Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

DẠY LÝ THUYẾT TIN HỌC 7 BẰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.63 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG THCS MỸ CẨM
………….………..
ĐỀ TÀI: DẠY LÝ THUYẾT
TIN HỌC 7 BẰNG BÀI GIẢNG
ĐIỆN TỬ
GV: Đặng Thị Cẩm Tú
Tổ chun mơn: Tự nhiên
Dạy mơn: Tin học 6, 7
1
Năm học: 2011 - 2012
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Những năm gần nay bộ giáo dục và đào tạo đã khuyến khích ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác dạy học. Và hiện nay thì gần như các trường THPT, THCS và
1 số trường tiểu học đã được đưa Tin học vào thành 1 môn học. Do tin học là 1 môn
học còn rất mới và khá trừu tượng nên học còn rất bỡ ngỡ cũng như khó tiếp thu.
Ở chương trình lớp 7 các em bắt đầu làm quen với chương trình bảng
tính, đặc thù của chương trình bảng tính này là sử dụng công thức để tính toán, bảng
tính có nhiều cột, hàng, ô, thanh công thức…, nếu khi dạy các tiết lý thuyết mà ta
không minh hoạ các hình ảnh cho học sinh quan sát (đa số hs chưa biết bảng tính là gì,
màn hình ra sao) thì không thể hình dung được giao diện của màn hình bảng tính như
thế nào, dữ liệu nhập ở đâu, nhập công thức ở đâu, nhập như thế nào và cho kết quả
đúng không để học sinh có thể so sánh trực tiếp, địa chỉ ô là sao, làm sao để xác định
địa chỉ ô, làm thế nào mà ta chỉ dùng 1 công thức có thể tính nhanh… Vì vậy mà khi
dạy lý thuyết GV gặp rất nhiều khó khăn để giúp học sinh hiểu được bài, do không thể
quan sát trực tiếp nên học sinh khó hiểu bài và trở nên chán học môn này. Để giúp học
sinh hiểu bài hơn, hứng thú học tập hơn chính vì vậy mà cần nên sử dụng bài giảng
điện tử vào dạy lý thuyết tin học 7. Đó là lí do tôi chọn đề tài“ Dạy lý thuyết tin học 7
bằng bài giảng điện tử”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Giúp cho học sinh khối 7 tiếp thu nhanh lý thuyết tin học 7 để thực tiết thực


hành có hiệu quả hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Lý thuyết tin học lớp 7
- Học sinh khối 7 trường THCS Mỹ Cẩm – Càng Long – Trà Vinh
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Soạn các bài lý thuyết tin học 7 bằng bài giảng powerpoint
- Kiểm tra học sinh khối 7 sau khi học xong lý thuyết
- Cho học sinh thực hành và kiểm tra kết quả bài thực hành.
V. NỘI DUNG:
A/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTG ngày 9/12/2000 về việc
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: nội dung chương trình là tích cực áp dụng
một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học.
+ Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán
triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
+ Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
+ Trong nhiệm vụ năm học 2005 - 2006 Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn
trương triển khai chương trình phát triển nguần nhân lực CNTT từ nay đến năm 2010
của chính phủ và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông giai đoạn 2005 -
20010 của ngành.
B/ CƠ SỞ THỰC TIỂN:
1. Thuận lợi:
* Nhà trường:
2
- Tuy môn tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều
kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết
bị phục vụ cho việc dạy và học môn tin học.
- Được sự ủng hộ của các cấp Uỷ Đảng - UBND - các ban ngành, phụ huynh toàn
trường hỗ trợ về cả tinh thầnh cũng như cơ sở vật chất cho nhà trường.
* Giáo viên:

- Giáo viên được đào tạo đúng chuẩn chuyên ngành về tin học để đáp ứng yêu
cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc THCS.
- GV không mất nhiều thời gian ghi bảng nên có thể bao quát lớp hơn
* Học sinh:
- Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới
nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
- HS được tiếp xúc trực tiếp với bảng tính nên dễ tiếp thu hơn, hứng thú học
tập hơn.
- HS có tiếp xúc với máy và có thao tác nên khi thực hành nhanh hơn.
2. Khó khăn:
* Nhà trường:
- Trường chưa có phòng máy chiếu riêng, nên gặp khó khăn khi dạy.
- Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn
hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi lớp thực hành có tới 2 em ngồi
cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập
một cách đầy đủ.
* Giáo viên:
- Môn tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc THCS nên
chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và
đang hoàn chỉnh. Hơn nữa khi thực hành, các máy thường gặp sự cố, trục trặc mà
giáo viên chưa có khả năng tự sửa chửa dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực
hành được. Đầu năm giáo viên cũng chưa có lịch học chuyên môn.
- GV phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị thêm giáo án điện tử.
- Giáo án điện tử không hiển thị hết được đầy đủ nội dung của toàn bài cùng
lúc.
- GV sẽ bị động nếu có sự cố mất điện bất ngờ, vì vậy giáo viên cần phải có sự
chuẩn bị trước nếu có sự cố này xãy ra.
* Học sinh:
Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu,
do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập

của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp.
3. Hạn chế:
Đề tài chỉ mới được áp dụng dạy 1 tiết lý thuyết Tin học 7 của trường THCS
Mỹ Cẩm, vì trường chưa có phòng máy chiếu riêng nên gặp khó khăn khi dạy bài
giảng điện tử vì vậy mà chưa thể dạy hết các tiết lý thuyết tin học 7 bằng bài giảng
điện tử được.
C/ THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG THCS MỸ CẨM:
3
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát khối lớp 7 trường THCS Mỹ Cẩm thông
qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả
thu được:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện đề tài
Số hs Tỷ lệ
Thao tác nhanh, đúng 5/26 19.2%
Thao tác đúng 11/26 42.3%
Thao tác chậm 9/26 34.6%
Không biết thao tác 1/26 3.9%
D/CÁC BƯỚC KHI DẠY TIN HỌC 7 BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ:
1/ Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Phòng học có trang bị máy tính và máy chiếu.
- Giáo án điện tử có hình ảnh minh hoạ.
- Chuẩn bị phần mềm của bài dạy được cài đặt sẳn trong máy.
- Nghiên cứu sách giáo khoa và thao tác với giáo án điện tử trước khi lên lớp.
- Khởi động máy trước khi học sinh vào lớp.
- Chuẩn bị các câu hỏi và ví dụ trình chiếu lên máy để không mất thời gian.
Có thể soạn câu hỏi kiểm tra bài cũ để trình chiếu.
- Phòng máy có thêm bảng để học sinh có thể lên trình bày VD hoặc bài tập
(nếu có)

* Học sinh:
- Sách giáo khoa, tập viết.
- Đọc bài trước ở nhà để dễ tiếp thu.
- Các bảng phụ để trình bày VD (nếu có)
2/ Thực hiện:
a) Kiểm tra bài củ:
- GV có thể nêu câu hỏi kiểm tra bài củ và trình chiếu câu hỏi lên máy tính.
VD:
- Sau khi học sinh trả lời và nhận xét giáo viên có thể trình chiếu đáp án cho
học sinh quan sát.
VD:
4
b) Bài mới:
- GV có thể trình chiếu hình ảnh, ví dụ hay câu hỏi để đặt vấn đề dẫn sắt HS
vào bài mới.
VD: GV có thể giới thiệu bài “Chương Trình Bảng Tính Là Gì?” bằng cách chiếu
2 văn bản như sau:
Văn bản 1:
- Lê Thái Anh: Toán 8, Lý 7, Văn 8, Tin học 8, Điểm TB 7.8.
- Lê Hoài An: Toán 8, Lý 8, Văn 8, Tin học 8, Điểm TB 8.0.
- Phạm Như Anh: Toán 9, Lý 10, Văn 10, Tin học 10, Điểm TB 9.8.
- Vũ Việt Anh: Toán 8, Lý 6, Văn 8, Tin học 8, Điểm TB 7.5.
Văn bản 2:
Họ tên
Toán Lý Văn Tin học Điểm TB
Lê Thái Anh 8 7 8 8 7.8
Lê Hoài An 8 8 8 8 8.0
Phạm Như Anh 9 10 10 10 9.8
Vũ Việt Anh 8 6 8 8 7.5
? GV: Hãy quan sát 2 văn bản trên và cho biết văn bản nào GV dễ quan sát, dễ

theo dõi kết quả học tập của HS?
-> HS: Văn bản 2.
?GV: Để có được văn bản 2 ta sẽ tìm hiểu 1 chương trình mới khác chương
trình soạn thảo văn bản, chương trình này không chỉ tạo ra văn bản dễ nhìn dễ theo
dõi kết quả học tập mà còn có thể tính toán được, tính rất nhanh và chính xác. Đó là
“chương trình bảng tính”, bài đầu tiên ta tìm hiểu là “Chương Trình Bảng Tính Là
Gì?”
- Giáo viên có thể trình chiếu các VD cho HS quan sát và so sánh.
VD: GV có thể trình chiếu các VD của bài Chương Trình Bảng Tính Là Gì?
VD1:
5

×