Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUỸ PHÁT TRIỂN XÃ (CDF) TẠI 2 TỈNH CAO BẰNG VÀ HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 83 trang )

Dự án PSARD (2008-2010)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUỸ PHÁT TRIỂN XÃ (CDF)
TẠI 2 TỈNH CAO BẰNG VÀ HÒA BÌNH

D án c i thi n và cung c p d ch v công trong Nông nghi p
và phát tri n Nông thôn

Tháng 10 năm 2010

MARD


MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ............................................................................................ 3
TÓM LƯỢC .......................................................................................................................... 4
1. Giới thiệu ......................................................................................................................... 9
1.1. Bối cảnh và Mục tiêu ñánh giá .................................................................................................... 9
1.2. Phương pháp ñánh giá .............................................................................................................. 10
Cách tiếp cận ................................................................................................................................ 10
Địa bàn khảo sát ........................................................................................................................... 10
Công cụ ñánh giá ......................................................................................................................... 11
Nhóm ñánh giá ............................................................................................................................. 11

2. Tổng quan về Quỹ phát triển xã (CDF) tại Cao Bằng và Hòa Bình trong khuôn khổ
chương trình PS-ARD ....................................................................................................... 12
3. Tác ñộng của CDF ñến ñời sống, sinh kế người dân và giảm nghèo tại ñịa phương
........................................................................................................................................... 14
3.1. Tình hình giảm nghèo và cải thiện ñời sống của người dân tại các ñịa bàn thực hiện CDF .... 14
3.1.1. Tỷ lệ nghèo giảm tại các xã thực hiện CDF ....................................................................... 14
3.1.2. Đời sống người dân tại các xã thực hiện CDF cải thiện ñáng kể ...................................... 16


3.1.3. Đóng góp của nguồn vốn CDF ........................................................................................... 21
3.2. Tác ñộng của hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ của CDF............................................... 22
3.2.1. Tác ñộng về kinh tế của các công trình CDF ..................................................................... 22
3.2.2. Tác ñộng xã hội của các công trình CSHT do CDF tài trợ................................................. 27
3.2.3. Thách thức ......................................................................................................................... 32
3.3. Tác ñộng của hợp phần cải thiện ñiều kiện sản xuất của CDF................................................. 37
3.3.1. Cung cấp phân bón, giống cây con .................................................................................... 37
3.3.2. Xây dựng "Mô hình" ........................................................................................................... 40
3.3.3. Hỗ trợ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất ......................................................................... 43
3.3.4. Thách thức ......................................................................................................................... 45

4. Tác ñộng của CDF trong việc nâng cao năng lực quản lý tài chính xã ..................... 48
4.1. Năng lực quản lý tài chính của ñội ngũ kế toán xã nói riêng và Ban phát triển xã nói chung
nâng cao rõ rệt qua việc thực hiện CDF........................................................................................... 48
4.2. Lồng ghép nguồn vốn ................................................................................................................ 50
4.3. Công khai thông tin tài chính tại cấp xã .................................................................................... 51
4.4. Thành công của CDF ñem lại niềm tin cho cấp huyện và tỉnh trong việc giao cho các xã thực
hiện các công trình hạ tầng qui mô nhỏ trong thời gian tới .............................................................. 52
4.5. Thách thức ................................................................................................................................. 54

5. Tác ñộng của CDF ñến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường
sự phát triển xã ................................................................................................................. 57
5.1. Thể chế hóa lập kế hoạch có sự tham gia ................................................................................ 57
5.2. CDF giúp nâng cao năng lực cán bộ xã trong việc lập, tổ chức thực hiện và theo dõi, ñánh giá
kế hoạch ........................................................................................................................................... 57
5.3. Các công trình CDF phát huy ñược nội lực của người dân ...................................................... 59
5.4. CDF thúc ñẩy dân chủ cơ sở thực chất hơn ............................................................................. 60
5.5. Thách thức ................................................................................................................................. 61

6. Bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện CDF ....................................................... 65


1


6.1. Mối quan hệ hữu cơ 3 chiều: lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực quản lý
tài chính xã và CDF .......................................................................................................................... 65
6.2. Thống nhất giữa các cấp: cấp tỉnh, huyện, xã, thôn, người dân ............................................... 66
6.3. “Nhỏ và Đơn giản”: sự phù hợp của quy mô vốn nhỏ và thủ tục ñơn giản ñối với các công trình
CDF................................................................................................................................................... 66
6.4. Vừa làm vừa hoàn chỉnh: học thông qua hành, phương pháp TOT ......................................... 67
6.5. Dành chi phí quản lý cao hơn cho cấp cơ sở............................................................................ 69
6.6. Cần có sự hài hòa giữa ưu tiên của người dân và qui hoạch, kế hoạch của ñịa phương, giữa
ngắn hạn và dài hạn ......................................................................................................................... 69
6.7 Cải thiện ñiều kiện sản xuất không nên là hỗ trợ phúc lợi xã hội, mà cần là hỗ trợ phát triển
sinh kế bền vững .............................................................................................................................. 70
6.8. Các hoạt ñộng CDF cần phát huy các thiết chế cộng ñồng hiện tại và có sự linh hoạt ñể phù
hợp với nhu cầu của ñịa phương ..................................................................................................... 71

7. Kết luận và khuyến nghị ............................................................................................... 72
7.1. Kết luận ...................................................................................................................................... 72
7.1.1. Tác ñộng của CDF tới cuộc sống, sinh kế người dân ....................................................... 72
7.1.2. Tác ñộng của CDF trong việc nâng cao năng lực quản lý tài chính xã và lập kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của xã ............................................................................................................. 72
7.2. Khuyến nghị ............................................................................................................................... 73
7.2.1. Đối với nhà tài trợ của CDF (SDC và Helvetas)................................................................. 73
7.2.2. Đối với hai tỉnh Cao Bằng và Hòa Bình.............................................................................. 75

Phụ lục 1 - Sơ ñồ các ñịa bàn khảo sát ........................................................................... 76
Phụ lục 2 – Lịch thực ñịa ñánh giá tác ñộng Quỹ Phát triển xã (CDF) .......................... 78
Phụ lục 3: Các loại công trình hạ tầng nhỏ và hoạt ñộng hỗ trợ sản xuất ñược khảo

sát ...................................................................................................................................... 81

2


TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

BHYT

Bảo hiểm y tế

CB-GEM

Dự án Quản trị Nhà nước – Khuyến nông – Thị trường tại tỉnh Cao
Bằng

CB-SPAR

Dự án Hỗ trợ Cải cách Hành chính Công tại tỉnh Cao Bằng

CDF

Quỹ phát triển xã

CSHT

Cơ sở hạ tầng


DTTS

Dân tộc Thiểu số

ETSP

Dự án Hỗ trợ Đào tạo và Khuyến nông lâm

FFS

Lớp học hiện trường

HĐND

Hội ñồng Nhân dân

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

OPS


Chi trả theo Kết quả ñầu ra

Phòng TC-KH

Phòng Tài chính – Kế hoạch

PS-ARD

Chương trình Cải thiện Dịch vụ Công trong Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn

PTD

Phát triển kỹ thuật có sự tham gia

SDC

Cơ quan Phát triển Thụy Sĩ

KH-ĐT

Kế hoạch – Đầu tư

LĐ-TBXH

Lao ñộng, Thương binh và Xã hội

TOT


Tập huấn tiểu giáo viên/ Tập huấn lan rộng

UBND

Ủy ban Nhân dân

WB

Ngân hàng Thế giới
Tỷ giá: 1 USD = 19.500 VND hoặc ñồng (tại thời ñiểm tháng 9/2010)

3


TÓM LƯỢC
Từ năm 2008 ñến năm 2010, Chương trình Cải thiện Cung cấp Dịch vụ Công trong Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn (PS-ARD) do Cơ quan Phát triển Thụy sĩ (SDC) tài trợ và Helvetas hỗ trợ kỹ
thuật ñã triển khai sáng kiến Quỹ Phát triển xã (CDF) cho tổng cộng 103 xã thuộc 2 huyện của tỉnh
Cao Bằng và 3 huyện của tỉnh Hoà Bình. Trong 2 năm 2008 và 2009, quỹ CDF ñã cung cấp hơn 18 tỷ
ñồng (trung bình gần 10.000 ñô la Mỹ cho mỗi xã) giúp các xã thực hiện hơn 1600 tiểu dự án trong 2
lĩnh vực: (i) xây dựng công trình cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ, và (ii) hỗ trợ cải thiện ñiều kiện sản xuất
cho người dân.
Đợt ñánh giá tác ñộng của CDF do Công ty tư vấn Trường Xuân (Ageless) thực hiện trong tháng 67/2010 tại tỉnh Cao Bằng và tháng 9/2010 tại tỉnh Hòa Bình nhằm mục tiêu: (i) ñánh giá các kết quả
ñầu ra và mục tiêu của việc thực hiện CDF tới thời ñiểm hiện tại; (ii) rút ra bài học kinh nghiệm trong
quá trình thực hiện CDF; và (iii) ñề xuất các khuyến nghị ñể thực hiện hiệu quả quỹ phát triển xã với
các nguồn kinh phí tương tự, kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh hoặc huyện. Đánh giá này ñược
thực hiện theo phương pháp nghiên cứu ñịnh tính, dựa trên khảo sát các trường hợp ñiển hình, ghi
nhận tiếng nói của người dân và cán bộ cơ sở về sự thay ñổi giữa trước và sau khi thực hiện CDF,
và nghiên cứu tài liệu thứ cấp.
Kết quả ñánh giá cho thấy, nguồn vốn CDF chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng vốn ñầu tư hàng năm của

