Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHUYÊN đề dạy học lý THUYẾT TIN học 6 BẰNG bài GIẢNG điện cực HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.87 KB, 16 trang )

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN YÊN LẠC
Trường THCS Đồng Cương

CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC LÝ THUYẾT TIN HỌC 6 BẰNG BÀI GIẢNG
ĐIỆN TỬ
Môn: Tin Học 6

Giáo viên: Ngô Thị Tâm
Tổ: KHTN

Năm học: 2013 - 2014
CHUYÊN ĐỀ

DẠY HỌC LÝ THUYẾT TIN HỌC 6 BẰNG BÀI GIẢNG
ĐIỆN TỬ
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1


I. Lí do chọn chuyên đề
Những năm gần nay bộ giáo dục và đào tạo đã khuyến khích ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác dạy học. Và hiện nay thì gần như các trường
THPT, THCS và 1 số trường tiểu học đã được đưa Tin học vào thành 1 môn
học. Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ
bản về CNTT và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh
bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ
và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống.
Môn Tin học được đưa vào giảng dạy ở cấp tiểu học, nhưng dưới hình
thức là môn học tự chọn không bắt buộc. Vì vậy nội dung môn Tin học ở THCS


được xây dựng trên cơ sở lí thuyết mới. Bắt đầu từ lớp 6 các em được làm quen
với các khái niệm cơ bản về tin học và công nghệ thông tin; các khái niệm về hệ
điều hành, cách tổ chức thông tin trong máy tính; làm quen với các phần mềm
giúp các em vừa học vừa chơi như: Luyện tập chuột, phần mềm Mario luyện tập
chuột; bước đầu biết về soạn thảo văn bản và các thao tác trên văn bản như:
Định dạng văn bản, Định dạng kí tự, Chỉnh sửa văn bản, Tìm kiếm và thay thế,
Thêm hình ảnh để minh họa, Trình bày cô đọng bằng bảng..., nếu khi dạy các
tiết lí thuyết mà ta không minh họa bằng hình ảnh hay thao tác trực tiếp cho học
sinh quan sát thì không thể hình dung ra thao tác thực hiện như thế nào, kết quả
của thao tác ra sao, tại sao lại có được kết quả đó, bởi vì lượng lí thuyết dài lại
rất trừu tượng… .Vì vậy mà khi dạy lí thuyết GV gặp rất nhiều khó khăn để giúp
học sinh hiểu được bài, do không được quan sát trực tiếp nên học sinh khó hiểu
bài, cảm thấy chán nản dẫn tới chán học môn này. Để giúp học sinh hiểu bài
hơn, hứng thú học tập hơn chính vì vậy mà cần sử dụng bài giảng điện tử vào
dạy lí thuyết tin học 6. Đó là lí do tôi chọn chuyên đề “Dạy học lí thuyết Tin học
6 bằng bài giảng điện tử”.
II. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh khối 6 tiếp thu nhanh kiến thức, ghi nhớ sâu về lí thuyết tin học 6
để tiết thực hành có hiệu quả hơn.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Lý thuyết tin học 6
- Học sinh lớp 6A2 trường THCS Đồng Cương
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Soạn các bài lí thuyết Tin học 6 bằng Power Point
- Kiểm tra học sinh sau khi học xong lí thuyết
- Cho học sinh thực hành và kiểm tra kết quả thực hành

