Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.74 KB, 23 trang )

1

Lời mở đầu
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của các NHTM Việt Nam đã có những bước
phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực đẩy mạnh nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, thực tế
cũng chứng minh, hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi
ro, trong đó rủi ro thanh khoản được xem là rủi ro nguy hiểm nhất.
Thực tế cho thấy, tình hình thanh khoản tại các NHTM Việt Nam đang kém dần.
Để đối phó với tình trạng thiếu thanh khoản,các ngân hàng nhỏ tăng lãi suất huy động lên
cao nhằm thu hút nguồn vốn huy động và các ngân hàng lớn tăng lãi suất để thu hút
khách hàng. Bên cạnh đó, để đáp ứng khả năng chi trả tức thời và đảm bảo mức dự trữ
bắt buộc, các NHTM buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng khiến cho lãi suất
liên ngân hàng tăng cao đã dẫn đến căng thẳng nguồn vốn và rủi ro thanh khoản gia tăng.
Điều đó làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bị sụt giảm. Ngoài ra,
chỉ số lạm phát tăng cao cùng những biểu hiện khó dự đoán trước đã dẫn đến tình trạng
căng thẳng thanh khoản tại các NHTM. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro thanh khoản đối
với các NHTM đang là vấn đề hết sức cấp thiết và cần được chú trọng.
Trong điều kiện rủi ro thanh khoản đang có chiều hướng gia tăng, hoạt động quản trị rủi
ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB vẫn còn nhiều hạn chế.
Nhận thức được vai trò quan trọng của thanh khoản trong hoạt động ngân hàng và thấy
được tính cấp thiết của việc quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu
ACB, nhóm em đã quyết định nghiên cứu đề tài “GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO
THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ACB”


2

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THANH KHOẢN VÀ RỦI RO
THANH KHOẢN

1.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản:


Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời (the
short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam
kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng
đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi
phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả
năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay
mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
1.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản:
Quản trị rủi ro thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản
(tính lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn. Bản chất của hoạt
động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai nội dung sau:
Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng
cầu thanh khoản. Do vậy, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt
hay thặng dư thanh khoản.
Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau,
nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản đó
càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi
phí huy động càng lớn và do đó, làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay.
Ngân hàng cần dự trữ thanh khoản để chi trả những chi phí thường xuyên, như lãi tiền
gửi..., và cả những cú sốc thanh khoản không mong đợi, như một cuộc rút tiền gửi hàng
loạt hay yêu cầu vay vốn lớn. Một ví dụ điển hình cho cú sốc thanh khoản là nhiều người
đổ xô đến ngân hàng rút tiền ở cùng một thời điểm. Trong hoàn cảnh đó, hầu như không
một ngân hàng nào có thể đáp ứng hết những yêu cầu này và dễ dẫn đến nguy cơ sụp đổ,


3

ngay cả khi ngân hàng đó chưa mất khả năng thanh toán. Tất nhiên, khả năng dự trữ
thanh khoản kém chưa hẳn sẽ đưa đến sự sụp đổ của một ngân hàng, nhưng chắn chắc,
ngân hàng sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để ứng phó với một cú sốc thanh khoản

không lường trước. Và điều đó sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng và suy đến
cùng khả năng sụp đổ là hoàn toàn có thể.
Thanh khoản mang ý nghĩa thời điểm rất lớn, theo nghĩa, một số yêu cầu thanh
khoản là tức thời hoặc gần như tức thời. Chẳng hạn, một khoản tiền gửi lớn đến hạn và
khách hàng không có ý định tiếp tục duy trì số vốn này tại ngân hàng; khi đó, ngân hàng
buộc phải tìm kiếm các nguồn vốn có thể sử dụng ngay như vay từ TCTD khác. Ngoài ra,
yếu tố thời vụ, chu kỳ cũng rất đáng quan trọng trong việc dự kiến cầu thanh khoản dài
hạn. Ví dụ, cầu về thanh khoản thường rất lớn vào mùa hè, cuối hè gắn với ngày tựu
trường, ngày nghỉ và các kế hoạch du lịch của khách hàng. Việc kế hoạch được những
yêu cầu thanh khoản này, sẽ giúp ngân hàng hoạch định được nhiều nguồn đáp ứng cầu
thanh khoản dài hạn hơn là trong trường hợp đối với cầu thanh khoản ngắn hạn.
1.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản:
Thanh khoản có vấn đề của một ngân hàng có thể do các nguyên nhân cơ bản sau
đây:
Một là, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân
và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn.
Cho nên, đã xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà
thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản
tiền gửi đến hạn.
Hai là, sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người vay
vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có
tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì
lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trạng thái
thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng của sự thay đổi lãi suất còn ảnh
hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm


4

nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền

tệ.
Ba là, do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và
kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của
ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả...
1.4 ảnh hưởng của RRTK
A, Đối với NHTM
Thứ nhất, nếu RRTK xảy ra, tùy mức độ nghiêm trọng , NHTM có thể phải chịu:
-Chuyển hóa các tài sản có thanh khoản thành tiền có chi phí cao.
- Tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn , ví
dụ , phải có tài sản thế chấp, chịu mức lãi suất cao, không được tuần hoàn nợ cũ , hạn
mức tín dụng bị xem xét lại thường xuyên hoặc bị từ chối cho vay.
-Đình trệ hoạt động dẫn đễn giảm thu nhập.
-Mất uy tín dẫn đến mất khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống và cơ
quan quản lý.
Thứ hai, trong trường hợp đặc biệt , RRTK có thể đẩy ngân hàng tới tình trạng mất
khả năng thanh toán, là trạng thái bên bờ vực phá sản của ngân hàng.
B, Đối với hệ thống tài chính quốc gia
Khi một ngân hàng mất đi khả năng thanh khoản, ở mức độ trầm trọng đẩy ngân
hàng đến bờ vưc phá sản thì nó có thể gây nên hiệu ứng lây lan, kéo theo sự phá sản hàng
loạt các NHTM khác, đe dọa đến sự ổn đinh của toàn hệ thống NHTM, gây nên sự hỗn
loạn dẫn đến khủng hoảng kinh tế-xã hội-chính trị của một quốc gia.
C,Đối với xã hội
Khi một ngân hàng mất đi khả năng thanh khoản thì sẽ gây nên tâm lý lo ngại đối
với không chỉ chính bản thân ngân hàng mà còn đối với khách hàng của các ngân hàng
khác. Nếu niềm tin của công chúng bị lung lay thì có thể dẫn đến hàng loạt ngân hàng
mất khả năng thanh toán chỉ trong một thời gian ngắn và khiến cả hệ thống ngân hàng rơi


5


vào tình trạng hỗn loạn, sự hỗn loạn này có thể là nguyên nhân của sự phá sản hàng loạt
của toàn hệ thống.
1.5 Nhận dạng RRTK
Điều kiện tiên quyết để QTRR là phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là qua
trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao
gồm :Việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của
ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro , kể cả dự báo các loại rủi ro mới có
thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có biện pháp kiểm soát , tài trợ cho từng rủi ro phù
hợp
Một số dấu hiệu RRTK
Lòng tin của công chúng: Sự tin tưởng của công chúng là một trong những dấu hiệu
quan trọng để đánh giá khả năng than khoản của một ngân hàng tốt hay xấu. Nếu công
tácQTRTK của ngân hàng yếu kém, không duy trì đủ lượng tiền mặt hoặc không có khả
năng hoàn trả các khoản tiền mà khách hàng yêu cầu ngay lập tức thì điều này sẽ xói
mòn lòng tin của công chúng vào ngân hàng. Do vậy ngân hàng sẽ mất dần khách hàng
là người gửi tiền và ngược lại.
Sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng: Khi giá cổ phiếu của ngân hàng có xu hướng
giảm, chứng tỏ tính hấp dẫn của chúng đối với nhà đầu tư đã giảm đi , ảnh hưởng lớn đến
tâm lý người gửi tiền. Người dân có xu hướng rút tiền khỏi ngân hàng để gửi sang ngân
hàng khác hoặc đầu tư vào kênh có lợi hơn, trong khi đó các khoản cho vay đến hạn
thanh toán không được thanh toán hoặc không đáp ứng được nhu cầu thạnh khoản dẫn
đễn cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản khiến cho ngân hàng rơi vào tình trạng
RRTK
Ap dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường: Nếu xảy ra tình trạng như vậy thì
chứng tỏ ngân hàng đang gặp khó khăn trong thanh khoản của mình
Lỗ từ việc bán tài sản : Khi ngân hàng bán tài sản một cách vội vã và sẵn sang chịu lỗ lớn
chứng tỏ ngân hàng đang gặp phải một vấn đề nào đó trong vấn đề thanh khoản
Thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng: Cho vay là một trong những
hoạt động quan trọng nhất của NHTM vì hoạt động này tạo nhiều lợi nhuận nhất và kéo



6

theo các nghiệp vụ khác phát triển. Do đó khi ngân hàng không đáp ứng đầy đủ và kịp
thời các cam kết tín dụng thì chứng tỏ ngân hàng đang thiếu nguồn cung thanh khoản.
Thường xuyên vay vốn từ NHTW: Dấu hiệu này cho thấy ngân hàng cần xem xét lại
chính sách quản lý thanh khoản của mình để lấy lại niềm tin công chúng.
1,6 Đo lường RRTK
Phương pháp chỉ số thanh khoản
+ Chỉ số trạng thái tiền mặt =(Tiền mặt +tiền gửi tại các TCTD khác)* 100%
/ Tổng tài sản
Về mặt lý thuyết chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh toán tức thời
. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống vì bởi
các tài sản bằng tiền hoặc tương đương tiền thì ít đem lại lợi nhuận cho ngân hàng
+Chỉ số chứng khoán thanh khoản=(Chứng khoán thanh khoản/Tổng tài sản)*100%
Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản càng lớn thì rủi ro thanh khoản ngân hàng đối mặt
càng giảm.
+Chỉ số năng lực cho vay=(Dư nợ/ tổng tài sản)*100%
Vì tín dụng và cho thuê tài chính được xem là những tài sản ít thanh khoản nhất, do đó
nếu chỉ tiêu “năng lực cho vay” càng lớn thì ngân hàng càng bộ lộ là kém thanh khoản.
+ Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng:Chỉ tiêu này thể hiện việc ngân hàng đã sử dụng bao
nhiêu phần tram tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp thì khả
năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại.


