chuyển lên cấp trên (thông qua các
hình thứcVB như báo cáo, kiến nghị, tờ trình…) và thông tin từ cấp trên chuyển xuống
cấp dưới (VB thông cáo, thông báo, chỉ thị, quyết định…)
+ Theo chiều ngang, có thông tin do các cơ quan ngang hàng trao đổi với nhau.
Thông tin trong VBQLNN gồm 3 loại:
+ Thông tin quá khứ,
+ Thông tin hiện hành
+ Thông tin dự báo


Các thông tin này có tính chất tường minh, và không mang tính chất chủ quan, xúc
cảm.
Quyết định trong VBQLNN mang tính chất quyền lực đơn phương.
+ Về mục đích ban hành: văn bản quản lý nhà nước được ban hành nhằm mục
đích thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.
+ Đối tượng áp dụng: Văn bản quản lý Nhà nước mang tính công quyền, được ban
hành để tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, là cơ sở pháp lý quan trọng cho các
hoạt động cụ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Về trình tự ban hành, hình thức văn bản: Văn bản quản lý nhà nước đòi hỏi
phải được xây dựng, ban hành theo thủ tục pháp luật quy định và được trình bày theo
hình thức luật định. Mỗi loại văn bản thường được sử dụng trong những trường hợp nhất
định và có cách thức trình bày riêng. Sử dụng đúng hình thức văn bản sẽ góp phần tạo ra
sự thống nhất cả về nội dung và hình thức của hệ thống văn bản, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nghiên cứu, sử dụng thực hiện văn bản.
+ Về bảo đảm thi hành.
Văn bản nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc các chủ thể khác phải
thực hiện và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước như hoạt động tổ chức trực tiếp hoặc
cưỡng chế.
+ Về văn phong.

Văn bản quản lý nhà nước nhằm mục đích truyền đạt thông tin, mệnh lệnh từ chủ
thể quản lý đến đối tượng quản lý một cách đầy đủ, chính xác nhất. Nó không cần biểu
cảm nên mang đặc trưng văn phong riêng, khác với văn phong nghệ thuật. Văn bản quản
lý nhà nước thường mang tính phổ quát, đại chúng và không cần quá chi tiết như văn bản
khoa học.

2. Văn bản quản lý hành chính nhà nước


Là một bộ phận của văn bản quản lý nhà nước.


Là những quyết định quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan
trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước ban hành theo đúng thẩm quyền, đúng
nguyên tắc, thể thức, thủ tục, quy chế do pháp luật quy định.

Dùng để đưa ra các quyết định và chuyển tải các thông tin quản lý trong
hoạt động chấp hành và điều hành.


Mang tính quyền lực Nhà nước đơn phương.



Đặc điểm


-

-


-

-

Thứ nhất, văn bản quản lí Hành chính Nhà nước là sự thể hiện bằng ngôn ngữ viết của
quyết định quản lí Hành chính, trên những chất liệu nhất định mà hiện nay chủ yếu là
giấy viết.
Thứ hai, văn bản quản lí Hành chính Nhà nước được ban hành bởi những chủ thể thực
hiện quyền hợp pháp. Các chủ thể ban hành văn bản quản lí Hành chính Nhà nước là
những chủ thể có quyền năng hành pháp và khá đa dạng như cơ quan Hành chính Nhà
nước và công chức lãnh đạo cơ quan này; người đứng đầu các cơ quan Nhà nước; thẩm
phán củ tọa phiên tòa; tổ chức xã hội cá nhân hoặc cá nhân được ủy quyền quản lí Hành
chính Nhà nước đối với việc cụ thể ( công đoàn, người chỉ huy tàu biển khi tàu tàu đã rời
bến…). Mỗi chủ thể này có thẩm quyền được giới hạn trong khuôn khổ nhất định nên
phạm vi hoạt động rất khác nhau nhưng hoạt động của chúng đều mang tính quyền lực
Nhà nước, có mục đích giải quyết những công việc phát sinh trong hoạt động hành pháp
Thứ ba, nội dung văn bản quản lí Hành chính Nhà nước là ý chí của Nhà nước được thể
hiện để tác động vào đối tựong quản lí có liên quan.
Thứ tư, văn bản quản lí Hành chính Nhà nước rất đa dạng về nội dung hình thức.
Nội dung văn bản quản lí Hành chính Nhà nước có thể được chia thành 5 nhóm; chính
sách pháp luật ; quyphạm pháp luật; mệnh lệnh cá biệt thực hiện quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia quan hệ quản lí; mệnh lệnh điều hành bộ máy trực thuộc và thông tin
chỉ dẫn ( tưông ứng với 5 loại văn bản; Văn bản chủ đạo, văn bản quy phạm pháp luật,
văn bản áp dụng pháp luật, văn bản điều hành va văn bản Hành chính ), mỗi nhóm được
ban hành với những mục đích quản lý khác nhau.
Thứ năm, mỗi loại văn bản quản lí Hành chính Nhà nước đều được xác lập theo thủ tục
nhất định và mỗi thủ tục đó có thể có những nét riêng biệt, lệ thuộc vào nội dung của
từng nhóm văn bản nhưng nhìn chung đều bao gồm hoạt động mang tính chuyên môn có
vai trò trợ giúp cho chủ thể xác lập văn bản; tạo cơ chế phối hợp, kiểm tr, giám sát của

