Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CHUYÊN đề bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn TIẾNG VIỆT lớp 5 PHÂN môn LUYỆN từ và câu (PHẦN cấu tạo từ )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.82 KB, 13 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH LIÊN CHÂU

Độc lập – tự do – hạnh phúc
`
Liên Châu, ngày 15 tháng 3 năm 2014

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU (PHẦN CẤU TẠO TỪ )

I. Đặt vấn đề:
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục và đào tạo hiện nay là nâng cao chất lượng
đại trà, mũi nhọn tiến tới chuẩn mức 2. Việc nâng cao chất lượng giáo dục là vấn
đề cơ bản, then chốt trong mỗi nhà trường. Chính vì lẽ đó mà nâng cao chất
lượng bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi
năm học. Để nâng cao chất lượng giáo dục cần đầu tư xây dựng nền tảng là chất
lượng đại trà bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Từ đó phát hiện,
lựa chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đầu
tiên để đào tạo nên những nhân tài cho đất nước là đỉnh cao của giáo dục ngày
nay.
Tiếng việt là môn học hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử
dụng tiếng việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong cái môi
trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua dạy và học tiếng việt góp phần rèn
luyện các thao tác tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về


tiếng việt và những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội, con người về văn hóa
và văn hóa dân tộc của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt


và hình thành thói quen gìn giữ sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt góp phần
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt là nhiệm vụ rất quan
trọng giúp các em phát triển năng lực tiếng Việt một cách sáng tạo trên nền tảng
nắm vững kiến thức đại trà, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để tham
gia vào các kì thi học sinh giỏi . Bồi dưỡng tiếng Việt giúp các em hiểu biết sâu
rộng tạo cho các em tình yêu thiên nhiên, con người, yêu cuộc sống và giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt.
Việc bồi dưỡng chuyên đề là thường xuyên nhưng Bồi dưỡng chuyên đề
học sinh giỏi là mới mẻ, không tránh khỏi sự sơ xuất. Chúng tôi trình bày
chuyên đề này nội dung mong muốn sự đóng góp tham gia ý kiến của các đồng
chí lãnh đạo và giáo viên trong cụm để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh
giỏi của trường Tiểu học Liên Châu ngày được hoàn thiện hơn.
II. Giải quyết vấn đề.
1. Các giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
a. Về phía người thầy.
- Công tác chuẩn bị: Ngay từ đầu năm ,cần nghiên cứu kỹ đối tượng HS qua
kết quả khảo sát chất lượng đầu năm nếu thấy được chất lượng chưa đồng đều
,việc làm đầu tiên là phân loại đối tượng và nắm vững khả năng nhận thức của
từng em .Chúng tôi nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng đồng đều từ trung


bình lên khá, từ khá lên giỏi, giỏi đạt được kết quả trong kỳ thi ,đây là việc làm rất
khó khăn khiến tôi loay hoay tìm giải pháp.
-Trước tiên họp với phụ huynh thông báo kết quả cụ thể tới từng em,từng
nhóm đối tượng, bàn hướng phấn đấu trong năm để tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ
của phụ huynh học sinh.
-Bàn biện pháp hỗ trợ học tăng giờ tăng buổi: mỗi ngày tăng 1giờ, được phụ
huynh nhất trí tạo điều kiện về thời gian cho các em học tập ,chăm sóc ăn uống
đầy đủ để có sức khoẻ học tập, đồng thời kiểm tra đôn đốc việc học tập của các

em ở nhà .
- Hai là để làm tốt công tác bồi dưỡng người thầy đòi hỏi cần có ý thức tự
học hỏi sưu tầm tài liệu, tự bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ, tích cực
học hỏi kinh nghiệm của các bạn đi trước, luôn phải tâm huyết với nghề không
quản ngại thời gian, công sức. Luôn bám sát kế hoạch nhà trường và chủ động lập
kế hoạch cụ thể cho từng bài, từng ngày, từng tuần.
-Việc giảng dạy trên lớp cần nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy như :
* Đổi mới phương pháp dạy học, thầy tổ chức các hoạt động một cách cụ
thể sát với đối tượng, hệ thốngcâu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu. Trong mỗi giờ HS được
trao đổi thảo luận bàn bạc với nhau, tìm tòi để phát hiện ra kiến thức mới. GVcần
tôn trọng ý kiến của học sinh, lắng nghe ý kiến của các em bởi đôi khi các em có
những ý tưởng, sáng kiến rất hay mà giáo viên cần ghi nhận .
* Các giờ dạy cần sử dụng trực quan giúp các em dễ hiểu dễ nhớ, vận dụng
tốt khi thực hành, luyện tập tỉ mỉ từng dạng bài để học sinh nắm chắc kiến thức cơ


