Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.79 KB, 13 trang )






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





LƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO







QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


















Hà Nội – 2013






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



LƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO








QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Chuyên ngành: Tài chính & Ngân hàng
Mã số : 60 34 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THƯ








Hà Nội – 2013







MỤC LỤC
Trang


Danh mục các ký hiệu viết tắt
i
Danh mục các bảng
ii
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt
động của ngân hàng thương mại
8
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại
8
1.1.1 Khái niệm
8
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
9
1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản
10
1.2.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản; Cung và cầu
về thanh khoản; Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
10
1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản
17

1.3 Kiểm định các giả thiết về khả năng thanh khoản
32
1.3.1 Kiểm định về chỉ số trạng thái tiền mặt
33
1.3.2 Kiểm định về chỉ số năng lực cho vay
34
1.3.3 Kiểm định về chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng
34
1.3.4 Kiểm định về chỉ số chứng khoán thanh khoản
34
Kết luận Chương 1
35
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động
của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
36
2.1 Khái quát về hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu
36
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu giai đoạn 2009 – 2011
40
2.2.1 Quy định về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân
40

hàng thương mại cổ phần Á Châu
2.2.2 Các chỉ số đo lường thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản
của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
41
2.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu

52
2.3.1 Thành tựu
52
2.3.2 Hạn chế
54
2.3.3 Nguyên nhân
57
Kết luận Chương 2
59
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro
thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu
61
3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu đến năm 2015 và định hướng chiến lược đến năm 2020
61
3.1.1 Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu đến năm 2015
61
3.1.2 Định hướng chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu đến năm 2020
62
3.1.3 Định hướng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020
63
3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của
ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
67
3.2.1 Quản trị thanh khoản trong những điều kiện bất thường: phân
tích kịch bản (“what if” analysis)

67
3.2.2 Xét tới cả các yếu tố bên trong ngân hàng và bên ngoài (liên
quan tới thị trường)
68
3.2.3 Kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản
71

3.2.4 Đánh giá xác suất diễn biến của các dòng tiền để gán một lịch
trình các dòng tiền của từng loại tài sản và nợ.
73
3.2.5 Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường trong quản trị
74
3.3 Biện pháp của cơ quan quản lý: Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước
76
KẾT LUẬN
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
81
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất
kỳ ngân hàng thƣơng mại nào. Trong tình hình hiện nay, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng

căng thẳng thanh khoản, khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm
các nguồn tài trợ khác. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài
chính. Cùng với sự phát triển của thị trƣờng tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các
ngân hàng thƣơng mại cũng gia tăng tƣơng ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch đƣợc
nhu cầu thanh khoản bằng các phƣơng pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của
các ngân hàng thƣơng mại trong thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gia tăng.
Với tốc độ tăng trƣởng khá cao và vị thế ngày càng đƣợc khẳng định trên trƣờng quốc tế, Việt Nam
đang là điểm đến của các dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến
ngành ngân hàng, đƣợc xem là “mạnh máu của nền kinh tế”. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập ngày càng sâu
rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với những gì đã diễn ra trên thị trƣờng tiền tệ Việt Nam
những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012 cho thấy vấn đề thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của
các ngân hàng thƣơng mại có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Hậu quả của rủi ro thanh khoản đối
với mỗi ngân hàng nói riêng và cả hệ thống ngân hàng thƣơng mại nói chung là vô cùng nghiêm trọng. Rủi
ro thanh khoản xảy ra nhẹ sẽ làm suy giảm mức sinh lợi của ngân hàng, còn nếu nặng có thể đƣa ngân hàng
đến chỗ phá sản. Vì vậy mà quản trị thanh khoản luôn là hoạt động xuyên suốt trong quá trình hoat động của
mỗi ngân hàng. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết đƣợc học trong chƣơng trình đào tạo bậc cao học -
Trƣờng đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội vào điều kiện Việt Nam, Luận văn nghiên cứu về “Quản
trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu”.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại đã có rất nhiều
nghiên cứu trong cả nƣớc về vấn đề này. Ví dụ:
- Nguyễn Duy Sinh - Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2009). Luận văn thạc sĩ:
“Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”
- Nguyễn Đại Lai (2008). Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 28 trang 8 -11: “Rủi ro thanh khoản của
các NHTM bản chất và giải pháp”
- Đặng Thị Ái (2005). Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán, số 3 trang 24 - 26: “Rủi ro thanh
khoản - Thách thức lớn đối với hoạt động ngân hàng”
- Nguyễn Thị Mùi (2008). Thị trƣờng Tài chính - Tiền tệ, số 10 trang 18 -20: “Ổn định thanh khoản:
Yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”.
2


