PHÁP LUẬT VỀ TRƯNG CẦU Ý DÂN TẠI VIỆT NAM
MỤC LỤC
1.
Những vấn đề cơ bản về trưng cầu ý dân
1.1 Khái niệm về trưng cầu ý dân
1.2
Đặc điểm của trưng cầu ý dân
1.3.
Ý nghĩa của trưng cầu ý dân
2.
Luật trưng cầu ý dân của một số quốc gia trên thế giới
2.1.
Luật trưng cầu ý dân ở Mỹ
2.2.
Luật trưng cầu ý dân ở Canada
3.
Pháp luật về trưng cầu ý dân ở việt nam
3.1.
Những nội dung của cuộc trưng cầu ý dân.
3.2.
Cơ quan quyết định trưng cầu ý dân
3.3
Quy trình của trưng cầu ý dân
3.3.1. Đề nghị và quyết định trưng cầu ý dân
3.3.2. Lập danh sách cử tri và khu vực bỏ phiếu
3.3.3. Trình tự thủ tục bỏ phiếu
3.3.4. Kiểm phiếu và công bố kết quả trưng cầu
3.4.
Giá trị của cuộc trưng cầu ý dân
KẾT LUẬN
1
1. Những vấn đề cơ bản về trưng cầu ý dân
1.1.
Khái niệm về trưng cầu ý dân
Ngày nay, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân,
đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, thực sự thuộc về nhân dân, vấn đề thực hiện cơ chế
dân chủ đang càng trở nên cấp thiết. Thực tế cũng cho ta thấy trong hơn 30 năm đổi mới nhiều
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước ban hành xa rời với nguyện vọng của nhân dân,
thiếu sự kiểm tra và phản biện từ nhân dân. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta cần phải thực thi hay
cơ chế về dân chủ trực tiếp trên cơ sở của một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh, đảm bảo tốt quyền của
người dân, một điều mà bấy lâu nay chúng ta vẫn đang còn đang vướng vào chiếc vòng luẩn
quẩn. Hiến pháp 2013 ra đời đã đem tới làn gió mới cho quá trình thực hiện dân chủ XHCN ở
nước ta ngày một gần hơn, vai trò của người dân trong việc thực hiện quyền làm chủ của mình
ngày càng được thể rõ khi được trực tiếp tham gia việc quyết định những vấn đề liên quan tới
quyền lợi của mình.
Để cụ thể hóa quy định trong hiến pháp 2013 quốc hội đã ban hành Luật trưng cầu ý dân đây
được coi là một bước chạy đà quan trọng trong việc tạo nên một nền dân chủ thực sự.
Tuy nhiên, trước khi chúng ta đi vào tìm hiểu những nội dung của luật trưng cầu ý dân thì
điều đầu tiên chúng ta cần thiết phải nắm rõ thế nào là trưng cầu ý dân?, tại sao đối với những
nước có nền dân chủ thực sự thì việc trưng cầu ý dân không những thể hiện bản chất của nhà
nước pháp quyền mà còn thể hiện rõ hơn vị trí, vai trò của người dân.
Luật trưng cầu ý dân 2015 đã được quy hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đã đưa ra khái niệm về trưng cầu ý dân như sau:
Trưng cầu ý dân là việc nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình
thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của luật này.
Theo cuốn Thuật ngữ pháp lý dung trong hoạt động của quco61 hội và HĐND thì trưng cầu
ý dân được hiểu là:
-
Một hoạt động do nhà nước thực hiện để nhân dân bỏ phiếu quyết định hoặc bày tỏ ý kiến về
-
những việc đặc biệt quan trọng của quốc gia.
Việc trưng cầu ý dân do Hiến pháp của mỗi quốc gia quyết định nên tùy theo mỗi nước có thể
trưng cầu ý dân để quyết định Hiến pháp hoặc một đạo luật quan trọng. Cũng có những trường
hợp trưng cầu ý dân chỉ có tính chất tư vấn còn quyền quyết định vẫn thuộc về cơ quan lập pháp.