mỗi huyện và xã, nhưng tác ñộng trực tiếp và gián tiếp của CDF ñã vượt ra ngoài qui mô nguồn vốn
của bản thân chương trình.
Về mặt tác ñ ng tr c ti p c p thôn b n, CDF có tác ñộng rõ nhất trong hợp phần hỗ trợ xây
dựng các công trình hạ tầng nhỏ. CDF ñã giúp xây dựng các công trình qui mô nhỏ ở cấp thôn bản
mà Chương trình 135 và các chương trình khác ít ñề cập ñến. Người dân ñã nhiệt tình góp nhiều
công sức ñể xây dựng công trình theo phương thức "cộng ñồng thi công" và "nhà nước và nhân dân
cùng làm". Các công trình do CDF hỗ trợ ñã giúp người dân thay ñổi sinh kế, tăng thu nhập, từ ñó
góp phần cải thiện ñiều kiện sống của hộ gia ñình và giảm nghèo. Tác ñộng về mặt xã hội là một
ñiểm mạnh so của các công trình CDF với các công trình thuộc các chương trình, dự án khác. CDF
ñã giúp tăng tính gắn kết cộng ñồng, tăng cường sự tham gia của người nghèo, phát huy ñược các
thiết chế cộng ñồng hiện có. Nhóm phụ nữ cũng ñược hưởng lợi nhiều từ hoạt ñộng hỗ trợ này.
Trong hợp phần hỗ trợ sản xuất, một số mô hình sinh kế do CDF hỗ trợ ñã giúp tăng thu nhập, cải
thiện tập quán canh tác của người dân. Các hỗ trợ máy móc công cụ dùng chung theo nhóm hộ hoặc
do thôn xóm quản lý ñang phát huy hiệu quả.
Thách thức của CDF là hướng ñối tượng người nghèo, làm sao giải quyết mâu thuẫn giữa những bất
lợi cố hữu của người nghèo với yêu cầu xây dựng "mô hình" thành công (thường hướng ñến hộ
không nghèo), ñể người nghèo thực sự ñược hưởng lợi có hiệu quả. Các hỗ trợ trực tiếp phân, giống
giúp tiết kiệm một phần chi phí cho các hộ nghèo, nhưng chưa giúp tăng tính chủ ñộng của hộ nghèo
và chưa thúc ñẩy phát triển sinh kế bền vững. Các mô hình sinh kế gắn với thị trường cần ñược quan
tâm hơn.
Về mặt qu n lý tài chính xã, CDF giúp nâng cao năng lực của ñội ngũ kế toán xã và thành viên chủ
chốt của Ban phát triển xã. Nhờ tham gia chương trình CDF họ ñược nâng cao các kĩ năng về nghiệp
vụ kế toán như lập dự toán ban ñầu, quyết toán, thu, chi, sử dụng phần mềm kế toán xã … Quỹ CDF
có thể lồng ghép với các nguồn vốn nhỏ có cùng mục ñích và phương pháp thực hiện như chương
trình Đường giao thông nông thôn, chương trình Hỗ trợ thủy lợi nhỏ… từ ñó góp phần hoàn thiện dần
các công trình hạ tầng cơ sở ở cấp thôn bản. Nhờ sự công khai, minh bạch tài chính ñã giúp cho
người dân tin tưởng hơn, tăng tính sở hữu với công trình. Các công trình hạ tầng nhỏ ở cấp thôn
xóm làm theo cách tiếp cận CDF tiết kiệm hơn nhiều so với các cách làm khác.
Về mặt l p k ho ch c p xã có s tham gia, một tác ñộng rất quan trọng của chương trình PS-ARD
là quy trình lập kế hoạch cấp xã có sự tham gia ñã ñược thể chế hóa tại tỉnh Hòa Bình. Quỹ CDF

thực hiện tại các xã gắn liền với hoạt ñộng lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã có sự tham
gia. Nhờ có hoạt ñộng lập kế hoạch nên các hỗ trợ CDF ñều dựa trên những mong muốn thực sự

4


của người dân. CDF giúp cán bộ xã nâng cao năng lực trong việc lập và thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, có ñiều kiện phân bổ, thu hút nguồn lực cho các thôn/xóm phù hợp với ñiều kiện
từng thôn/xóm cụ thể. CDF giúp tăng cường dân chủ cơ sở. Người dân ñược tham gia bàn bạc, ñóng
góp ý kiến, tổ chức thực hiện cũng như việc giám sát các hoạt ñộng. Nhờ có sự tham gia tích cực
của người dân nên các công trình CSHT quy mô nhỏ do chương trình CDF tài trợ ñạt hiệu quả cao
hơn.
Một số bài h c kinh nghi m rút ra từ quá trình thực hiện CDF 3 năm qua tại Cao Bằng và Hòa Bình
là:


Quỹ CDF không thể tách rời mối quan hệ hữu cơ 3 chiều: lập kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội, nâng cao năng lực quản lý tài chính xã và CDF.



Thực hiện quỹ CDF tạo ñược sự thống nhất cả từ trên xuống và từ dưới lên giữa các cấp:
cấp tỉnh, huyện, xã, thôn, người dân.



Điểm mạnh của CDF là “nhỏ và ñơn giản”, thể hiện sự phù hợp của quy mô vốn nhỏ và thủ
tục ñơn giản ñối với các công trình ở cấp thôn bản




Thực hiện CDF là quá trình học thông qua hành theo phương pháp tập huấn lan rộng (TOT),
vừa làm vừa hoàn chỉnh.



Để thực hiện CDF tốt cần dành chi phí quản lý cao hơn cho cấp cơ sở



Khi lập kế hoạch, triển khai CDF cần có sự hài hòa giữa ưu tiên của người dân và qui hoạch,
kế hoạch của ñịa phương, giữa ngắn hạn và dài hạn



Các hoạt ñộng cải thiện ñiều kiện sản xuất trong CDF không nên là hỗ trợ phúc lợi xã hội, mà
cần là hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững



Các hoạt ñộng CDF cần phát huy các thiết chế cộng ñồng hiện tại và có sự linh hoạt ñể phù
hợp với nhu cầu của ñịa phương.

5


Tóm lại, CDF
tuy nhỏ nhưng
có tác ñộng
lớn. CDF ñóng

vai trò là "chất
xúc tác", "vốn
mồi" giúp tăng
tiếng nói, sự
quan tâm,
ñồng thuận
của người dân
với chinh
quyền, giúp
phát huy các
nguồn lực của
từng hộ gia
ñình và cộng
ñồng hướng
ñến mục ñích
chung là phát
triển kinh tế xã hội và giảm
nghèo.

Phát triển cây
Su Su trên
diện rộng ở xã
Ngổ Luông,
huyện Tân
Lạc, tỉnh Hòa
Bình.

CDF là một sáng kiến quan trọng của PS-ARD, cùng với một số dự án tài trợ khác, phù hợp với nhu
cầu cải cách thể chế giảm nghèo, ñẩy mạnh hỗ trợ giảm nghèo ñến cấp thôn bản giai ñoạn 20112015 của Việt Nam.


6


Một số khuyến nghị ñối với các nhà tài trợ như sau:
1. Chia sẻ kinh nghiệm CDF tại hai tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng với các cơ quan Việt Nam nhất
là Bộ LĐ-TBXH và Ủy ban Dân tộc. Hỗ trợ, thúc ñẩy các tỉnh thực hiện cách tiếp cận CDF ñối
với các nguồn vốn ngân sách ñể tăng cường ñầu tư phân cấp ñến cấp xã/thôn bản theo cơ
chế nhà nước và nhân dân cùng làm, cộng ñồng thi công.
2. Đóng góp tích cực vào việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các dự án, nhà tài trợ tại các ñịa
phương khác nhau trong cả nước về cách tiếp cận CDF, có thể thành lập Nhóm làm việc về
CDF, website về CDF... Trước mắt cần có nghiên cứu so sánh giữa các dự án CDF của các
nhà tài trợ khác nhau, từ ñó triển khai tài liệu hóa, xuất bản và truyền thông rộng rãi về CDF.
3. Tiếp tục hỗ trợ CDF giai ñoạn 2 từ 2011 ñến 2015 tại hai tỉnh Cao Bằng và Hòa Bình, trong
ñó chú trọng kết hợp CDF với 2 hợp phần Lập kế hoạch có sự tham gia và Nâng cao năng
lực quản lý tài chính xã. CDF giai ñoạn 2 nên cân nhắc ba hướng chính:


Thứ nhất, mở rộng ñịa bàn hỗ trợ CDF theo chiều ngang ñối với 1-2 huyện mới tại
mỗi tỉnh (có thể tại các huyện mà chuơng trình CB-GEM tại Cao Bằng và JICA tại
Hòa Bình ñã hỗ trợ các hoạt ñộng lập kế hoạch có sự tham gia).



Thứ hai, với 5 huyện ñang thực hiện CDF thuộc 2 tỉnh Cao Bằng và Hòa Bình: tiếp
tục hỗ trợ theo chiều sâu nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã/thôn ñể cải
thiện chất lượng lập kế hoạch và tăng hiệu quả thực hiện CDF.



Thứ ba, tiếp tục hỗ trợ cấp huyện xây dựng qui trình lập kế hoạch (trong ñó có kế

hoạch CDF) có sự tham gia, trên cơ sở tổng hợp từ các ñề xuất của cấp xã. Tiếp tục
hỗ trợ cấp tỉnh xây dựng kế hoạch 5 năm theo phương pháp mới.

4. Hỗ trợ CDF giai ñoạn 2 từ 2011-2015 cần quan tâm ñến các ñiều chỉnh cơ bản về qui chế
quản lý và sử dụng CDF như sau:


Tăng qui mô hỗ trợ vốn CDF cho từng xã, chú trọng các xã ñặc biệt khó khăn



Lập kế hoạch CDF cho từng xã dài hạn hơn, ví dụ từ 3-5 năm (từng bước gắn với
tiến trình lập kế hoạch 5 năm, hàng năm chỉ lập kế hoạch hành ñộng).



Tiếp tục nâng cao năng lực cho cấp cơ sở, nhất là thôn bản; trong ñó chú trọng các
kỹ năng "mềm" nhằm nâng cao chất lượng kế hoạch và các ñề xuất CDF.



Hướng dẫn kỹ hơn về quy chế quản lý, vận hành công trình CSHT thôn bản, và quy
chế chia sẻ lợi ích các hỗ trợ sản xuất (theo nhóm hộ hoặc thôn xóm).