những chủ thể có thẩm quyền đói với hoạt động xác lập văn bản tránh sự tùy tiện, trách
nhiệm của chủ thể quản lí Hành chính Nhà nước. Do đa dạng về nội dung mục đích và
chủ thể ban hành các văn bản quản lí Hành chính Nhà nước cũng rất phong phú, được
quy định trong nhiều văn bản pháp luật để sử dụng cho từng nhóm cụ thể văn bản khác
nhau như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, tố cáo, pháp lệnh
sử lí vi phạm Hành chính…
Câu 2: Hệ thống văn bản quản lý? Các nhóm văn bản quản lý?
Trả lời
Hệ thống VB quản lý hành chính Nhà nước là tập hợp những VB có đặc trưng
giống nhau, hình thành trong quá trình hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội, có liên quan và tác động ảnh hưởng lẫn nhau.
Phân loại văn bản là áp dụng phương pháp khoa học để giúp cho mọi người có thể đi sâu
nhận biết một cách đầy đủ, cụ thể về các loại hình văn bản hình thành trong hoạt động
của các cơ quan, đơn vị. Để phân loại văn bản, người ta dựa theo các tiêu chí:
- Phân loại theo chủ thể ban hành văn bản, người ta chia ra:


+ Chia theo hệ cơ quan ban hành văn bản (VD: hệ thống văn bản của cơ quan lập pháp,
hệ thống văn bản của cơ quan hành pháp, hệ thống văn bản của cơ quan tư pháp…). Chia
ra như vậy sẽ dễ dàng cho việc tìm kiếm văn bản theo hệ cơ quan.
+ Chia theo các cơ quan cụ thể (hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động của 1 cơ
quan).
+ Kết hợp với mối quan hệ giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý, với loại này có thể
chia làm 3 nhóm:
. Văn bản của cơ quan cấp trên ban hành
. Văn bản do chính cơ quan ban hành
. Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành
- Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ của văn bản: Xem văn bản này từ đâu ra, từ đâu đến,
thường áp dụng cho phân loại văn bản của 1 cơ quan, thông thường chia làm 3 loại:
+ Công văn đi

+ Công văn đến
+ Công văn lưu hành nội bộ
- Phân loại theo hình thức văn bản:
+ Văn bản có tên gọi (gắn liền với công dụng và thẩm quyền ban hành văn bản).
+ Văn bản không có tên gọi (hay còn gọi là công văn hành chính).
Phân loại theo dạng này thường được thể hiện rõ tại khâu trình bày văn bản, nó thể hiện
được thẩm quyền ban hành văn bản (nếu là loại có tên gọi).
- Phân loại theo tên gọi của văn bản (VD: QĐ, CT, BC, TT, Hợp đồng…). Cách thức này
hay được sử dụng, dễ tra tìm, nghiên cứu chuyên đề nào dó, đáp ứng cho yêu cầu soạn
thảo, ban hành văn bản, thuận lợi cho lập hồ sơ và công tác văn thư…
- Phân loại theo mức độ chính xác của văn bản. Phân loại theo cách này, thường người ta
chia văn bản thành:
+ Bản chính
+ Bản sao (có giá trị như bản chính và bản phô tô).


+ Bản gốc (bản có chữ ký tươi của thủ trưởng cơ quan).
+ Trước đây còn có thêm khái niệm bản thảo (với văn thư và lưu trữ thì loại này không
có giá trị, nhưng đối với những người soạn thảo nó thì nó có giá trị để so sánh). Những
bản chính có độ chân thực cao (thông tin cấp 1), là nguồn sử liệu có giá trị nhất.
- Phân loại theo kỹ thuật chế tác văn bản: Hình thức này thường được các kho lưu trữ
quan tâm để có cách thức tổ chức bảo quản phù hợp, còn ở các cơ quan, đơn vị thì ít được
chú ý). Có thể chia thành các nhóm:
+ Nhóm đánh máy (bản chữ ruy-băng có độ nét cao, có giá trị lưu trữ lâu dài).
+ Nhóm in rô-nê-ô
+ Nhóm viết tay (chủ yếu là bản thảo, biên bản…)
+ Nhóm in vi tính (có in kim, in la-ze…)
- Phân loại theo mục đích soạn thảo, ban hành văn bản: Người ta chia thành nhóm văn
bản trình bày, đề nghị; nhóm văn bản hỏi, chất vấn; nhóm văn bản trao đổi; nhóm văn
bản thống kê; nhóm văn bản mệnh lệnh… (chủ yếu áp dụng ở khâu đặt yêu cầu soạn thảo

văn bản).
- Phân loại theo giá trị pháp lý của văn bản: Người ta căn cứ vào phạm vi hiệu lực về
không gian hay thời gian để chia thành các nhóm: Nhóm văn bản QPPL, nhóm văn bản
áp dụng pháp luật, nhóm văn bản hành chính. Trong 3 nhóm này, 2 nhóm đầu người ta
thường ghép vào gọi là văn bản pháp luật vì nó có giá trị pháp lý cao, còn nhóm văn bản
hành chính chủ yếu mang tính chất trao đổi thông tin…
- Phân loại văn bản theo tính chất nội dung. Với cách phân loại này, người ta chia ra làm
4 nhóm:
+ Văn bản QPPL
+ Văn bản hành chính
+ Văn bản chuyên môn (các văn bản hướng dẫn các thao tác nghiệp vụ… như sổ sách,
biểu mẫu…).
+ Văn bản kỹ thuật (các bản vẽ, các số liệu kỹ thuật, các đề tài…).
Trong lưu trữ, 3 nhóm đầu người ta xếp vào làm một gọi là tài liệu hành chính, và nhóm
thứ 4 gọi là tài liệu khoa học kỹ thuật.


