Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 119 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN NGC YN

HợP ĐồNG XÂY DựNG CÔNG TRìNH
Có Sử DụNG VốN NGÂN SáCH NHà NƯớC ở VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN NGC YN

HợP ĐồNG XÂY DựNG CÔNG TRìNH
Có Sử DụNG VốN NGÂN SáCH NHà NƯớC ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. PHAN TH THANH THY

H NI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

Nguyễn Ngọc Yến


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC ........................................................................................ 8
1.1.

Khái quát về công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách
nhà nước .............................................................................................. 8

1.1.1.


Khái niệm công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ........ 8

1.1.2. Đặc điểm công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước........ 11
1.2.

Khái quát về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
ngân sách nhà nước .......................................................................... 16

1.2.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước ..................................................................................... 16
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước ..................................................................................... 17
1.2.3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình có
sử dụng vốn ngân sách nhà nước ....................................................... 20
1.2.4. Phân loại hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước ..................................................................................... 23
1.3.

Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng xây dựng công trình có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước ......................................................... 27

1.3.1. Nhóm văn bản pháp luật quy định về cơ sở ký kết và thực hiện
hợp đồng ............................................................................................. 28


1.3.2.

Nhóm văn bản pháp luật quy định về một số nội dung của hợp đồng ...... 28


1.3.3. Nhóm văn bản pháp luật quy định về hình thức của hợp đồng ......... 29
1.4.

Pháp luật của Trung Quốc về hợp đồng xây dựng công trình
có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ............................................... 30

1.4.1.

Khái quát về bối cảnh kinh tế chính - trị xã hội của Trung Quốc ......... 30

1.4.2. Các đặc điểm của pháp luật Trung Quốc về hợp đồng xây dựng
công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ................................. 32
1.4.3. Một số gợi ý từ pháp luật Trung Quốc cho việc hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
ngân sách nhà nước ............................................................................ 38
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC ...................................................................................... 41
2.1.

Những quy định về hình thức hợp đồng xây dựng công trình
có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ............................................... 41

2.1.1. Quy định về kết cấu chung của hợp đồng xây dựng công trình có
sử dụng vốn ngân sách nhà nước ....................................................... 41
2.1.2. Quy định về hình thức của hợp đồng có sử dụng vốn ngân sách
nhà nước ............................................................................................. 43
2.2.

Các quy định về một số nội dung của hợp đồng xây dựng

công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ............................ 45

2.2.1. Các quy định pháp luật về chủ thể giao kết hợp đồng ....................... 46
2.2.2. Các quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng xây dựng công
trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước .......................................... 60
2.2.3. Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng xây
dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ............................ 81


Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC ...................................................................................... 89
3.1.

Định hướng hoàn thiện .................................................................... 89

3.1.1.

Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước để phù hợp với yêu cầu của nền
kinh tế thị trường ............................................................................... 89

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ của các quy định của pháp luật về Hợp
đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ........ 90
3.2.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước ......................................................... 91


3.2.1. Nhóm các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp
đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ........ 91
3.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật .............. 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 109


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Bộ KHĐT

Bộ Kế hoạch và đầu tư

Bộ XD

Bộ Xây dựng

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

EPC

Engineering - Procurement -


Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư,

Construction

thiết bị - thi công xây dựng

EC

Engineering - Construction

Hợp đồng thiết kế - thi công xây dựng

EP

Engineering - Procurement

Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư,
thiết bị

GPA

Agreement on Government

Hiệp định về Mua sắm Chính phủ của

Procurement

WTO

GTVT


Giao thông vận tải

HĐXD

Hợp đồng xây dựng

HSMT

Hồ sơ mời thầu

NSNN

Ngân sách nhà nước

PC

Procurement - Construction

Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị thi công xây dựng

XHCN

Xã hội Chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước theo hướng từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, từ đổi mới kinh

tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Sự
nghiệp đổi mới này nhằm giúp đất nước vượt qua khó khăn, đi vào con đường
phát triển, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cơ sở đó, mục tiêu
hướng đến của công cuộc đổi mới là vai trò, chức năng quản lý nhà nước về
kinh tế được đổi mới theo hướng từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành
chính chuyển sang quản lý bằng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. Tuy
nhiên, thực tế lại cho thấy, vai trò can thiệp của nhà nước đối với các quan hệ
kinh tế vẫn được thể hiện rất đậm nét. Cụ thể, Chính phủ vẫn là chủ thể lớn
mạnh nhất trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản ở Việt Nam. Nhà
nước kiểm soát rất chặt chẽ những hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng
vốn ngân sách nhà nước (HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN) thông qua
việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mẫu HĐXD công
trình sử dụng vốn NSNN và quy định chi tiết các nội dung của hợp đồng.
Ngày 07/05/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2010/NĐ-CP
về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (NĐ 48/2010/NĐ-CP) để bước đầu
quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây
dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên. Nghị định này sau đó đã được
sửa đổi bằng Nghị định 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của
Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (NĐ 207/2013/NĐ-CP).
Trên cơ sở những quy định của NĐ 48/2010/NĐ-CP, ngày 28/6/2011, Bộ Xây

1


dựng đã ban hành Thông tư 09/2011/TT-BXD hướng dẫn mẫu hợp đồng thi
công xây dựng công trình của các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên
(TT 09/2011/TT-BXD). Liên quan đến nội dung này, trước đó Bộ Kế hoạch
và đầu tư cũng đã ban hành Thông tư 01/2010/TT-BKH ngày 6/1/2010 quy

định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp có kèm theo.
Hiện nay, cả NĐ 48/2010/NĐ-CP và NĐ 207/2013/NĐ-CP đều đã
được thay thế hoàn toàn bằng Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (NĐ 37/2015/NĐ-CP).
Thông tư 01/2010/TT-BKH thì được thay thế bằng Thông tư 03/2015/TTBKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết
lập hồ sơ mời thầu xây lắp (TT 03/2015/TT-BKHĐT). Trong khi đó, TT
09/2011/TT-BXD tính đến thời điểm này vẫn còn hiệu lực thi hành.
Từ sự ra đời và tồn tại của các văn bản pháp luật này, có thể thấy, pháp
luật Việt Nam hiện hành có sự điều chỉnh đặc biệt đối với hợp đồng xây dựng
công trình, đặc biệt đối với công trình có sử dụng vốn NSNN từ một mức nhất
định trở lên, cụ thể ở đây là 30% vốn nhà nước trở lên. Những văn bản này
quy định khá chi tiết và đầy đủ các điều khoản cũng như nội dung các điều
khoản trong một HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN.
Việc quy định mẫu riêng đối với HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN
xuất phát từ đặc điểm hoàn cảnh lịch sử, chính trị của Việt Nam, như Điều 2
Hiến Pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(CHXHCNVN) đã quy định: “Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do
dân và vì dân”. Nguồn vốn ngân sách của nhà nước cũng là do Nhà nước đại
diện nhân dân quản lý và sử dụng vì vậy mọi hoạt động liên quan đến nguồn
vốn NSNN cần phải được quản lý và kiểm soát một cách nghiêm ngặt, tránh
thất thoát, lãng phí. Theo đó, việc quy định mẫu HĐXD đối công trình có sử
dụng vốn NSNN có thể xem như là một biện pháp hữu hiệu để nhà nước quản

2


lý hoạt động xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốn NSNN, đảm bảo tiết
kiệm, tránh lãng phí. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, trong bối cảnh Việt Nam
đang hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế thị trường kết hợp với hội nhập
kinh tế quốc tế thì vấn đề đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các chủ thể