Bỏ các hạng mục “cấp phân, giống” trong hướng dẫn CDF ñối với hợp phần hỗ trợ
sản xuất (lưu ý rằng dự thảo Chương trình 135 giai ñoạn 2011-2015 cũng ñã bỏ loại
hỗ trợ này, thay bằng “hỗ trợ 100% lãi suất tín dụng ñối với vốn vay mua vật tư nông
nghiệp”).




Thực hiện hợp phần hỗ trợ sản xuất theo hướng mô hình sinh kế bền vững, gắn với
thị trường, mở rộng ra các hoạt ñộng lâm nghiệp, ngành nghề, cây con giá trị cao…
phù hợp với kế hoạch 5 năm 2011-2015 của các ñịa phương.



Có qui chế cụ thể ñể kết nối các dịch vụ công trong lĩnh vực NN&PTNT nhất là
khuyến nông lâm, thú y, BVTV trong việc lập kế hoạch hợp phần hỗ trợ sản xuất của
CDF, nhằm ñưa các phương pháp khuyến nông mới vào thực tế trên diện rộng.
Cách làm của Hòa Bình ñối với các tiểu dự án thuộc nguồn CDF dự phòng năm 2010
cần ñược ñánh giá, hiệu chỉnh ñể có thể nhân rộng.



Cách tiếp cận phát triển cộng ñồng cần ñược áp dụng rộng rãi trong CDF nhưng cần
có qui chế linh hoạt hơn, ñể các ñịa phương có thể vận dụng phù hợp với ñiều kiện
cụ thể của mình.



Hướng dẫn kỹ cho cán bộ huyện và Ban phát triển xã về phân tích tác ñộng ñến
người nghèo và phụ nữ khi lập kế hoạch và thẩm ñịnh các hoạt ñộng CDF (ñể người
nghèo và phụ nữ ñược hưởng lợi tốt hơn từ các hoạt ñộng ñược phê duyệt). Có sự
cân bằng giữa tăng qui mô hỗ trợ người nghèo và cải thiện cách thức hỗ trợ người
nghèo ñể ñạt hiệu quả. Áp dụng linh hoạt tiêu chí "% người nghèo hưởng lợi" cho
từng loại hoạt ñộng. Riêng tiêu chí "% phụ nữ hưởng lợi" có thể bỏ vì khó tính toán.


7


Một số khuyến nghị ñối với hai tỉnh Cao Bằng và Hòa Bình như sau:
1. Tham gia tích cực vào các hoạt ñông chia sẻ kinh nghiệm thực hiện CDF của tỉnh nhà với
các tỉnh khác (có thể do các nhà tài trợ hoặc các bộ ngành tổ chức)
2. Ban hành văn bản chính thức áp dụng trong toàn tỉnh các qui trình Lập kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội và Quản lý tài chính lồng ghép cấp xã (ñối với tỉnh Cao Bằng), dựa trên các
kinh nghiệm ñã ñạt ñược trong 3 năm qua. Củng cố hoạt ñộng của Tổ công tác CDF của hai
Sở KH-ĐT và Sở Tài chính nhằm tiếp tục cải tiến qui trình, biểu mẫu và hướng dẫn, tập huấn
cho các ñịa phương theo phương pháp TOT,
3. Dành nguồn ngân sách ñịa phương thỏa ñáng cho việc thực hiện CDF (ñối với tỉnh Cao
Bằng), với tư cách là lợi ích tài chính ñể nâng cao năng lực lập/thực hiện kế hoạch và quản lý
tài chính xã.
4. Sửa ñổi và hoàn chỉnh qui chế sử dụng CDF dựa trên các kinh nghiệm thu ñược trong 3 năm
qua, như ñã nêu trong khuyến nghị với nhà tài trợ ở trên.

8


1. Giới thiệu
1.1. B i c nh và M c tiêu ñánh giá
Từ năm 2008 ñến năm 2010, Chương trình Cải thiện Cung cấp Dịch vụ Công trong
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (PS-ARD) do Cơ quan Phát triển Thụy sĩ
(SDC) tài trợ và Helvetas hỗ trợ kỹ thuật ñã triển khai sáng kiến Quỹ Phát triển xã
(CDF) cho tổng cộng 103 xã thuộc 2 huyện của tỉnh Cao Bằng và 3 huyện của tỉnh
Hoà Bình. Trong 2 năm 2008 và 2009, quỹ CDF ñã cung cấp hơn 18 tỷ ñồng (trung
bình gần 10.000 ñô la Mỹ cho mỗi xã) giúp các xã thực hiện hơn 1600 tiểu dự án
trong 2 lĩnh vực: (i) xây dựng công trình cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ, và (ii) hỗ trợ cải
thiện ñiều kiện sản xuất cho người dân.

Mục ñích chính của quỹ CDF là giúp các xã có một nguồn kinh phí nhất ñịnh ñể thực
hiện các dự án nhỏ liên quan ñến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông
thôn, trên cơ sở nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nâng
cao năng lực quản lý tài chính phân cấp của các xã, từ ñó giúp cải thiện sinh kế, ñời
sống của người dân (Hộp 1).
Hộp 1: CÁC CHỈ TIÊU CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN XÃ (CDF) TRONG CHƯƠNG TRÌNH PSARD
KẾT QUẢ CỤ THỂ


Công trình cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ ñược xây dựng



Các hoạt ñộng cải thiện ñiều kiện sản xuất nông nghiệp ñược thực hiện



Quỹ PT xã ñược lồng ghép vào ngân sách xã, các thủ tục dự toán, quyết toán và chứng từ tài
chính ñược hoàn thành ñầy ñủ.

KẾT QUẢ ĐẦU RA


Thu nhập của người dân ñược cải thiện; Giảm nghèo tại các xã mục tiêu



Sự phát triển của xã ñược tăng cường. Các nội dung về kế hoạch PTKTXH xã ñược thực hiện
một cách hiệu quả;




Minh bạch và lồng ghép ngân sách phân cấp ñược thực hành và áp dụng.

MỤC TIÊU


Sinh kế/ñời sống của người dân ñược cải thiện



Nâng cao ñược năng lực quản lý tài chính xã ( thông qua sử dụng quỹ phát triển xã)

Đợt khảo sát này nhằm phân tích tác ñộng diễn ra khi ñưa CDF vào thực hiện tại 2
huyện của tỉnh Cao Bằng trong hơn 2 năm qua. Việc ñánh giá tác ñ ng c a qu
CDF ñược thực hiện với những mục tiêu cụ thể như sau:


Đánh giá các kết quả ñầu ra và mục tiêu của việc thực hiện quỹ phát triển xã
(CDF) tới thời ñiểm hiện tại.



Rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện CDF.

9





Đề xuất các khuyến nghị ñể thực hiện hiệu quả quỹ phát triển xã với các
nguồn kinh phí tương tự, kinh phí từ nguồn ngân sách của Tỉnh hoặc Huyện.

1.2. Phng pháp ñánh giá
Cách tiếp cận
Trong ñánh giá này, thuật ngữ “tác ñộng” (impact) ñược hiểu là những thay ñổi hay
ảnh hưởng về hiện trạng do một chương trình/dự án (góp phần) ñem lại, gồm cả
những thay ñổi tích cực và tiêu cực, sơ cấp và thứ cấp, có chủ ý hay không chủ ý,
trực tiếp hay gián tiếp.
“Phân lập tác ñộng” (attribution) luôn là thách thức của bất cứ ñánh giá tác ñộng
nào, vì bên cạnh một chương trình/dự án ñơn lẻ các bên liên quan cũng bị nhiều
yếu tố khác ảnh hưởng. Hỗ trợ của một chương trình/dự án thường là nhỏ khi phải
so với các chương trình phát triển quốc gia như xóa ñói giảm nghèo hay phát triển
kinh tế xã hội trong cả một giai ñoạn. Điều này dẫn tới khó phân ñịnh chính xác một
thay ñổi là do một can thiệp nào ñem lại.
Trong bối cảnh ñó, ñã lựa chọn cách tiếp cận ñánh giá tác ñộng mềm dẻo theo
phương pháp nghiên cứu xã hội tương tác, thông qua các nghiên cứu trường hợp
(dưới dạng các Hộp trong báo cáo) và các ý kiến phản hồi của cán bộ cơ sở và
người dân tham gia vào các hoạt ñộng CDF (dưới dạng các trích dẫn nguyên văn
trong báo cáo) và tham khảo các tài liệu thứ cấp ñể làm rõ mối liên hệ giữa những
thay ñổi tại ñịa phương với các can thiệp của CDF.
Tác ñộng của CDF ñược ñánh giá theo các khía cạnh sau:


Tác ñộng trực tiếp ñến người dân trong các thôn bản ñược CDF hỗ trợ, thông
qua tìm hiểu những thay ñổi về ñời sống và sinh kế do các hoạt ñộng CDF
góp phần ñem lại




Tác ñộng ñến năng lực quản lý tài chính xã, thông qua tìm hiểu khả năng
(kiến thức, kỹ năng, thái ñộ - KSA) hoàn thành các yêu cầu về quản lý tài
chính của các nguồn ngân sách giao về cho xã trong ñó có CDF.



Tác ñộng rộng hơn ñến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và
tăng cường phát triển xã, thông qua tìm hiểu những thay ñổi ở cấp xã trong
quá trình thực hiện CDF.

Địa bàn khảo sát
Địa bàn khảo sát ñược lựa chọn có mục ñích, ñiển hình cho các xã và thôn bản
trong 2 huyện Quảng Uyên và Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) và 3 huyện Lạc Sơn,
Tân Lạc và Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) ñang thực hiện CDF. Cụ thể, tại mỗi huyện
chọn 2 xã trong số những xã ñã thực hiện CDF ít nhất ñược 2 năm, gồm 1 xã thuận
lợi hơn/gần trung tâm huyện và 1 xã khó khăn hơn/xa trung tâm huyện hơn (gồm cả
xã thuộc và không thuộc Chương trình 135 giai ñoạn 2). Trong mỗi xã chọn 2 thôn,
gồm 1 thôn gần trung tâm xã và 1 thôn xa trung tâm xã. Ngoài ra, nhóm ñánh giá ñã
khảo sát nhanh một số thôn và xã khác ñể tìm hiểu thêm một số mô hình cụ thể do

10


CDF tài trợ. Xem Sơ ñồ và các thông số cơ bản của các xã, thôn khảo sát tại Phụ
lục 1.

