Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Giáo trình Kinh tế vi mô 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.19 KB, 28 trang )

Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

0

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
VÀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
Nội dung

Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận
các nội dung:
 Các đối tượng, nội dung và phương
pháp nghiên cứu của kinh tế học vi
mô; các khái niệm về kinh tế học vi
mô và kinh tế học vĩ mô; kinh tế học
thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
 Đường giới hạn khả năng sản xuất để
phân tích vấn đề nguồn lực khan hiếm
và chi phí cơ hội.
 Ba vấn đề kinh tế cơ bản (Sản xuất cái
gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất
cho ai?) và phân biệt 3 hệ thống kinh
tế khác nhau (kinh tế thị trường tự do,
kinh tế chỉ huy và kinh tế hỗn hợp).
Mục tiêu






Giải thích được các khái niệm, vấn đề


cơ bản, đối tượng, nội dung, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu của kinh tế học
nói chung và kinh tế vi mô nói riêng.
Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh tế
vĩ mô, kinh tế học thực chứng và kinh tế
học chuẩn tắc; vận dụng đường giới hạn
khả năng sản xuất để phân tích vấn đề
nguồn lực khan hiếm và chi phí cơ hội.
Vận dụng được ba vấn đề kinh tế cơ bản
để phân tích các mô hình kinh tể, chỉ ra
được các ưu và nhược điểm của từng mô
hình kinh tế.

Hướng dẫn học





Đọc giáo trình trước lúc nghe giảng.
Sử dụng tốt các phương pháp và công
cụ trong kinh tế học (bao gồm kiến
thức đại số và hình học lớp 12) để
phân tích và nghiên cứu bài học.
Thực hành thường xuyên và liên tục
các bài tập vận dụng để hiểu được lý
thuyết và bài tập thực hành.

Thời lượng học


6 tiết

ECO101_Bai1_v2.3014106226

1


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

Thực tế cho thấy rằng hoạt động thường xuyên của con người là hoạt động kinh tế, nó bao gồm
hoạt động kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, hoạt động mua bán tài sản tài chính, hoạt động tín
dụng (đi vay, cho vay)… Các hoạt động kinh tế thường nhằm mục đích tạo ra sản phẩm hay dịch
vụ để thỏa mãn nhu cầu của con người nên chúng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy,
việc hình thành một môn khoa học nghiên cứu hoạt động kinh tế của con người là rất cần thiết.
Điều này giải thích lý do ra đời của môn kinh tế học. Nghiên cứu kinh tế học giúp cho con người
hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể tham
gia vào nền kinh tế nói riêng. Kinh tế học quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế tổng thể
và hành vi của các chủ thể riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, hộ tiêu dùng,
người lao động và Chính phủ. Ngoài ra, nghiên cứu kinh tế vi mô giúp chúng ta hiểu được cách
thức các doanh nghiệp làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận? Các hộ tiêu dùng làm thế nào để tối
đa hóa được lợi ích? Người lao động làm thế nào để tối đa hóa tiền công? Và Chính phủ làm thế
nào để tối đa hóa được phúc lợi xã hội. Chúng ta sẽ có được những giải đáp cụ thể sau khi
nghiên cứu xong môn học này.
1.1.

Đối tượng và nội dung nghiên cứu kinh tế học vi mô

1.1.1. Khái niệm kinh tế học và kinh tế học vi mô

Kinh tế học thực sự ra đời từ năm 1776 đánh dấu mốc quan trọng là tác phẩm “Bàn về

nguồn gốc của cải” của Adam Smith – nhà kinh tế học người Anh. Kinh tế học là môn
khoa học nghiên cứu cách thức mà cá nhân và xã hội lựa chọn việc sử dụng nguồn lực
khan hiếm của mình như thế nào. Các nhà kinh tế học thống nhất vấn đề cốt lõi trong
kinh tế học là vấn đề khan hiếm.
Sở dĩ có thể nói như vậy là vì bất kỳ một chủ thể nào trong nền kinh tế, Chính phủ,
doanh nghiệp, cá nhân hay nhìn chung toàn bộ nền kinh tế cũng phải đối mặt với sự
khan hiếm. Cụ thể là:
 Đối với cá nhân, khan hiếm thể hiện ở tiền bạc – mong muốn nhiều nhưng tiền (thu
nhập) có giới hạn. Hay khan hiếm thời gian (1 ngày chỉ có 24 giờ) – muốn làm nhiều
việc nhưng thời gian có hạn, và mỗi người đều phải dành thời gian để nghỉ ngơi, tái
tạo lại sức lao động của mình.
 Đối với doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy sự khan hiếm về vốn – thiếu tiền để lao
động giỏi, máy móc, trang thiết bị. Hay khan hiếm lao động đặc biệt là lao động có
chất lượng cao.
 Đối với một nền kinh tế dù là cường quốc hay các nước nghèo cũng phải đối mặt với
khan hiếm.
Ví dụ: Khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ra các hàng hóa phục vụ cho
nhu cầu của tất cả người dân. Các nước vẫn phải nhập khẩu những nguyên vật liệu,
hay phải nhập khẩu cả hàng tiêu dùng. Chúng ta có thể thấy ở các nước giàu ví dụ
như Mỹ, bên cạnh những ngôi nhà chọc trời vẫn có những căn nhà được ví như
“Ổ chuột” – Mỹ.
Khi đối diện với sự khan hiếm, các chủ thể trong nền kinh tế bắt buộc phải lựa chọn.
Và kinh tế học ra đời rất kịp thời, giải thích được hành vi lựa chọn của các chủ thể
trong nền kinh tế là như thế nào? Một khái niệm khác về kinh tế học: Kinh tế học là
môn khoa học của sự lựa chọn trong điều kiện khan hiếm. Khái niệm này nêu ra mục
đích của sự ra đời của kinh tế học là để giải quyết vấn đề khan hiếm.
2

ECO101_Bai1_v2.3014106226



Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng
các loại hàng hóa và dịch vụ. Nghiên cứu kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách
thức các nền kinh tế vận động và các tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các
nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính
và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật
học và nhiều ngành khoa học khác. Kinh tế học cũng như các môn khoa học khác,
nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Kinh tế học được phân chia thành hai bộ phận
chủ yếu là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vi mô là một bộ phận
của kinh tế học chuyên nghiên cứu và phân tích các hành vi kinh tế của các tác nhân
trong nền kinh tế: người tiêu dùng, các hãng sản xuất kinh doanh và Chính phủ. Kinh
tế vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp
của một nền kinh tế như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách kinh tế
vĩ mô...
Như vậy có thể thấy, kinh tế học vi mô chuyên nghiên cứu hành vi kinh tế của các cá
nhân, những nhóm đơn lẻ cấu thành nên nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô coi toàn bộ nền
kinh tế như một tổng thể và nó nghiên cứu các vấn đề tổng hợp của một nền kinh tế.
Nếu coi nền kinh tế như một bức tranh, kinh tế vĩ mô sẽ nghiên cứu tổng thể toàn
bức tranh. Kinh tế vi mô nghiên cứu từng họa tiết, từng chi tiết cấu thành nên bức
tranh đó.
Mặc dù có sự khác biệt, nhưng kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Chúng ta sẽ không thể hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu
không xem xét các quyết định kinh tế vi mô, vì những thay đổi trong toàn bộ nền
kinh tế phát sinh từ các quyết định của hàng triệu cá nhân.
Ví dụ, dòng người di dân ra thành thị làm việc sẽ dẫn tới sự thay đổi trong nền kinh
tế, làm cho lao động nông nghiệp ở nông thôn giảm, thất nghiệp ở thành thị tăng.
Hành vi kinh tế vi mô có tác động đến việc đưa ra chính sách vĩ mô. Cũng ví dụ trên
là việc tăng đầu tư cho nông thôn, phát triển các khu công nghiệp ở nông thôn để hút

lao động về khu vực này.
Ngược lại, các chính sách vĩ mô tác động trở lại đến các hành vi của các chủ thể
trong nền kinh tế. Chẳng hạn, một nhà kinh tế có thể nghiên cứu ảnh hưởng của
chính sách tăng lãi suất đối với mức sản xuất và tiêu dùng một loại hàng hóa hay
dịch vụ nào đó. Nhà kinh tế đó cần chú ý khi lãi suất tăng làm cho tiết kiệm tăng và
có thể giảm chi tiêu. Đồng thời, lãi suất tăng làm cho chi phí vay vốn kinh doanh
tăng, doanh nghiệp có thể không đủ vốn để sản xuất kinh doanh, có thể thu hẹp quy
mô sản xuất...
1.1.2. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

Kinh tế học cũng có thể được phân chia thành kinh tế học thực chứng và kinh tế học
chuẩn tắc.
Kinh tế học thực chứng mô tả, phân tích, giải thích các sự kiện, hiện tượng kinh tế một
cách khách quan, khoa học. Để có thể nhận biết đâu là nghiên cứu kinh tế học thực
chứng, chúng ta xem xét nghiên cứu đó có trả lời cho các câu hỏi sau hay không? Vấn đề
đó là gì? Là như thế nào? Tại sao lại như vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu? Khi nghiên cứu
kinh tế học thực chứng chúng ta xem xét những luận điểm dưới dạng: Nếu điều này thay
đổi thì điều kia sẽ xảy ra. Chúng ta có thể thấy và dễ hình dung về bản chất của kinh tế
ECO101_Bai1_v2.3014106226

3


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

học thực chứng theo quan điểm này giống như những môn khoa học tự nhiên như: toán,
lý, hóa...
Ví dụ: Lạm phát tăng cao làm cho đời sống của người dân khó khăn hơn.
Kinh tế chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân, phán xét về mặt
giá trị. Các nghiên cứu kinh tế học chuẩn tắc thường để trả lời cho câu hỏi: Nên làm gì?