2
Có trường hợp trưng cầu ý dân là bắt buộc và cũng có trường hợp cơ quan lập pháp xét thấy cần
thiết thì mới tổ chức.1
Theo cuốn Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới
và ở Việt nam, thì trưng cầu ý dân đơn giản được hiểu rằng:
Trưng cầu ý dân hình thức dân chủ trực tiếp, theo đó nhân dân trực tiếp biểu quyết [đồng ý
hoặc không đông đồng ý] các vấn đề quan trọng của đất nước [hoặc địa phương].
Như vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều cách hiểu về trưng cầu ý dân khác nhau được đưa ra
tuy nhiên theo chúng tôi cách hiểu về trưng cầu ý dân trong kỷ yếu hội thảo “Một số vấn đề lý
luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt nam” là hợp lý vì bản
chất của trưng cầu ý dân chính là hình thức của dân chủ trực tiếp, nom na chính là việc cơ quan
nhà nước đưa ra vấn đề để nhân dân biểu quyết đồng ý hoặc không đồng ý về một vấn đề quan
trọng nào đó của quốc gia liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Còn việc Luật trưng
cầu ý dân đưa ra khái niệm như vậy vẫn tạo ra một dấu chấm hỏi lớn, đơn củ như chúng ta phải
hiểu như thế nào mới được coi là vấn đề quan trọng của đất nước?.
1.2.
Đặc điểm của trưng cầu ý dân
Trên cơ sở phân tích những vấn đề liên quan tới nội hàm của khái niệm trưng cầu ý dân,
chúng ta có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản của trưng cầu ý dân như sau:
Thứ nhất, trưng cầu ý dân là hình thức dân chủ trực tiếp. Thông qua hình thức này nhân dân
có thể trực tiếp tham gia vào quá trình quyết định một số vấn đề quan trọng của nhà nước qua
theo một trình tự thủ tục pháp lý nhất định.
Thứ hai, về mặt chủ thể, trưng cầu ý dân luôn có hai loại chủ thể, đó là Nhà nước và nhân
dân.
Bất kỳ cuộc trưng cầu ý dân nào cũng đều do nhà nước tổ chức, bởi lẽ, nhà nước chính là cơ
quan quyền được nhân dân giao phó để thay mặt mình quyết định những vấn đề của nhân dân,
trong trường có những vấn đề liên quan đến quyền của người dân mà nhà nước không thể nào tự
mình quyết định được thì nhà nước sẽ hỏi ý kiến nhân dân thông qua lá phiếu trưng cầu. Đó
chính là lý do giải thích vì sao nhà nước luôn là chủ thể có quyền tố chức các cuộc trưng cầu.
1 kỷ yếu hội thảo Trưng cầu ý dân – những vấn đề lý luận và thực tiễn, do hội Luật gia Việt nam tổ chức tại Hà Nội, ngày
04/06/2013, tr.121
3
Thứ ba, những vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân là những vấn quan trọng của quốc gia
hoặc của địa phương.
Thứ tư, trưng cầu ý dân phải được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu.
Có lẽ đây là cách thức duy nhất, hiệu quả nhất mà cho đến nay bất kỳ quốc gia nào khi trưng
cầu cũng đều sử dụng . Bởi chỉ có bằng hình thức này mới có thể đánh giá được tính chính xác
của cuộc trưng cầu, hơn nữa chúng ta cũng chưa đủ tiềm lực để có thể xây dựng nên một hệ
thống trưng cầu bằng hình thức bấm nút trực tiếp.
Thứ năm, kết quả của cuộc trưng cầu có ý nghĩa bắt buộc đối với nhà nước.
Như đã phân tích ở trên, nhà nước về bản chất chính là cơ qua quyền lực nhà nước đại diện
nhân dân thực hiện cách chính sách một quốc gia. Do đó, việc nhà nước không thể quyết định
những vấn đề quan trọng mà cần phải hỏi ý kiến của người dân thì đương nhiên ý kiến mà nhân
dân đưa ra buộc nhà nước phải chấp nhận và phải coi đó là quyết định cuối cùng.
1.3.
Ý nghĩa của trưng cầu ý dân
Trưng cầu ý dân là một hình thức dân chủ tiến bộ đã được sử dụng nhiều ở các quốc gia hiện
đại, không ít các quốc gia còn xem sự tồn tại của nó giống như là một minh chứng cho nền dân
chủ của mình. Hơn nữa, dân chủ trực tiếp cũng mang trên mình những tính ưu việt như: Vừa đảm
bảo nguyên tắc “tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân”, vừa mang tính phổ thông, đại chúng.