- PGS.TS Nguyễn Đắc Hƣng (2008). “Phân tích nguyên nhân ảnh hƣởng đến thanh khoản của ngân
hàng thƣơng mại”.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ mới đề cập sơ lƣợc lý thuyết về công tác quản trị rủi ro thanh
khoản mà chƣa đi sâu vào nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế áp dụng trong việc đo lƣờng, đánh giá, kiểm
soát rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Từ năm 2009 đến nay thị trƣờng tài chính
cũng đã có những biến đổi khác biệt mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng
thƣơng mại, thông qua việc hệ thống hóa lý thuyết và các chuẩn mực quốc tế trong chính sách quản trị rủi
ro thanh khoản và các bài học kinh nghiệm từ các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ cái nhìn thực tế cuộc khủng
hoảng nợ dƣới chuẩn thời gian qua. Qua việc đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản và các nguy
cơ rủi ro thanh khoản tiềm ẩn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu, từ đó đề xuất một số kiến nghị,
giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp, khả thi. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 Tìm ra giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản khả thi cho ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu.
 Xác định đƣợc thời điểm và cách quản trị rủi ro thanh khoản thích hợp với ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Á Châu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: bản chất của giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản khả thi cần xem xét và làm
rõ; phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng; đánh giá tính
thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng, tìm ra những hạn chế, tồn tại và một số biện
pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới ở ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu.
Phạm vi nghiên cứu: đối tƣợng nghiên cứu đƣợc khảo sát trong phạm vi ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Á Châu trong vòng 03 năm qua.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, công trình khoa học có sẵn liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài
* Phƣơng pháp nghiên cứu hồi cứu
Nghiên cứu hồi cứu là nghiên cứu để định hƣớng 1 hay nhiều vấn đề nhằm kiểm định một giả thuyết.
Đó là một nghiên cứu, trong đó các dữ liệu của các nhóm cá thể là nhƣ nhau theo nhiều cách nhƣng khác
nhau bởi một đặc tính nhất định đƣợc so sánh cho một kết quả cụ thể. Trong nghiên cứu hồi cứu, một tỷ lệ

rủi ro hoặc tỷ lệ cƣợc cho việc đánh giá nguy cơ tƣơng đối .
Trong trƣờng hợp của một nghiên cứu hồi cứu, nghiên cứu viên thu thập dữ liệu từ các hồ sơ quá
khứ và không theo dõi đối tƣợng nhƣ trƣờng hợp với một nghiên cứu tiềm năng. Đầu tiên mục tiêu là thành
lập hai nhóm – có yếu tố quan tâm và không có yếu tố quan tâm, và các nhóm này đƣợc theo dõi trong
khoảng thời gian tiếp theo.
3