Nên làm như thế nào?
Ví dụ: Chính phủ cần có chính sách giảm tỷ lệ lạm phát. Hay để giảm thiểu hậu quả của
tai nạn giao thông, Chính phủ nên quy định các chủ phương tiện mô tô phải đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông.
Mặc dù có sự khác biệt thể hiện ở mức độ đánh giá chân thực của nó, nhưng nhận định
thực chứng và chuẩn tắc có mối quan hệ với nhau. Quan điểm thực chứng được hình
thành dựa trên sự thống nhất mang tính phổ biến và khách quan, nó là cơ sở cho các
quan điểm về chuẩn tắc về những quyết định, chính sách nào là nên làm. Hay nói cách
khác, kinh tế học thực chứng là trung tâm của kinh tế học và kinh tế học chuẩn tắc sẽ là
nhân tố thúc đẩy và tạo ra hướng nghiên cứu mới cho kinh tế học thực chứng.
Chúng ta có thể hình dung sự kết hợp giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn
tắc thông qua phát biểu sau: “Những người cao tuổi có chi phí chăm sóc y tế rất cao
(Thực chứng) và Chính phủ nên trợ cấp cho họ (Chuẩn tắc)”.
1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của kinh tế học vi mô

Qua những phân tích khái niệm về kinh tế học, chúng ta có thể thấy các tác nhân trong
nền kinh tế đều phải đối mặt với sự khan hiếm, vì vậy mà họ luôn phải quyết định sự lựa
chọn. Và sự lựa chọn của họ được lý giải thông qua các nghiên cứu của kinh tế học vi
mô. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô là hành vi kinh tế của các tác nhân
trong nền kinh tế. Để hiểu hơn về đối tượng nghiên cứu thì môn học kinh tế vi mô được
trình bày hệ thống những nội dung chủ yếu sau:
 Sử dụng công cụ đường giới hạn khả năng sản xuất để phân tích sự khan hiếm nguồn
lực và đường giới hạn khả năng sản xuất.
 Phân tích cung và cầu về hàng hóa và dịch vụ, giá cả thị trường và các mối quan hệ
qua lại của chúng. Nghiên cứu sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường.
 Phân tích hành vi lựa chọn của người tiêu dùng để tối đa hóa lợi ích khi phải đối diện
với sự khan hiếm nguồn lực.
 Nghiên cứu và phân tích hành vi lựa chọn của nhà sản xuất: xác định chi phí, doanh
thu, lợi nhuận, và việc lựa chọn đầu vào như thế nào để tối đa hóa sản lượng và tối
thiểu hóa chi phí.

 Phân tích các cấu trúc thị trường bao gồm thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường
độc quyền thuần túy, cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm.
 Phân tích thị trường các yếu tố đầu vào bao gồm các đầu vào chủ yếu như: lao động,
vốn, tài nguyên thiên nhiên.
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô

Kinh tế học là một môn khoa học nên phương pháp nghiên cứu kinh tế học cũng tương
tự các môn khoa học tự nhiên như sinh học, hoá học hay vật lý. Tuy nhiên vì kinh tế học
nghiên cứu hành vi kinh tế của con người, nên phương pháp nghiên cứu kinh tế học nói
4

ECO101_Bai1_v2.3014106226


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

chung và kinh tế học vi mô nói riêng cũng có nhiều điểm khác với các môn khoa học tự
nhiên khác. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô bao gồm:
 Phương pháp mô hình hóa: Bao gồm việc xây dựng mô hình, phát triển mô hình bằng
cách phân tích dựa trên các dữ liệu thu thập được, kiểm chứng thực tế.
 Phương pháp so sánh tĩnh: Theo phương pháp này, các giả thuyết kinh tế về mối
quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm với giả định các yếu tố khác không đổi
(Ceteris Paribus) trong mô hình đưa ra.
 Phương pháp phân tích cận biên: Đây là phương pháp đặc thù của kinh tế học nói
chung và kinh tế học vi mô nói riêng. Nó cũng là phương pháp cơ bản của sự lựa
chọn kinh tế tối ưu bởi vì bất cứ sự lựa chọn nào cũng phải dựa trên sự so sánh giữa
lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra. Phương pháp phân tích cận biên được sử dụng để
tìm ra điểm tối ưu của sự lựa chọn. Theo phương pháp này, chúng ta phải so sánh lợi
ích và chi phí tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất (hoặc tiêu dùng) tăng
thêm. Lợi ích và chi phí đó được gọi là lợi ích cận biên và chi phí cận biên.

Mô hình kinh tế và xây dựng mô hình kinh tế:
 Xác định vấn đề nghiên cứu: Bước đầu tiên được áp dụng trong phương pháp nghiên
cứu kinh tế học là phải xác định được vấn đề nghiên cứu hay câu hỏi nghiên cứu.
 Xây dựng mô hình và phát triển mô hình: Xây dựng mô hình kinh tế để tìm được
câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu đã xác định. Mô hình kinh tế là một cách thức mô
tả thực tế đã được đơn giản hóa để hiểu và dự đoán được mối quan hệ của các biến
số. Mô hình kinh tế có thể được mô tả bằng lời, bảng số liệu, đồ thị hay các phương
trình toán học.
 Mô hình kinh tế: Các mô hình thường dựa trên những giả định về hành vi của các
biến số đã được làm đơn giản hoá hơn so với thực tế. Ngoài ra mô hình chỉ tập trung
vào những biến số quan trọng nhất để giải thích vấn đề nghiên cứu. Ở ví dụ về xăng
dầu, trong thực tế, các biến số có thể liên quan đến lượng tiêu thụ xăng dầu bao gồm
giá cả xăng dầu, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả các hàng hóa khác hay điều
kiện thời tiết... Bằng kiến thức của mình, nhà kinh tế học sẽ phải lựa chọn các biến số
thích hợp và loại bỏ những biến ít có liên quan hay không có ảnh hưởng đến lượng
xăng dầu. Trong trường hợp đơn giản nhất, nhà kinh tế học sẽ loại bỏ sự phức tạp
của thực tế bằng cách giả định chỉ có giá của xăng dầu quyết định đến lượng tiêu thụ
xăng dầu còn các yếu tố khác là không thay đổi. Mục tiêu của mô hình kinh tế là dự
báo hoặc tiên đoán kết quả khi các biến số thay đổi. Mô hình kinh tế có hai nhiệm vụ
quan trọng. Thứ nhất, chúng giúp chúng ta hiểu nền kinh tế hoạt động như thế nào.
Bằng cách mô tả vấn đề nghiên cứu thông qua mô hình đơn giản, chúng ta có thể
hiểu sâu hơn một vài khía cạnh quan trọng của vấn đề. Thứ hai, các mô hình kinh tế
được sử dụng để hình thành các giả thuyết kinh tế.
 Kiểm chứng giả thuyết kinh tế: Mô hình kinh tế chỉ có ích khi và chỉ khi nó đưa ra
được những dự đoán đúng. Ở bước này, các nhà kinh tế học sẽ tập hợp các số liệu để
kiểm chứng lại giả thuyết. Nếu kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết thì giả
thuyết được công nhận còn nếu ngược lại, giả thuyết sẽ bị bác bỏ. Có hai vấn đề liên
quan đến việc giải thích các số liệu kinh tế. Thứ nhất là vấn đề liên quan đến giả định
các yếu tố khác không thay đổi và vấn đề còn lại liên quan đến quan hệ nhân quả.
ECO101_Bai1_v2.3014106226


5


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

 Giả định các yếu tố khác không thay đổi: Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ
giữa các biến luôn phải đi kèm với giả định Ceteris Paribus trong mô hình. Ceteris
Paribus là một thuật ngữ Latinh được sử dụng thường xuyên trong kinh tế học có
nghĩa là các yếu tố khác không thay đổi. Trong ví dụ về xăng dầu, giả định quan
trọng của mô hình là thu nhập của người tiêu dùng, giá cả các hàng hoá khác và một
vài biến số khác không thay đổi. Giả định này cho phép chúng ta tập trung vào mối
quan hệ giữa hai biến số chính yếu: Giá xăng dầu và lượng tiêu thụ xăng dầu trong
từng tháng. Trong kinh tế học, muốn kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ giữa các
biến số kinh tế, các nhà kinh tế thường phải sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê
được thiết kế riêng cho trường hợp các yếu tố khác không thể cố định được.
 Phân tích quan hệ nhân quả: Các giả thuyết kinh tế thường mô tả mối quan hệ giữa
các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân khiến một (hoặc) các biến
khác thay đổi theo. Biến chịu sự tác động được gọi là biến phụ thuộc còn biến thay
đổi tác động đến các biến khác được gọi là biến độc lập. Biến độc lập ảnh hưởng đến
biến phụ thuộc nhưng bản thân thì chịu sự tác động của các biến số khác ngoài mô
hình. Phương pháp cân bằng tổng quát: Dùng để phân tích cân bằng chung trên các
thị trường.
1.1.5. Công cụ phân tích kinh tế học vi mô