Nhân dân không những có thể thể hiện ý kiến của mình một cách tự do mà còn góp phần nâng
cao ý thức, trách nhiệm chính trị của mình, tạo nên một thói quen luôn phát biểu chính kiến của
mình về các vấn đề chung của đất nước; đồng thời đây cũng là bước chuẩn bị, tạo sự sẵn sàng
cho người dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, đảm bảo tinh khả thi cũng như
hiệu quả của pháp luật.
2. Luật trưng cầu ý dân của một số quốc gia trên thế giới
2.1.
Luật trưng cầu ý dân ở Mỹ2
Sáng kiến về trưng cầu ý dân được quy định trong pháp luật của các bang. Ngoại trừ bang
Delaware thì 49 bang khác đều có luật về sáng kiến và trưng cầu ý dân. Theo các quy định pháp
luật của Mỹ thì có ba loại trưng cầu ý dân theo sáng kiến của nhân dân:
[i] Trưng cầu ý dân bắt buộc về Hiến pháp. Theo luật của Liên bang và pháp luật của bang thì
mọi sửa đổi , bố sung Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân và nó được xem như là điều kiện tiên
2 Lê Hồng Hạnh, Pháp luật trưng cầu ý dân ở Mỹ và Canada – Bài tham luận Hội thảo về trưng cầu ý dân – Hội luật gia việt
nam, 6/2013.
4
quyết để thực hiện việc sửa đổi của Hiến pháp. Việc sửa đổi hiến pháp phải thông qua hai cuộc
trưng cầu ý dân. Lần thứ nhất là trưng cầu về việc thành lập QUốc hội lập hiến cà sau đó là trưng
cầu bản hiến pháp sửa đổi.
[ii] Trưng cầu về luật. có 39 bang quy định về trưng cầu để thông qua một dự án luật và trong
số đó có 24 bang chấp nhận trưng cầu ý dân theo sáng kiến của nhân dân. Trưng cầu ý dân về
luật có ba dạng: Trưng cầu bắt buộc, trưng cầu tùy nghi và trưng cầu theo sáng kiến của nhân
dân.
Trưng cầu bắt buộc được tổ chức để thông qua luật liên quan đến tài chính như thuế hay
khoản chi công, khoản vay hoặc tài trợ cho doanh nghiệp.
Trưng cầu tùy nghi có phạm vi rọng hơn vi thực hiện đối với các dự án luật liên quan đến
nhiều vấn đề khác.
Trưng cầu theo sáng kiến của nhân dân. Đối với việc thực hiện trưng cầu ý dân theo sáng kiến
của người dân thì điều kiện đặt ra phải thu thập đủ chữ ký của những người ủng hộ. số lượng chữ
ký là điều kiện để thực hiện trưng cầu ý dân theo ý kiến của nhân dân ở các bang có sự khác
2.2.
nhau.
Luật trưng cầu ý dân ở Canada3 Thực tiễn cho thấy trưng cầu ý dân ờ Canada được chính
quyền các cấp sử dụng song khác với ở Mỹ, việc sử dụng trưng cầu ý dân rất ít, đặc biệt là ở cấp
bang.
Pháp luật liên bang: ở cấp độ liên bang, Canada không có luật chung điều chỉnh việc thực
hiện trưng cầu ý dân mặc dù cũng đã có những cố gắng lập pháp theo hướng này. Tháng 6 năm
1992, chính quyền liên bang đã ban hành luật về trưng cầu ý dân có giới hạn mà thực chất là Luật
về trưng cầu ý dân đối với Hiến pháp của Canada.
Cấp bang: trưng cầu ý dân được điều chỉnh chủ yếu bởi luật của các bang. Ví dụ: bang
Saskatchewan đã thông qua luật về trung cầu ý dân; bang British Columbia thông qua luật về
chấp thuận sửa đổi hiến pháp theo đó chính quyền các bang có nghĩa vụ phải tổ chức trưng cầu ý
dân đối với những sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Canada trước khi bỏ phiếu trong nghị viên bang.
3. Pháp luật về trưng cầu ý dân ở việt nam
3.1.