Công cụ ñánh giá
Khởi ñầu của quá trình ñánh giá là việc nghiên cứu tài liệu, tiếp theo là gặp gỡ trao
ñổi với các bên liên quan. Trong quá trình thực ñịa kéo dài 15 ngày từ 22/6/2010
ñến 5/7/2010 tại 2 huyện Quảng Uyên - Nguyên Bình và 12 ngày từ 5-16/9/2010 tại

3 huyện Lạc Sơn – Tân Lạc – Yên Thủy, nhóm ñánh giá ñã tiến hành một loạt các
thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Xem Lịch trình thực ñịa của nhóm ñánh giá CDF
tại Phụ lục 2.


Thảo luận nhóm ở cấp xã, huyện, tỉnh: với các lãnh ñạo xã và thành viên
nòng cốt của Ban phát triển xã, lãnh ñạo Tổ công tác CDF cấp Huyện và
Tỉnh, ñại diện Ban quản lý dự án CB-SPAR ñể tìm hiểu những thay ñổi về
phát triển xã, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và tăng cường năng
lực quản lý tài chính xã trong quá trình thực hiện CDF, cũng như những ñịnh
hướng về áp dụng cách tiếp cận CDF ở cấp tỉn/ huyện.



Thảo luận nhóm ở cấp thôn bản: Với các nhóm nòng cốt thôn bản và nhóm
dân (nam/nữ) ñể tìm hiểu tác ñộng của CDF ñến sinh kế người dân. Trong
quá trình thảo luận nhóm có sử dụng một số công cụ theo phương pháp tham
gia như bài tập phân loại kinh tế hộ, lịch mùa vụ, liệt kê và xếp hạng…



Phỏng vấn sâu hộ gia ñình: Phỏng vấn sâu từ 4-6 hộ gia ñình trong từng thôn
tham gia vào các hoạt ñộng do CDF tài trợ, ñể nắm bắt các câu chuyện ñiển
hình về tác ñộng của CDF ñến ñời sống người dân.

Tại cả hai tỉnh, nhóm ñánh giá ñã tiến hành 119 phỏng vấn sâu hộ gia ñình (trong ñó
có 102 hộ hưởng lợi trực tiếp từ hợp phần cải thiện ñiều kiện sản xuất và 17 hộ chỉ
tham gia hợp phần xây dựng công trình CSHT của CDF) và 64 thảo luận nhóm
người dân và cán bộ các cấp. Tổng cộng có 507 người tham gia, trong ñó có 312
nam và 195 nữ; 10 người Kinh, 36 người Dao, 88 người Tày, 52 người Nùng, 22

người H’Mông và 297 người Mường. Xem chi tiết các loại công trình hạ tầng nhỏ và
hoạt ñộng hỗ trợ sản xuất ñược khảo sát tại Phụ lục 3.

Nhóm ñánh giá
Thành viên của nhóm ñánh giá CDF gồm có 7 người thuộc Công ty Tư vấn Trường
Xuân (Ageless):


Anh Hoàng Xuân Thành, Giám ñốc công ty Trường Xuân, Trưởng nhóm tư
vấn



Anh Hà Mỹ Thuận, chị Đặng Thị Thanh Hòa và anh Trương Tuấn Anh, công
ty Trường Xuân, thành viên (tham gia ñánh giá CDF tại tỉnh Cao Bằng)



Chị Đinh Thị Thu Phương, anh Lưu Trọng Quang và chị Nguyễn Thị Hoa,
công ty Trường Xuân, thành viên (tham gia ñánh giá CDF tại tỉnh Hòa Bình).

11


2. Tổng quan về Quỹ phát triển xã (CDF) tại Cao Bằng và
Hòa Bình trong khuôn khổ chương trình PS-ARD
Quỹ phát triển xã (CDF) ñược thực hiện tại hai tỉnh Cao Bằng và Hòa Bình từ năm
2008 - 2010 trong Chương trình Cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp
và phát triển nông thôn (PS-ARD). Năm 2008, Quỹ ñã ñược giải ngân tới 73 xã của
bốn huyện (Quảng Uyên và Nguyên Bình của tỉnh Cao Bằng; Tân Lạc và Lạc Sơn

của tỉnh Hòa Bình) với tổng số tiền hơn 6,7 tỷ ñồng. Năm 2009, có thêm 13 xã thuộc
huyện Yên Thủy (Hòa Bình) và 17 xã thuộc huyện Nguyên Bình và Quảng Uyên
tham gia vào dự án, nâng tổng số xã ñược hỗ trợ từ Quỹ lên 103 xã, với số tiền hỗ
trợ gần 12,3 tỷ ñồng. Tổng số tiền hỗ trợ từ quỹ CDF cho hai tỉnh trong hai năm
2008 và 2009 là khoảng 19 tỷ ñồng.
Năm 2008 là năm ñầu tiên thực hiện CDF, theo qui ñịnh của nhà tài trợ SDC tỷ lệ
quỹ CDF ñược sử dụng cho các công trình CSHT nhỏ tối ña 40%, chi phí quản lý tối
ña 10% và phần còn lại cho các hoạt ñộng cải thiện ñiều kiện sản xuất. Sang năm
2009, sau khi nhận ñược ñề nghị từ nhiều xã, SDC ñã ñồng ý ñiều chỉnh tăng tỷ lệ
quỹ CDF cho các công trình CSHT nhỏ lên tối ña 60%. Sau khi các xã có ñủ ñiều
kiện ñể giải ngân Quỹ phát triển xã1, nguồn hỗ trợ sẽ ñược chuyển trực tiếp từ tài
khoản của Ban hỗ trợ dự án SPAR-CB ñến tài khoản của các xã thực hiện chương
trình.
Cách phân bổ nguồn quỹ CDF cho các xã có sự khác nhau giữa hai tỉnh. Ở Cao
Bằng, các xã thuộc chương trình 135 giai ñoạn 2 ñược hỗ trợ tối ña là 120
triệu/xã/năm; các xã không thuộc chương trình 135 tối ña là 100 triệu/năm. Ở Hòa
Bình, mức hỗ trợ như sau: các xã có dưới 7 thôn là 80 triệu/xã/năm, xã có từ 7 ñến
15 thôn là 100 triệu/xã/năm, các xã có trên 15 thôn là 120 triệu/xã/năm; các xã
nghèo không thuộc chương trình 135 ñược bổ sung 20 triệu/xã/năm. Các mức trên
chưa tính ñến quỹ CDF bổ sung cho một số xã trong năm 2009 (quỹ thưởng những
xã thực hiện tốt) và năm 2010 (sử dụng quỹ dự phòng còn lại).
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xã ñược lập theo phương pháp tham
gia từ các thôn, Ban phát triển xã sẽ phân bổ nguồn vốn CDF cho các thôn. UBND
xã làm chủ ñầu tư các dự án nhưng có hai hình thức quản lý: (i) xã trực tiếp ñứng ra
mua nguyên vật liệu và ñầu vào sản xuất (ña số trường hợp); (ii) giao tiền cho Ban
quản lý thôn tự mua (số ít trường hợp).
Trong hai năm 2008 và 2009, Quỹ CDF ñược sử dụng ñể thực hiện 1603 dự án
(Cao Bằng: 530 dự án; Hòa Bình: 1073 dự án), trong ñó:



774 dự án cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ (Cao Bằng: 220 dự án; Hòa Bình: 554
dự án) dùng ñể xây cầu nhỏ, nâng cấp ñường giao thông, mương thủy lợi,
ñập, nâng cấp hệ thống thoát nước, máy bơm nước, cung cấp nước sinh

1

Gồm 5 ñiều kiện: (i) xã có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia ñược phê duyệt; (ii) xã ñược tập
huấn quy trình lồng ghép các nguồn lực tài chính xã và quy trình thực hiện CDF; (iii) xã có cam kết thực hiện
Quỹ phát triển xã giữa PS-ARD, UBND huyện và UBND xã và quy chế sử dụng Quỹ phát triển xã; (iiii) xã có
dự toán quỹ phát triển xã ñược phê duyệt; (iiiii) xã có quyết ñịnh thành lập Ban phát triển xã)

12


hoạt, ñường ñiện) với số vốn ñầu tư gần 8,9 tỷ ñồng, chiếm khoảng 49% tổng
quỹ chi cho hai năm.


829 dự án cải thiện ñiều kiện sản xuất (Cao Bằng: 310; Hòa Bình: 519) với số
vốn ñầu tư gần 8,7 tỷ ñồng, chiếm 45% tổng quỹ ñã chi cho hai năm. Những
dự án cải thiện ñiều kiện sản xuất có thể ñược chia thành ba loại chính: hỗ
trợ vật tư ñầu vào như phân bón, các loại giống cây trồng vật nuôi; hỗ trợ xây
dựng mô hình (kết hợp tập huấn, tham quan…); và hỗ trợ máy móc thiết bị
dùng chung.