Câu 3: Khái niệm và đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật, VB hành chính cá
biệt, VB hành chính thông thường?
Trả lời
1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là:



văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình



trong đó có các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội




được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cần thiết



được áp dụng nhiều lần

tự luật định

- ĐẶC ĐIỂM
- Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Không phải tất cả
những văn bản do Nhà nước ban hành là văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ những lời
tuyên bố, những lời hiệu triệu nhằm giải thích chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà
nước, tuy mang ý nghĩa pháp lý, nhưng không phải là những văn bản quy phạm pháp
luật.
- Là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc.
- Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường
hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra. Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu
lực của nó.
Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản pháp luật không có tính quy
phạm. Khi giải quyết các vụ việc cụ thể, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản áp dụng pháp luật, làm xuất
hiện ở những công dân, tổ chức, những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Ví dụ quyết
định đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, quyết định của toà án....Những văn bản này gọi là văn bản
cá biệt vì chúng chỉ được áp dụng một lần và chỉ trong quan hệ đối với cá nhân, tổ chức
cụ thể được ghi đích danh trong văn bản.
- Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong luật.


2. Văn bản hành chính cá biệt


Văn bản hành chính cá biệt là những quyết định quản lý hành chính thành văn
mang tính áp dụng pháp luật do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa ra quy tắc xử sự riêng được áp dụng môt lần
đối với một hoặc một nhóm đối tượng cụ thể, được chỉ định rõ.
ĐẶC DIỂM
- Thuộc loại văn bản áp dụng pháp luật, do những cơ quan có thẩm quyền áp dụng
pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
- Đưa ra quy tắc xử sự riêng, cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể
trong những trường hợp xác định.
- Có tính hợp pháp và phù hợp với thực tế, phù hợp với luật pháp và dựa trên
những quy phạm pháp luật cụ thể.
- Được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: quyết định cá biệt, chỉ
thị cá biệt, v.v...
- Là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp, mà thiếu nó nhiều quy phạm pháp
luật cụ thể không thể thực hiện được; nó luôn luôn mang tính chất bổ sung trong trường
hợp khi có các yếu tố khác của sự kiện pháp lý phức tạp; củng cố các yếu tố này trong
một cơ cấu pháp lý thống nhất , cho chúng độ tin cậy và đưa đến sự xuất hiện quyền chủ
thể và nghĩa vụ pháp lý được bảo đảm bởi Nhà nước. Thí dụ: để quan hệ pháp lý cụ thể
theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xuất hiện thì phải thực hiện đầy đủ các yếu tố
của một sự kiện pháp lý phức tạp như độ tuổi, năng lực hành vi, sự tự nguyện cam kết
của hai bên nam và nữ, và cuối cùng, điều quan trọng là văn bản cá biệt của cán bộ nhà
nước có thẩm quyền chứng nhận hôn nhân đó là hợp pháp.
- Có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Tính đơn phương của quyết
định cá biệt thể hiện ở chỗ cơ quan có thẩm quyền tự mình, do mình quyết định, mắc dù
trước đó cơ quan có tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan; nghĩa là cơ quan hành
chính có quyền quyết định.
3. Văn bản hành chính thông thường




Văn bản hành chính thông thường là loại văn bản dùng để chuyển đạt
thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước như công bố hoặc thông báo về 1 chủ
trương, quyết định hay nội dung và kết quả hoạt động của 1 cơ quan, tổ chức; ghi chép
lại các ý kiến và kết luận trong các hội nghị; thông tin giao dịch chính thức giữa các cơ
quan, tổ chức với nhau hoặc giữa Nhà nước với tổ chức và công dân... Không được dùng
để thay thế cho văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản cá biệt.
ĐẶC ĐIỂM


- VBHCTT không quy định thẩm quyền, không đưa ra các quyết định quản lý,
không mang tính quy phạm pháp luật, nhưng có tính pháp lý; nó ra đời theo yêu cầu và
tính chất công việc; văn bản hành chính thông thường có nhiều biến thể, các thể loại khác
nhau nhưng rất giống nhau, có thể phát sinh từ nhau.
- Không được dùng những văn bản loại này thay thế cho các văn bản quy phạm
pháp luật trong quá trình soạn thảo vì văn bản quy phạm pháp luật ban hành theo thẩm
quyền, trình tự, thủ tục, hình thức luật định, có giá trị bắt buộc thi hành. Còn đối với văn
bản hành chính thông thường, mọi cơ quan, tổ chức đều có thể ban hành. Văn bản hành
chính thông thường chứa đựng thông tin quản lý thông thường, không mang tính chế tài
bắt buộc. Nếu dùng văn bản hành chính thông thường để đưa ra các quy phạm pháp luật
thì dẫn đến hiệu lực của mệnh lệnh trong văn bản bị ảnh hưởng, không tạo ra được căn cứ
pháp lý đề thực hiện và giải quyết các tranh chấp nảy sinh, không tạo được tính bắt buộc
thi hành của quy định đưa ra.