Những nội dung của cuộc trưng cầu ý dân
Về nội dung của trưng cầu ý dân, được quy định tại Điều 6 LTCYD, theo đó cuộc trưng
cầu ý dân sẽ nằm trong số những vấn đề cụ thể như:
1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;
3Nguyễn Thị Tố Uyên, Trưng cầu ý dân và quy định về trưng cầu ý dân ở một số nước trên thế giới, Kỷ yếu hội thảo Một số
vấn đề lý luận, thực tiển về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt nam. Tr 191
5
2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối
ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;
3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất
nước;
4. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.
Bản chất của vấn đề ở đây là gì, tức là tại sao lại phải có một quộc trưng cầu ý dân?. Vấn
đề này chúng ta có thể hình dung ra rằng, nhân dân lập ra và trao quyền cho các cơ quan nhà
nước để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực (để quản lý xã hội); một mặt, các cơ quan này
phải chịu sự giám sát của nhân dân và mặt khác, chỉ được thực hiện quyền lực trong giới hạn cho
phép. Trong nhiều trường hợp, nhà nước không được quyết định (đúng hơn là không có thẩm
quyền quyết định hoặc không cần thiết phải quyết định) mà để nhân dân trực tiếp quyết định. Một
trong các cách mà nhân dân trực tiếp quyết định là thông qua trưng cầu ý dân. Trưng cầu ý dân là
một hình thức quan trọng trong việc thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân, là hình thức biểu
hiện đỉnh cao của nền dân chủ.
Tuy nhiên, kinh nghiệm cũng cho thấy không nên quy định mọi trường hợp sửa đổi hiến
pháp đều phải thông qua trưng cầu ý dân mà chỉ nên giới hạn ở một số vấn đề quan trọng nhất
[điều này phải được cụ thể hóa trong hiến một cách rõ rang nhất]. nếu không giới hạn như vậy thì
sẽ rất rễ sảy ra tình trạng chúng ta muốn sửa đổi một vài điều nhưng cũng phải thông qua một
cuộc trưng cầu ý dân.
3.2.
Cơ quan quyết định trưng cầu ý dân
Theo luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là 1/3
tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
Trường hợp có từ 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội quyết định việc
trưng cầu ý dân về cùng một vấn đề thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp các
kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị hồ sơ theo quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết
định. Việc kiến nghị và tổng hợp kiến nghị của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo quy định
tại Điều 33 của Luật tổ chức Quốc hội.
Tổ trưng cầu ý dân được thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu chậm nhất là 40 ngày trước ngày
bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Tổ trưng cầu ý dân có từ 9-11 thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và
6
các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ
trưng cầu ý dân có từ 7-9 thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện chỉ huy
đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu
thì UBND cấp xã sau khi thống nhất với chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập
Tổ trưng cầu ý dân có từ 9-11 thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa
phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND các cấp có quyền thành lập hoặc phân công cơ quan
chuyên môn trực thuộc để giúp việc trong tổ chức trưng cầu ý dân; trưng tập cán bộ, công chức,
viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn
vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức trưng cầu ý dân.
3.3.
Quy trình của trưng cầu ý dân
3.3.1. Đề nghị và quyết định trưng cầu ý dân
Để kịp thời thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về phát huy dân chủ và
quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào
công việc quản lý nhà nước; ngày 25/11/2015 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 13 đã thông qua
Luật trưng cầu ý dân. Theo đó để có thể hình thành nên cuộc trưng cầu ý dân cần tiến hành các
bước như sau:
Đầu tiên, đề nghị trưng cầu. khoản 1 điều 14 luật trưng cầu ý dân quy định:
Ủy ban thường vụ quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số
đại biểu Quốc hội đề nghị quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
Về thành phần hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân gồm có:
a) Tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân, trong đó nêu rõ sự cần thiết của việc tổ chức trưng cầu
ý dân, nội dung cần trưng cầu ý dân, dự kiến thời điểm tổ chức trưng cầu ý dân, các phương án,
giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân;
b) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Trước khi trình quốc hội xem xét và quyết định, đề nghị trưng cầu ý dân này phải được Hội
đồng dân tộc, Ủy ban có liên quan của Quốc hội thẩm tra về tính cần thiết, đối tượng cũng như
phạm vi tác động của cuộc trưng cầu này, các nội dung của cuộc trưng cầu hay như thời điểm,
các phương án và giải pháp đưa ra để thực hiện kết quả của cuộc trưng cầu. Cuối cùng đó chính
7
là việc quốc hội sẽ xem xét và quyết định cuộc trưng cầu dựa trên phần trình bày tờ trình của đại
diện cơ quan có thẩm quyền đề nghị trưng cầu ý dân, đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo
thẩm tra về cuộc trưng cầu đó, tiếp đến đó chính là Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết
về trưng cầu, nghị quyết này cần phải có được sự đồng thuận nhất trí của quá nửa tổng số đại
biếu quốc hội biểu quyết tán thành [k2.Đ 17].