Số tiền CDF hỗ trợ cho một dự án không lớn: bình quân hơn 11 triệu ñồng/dự án cơ
sở hạ tầng và hơn 10 triệu ñồng/dự án cải thiện ñiều kiện sản xuất. Nhưng trong các
dự án hạ tầng người dân ñã ñóng góp thêm rất nhiều bằng công lao ñộng, vật liệu
ñịa phương, một số nơi người dân còn góp thêm tiền mặt hoặc tự nguyện hiến ñất
ñể xây dựng công trình. Trung bình một dự án hạ tầng giá trị ñóng góp của người

dân chiếm hơn 30% tổng giá trị công trình; nhiều công trình giá trị ñóng góp của
người dân ñạt hơn 50% tổng giá trị công trình.
Trong hai năm 2008-2009 thực hiện chương trình, ñã có hơn 77 000 hộ gia ñình ñã
ñược hưởng lợi từ các hoạt ñộng do CDF hỗ trợ (Cao Bằng: 14900 hộ; Hòa Bình:
62 500 hộ). Theo quy ñịnh của nhà tài trợ, phải có ít nhất 50% hộ nghèo và 30% phụ
nữ ñược hưởng lợi trong các hoạt ñộng của CDF. Thực tế, việc thống kê tỷ lệ phụ
nữ hưởng lợi khó chính xác do các hoạt ñộng ñược phân bổ theo hộ gia ñình bao
gồm cả nam và nữ. Hơn nữa, các dự án cơ sở hạ tầng nhỏ về nguyên tắc toàn bộ
người dân trong thôn có thể hưởng lợi. Riêng tỷ lệ hộ nghèo tham gia vào các hoạt
ñộng cải thiện ñiều kiện sản xuất thì con số thống kê có thể tin cậy hơn (Bảng 1).
Bảng 1: Sự tham gia của hộ nghèo và phụ nữ vào các hoạt ñộng cải thiện ñiều kiện
sản xuất do CDF tài trợ trong 2 năm 2008-20092
Cao Băng

Hòa Bình

Nguyên
Bình

Quảng
Uyên

Lạc
Sơn

Tân Lạc

Yên
3
Thủy


Tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số hộ hưởng lợi
năm 2008

32%

40%

27%

23%

NA

Tỷ lệ hộ nghèo ñược hưởng lợi trên tổng
số hộ nghèo của huyện năm 2008

28%

41%

53%

56%

NA

Tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số hộ hưởng lợi
năm 2009


58%

34%

32%

22%

56%

Tỷ lệ hộ nghèo ñược hưởng lợi trên tổng
số hộ nghèo của huyện năm 2009

61%

69%

42%

56%

34%

Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt ñông
cải thiện ñiều kiện sản xuất năm 2008

49%

57%


11%

45%

NA

Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt ñông
cải thiện ñiều kiện sản xuất năm 2009

75%

58%

24%

N/A

17%

*** Tỷ lệ phụ nữ hưởng lợi ñược ước tính dựa trên các hoạt ñộng trồng trọt và chăn nuôi phụ nữ tham
gia nhiều, như hỗ trợ giống cây, con và phân bón.
2

Nguồn: Trích báo cáo “Quản lý tài chính xã (CMF) và Quỹ phát triển xã (CDF) tại 103 xã của tỉnh Hòa Bình
và Cao Bằng – Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm 2 năm thực hiện”, PS-ARD tháng 3/2010 (hiệu chỉnh tháng 5).
3
Huyện Yên Thủy (Hòa Bình) bắt ñầu tham gia Dự án từ năm 2009

13



Các ñịa bàn khảo sát hiện ñang thực hiện nguồn quỹ CDF năm 2010 và nguồn dự
phòng bổ sung lần cuối từ chương trình PS-ARD, hiện nay chưa có số liệu tổng kết.

3. Tác ñộng của CDF ñến ñời sống, sinh kế người dân và
giảm nghèo tại ñịa phương
3.1. Tình hình gi m nghèo và c i thi n ñ i s ng c a ng i dân t i
các ñ a bàn th c hi n CDF
3.1.1. Tỷ lệ nghèo giảm tại các xã thực hiện CDF
Tại các huyện khảo sát, tỉ lệ hộ nghèo giảm tại hầu hết các xã thực hiện CDF. Tốc
ñộ giảm tỷ lệ nghèo bình quân là khoảng 5%/năm trong giai ñoạn 2008 ñến 2010.
Đa số xã ñược khảo sát có mức giảm nghèo cao hơn mức bình quân chung của
huyện (Bảng 2).
Bảng 2: Tỉ lệ hộ nghèo tại các huyện, xã khảo sát (%, làm tròn)
cuối 2007

cuối 2008

cuối 2009

36
48
40
43
52
54

30
41
35

39
37
51

28
35
29
35
35
55

29
21
53
34
16
41
24
12
46

25
21
37
29
12
38
22
8
52


22
13
35
25
13
33
16
5
38

Tỉnh Cao Bằng
Huyện Quảng Uyên
Xã Ngọc Động
Xã Quảng Hưng
Huyện Nguyên Bình
Xã Bắc Hợp
Xã Vũ Nông

Tỉnh Hòa Bình
Huyện Tân Lạc
Xã Địch Giáo
Xã Ngổ Luông
Huyện Lạc Sơn
Xã Vũ Lâm
Xã Quý Hòa
Huyện Yên Thủy
Xã Yên Lạc
Xã Bảo Hiệu


Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Quảng Uyên, Nguyên Bình, Tân Lạc, Lạc Sơn và Yên Thủy

Bên cạnh hầu hết xã khảo sát có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, cá biệt xã Vũ Nông
thuộc huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) có tỉ lệ hộ nghèo tăng lên. Đây là một xã
miền núi vùng sâu tập trung nhiều bà con người Mông/Dao. Việc tách hộ dẫn ñến
phát sinh hộ nghèo mới và một số hộ tái nghèo ñược giải thích là nguyên nhân làm
gia tăng tỉ lệ hộ nghèo. Tại xã Vũ Nông, năm 2008 tỉ lệ hộ nghèo là 51%, thời ñiểm
này xã có 158 hộ nghèo. Sang năm 2009 tỉ lệ hộ nghèo của xã tăng lên là 55%

14


nguyên nhân là có 8 hộ thoát nghèo nhưng lại có 22 hộ nghèo mới phát sinh, nâng
tổng số hộ nghèo lên 172 hộ.
Tốc ñộ giảm nghèo cao tại hầu hết các xã thuộc 5 huyện chứng tỏ sự nỗ lực của ñịa
phương trong công cuộc xóa ñói giảm nghèo. Tuy nhiên cũng cần thận trọng với các
con số thống kê tỷ lệ hộ nghèo. Hiện nay các xã vẫn cố gắng thực hiện theo chỉ tiêu
kế hoạch giảm nghèo huyện ñề ra hàng năm, cộng với những sai lệch xảy ra trong
quá trình rà soát nghèo, có thể gây ra việc giảm nghèo “ảo”.

15


3.1.2. Đời sống người dân tại các xã thực hiện CDF cải thiện ñáng kể
Trong 3 năm
từ 2008 ñến
2010, ñời
sống của
người dân tại
các xã thực

hiện CDF ñã
có nhiều thay
ñổi. Cơ sở hạ
tầng tại các xã
ñược cải
thiện, người
dân có nhiều
thuận lợi hơn
trong việc
tiếp cận thị
trường, tiếp
cận khoa học
kĩ thuật,
chuyển ñổi cơ
cấu cây trồng
vật nuôi…

Chú thích ảnh:
Người dân sử
dụng quỹ CDF
và góp công
sức làm một
con ñường mới
ra chợ ñể bán
nông sản tại
huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao
Bằng.

Cải thiện về cơ sở hạ tầng

Trong những cải thiện về cơ sở hạ tầng, CDF ñóng góp trực tiếp vào các thay ñổi về
công trình hạ tầng nhỏ tại các thôn bản do nguồn CDF tài trợ. Những thay ñổi khác
là do các nguồn vốn khác có qui mô lớn hơn nhiều, CDF chỉ ñóng góp gián tiếp
thông qua cải thiện việc lập kế hoạch, nâng cao năng lực tài chính xã.

16


Theo báo cáo của 5 huyện, hiện nay giao thông từ huyện xuống các xã ñã có nhiều
cải thiện. Có 100% các xã tại 5 huyện ñã có ñường cấp phối hoặc ñường nhựa ñến
trung tâm xã phục vụ người dân ñi lại ñược quanh năm. Đây là kết quả của các
chương trình lớn của Nhà nước như Chương trình 135 và Giao thông nông thôn…
Tại Cao Bằng, trong năm 2009 huyện Quảng Uyên làm mới ñược 6 km ñường bê
tông nhờ vốn hỗ trợ làm ñường giao thông nông thôn, 13 km ñường giao thông nhờ
nguồn vốn CDF (5,9 km ñường bê tông, 8 km ñường cấp phối)4. Đường ñi lại của
một số thôn xóm xa trung tâm xã cũng ñã ñược ñầu tư, nâng cấp. Trong năm 2009,
xã Quảng Hưng ñã làm ñược 320 m ñường bê tông với chiều rộng là 1,5m bằng
nguồn vốn của CDF tại hai thôn xa nhất và ñi lại khó khăn nhất là Nà Cưởm và
Khuổi Ry5.
Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ñã ñược cải thiện ñáng kể. Năm
2009, tại xã Quảng Hưng làm ñược trên 300 m kênh mương bằng bê tông tại xóm
Kha Rầy nhờ nguồn vốn của chương trình CDF6, tại xã Bắc Hợp làm ñược 11,2 km
bằng bê tông tại 3 xóm nhờ nguồn vốn giao thông nông thôn của nhà nước và
nguồn vốn của CDF7.
Hê thống thủy lợi phục vụ hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp của 3 huyện khảo sát tại
tỉnh Hòa Bình cũng ñược ñầu tư, duy trì tu sửa ñáng kể. Ví dụ, từ năm 2009 ñến
nay, tại xã Vũ Lâm ñã xây dựng 8 công trình thủy lợi vừa và nhỏ (7 mương thủy lợi
và 1 bai) từ quỹ CDF8; xã Quý Hòa hoàn thành công trình ñập suối Khung ở Xóm
Củ, mương Cộ Bi xóm Kẻm, mương Mín xóm Vẹ, và Bai Láo ở xóm Thang từ nguồn
vốn CDF9.