7

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN
TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU ACB

2.1 Giới thiệu ngân hàng:
2.1.1 Giới thiệu sơ lược ngân hàng ACB
Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại số 442, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, thành
phố Hồ Chí Minh.
Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885
Email:
Trang web:www.acb.com.vn
+ Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.
+ Tên nước ngoài: Asia Commercial Bank (gọi tắt là ACB).
+ Hiện nay Ngân hàng có 115 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước.
 Sản phẩm dịch vụ chính


Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và
vàng



Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ và vàng



Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch
vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua
ngân hàng.



Kinh doanh ngoại tệ và vàng.




Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

 Mạng lưới kênh phân phối
Gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn
quốc:


Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch


8


Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ): 20 chi
nhánh và 79 phòng giao dịch



Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak
Lak, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 13 chi nhánh và 35 phòng
giao dịch



Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An GIang,

Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và
Cà Mau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch



Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Vũng
Tàu): 5 chi nhánh và 29 phòng giao dịch



Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt
động



969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.



Chiến lược
Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang chiến
lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of differentiation).
Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
vừa và nhỏ).
2.1.2 Tóm tắt tình hình hoạt động của ngân hàng ACB:
Sau sự cố ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt, ngân hàng Á Châu (ACB) bị

chao đảo mạnh, tài sản sụt giảm hàng trăm nghìn tỷ đồng. Hơn nữa, lợi nhuận trước
thuế nửa đầu năm nay chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 30/6/2013, tổng tài sản của ACB tiếp tục giảm so với thời điểm

31/12/2012, còn 169,4 nghìn tỷ đồng so với 176,3 nghìn tỷ đồng.


9

Thu nhập lãi thuần trong quý 2/2013 giảm mạnh so với quý 2/2012, cũng như lũy
kế 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ. Trong quý 2/2013, khoản mục này của ACB chỉ
đạt hơn 1.105 tỷ đồng, trong khi quý 2/2012 đạt gần 2.087 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu
năm nay với năm ngoái tương ứng là hơn 2.337 tỷ đồng so với hơn 3.698 tỷ đồng.
Ở nguồn thu khác, đáng chú ý là ACB đã có lãi 30,3 tỷ đồng từ hoạt động kinh
doanh vàng và ngoại hối, trong khi cùng kỳ 2012 lỗ gần 174 tỷ đồng; nhưng lũy kế 6
tháng đầu năm 2013 vẫn lỗ 53,6 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 106,7 tỷ đồng.
Thêm vào đó, cũng như điểm chung ở một số ngân hàng khác, ACB ghi nhận lợi
nhuận đáng kể ở đầu tư chứng khoán, trong khi chi phí hoạt động tiếp tục được cắt giảm.
Riêng chi phí hoạt động, ước tính ngân hàng này đã giảm lương bình quân khoảng 25%
trong 6 tháng đầu năm nay.
Tính chung, trong quý 2/2013 lợi nhuận sau thuế theo báo cáo hợp nhất của ngân
hàng này chỉ đạt hơn phân nửa so với cùng kỳ 2012, 409 tỷ đồng so với 773 tỷ đồng; lũy
kế 6 tháng đầu năm đạt 716 tỷ đồng trong khi 6 tháng đầu 2012 đạt hơn 1.607 tỷ đồng.
Kết quả trên có thể xem xét ở ảnh hưởng từ sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên và một
số lãnh đạo cao cấp bị cơ quan chức năng xử lý hồi tháng 8 năm 2012 đến nay vẫn còn.
Cùng với đó, hoạt động tất toán trạng thái vàng và sự vắng mặt của vốn vàng trong cơ
cấu chung có thể gây xáo trộn nhất định, ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận. Và đáng chú ý
là một nguồn thu lớn của ACB đã bị co lại.


10

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 2/2013 so với quý 2/2012 giảm hơn 364 tỷ đồng là
do số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác giảm từ gần 56 nghìn tỷ đồng tại ngày