3.3.2. Lập danh sách cử tri và khu vực bỏ phiếu
Trên cơ sở của nghị quyết trưng cầu ý dân được thông qua, cơ quan có thẩm quyền mà ở đây
chính là UBND cấp xã. Trường hợp huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì UBND cấp
Huyện sẽ tiến hành lập danh sách cử tri đối với từng khu vực bỏ phiếu.
Đối với các đơn vị vũ trang nhân dân thì chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân sẽ lên danh sách
củ tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng quân.
Như vậy có thể thấy rằng luật trưng cầu ý dân đã phân định cho ba cơ quan tiến hành lập
danh sách cử tri để tiến hành trưng cầu đó là UBND cấp xã, cấp huyện và chỉ huy đơn vị vũ trang
nhân dân
3.3.3. Trình tự thủ tục bỏ phiếu
Ủy ban thường vụ quốc hội quy định cụ thể về nội dung, hình thức phiếu trưng cầu ý dân
đồng thời cả việc in ấn và phát hành và quản lý phiếu trưng cầu ý dân. Phiếu trưng cầu cần thể
hiện một cách rõ ràng rễ hiểu, khách quan chính xác và rõ nghĩa.
Trong thời gian 10 ngày trước ngày bỏ phiếu , tổ trưng cầu ý dân phải thường xuyên thông
báo cho cử tri ở địa phương biết về ngày bỏ phiếu, địa điểm bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng
hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác của địa phương, việc
thông tin này nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin một cách chính xác nhất về các vấn đề trưng
cầu để cử tri hiểu, nắm rõ ý nghĩa của việc trung cầu này.
Về thời gian bỏ phiếu trưng cầu bắt đầu từ bẩy giờ sáng đến bẩy giờ tối cùng ngày. Tuy
nhiên, cũng tùy từng địa phương, tổ trưng cầu có thể quyết định thời gian bỏ phiếu sớm hơn
nhưng cũng không được trước 5 giờ sáng hoặc cũng có thể kết thúc muộn hơn nhưng cũng không
được quá chín giờ tối cùng ngày. Trường hợp ở khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân đã có 100% cử
tri trong danh sách thực hiện việc bỏ phiếu thì việc bỏ phiếu có thể được kết thúc sớm hơn nhưng
cũng không được trước ba giờ chiều cùng ngày. [k1. Đ37 LTCYD].
Trước khi bỏ phiếu tổ trưng cầu phải kiểm tra hòm phiếu trước sự trứng kiến của cử tri. Việc
bỏ phiếu phải được tiến hành một cách liên tục. trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián
đoạn việc bỏ phiếu thì tổ trưng cầu ý dân phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan
trực tiếp đến trưng cầu ý dân và kịp thời báo cáo Uy ban nhân dân cấp xã nhằm đưa ra những
biện pháp cần thiết để việc bò phiếu được diễn ra một cách liên tục [k2,3 Đ 37 LTCYD].
8
Luật trưng cầu ý dân cũng đưa ra trường hợp đặc biệt khi cần thiết phải bỏ phiếu sớm hoặc
hoãn ngày bỏ phiếu tại một số khu vực thì Uy ban nhân dân khu vực đó phải kịp thời báo cáo với
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình lên thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.
3.3.4. Kiểm phiếu và công bố kết quả trưng cầu
Sau khi việc bỏ phiếu được hoàn thành, tổ trưng cầu ý dân sẽ tiến hành việc kiểm phiếu.