kinh tế là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, HĐXD công trình sử dụng vốn
NSNN về bản chất là hợp đồng thương mại, phải tuân thủ nguyên tắc tự do, tự
nguyện cam kết, thỏa thuận. Chính vì vậy, việc quy định mẫu HĐXD công
trình sử dụng vốn NSNN như hiện nay dường như đang gây ra những khó
khăn nhất định cho chủ thể hợp đồng là các nhà thầu thi công xây dựng công
trình, trái với nguyên tắc tự do, thỏa thuận trong hợp đồng và thậm chí còn
thiếu công bằng đối với khu vực tư nhân trong mối quan hệ với nhà nước khi
tham gia xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN.
Nhận thức được vai trò quan trọng của các vấn đề trên, tác giả lựa chọn
nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: “Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng
vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam” với mong muốn tìm ra giải pháp để
hoàn thiện các quy định của pháp luật về HĐXD công trình sử dụng vốn
NSNN để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật mà vẫn đảm bảo sử
dụng vốn nhà nước vào đầu tư xây dựng một cách hợp lý.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Một trong những điểm đặc thù của HĐXD công trình sử dụng vốn
NSNN chính là Nhà nước là chủ đầu tư của công trình và đại diện quản lý, sử
dụng phần vốn đầu tư của Nhà nước sẽ là một bên chủ thể của hợp đồng. Vì
vậy, những hợp đồng loại này đều chịu sự giám sát, can thiệp sâu sắc của Nhà
nước mà biểu hiện cụ thể là những hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của rất
nhiều luật và văn bản dưới luật, như: Luật Thương mại số 36/2005/QH11
ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước CHXHCNVN và Bộ luật Dân sự số
33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước CHXHCNVN (BLDS

3


2005) là nền tảng cho việc thực hiện hợp đồng; Luật Ngân sách nhà nước số
83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN (Luật
NSNN 2015), Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2015 của Quốc

hội nước CHXNCNVN (Luật Đầu tư công 2015) liên quan đến các loại công
trình được lựa chọn; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của
Quốc hội nước CHXHCNVN (Luật Đấu thầu 2013) để lựa chọn nhà thầu hay
bên thi công trong hợp đồng; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày
18/6/2014 của Quốc hội nước CHXHCNVN (Luật XD 2014) để điều chỉnh về
điều kiện, tiêu chuẩn xây dựng; Các quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Xây dựng, Bộ tài chính về hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán hợp
đồng … Do đó, các công trình nghiên cứu khoa học về Hợp đồng xây dựng
công trình có sử dụng vốn NSNN ở Việt Nam chủ yếu được nghiên cứu dưới
các góc độ kinh tế, tài chính.
Thêm nữa, khi nhắc đến công trình có sử dụng vốn nhà nước, điều quan
tâm hàng đầu luôn là vấn đề đảm bảo sử dụng chi phí đầu tư xây dựng hợp lý,
đảm bảo chất lượng công trình xây dựng hiệu quả. Vì vậy, đã có rất nhiều đề
tài nghiên cứu về Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN
nhưng đều tập trung vào khía cạnh kinh tế, cụ thể về những vấn đề quản lý chi
phí, nâng cao chất lượng các công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước,
như: “Giải pháp hoàn thiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử
dụng vốn nhà nước” - Luận văn cao học khoa kinh tế xây dựng trường Đại
học Xây dựng của tác giả Bùi Thị Tuyết Nhung (2010); “Giải pháp nâng cao
năng lực quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng của chủ đầu tư dự án” Luận văn cao học khoa kinh tế xây dựng trường Đại học Xây dựng của tác giả
Nguyễn Bình Minh (2010); “Giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu các gói
thầu xây lắp thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước”
- Luận văn cao học khoa kinh tế xây dựng trường Đại học Xây dựng của tác

4


giả Vũ Nam Ngọc (2010)… Do các quy định về mẫu HĐXD đối với các dự
án có sử dụng vốn nhà nước mới ra đời và có hiệu lực trong một vài năm trở
lại đây nên có rất ít công trình nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý về