30/6/2012 xuống chỉ còn hơn 11 nghìn tỷ đồng tại ngày 30/6/2013, góp phần làm cho thu
nhập lãi thuần quỹ 2/2013 so với quý 2/2012 giảm tới hơn 981 tỷ đồng.
2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản tại NHTMCP ACB
2.2.1 Mất cân đối về kì hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn:
Trong điều kiện thị trường biến động nhanh, người gửi tiền thường chọn kỳ hạn
ngắn. Do vậy, tỷ trọng huy động vốn kỳ hạn ngắn trong tổng số vốn huy động cao, trong
khi nhu cầu vay vốn thường dài hơn, nên NH đã dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay
trung, dài hạn vượt quá tỷ lệ quy định (Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN quy
định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, tỷ lệ vốn ngắn hạn tài trợ cho
vay trung dài hạn là 40% đối với NHTM và 30% đối với các TCTD khác). Do vậy, mất
cân đối cơ cấu kỳ hạn cũng tiềm ẩn RRTK. Thực tế, tình hình huy động vốn trung và dài
hạn của các TCTD còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn do chênh lệch về
kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ
tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các
TCTD hoạt động tại Việt Nam là 30%.
2.2.2. Công tác quản trị thanh khoản chưa hiệu quả
Điều kiện kinh doanh thuận lợi trong những năm gần đây đã làm nảy sinh tư tưởng
chủ quan, tăng trưởng tín dụng quá nóng trong khi lại buông lỏng chính sách QTRR làm
mất cân đối tương quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an
toàn theo tiêu chuẩn của NHNN Việt Nam. Ngân hàng chủ yếu tập trung tín dụng vào
một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng cho một ngành. Trong bối cảnh đó, khi thị
trường có biến động bất ngờ, khách hàng lũ lượt kéo đến rút tiền thì ngân hàng khó có thể
xoay chuyển kịp thời, dẫn đến bị mất thanh khoản do cơ cấu đầu tư.
2.2.3 Rủi ro thanh khoản do tin đồn thất thiệt
Đầu năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) vẫn đang
kinh doanh hiệu quả.Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2003 của ngân hàng này tăng 20% so
với cùng kì năm 2002 (đạt xấp xỉ 170 tỷ đồng).ACB rất được khách hàng trong và ngoài


11


nước tín nhiệm khi gửi tiền vào. Chính vì vậy tin đồn “Tổng giám đốc của ACB Phạm
Văn Thiệt bỏ trốn” đã gây nên một cú “sốc” trong dư luận người dân, đặc biệt là những
người có tiền gửi ở ACB.
Sau đây là một số diễn biến chính của sự việc:
✓ Đầu tháng 10/2003, bắt đầu có những lời xì xào, bàn tán đầu tiên rằng tổng giám
đốc (TGĐ) ACB đã bỏ trốn.
✓ Khoảng một tuần sau, vào ngày chủ nhật(12/10) và thứ 2 (13/10), tin đồn lan
rộng trong dư luận.
✓ Ngày 14/10/2003, tình trạng căng thẳng lên đến “đỉnh điểm” khi hàng ngàn
người dân đổ xô đi rút tiển ở hội sở chính của ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và
chi nhánh tại số 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1- TP.HCM). Tại hai địa điểm này dân chúng
tập trung đông đến nỗi tràn xuống cả lòng đường gây ùn tắc giao thông nhiều giờ.Chính
điều này đã đẩy tâm lí người dân đễn chỗ hoang mang, lo sợ thực sự. Rất may, xuất hiện
kịp thời trước đông đảo người dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê
Đức Thuý bên cạnh ông TGĐ Phạm Văn Thiệt cùng đại diện chính quyền Thành phố đã
là lời bác bỏ tin đồn hùng hồn nhất.
✓ Ngày hôm sau, 15/10, mặc dù người dân vẫn kéo đến rút tiền rất nhiều, nhưng
cùng với các cá nhân và các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan báo chí đồng loạt
cónhững tin, bài quan trong bác bỏ thông tin sai sự thật trên. Vì thế, đến cuối ngày, tình
hìnhđã dịu xuống. Khách hàng đã bắt đầu đem tiền gửi trở lại ACB.
✓ Ngày16/10, sự cố gần như đã được dẹp bỏ.
✓ Sau một tuần, mọi chuyện đã trở lại bình thường. ACB khôi phục lại mọi hoạt
động của mình. Thậm chí lúc này, lượng khách hàng đến gửi tiền còn đông hơn trước lúc
xảy ra sự cố.
Có thể thấy nguyên nhân đặt ACB trước rủi ro thanh khoản trong trường hợp này
xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài là “tin đồn thất thiệt” (TGĐ ACB bỏ trốn) dẫn đến