2



PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Tin học được đưa vào nhà trường, vào giáo dục của nước ta nhằm giúp
học sinh chúng ta theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đưa
Tin học vào nhà trường nói chung và THCS nói riêng là một việc làm cần thiết
để các em làm quen và tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến.
Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng. Đối với học sinh lớp 6 khi học bộ môn Tin học này không thể làm
trái với nguyên lý nhận thức đó. Việc dạy tin học trong nhà trường hiện nay đối
với nước ta không phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một công cụ riêng của
môn học là máy tính. “Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình có
tính chất thuật toán nhằm mô tả biến đổi thông tin. Là khoa học dựa trên máy
tính điện tử nghiên cứu cấu trúc, các tính chất chung của thông tin, các quy luật
và phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin một cách
tự động chính xác qua công cụ là máy tính điện tử”. Vậy làm thế nào để cho học
sinh dễ hiểu một cách nhanh chóng chính xác và có kĩ năng thực hành là một
nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên dạy Tin học hiện nay.
Để giảng dạy tốt bộ môn Tin học có chất lượng, đạt kết cao thì người thầy
giáo ngoài tinh thông về bộ môn Tin học, cần nắm chắc phương pháp dạy học
kết hợp với bài giảng điện tử.
II. Cơ sở thực tiễn
Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề tại trường THCS
Đồng Cương - Yên Lạc:
1. Thuận lợi:
* Về nhà trường:
- Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều
kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6, tạo điền kiện sắm sửa máy móc, trang
thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
- Được sự ủng hộ của các cấp Ủy đảng - UBND - các ban ngành, phụ huynh
toàn trường hỗ trợ về cả tinh thần cũng như cơ sở vật chất cho nhà trường.

* Về giáo viên và học sinh:
- Giáo viên được đào tạo đúng chuẩn chuyên ngành về tin học để đáp ứng yêu
cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc THCS. GV giảng dạy bằng bài giảng
điện tử không mất nhiều thời gian ghi bảng nên có thể bao quát lớp.
- Học sinh hứng thú, hăng hái phát biểu xây dựng bài do đây là môn học trực
quan sinh động, khám phá lĩnh vực mới; nhất là tiết thực hành học sinh học tập
rất nghiêm túc, thao tác chính xác, đúng.

3


2. Khó khăn
* Về nhà trường:
- Nhà trường chưa có phóng máy chiếu riêng, nên gặp khó khăn khi dạy. Trường
đã có phòng máy vi tính để học sinh thực hành, nhưng vẫn còn hạn chế về số
lượng và chất lượng. Mỗi tiết học có tới 3 đến 4 em một máy nên các em, không
có thời gian thực hành làm bài tập một cách đầy đủ.
- Nhiều máy cấu hình đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng học tập. Các phần mềm học tập là các phiên bản
miễn phí và dùng thử nên thường bị trục trặc khi học tập.
* Về giáo viên và học sinh
- Trong khi thực hành, các máy thường gặp sự cố, trục trặc mà giáo viên chưa có
khả năng tự sửa chữa dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được. GV
phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị thêm giáo án điện tử, mà giáo án điện tử
không hiển thị hết đầy đủ nội dung toàn bài cùng một lúc. GV sẽ bị động nếu có
sự cố mất điện bất ngờ, nên giáo viên cần chuẩn bị trước nếu có sự cố xảy ra.
- Học sinh: Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở phạm vi
trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính của các em còn hạn
chế, nên việc học tập của các em còn mang tính chậm chạp.
3. Hạn chế

Chuyên đề này mới chỉ được áp dụng dạy 1 tiết lí thuyết Tin học 6 tại lớp
6A2 của trường THCS Đồng Cương, vì trường chưa có phòng máy chiếu riêng
nên gặp khó khăn khi dạy bài giảng điện tử vì vậy mà chưa thể dạy hết các tiết
lí thuyết tin học 6 bằng bài giảng điện tử được.
4. Thực trạng
Trước khi thực hiện chuyên đề tôi khảo sát lớp 6A2 thông qua giờ dạy lí
thuyết, dạy thực hành và kiểm tra bài cũ. Tổng hợp kết quả như sau:
Mức độ thao tác

Trước khi thực hiện chuyên đề
Số HS
Tỉ lệ
05/41
12.20%
17/41
41.46%
14/41
34.14%
05/41
12.20%

Thao tác nhanh, đúng
Thao tác đúng
Thao tác chậm
Chưa biết thao tác
III. Giải quyết vấn đề
1. Ứng dụng bài giảng điện tử
Đối với bài giảng điện tử thì không xa lạ gì với mỗi giáo viên tất các môn
học, tuy nhiên, trong Tin học cũng vậy, để thực hiện tiết dạy tin học nói chung
và tin học 6 nói riêng thì:


4


* Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù
hợp: Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải
xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các
bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết, bằng
hình chụp được về phần cứng của máy tính đưa lên màn hình (đối với một số
thiết bị không đủ điều kiện để mỗi HS quan sát trực tiếp được như CPU,
RAM…), hoặc hình ảnh thực tế về bàn phím, chuột, ổ đĩa…khi giới thiệu cho
học sinh các bộ phận về máy tính… .
Ví dụ1: Bài làm quen với máy tính. Khi giáo viên giới thiệu bộ phận chuột
máy tính, giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con
chuột có những phím nào, chức năng của các phím đó, tay đặt lên con chuột đó
như thế nào. Bằng phương pháp trực quan cho HS quan sát trực tiếp chuột kết
hợp trình chiếu lên bảng HS tập trung và có thể làm theo ngay tại chỗ. Nếu thao
tác nhấp chuột mà giáo viên chỉ nói miệng và làm mẫu thì HS không tài nào làm
theo được vì động tác nhấp chuột chỉ cử động rất nhẹ các ngón tay. Tuy nhiên
nếu ta dùng bài giảng điện tử thì HS thấy rất rõ ràng, sinh động hơn, thu hút
hơn, hiệu quả hơn.Nú
Nút trái

t

Nút phải
t
trá
i



t
Nút
phải

ph
t
Nút giữa
ải
gi
ữa

C
CÁCH CẦM CHUỘT

* Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp,
không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi
học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. Trong bài giảng điện tử
ta có thể thực hiện được điều này.
Ví dụ2: Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản. Giáo viên dạy phần
lưu văn bản, mở văn bản. Khi học lý thuyết để học sinh hiểu và làm được thì các
thao tác phải được hướng dẫn tập trung ngay trên máy, học sinh phải thực hành
tại chỗ, thông qua một số học sinh đại diện của từng nhóm. Các thao tác mở,
lưu… đều sử dụng các từ tiếng Anh và một số hộp thoại GV không thể vẽ được
trên bảng (không thực), nếu chỉ giáo viên đọc ghi thì rất khó hiểu đến khi thực
hành học sinh lúng túng, nhưng nếu ta trình chiếu nút lệnh
lần HS sẽ ghi nhớ ngay đến khi thực hành sẽ không bỡ ngỡ.

5


lên bảng vài ba


* Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp
dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp
cho buổi học thực hành của học sinh hiệu quả hơn. Ta có thể cho một số HS
thực hành ngay trong tiết lí thuyết để các HS khác theo dõi rút kinh nghiệm, có
thể những em này hướng dẫn lại các em khác trong tiết thực hành.
* Trong giờ thực hành giáo viên nên trình chiếu hướng dẫn trên bảng để
Hs nắm bắt thao tác và yêu cầu thực hành.
Ví dụ 3: Trong bài thực hành số 3 tin học 6: Các thao tác đối với thư mục
việc trình chiếu hướng dẫn thực hiện thao tác trên bảng có tác dụng rất lớn đối
với học sinh. Nếu không trình chiếu ta phải hướng dẫn bằng cách ghi bảng rất
dài dòng khó hiểu, còn để HS tự nghiên cứu thực hành thì HS thì việc vừa
nghiên cứu SGK vừa thực hành rất khó.

* Tận dụng những những phần mềm chụp hình quay phim lại các thao tác
thực hành để trong qua trình giảng giáo viên đưa các hình ảnh, đoạn phim vào
minh họa cho quá trình dạy và học làm HS hứng thú, tập trung hơn.
* Trong các tiết bài tập: là các tiết không có nội dung bắt buộc tùy theo
từng bài, những tiết bài tập ôn tập nên sử dụng Violet hoặc kết hợp Violet với
Bài giảng điện tử để thiết kế tiết ôn tập đa dạng kiểu bài tập tạo không khí sinh
động, không nhàm chán, học sinh học tập tích cực trong tiết bài tập. Có thể kết
hợp các trò chơi để gây hứng thú và học tập sôi nổi hơn.