Phương pháp sử dụng mô hình toán là phương pháp sử dụng các mô hình toán học để
phân tích các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế với nhau. Các công cụ để phân tích
kinh tế học vi mô là các mô hình toán kinh tế. Mô hình toán có thể được sử dụng khi
nghiên cứu các vấn đề kinh tế vi mô bao gồm: bảng biểu, hàm số, đồ thị để đi tới thiết
lập mô hình, xây dựng phương trình để tìm các điểm tối ưu. Các công thức, phương trình

đại số cũng là những công cụ thiết yếu và rất quan trọng trong việc xây dựng các mô
hình và giải thích các quy luật trong kinh tế học. Đồ thị được coi là một trong những
công cụ trực quan được sử dụng để mô tả sự vận động của các biến số kinh tế.
Khi sử dụng đồ thị, chú ý là độ dốc của một đường tuyến tính là tan của góc hợp bởi
đường đó với chiều dương của trục hoành – Độ dốc không đổi.
Ta có: X  X t  X t 1

Y
α
X

O

X
Hình 1.1. Mô hình đường cung

Độ dốc của đường S là: tan  

6

Y

ECO101_Bai1_v2.3014106226


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

O
Hình 1.2. Mô hình đường cầu


Độ dốc của đường D: tan    tan   

Y


Độ dốc tại mỗi điểm của đường cong là tan của góc được hợp bởi tiếp tuyến với các
điểm trên đường đó với chiều dương của trục hoành – Độ dốc thay đổi.

Hình 1.3. Mô hình đường giới hạn khả năng sản xuất

Độ dốc tại điểm D: tan    tan   

Y


Khi nói đường nào dốc hơn hay độ dốc tại điểm nào hơn, chúng ta xem xét giá trị tuyệt
đối của độ dốc của các đường và trị tuyệt đối của độ dốc tại các điểm với nhau.
Ngoài công cụ phân tích trực quan là hình học, khi nghiên cứu, người học có thể sử dụng
các phương trình toán học để mô tả, tính toán và xác định các điểm tối ưu (cực đại và
cực tiểu) như: phương trình đường tổng chi phí TC = aQ3 + bQ2 + cQ + d; phương trình
hàm cầu QD = a + bP + cM + dPR; phương trình đường cung QS = c + dQ...
1.2.

Sự khan hiếm nguồn lực và đường giới hạn khả năng sản xuất

1.2.1. Sự khan hiếm nguồn lực và chi phí cơ hội

Nguồn lực là tất cả những yếu tố được sử dụng để sản xuất hàng hóa hay dịch vụ và
có thể được gọi theo một tên khác là các yếu tố sản xuất. Nguồn lực được chia thành
bốn nhóm:

 Đất đai: Tất cả nguồn lực trong và trên mặt đất, ví dụ: rừng, khoáng sản, đất trồng
trọt, đất xây dựng...
ECO101_Bai1_v2.3014106226

7


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

 Lao động là người lao động, chất lượng, kỹ năng trình độ của người lao động.
 Vốn không chỉ đề cập đến tiền mà còn bao gồm những hàng hóa có thời gian sử dụng
lâu dài và nhằm sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ khác. Ví dụ: nhà xưởng, trang thiết
bị, dây chuyền sản xuất.
 Khả năng kinh doanh, khả năng tạo ra công nghệ sản xuất mới. Khả năng kết hợp
vốn – lao động – đất đai nhằm đạt được hiệu quả. Vấn đề ở đây không phải là có bao
nhiêu đất đai, bao nhiêu lao động hay bao nhiêu vốn mà vấn đề là sử dụng chúng như
thế nào cho hiệu quả.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua xem xét Việt Nam và Nhật Bản. Sau chiến
tranh thế giới II, nguồn lực về vốn như nhau, Việt Nam có nguồn lực lao động dồi dào
hơn, nhưng nguồn lực về khả năng kinh doanh không bằng Nhật Bản nên nền kinh tế
Việt Nam phát triển chậm hơn.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản, khan hiếm là tình trạng hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn lực
không đủ so với mong muốn hay nhu cầu. Theo David Begg, một nguồn lực khan hiếm
là nguồn lực mà tại điểm giá bằng không thì lượng cầu về nó lớn hơn lượng cung sẵn có.
Như vậy, đối với các nguồn lực có mức giá lớn hơn không (có nghĩa là chúng ta phải trả
một mức giá nhất định nào đó để có được một sản phẩm mà chúng ta cần) thì đó là các
nguồn lực khan hiếm. Các nguồn lực có giá bằng không (có nghĩa là cho không) thì khả
năng cung ứng không đủ cho nhu cầu.
Nguồn lực là khan hiếm vì số lượng nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa,
dịch vụ là có hạn ngày một cạn kiệt. Chúng ta có thể thấy sự cạn kiệt tài nguyên khoáng

sản, đất đai, lâm sản, hải sản... Trong khi đó, nhu cầu hàng hoá và dịch vụ là vô hạn,
ngày càng tăng, càng đa dạng và phong phú, nhất là chất lượng ngày càng cao. Chẳng
hạn người ta muốn có nước máy trong nhà, hệ thống sưởi ấm, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh,
học hành, lương thực, tivi, sách báo, ôtô, du lịch, thể thao, hòa nhạc, chỗ ở, quần áo,
không khí trong lành...
Do vậy, vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra một cách nghiêm túc, gay
gắt và thực hiện một cách rất khó khăn. Đó là đòi hỏi tất yếu của nhu cầu ngày một tăng
và tài nguyên ngày một khan hiếm.
Con người phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực nên luôn phải lựa chọn tối ưu. Việc
lựa chọn sẽ đưa đến cho con người tới sự đánh đổi – Muốn sản xuất thêm một đơn vị
hàng hóa này thì phải từ bỏ một lượng hàng hóa khác. Đây chính là chi phí cơ hội để sản
xuất một hàng hóa. Vậy chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội: là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn.
Chi phí cơ hội luôn xuất hiện khi tình trạng khan hiếm nguồn lực xảy ra, vì khi đó người
ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động này thì phải bỏ hoạt động khác. Chính
vì vậy, khi đưa ra bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào, chúng ta cũng phải cân nhắc so sánh
các phương án với nhau dựa theo chi phí cơ hội của các phương án đó với nguyên tắc
chọn phương án có chi phí cơ hội là nhỏ nhất (xem Case study 1.1 – Chi phí cơ hội).
Ví dụ: Chi phí cơ hội của đi học và không đi học (ở nhà). Hay thay vì nhà đầu tư đầu tư
vào chứng khoán lại gửi tiền vào ngân hàng.
Chúng ta cần chú ý chi phí cơ hội không phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ
là giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể bởi vì người ta không thể nào cùng một lúc sử dụng
nhiều lựa chọn thay thế được. Với nguồn lực khan hiếm thì năng lực sản xuất của toàn
bộ nền kinh tế sẽ được biểu diễn như thế nào. Chúng ta sẽ đi nghiên cứu đến khái niệm
đường giới hạn khả năng sản xuất.
8

ECO101_Bai1_v2.3014106226



Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

Chi phí cơ hội
Trong kinh tế học có một khái niệm mà tôi rất thích: “Chi phí cơ hội”. “Chi phí cơ hội” là
khoản chi phí vô hình mà bạn phải trả khi lựa chọn phương án này mà không lựa chọn một
phương án khác.
“Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự
lựa chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận được một lợi ích nào đó,
chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Như vậy, chi phí cơ hội
của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện
sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương
án khác)”.
Nói nôm na một cách đời thường thì thế này: Nếu như bạn có 100 triệu đồng trong tay, bạn
quyết định đầu tư toàn bộ số tiền đó để kinh doanh một xe nước mía chẳng hạn. Khi bạn
thực hiện hành vi này, ngoài những chi phí hữu hình bạn phải bỏ ra để thực hiện việc đầu tư
như tiền mua xe nước mía, tiền thuê mặt bằng, tiền mua vật dụng, tiền mua nguyên vật
liệu... thì sẽ tồn tại một chi phí khác nữa mà bạn không nhìn thấy.
Đó là, giả như bạn không kinh doanh nước mía, mà đem số tiền này gửi ngân hàng, hoặc
thực hiện một hành vi đầu tư khác, thì có thể bạn cũng sẽ nhận được một khoản lợi nhuận
khác lớn hơn khoản lời khi bạn kinh doanh nước mía.
Cuộc sống cũng như vậy. Cuộc sống là một quá trình lựa chọn. Khi bạn lựa chọn phương án
này nó sẽ dẫn đến kết quả kia, hay khi bạn lựa chọn một phương án kia nó sẽ dẫn đến kết
quả này. Sáng nay, bạn quyết định ăn xôi. Tất nhiên, bạn đã mất đi cơ hội được ăn ổ bánh
mì mà bạn cũng rất thích (không phải vì bạn thiếu tiền mà vì cái dạ dày bạn có giới hạn). Khi
bạn lựa chọn yêu anh chàng/cô nàng này, biết đâu bạn đã lỡ mất một anh chàng/cô nàng
khác phù hợp hơn với mình.
Khi bạn chọn học ngành kinh tế, biết đâu độc giả đã lỡ mất một nhà văn tài năng là bạn
trong tương lai. Cách so sánh này có lẽ hơi thiển cận và quá lược giản, không suy xét đến
hoàn cảnh xung quanh sự việc. Nhưng mọi việc, từ nhỏ cho đến lớn, dù là công việc, hay tình
yêu, hay cuộc sống. Mỗi lựa chọn và quyết định của bạn cũng đồng nghĩa với việc bạn đã