các quy định pháp luật mới về mẫu HĐXD công trình sử dụng nguồn vốn
NSNN. Liên quan đến đề tài này, hầu như không có công trình nghiên cứu
dưới góc độ pháp lý, chỉ có một số bài viết ngắn, điển hình như bài viết “Thực
trạng và những quy định pháp luật về Hợp đồng xây dựng” của tác giả
Trương Văn Cường, Phòng NV1 - Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh (2014). Tuy nhiên,
bài viết này cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra thực trạng thực hiện chưa nghiêm
túc một số quy định về HĐXD và một số điểm mới trong các văn bản pháp
luật hướng dẫn về HĐXD mà chưa chỉ ra một cách cụ thể những tồn tại, bất
cập trong quy định của pháp luật hiện hành về mẫu HĐXD đối với công trình
đặc thù có sử dụng vốn từ NSNN; những giải pháp khắc phục bất cập, tồn tại
này cũng như việc quy định mẫu hợp đồng như hiện nay có thực sự phù hợp
với bối cảnh thực tế hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này để tìm ra những ưu điểm và hạn
chế của quy định hiện hành về HĐXD những công trình mang tính đặc thù là
có sử dụng vốn đầu tư từ NSNN. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng khắc
phục những tồn tại, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam
về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về HĐXD công trình sử dụng
vốn NSNN.
Phân tích, đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy
định về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN ở Việt Nam hiện nay.

5


Đề xuất phương hướng khắc phục và các giải pháp hoàn thiện các quy
định về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN ở Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về HĐXD
công trình sử dụng vốn NSNN và thực tiễn áp dụng các quy định này làm đối
tượng nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật hiện hành
và đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về ba nội dung lớn của HĐXD
công trình sử dụng vốn NSNN ở Việt Nam, bao gồm: (i) Chủ thể ký kết hợp
đồng; (ii) Thực hiện hợp đồng và (iii) Giài quyết tranh chấp hợp đồng. Đồng
thời, đề tài có sự liên hệ, đối chiếu, phân tích so sánh các quy định của pháp
luật Việt Nam với các quy định tương ứng trong pháp luật của Trung Quốc.
5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung đi sâu phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn
thi hành các quy định về chủ thể ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và giải
quyết tranh chấp HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đồng thời, sử dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý
truyền thống như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, có kế thừa và tham
khảo các tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan để giải quyết
những vấn đề mà đề tài đặt ra.

6


6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Đề tài phân tích, đánh giá một cách toàn diện những quy định pháp luật
hiện hành cũng như thực trạng áp dụng các quy định về chủ thể giao kết hợp
đồng, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng công
trình có sử dụng vốn NSNN; đề tài cũng có sự đối chiếu so sánh với các quy
định có liên quan trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, rút
ra những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, tăng cường tính
khả thi, hợp lý của những quy định pháp luật về HĐXD các công trình có
điểm đặc thù là có sử dụng vốn NSNN.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầ u và kế t luận, nội dung của đề tài bao gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Khái quát về công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách
nhà nước
1.1.1. Khái niệm công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Công trình xây dựng
Theo Luật xây dựng của Việt Nam, khái niệm công trình xây dựng
được định nghĩa như sau:

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao
động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công
trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt
đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước,
được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công
trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp
và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình
khác [35, Điều 3, Khoản 10].
Trên cơ sở đó, Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính
phủ về việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (NĐ
46/2015/NĐ-CP) phân loại công trình xây dựng theo tính chất sử dụng như sau:
- Công trình dân dụng bao gồm: nhà ở và các công trình công cộng
(công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thể thao; công trình văn hóa;
công trình tôn giáo, tín ngưỡng; công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm
việc; Nhà ga; Trụ sở cơ quan nhà nước).
- Công trình công nghiệp bao gồm: Công trình sản xuất vật liệu xây
dựng; công trình luyện kim và cơ khí chế tạo; công trình khai thác mỏ và chế

8


biến khoáng sản; công trình dầu khí; công trình năng lượng; công trình hóa
chất (công trình sản xuất sản phẩm phân bón, công trình sản xuất vật liệu nổ
công nghiệp); công trình công nghiệp nhẹ (công trình công nghiệp thực
phẩm, công trình công nghiệp tiêu dùng, công trình công nghiệp chế biến
nông, thủy và hải sản).
- Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Công trình cấp nước; công trình
thoát nước; công trình xử lý chất thải rắn (công trình xử lý chất thải rắn thông
thường, công trình xử lý chất thải nguy hại); công trình chiếu sáng công cộng
và các công trình khác.