Câu 4: Phân biệt VB QPPL và VB CB?
Trả lời
Tiêu chí


VBQPPL

Thẩm quyền: Do
Theo quy định chỉ
cơ quan nhà nước có một số cơ quan nhà nước
thẩm quyền ban hành
mới có thẩm quyền ban
hành văn bản quy phạm
pháp luật
Quy tắc xử sự

Đối tượng áp
dụng

Hiệu lực thời
gian

VBCB
Về nguyên tắc, tất cả
mọi cơ quan đều có thể ban
hành văn bản cá biệt để điều
chỉnh nội dung thuộc thẩm
quyền

Đưa ra quy tắc xử
Giải quyết vụ việc cụ
sự chung (đưa ra chuẩn thể, cá biệt hay quy phạm
mực mà mọi cơ quan, tổ nội bộ
chức, cá nhân phải tuân
theo khi tham gia vào

quan hệ xã hội mà quy
tắc đó điều chỉnh)
Toàn xã hội hoặc 1
Một cá nhân hoặc một
bộ phận xã hội, trong nhóm cụ thể, trong phạm vi
phạm vi toàn quốc hay không gian và thời gian nhất
từng địa phương
định
Nhiều lần

Một lần hay trong
phạm vi nội bộ một cơ quan,
tổ chức


Thẩm
quyền,
Chặt chẽ do luật
Phù hợp với chức
hình thức, thủ tục, định
năng, nhiệm vụ, thủ tục đơn
trình tự ban hành
giản hơn.
Số và ký hiệu

Có năm ban hành ở
Không ghi năm ban
số và ký hiệu
hành ở số và ký hiệu


Tên gọi

Luât, Pháp lệnh,
Lệnh, Nghị quyết,
Lệnh, Nghị quyết, Nghị Nghị định, Quyết định, Chỉ
định, Quyết định, Chỉ thị, thị
Thông tư

Câu 5: Nêu khái niệm thể thức VB, các yếu tố bắt buộc về thể thức VB.
Trả lời
Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu tạo thành văn bản, bao gồm những
thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong
những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định theo quy định tại NĐ
số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính Phủ về công tác văn thư văn
thư
Yếu tố bắt buộc

1.

Quốc hiệu, tiêu ngữ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------

Dòng 1: chữ hoa in đậm, size 12-13
Dòng 2: chữ thường in đâm, giữa có gạch nối, size 13-14
2.
Tên cơ quản, tổ chức ban hành văn bản
3.
Số, kí hiệu văn bản.

4.
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản.
5.
a. Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
b. Trích yếu nội dung công văn
6.
Nội dung văn bản
7.
7a, 7b, 7c: Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người
có thẩm quyền


8.
9.

Dấu của cơ quan, tổ chức
9a, 9b: Nơi nhận

Câu 6: hãy trình bày, thiết lập các yếu tố bắt buộc về thể thức VB có tên loại và
ko có tên loại.
Trả lời
VĂN BẢN KHÔNG CÓ TÊN GỌI
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
(1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ
CHỨC (2)
------Số:

/…. (3) -….(4)….


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------…. (5)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

V/v …….. (6) ………

Kính gửi:
- ………………………………..;
- ………………………………..;
- ………………………………..;
................................................................. (7) ..............................................................
...............................................................................................................................................
.......................................................................... ./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……………;
- Lưu: VT, …. (9) A.xx (10)

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA
NGƯỜI KÝ (8)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Số XX phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: (043) XXXXXXX, Fax: (043) XXXXXXX


E-Mail:………………. Website:………………… (11)


Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.
(4) Chữ viết tắt tên đơn vị (Vụ, phòng, ban, tổ, bộ phận chức năng) soạn thảo công văn.
(5) Địa danh
(6) Trích yếu nội dung công văn.
(7) Nội dung công văn.
(8) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký như Bộ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc, Viện
trưởng v.v…; trường hợp ký thay mặt tập thể lãnh đạo thì ghi chữ viết tắt “TM” trước
tên cơ quan, tổ chức hoặc tên tập thể lãnh đạo, ví dụ: TM. Ủy ban nhân dân, TM. Ban
Thường vụ, TM. Hội đồng…; nếu người ký công văn là cấp phó của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức thì ghi chữ viết tắt “KT” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới
ghi chức vụ của người ký công văn; các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn tại
Khoản 1, Điều 12 của Thông tư này
(9) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần)
(11) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ E-Mail; Website
(nếu cần).
* Nếu nơi nhận (kính gửi) là những chức danh, chức vụ cao cấp của Nhà nước, thì phần
nơi nhận không ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những chức danh, chức vụ ấy vào.
Bookmark
VĂN BẢN CÓ TÊN LOẠI


TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
(1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ
CHỨC (2)

------Số:
/…. (3) -….(4)….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------…. (5)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

TÊN LOẠI VĂN BẢN (6)
………….. (7)………………
------------------.......................................................................... (8) ..............................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
.......................................................................... ./.
Nơi nhận:
- …………;
- ……………;
- Lưu: VT, …. (10) A.xx (11)

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA
NGƯỜI KÝ (9)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:
* Mẫu này áp dụng chung đối với đa số các hình thức văn bản hành chính có ghi tên loại
cụ thể như: chỉ thị (cá biệt), tờ trình, thông báo, chương trình, kế hoạch, đề án, báo cáo,
quy định v.v… Riêng đối với tờ trình có thể thêm thành phần “kính gửi” ở vị trí 9a.