mất thêm một chi phí để có cơ hội khác có thể tốt hơn.
Tất nhiên, ngay cả các nhà kinh tế học tài ba nhất cũng không thể tính toán chính xác chi phí
cơ hội thực sự của một phương án lựa chọn. Vì thế, trong cuộc sống chúng ta lại càng không
thể đưa ra những quyết định đúng đắn nếu chỉ dựa trên việc tính toán các chi phi cơ hội. Bởi
làm sao con người có thể đoán trước tương lai được chứ.
Tôi biết hầu hết mọi người trong chúng ta đều tính đến (một cách có ý thức hoặc vô thức)
chi phí này khi chúng ta đưa ra các quyết định. Bạn tưởng tượng ra các khả năng có thể xảy
ra. Dựa vào những dữ kiện mình có, phán đoán kết quả với phương án A, hoặc B, hoặc C.
Sau đó, so sánh, cân đo xem cái nào tốt nhất và lựa chọn.
Tôi không nói việc này là sai trái. Bạn không thể sống trong cái thế giới nhiều biến động và
lắm thị phi này chỉ với một tâm hồn trong sáng, không suy tính gì của một đứa trẻ lên hai.
Tùy vào lý trí và khả năng suy xét của mỗi người mà chúng ta sẽ có những hành xử khác nhau.
Cuộc sống vốn không dễ dàng. Cuộc sống nhiều khó khăn lắm. Cuộc sống là một trường
tranh đấu quyết liệt. Nếu muốn sống, muốn tồn tại và vươn lên phải đủ mạnh mẽ và lý trí để
đương đầu. Đó là một trong những cách nói về cuộc sống mà tôi thường thấy một số (nhiều)
người kể cả tôi hay nói. Chính vì cái tư tưởng đầy thách thức đó khiến người ta phải suy xét
rất thận trọng khi lựa chọn điều gì. Và cũng vì nó mà tôi thấy con người bây giờ sống lý trí và
thiếu tự nhiên thế.
Trước khi giúp đỡ người khác, người ta phải tính toán xem có bị thiệt hại hay có lợi ích gì không.
Trước khi lắng nghe tiếng trái tim mình, người ta yêu và đến với một ai đó sau khi đã đưa lên bàn
cân, đong tới đếm lui, và đó là anh chàng/cô nàng sẽ cho ra một kết quả với nhiều lợi ích nhất.

ECO101_Bai1_v2.3014106226

9


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

Chi phí cơ hội

Trước khi kết bạn với ai, người ta phải tính toán hết các phương án nên dành thời gian cho
ai, ai sẽ có lợi cho mình nhất. Ngày xưa, lúc còn đi học tôi rất thích câu chuyện “Tái ông thất
mã”. Nghĩ là may nhưng hóa ra lại là họa, nghĩ là họa nhưng hóa ra lại là may. Có ai tài giỏi
mà nhìn thấy hết được điều chỉ xảy đến trong tương lai chứ.
Tôi không muốn nói rằng, hãy sống mà không suy tính, hay xét đoán điều gì cả. Nhưng khi
không thể biết được điều gì là thực sự tốt nhất, tại sao không lắng nghe tiếng nói tự nhiên
trong trái tim mình chứ?
Người khôn ngoan nhất không phải là người biết lựa chọn phương án có chi phí cơ hội thấp
nhất. Mà người khôn ngoan nhất chính là người “KHÔNG CẦN TỎ RA QUÁ KHÔN NGOAN”
trong mỗi quyết định. Điều gì dùng trái tim, điều gì dùng trí óc, tự mình phải biết suy xét.
Cuộc sống sẽ chẳng bao giờ dạy cho chúng ta biết nên lựa chọn như thế nào cho tốt nhất đâu.

Nguồn: />
1.2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất

a. Xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất
 Để sản xuất cần phải có những nguồn lực và công nghệ nhất định. Tuy nhiên, những
nguồn lực và công nghệ mà chúng ta hiện có là có giới hạn chứ không phải là những
con số vô hạn. Do đó, xã hội không thể có mọi thứ mà họ muốn vì bị giới hạn bởi
khả năng sản xuất.
 Các giả định cần thiết trong việc xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất (sử
dụng phương pháp trừu tượng hóa, đơn giản hóa để nghiên cứu bản chất vấn đề với
những giả thiết).
Thứ nhất: Nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa (quần áo và lương thực).
Thứ hai: Số lượng nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế là cố định.
Thứ ba: Trình độ công nghệ là cố định.
Xem xét trong nền kinh tế có 4 lao động và chỉ sản xuất hai loại hàng hóa là lương
thực, quần áo với những giả định như trên. Qua việc quan sát, khả năng sản xuất tối
đa quần áo và lương thực được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.1. Khả năng sản xuất lương thực và quần áo trong giới hạn nguồn lực


Đơn vị: Triệu đơn vị
Khả năng

Quần áo

Lương thực

Lao động

Sản lượng

Lao động

Sản lượng

A

4

48

0

0

B

3


40

1

11

C

2

32

2

16

D

1

16

3

21

E

0


0

4

24

Chúng ta biểu diễn các khả năng sản xuất trên ở một hệ trục tọa độ với trục tung đo
lường sản lượng quần áo và trục hoành đo lường sản lượng lương thực. Nối các điểm
này lại, ta được một đường cong liên tục và được gọi là đường giới hạn khả năng sản
xuất – PPF.

10

ECO101_Bai1_v2.3014106226


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

Hình 1.4. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng
các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được, là đường gồm tập hợp tất cả các điểm
biểu thị sự kết hợp các nguồn lực thích hợp để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất
định của nền kinh tế. Đường PPF cho biết các mức phối hợp tối đa của sản lượng mà nền
kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có.
 Những phương án nằm trên đường PPF như A, B, C, D, E là những phương án tối
ưu. Ta nhận thấy rằng, đường PPF có dáng cong lồi ra phía ngoài (cong lõm về gốc
tọa độ). Các khoảng dịch chuyển từ A  B  C… mỗi đoạn tương ứng với việc
chuyển một công nhân từ ngành quần áo sang ngành sản xuất lương thực và mỗi lần
chuyển này làm giảm sản lượng trong ngành quần áo nhưng lại tăng sản lượng trong

ngành lương thực. Với mỗi một lần chuyển công nhân, chúng ta nhận được ít hơn sản
lượng lương thực sản xuất thêm và phải chịu mất một lượng tăng thêm của sản lượng
quần áo.
 Những điểm nằm phía trên đường PPF (ví dụ như điểm N) là những điểm không thể
đạt tới với nguồn lực và công nghệ hiện có do sự khan hiếm của nguồn lực. So sánh
điểm N với B hoặc D chúng ta có thể thấy nền kinh tế không thể đạt được mức sản
lượng sản xuất tại N. Với mức sản lượng 40 triệu bộ quần áo/năm nền kinh tế hiện tại
chỉ có thể sản xuất tối đa 11 triệu tấn lương thực/năm tức là tối đa tại điểm B. Tương
tự, khi so sánh khả năng sản xuất tại N và D chúng ta cũng đưa ra được kết luận
tương tự.
 Sự khan hiếm về các nguồn lực buộc xã hội phải chọn các điểm nằm trong hoặc trên
đường PPF. Để đạt được các điểm này, cần phải tìm cách đẩy đường PPF ra ngoài
bằng các biện pháp như: đổi mới công nghệ, thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô...
 Các điểm như điểm M nằm trong đường giới hạn, là những điểm không hiệu quả vì ở
đó xã hội bỏ phí các nguồn lực. Lý luận tương tự như việc so sánh vị trí của M và B,
D chúng ta có thể với nguồn lực chỉ để đầu tư sản xuất 11 triệu tấn lương thực/năm
nền kinh tế có thể sản xuất 40 triệu bộ quần áo/năm (tại B) thay vì chỉ sản xuất được
16 triệu bộ quần áo/năm (tại M). Nền kinh tế có thể tăng thêm sản lượng của một mặt
hàng mà không đòi hỏi phải cắt bớt sản lượng mặt hàng khác, như vậy nguồn lực
chưa được sử dụng hiệu quả.
ECO101_Bai1_v2.3014106226

11


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

b. Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho sự khan hiếm
Qua việc phân tích những điểm nằm ngoài đường PPF với những giả định công nghệ
là cố định là những điểm mà doanh nghiệp không thể đạt được do nguồn lực khan

hiếm. Như vậy, PPF chính là công cụ để biểu diễn cho sự khan hiếm nguồn lực của một
doanh nghiệp.