12


việc rút tiền hàng loạt.Đây là nguyên nhân được đánh giá khiến “các ngân hàng khó có
thể dùng công cụ thịtrường để điều tiết và có hiệu quả thanh khoản của ngân hàng”.
Sự cố này chỉthực sự diễn ra trong một thời gian rất ngắn (khoảng 3 ngày) nhưng có
tính chất vô cùng nghiêm trọng.Cũng là lần đầu tiên ngành Ngân hàng và nền kinh tế Việt
Nam phải đối phó với một tình huống đặc biệt như vậy.Nếu không nhờ những biện pháp
tích cực, đồng bộ và hợp lý thì nguy cơ xảy ra một hiệu ứng domino trong toàn Ngành
Ngân hàng (người dân sẽ rút tiền ở tất cả các Ngân hàng) là điều hoàn toàn có thể xảy ra
2.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết rủi ro thanh khoản
2.3.1 Phương án trên lý thuyết để quản trị rủi ro:
 Duy trì dự trữ đáp ứng nhu cầu thanh khoản:
+ Đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc
+ Đáp ứng nhu câu dự trữ theo cân đối của TCTD
 Phân tích luồng tiền dự kiến:
+ Khối lượng rót vốn dự kiến của các khoản cho vay
+ Mức độ chấp nhận của các đơn xin vay đang xem xét
+ Mức độ quay vòng bình thường của các khoản tiền gửi có kỳ hạn
+ Thời gian đáo hạn thực của tiền gửi không kỳ hạn
 Quản lý khe hỡ:
+ Xác định cung thanh khoản
+ Xác định cầu thanh khoản
+ Các kỹ năng xử lý khe hở thanh khoản
- Thiết lập các hạn mức an toàn thanh khoản
+ Thang đáo hạn
+ Qui định hạn mức tỷ lệ tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền huy động ngắn hạn,
cho vay tiêu dùng….
 Đa dạng các hình thức cho vay, đầu tư và duy trì các tài sản có tính lỏng khácnhau
 Xây dựng kế hoạch dự phòng để đối phó với trường hợp khủng hoảng thanh khoản
+ Có phương án xử lý khủng hoảng
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức khác.



13

2.3.2 Phương án tối ưu: Trong hiện tại và tương lai trên thực tế :
Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng,
do vậy rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm đặc biệt.Quản lý rủi ro thanh khoản
tại ACB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và
ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản.Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Ngân
hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy định về
thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản lý rủi
ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh
khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản
lý rủi ro thanh khoản tại ACB đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:
- Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong
hoạt động ngân hàng.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các
tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong
khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong
khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.
- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh
khoản do Hội đồng ALCO quy định.
- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng
vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn. ACB cũng thiết lập các định
mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về
thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán
ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ
sẽ quy định rõ các loại thanh khoản.Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng
văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng tháng.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh
khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương


14

cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với
nhau trong quá trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch: định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố
và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập
trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc.Kế hoạch phải được xem xét cập nhật
ít nhất sáu (6) tháng một lần.
- Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.
- Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động trong
thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình. Kế hoạch ứng phó
cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp
ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao
gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chặn và đối phó với sự cố
thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến
lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên
lạc.
Ngân hàng đã và đang triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài về
quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trìnhđộ quản trị rủi ro về thanh khoản.
Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực
nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.ACB phải duy trì
một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương
và các tài sản có tính lỏng cao khác).Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của
Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ
cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa
có thu nhập hợp lý; xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản của mình cho phù

hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mứt thấp nhất đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay
trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư); cơ cấu lại dư nợ cho vay
ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay
trung, dài hạn.


15

Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị
trường I và thị trường II (thị trường liên ngân hàng); điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các
lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.Thực hiện
tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy
động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần
có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền
trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao,
hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn
ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại được
tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng vì
như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới. Chính điều này đã gâyảnh hưởng
lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự
không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng
làm cho ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn
ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài
hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng
cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng
tiền ra và dòng tiền vào của mình.
Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam còn
rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua, chắc
chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn
tài sản nợ, tài sản có của mình. Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc tạo

ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản
cho các ngân hàng một cách nhanh chóng.Forward và Future cũng là những công cụ để
cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động.
Đặc biệt SWAP là công cụ quan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ,
tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi
suất. rủi ro kỳ hạn.
 Nói thêm:


16

 Về việc xủ lý tin đồn Tổng Giám Đốc ACB bỏ trốn, ACB đã xử lý bằng cách:
- Tiếp cận với công chúng để nắm bắt được nội dung tin đồn
- Dựng trung tâm thông tin hoặc một phòng thông tin
- Thành lập nhóm xử lý sự cố
- Chỉ định một phát ngôn viên chính thức
- Cung cấp thông tin nhanh chóng và đều đặn cho các phương tiện truyền thông và
công chúng về hoạt động của tổ chức... Và thực tế là:
Ngày 14-10:
Lượng người đổ xô đến rút tiền tăng vọt, tập trung chú yếu tại Hội sở trên đường
Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1). Do lượng người tập
trung ở30 ngân hàng quá đông đã khiến cho tin đồn lan rộng. Các nhân viên của ACB đã
phải làm việc tới quá nửa đêm để phục vụ nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Ông Phạm Văn Thiệt đã đứng ở quầy gửi tiền, đeo trước ngực một tấm bảng có đề
tên và gắn ảnh của mìnhđể thuyết phục khách hàng rằng: “Tôi là Tổng giám đốc ACB.
Tôi không bỏ trốn!”Thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy lên khẳng định rằng
ông Phạm Văn Thiệt chính là Tổng giám đốc ACB, và ông này không hề bỏ trốn, tin đồn
là hoàn toàn không có thật.
Đến 21h, khoảng 600-700 tỷ (trong đó có 16 triệu USD) đã được chi trả khách hàng
là người dân.Tại hội sở ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai đã phục vụ tới 2.085