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên loại văn bản.
(4) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(5) Địa danh
(6) Tên loại văn bản: chỉ thị (cá biệt), tờ trình, thông báo, chương trình, kế hoạch, đề án,
phương án, báo cáo .v.v…
(7) Trích yếu nội dung văn bản.
(8) Nội dung văn bản.
(9) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký như Bộ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc, Viện
trưởng v.v…; trường hợp ký thay mặt tập thể lãnh đạo thì ghi chữ viết tắt “TM.” vào
trước tên cơ quan, tổ chức hoặc tên tập thể lãnh đạo (ví dụ: TM. Ủy ban nhân dân, TM.
Ban Thường vụ, TM. Hội đồng…); nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu
cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi


chức vụ của người ký văn bản; các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản
1, Điều 12 của Thơng tư này.
(10) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(11) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

Câu 7: Quy trình chung soạn thảo VBQL, quy trình soạn thảo VB QLHC
Trả lời
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản là các bước mà cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền nhất thiết phải tiến hành trong cơng tác xây dựng và ban hành văn bản
theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của mình.
1. Bước 1: Sáng kiến và soạn thảo văn bản
1.1. Sáng kiến văn bản
Đề xuất văn bản;
Lập chương trình xây dựng dự thảo văn bản;

Quyết định cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo;
Thành lập ban soạn thảo, hoặc chỉ định chun viên soạn thảo (sau đây gọi chung
là ban soạn thảo).
1.2. Ban soạn thảo tổ chức nghiên cứu biên soạn dự thảo:
- Thu thập tài liệu, thông tin :
- Tổng kết đánh giá các văn bản có liên quan, thu thập tài liệu, thơng tin; nghiên
cứu rà sốt các văn kiện chủ đạo của Đảng, các văn bản pháp luật hiện hành; khảo sát
điều tra xã hội; tham khảo kinh nghiệm của nước ngồi.
- Lựa chọn thể thức VB thơng qua: để có cơ sở lựa chọn thể thức văn bản, ngơn
ngữ diễn đạt, văn phong trình bày và thời điểm ban hành.
- Biên tập và tổ chức đánh máy dự thảo.
2. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo
Lấy ý kiến cá nhân, tổ chức
Xử lý các ý kiến đóng góp tham gia xây dựng dự thảo bằng VB:
Số lượng các tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến
Số lượng các tổ chức, cá nhân trả lời ý kiến đóng góp bằng VB
Nội dung các ý kiến


Lưu các ý kiến
3. Bước 3: Thẩm định dự thảo
a) Ban soạn thảo xem xét, đề xuất về việc tiến hành thẩm định dự thảo văn bản.
Tuỳ theo tính chất, nội dung của văn bản lãnh đạo cơ quan soạn thảo quyết định việc
thẩm dự thảo văn bản.
b) Ban soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ thẩm định và gửi đến cơ quan thẩm định.
c) Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ có trách nhiệm thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ
quan trung ương tương ứng. Đối với các văn bản khác tạm thời pháp luật chưa quy định
là bước bắt buộc, song về nguyên tắc cần thực hiện việc thẩm định ở tất cả mọi cấp độ
ddối với dự thảo văn bản có tính chất quan trọng.

d) Cơ quan thẩm định gửi lại văn bản thẩm định và hồ sơ dự thảo văn bản đã được
thẩm định cho cơ quan, đơn vị soạn thảo.
e) Cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý dự thảo và chuẩn bị hồ sơ trình ký.
4. Bước 4: Xem xét, thông qua
a) Cơ quan, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ trình duyệt dự thảo văn bản lên cấp trên
(tập thể hoặc các nhân) để xem xét và thông qua. Văn phòng giúp thủ trưởng xem xét
trước các yêu cầu về nội dung, thể thức và các yêu cầu khác của văn bản trước khi thủ
trưởng ký. Phải có hồ sơ trình ký. Trường hợp không có hồ sơ thì phải trợc tiếp tường
trình với thủ trưởng ký. Phải thực hiện việc ký tắt trước của chánh hoặc phó chánh văn
phòng trước khi trình ký.
b) Thông qua và ký ban hành văn bản theo đúng thẩm quyền và thủ tục luật định.
c) Đóng dấu văn bản.
d) Trong trường hợp không được thông qua thì cơ quan soạn thảo phải chỉnh lý và
trình lại dự thảo văn bản trong thời hạn nhất định.
5. Bước 5: Công bố
a) Văn bản không thuộc danh mục bí mật nhà nước, tuỳ theo tính chất và nội dung
phải được công bố, yết thị và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo luật
định.
b) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương phải được
đăng Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là 15
ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
c) Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND phải được yết thị tại trụ sở của
cơ quan ban hành và những địa điểm khác do HĐND, UBND quyết định.
d) Văn bản quy phạm pháp luật phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin
đại chúng.