Tóm lại, trong nghiên cứu hồi cứu, tất cả các sự kiện tiếp xúc, thời gian tiềm ẩn, và kết quả sau đó đã
xảy ra trong quá khứ. Ngƣời nghiên cứu chỉ đơn thuần là thu thập dữ liệu bây giờ, và thiết lập các nguy cơ
phát triển một chỉ tiêu quan tâm nếu tiếp xúc với một yếu tố nguy cơ cụ thể. Mặt khác, có triển vọng nghiên
cứu tiền cứu đƣợc tiến hành bằng cách bắt đầu với hai nhóm tại thời điểm hiện tại, và theo dõi trong tƣơng
lai cho sự xuất hiện của chỉ tiêu quan tâm, nếu có.
Điều quan trọng là phƣơng pháp nghiên cứu hồi cứu và tiền cứu về cơ bản là giống nhau. Thời gian
để hoàn thành một nghiên cứu hồi cứu chỉ là thu thập và giải thích dữ liệu. Nghiên cứu hồi cứu kiểm tra nguy
cơ có thể và các biến bảo vệ liên quan đến một kết quả đã đƣợc thành lập tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu.
Cần phải đƣợc thực hiện cẩn thận cụ thể với các nghiên cứu hồi cứu vì những lỗi do nhiễu và thiên vị
là phổ biến hơn trong các nghiên cứu hồi cứu hơn là trong các nghiên cứu tiền cứu tƣơng lai.
Ƣu điểm
Nghiên cứu hồi cứu, có những ƣu điểm tốt khi so sánh với các nghiên cứu tiền cứu tƣơng lai, bao
gồm cả quy mô nhỏ hơn mà nghiên cứu hồi cứu thƣờng đòi hỏi. Một lợi ích quan trọng của nghiên cứu hồi
cứu là thƣờng đòi hỏi ít thời gian để hoàn thành. Một ƣu điểm khác là nghiên cứu hồi cứu là tốt hơn cho
phân tích nhiều kết quả. Và một trong những lợi ích lớn nhất đối với một nghiên cứu hồi cứu trong một bối
cảnh kinh tế là khả năng để giải quyết các chỉ tiêu quan tâm hiếm, mà sẽ đòi hỏi đội quân rất lớn trong các
nghiên cứu tiền cứu tƣơng lai. Trong nghiên cứu này, chỉ tiêu quan tâm đã đƣợc xác định, do đó, các nghiên
cứu hồi cứu đặc biệt hữu ích trong việc giải quyết chỉ tiêu quan tâm tỉ lệ thấp. Thực tế là nghiên cứu hồi cứu
nói chung là ít tốn kém hơn so với các nghiên cứu tiền cứu cũng có thể là một lợi ích quan trọng. Những
nghiên cứu này có xu hƣớng ít tốn kém một phần là do kết quả và yếu tố quan tâm đã xảy ra, và các nguồn
lực chủ yếu hƣớng vào thu thập dữ liệu. Ngoài ra, nó có về cơ bản tất cả những lợi ích của một nghiên cứu
đoàn hệ (thống kê)
Nhƣợc điểm

Nghiên cứu hồi cứu cũng có những nhƣợc điểm nhƣ là nghiên cứu tiền cứu. Trong số những khó
khăn là một số số liệu thống kê quan trọng không thể đƣợc đo, và những thành kiến đáng kể có thể ảnh
hƣởng đến việc lựa chọn của các yếu tố kiểm soát đƣợc. Ngoài ra, những thành kiến lớn với các nghiên cứu
hồi cứu có thể ảnh hƣởng đến việc thu hồi tiếp xúc với cựu biến nguy cơ. Trong số các thành kiến tiêu cực có
thể ảnh hƣởng đến tính xác thực của loại nghiên cứu này là sai lệch lựa chọn và phân loại sai hoặc thông tin
sai lệch nhƣ là kết quả của các khía cạnh hồi cứu Với nghiên cứu hồi cứu, mối quan hệ thời gian thƣờng là
khó khăn để đánh giá. Hơn nữa, những ngƣời thực hiện nghiên cứu hồi cứu không thể kiểm soát yếu tố quan
tâm hoặc đánh giá kết quả, nhƣng thay vào đó cần phải dựa vào ngƣời khác để xác thực dữ liệu lƣu giữ. Điều
này là vấn đề đặc biệt bởi vì nó có thể rất khó để so sánh chính xác giữa yếu tố quan tâm và yếu tố không
quan tâm. Nghiên cứu hồi cứu cũng có thể cần các mẫu có kích thƣớc rất lớn cho kết cục hiếm.
* Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
4