Hình 1.5. Xác định chi phí cơ hội trên đường PPF

c. Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho sự hiệu quả
Như chúng ta đã biết, tính hiệu quả được thể hiện khi nền kinh tế không thể sản xuất
thêm sản lượng của một hàng hóa này mà sản lượng hàng hóa kia tăng hoặc không đổi.
Đường PPF minh họa cho sự hiệu quả vì với số lượng nguồn lực có hạn, nền kinh tế
muốn tăng sản lượng lương thực phải giảm sản lượng quần áo. Điều này thể hiện qua sự
dịch chuyển các phương án sản xuất từ A đến B, C, D. Ví dụ, khi chuyển từ phương án
A sang phương án B, có thể tăng 11 triệu tấn lương thực, nhưng phải từ bỏ 8 triệu bộ
quần áo.
Với những căn cứ vậy, chúng ta có thể kết luận những điểm nằm phía trong đường PPF
như điểm M là những điểm sản xuất và sử dụng nguồn lực không hiệu quả.

d. Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa chi phí cơ hội
Chúng ta hoàn toàn có thể xác định chi phí cơ hội cho việc sản xuất một triệu tấn lương
thực thông qua đường PPF như sau:
Từ điểm A đến điểm B: Để sản xuất thêm 11 triệu tấn lương thực thì phải đánh đổi bằng
việc giảm 8 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 11 tấn lương thực là 8
triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 tấn lương thực = 8/11 bộ quần áo.
Ta có chi phí cơ hội =

Y1
X1

 tan 1 = |độ dốc đường PPF|

Từ điểm B đến điểm C: Để sản xuất thêm 5 triệu tấn lương thực thì phải đánh đổi bằng

việc giảm 8 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 5 triệu tấn lương thực = 8
triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 triệu tấn lương thực = 8/5 triệu bộ
quần áo.
12

ECO101_Bai1_v2.3014106226


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

Ta có chi phí cơ hội =

Y2
X 2

 tan  2 = |độ dốc đường PPF|.

Từ điểm C đến điểm D: Để sản xuất thêm 5 triệu tấn lương thực thì phải đánh đổi bằng
việc giảm 16 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 5 triệu tấn lương thực =
16 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 triệu tấn lương thực = 16/5 triệu
bộ quần áo.
Ta có chi phí cơ hội =

Y3
X 3

 tan 3 = |độ dốc đường PPF|.

Từ điểm D đến điểm E: Để sản xuất thêm 3 triệu tấn lương thực thì phải đánh đổi bằng
việc giảm 16 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 3 triệu tấn lương thực =

16 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 triệu tấn lương thực = 16/3 triệu
bộ quần áo.
Ta có chi phí cơ hội =

Y4
 tan  4 = |độ dốc đường PPF|.
X 4

Vậy chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 tấn lương thực là:
Chi phí cơ hội sản xuất 1 tấn lương thực =

Y
X

 tan  = | độ dốc đường PPF|.

Vậy, đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị chi phí cơ hội thông qua trị tuyệt đối của
độ dốc của các điểm trên đường PPF.
Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho chi phí cơ hội ngày càng tăng
Từ việc phân tích chi phí cơ hội khi thực hiện các phương án từ A đến E trên đường giới
hạn khả năng sản xuất ta có thể tổng hợp chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 tấn lương
thực thông qua bảng sau:
Bảng 1.2. Tính toán chi phí cơ hội giữa quần áo và lương thực
Phương án

Quần áo (C)

Lương thực (F)

Chi phí


sản xuất

triệu bộ/năm

triệu tấn/năm

cơ hội

A

48

0

-

B

40

11

8/11

C

32

16


8/5

D

16

21

16/5

E

0

24

16/3

Ta thấy, dịch chuyển các điểm từ A đến E nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất
thì cho ta thấy chi phí cơ hội tăng dần. Để sản xuất thêm một triệu tấn lương thực thì xã
hội sẽ phải từ bỏ ngày càng nhiều các bộ quần áo.
Đó là tất cả các ý nghĩa mà bản thân đường khả năng giới hạn sản xuất thể hiện. Tuy
nhiên một câu hỏi với các điểm như N, nền kinh tế có thể đạt tới hay không, chúng ta sẽ
giải đáp được thông qua xem xét sự dịch chuyển, mở rộng của đường PPF.

e. Các yếu tố gây dịch chuyển đường PPF
Đạt được các điểm nằm ngoài đường PPF, doanh nghiệp cần phải tìm cách lựa chọn các
phương án nằm ngoài đường PPF, xác định được đường PPF mới.
ECO101_Bai1_v2.3014106226


13


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

Đường PPF dịch chuyển phụ thuộc vào các yếu tố chính như: tăng lên của nguồn lực về
chất lượng hoặc số lượng, tiến bộ của khoa học công nghệ hay những chính sách vĩ mô
của Nhà nước tác động làm cải thiện nguồn lực và công nghệ.

Hình 1.6. Các nguyên nhân làm cho đường PPF dịch chuyển ra phía ngoài

1.2.3. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng

Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng lên cho biết: Để sản xuất thêm một đơn vị hàng
hóa này, xã hội sẽ phải từ bỏ ngày càng nhiều các đơn vị của loại hàng hóa khác.
Do sự chuyển hóa các nguồn lực khi chuyển từ sản xuất
hàng hóa này sang sản xuất hàng hóa khác là không hoàn
toàn phù hợp. Có thể đó là nguồn lực tốt để sản xuất
hàng hóa này nhưng nó lại không phải là nguồn lực tốt
để sản xuất hàng hóa kia. Qua phân tích sự thay đổi các
phương án sản xuất từ A đến E (dọc theo đường PPF từ
trên xuống dưới), doanh nghiệp sẽ phải đánh đổi nhiều
quần áo để có thể sản xuất thêm được 1 đơn vị lương
thực, chi phí cơ hội là ngày càng tăng (xem case study
1.1 – Chi phí cơ hội).
Chi phí cơ hội:
Do quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng mà chi phí cơ
Đầu tư chứng khoán
hội lại được tính bằng giá trị tuyệt đối độ dốc đường PPF

hay gửi tiết kiệm?
nên đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường
cong lồi về phía gốc tọa độ.
1.3.

Ba vấn đề kinh tế cơ bản

Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu cạnh
tranh. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất
như thế nào? Và sản xuất cho ai?
1.3.1. Sản xuất cái gì?

Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, nền kinh tế không thể sản xuất tất cả các hàng
hóa, dịch vụ mà cần có sự lựa chọn quyết định sản xuất hàng hóa gì với số lượng bao
nhiêu, chất lượng ra sao.
14

ECO101_Bai1_v2.3014106226


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

Sản xuất cái gì là vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải trả lời. Vì nguồn lực khan hiếm nên
không thể dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Trong khả năng hiện có, xã hội phải
lựa chọn để sản xuất một số loại hàng hóa nhất định. Việc lựa chọn loại hàng hóa, dịch
vụ gì nên được ưu tiên sản xuất sẽ được căn cứ vào nhiều yếu tố, ví dụ nhu cầu của thị
trường, khả năng về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh, giá cả
trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu trực tiếp nhất giúp
người sản xuất quyết định sản xuất cái gì.
Vấn đề này có thể được hiểu như là: “Sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất?”.

Trong nền kinh tế thị trường, sự tương tác giữa người mua và người bán vì lợi ích cá
nhân sẽ xác định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất. Nhà kinh tế học Adam
Smith trong tác phẩm “The Wealth of Nations” đã cho rằng sự cạnh tranh giữa các nhà
sản xuất sẽ đem lại lợi ích cho xã hội.
Sự cạnh tranh làm cho các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng. Trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhà sản xuất cố gắng cung cấp các sản
phẩm có chất lượng cao hơn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Điều
này có thể giải thích tại sao người tiêu dùng có “quyền tối thượng” xác định những sản
phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất. Một số nhà kinh tế, chẳng hạn như John Kenneth
Galbraith cũng đề cập đến vấn đề này và cho rằng các hoạt động tiếp thị của các công ty
lớn có thể ảnh hưởng đáng kể đến cầu tiêu dùng trong ngắn hạn. Hầu hết, các nhà kinh tế
đều thống nhất rằng, mặc dù các biện pháp tiếp thị có thể ảnh hưởng cầu tiêu dùng,
nhưng người tiêu dùng mới chính là người quyết định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ
được mua.
Nếu vì lý do nào đó, người tiêu dùng mong muốn tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn, điều
này sẽ làm tăng cầu. Trong ngắn hạn, sự gia tăng cầu có thể làm tăng giá cả, lượng sản
xuất cũng tăng lên và lợi nhuận của các công ty trong ngành cũng cao hơn. Lợi nhuận
cao trong ngành sẽ hấp dẫn các công ty mới gia nhập thị trường trong dài hạn và vì vậy
cung thị trường sẽ tăng lên. Sự tăng cung sẽ làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống trong
khi đó lượng bán vẫn tiếp tục tăng lên. Lợi nhuận trong ngắn hạn do sự gia tăng cầu
trong ngắn hạn dần dần sẽ bị mất đi khi giá giảm xuống. Điều này có thể giải thích sự
phù hợp với khái niệm quyền tối thượng của người tiêu dùng.
Ngoài ra, nhu cầu thị trường về hàng hóa rất đa dạng và phong phú, tăng cả cả về số
lượng và chất lượng. Mà khả năng thanh toán, sự khan hiếm về thu nhập đối với cá nhân
người tiêu dùng đòi hỏi Chính phủ và các doanh nghiệp cần có sự tính toán và sự lựa
chọn hàng hóa phù hợp với người tiêu dùng, có lợi cho xã hội và tối đa hóa lợi nhuận.
Ví dụ, ở thị trường nông thôn không nên chọn sản xuất xe SH để bán cho người nông dân.
1.3.2. Sản xuất như thế nào?