e) Các văn bản khác tuỳ theo tính chất và nội dung được công bố kịp thời theo quy
định của pháp luật.
6. Bước 6: Gửi và lưu trữ văn bản

Văn bản sau khi được ký ban hành phải được làm thủ tục gửi đi kịp thời và lưu
trữ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định văn bản phải được gửi đúng tuyến, không vượt cấp; phải đúng địa
chỉ đơn vị, bộ phận hoặc người thực thi.Phải đảm bảo các nguyên tắc bảo mật đối với văn
bản có mức độ mật. Văn bản có mức độ khẩn phải được gửi nhanh chóng, kịp thời.
Văn bản được lưu một bản ở bộ phận chuyên môn phụ trách, hay bộ phận soạn
thảo, một bản khác lưu ở văn phòng hoặc văn thư cơ quan. Cuối năm nộp lưu trữ theo
đúng quy định của Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CÁ BIỆT

1. Khái niệm
Quyết định cá biệt là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trên
cơ sở áp dụng pháp luật để giải quyết các công việc cụ thể có liên quan đến một cá nhân
hoặc một nhóm cá nhân.
Các nhóm quyết định cá biệt: quyết định nhân sự, quyết định khen thưởng, kỷ luật, quyết
định thành lập ban, hội đồng, quyết định ban hành một văn bản

2. Bố cục nội dung và thể thức
- Bố cục nội dung của quyết định gồm hai phần
Phần căn cứ
Phần nội dung điều chỉnh
Phần căn cứ:
Số lượng từ 3 -5 căn cứ: căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn
- Căn cứ pháp lý.
Gồm 2 nhóm: + căn cứ pháp lý về thẩm quyền ban hành( viện dẫn văn bản pháp lý, văn
bản quy định chức năng, quyền hạn của cơ quan)
+ căn cứ pháp lý cho nội dung của văn bản ( viện dẫn văn bản pháp luật , văn bản của cơ
quan hữu quan làmcơ sở cho nội dung văn bản
Mục đích của căn cứ pháp lý: căn cứ đúng pháp luật
Nội dung phù hợp

- Căn cứ thực tiễn:
Các thông tin phản ánh thực tiễn ( nhu cầu công tác, năng lực cán bộ, các văn bản: biên
bản, tờ trình, công văn..
Đề nghị của đơn vị , cá nhân có thẩm quyền
• Cách trình bày các căn cứ:
Mỗi căn cứ là một dòng, sau mỗi căn cứ là một dấu( căn cứ cuối cùng là dấu (,)
Căn cứ pháp lý trình bày trước căn cứ thực tiễn


Ghi nhớ đầy đủ các thông tin, thì viện dẫn( tên loại, thẩm quyền ban hành, số ký hiệu,
ngày tháng năm ban hành, trích yếu
• Phần nội dung điều chỉnh
- Trình bày dưới dạng các điều
Mỗi quyết định cá biệt có từ 2 - 5 điều
. điều 1. Quy định thẳng vào nội dung điều chỉnh
. điều tiếp theo: quy định những hệ quả pháp lý nảy sinh có liên quan đến nội dung điều
chỉnh
. điều cuối cùng điều khoản thi hành:
+ quy định hiệu lực
+ đối tượng thi hành
+ quy định về xử lý văn bản ( nếu có)
1. Quyết định nhan sự
- Điều 1. Tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động thuyên chuyển ( nêu ro họ tên, ngày tháng
năm sinh) từ đâu ( nơi ở, hoặc nơi công tác cũ)
Đến đâu? Làm gi? Kể từ bao giờ
- Điều 2: quy định nhệm vụ và quyền lợi cụ thể
- Điều 3: quy định các đối tượng và thơi gian thi hành
2. Quyết định khen thưởng, kỷ luật
- Điều 1. Khen thưởng ai( họ tên, đơn vị công tác) vi lý do gì? ( nếu đông thì lập danh
sách kèm theo)

- Điều 2: quy định về hình thức khen thưởng ( khen thuowngt gì? Tổng kinh phí khen
thưởng? được trích từ đâu?
- Điều 3. Quy định các đối tượng thi hành quyết định
3. Quyết định thành lập ban hội đồng
- Điều 1. Thành lập ban, hội đồng gì? Gồm những thành viên nào? ( họ tên, chức vụ trong
cơ quan, chức vụ mới trong ban, hội đồng) nếu đông thi lập danh sách kèm theo
- Điều 2. Quy đinh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của ban, hội
đồng
- Điều 3. Quy định về trụ sở ( nếu có) con dấu, kinh phí hoạt động của ban hội đồng
- Điều 4. Quy định hiệu lực, các đối tượng thi hành
4. Quy định ban hành một văn bản:
- Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này là văn bản gì
- Điều 2. Quy định về hiệu lực của văn bản
- Điều 3. Quy định các đối tượng thi hành quyết định
KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA VĂN BẢN:


TÊN CƠ QUAN (1)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:

/20..(2)/QĐ-.....
(3)......

.......... (4) ......., ngày


tháng

năm 20..
(2)..

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ......................... (5) .............................