Trong thống kê, phân tích tổng hợp (tiếng Anh: meta-analysis) kết hợp kết quả của một vài nghiên
cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan đến nghiên cứu. Đơn giản hơn, nó có thể coi là sự xác
định phép đo chung của cỡ hiệu ứng, trong đó bình quân gia quyền có thể là kết quả của phân tích tổng hợp.
Tính bình quân gia quyền có liên quan tới cỡ mẫu trong mỗi nghiên cứu cá nhân. Dù có những sự khác biệt
giữa các nghiên cứu cá nhân, nhƣng mục tiêu của phân tích tổng hợp là ƣớc lƣợng chính xác hơn cỡ hiệu
thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hơn trong các nghiên cứu riêng lẻ.
Phân tích tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống. Cũng
nhƣ bất cứ nghiên cứu nào, một phân tích tổng hợp đƣợc tiến hành qua các công đoạn nhƣ: thu thập dữ liệu,
kiểm tra dữ liệu và kiểm tra kết quả phân tích. Phân tích tổng hợp cung cấp cho chúng ta một phƣơng tiện
định lƣợng để hệ thống bằng chứng. Với phân tích tổng hợp, chúng ta có cơ hội để xem xét những nghiên
cứu nào đã đƣợc tiến hành để giải quyết vấn đề; kết quả của các nghiên cứu đó thế nào; hệ thống các tiêu chí
lâm sang đáng quan tâm; rà soát những khác biệt về đặc tính giữa các nghiên cứu; cách thức để tổng hợp kết
quả và truyền đạt kết quả một cách khoa học.
Phân tích tổng hợp cũng không phải là không có những khiếm khuyết. Nếu các dữ liệu đƣợc sử dụng
trong phân tích không có chất lƣợng cao thì kết quả phân tích tổng hợp cũng chẳng có giá trị khoa học gì. Do
đó, vấn đề quan trọng nhất trong phân tích tổng hợp là chọn dữ liệu và nghiên cứu để phân tích. Vấn đề này
cần phải đƣợc cân nhắc cực kì cẩn thận để đảm bảo tính hợp lý và khoa học của kết quả.

6. Đóng góp mới của luận văn
 Làm rõ cơ sở lý luận của công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại và khung
lý thuyết để đánh giá công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại.
 Áp dụng khung lý thuyết vào quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng và chỉ ra các điểm hạn chế tại
ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu hiện nay.
 Giải pháp khả thi cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu
hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu đề tài đƣợc bố
cục thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á
Châu.
Chƣơng 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu.



5






CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái quát các khái niệm cơ bản
Tác giả đã trình bày khái quát các khái niệm cơ bản liên quan đến ngân hàng thƣơng mại, quản trị rủi ro
thanh khoản.

1.2 Đề xuất các bƣớc trong quy trình nghiên cứu
1.2.1 Xác định vấn đề
 Ngân hàng thƣơng mại là một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng.
 Quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề thiết yếu trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.

1.2.2 Xác định thông tin cần thiết
 Chức năng của ngân hàng thƣơng mại
 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản: Trạng thái thanh khoản; chiến lƣợc, phƣơng pháp; các tiêu
chuẩn cuối cùng để đánh giá quản trị rủi ro thanh khoản.
 Kiểm định các giả thiết về khả năng thanh khoản.

1.2.3 Xác định nguồn dữ liệu
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua Báo cáo tài chính, Báo cáo thƣờng niên của các ngân hàng
thƣơng mại nội địa đã hoạt động và có số liệu lịch sử trong 3 năm 2009-2011.
1.2.4 Kỹ thuật nghiên cứu
 Nghiên cứu hồi cứu
 Mục đích: Thu thập những lý thuyết, kiến thức liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản.
 Phƣơng pháp thực hiện: Sử dụng các giáo trình, tài liệu tham khảo.
 Nghiên cứu phân tích, tổng hợp
 Mục đích: Kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
 Phƣơng pháp thực hiện: Từ cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập đƣợc, tính toán kết quả và tổng kết.

1.2.5. Thu thập thông tin
Đơn vị mẫu: Các ngân hàng thƣơng mại nội địa
6

Phạm vi mẫu: 42 ngân hàng (tính đến 31/12/2011).
Quy mô mẫu: 24 ngân hàng thu thập đƣợc đầy đủ số liệu lịch sử
Quá trình lấy mẫu: Chọn lựa ngẫu nhiên và thuận tiện trong phạm vi mẫu đã định.

1.2.6. Phân tích thông tin
- Sử dụng phần mềm Excel kết hợp lý thuyết xác suất của phân phối chuẩn và kết quả nghiên cứu hồi cứu để
xử lý số liệu và phân tích thông tin.
1.2.7. Trình bày kết quả
- Khái quát và mô tả tổng quát thông qua các bảng tổng hợp các thông số chính.
- Số liệu, kết quả chi tiết đƣợc trình bày trong phần phụ lục.
- Phân tích và giải thích ý nghĩa các dữ liệu thu đƣợc.









CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU.
2.1 Khái quát về hoạt động và thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Á Châu
Tác giả đã trình bày tóm lƣợc bức tranh toàn cảnh ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu, đồng thời
cũng đã giới thiệu về quy định quản trị rủi ro thanh khoản và đánh giá thực trạng của hoạt động này tại ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu.
2.2 Thiết kế nghiên cứu
7

2.2.1 Nghiên cứu hồi cứu
 Mục đích: Tìm hiểu các quy định về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản mà ngân hàng thƣơng mại
cổ phần Á Châu đƣa ra trong các năm 2009-2011.
 Phƣơng thức thực hiện: Sử dụng các tài liệu, ấn phẩm của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu

trong các năm 2009-2011.
2.2.2 Nghiên cứu phân tích, tổng hợp
 Mục đích: Đo lƣờng mức độ của các chỉ số quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Á Châu.
 Phƣơng thức thực hiện: Thông qua các chỉ số đo lƣờng đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
của thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu.
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ ĐỀ XUẤT.
3.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu đến năm 2015 và định hƣớng
chiến lƣợc đến năm 2020.
3.2 Một số ý kiến đề xuất
 Đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu
 Đối với cơ quan quản lý: Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc










KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, những lý thuyết đƣợc học trong chƣơng trình
đào tạo bậc cao học – Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội vào điều kiện thực tế ở Việt
Nam, luận văn đã thực hiện đƣợc các nội dung sau đây:
8

Thứ nhất, phân tích nội dung cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của

ngân hàng thƣơng mại.
Thứ hai, đánh giá tính thanh khoản và quản trị thanh khoản, tìm ra những hạn chế, tồn tại và một số
gợi ý nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới ở ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu.
Lịch sử ngành ngân hàng đã trải qua một thời gian dài mấy trăm năm. Trong thời gian đó loài ngƣời
đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành ngân hàng nhƣng cũng có những lần thất bại. Ngân hàng
thƣơng mại là một định chế tài chính trung gian, luôn kinh doanh bằng tiền của ngƣời khác: vay của công
chúng, các TCTD, ngân hàng trung ƣơng trong và ngoài nƣớc. Do vậy, sự sụp đổ của bất kỳ ngân hàng nào,
nếu không đƣợc xử lý thông minh và khéo léo đều có thể lan nhanh và kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống
ngân hàng. Cùng với bƣớc thăng trầm trong hệ thống ngân hàng, lý thuyết về quản trị thanh khoản đã phát
triển không ngừng và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn biến động. Vấn đề ở chỗ không phải sự thành công
đƣợc mang lại từ việc thực thi chiến lƣợc quản trị thanh khoản ở một ngân hàng này cũng đem lại sự thành
công tƣơng tự cho một ngân hàng khác. Đó là điều mà những nhà hoạch định chiến lƣợc quản trị nói chung
và quản trị thanh khoản nói riêng của các ngân hàng cần phải quan tâm.
Việt Nam chủ trƣơng phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Để phát triển
hiệu quả nền kinh tế, phải phát triển vững chắc thị trƣờng tài chính ngân hàng đáp ứng đủ vốn cho yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã
góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và tiếp
tục cung ứng vốn đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào
nền kinh tế khu vực và thế giới, vấn đề thanh khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng cần đƣợc coi
trọng hơn.
Luận văn chỉ mong góp phần nhỏ bé vào vấn đề cấp bách trên tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á
Châu. Luận văn này đƣợc hoàn thành với sự giảng dạy tận tình của tập thể giảng viên Trƣờng Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, sự hƣớng dẫn đầy tâm huyết của TS. Nguyễn Thị Thư. Mặc dù đã cố gắng
nghiên cứu tài liệu và vận dụng lý thuyết vào tình huống cụ thể, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các Quý thầy cô trong Hội đồng và TS. Nguyễn Thị Thư cảm
thông và cho ý kiến để học viên nâng cao được kỹ năng nghiên cứu trong thời gian tới. Xin chân thành cảm
ơn!

×