6


Ví dụ 4: Khi dạy ôn tập cho học sinh lớp 6, bài chương 3 “Hệ điều hành”
giáo viên chuẩn bị các bài tập dạng trắc nghiệm dạng nhận thức nhanh kiến

thức, nắm được ý chính của bài. Với sự giúp đỡ của phần mềm Violet, các câu
hỏi trực quan, học sinh quan sát và trả lời được ngay.

* Ngoài ra, giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức
bản thân đáp ứng những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ,
chính xác. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân giáo viên phải tìm tòi,
tham khảo tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường. Mỗi
giáo viên cần phải biết phục hồi sửa chữa những lỗi đơn giản thường xảy ra để
có máy tính kịp thời phục vụ bài giảng.

2. Một số lưu ý khi soạn bài giảng điện tử:
* Về màu sắc của nền hình: Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản
(contrast)

7


Chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay
nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu
sáng hay trắng.
* Về Font chữ: Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma,
…) hạn chế dùng các font chữ kiểu cách, có đuôi vì dễ mất nét và khó nhìn khi
trình chiếu.
* Về cỡ chữ: Kích cỡ chữ khoảng 24 hoặc 28.
*Việc lựa chọn các hiệu ứng đưa bài bài giảng điện tử phải mang tính sư
phạm, phù hợp với nội dung kiến thức và phương pháp dạy học. Không đưa các
hình ảnh (động), các dòng chữ chạy (để trang trí) vào các slide dạy học làm HS
mất tập trung, loãng nội dung chính của bài học.
*Trình chiếu bài giảng điện tử :
- Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội

dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc và chú ý thời gian
cho học sinh ghi chép.
- Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp theo đúng nội dung, cho xuất hiện
theo hiệu ứng thời gian tương ứng.
- Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta
trích xuất từng phần thích hợp để giảng, giải thích cho học sinh sau đó đưa về lại
trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn.
- Trong tiết học, học sinh thường có sách giáo khoa bên cạnh và dùng vở để ghi
chép. Khi trình chiếu Power Point và giảng bài, giáo viên nên chú ý đến việc ghi
vở của học sinh, tránh trường hợp học sinh chỉ tập trung theo dõi màn hình mà
không ghi chép được nội dung chính.
- Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các
slide có ký hiệu riêng. Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này.
Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu
của tiết học.
- Những nội dung có tính thuyết minh, hình ảnh minh họa, mở rộng kiến thức sẽ
nằm trong các slide khác, không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh
tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình.
- Đặc biệt, đối với môn tin học ta không nên bắt học sinh phải ghi theo mình hay
sách giáo khoa. Khi kiểm tra bài cũ không nên bắt học sinh phải thuộc lòng như
các định lí trong Toán hay các bài thơ trong môn Ngữ văn, định luật trong Vật
lí… nên để học sinh nêu theo cách hiểu và thực hành được là đạt yêu cầu.
3. Các bước khi dạy bằng bài giảng điện tử minh họa trên bài “Tìm kiếm và
thay thế”.

8


A. Chuẩn bị
* Giáo viên:

- Phòng học có trang bị máy tính và máy chiếu.
- Giáo án điện tử có hình ảnh minh họa.
- Chuẩn bị đoạn văn, bài tập cho học sinh thực hành trong giờ lí thuyết.
- Nghiên cứu sách giáo khoa và thao tác với giáo án điện tử trước khi lên lớp.
- Khởi động máy trước khi học sinh vào lớp.
- Chuẩn bị các câu hỏi và ví dụ trình chiếu lên máy để không mất thời gian. Có
thể soạn câu hỏi kiểm tra bài cũ để trình chiếu.
- Phòng máy có thêm bảng để học sinh trình bàyVD hoặc bài tập (nếu có).
* Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Đọc, tìm hiểu bài trước ở nhà.
B. Nội dung
* Kiểm tra bài cũ
- GV có thể nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ và trình chiếu câu hỏi lên máy tính.
VD: Khi dạy bài “ Tìm kiếm và thay thế”, GV chiếu câu hỏi sau:

- Sau khi học sinh trả lời và nhận xét giáo viên có thể trình chiếu đáp án cho
học sinh quan sát.
VD:

* Nội dung bài mới:

9


- Giáo viên có thể trình chiếu hình ảnh, ví dụ hay câu hỏi về đặt vấn đề dẫn
dắt học sinh vào bài mới.
VD: GV có thể giới thiệu bài “Tìm kiếm và thay thế” bằng cách chiếu nội dung
văn bản:


- Gv: Tìm cụm từ “Sư tử” trong đoạn văn trên? → HS: Tìm và GV đánh dấu.
- Gv: Chúng ta vừa tìm được cụm từ “Sư tử” theo cách thủ công, rất mất thời
gian, làm thế nào để cứ thể vừa tìm vừa thay thế được cụm từ “Sư tử” bằng từ “Cọp”
nhanh nhất. Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết được vấn đề: “Bài 19. Tìm
kiếm và thay thế”.
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi đưa ra mục đích khi tìm
kiếm phần văn bản.
Sau khi học sinh trình bày, giáo viên nhận xét và đưa ra mục đích lên màn hình. Giới
thiệu cho học sinh các bước để thực hiện được thao tác tìm kiếm phần văn bản. VD:

10


- GV dùng thước chỉ cho học sinh theo các thao tác trên hộp thoại Find and
Replace và thực hành mẫu cho Hs trên văn bản:

- Gv thực hành mẫu trên đoạn văn bản “Gấu, Sư tử vfa Cáo”
- Gọi 2 đến 3 HS lên bảng thực hành trực tiếp, giúp học sinh vận dụng
được lí thuyết, nắm bài chắc và lâu hơn, do các em trực tiếp làm.
- GV thực hành lại, yêu cầu học sinh quan sát dạng hiển thị các từ được tìm thấy.
VD:

- Gv thực hành, rồi hỏi học sinh: Từ hoặc các kí tự được hiển thị trên màn
hình có dạng như thế nào? → HS: Trả lời.
- Gv: Nhận xét, đưa ra lưu ý. Yêu cầu học sinh vừa nghe vừa ghi chép.
- GV đưa ra bài tập dạng trắc nghiệm giúp học sinh củng cố phần 1, hoặc
giới thiệu sang phần 2, sau đó làm bài tập củng cố.
VD: Sau khi đưa ra lí thuyết về các bước thực hiện thao tác tìm kiếm, giáo viên
đưa ra 4 bài tập củng cố, giúp học sinh nắm bắt được từ khóa, các bước thực
hiện thao tác tìm kiếm phần văn bản. tìm kiếm nhanh một từ hay cụm từ.


11


- GV giới thiệu mục 2: Có thể dẫn dắt học sinh hoặc chiếu hình ảnh giới
thiệu tại sao phải tìm kiếm và thay thế. Đưa học sinh tìm hiểu tác dụng của
thao tác.
VD: Giáo viên chiếu slide sau:

- Gv: Tính năng thay thế có tác dụng gì? → HS: Trả lời.
- Gv: Nhận xét đưa ra tác dụng, yêu cầu Hs đọc nội dung SGK tìm hiểu
các bước tìm kiếm và thay thế.

12


- GV đưa ra các bước giúp học sinh nắm được thao tác tìm kiếm và thay thế
thực hiện như thế nào, rồi thực hành mẫu và gọi học sinh thực hành lại.
VD: Giáo viên chiếu slide

- Gv: Chiếu lần lượt các thao tác, chỉ trực tiếp trên hộp thoại Find and
Replace theo từng bước. Thực hành mẫu và gọi Hs thực hành.
- GV củng cố phần 2 cho HS bằng các bài tập trắc nghiệm hoặc trò chơi gây
hứng thú cho học sinh.
VD: Sau khi giới thiệu xong phần 2, giáo viên củng cố toàn bài cho học sinh
bằng trò chơi ô chữ, với các câu hỏi ngắn, giúp học sinh trả lời nhanh, ghi nhớ
các câu lệnh và từ khóa.
Câu 1: Để tìm phần văn bản sau khi chọn lệnh Edit, tiếp theo em chọn lệnh gì?
Đáp án: Find.
Câu 2: Sau khi gõ nội dung cần tìm ở mục Find What, để thực hiện lệnh tìm

kiếm em nháy nút lệnh nào?
Đáp án: Find Next.
Câu 3: Để thay thế dãy kí tự sau khi chọn lệnh Edit, tiếp theo em chọn lệnh gì?
Đáp án: Replace.
Câu 4: Ở trang Replace nút lệnh nào thực hiện thao tác thay thế tất cả?
Đáp án: Replace All.
Câu 5: Bảng chọn Edit nằm trên thanh gì?
Đáp án: Bảng chọn.