Tỉ lệ hộ sử dụng ñiện tại các xã trong huyện cũng ñã tăng lên ñáng kể (Bảng 3), ñặc
biệt là tại các thôn/xóm xa trung tâm xã. Đây là kết quả của chương trình ñiện nông
thôn của Nhà nước. CDF chỉ giúp xây dựng 1 công trình ñiện nông thôn tại xóm
Xiêng Pèn, xã Vũ Nông (Nguyên Bình, Cao Bằng).
Bảng 3: Tỷ lệ hộ gia ñình sử dụng ñiện (%)
Huyện
Quảng Uyên – Cao Bằng
Nguyên Bình – Cao Bằng
Tân Lạc – Hòa Bình
Lạc Sơn – Hòa Bình
Yên Thủy – Hòa Bình

năm 2008

năm 2010

70
50
86
70
85

95
75
93
80
95

Hệ thống thông tin liên lạc cũng ñã thuận tiện hơn rất nhiều. Hiện nay, tất cả các xã
ñều có ñiện thoại liên lạc. Tỉ lệ hộ sử dụng ñiện thoại tại các xã ñược khảo sát trong

4

Báo cáo phát triền kinh tế xã hội huyện Quảng Uyên năm 2009
Báo cáo phát triển kinh tế xã hội xã Quảng Hưng năm 2009
6
Báo cáo phát triển kinh tế xã hội xã Quảng Hưng năm 2009
7
Báo cáo phát triển kinh tế xã hội xã Bắc Hợp năm 2009
8
Báo cáo phát triển kinh tế xã hội xã Vũ Lâm năm 2009
9
Báo cáo phát triển kinh tế xã hội xã Quý Hòa 6 tháng ñầu năm 2010
5

17


năm 2010 khoảng 50 - 70% (năm 2008 chỉ khoảng 30 – 40%). Đây là kết quả trực
tiếp của các chương trình mở rộng mạng lưới của các công ty viễn thông.
Vấn ñề sử dụng nước sinh hoạt cũng ñã ñược cải thiện nhiều. Hầu hết tại các
xã/thôn/xóm khảo sát ñều có bể chứa nước hoặc ñường ống dẫn nước sinh hoạt từ
ñầu nguồn. Năm 2010, tỉ lệ người dân ñược sử dụng nước sạch trong sinh hoạt tại
các xã khảo sát của tỉnh Cao Bằng là trên 50% (năm 2008 là khoảng trên 40%). Tại
tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ sử dụng nước sạch của hai huyện Tân Lạc và Yên Thủy là trên
90% (năm 2008 là khoảng 80%). Riêng huyện Lạc Sơn, tỷ lệ này chỉ ñạt khoảng
40% (năm 2008 là 30%). CDF ñóng góp vào việc sửa chữa, nâng cấp một số công
trình nước sinh hoạt ở thôn bản. Điển hình tại huyện Quảng Uyên, CDF hỗ trợ sửa
chữa lại một số ñường ống nước sạch với tổng chiều dài là 1680 m.
Nhà dột nát (tranh tre nứa lá) hầu như không còn ở tại các xã khảo sát. Phần lớn
người dân ñã có nhà kiên cố và bán kiên cố. Các hộ trước ñây có nhà dột nát hầu

hết ñều thuộc diện hộ nghèo và ñược nhận hỗ trợ nhà theo Chương trình 134, 167
của Chính phủ.
Trạm y tế tại các xã trong huyện ñã ñược cải thiện nhiều về cơ sở hạ tầng. Công tác
khám chữa bệnh và cấp thuốc cho người dân cũng ñược thực hiện tốt hơn, 100%
người dân ở tại các xã có ñồng bào DTTS ñược hỗ trợ thẻ BHYT miễn phí. Công tác
khám chữa bệnh ñược thực hiện tốt. 100% người dân tộc thiểu số trên ñịa bàn khảo
sát ñược cấp, phát thẻ BHYT. Các chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm
chủng mở rộng cho trẻ em, khám chữa bệnh cho phụ nữ có thai, … ñược thực hiện
khá tốt. Như tại huyện Quảng Uyên (Cao Bằng), trong năm 2009 ñã thực hiện khám
chữa bệnh cho 43.000 lượt người tại các xã, thị trấn và cao gấp gần 1,5 lần so với
năm 200810. Tại huyện Lạc Sơn ( Hòa Bình) hiện nay có 4 xã ñược công nhận ñạt
Chuẩn quốc gia về y tế. .
Cơ sở hạ tầng cho giáo dục cũng ñược cải thiện ñáng kể. Hiện nay các xã của năm
huyện ñều ñã xây dựng trường học và ñầu tư công cụ giảng dạy mới dành cho học
sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục cũng ñược nâng
cao hơn. Như tại huyện Quảng Uyên (Cao Bằng), tỷ lệ học sinh xếp loại từ trung
bình trở lên ở các cấp ñạt 96,55% (bậc tiểu học), 84,12% (bậc trung học cơ sở) và
82,92% (bậc trung học phổ thông)11. Tại Hòa Bình, trong năm 2009, tại huyện Tân
Lạc có 10 trường ñạt tiêu chuẩn quốc gia (tăng 2 trường so với năm 2008), tại
huyện Lạc Sơn có 9 trường ñạt tiêu chuẩn quốc gia (tăng 2 trường so với năm
2008). Lưu ý rằng CDF tập trung vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, nên
không ñóng góp trực tiếp vào những cải thiện về y tế và giáo dục tại các ñịa bàn
khảo sát.

Tăng cường sản xuất hàng hóa, chuyển ñổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
Hiện nay người dân tại các ñịa bàn khảo sát ñã tăng sử dụng các loại giống ngô lai,
lúa lai cho năng suất cao. Tại huyện Quảng Uyên (Cao Bằng), từ năm 2008 trở về
10
11


Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Uyên năm 2009
Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Uyên năm 2009

18


trước chỉ có khoảng 70% người dân sử dụng các giống ngô lai, 9 - 10% người dân
sử dụng giống lúa lai vào trong sản xuất, sang năm 2010 ñã có tới gần 100% người
dân sử dụng giống ngô lai, trên 20% người dân sử dụng giống lúa lai. Năm 2010,
huyện Tân Lạc (Hòa Bình) có tới 95% hộ trồng ngô lai (năm 2008 là 80%), 45 %
người dân trồng lúa lai (2008 là 30%).
Không chỉ thay ñổi giống mới, người dân tại các ñịa bàn khảo sát ñang tích cực ña
dạng hóa cây trồng, phát triển các vùng sản phẩm hàng hóa nhằm tăng nguồn thu.
Nhiều nơi người dân cũng ñã ứng dụng rất tốt các biện pháp luân canh, xen canh
trong sản xuất, như trồng ngô xen với ñậu tương, ñậu xanh, ngô hoặc lúa luân canh
với mía…
Một số thôn xóm ñiển hình như Cốc Nhan (xã Quảng Hưng, Cao Bằng) trồng dưa
chuột, Lũng Cải (xã Ngọc Động, Cao Bằng) trồng mía, Xiêng Pèn (xã Vũ Nông, Cao
Bằng) trồng trúc sào, Luông dưới (xã Ngổ Luông, Hòa Bình) trồng ngô và su su ñều
mang lại những lợi ích rất thiết thực, trong ñó có sự ñóng góp của CDF thông qua
các hỗ trợ cải thiện tập quán canh tác hoặc cải thiện giao thông khiến việc mua bán
thuận tiện hơn.
Hộp 2: Những thay ñổi trong ñời sống người dân xã Ngổ Luông 3 năm qua
Đời sống người dân xã Ngổ Luông (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) ñã có nhiều thay ñổi trong ba
năm qua. Nhờ những hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, giống, mô hình sản xuất và những thuận lợi trong
việc tiếp cận thị trường nên nhiều hộ gia ñình ñã phát triển kinh tế tốt và có ñời sống ổn ñịnh.
Từ năm 2009 ñên nay, nguồn thu nhập lớn nhất của người dân tại xã là ngô lai và su su – là 2 mô
hình ñược CDF hỗ trợ. Trong 6 tháng ñầu năm 2010, toàn xã có 270 ha ngô (trong ñó có 229 ha
12
ngô lai) và 10ha trồng su su . 90% hộ gia ñình trong xã thực hiện trồng ngô lai và 70% số hộ trồng

su su. Mức thu nhập bình quân của các hộ từ trồng ngô lai ñạt 15 – 20 triệu/vụ/hộ (2 vụ/năm) và su
su ñạt khoảng 5 triệu/hộ/năm.
Cơ sở hạ tầng tại xã cũng có nhiều cải thiện. Một số ñoạn ñường giao thông nội ñồng và ñường ñi
lại của một số thôn trong xã ñã ñược sửa chữa bằng nguồn vốn của chương trình CDF. Năm 2008,
tại xóm Cá là 300m (CDF hỗ trợ 19 triệu, người dân ñóng góp 9,8 triệu); năm 2009, tại 4 xóm Chòm
Trong, Chòm Ngoài, Chòm Bông là 520m (CDF hỗ trợ 50,3 triệu, người dân ñóng góp 23,1 triệu)…
Nhờ ñi lại thuận lợi và nhận ñược các hỗ trợ thiết thực trong sản xuất nông nghiệp, tiếp cận thị
trường… nên ñời sống của người dân trong xã ñã ñược cải thiện rất nhiều. Tỉ lệ hộ nghèo năm
2007 của xã là 49%, năm 2008 là giảm xuống 39%, năm 2010 còn 34%. Hiện nay hầu hết các hộ
gia ñình ñã ñủ ăn, nhiều hộ gia ñình mua sắm thêm tài sản. Năm 2007 tỉ lệ người dân trong xã có ti
vi là 30%, có xe máy là 20%. Đến năm 2010 tỉ lệ người dân có ti vi là 95% và có xe máy là 70%.

Tiếp cận thị trường thuận lợi hơn
Nhờ có ñường giao thông ñi lại thuận tiện hơn nên người dân tại các thôn/xóm có
nguồn CDF hỗ trợ ñã có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường. Hiện nay
ñã có xe ô tô vào tận nơi vận chuyển tại các xã có vùng sản xuất hàng hóa. Người
dân bán sản phẩm tốt hơn và ít bị tư thương ép giá sản phẩm (Hộp 3). Bên cạnh ñó,
việc tiếp cận thông tin thị trường của người dân ñã tốt hơn so với trước cùng với
việc bà con tăng sử dụng ti vi, ñiện thoại.