Khi đã lựa chọn được cần sản xuất cái gì, Chính phủ và các doanh nghiệp phải xem xét

và lựa chọn việc sản xuất như thế nào để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường và có lợi
nhuận cao nhất. Từ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp và phúc lợi xã hội,
Chính phủ và các doanh nghiệp luôn tìm kiếm, lựa chọn các phương pháp sản xuất có
hiệu quả nhất. Sản xuất như thế nào có nghĩa là do ai sản xuất, bằng công nghệ gì với
những tài nguyên nào? Phải kết hợp con người lao động và công nghệ, máy móc sản
xuất như thế nào? Bao nhiêu là hợp lý? Sản xuất như thế nào ở đây không chỉ đề cập đến

ECO101_Bai1_v2.3014106226

15


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

công nghệ mà cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào như thế nào để có thể tối thiểu được
chi phí và tối đa lợi nhuận.
Sau khi quyết định được loại hàng hóa, dịch vụ gì nên được sản xuất, xã hội phải trả lời
câu hỏi quan trọng thứ hai là “Sản xuất như thế nào?”, tức là tìm ra phương pháp, công
nghệ thích hợp cho sản xuất, sự kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa các nguồn lực đầu vào
để sản xuất ra hàng hóa được lựa chọn. Đồng thời, giải quyết vấn đề “Sản xuất như thế
nào?” cũng chính là tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: Hàng hóa đó nên sản xuất ở
đâu? Sản xuất bao nhiêu? Khi nào thì sản xuất và cung cấp? Tổ chức và quản lý các
khâu từ lựa chọn đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm ra sao?
Vấn đề thứ hai này có thể phát biểu một cách hoàn chỉnh là: “Sản phẩm và dịch vụ được
sản xuất bằng cách nào?”. Vấn đề này liên quan đến việc xác định những nguồn lực nào
được sử dụng và phương pháp để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn để
sản xuất ra điện, các quốc gia có thể xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện
nguyên tử. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp sản xuất nào còn phải xem xét trên
khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học kỹ thuật của mỗi
quốc gia.

Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải
tìm kiếm các nguồn lực có chi phí thấp nhất có thể (giả định với số lượng và chất lượng
sản phẩm không thay đổi). Các phương pháp và kỹ thuật sản xuất mới chỉ có thể được
chấp nhận khi chúng làm giảm chi phí sản xuất. Trong khi đó, các nhà cung cấp nguồn
lực sản xuất sẽ cung cấp nguồn lực đem lại cho họ các giá trị cao nhất. Một lần nữa,
“bàn tay vô hình” theo thuyết của Adam Smith dẫn dắt cách thức phân phối nguồn lực
đem lại giá trị sử dụng cao nhất.
Để có thể lý giải tại sao một số quốc gia lựa chọn tập trung sản xuất một số hàng hóa và
trao đổi với các quốc gia khác. Vấn đề ở đây liên quan đến việc xem xét chi phí cơ hội
và bằng cách so sánh chi phí tương đối trong việc sản xuất các hàng hóa, các quốc gia sẽ
sản xuất và trao đổi hàng hóa trên cơ sở chi phí cơ hội thấp nhất.
1.3.3. Sản xuất cho ai?

Sau khi xác định được loại hàng hóa, dịch vụ nào nên được sản xuất và phương pháp sản
xuất các loại sản phẩm đó, xã hội còn phải giải quyết vấn đề cơ bản thứ ba là “Sản xuất
cho ai?”. Câu hỏi này liên quan đến việc lựa chọn phương pháp phân phối các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra tới tay người tiêu dùng như thế nào. Tất nhiên, vì
nguồn lực là khan hiếm, sẽ có cạnh tranh trong tiêu dùng và trên thị trường tự do cạnh
tranh thì sản phẩm sẽ thuộc về người có khả năng thanh toán cho việc mua sản phẩm.
Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được Chính phủ xem xét và điều tiết thông qua các chính sách
về thuế, giá cả và trợ cấp, nhằm đảm bảo cho cả những người nghèo, khó khăn, có thu
nhập thấp cũng được hưởng những thành quả từ nguồn lực của xã hội.
Vấn đề thứ ba này phải giải quyết đó là “Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ?”. Trong nền
kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp.
Điều này được xác định thông qua tương tác của người mua và bán trên thị trường sản
phẩm và thị trường nguồn lực.
Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua sắm của các cá nhân và phân phối thu
nhập được xác định thông qua: tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê và lợi nhuận trên thị
16


ECO101_Bai1_v2.3014106226


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

trường nguồn lực sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, những ai có nguồn tài nguyên,
lao động, vốn và kỹ năng quản lý cao hơn sẽ nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này,
các cá nhân đưa ra quyết định loại, số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường sản phẩm
và giá cả định hướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức
giá thị trường.
1.4.

Các hệ thống kinh tế

Các nền kinh tế luôn đối diện với ba vấn đề cơ bản như chúng ta đã phân tích. Nhưng
việc giải quyết đó không hẳn giống nhau. Với mỗi hệ thống kinh tế sẽ có cách thức giải
quyết khác nhau. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua việc nghiên cứu 3 hệ thống
kinh tế dưới đây:
1.4.1. Nền kinh tế chỉ huy (kinh tế kế hoạch hóa tập trung)

Đối với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước
đứng ra giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản. Nhà nước
giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các ngành, các địa phương
và cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhà nước tiến hành quốc
doanh hóa và tập thể hóa, xóa bỏ tư nhân, Nhà nước cấp
phát vốn và vật tư cho các ngành, các địa phương và cơ
sở thực hiện nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ
phải giao nộp sản phẩm và tích lũy cho Nhà nước theo
chỉ tiêu pháp lệnh. Nhà nước sử dụng chế độ phân phối
bằng hiện vật cho các cơ quan nhà nước, dùng chế độ

tem phiếu để phân phối cho người tiêu dùng. Ví dụ: Mô
hình trước đây của Liên Xô cũ.

Kinh tế chỉ huy

a. Ưu điểm
 Quản lý được tập trung thống nhất và giải quyết được những nhu cầu công cộng của
xã hội.
 Giải quyết được những vấn đề xã hội và an ninh.
 Hạn chế được sự phân hóa giàu nghèo và bất công trong xã hội.
 Tập trung được nguồn lực để giải quyết được những cân đối lớn của nền kinh tế
quốc dân.

b. Hạn chế
 Tập trung quan liêu, bao cấp không thúc đẩy và kích thích sản xuất phát triển. Mọi
quyết định đều do Nhà nước quyết định, các doanh nghiệp không được quyền chủ
động trong việc sản xuất kinh doanh của mình.
 Phân phối bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trường, mang tính chủ quan, điều
này sẽ dẫn tới những mất cân đối cục bộ và sự phân phối trở nên không hiệu quả.
 Bộ máy nặng nề, cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu lực.
 Phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, các doanh nghiệp thường chờ đợi,
ỷ lại thiếu năng động sáng tạo.
 Sự can thiệp của Nhà nước vào những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.

ECO101_Bai1_v2.3014106226

17


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô


1.4.2. Nền kinh tế thị trường tự do

Để giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản, nền kinh tế thị
trường đều phải thông qua hoạt động của quan hệ cung
cầu trên thị trường, quan hệ cạnh tranh, giá cả thị trường.
Cách thức giải quyết này xuất phát từ tư tưởng “bàn tay
vô hình” của Adam Smith. Giá cả thị trường có vai trò
quyết định trong quá trình lựa chọn và ra quyết định, giá
cả thị trường do quan hệ cung cầu quyết định và phản ánh
quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Nền kinh tế
thị trường có những ưu điểm và hạn chế sau:

a. Ưu điểm

Kinh tế thị trường

Các chủ thể trong nền kinh tế trở nên năng động hơn. Do các quyết định từ sản xuất và
tiêu dùng là từ bản thân các doanh nghiệp nên họ luôn có sự đổi mới trong sản xuất, cải
tiến công nghệ, phát triển đội ngũ nhân lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như có
những chiến lược phân phối hàng hóa phù hợp... để có thể tối đa hóa lợi nhuận.
Người tiêu dùng cũng có điều kiện quyết định tiêu dùng những sản phẩm đáp ứng nhu
cầu của mình, không còn ở tình trạng bị động như trong nền kinh tế chỉ huy. Từ đó, họ
cũng trở nên năng động hơn, hài hòa giữa việc theo đuổi các lợi ích và thu nhập (ngân
sách) để có thể tối đa hóa lợi ích của mình.

b. Hạn chế
 Do tính cạnh tranh, vì động cơ lợi nhuận là mục tiêu tối đa và duy nhất, cho nên dễ
nảy sinh tình trạng ô nhiễm, phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội.
 Mức chênh lệch giàu nghèo có thể gây ra, dẫn đến những mâu thuẫn xã hội, nhiều

nhu cầu công cộng rất cần cho xã hội và con người, những nếu như lợi nhuận thấp
hoặc không có thì những nhu cầu đó không thực hiện được.
 Những yêu cầu về an ninh, quốc phòng và xã hội không được giải quyết thỏa đáng.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng mỗi một mô hình kinh tế đều có những điểm mạnh và
điểm yếu của nó, nói khác đi thì kinh tế thị trường có những lợi thế song cũng có những
khuyết tật của nó.
1.4.3. Mô hình kinh tế hỗn hợp

Nếu chỉ phát triển nền kinh tế theo mô hình nền kinh tế chỉ huy hay nền kinh tế thị
trường tự do sẽ là việc chúng ta vỗ tay bằng một bàn tay. Việc vận hành nền kinh tế theo
mô hình hỗn hợp được ví như hình ảnh vỗ tay có đủ cả hai bàn tay.
Nền kinh tế hỗn hợp đòi hỏi trước hết phải phát triển theo cơ chế thị trường (bàn tay vô
hình), có nghĩa là cần phát triển các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, tôn trọng vai trò của
giá cả thị trường, lấy lợi nhuận làm mục tiêu và động cơ phấn đấu. Tuy nhiên, bàn tay
hữu hình cũng rất cần thiết đó là sự can thiệp của Nhà nước.