THẨM QUYỀN BAN HÀNH (6)
Căn cứ ................................................ (7) ....................................................;
........................................................................................................................;
Theo đề nghị của ...........................................................................................,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. ................................................ (8) ....................................................
...............................................................................................................................
Điều 2. ............................................................................................................
................................................................................................................................
Điều ... ...........................................................................................................
............................................................................................................................../.
Nơi nhận:
- ...............;
- Lưu: VT, ...(10).
A.XX(11).

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(9)
(Chữ ký, dấu)
Nguyễn Văn A



Ghi chú:
(1)Tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(2) Năm ban hành.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(4) Địa danh.
(5) Trích yếu nội dung quyết định.
(6) Nếu thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về người đứng đầu cơ quan (Bộ
trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang Bộ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
Chánh án Toà án nhân dân tối cao) hoặc chức danh nhà nước (Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ) thì ghi chức vụ của người đứng đầu cơ quan hoặc chức danh nhà
nước; nếu thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về Uỷ ban nhân dân các cấp thì ghi
Uỷ ban nhân dân...
(7) Các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định.
(8) Nội dung của quyết định.
(9) Quyền hạn, chức vụ của người ký như Bộ trưởng, Viện trưởng, Chánh án…
hoặc chức danh nhà nước (Chủ tịch nước, Thủ tướng (Chính phủ)); đối với quyết
định của Uỷ ban nhân dân phải ghi chữ viết tắt “TM” vào trước tên Uỷ ban nhân
dân; trường hợp cấp phó được giao ký thay người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết
tắt “KT” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký.
(10) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản
lưu (nếu cần).
(11) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

Câu 8: Thế nào là công văn và công văn đc sử dụng trong tình huống nào?
Trả lời
Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước
với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Thậm chí trong các tổ chức xã hội và các doanh
nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện
các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của

mình.


Công văn: là giấy tờ giao dịch về công việc của cơ quan đoàn thể, ví dụ như: công
văn đôn đốc, công văn trả lời, công văn mời họp, công văn giải thích, công văn yêu cầu,
công văn kiến nghị, công văn chất vấn
Câu 9: Thế nào là thông báo. Thông báo được sử dụng trong trường hợp nào?
Trả lời
Thông báo là một văn bản hành chính thông thường, dùng truyền đạt nội dung một
quyết định, tin tức cho các cơ quan, cá nhân biết và giới thiệu một chủ trương chính sách
chưa được thể chế hóa bằng văn
Thông báo: báo cho mọi người biết tình hình hoạt động, tin tức liên quan tới đơn vị
bằng văn bản

Câu 10: , Thế nào là báo cáo và báo cáo đc sử dụng trong tình huống nào?
Trả lời
Báo cáo là tập hợp những thông tin nào (thường thể hiện bằng các hình thức văn
bản, lời nói, phát thanh, truyền hình, hoặc chiếu phim, slide, Power poit....) được thực
hiện với mục đích cụ thể nhằm thông tin chuyển tiếp hoặc tường trình, kể lại các sự kiện
nhất định trong một hoàn cảnh hiện hành và có thể có hoặc không những nội dung kiến
nghị, đề xuất.
Báo cáo: dùng để trình bày cho rõ tình hình hay sự việc, ví dụ như: báo cáo tuần,
báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo
chuyên đề, báo cáo hội nghị.
Báo cáo được sử dụng trong kinh doanh, quản lý, hành chính, giáo dục, khoa học,
và các lĩnh vực khác. Báo cáo có thể kết hợp sử dụng các tính năng như đồ họa, hình ảnh,
âm thanh, giọng nói, hay những thuật ngữ, từ vựng chuyên ngành để thuyết phục rằng đối
tượng cụ thể để thực hiện một chương trình hành động và đem lại những kết quả cụ thể
được trình bày trong báo cáo.



CÔNG TY CỔ PHẦN T&T
Số:07/QĐ-T&T

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày….tháng….năm…….
QUYẾT ĐỊNH
(V/v Chấm dứt hợp đồng lao động CBCNV)
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH T&T

Căn cứ bộ luật lao động có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2003 của nước
CHXHCN Việt Nam;
Căn cứ vào luật Doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/7/2006 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam;
Căn cứ điều lệ Công ty cổ phần T&T đã được các thành viên sáng lập thông qua
ngày 07 tháng 3 năm 2004;
-

Căn cứ vào phiên họp ngày 04/06/2012 của công ty;
QUYẾT ĐỊNH:

ĐIỀU 1: Nay chấm dứt Hợp đồng lao động đối với Chị Phùng Thị Thu Thủy - Sinh
Năm: 1986
Hiện đang làm việc tại: Phòng Lữ hành - Du lịch Công ty cổ phần T&T.
Lý do: Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chấm dứt hợp đồng kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2012.
ĐIỀU 2: Chị Phùng Thị Thu Thủy có trách nhiệm bàn giao công việc, hồ sơ sổ sách cho
Phòng Lữ hành – Du lịch Công ty.
ĐIỀU 3: Các phòng ban, Tổ thuộc Công ty và Chị Phùng Thị Thu Thủy chiếu quyết định

thi hành kể từ ngày ký.