12

Báo cáo phát triển kinh tế xã hội xã Ngổ Luông 6 tháng ñầu năm 2010

19


“Giờ ñường ñi lại dễ hơn rồi, khi thu mua nhà máy ñưa xe về tận nơi bốc mía”
(N.V.T, thôn Lũng Cải, xã Ngọc Động, huyện Quảng Uyên)
“Mỗi năm thu ñược 2 xe trúc sào, ñược 1,3 – 1,5 triệu/xe. Giờ có xe vào tận

nơi vận chuyển, mình không phải vác ra ngoài ñường lớn như trước ñây”
(Đ.S.T, thôn Thin San, xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình)
Hộp 3: Những thay ñổi trong ñời sống người dân thôn Cốc Nhan 3 năm qua
Thôn Cốc Nhan xã Quảng Hưng (huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) có 29 hộ, diện tích ñất sản xuất
2
nông nghiệp trung bình khoảng 4000 – 5000 m / hộ. Thu nhập chính của người dân tại ñây từ sản
xuất nông nghiệp (lúa, ngô, dưa), chăn nuôi (trâu, bò, lợn nái sinh sản…) và có một số ñi làm thuê
(thợ xây, làm thuê theo mùa vụ…). Trong ba năm qua, ñời sống người dân trong thôn ñã thay ñổi rất
nhiều do ñược nhận hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, và thuận lợi hơn trong tiếp cận thị trường.
Nguồn thu nhập lớn nhất của người dân tại ñịa phương trong năm 2010 từ bán dưa chuột. Trung
2
2
bình một hộ khá có khoảng 4000m , hộ nghèo ñược 1000 - 2000m trồng dưa. Với giá dưa 4000
ñồng/1 kg (năm 2010), mỗi gia ñình tại ñây có thu nhập trung bình từ 4 – 6 triệu/hộ. Dưa chuột ñược
tiêu thụ chủ yếu tại các huyện phía ñông của tỉnh (huyện Hòa An, Phục Hòa…). Bên cạnh ñó chăn
nuôi cũng ñược coi là thế mạnh của người dân trong thôn. Phần lớn người dân ñều thực hiện các mô
hình chăn nuôi, ñặc biệt là chăn nuôi lợn nái ñịa phương.
Năm 2009, nhờ nguồn hỗ trợ của chương trình CDF (12 triệu) và nguồn vốn ñóng góp của người dân
(37 triệu), thôn ñã làm ñược một ñoạn ñường dài 300m (bao gồm ñường cấp phối và ñường bê
tông). Nhờ có con ñường người dân ñịa phương có nhiều thuận lợi hơn khi ñi lại, sản xuất và tiêu thụ
các sản phẩm nông sản. Từ khi có ñường mới diện tích trồng dưa chuột của thôn ñã tăng thêm 3 ha.
“Trước chưa có ñường, gánh dưa mất 3 người. Giờ có ñường xe vào thu mua tận nơi. Sau
khi có ñường, người dân mua xe nhiều hơn do ñi lại thuận tiện hơn, trước chưa có ñường
phải gửi xe ở ngoài. Thu hoạch dưa xong là gửi cho xe, ñi xay máy theo xe ñến chợ các
huyện ñể bán hàng” – Nhóm nòng cốt thôn Cốc Nhan, xã Quảng Hưng, Quảng Uyên
Nhờ có ñường ñi lại thuận lợi, ñiều kiện tiếp cận thị trường tốt nên ñời sống của người dân trong thôn
ñã có nhiều thay ñổi. Hầu hết các hộ ñã ñủ ăn, tỉ lệ hộ nghèo năm 2009 giảm xuống còn lại 24%
(năm 2008 là 27%). Nhiều hộ có tài sản giá trị… Trong năm 2010 toàn thôn ñã có 26/29 hộ có xe
máy, 24/29 hộ có ti vi, so với năm 2008 có 17/30 hộ có xe máy và 14/30 hộ có ti vi (năm 2009 có 1 hộ
trong thôn chuyển ñi nơi khác).


Tại một số ñịa bàn khảo sát, dự án PS-ARD ñã hỗ trợ cho cán bộ huyện, xã ñi khảo
sát, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm (ví dụ như cây su su tại Ngổ Luông, Hòa
Bình). Đây là một trong những nhân tố giúp cho việc bán sản phẩm thuận lợi hơn.
“Dự án ñã hỗ trợ huyện và chúng tôi ñi tìm thị trường su su tại Hà Nội như các
siêu thị, chợ ñầu mối. Đến giờ ñã kết nối ñược với chợ ñầu mối Long Biên.
Chợ Long Biên họ mua ở Sơn La, Mộc Châu họ ñi qua chợ Lồ mua. Năm
2009 người dân còn phải mang ra chợ Lồ bán nhưng ñến năm 2010 thì
thương lái vào tận xã mua”
(Nhóm cán bộ xã Ngổ Luông, huyện Tân Lạc)
Trong 3 năm 2008-2010, giá một số mặt hàng nông sản (ngô, dưa chuột, trúc sào…)
tăng khá mạnh, trong khi giá các mặt hàng vật tư nông nghiệp (giống, phân bón…)
giảm hoặc chỉ tăng nhẹ (Bảng 4). Giá cả tương ñối thuận lợi ñã giúp cho các hộ gia
ñình tăng thêm nguồn thu nhập ñể cải thiện ñời sống.

20


Bảng 4: Giá một số sản phẩm – vật tư tại các ñịa bàn khảo sát
2008

2009

2010

8.400 – 9.000
500
3.000 – 4.000
22.000 – 24.000
600.000


7.600 – 8.000
1.000
4.000 – 4.500
21.000 – 22.000
800.000

7.000
4.000
5.000 – 6.000
24.000 – 25.000
1.100.000

6.500
5.000
1.000-1.500
4.500
2.800 – 3.000
30.000

7.000
10.000 – 12.000
1.000
4.200
3.500
27.000

7.000
10.000
800

4.800
3.700
24.000

Tỉnh Cao Bằng
Giá ñạm Ure, ñồng/kg
Giá dưa chuột, ñồng/kg
Giá ngô, ñồng/kg
Giá lợn hơi, ñồng/kg
Giá trúc sào, ñồng/m3

Tỉnh Hòa Bình
Giá ñạm Lâm Thao, ñồng/kg
Giá rau su su, ñồng/kg
Giá quả su su, ñồng/kg
Giá ngô hạt, ñồng/kg
Sắn
Giá lợn hơi, ñồng/kg

Nguồn: Cán bộ và người dân các xã khảo sát tại Cao Bằng và Hòa Bình

3.1.3. Đóng góp của nguồn vốn CDF
Bảng 5 cho thấy, quỹ CDF chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng các nguồn vốn ñầu tư
hàng năm của các huyện. Năm 2009, quỹ CDF chỉ chiếm từ 1-2% ngân sách chung
của huyện (Bảng 5).
Tỷ trọng của CDF trong tổng nguồn vốn hàng năm của các xã dao ñộng từ 5-20%.
Với những xã không nằm trong Chương trình 135 như Địch Giáo, Vũ Lâm (tỉnh Hòa
Bình) thì nguồn vốn CDF là nguồn ñầu tư ñáng kể của ñịa phương, khi ñó quỹ CDF
chiếm tỷ trọng trên dưới 20% tổng ngân sách xã. Riêng xã Yên Lạc (huyện Yên
Thủy, tỉnh Hòa Bình) do là xã trung tâm của huyện, tận dụng ñược nhiều nguồn vốn

phát triển giao thông nông thôn của huyện nên ñóng góp của CDF chỉ chiếm 6%
tổng ngân sách xã hàng năm.
Bảng 5: Tỷ lệ ngân sách CDF trong tổng ngân sách ñịa phương năm 2009
Tổng ngân sách ñịa
phương (Đầu tư+chi
thường xuyên
+CDF) (triệu ñồng)

Ngân sách CDF
(triệu ñồng)

Tỷ trọng của CDF
trong tổng ngân
sách ñịa phương
(%)

Tỉnh Cao Bằng
Huy n Qu ng Uyên
Quảng Hưng (xã 135)
Ngọc Động (xã 135)
Huy n Nguyên Bình
Vũ Nông (xã 135)
Bắc Hợp (xã 135)

125.000
1.200
1.300
102.000
1.900
1.600


2.000
100
170
2000
120
150

1,6
8
13
2
6
9

190.000
1.600
1.600
250.000
1.300
2.200

3000
270
230
3.000
270
270

1,6

17
14
1,2
21
12

Tỉnh Hòa Bình
Huy n Tân L c
Xã Địch Giáo
Xã Ngổ Luông (xã 135)
Huy n L c Sn
Xã Vũ Lâm
Quý Hòa (xã 135)

21


Huy n Yên Th y
Yên Lạc
Bảo Hiệu (xã 135)

Tổng ngân sách ñịa
phương (Đầu tư+chi
thường xuyên
+CDF) (triệu ñồng)
134.500
1.800
2.100

Ngân sách CDF

(triệu ñồng)

1.500
100
100

Tỷ trọng của CDF
trong tổng ngân
sách ñịa phương
(%)
1,1
6
5

Mặc dù nguồn vốn của CDF chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng vốn ñầu tư hàng năm của mỗi
huyện và xã, nhưng tác ñộng trực tiếp và gián tiếp của CDF ñã vượt ra ngoài qui mô
nguồn vốn của bản thân chương trình, như ñược minh họa cụ thể ở các phần dưới
ñây.

3.2. Tác ñ ng c a h p ph n xây d ng c s h t ng nh c a CDF
Mối liên hệ giữa cải thiện cơ sở hạ tầng và giảm nghèo tại Việt Nam ñã ñược nhiều
nghiên cứu ñịnh lượng khẳng ñịnh13. Trong khuôn khổ cuộc ñánh giá theo phương
pháp ñịnh tính này, tác ñộng trực tiếp của các công trình CDF qui mô nhỏ ñến sinh
kế và thu nhập ở cấp thôn bản ñược người dân và cán bộ cơ sở cảm nhận rất rõ.