Trước khi mở hòm phiếu, tổ trưng cầu phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu trưng
cầu ý dân không sử dụng đến và nhất thiết phải mời ai cử tri chứng kiến việc kiểm phiếu. đối với
những phiếu không hợp lệ thì tổ trưởng tổ trưng cầu ý dân đưa ra toàn tổ xem xét, quyết định.
Tuy nhiên không được gạch xóa hoặc sửa chữa trên phiếu trưng cầu không hợp lệ này.
Sau khi kiểm phiếu xong tổ trưng cầu phải lập biên bản kết quả kiểm phiếu, biên bản kiểm
phiếu này phải thể hiện một cách đầy đủ các nội dung được quy định tại k1 Điều 43 LTCYD như
sau:
a) Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
b) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
c) Số phiếu phát ra;
d) Số phiếu thu vào;
đ) Số phiếu hợp lệ;
e) Số phiếu không hợp lệ;
g) Số phiếu tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
h) Số phiếu không tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
i) Những khiếu nại, tố cáo nhận được; những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết quả giải
quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Biên bản này phải được lập thành 2 bản có chữ ký của tổ trưởng, thư ký và người làm chứng
sau đó gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất trong vòng 3 ngày sau ngày bỏ phiếu để tổng
hơp và lưu trữ.
Về kết quả của cuộc trưng cầu, cần phải đảm bảo điều kiện là ¾ tổng số cử tri có tên trong
danh sách cử tri đi bỏ phiếu. nội dung trưng cầu phải quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành có giá trị
thi hành, riêng trường hợp trưng cầu ý dân về bản hiến pháp cần phải phải được ít nhất 2/3 số
phiếu hợp lệ tán thành.
sau khi nhận được biên bản kết quả kiểm phiếu Ủy ban nhân dân xã sẽ lập báo cáo kết quả
trưng cầu, nội dung bao cáo gồm các nội dung quy định tại k2 Đ 48 LTCYD:
a) Tổng số cử tri trên địa bàn hành chính cấp xã;
b) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
c) Số phiếu phát ra;
d) Số phiếu thu vào;
đ) Số phiếu hợp lệ;
9
e) Số phiếu không hợp lệ;
g) Số phiếu tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
h) Số phiếu không tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
i) Những khiếu nại, tố cáo nhận được; những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết quả giải
quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp trên.
Bản báo cáo này dược lập thành 3 bản một bản gửi lên cấp Huyện, một bản gửi cấp tỉnh
chậm nhất trong vòng 5 ngày sau ngày bỏ phiếu.
Dựa trên báo cáo được gửi lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng lập báo cáo về kết quả trưng
cầu, báo cáo này cũng được lập thành 2 bản, một bản gửi đến Ủy ban thường vụ quốc hội chậm
nhất là 9 ngày sau ngày bỏ phiếu, một bản dung đề lưu trữ.
Sau khi nhận đươc báo cáo Ủy ban thường vụ quốc hội sẽ tiến hành ra Nghị quyết xác định
kết quả trưng cầu ý dân trên cả nước, Nghị quyết này sẽ phải đảm bảo các nội dung được quy
định cụ thể tại khoản 2 Điều 48 LTCYD, cụ thể như sau:
a) Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
b) Tổng số cử tri trong cả nước;
c) Tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân, tỷ lệ so với tổng số cử tri cả nước;
d) Tổng số phiếu hợp lệ;
đ) Tổng số phiếu không hợp lệ;
e) Số phiếu tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân, tỷ lệ so
với tổng số phiếu hợp lệ;
g) Số phiếu không tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân,
tỷ lệ so với tổng số phiếu hợp lệ;
h) Kết quả trưng cầu ý dân.
Luật cũng quy định cụ thể về thời gian công bố kết quả trưng cầu chậm nhất là 15 ngày kể
từ ngày trưng cầu. Trường hợp bỏ phiếu lại thì thời hạn cũng là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu lại.
3.4.
