CHUYÊN ĐỀ TẬP LÀM VĂN LỚP 3
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM
VĂN LỚP BA
I/Lí do chọn đề tài:
Dạy học môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành cho HS 4 kĩ năng cơ bản về “
Nghe-nói-đọc-viết”. Đối với môn Tiếng Việt, các phân môn đều có vai trò tương tác
hổ trợ lẫn nhau, học phân môn này góp phần học tốt phân môn kia và ngược lại.Trong
đó, phân môn tập làm văn là môn học có tính tổng hợp cao, yêu cầu học sinh phải có
vốn kiến thức về ngữ liệu văn học (vốn từ có văn hoá). Học sinh tiểu học (học sinh
lớp 3) ngoài vốn kiến thức sẵn có trong cuộc sống thực tiễn (vốn từ này chưa được
trau chuốt gọt giũa) và vốn từ các em được tiếp nhận qua các môn học khác, các em
còn được cung cấp từ qua môn Tiếng Việt (Tập đọc, Luyện từ và câu...). Đó là vốn từ
vô cùng quí giá nếu chúng ta biết khai thác, vận dụng.
Qua giảng dạy lớp 3, tôi nhận thấy, học sinh còn nhiều hạn chế trong phân môn Tập
làm văn, điểm bài làm thường thấp hơn so với các phân môn khác. Nguyên nhân của
nó chính là do bài Tập làm văn của các em còn rời rạc, khả năng dùng từ liên kết câu
còn hạn chế. để góp phần khắc phục tình trạng trên, bản thân tôi là GV chủ nhiệm lớp
3b. Vậy tôi chọn và rất muốn viết chuyên đề này để học sinh học tốt hơn. Đó cũng là
nhằm nâng cao chất lượng dạy- học ở Tiểu học.
II/ Mục tiêu và yêu cầu dạy học của phan môn Tập làm văn:
- Rèn luyện cho HS các kĩ năng nói, nghe, viết phục vụ cho việc học tập và giao tiếp
cụ thể là:
+ Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt gia đình, trong
sinh hoạt tập thể. Biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ, của lớp.
Nghe – hiểu nội dung lời nói, ý kiến thảo luận trong các buổi sinh hoạt. Nghe – hiểu
và kể lại được nội dung các mẫu chuyện ngắn, biết nhận xét về nhân vật trong các câu
chuyện.
+ Biết viết đơn, viết tờ khai theo mẫu, viết một bức thư ngắn để báo tin tức, để hỏi
thăm người thân hoặc kể lại một việc đã làm, biết kể lại nội dung một bức tranh đã
xem, một văn bản đã học.
+ Trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc; bồi
dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy.
III/ Nội dung dạy học của phân môn Tập làm văn:
1)Nội dung dạy học :
Trang bị cho HS một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ học tập và dời sống hằng
ngày, như: điền vào các giấy tờ in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức họp và phát biểu
trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tổ, lớp và trường, ghi chép sổ tay, …
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kể chuyện và miêu tả: kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược
về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi.
Rèn luyện kĩ năng nghe thông qua các bài tập nghe – kể và các hoạt động học tập
trên lớp.
2)Các kiểu bài tập
Bài tập nghe : nghe và kể lại một mẫu chuyện ngắn, nghe và nói lại một mẫu tin.
Bài tập nói: Tổ chức, điều khiển cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp. Kể hoặc tả
miệng về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao –
văn nghệ, …
3)Bài tập viết:
Điền vào giấy tờ in sẵn.
Viết một số giấy tờ theo mẫu.
Viết thư.
Ghi chép sổ tay.
Kể hoặc tả ngắn về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động
thể thao – văn nghệ, …
IV/ Thực trạng hiện nay của học sinh:
Những kinh nghiệm cho thấy trong quá trình dạy học phân môn tập làm văn.
Có trong chương trình lớp 3 là hợp lí, vừa sức với đại đa số học sinh.
Mỗi loại bài là mỗi mạch kiến thức khác nhau về khái niệm và thể loại văn kể
chuyện, viết thư.
Việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế, còn trông chờ vào người khác, ít động não, suy
nghĩ độc lập. Sử dụng câu chưa phù hợp, vốn từ nghèo, ít đọc sách, nên việc viết đoạn
văn đối với các em là rất khó, bài viết khô khan.
V/ Các biện pháp dạy tốt phân môn Tập làm văn :
1) Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý :
Để HS hoàn thành tốt bài Tập làm văn. Chúng ta tham khảo các tài liệu nói về
việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm áp dụng vào thực tế giảng dạy.