3.2.1. Tác ñộng về kinh tế của các công trình CDF
CDF ñã giúp xây dựng các công trình qui mô nhỏ ở cấp thôn bản mà Chương trình
135 và các chương trình khác ít ñề cập ñến. Đối với nhiều thôn bản khảo sát, CDF
gần như là nguồn duy nhất ñã ñầu tư cho các công trình hạ tầng nhỏ của thôn bản.
Qua ñó, CDF giúp kết nối hạ tầng cấp thôn bản với hạ tầng cấp xã do chương trình

135 và các chương trình khác ñầu tư. Có thể nói, CDF giúp lấp ñầy những khoảng
trống về CSHT ở cấp thôn bản – những công trình trực tiếp người dân ñược hưởng
lợi. Qua khảo sát thực tế và qua ý kiến của cán bộ các cấp tỉnh/huyện/xã/thôn và
người dân tại cả 2 tỉnh Cao Bằng và Hòa Bình, có thể nói 100% số công trình CDF
ñang phát huy ñược tác dụng.
Công trình CDF do người dân ñề xuất, ưu tiên những hạng mục còn khó khăn nhất,
bức xúc nhất của cộng ñồng. CDF có thể giúp giải tỏa những “nút thắt cổ chai” ñối
với sự phát triển kinh tế hộ gia ñình ở cấp thôn bản, dù qui mô vốn hỗ trợ không lớn.
Ở những ñịa bàn khó khăn- nơi còn thiếu các công trình hạ tầng cơ bản, như ñường
từ xã vào thôn, kênh mương thủy lợi qui mô nhỏ..., hiệu quả của công trình CDF
mang lại rõ ràng hơn so với các xã gần thuận lợi.
“CDF thích hợp với những xã vùng sâu vùng xa và nhìn thấy rõ hiệu quả hơn.
Đối với xã gần thì không có hỗ trợ người dân vẫn có thể tự làm ñược do ñiều
kiện thuê máy xúc máy ủi dễ hơn, ô tô ñến tận nơi. Xã xa thì ñi lại khó khăn
phải qua rừng, xuống suối vận chuyển vật liệu rất vất vả”
(T. H., cán bộ theo dõi CDF tỉnh Cao Bằng)
“Đầu tư những công trình nhỏ lại ở vùng sâu vùng xa mà chờ xin Nhà nước
thì lâu lắm. Nhưng CDF thì rất nhanh, dự án hỗ trợ nguyên vật liệu, người

13

Các nghiên cứu của WB, ADB…

22


dân tự bỏ công sức ra làm. Công trình tuy không lớn nhưng lại có ý nghĩa với
cả cộng ñồng”
(Nhóm cán bộ huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình)
Đ ng CDF

Ở các xóm khảo sát, các công trình giao thông nhỏ ñược CDF hỗ trợ thường là
ñường nội thôn hoặc là ñường nội ñồng (có thể chưa bằng ñường cấp 5 so với quy
ñịnh của nhà nước14) hoặc cầu nhỏ qua suối, ñã giúp cải thiện các mặt ñi lại, vận
chuyển, buôn bán, giao lưu, chuyển ñổi cơ cấu sản xuất… của người dân.
Tại xóm Cốc Nhan (xã Quảng Hưng, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng), cây dưa
là cây vụ Đông cho nguồn thu về tiền mặt lớn nhất trong hoạt ñộng sản xuất của
người dân. Nhờ có ñường CDF mà người dân có thể giảm công, giảm chi phí trong
quá trình trồng dưa. Đây là con ñường chính của xóm ñể người dân ñi lại, trước ñây
là ñường ñất, thụt lún, lầy lội, xe không ñi ñược, thường phải ñi bộ, người dân làm gì
cũng phải gánh, khuân vác rất vất vả. Sau khi ñược hỗ trợ 15 triệu (cùng với dân
góp trị giá 37 triệu) xóm ñã làm ñược con ñường bê tông rất chắc chắn, giúp cho
người dân vận chuyển, ñi lại dễ dàng, góp phần giảm chi phí, tăng thu nhập cho gia
ñình.
“Trước ñây, chưa có ñường, phải mất 3 người gánh dưa, giờ có ñường, xe ñi
tiện lắm, xe chở hết giải phóng ñược sức lao ñộng. Trước phải 3 người, giờ
chỉ cần 1 người làm 1 tấn thoải mái. Năm nay, giá dưa ñược 4000ñ/kg, 1m2
ñược 800 – 1000ñ, 1000 m2 cũng ñược 8 – 10 triệu.”
(Nhóm nòng cốt xóm Cốc Nhan, xã Quảng Hưng, huyện Nguyên Bình)
Ở xóm Lũng Thoong (xã Ngọc Động, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng), con
ñường CDF là ñộng lực ñể người dân chuyển ñổi sản xuất. Đây là con ñường dẫn
từ xóm tới UBND và cũng là con ñường duy nhất lên xóm. Trước ñây chưa làm
ñường bê tông, ñường dốc cao, trơn trượt, xe cộ khó ñi, người dân không thể trồng
nhiều mía do vận chuyển khó khăn. Đến nay, khi con ñường ñã ñược bê tông hóa,
ñường ñủ rộng ñể ô tô có thể lên ñược tới xóm thì xu hướng của người dân là tăng
trồng mía mang lại hiệu quả kinh tế cao và ñỡ công lao ñộng chăm sóc so với trồng
ngô (Hộp 4).
“Trước có 22/36 hộ trồng mía, năm nay làm ñường thì toàn bộ các hộ trồng.”
(Nhóm người dân xóm Lũng Thoong, xã Ngọc Động, huyện Quảng Uyên )

Hộp 4: Chuyển ñổi cơ cấu cây trồng và tăng thu nhập nhờ có ñường CDF

Trước ñây, cuộc sống ở xóm Lũng Thoong (xã Ngọc Động, huyện Quảng Uyên) gặp rất nhiều khó
khăn do không có ñường. Gia ñình anh L. V. V. hộ nghèo xóm Lũng Thoong sống bằng việc trồng
lúa, trồng mía nhưng hiệu quả kinh tế không cao, nên ñã chuyển sang trồng ngô, do ñược nhà nước
hỗ trợ giống, tuy nhiên, trồng ngô cũng chỉ ñủ ăn, cuộc sống của gia ñình anh vẫn gặp nhiều khó
khăn.
Từ khi có con ñường, gia ñình anh quyết ñịnh sẽ chuyển về trồng mía do có lãi nhờ giảm ñược tiền
trong khâu vận chuyển
14

Đường cấp 5 trong quy ñịnh về xây ñựng Giao thông nông thôn: ñường rộng 3 – 3.5 m

23


“Trước ñây trồng mía do phải thuê xe công nông mất 100 nghìn/xe trở từ lũng ra UBND lại
mất rất nhiều công, không thể vác nổi. Do có ñường CDF, xe của nhà máy vào gần ñược nên
giờ cũng chỉ phải vác có 100 – 300m thôi, giảm ñược 4 công và cả tiền thuê xe. Muốn mua
phân thì gọi ô tô trở ñến tận nhà cũng ñỡ công bê mất 1Km, vì thế gia ñình sẽ chuyển sang
trồng mía.”
Nhờ có ñường mà sự giao lưu, trao ñổi kiến thức của gia ñình anh L. V. V. cũng ñược cải thiện.
“Có con ñường, nhiều người lên chơi ñể nói chuyện, trao ñổi kiến thức, họ nói cho cách trồng
cây mới như: ngô, dưa, cách xây dựng nhà cửa, trước ñây thì không lên nhiều.”

Xây cầu từ nguồn CDF cũng có ý nghĩa quan trọng ñối với các thôn xóm khảo sát.
Tại xóm Khạng, xã Địch Giáo (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) cây cầu qua suối Bai
Lồi dẫn ra cánh ñồng chính của xóm (rộng khoảng 20 ha) ñã hỏng, không sử dụng
ñược. Năm 2010, CDF ñầu tư xây cầu Bai Lồi, sản xuất nông nghiệp của người dân
trong xóm nhờ ñó ñã có nhiều cải thiện (Hộp 5).
Hộp 5: Cầu nội ñồng giúp cải thiện sản xuất nông nghiệp
Đường nội ñồng của xóm Khạng ñã có từ nhiều năm nhưng bị ngăn cách bởi suối Bai Lồi rộng

khoảng 5m. Vì cầu ñã hỏng nên người trong xóm thường lội suối ñể ñi làm ñồng. Mùa mưa, suối ñầy
nước, người dân phải ñi vòng qua xóm khác mất hơn một tiếng mới ra ñến ruộng.
“Ngày xưa khổ lắm, mỗi lần ñi ra ñồng lại phải lội suối, không thì ñi tắt. Khi có mưa bão thì
chả ai dám ñi vì sợ. Gánh phân thì phải ñi vòng qua bên xóm Trung, phải ñi qua bờ ruộng
nên có khi bị ngã, phân rơi xuống ruộng nhà người ta”
(Đ.V.T, trường thôn Khạng)
Khi có CDF về, người dân lập kế hoạch ñề xuất lên xã xây dựng cầu Bai Lồi. Cầu ñược xây dựng
tháng 3/2010 với vốn ñầu tư 34 triệu ñồng, trong ñó nguồn hỗ trợ của CDF là 26,5 triệu.
Cầu Bai Lồi ñược xây dựng ñã giúp canh tác thuận tiện, mùa lũ người dân vẫn sang thăm ñồng ñược
và ñẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp.

“Giờ thì trời mưa cũng khỏi lo, ñỡ phải ñi vòng, xe cải tiến, xe ñạp chở phân
bón ra ñược tận ruộng”
(B.V.H, xóm Khạng, xã Địch Giáo)

Mng CDF
Mương bai thủy lợi là loại công trình ñem lại những tác ñộng rất lớn tới ñời sống của
người dân ở rất nhiều xóm thuộc các xã Ngọc Động, Quảng Hưng, Bắc Hợp (Cao
Bằng), Vũ Lâm, Quý Hòa, Địch Giáo (Hòa Bình)… Tại nhiều thôn, xóm sau khi có
mương, có ñập có thể tăng vụ, tăng năng suất, giảm công lao ñộng, cải thiện tình
làng nghĩa xóm.
Từ khi có mương thủy lợi CDF, cuộc sống người dân xóm Bản Nưa (xã Bắc Hợp,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), xóm Quyết Tiến (xã Vũ Lâm, huyện Lạc Sơn,
tỉnh Hòa Bình)… ñã ñược cải thiện. Trước ñây, mương chỉ ñược ñắp bằng ñất,
nước thường thấm hết, ñất lở chặn mương làm cho nước không về ñược, người
dân (nhất là phụ nữ) rất tốn công ñi khơi mương, mà vẫn không tránh ñược tình
trạng thiếu nước và tranh chấp nước giữa những hộ trong xóm. Sau khi xây mương,

24



×