bản ngay tại lớp, thực hành nhiều, chấm chữa bài thường xuyên, rèn kĩ năng trình
bày từ chữ viết, câu, từ, đến diễn đạt, khích lệ sự chăm chỉ, say sưa học tập .
* Luôn nêu gương tốt điển hình để khích lệ học sinh dù chỉ là một tiến bộ
nhỏ .
* Luôn tôn trọng ý kiến của học sinh và khai thác sự sáng tạo giúp học sinh
phát triển trí thông minh trong quá trình học tập.
* Kết thúc từng phần, từng chương phân ra từng chuyên đề để bồi dưỡng
* Tự ra đề kiểm tra sau từng chuyên đề chấm chữa kịp thời để bổ sung
những diểm còn thiếu sót.
* Chữa tỉ mỉ các dạng bài trường ra và cấp trên khảo sát .
* Làm việc tự giác là chính, tự chuyển đổi phương pháp nâng cao chất
lượng thực chất.
* Hàng tháng tổ chức thi vô địch để động viên khích lệ học sinh tiến bộ.
* Khen và nhắc nhở học sinh đúng đảm bảo công bằng.

b. Về phía học sinh:
- Có đủ tài liệu học tập.
- xác định đúng mục đích học tập, ý thức say sưa, tự giác học tập.
- Có nề nếp , phương pháp học tập có hiệu quả.
- Có sáng tạo tìm tòi khám phá kiến thức mới.
- Có hướng phấn đấu vươn lên , thi đua trong học tập.
c. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
* Nội dung:


- Giảng dạy đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính chính xác kiến thức đại trà
trong SGK.
- Thống kê các bài tập khó của từng mảng kiến thức rồi chia thành chuyên
đề dạy theo chuyên đề đó.
* Phương pháp dạy học:
- Vận dụng đổi mới trên nhiều hình thức dạy khác nhau để HS hứng thú
nắm được bài tại lớp, vận dụng thực hành nhiều, khích lệ sự phấn đấu thi đua
hăng say học tập vươn tới đỉnh cao nhất. Luôn đảm bảo tính khoa học, không
nhồi nhét kiến thức, cân đối giữa học và hành để học sinh biết vận dụng kiến
thức bào thực tế.
* Về kiểm tra đánh giá.
- Kiểm tra thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần và sau mỗi chuyên đề,
chấm chữa bài tập kịp thời để phát hiện những lỗ hổng kiến thức mà động viên
học sinh thi đua .
- Đánh giá đảm bảo tốt vô tư, công bằng, khách quan chỉ cho học sinh lỗi
sai, rút ra bài học sau mỗi phần giúp các em ghi nhớ khắc sâu kiến thức.
2. Các hoạt động dạy học chuyên đề BD HSG về cấu tạo từ.
a. Mục tiêu:
Phần đấu tạo từ được học xuyên suốt từ lớp 4 đến lớp 5. Trong phần này
lý thuyết các em đã thực hiện được học chỉ từ tuần 3, 4 của lớp 4 và thực hành

ôn luyện giải bài tập vận dụng ở lớp 5.