13


* Củng cố:
- GV có thể củng cố bài lí thuyết theo bản đồ tư duy hoặc làm thành sơ đồ
cây, làm cho học sinh nắm đực các ý chính của bài, dễ học thuộc các bước.
VD: Gv chiếu slide sau, giới thiệu cho học sinh tóm tắc các mục và nội dung cần
nắm trong bài “Tìm kiếm và thay thế”.

- GV có thể mở rộng kiến thức, hoặc làm bài tập nhằm củng cố kiến thức.
VD: Gv củng cố mở rộng cho học sinh các khả năng tìm kiếm và thay thế chính
xác hơn như: Tìm kiếm phân biệt chữ hoa chữ thường, Tìm những từ hoàn
chỉnh, Tìm từ với các kí tự đại diện. Trong hộp thoại Find and Replace, nháy nút
More để mở rộng hộp thoại, quan sát:

14


4. Kết quả
Qua thời gian dạy lí thuyết tin học 6 trên lớp tôi thấy gặp rất nhiều khó
khăn vì khi dạy ta chỉ nói lí thuyết xuông mà không thao tác cho học sinh quan

sát nên học sinh cũng không thiếp thu được nhanh (một số HS không hiểu bài)
từ đó mà các em không hứng thú học tập và tiết học trở nên thụ động. Nhưng
sau khi dạy vài tiết trên máy chiếu tôi thấy học sinh hiểu bài nhanh hơn, tiếp thu
nhanh hơn, nhớ lâu, hứng thú học tập hơn, từ đó tiết dạy sinh động hơn nhiều so
với dạy trên lớp và kết quả thực hành cao hơn. Tuy nhiên giáo viên không nên
qúa lệ thuộc vào giáo án điện tử mà cần phối hợp với các phương pháp truyền
thống để tiết dạy không nhàm chán và đạt hiệu quả cao hơn.
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học lớp 6A2, so sánh với bảng
tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
Trước khi thực Sau khi thực
Tỷ lệ tăng,
Mức độ thao tác
hiện chuyên đề hiện chuyên đề
giảm
Số Hs Tỷ lệ
Số Hs Tỷ lệ
12.20
24.39
Thao tác nhanh, đúng 05/41
10/41
+12.19%
%
%
Thao tác đúng
41.46
60.98
17/41
25/41
+19.52%
%

%
Thao tác chậm
34.14
14.63
14/41
06/41
-19.51%
%
%
Chưa biết thao tác
12.20
05/41
0/41
0%
-12.20%
%
Để học sinh thao tác tốt ngoài việc thực hiện trên lớp giáo viên còn hướng
dẫn cho học sinh thực hành thêm và tự khám phá kiến thức ở nhà (nếu ở nhà có

15


máy tính). Đối với học sinh ở mỗi vùng miền khác nhau có điều kiện tốt hơn
mỗi giáo viên có những biện pháp thích hợp tùy theo điều kiện của học sinh và
của nhà trường.

PHẦN C. KẾT LUẬN
Đối với học sinh (khối 6) việc tiếp xúc với máy vi tính còn bỡ ngỡ với
nhiều em. Trong chương trình số tiết thực hành vẫn còn ít nên việc rèn luyện kỹ
năng thực hành, khám phá máy cho các em vẫn còn là một vấn đề khó giải

quyết.
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 6 tôi thấy biện pháp áp
dụng bài giảng điện tử vào việc dạy học Tin học lớp 6 đã trình bày ở trên các em
không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn,
tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy tin học khối 6 tuy
nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, và vẫn còn nhiều mặt hạn chế.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có
hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Cương, ngày 15 tháng 02 năm 2014
Người viết

Ngô Thị Tâm

16



×