Theo phó giáo sư Phan Thiều nhận định “GV cần thực hiện phương châm chỉ gợi
dẫn HS cách làm, chứ không làm thay hoặc khoáng trắng, phó mặc cho HS”
Đồng thời để vận dụng phương pháp học mới: “Phát huy tính tích cực học tập của
HS”. Giáo viên luôn luôn tổ chức cho HS tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề và tự
chiếm lĩnh kiến thức. Khi thực hiện phần hướng dẫn HS làm bài Tập làm văn, chúng
tôi tiến hành như sau:
Bước1: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi để tìm hiểu đề bài như sau:
+ Đề bài yêu cầu làm gì? (Kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn)
+ Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn gồm mấy câu? (từ 7-10 câu)
+ Viết cho ai? (cho bạn)
Sau khi HS tìm ý xong, tôi cho HS yếu lên gạch chân ở bảng phụ.
Nhờ cách làm này mà khắc sâu được yêu cầu trọng tâm của đề bài, giúp các em
không bị lạc đề.
Bước 2: Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý để giúp HS hoàn thành bài Tập làm văn tại
lớp.
Giáo viên soạn hệ thống câu hỏi ghi trong bảng phụ như sau:
- Em có những hiểu biết đó nhờ đâu?
- Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu ?
- Điều gì khiến em thích nhất ?
- Em có suy nghĩ gì khi đến đó ?
Với cách hướng dẫn đó, tất cả HS đều hoàn thành ngay tại lớp. Ngoài ra, số HS khá
giỏi chúng tôi gợi ý cho các em viết câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hoá để đoạn
văn thêm sinh động, gợi cảm.
2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích).
Giúp HS chữa một phần của bài tập làm mẫu (một HS chữa mẫu trên bảng lớp hoặc
cả lớp làm bài vào vở hoặc Vở bài tập Tiếng Việt 3, (VBT).
Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ về tri
thức.
Vídụ : Khi làm văn viết thư, giáo viên phải lưu ý cho học sinh ba điểm sau:
* Nắm vững cấu tạo của một bức thư. Thư có phần đầu thư, phần nội dung chính
và phần cuối thư.
* Tình cảm trong thư phải chân thành, đúng mức, tránh sự giã tạo và khách sáo
* Lời lẽ trong thư phải gọn gàng, mạch lạc, chính xác. Với học sinh lớp ba, những
điều trên phải được truyền đạt từng bước, qua nhiều lần. Có thể gợi ý cho học sinh
những câu hỏi như sau:
- Đầu dòng bức thư ghi những gì?
- Dòng thứ hai trong thư ghi lời xưng hô của ai với ai?
- Nội dung thư tức phần chính của thư có những gì?
- Cuối thư ghi những gì?
Giáo viên đưa ra các câu hỏi xoay quanh bốn ý đã nêu để gợi mở cho học sinh
3) Đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối (ở
ngoài lớp, sau tiết học)
Hướng dẫn HS nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong
quá trình luyện tập.
Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết
quả thực hành luyện tập ở lớp (thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kĩ năng đã
học vào thực tế cuộc sống, …).
VI/ Qui trình giảng dạy:
1) Kiểm tra bài cũ:
HS làm lại bài tập ở tiết trước hoặc nhắc lại những nội dung cần ghi nhớ về kiến
thưc – kĩ năng ở bài học trước; GV nhận xét kết quả chấm bài (nếu có).
2) Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn làm bài:
GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng bài tập trong SGK dựa theo những biện
pháp đã nói nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của tiết Tập làm văn lớp 3.
3) Củng cố, dặn dò:
Chốt lại nội dung kiến thức và kĩ năng đã học; nêu yêu cầu những hoạt động tiếp
nối, …
VII/ phần kết luận:
Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn
Tập làm văn nói riêng là công việc phức tạp, đòi hỏi thời gian và tính kiên trì của giáo
viên. Từ thực tế giảng dạy trong thời gian qua, tôi nhận thấy được để có giờ học Tập
làm văn diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả theo tinh thần đổi mới phương pháp
dạy học, giáo viên phải am hiểu đầy đủ nội dung kiến thức, kĩ năng cần truyền thụ của
từng thể loại, tổ chức được hoạt động chủ yếu của trò và sự hướng dẫn của thầy một
cách hợp lí, khoa học nhằm kích thích tư duy độc lập, phát huy năng lực tìm ẩn của
mội học sinh. Mặc khác, phải có khả năng ứng xử sư phạm tốt, tạo ra không khí than
mật, tin cậy giưã thầy và trò trong tiết học. Đồng thời phải chuẩn bị tốt ĐDDH của
giáo viên và học sinh.
Trên đây là nội dung chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập làm văn
mà tôi đã nghiên cứu. Mong các anh chị trong khối tổ tham khảo và nhận được những
ý kiến đóng góp chân thành để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Người viết
Trương Thị Lào