Nơi nhận:

TỔNG GIÁM ĐỐC

-

Như điều 3;

-

Lưu VP

Đã ký
VITAMIN D

CÔNG TY CỔ PHẦN VITAMIN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:…./QĐ-VTM
……,ngày…..tháng…..năm…….
QUYẾT ĐỊNH
(V/v Khen thưởng Cán bộ Công Nhân viên)
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN VITAMIN
Căn cứ bộ luật lao động có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2003 của nước
CHXHCN Việt Nam;

Căn cứ vào luật Doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/7/2006 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam;
-

Căn cứ Quy chế thi đua khen thưởng của Công ty;

-

Căn cứ Biên bản họp ngày 20/11/2010 của Hội đồng Thi đua Khen thưởng công

ty;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay Quyết định khen thưởng ……………. cho các cá nhân có tên sau đây:

- Vitamin A
- ………..B
- ………..C
Điều 2: Giao cho Hội đồng Thi đua Khen thưởng của Công ty phối hợp với Ban Giám
Đốc thực hiện nội dung ở Điều 1;


Điều 3: Hội đồng Thi đua Khen Thưởng Công ty, Ban Giám Đốc, Trưởng phòng TC-HC,
Trưởng phòng Kế Toán và các cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành
quyết định này;
Nơi nhận

- Như điều 3

TỔNG GIÁM ĐỐC
VITAMIN D


- Lưu VT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------Số: 4171/BGDĐT-KTKĐCLGD
V/v: Giải thích Điều 25 Quy chế
tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ
chính quy

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2012

Kính gửi: Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh các đại học, học viện, các trường
đại học, cao đẳng.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24/2012/TT-BGDĐT ngày
29/6/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng
hệ chính quy và Công điện số 555/CĐ-BGDĐT ngày 30/6/2012, một số phương tiện
thông tin đại chúng đã hiểu và giải thích chưa đúng nội dung điểm d, khoản 3, Điều 25
của Quy chế, có thể dẫn tới sự hiểu lầm trong công luận. Về nội dung này, Bộ Giáo dục
và Đào tạo giải thích rõ thêm như sau:
1. Thí sinh không được mang vào phòng thi các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh và
thiết bị mà người sử dụng có thể nghe được âm thanh, xem được hình ảnh trực tiếp, tại
chỗ hoặc có thể truyền thông tin ra ngoài phòng thi.
2. Thí sinh được mang vào phòng thi các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức
năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng
không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có
thiết bị hỗ trợ khác.


3. Căn cứ vào những quy định trên, cán bộ coi thi xem xét để xử lý theo Quy chế.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để bc);
- Thứ trưởng Bùi Văn Ga
(để bc);
- BCĐ tuyển sinh ĐH,
CĐ 2012;
- Các báo, đài (để phối
hợp);
- Lưu: VT, Cục
KTKĐCLGD.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC
KTKĐCLGD
PHÓ CỤC TRƯỞNG

Trần Văn Nghĩa


Thực hiện Công điện số 54/CĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Bộ Giáo dục & Đào
tạo về việc triển khai công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán Quý Tỵ 2013, Trường đại học Tài
chính Ngân hàng Hà Nội xin thông báo như sau:

1. Về thời gian nghỉ tết:

- Đối với cán bộ, giảng viên: Từ ngày 09/02(29/12 ÂL) đến hết ngày 17/02/2013 (08/01 Âm lịch).
- Đối với sinh viên

: Từ ngày 04/02 (24/12 ÂL) đến hết ngày 24/02/2013 (15/01 Âm lịch)


2. Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

- Đối với nhà trường: Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, không phô trương, chỉ chi các khoản cần
thiết cho việc đón Tết theo Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 03/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ
thị số 21/CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong trong việc chi tiêu
vào dịp Tết Nguyên Đán.

3.Về đảm bảo an toàn trong dịp tết:
- Thực hiện an toàn cơ quan đơn vị, chấp hành nghiêm chỉnh về việc sử dụng điện, phòng chống cháy
nổ, kiểm tra an toàn các thiết bị điện, phương tiện chữa cháy, đảm bảo an toàn tài sản, cần chú ý đến
các vật dụng dễ cháy, không tàng trữ và sử dụng pháo nổ.
- Phòng Hành chính Quản trị tổ chức phân công việc trực Tết đảm bảo an toàn cơ quan.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của nhà nước khi tham gia giao thông, không uống rượu, bia khi
điều khiển các phương tiện giao thông.

4. Về thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước:

- Toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia hưởng ứng thực hiện chế độ, chính sách của Đảng
và Nhà nước thiết thực, hiệu quả.
- Nhân dịp Tết Quý Tỵ 2013, tổ chức việc thăm hỏi động viên các gia đình có công với cách mạng, có


hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, mang ý nghĩa thiết thực, sâu sắc.

5. Về công tác vệ sinh:

- Nhà trường tổ chức việc tổng vệ sinh toàn trường vào 14h00 ngày 04/02/2013 (24/12 Âm lịch).


Nhà trường xin thông báo đến cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên thực hiện nghiêm chỉnh
thông báo này./.

BỘ TƯ PHÁP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VỤ KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 168/KHTC-KHTK

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2013

V/v phối hợp sửa đổi bổ sung
Thông tư 08/2011/TT-BTP
“hướng dẫn một số nội dung về
công tác thống kê của
Ngành Tư pháp”
Kính gửi:

- Văn phòng Bộ;


×