khách.
Ngày 15-10:
ACB và thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy đã trả lời trực tuyến với độc
giả trên mạng VnExpress. Ngân hàng Nhà nước đã phát hàng ngàn tờ thông báo phủ nhận
tin đồn có kèm theo ảnh lãnhđạo ACB tới tay của khách hàng chờ rút tiền Công an và
chính quyền địa phương đã có một số biện pháp bình ổn tình hình.
Thống đốc Lê Đức Thúy cam kết hỗ trợ đầy đủ mọi yêu cầu về Việt Nam đồng, ngoại
tệ và vàng cho ACB để chi trả cho khách hàng. ACB đã rất nỗ lực phủ nhận tin đồn. Cùng
với sự can thiệp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy, lượng người đến rút
tiền đã giảm.


17

Cũng trong ngày hôm đó, khách hàng đã gửi tiết kiệm vào ACB với lượng tiền gần 30 tỷ
đồng.Giao dịch của các chi nhánh ACB tại TP. Hồ Chí Minh đã trở lại bình thường.
Ngày 16-10:
ACB khẳng định đã trở lại hoạt động bình thường và nối lại các hoạt động cho
vay.Vào lúc này, sóng gió đã qua tại ngân hàng ACB.
 Về việc xử lý sau khi bầu Kiên bị bắt:
Ngân hàng Nhà nước kêu gọi người gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Á Châu
hoàn toàn yên tâm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang theo dõi sát diễn biến
thị trường tiền tệ, trường hợp cần thiết, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản để ổn định
và bảo đảm an toàn hệ thống.
2.4. Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến kết quả hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam
2.4.1 Đối với NHTM
Thứ nhất, thanh khoản của một số NHTM nhỏ bị giảm sút nghiêm trọng. Dù lãi
suất huy động tăng cao nhưng khả năng thu hút vốn của các NHTM Việt Nam xem ra
không khả thi.

Thứ hai, các NHTM Việt Nam đứng trước mối nguy về pháp luật. Khi mà NHNN
đã ra Quyết định lãi suất huy động tiền gửi, các NHTM tiếp tục huy động lãi suất chui
bằng những chiêu khuyến mại dành cho khách hàng gửi tiền trên 12 tháng và là khách
hàng quen của NHTM. Một số chiêu lách luật được các NHTM sử dụng như thông qua
hình thức khuyến mại “cào là trúng”, đặc biệt là sản phẩm huy động VND đảm bảo bằng
USD. Ngoài việc tăng lãi suất tiết kiệm lên kịch trần ở hầu hết các kỳ hạn, 1 số NH còn
tặng thêm balo du lịch, vali kéo, bộ chén, bộ ấm trà, đèn sạc cao cấp, quạt điều khiển từ
xa, quạt hơi nước… cho khách hàng gửi tiền. Ngân hàng Đông Á cũng làm tương tự với
quà khuyến mại là áo mưa, bộ chén thủy tinh, túi du lịch… Ngân hàng này còn bổ sung
thêm ưu đãi về mua ngoại tệ để đi nước ngoài với các khách hàng gửi tiền có số dư ở
mức nhất định. Còn Ngân hàng cổ phần Phương Tây tặng khách hàng gửi tiết kiệm
những đồ vật có giá trị hơn như nồi cơm điện, lẩu điện, bếp điện từ, máy xay sinh tố,


18

chảo không dính… Điều này không chỉ khiến các ngân hàng vướng phải các vấn đề liên
quan đến pháp luật mà còn khiến các ngân hàng này gặp phải rủi ro với các sản phẩm huy
động linh hoạt. Đó là các dạng sản phẩm: tiền gửi có kỳ hạn “được rút gốc linh hoạt” và
khi rút gốc trước hạn “được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi”; “tiết kiệm lãi suất thả
nổi” với đặc tính “cho phép khách hàng được rút trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất
thực nhận rất hấp dẫn”. Khi khách hàng rút trước hạn hay do thị trường có biến động
hoặc khi tâm lý người gửi tiền bị tác động bởi các thông tin sai lệch, ngân hàng có thể sẽ
rơi vào nguy cơ rủi ro thanh khoản.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
thậm chí một vài ngân hàng nhỏ bị tê liệt. Việc cho vay đối với khách hàng tại các ngân
hàng hầu như bị đình chỉ, hầu hết các ngân hàng chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo hạn mức đối
với những khách hàng truyền thống, trong khi đó lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên rất cao,
Kết quả kinh doanh của các ngân hàng giảm sút một cách nghiêm trọng, nhiều ngân hàng
bị lỗ hàng trăm tỷ và hầu hết các ngân hàng đều phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận

năm khoảng 30- 40%.
2.2.2.1.