Trong chuyên đề nàu chúng tôi không ôn lại về lý thuyết từng bước cụ thể
mà chỉ gợi các em nhớ lại và thực hành giải 1 số bài tập về cấu tạo từ, cấu tạo từ
phức giúp các em biết dùng các thao tác đã học để tách được từ đơn, từ phức
trong đoạn văn, từ ghép từ láy được chia ra từng loại đã học một cách chính xác
tiến tới không còn nhầm lẫn giữa 2 loại.
b. Hệ thống các dạng bài tập của chuyên đề:
1. Tìm từ đơn, từ phức có trong đoạn văn.
2. Xếp các từ cho trước thành các nhóm khác nhau.
3. Dạng bài về tìm từ ghép trong đoạn văn (ghép phân loại và ghép tổng
hợp).
4. Dạng bài tổng hợp tìm từ ghép phân loại, ghép tổng hợp và từ láy.
5. Xác định từ láy rồi phân ra các kiểu từ láy.
6. Bài tập tổng hợp.
c. Vận dụng dạy bài luyện từ và câu lớp 5 phần cấu tạo từ.
1. Mục đích yêu cầu
2. Chuẩn bị.
- Phiếu học tập in các bài tập cho HS thực hành.
- Bảng phụ, máy chiếu, màn chiếu.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ1: Hệ thống kiến thức.
Hệ thống lại các kiến thức liên quan khi thực hiện giải các bài tập về cấu tạo từ.
- Từ do đâu mà có?


- Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu, xét về mặt cấu tạo từ được chia
ra làm mấy loại? Đó là những loại nào? Hãy vẽ sơ đồ biểu thị các loại đó.
- Sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy.

a. Giống nhau: cùng có từ 2 hay nhiều tiếng tạo thành.
b. Khác nhau:
- Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
- Từ láy: các tiếng có quan hệ với nhau về âm.
HĐ 2: HD giải bài tập về cấu tạo từ
tìm từ đơn, từ phức có trong đoạn
văn.
Bài 1: Dùng gạch chéo (/) tách các từ - Đọc đề bài
trong đoạn văn sau, rồi ghi lại các từ
đơn, từ phức:
- Tổ chức cho HS làm theo cặp

- Làm bài theo cặp

- Dán phiếu nhận xét
- Từ nào là từ đơn?
- từ nào là từ phức?
Bài 2: Tìm các từ ghép, từ láy có trong

- Đọc đề bài

đoạn thơ sau:

- Làm bài cá nhân

- Nhận xét, chữa bài
HĐ 3: HD giải bài tập xếp các từ vào
các nhóm khác nhau.



Bài 3: Xếp các từ sau vào 4 nhóm
TGTH, TGPL, từ láy, kết hợp 2 từ

- Làm bài cá nhân

đơn.

- Nêu kết quả làm bài

- Ghi kết quả HS nêu

- Nhận xét

- Nhận xét, chữa bài
HĐ 4: HD giải bài tập điền tiếp vào
chỗ trống để có từ ghép, từ láy.
Bài 4: Cho các tiếng sau: Mềm, xinh,
khỏe, mong, nhớ, buồn.
Tìm các tiếng thích hợp ghép với các
tiếng trên để có:

- Làm bài theo nhóm đôi

a. Các từ ghép.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả

b. Các từ láy

- Các nhóm khác nhận xét


- Nhận xét, chốt bài
HĐ 5: HD giải bài tập tổng hợp về
tìm từ.
Bài 5:

- Đọc đề bài
- 2HS làm vào bảng phụ, lớp làm bài

- Thu bài chấm
- Nhận xét
HĐ 6: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống kiến thức

cá nhân vào vở


- Nhận xét giờ học

III.KẾT LUẬN
Tóm lại qua thực tế giảng dạy tuy kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi
không có nhiều nhưng tôi thấy rằng: Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục nhằm
đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đội
ngũ thầy cô giáo phải xác định mình là lực lượng cốt cán giữ vai trò quyết định
tới chất lượng và hiệu quả giáo dục. Mỗi người thầy phải phấn đấu thành
người thầy giỏi thì mới mong có trò giỏi. Phải không ngừng học tập nâng
cao chuyên mộ nghiệp vụ để làm tốt sứ mệnh vẻ vang của mình, xứng đáng là
“ kỹ sư tâm hồn” góp phần đào tạo thế hệ trẻ sớm trở thành chủ nhân đất nước
có đủ tài và đức góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp như mong
muốn của bác Hồ kính yêu.