18

ECO101_Bai1_v2.3014106226


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

Kinh tế hỗn hợp

Nếu để nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường sẽ có rất nhiều khuyết tật, và những
khuyết tật này sẽ được khắc phục thông qua sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đó là xu
thế phát triển tất yếu của nền kinh tế các nước trên thế giới. Nó có ý nghĩa quyết định
đến việc lựa chọn tối ưu những vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế và của
doanh nghiệp.

Việt Nam đang cố gắng xây dựng được nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trung Quốc đang theo đuổi, xây dựng kinh tế thị trường mang màu sắc Trung
Quốc và đang rất thành công, dần trở thành một cường quốc kinh tế lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, cũng có hai nước chưa chuyển sang nền kinh tế thị trường rõ nét như Cuba
và Bắc Triều Tiên.

ECO101_Bai1_v2.3014106226

19


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

















20

Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách vận hành của nền kinh tế nói
chung và cách thức ứng xử của từng tác nhân trong nền kinh tế nói riêng. Nền kinh tế là một
cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau. Cơ chế này
nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất
cho ai? Các bộ phận hợp thành nền kinh tế là người ra quyết định bao gồm hộ gia đình, doanh
nghiệp và Chính phủ. Kinh tế học bao gồm 2 bộ phận là kinh tế học vi mô và kinh tế học
vĩ mô.
Kinh tế học vi mô chuyên nghiên cứu và phân tích các hành vi kinh tế của các tác nhân trong
nền kinh tế: người tiêu dùng, các hãng sản xuất kinh doanh và Chính phủ. Kinh tế vĩ mô
nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của một nền kinh tế như: tăng trưởng, lạm phát, thất
nghiệp, các chính sách kinh tế vĩ mô...
Kinh tế học thực chứng mô tả, phân tích, giải thích các sự kiện, hiện tượng kinh tế một cách
khách quan, khoa học. Để có thể nhận biết đâu là nghiên cứu kinh tế học thực chứng, chúng
ta xem xét nghiên cứu đó có trả lời cho các câu hỏi sau hay không: Vấn đề đó là gì? Là như
thế nào? Tại sao lại như vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu? Khi nghiên cứu kinh tế học thực chứng
chúng ta xem xét những luận điểm dưới dạng: Nếu điều này thay đổi thì điều kia sẽ xảy ra.
Kinh tế chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân, phán xét về mặt giá
trị. Các nghiên cứu kinh tế học chuẩn tắc thường để trả lời cho câu hỏi: Nên làm gì? Nên làm
như thế nào?
Phương pháp so sánh tĩnh: Theo phương pháp này, các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ
giữa các biến luôn phải đi kèm với giả định các yếu tố khác không đổi (Ceteris Paribus) trong
mô hình đưa ra.
Phương pháp phân tích cận biên: Đây là phương pháp đặc thù của kinh tế học nói chung và
kinh tế học vi mô nói riêng. Nó cũng là phương pháp cơ bản của sự lựa chọn kinh tế tối ưu
bởi vì bất cứ sự lựa chọn nào cũng phải dựa trên sự so sánh giữa lợi ích mang lại và chi phí
bỏ ra. Phương pháp phân tích cận biên được sử dụng để tìm ra điểm tối ưu của sự lựa chọn.
Khan hiếm là tình trạng hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn lực không đủ so với mong muốn hay
nhu cầu. Theo David Begg, một nguồn lực khan hiếm là nguồn lực mà tại điểm giá bằng

không thì lượng cầu về nó lớn hơn lượng cung sẵn có. Như vậy, đối với các nguồn lực có
mức giá lớn hơn không (có nghĩa là chúng ta phải trả một mức giá nhất định nào đó để có
được một sản phẩm mà chúng ta cần) thì đó là các nguồn lực khan hiếm.
Nguồn lực là khan hiếm vì số lượng nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ
là có hạn, ngày một cạn kiệt. Chúng ta có thể thấy sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, đất đai,
lâm sản, hải sản... Trong khi đó, nhu cầu hàng hoá và dịch vụ là vô hạn, ngày càng tăng, càng
đa dạng và phong phú, nhất là chất lượng ngày càng cao. Chẳng hạn người ta muốn có nước
máy trong nhà, hệ thống sưởi ấm, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, học hành, lương thực, tivi, sách
báo, ôtô, du lịch, thể thao, hòa nhạc, chỗ ở, quần áo, không khí trong lành...
Chi phí cơ hội: là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn. Chi phí
cơ hội luôn xuất hiện khi tình trạng khan hiếm nguồn lực xảy ra, vì khi đó người ta sẽ buộc
phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động này thì phải bỏ hoạt động khác. Chính vì vậy, khi đưa
ra bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào, chúng ta cũng phải cân nhắc so sánh các phương án với
nhau dựa theo chi phí cơ hội của các phương án đó với nguyên tắc chọn phương án có chi phí
ECO101_Bai1_v2.3014106226


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô











cơ hội là nhỏ nhất. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng lên cho biết: Để sản xuất thêm một

đơn vị hàng hóa này, xã hội sẽ phải từ bỏ ngày càng nhiều các đơn vị của loại hàng hóa khác.
Đường PPF là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể
sản xuất được, là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị sự kết hợp các nguồn lực thích
hợp để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định của nền kinh tế. Đường PPF cho biết
các mức phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn
bộ nguồn lực sẵn có.
Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu cạnh tranh. Cơ
chế này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và
sản xuất cho ai?
Nền kinh tế chỉ huy (kinh tế kế hoạch hoá tập trung): Đối với nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, Nhà nước đứng ra giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản. Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh
cho các ngành, các địa phương và cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhà nước tiến hành quốc doanh
hóa và tập thể hóa, xóa bỏ tư nhân. Nhà nước cấp phát vốn và vật tư cho các ngành, các địa
phương và cơ sở thực hiện nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải giao nộp sản phẩm
và tích lũy cho Nhà nước theo chỉ tiêu pháp lệnh.
Nền kinh tế thị trường tự do: Để giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản, nền kinh tế thị trường đều
phải thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu trên thị trường, quan hệ cạnh tranh, giá cả thị
trường. Cách thức giải quyết này xuất phát từ tư tưởng “bàn tay vô hình” của Adam Smith.
Giá cả thị trường có vai trò quyết định trong quá trình lựa chọn và ra quyết định, giá cả thị
trường do quan hệ cung cầu quyết định và phản ánh quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường.
Mô hình kinh tế hỗn hợp: Nền kinh tế hỗn hợp, đòi hỏi trước hết phải phát triển theo cơ chế
thị trường (bàn tay vô hình), có nghĩa là cần phát triển các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, tôn
trọng vai trò của giá cả thị trường, lấy lợi nhuận làm mục tiêu và động cơ phấn đấu. Tuy
nhiên, bàn tay hữu hình cũng rất cần thiết đó là sự can thiệp của Nhà nước.