Đối với nền kinh tế - xã hội:
Thứ nhất, RRTK gây khó khăn cho các DN trong việc sản xuất và kinh doanh. Các

giải pháp rút tiền từ lưu thông về tuy được coi là cần thiết nhưng với liều lượng lớn và
nhanh một cách gấp gáp đã khiến dẫn đến cuộc đua lãi suất giữa các NHTM bùng nổ, đẩy
lãi suất huy động và cho vay liên tiếp kịch trần, lãi suất liên ngân hàng liên tục gia tăng
kỷ lục, buộc các NHTM phải siết chặt các khoản cho vay ảnh hưởng đến hoạt động đầu
tư và sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Chi phí vốn cao cản trở các DN tiếp cận nguồn
vốn tín dụng. Thêm vào đó, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh khiến một số DN
sản xuất kinh doanh thua lỗ, đình đốn, nợ xấu gia tăng.
Thứ hai, niềm tin của công chúng đối với độ an toàn của các NHTM đã giảm sút
nghiêm trọng. Hiện nay, tuy các NHTM đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn
nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, số vốn huy động được không mấy khả thi.
Trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát cao như hiện nay, người dân vẫn có xu hướng gửi
tiền ngắn hạn để tìm kiếm những cơ hội đầu tư khác mang lại lợi nhuận cao hơn.


19

Tình hình đó đã gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp. Đánh giá ở góc độ vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế thì những diễn biến như
trên đã gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến mục tiêu giảm lạm phát, tăng trưởng kinh tế và ổn
định đời sống xã hội.
2.5

Bài học kinh nghiệm:
“Có thể nói giống như xây dựng một ngôi nhà, người ta tính toán sao cho không để


xảy ra lún sụt, nứt tường, thấm dột, còn những tai họa bất ngờ như động đất, bão lũ thì
chịu! Vấn đề là căn nhà có chịu đựng nổi khi tai hoạ ập đến hay không”
Những rủi ro không suy tính được chính là những “tai họa bất ngờ” mà bất cứ một
doanh nghiệp nào cũng không mong muốn gặp phải.Đối với ngân hàng-một ngành nghề
kinh doanh đầy rủi ro thì những rủi ro không suy tính được mà trong nội dung bài tiểu
luận này là rủi ro do tin đồn thất thiệt có thể gây ảnh hưởng đến không chỉ chính ngân
hàng đó mà là cả một hệ thống ngân hàng.
Như chúng ta cũng đã biết hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia như một
mắc xích trong cả hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong
nền kinh tế. Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫnđến mất
khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các
ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của ngân
hàng nhà nước và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền
và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thương mại làm cho các ngân hàng khác vô
hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.Sự cố ngân hàng Á Châu
(ACB) vừa qua được nhiều chuyên gia trong ngành nhận định là một bài học kinh
nghiệm đáng quan tâm về việc quản trị rủi ro đối với hệ thống ngân hàng mà cụ thể ở đây
là quản trị rủi ro những tin đồn thất thiệt. Ta có thể rút ra một vài bài học kinh nghiệm
sau:
 Thứ nhất, mỗi ngân hàng cần phải đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết, rõ ràng khi thành
lập ngân hàng thương mại cần đảm bảo mức vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định.
Ngân hàng nên duy trì mức vốn tự có một cách hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm
vi hoạt động của ngân hàng mình.Nhưng điều quan trọng chính là ngân hàng cần công bố


20

rõ những thông tin tài chính một cách thành thực, minh bạch để khách hàng hay các nhà
đầu tư có thế xây dựng được lòng tin với ngân hàng sẽ giúp tránh được tình trạng khách

hàng đổ xô đi rút tiền (có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng) chỉ vì những tin
đồn thất thiệt thiếu căn cứ.
=> Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở trường hợp của ACB không chỉ khoanh hẹp lại
phạm vi khủng hoảng vì một tin đồn mà chính là do lòng tin của người dân về hệ thống
ngân hàng đã chưa đủ nhiều và do đó dễ hoang mang khi có những tình huống xấu.
=> Tương tác giữa khách hàng và ngân hàng trong thời đại ngày nay không chỉ đơn
giản qua những con số, những hợp đồng được ký kết, bởi vì với sự phát triển mạnh của
hệ thống ngân hàng thì việc lựa chọn ngân hàng nào phụ thuộc vào mức độ tin tưởng của
khách hàng với ngân hàng đó đến đâu. Do đó, với sự cố của ACB, với ACB nói riêng và
cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung cần chú trọng hơn nữa công tác dịch vụ
khách hàng để tăng cường sự gần gũi giữa khách hàng và ngân hàng.Ngoài những thông
tin cơ bản trước đây thì ngân hàng còn nên thường xuyên gửi thư ngỏ đến khách hàng,
báo cáo về tình hình kinh doanh của ngân hàng mình (những thông tin này đã được kiểm
toán), tận dụng nhiều kênh truyền thông để đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình
đến với khách hàng vì sức mạnh của truyền thông là vô cùng quan trọng và hữu hiệu để
các ngân hàng có thể truyền tải thông điệp của mìnhđến với khách hàng.Thứ hai, với sự
cố của ACB ta có thể nhận thấy tốc độ xử lý thông tin của ngân hàng chưa thật sự hiệu
quả. Trong thực tế, ACB vì những lý do chủ quan, trong đó một phần do không có một bộ
phận PR (public relations) chuyên nghiệp nên đã để cho giai đoạn “ủ bệnh” này kéo dài
quá lâu. Cả tuần trước sự cố rút tiền, khi tin đồn mới được tung ra, đã không hề có một
thông tin đính chính chính thức nào từ phía ACB. Mãi sang đến tuần sau, ACB mới bắt
đầu phản ứng. Khi đó, công chúng đã chuyển qua giai đoạn phản ứng rút tiền ra, một
phản ứng rất hợp “lẽ thông thường”.
Hiện nay tất cả các ngân hàng đều có bộ phận đánh giá và xử lý rủi ro. Nhưng lâu
nay, các loại rủi ro được dự báo và xử lý trên những định lượng phân tích được, còn
những rủi ro về thị trường, như tin đồn thất thiệt chẳng hạn, ngân hàng khó có thể đánh
giá được.Tuy nhiên dù là những rủi ro được liệt kê là những rủi ro không suy tính trước