Trên đây là bài viết chuyên đề của tỏ 4 + 5 Trường Tiểu học Liên Châu
chắc không tránh khỏi sự thieue sót , kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của bạn bè đồng nghiệp để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng có
các kết quả cao.
Ngày 2/3/2014
Người viết


Lê Thị Loan

A. Ôn lý thuyết
* Cấu tạo từ:
- Từ do đâu mà có?
- Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu, xét về mặt cấu tạo từ được chia
ra làm mấy loại?
Từ

Từ phức

từ láy

Kiểu láy

Láy âm
Láy vần

Từ đơn

Từ ghép


TGPL

Láy cả âm và vẩn
Láy tiếng

TGTH
Dạng láy

Láy đơn
Láy ba
Láy tư

- Từ ghép và từ láy có điểm nào giống và khác nhau?
Bài 1: Dùng gạch chéo (/) tách các từ trong đoạn văn sau, rồi ghi lại các từ đơn,
từ phức:


Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông
hoa rập rờn trước gió, màu hoa đỏ thắm, cánh hóa mịn màng, khum khum úp sát
vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đóa hoa tỏa hương thơm ngát.
Bài 2: Tìm các từ ghép, từ láy có trong đoạn thơ sau:
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt mưa rơi
Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
Bài 3: Xếp các từ sau vào 4 nhóm TGTH, TGPL, từ láy, kết hợp 2 từ đơn.

Thúng mủng, khoai lang, tươi tốt, bạn đường, xe cộ, chim chóc, gắn bó,
nhỏ nhẹ, uống nước, quanh co, tuổi tác, cũ kĩ, ầm ĩ, nụ hoa, bạn bè, nhí nhảnh,
luộc lạc, chôm chôm, bao bọc, nước uống, đất đai, bâng khuâng, ồn ào, chăm
chỉ, ngốc nghếch
Bài 4: Cho các tiếng sau: Mềm, xinh, khỏe, mong, nhớ, buồn.
Tìm các tiếng thích hợp ghép với các tiếng trên để có:
a. Các từ ghép.
b. Các từ láy
Bài 5: Đọc đoạn văn:


Tháng ba, sau những đợt mưa xuân, chuối tơ vươn lên phơi phới. Những
tàu lá xanh ngắt như những bàn tay xanh nõn nà phe phẩy rung động. Những hạt
mưa gõ vào tàu lá tạo ra những âm thanh nghe thật vui tai. Cái đọt chuối cuốn
tròn màu xanh cẩm thạch như một ngón tay búp măng trỏ lên bầu trời. Dưới
nắng xuân, lá chuối ngời lên óng ánh như những tấm gương.
a. Tìm từ ghép trong đoạn văn trên rồi chia thành hai nhóm: từ ghép có
nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
b. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên, rồi chia thành ba nhóm: từ láy âm
đầu, từ láy vần, từ láy cả âm đầu và vần
Bài 6: Tìm 5 từ ghép phân loại có âm đầu giống nhau, 5 từ ghép tổng hợp có âm
đầu giống nhau, 5 từ ghép có 2 tiếng mà nếu viết các tiếng đó theo thứ tự ngược
lại ta được từ khác cũng có nghĩa.
Bài 7: Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có .
a. Từ ghép tổng hợp
b. Từ ghép phân loại
c. Từ láy.
Nhỏ, lanh, vui, xanh
Bài 8: Tìm 10 từ chứa tiếng “mai” trong đó có 3 từ láy, 4 từ ghép tổng hợp, 3 từ
ghép phân loại.

Bài 9: Tìm từ dùng sai trong các câu và sửa lại cho đúng,
a. Em thường quét nhà cửa bằng chiếc chổi rơm đó.
b. Ông từng là một viên quan lại trong triều đình.


c. Chiếc quần áo của bạn có nhiều miếng vá nhưng rất sạch.
d. Bác em đang trồng cây cối ngoài vườn.
e. Quê nhà bạn ấy ở một vùng nông thôn.

Bài 10: Chia các từ phức trong đoạn văn sau thành hai nhóm thích hợp và đặt
tên cho mỗi nhóm
Trong những năm đi đánh giặc , nỗi nhớ đât đai , nhà cửa , ruộng vườn thỉnh
thoảng lại cháy lên trong lòng anh . Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng
lặng , bỗng vang lên một tiếng gà gáy , những buổi hành quân bất chợt gặp một
đàn bò rừng nhởn nha gặm cỏ . Những lúc này lòng anh lại cồn cào , xao xuyến .
;



×