ECO101_Bai1_v2.3014106226

21



Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

BÀI TẬP THỰC HÀNH
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Kinh tế học là gì? Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Phân biệt kinh tế học
thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
2. Phân tích đối tượng và nội dung nghiên cứu kinh tế học vi mô. Nêu và phân tích các phương
pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô.
3. Mô hình kinh tế là gì và vai trò của nó trong phân tích kinh tế học nói chúng và kinh tế học vi
mô nói riêng?
4. Ba vấn đề kinh tế cơ bản mà bất kỳ nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải giải quyết là
gì? Cách thức giải quyết ba vấn đề kinh tế này ở mỗi hệ thống kinh tế?
5. Phân tích các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống kinh tế thị trường và hệ thống kinh tế
chỉ huy.
6. Nguồn lực sản xuất là gì? Tại sao nguồn lực lại khan hiếm? Chi phí cơ hội là gì? Nêu ví dụ
minh họa.
7. Thế nào là đường giới hạn khả năng sản xuất? Lấy ví dụ minh họa. Tại sao nói đường giới
hạn khả năng sản xuất là một công cụ mô tả cho sự khan hiếm và chi phí cơ hội?
8. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng thể hiện trên đường giới hạn khả năng sản xuất như
thế nào? Tại sao lại có quy luật này?
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Kinh tế học vi mô nghiên cứu về hành vi của các tác nhân trong nền kinh tế trong khi kinh tế
học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề về lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, tăng trưởng kinh tế.
2. Khan hiếm là hiện tượng nghèo đói trong các nền kinh tế.
3. Vấn đề khan hiếm có thể loại bỏ hoàn toàn nếu biết cách sử dụng nguồn lực hiệu quả.
4. Chi phí cơ hội là tổng giá trị của tất cả các phương án bị bỏ qua khi đưa ra sự lựa chọn kinh tế.
5. Với cùng một quyết định nhưng chi phí cơ hội của người này có thể khác với những người khác.
6. Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Là ba vấn đề kinh tế cơ bản của

bất kỳ hệ thống kinh tế nào.
7. Khi nền kinh tế có những nguồn lực không được sử dụng thì nó hoạt động ở miền bên trong
của đường PPF.
8. Khi nền kinh tế hoạt động ở trên đường PPF thì nó không chịu tác động của quy luật chi phí
cơ hội ngày càng tăng.
9. Với nguồn lực cố định và trình độ công nghệ hiện có, nền kinh tế không bao giờ đạt được
những phương án sản xuất nằm phía ngoài đường PPF.

22

ECO101_Bai1_v2.3014106226


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

10. Những điểm nằm trên đường PPF là những điểm có thể đạt tới và là điểm hiệu quả của nền
kinh tế.
11. Nếu nền kinh tế nằm ở trên đường PPF, nó có thể sản xuất nhiều hơn một mặt hàng mà
không phải giảm sản xuất mặt hàng khác.
12. Đường PPF cho biết khi sản xuất một lượng nhất định hàng hóa này thì số lượng tối đa về
hàng hóa khác mà một nền kinh tế có thể sản xuất ra là bao nhiêu khi nó sử dụng hết nguồn
lực và với trình độ công nghệ hiện có.
13. Trong nền kinh tế chỉ huy, vấn đề sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai?
do Chính phủ quyết định.
14. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng cho biết chi phí cơ hội của một quyết định có xu
hướng tăng theo thời gian.
15. Khi độ dốc của đường PPF tăng dần khi đi từ trên xuống dưới thì nguồn lực được sử dụng
không hiệu quả.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Một hàng hóa có giá thị trường là 0 được coi là vật phẩm
A. không một ai có nhu cầu về nó.
B. phi kinh tế.
C. khan hiếm.
D. thứ cấp.
2. Chủ đề mang tính trọng tâm nhất mà kinh tế học nghiên cứu là gì?
A. Tiền tệ.
B. Tối đa hoá lợi nhuận.
C. Cơ chế giá cả.
D. Sự khan hiếm nguồn lực.
3. Do các nguồn lực xung quanh chúng ta đều khan hiếm nên các nhà kinh tế học khuyên rằng
A. phải tranh thủ khai thác và sử dụng.
B. phải thực hiện sự lựa chọn tối ưu.
C. Chính phủ phải phân bổ tài nguyên.
D. một số cá nhân phải mua ít đi.
4. Môn khoa học nghiên cứu chi tiết hành vi ứng xử của các tác nhân (bao gồm các doanh
nghiệp và hộ gia đình) trên các thị trường là môn nào?
A. Kinh tế học vĩ mô.
B. Kinh tế học vi mô.
C. Kinh tế học chuẩn tắc.
D. Kinh tế học thực chứng.

ECO101_Bai1_v2.3014106226

23


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

5. Khái niệm sự khan hiếm nguồn lực trong kinh tế học đề cập đến

A. các loại hàng hóa có thể không vô tận.
B. độc quyền hóa việc cung ứng hàng hóa.
C. chưa xác định được tài nguyên vô tận.
D. nguồn lực mà ngay tại giá bằng không thì lượng cầu vẫn lớn hơn lượng cung sẵn có.
6. Nền kinh tế mà Chính phủ đứng ra giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản là nền kinh tế
A. thị trường.
B. hỗn hợp.
C. chỉ huy.

D. truyền thống.

7. Trong nền kinh tế thị trường, động cơ làm việc nhiều hơn và sản xuất hiệu quả hơn được tạo
ra bởi
A. động cơ lợi nhuận.
B. điều tiết của Chính phủ.
C. quyền sở hữu tư nhân.
D. động cơ lợi nhuận và quyền sở hữu tư nhân.
8. Các vấn đề cơ bản của kinh tế học bao gồm:
A. Sản xuất cho hiệu quả hơn.
B. Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
C. Sản xuất cái gì? Và sản xuất như thế nào cho có hiệu quả hơn?
D. Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Sản xuất cái gì?
9. Kinh tế học vi mô tập trung nghiên cứu kinh tế dưới góc độ nào?
A. Toàn bộ nền kinh tế.
B. Chính phủ.
C. Hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
D. Thị trường chứng khoán.
10. Kinh tế học là khoa học nghiên cứu điều gì?
A. Cách thức xã hội sử dụng các nguồn lực khan hiếm có hiệu quả.
B. Con người lựa chọn được việc sử dụng các nguồn lực vô hạn.

C. Sử dụng các nguồn lực có hạn được nhằm thoả mãn những nhu cầu có hạn của con người.
D. Một xã hội không phải lựa chọn cách sử dụng các nguồn lực.
11. Trong kinh tế học, lợi ích cá nhân hợp lý có nghĩa là gì?
A. Thu nhập được phân phối công bằng giữa các công dân.
B. Mức lạm phát ảnh hưởng đến sự lựa chọn của từng cá nhân.
C. Chủ doanh nghiệp mong muốn tối đa hóa lợi nhuận.
D. Cá nhân đó mong muốn với chi phí thấp nhất mà đạt được lợi ích cao nhất có thể.
12. Cách tiếp cận một cách khoa học và khách quan để nghiên cứu các quan hệ kinh tế là
khoa học
A. Kinh tế học chuẩn tắc.
B. Kinh tế chính trị.
C. Kinh tế học thực chứng.
24

D. Kinh tế học vĩ mô.
ECO101_Bai1_v2.3014106226


Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài số 1:
Nam muốn đi từ Hà Nội vào Vinh. Nếu Nam đi máy bay thì sẽ mất 1 giờ, còn nếu Nam đi ô tô
bus sẽ cần 5 giờ. Giá vé máy bay quãng đường Hà Nội – Vinh là 800.000 VNĐ, còn giá vé xe
bus là 200.000 VNĐ. Nếu không mất thời gian di chuyển, Nam có thể làm việc và kiếm được thu
nhập là 200.000 VNĐ/giờ.
a. Tính chi phí cơ hội của Nam khi di chuyển từ Hà Nội vào Vinh bằng xe bus.
b. Nếu Nam đi máy bay thì chi phí cơ hội của Nam là bao nhiêu?
c. Nam nên đi từ Hà Nội vào Vinh bằng phương tiện gì?

d. Trả lời lại câu a, b, c nếu bây giờ thu nhập của Nam chỉ là 50.000 VNĐ/giờ
Trả lời:
a. Nếu Nam di chuyển, Nam sẽ không thể làm việc và do vậy không có thu nhập từ việc làm.
Chính vì vậy, khi di chuyển, chi phí cơ hội của Nam là tổng của chi phí trực tiếp bằng tiền khi
mua vé và chi phí cơ hội của thời gian (tức là phần thu nhập bị mất đi do Nam không làm
việc). Chi phí cơ hội của Nam khi đi bằng xe bus = 200.000 + 5 × 200.000 = 1.200.000 VNĐ.
b. Nếu Nam đi máy bay thì chi phí cơ hội của Nam sẽ là:
800.000 + 1 × 200.000 = 1.000.000 VNĐ
c. Khi Nam có thu nhập là 200.000 VNĐ/giờ, nếu đi từ Hà Nội và Vinh thì Nam nên đi máy bay
vì có chi phí cơ hội thấp hơn.
d. Nếu thu nhập của Nam bây giờ chỉ là 50.000 VNĐ/giờ
Chi phí cơ hội của Nam khi đi bằng xe bus là:
200.000 + 5 × 50.000 = 450.000 VNĐ
Chi phí cơ hội của Nam khi đi bằng máy bay là:
800.000 + 50.000 = 850.000 VNĐ
Trong trường hợp này, Nam nên đi bằng xe bus vì có chi phí cơ hội thấp hơn.
Bài số 2:
Giả định một nền kinh tế chỉ có 4 lao động, sản xuất 2 loại hàng hóa là lương thực và quần áo.
Khả năng sản xuất được cho bởi bảng số liệu sau:
Lao động

Lương thực

Lao động

Quần áo

Phương án

0


0

4

30

A

1

9

3

24

B

2

17

2

17

C

3


22

1

10

D

4

25

0

0

E

a. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (đường PPF) (số lượng lương thực biểu diễn trên trục
hoành và quần áo biểu diễn trên trục tung)
b. Tính chi phí cơ hội để sản xuất thêm một đơn vị lương thực tại các đoạn AB, BC, CD, DE và
cho nhận xét.
c. Mô tả các điểm nằm trong, nằm trên và nằm ngoài đường PPF rồi cho nhận xét.
ECO101_Bai1_v2.3014106226

25



×