21


được khiến cho việc quản trị rủi ro của ngân hàng gặp nhiều khó khăn song một khi đã
xảy ra sự cố nhất là trong hoạt động của ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng Domino ảnh
hưởng đến cả một dây chuyền hệ thống các ngân hàng thì việc xử lý rủi ro do tin đồn thất
thiệt thế này cần phải có phảnứng thật “nhạy”, và cần phải được xử lý ngay nhất là trong
thời đại công nghệ thông tin hiện nay với tốc độ lan truyền thông tin “chóng mặt”.Mặt
khác, trong cơ chế vận hành của tin đồn về sự cố ACB, đã không có chỗ cho sự kiểm
chứng khả tín.
=> Cần phải có một bộ phận xử lý thông tin chuyên biệt để có thể phản ứng ngay
ngay khi có sự số xảy ra, đầu tư chú trọng hơn nữa đến bộ phận PR (quan hệ công chúng)
của ngân hàng để có thể xử lý được những sự cố đó bên cạnh việc minh bạch trong hệ
thống tài chính của ngân hàng để làm cơ sở cho lòng tin của khách hàng.
 Thứ hai, với sự cố tin đồn thất thiệt năm 2003, ACB đã khôi phục đầy đủ quyền lợi của
nhiều khách hàng vì lo sợ khi nghe tin đồn mà vội vã rút tiền khỏi ngân hàngchấp nhận
thiệt thòi về lãi suất là một trong những biện pháp ACB tiến hành để khắc phục sự cố có
lẽ cũng đồng thời là bài học cho các ngân hàng khác khi gặp tình huống tương tự.
 Thứ ba, với các ngân hàng nhà nước và chính phủ cần cần có những biện pháp giám sát
chặt chẽ hơn nữa những tin đồn thất thiệt đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng khi hậu
quả xấu đối với một ngân hàng có thể kéo theo hàng loạt các ngân hàng khác cũng bị ảnh
hưởng tương tự
 Thứ tư, bên cạnh sự nỗ lực tạo sự tương tác gần gũi hơn nữa đối với khách hàng của
mình từ các ngân hàng thì phía khách hàng và các nhà đầu tư thì cần có sự cập nhật và
trang bị cho mình những thông tin cần thiết, không nên chỉ nghe những tin đồn vô căn cứ
mà hoang mang rồi tạo hiệu ứng dây chuyền đến người khác.
 Tóm lại, việc quản trị rủi ro nhất là những rủi ro không suy tính được như những rủi ro
do thị trường, thiên tai, hay tin đồn thất thiệt được đề cập đến trong bài tiểu luận này là
không dễ dàng do đó ngoài những giải pháp cụ thể được nêu ra trong phần giải pháp bài
học kinh nghiệm rút ra tổng quát nhất từ sự cố của ACB đó là hãy tạo lòng tin cho khách
hàng từ những việc căn bản nhất và hãy xử lý thông tin kịp thời, nhanh nhất có thể.



22

KẾT LUẬN
Ngày nay, thị trường tài chính đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mở ra ngày càng
nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại, song đi cùng nó cũng kéo theo rất nhiều rủi
ro. Trong các loại rủi ro thì rủi ro thanh khoản được xem là “rủi ro nguy hiểm nhất”.
Thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định đến sự an toàn trong hoạt
động của mỗi bất kỳ ngân hàng thương mại nào.
Thực tế, chỉ một hay hai ngân hàng gặp rủi ro về thanh khoản có thể lây lan ngay
sang ngân hàng khác. Trong khi đó, bản thân một ngân hàng thương mại sẽ không đủ sức
chống đỡ được rủi ro hệ thống. Điển hình là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới lớn nhất trong vòng một thế kỷ qua đã và đang tiếp tục tác động đến thị trường tài


23

chính Mỹ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính các nước khác trong đó
có Việt Nam.
Trên cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân
hàng thương mại, mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung làm rõ các vấn đề: Lý luận
cơ bản về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại
cổ phần Á Châu ACB. Từ đó, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực
quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP Á Châu ACB.



×