Giá trị của cuộc trưng cầu ý dân
Có thể nói trưng cầu ý dân là một hình thức dân chủ tiến bộ đã được sử dụng từ cách đây rất
lâu, trong đó nhà nước trao cho người dân đầy đủ quyền năng của mình đó là được trực tiếp
quyết định đối với một số vấn đề quan trọng của đất nước. Thông qua hình thức dân chủ này,
người dân
Dưới góc độ pháp lý, kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra
trưng cầu; còn việc lấy ý kiến nhân dân là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham khảo, tiếp
thu và đưa ra quyết định. Mặt khác, đối tượng của trưng cầu ý dân là cử tri, còn đối tượng của
việc lấy ý kiến nhân dân có thể là mọi công dân, cơ quan, tổ chức.
Dưới góc độ Nhà nước, trưng cầu ý dân góp phần bảo đảm cho việc giải quyết công việc
quan trọng của Nhà nước một cách nhanh chóng, hợp lòng dân. Đồng thời cũng phản ánh ý chí,
10
nguyện vọng của người dân đóng góp vô cùng lớn trong công cuộc xây dựng một nhà nước của
dân, do dân và vì dân.
Dưới góc độ xã hội, trưng cầu ý dân góp phần vào việc nâng cao trình độ hiểu biết của
người dân, tạo ra tiền đề quan trọng thể hiện rõ vai trò cùa người dân trong việc tham gia quản lý
nhà nước. Đồng thời pháp luật về trưng cầu ý dân cũng thể hiện được tính dân chủ cực cao khi
người dân có thể quyết định được vận mệnh của chính bản thân mình.
KẾT LUẬN
Trưng cầu ý dân là một hính thức dân chủ trực tiếp ưu việt, cho phép người dân được trực
tiếp quyết định đối với một số công việc của Nhà nước. ở nước ta, các quy định của pháp luật về
trưng cầu ý dân đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử hệ thống pháp luật của đất nước và tồn tại
trong tất cả các bản hiến pháp từ trước tới nay. Tuy nhiên, vì điều kiện và hoàn cảnh kinh tế - xã
hội của đất nước nên trong suốt chiều dài lịch sử hơn 60 năm qua, Nhà nước ta chưa từng tổ chức
trưng cầu ý dân
Do vậy, khi luật trưng cầu ý dân sắp tới có hiệu lực thì để hình thức trưng cầu ý dân được
thi hành trên thực tế và có hiệu quả thì không phải chúng ta chỉ cần có những quy phạm pháp luật
tốt điều chỉnh hoạt động này mà điều quan trọng nữa là phải làm sao để nhân dân – những người
trực tiếp tham gia bỏ phiếu quyết định trong cuộc trưng cầu ý dân đưa ra quyết định sáng suốt.
Thì bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân Nhà nước cần có chính sách, biện pháp
nhằm nâng cáo trình độ văn hóa, tri thức của nhân dân, tăng cường giáo dục ý thức pháp luật và
động viên nhân dân tích cực tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đồng thời
cũng phải bố trí nguồn kinh phí, điều kiện về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác cho công tác
trưng cầu ý dân. Có như vậy, việc trưng cầu ý dân mới đem lại hiệu quả thiết thực, tránh phô
trương hình thức, gây lãng phí tốn kém.
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hiến Pháp 2013
[2] Luật trưng cầu ý dân 2015
[3] Lê Hồng Hạnh, Pháp luật trưng cầu ý dân ở Mỹ và Canada – Bài tham luận Hội thảo về
trưng cầu ý dân – Hội luật gia việt nam, 6/2013.
[4] Nguyễn Thị Tố Uyên, Trưng cầu ý dân và quy định về trưng cầu ý dân ở một số nước trên
thế giới, Kỷ yếu hội thảo Một số vấn đề lý luận, thực tiển về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên
thế giới và ở Việt nam. Tr 191
[5] Kỷ yếu hội thảo Trưng cầu ý dân – những vấn đề lý luận và thực tiễn, do hội Luật gia Việt
nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 04/06/2013, tr.121
[6] Trần Minh Hương “Vấn đề xây dựng pháp luật về trưng cầu ý dân” Tạp chí Luật học số 6
năm 2004. Tr.54-58.
12
[7] />option=com_content&view=article&id=353:msvvtcyd&catid=103:ctc20061&Itemid=109
[8] />option=com_content&view=article&id=2354:mt-s-ni-dung-c-bn-trong-lut-trng-cu-ydan&catid=108:vn-bn-chinh-sach-mi&Itemid=110
13