- Công trình giao thông bao gồm: các công trình đường bộ; công trình
đường sắt; công trình cầu; công trình hầm; công trình đường thủy nội địa;
công trình hàng hải; công trình hàng hải khác; công trình hàng không.
- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm: công trình
thủy lợi; công trình đê điều; công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm
nghiệp, thủy sản và các công nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.
- Công trình quốc phòng, an ninh bao gồm: các công trình được đầu tư
xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý,
phục vụ quốc phòng, an ninh [15, Phụ lục I].
1.1.1.2. Công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Trước đây, khái niệm sử dụng nguồn vốn NSNN làm kinh tế nói chung
và đầu tư xây dựng nói riêng rất phổ biến ở các nước XHCN cũ như: Liên
bang Xô viết, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam… vì nền tảng kinh
tế quốc dân của các quốc gia này là dựa trên chế độ công hữu, sở hữu nhà
nước và tập thể, công cụ quản lý kinh tế chính là kế hoạch do nhà nước ban
hành từ trên xuống (nền kinh tế kế hoạch hóa).
Hiện nay, chỉ ở một số nước XHCN cũ với nền kinh tế chuyển đổi từ kế
hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường (trong đó có Việt Nam) là nhà

9


nước vẫn giữ vai trò chi phối mạnh mẽ trong các quan hệ kinh tế. Sự chi phối
của nhà nước đối với nền kinh tế thể hiện ở chỗ kinh tế nhà nước, mà đại diện
là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), chiếm lĩnh các ngành, các lĩnh vực
kinh tế then chốt, trong đó có ngành xây dựng hạ tầng cơ bản và chiếm tỉ
trọng lớn nguồn tiền đầu tư từ vốn nhà nước.
Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào đưa ra định nghĩa
trực tiếp về công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN mà chỉ có khái niệm
về vốn nhà nước, NSNN và công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước

được quy định tại Luật Đấu thầu 2013 và TT 09/2011/TT-BXD. Cụ thể:
Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái
quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương;
vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay
được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của
doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất [31, Điều 4].
Từ đó có thể nhận định rằng:
Công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước bao gồm các
công trình xây dựng được đầu tư thực hiện bằng “vốn ngân sách
nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là vốn ODA),
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do nhà
nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của nhà nước [6, Điều 1].
Như vậy, theo tinh thần của Luật đấu thầu 2013 và TT 09/2011/TTBXD, công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN chỉ là một bộ phận nhỏ
trong nhóm các công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước nói chung.
Luật NSNN 2002 đưa ra định nghĩa về NSNN như sau:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà

10


nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước [28, Điều 1] và Ngân sách nhà nước gồm
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa
phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân [28, Điều 4].
Đến khi Luật NSNN 2015 ra đời, định nghĩa về NSNN đã có nhiều
thay đổi. Cụ thể:

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [36, Điều 4].
Và hệ thống ngân sách được quy định như sau: “Ngân sách nhà nước
gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương” và “Ngân sách địa
phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” [36, Điều 6].
Như vậy, từ Luật NSNN 2002 đến Luật NSNN 2015, vốn NSNN được
hiểu một cách thống nhất là bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân
sách địa phương. Trong đó, vốn NSNN được hình thành từ vốn tích lũy của
nền kinh tế và được nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các
đơn vị thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong các kế hoạch
nhà nước hàng năm, kế hoạch năm (05) năm và kế hoạch dài hạn.
1.1.2. Đặc điểm công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
So với các công trình xây dựng thông thường, công trình xây dựng có
sử dụng vốn NSNN có một số điểm đặc trưng sau:
Thứ nhất, các công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN có một phần
hoặc toàn bộ vốn đầu tư cho công trình là từ NSNN.
Như đã nêu ở trên, các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay được

11


đầu tư bằng rất nhiều nguồn vốn khác nhau, như: vốn nhà nước; vốn vay; vốn
thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài… Trong đó, riêng
vốn nhà nước, theo quy định của Luật đấu thầu 2013 và TT 09/2011/TT-BXD,
bao gồm: vốn NSNN; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu
chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của
các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được

bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp
nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất [31, Điều 4]. Trên cơ sở đó, công trình có
sử dụng vốn NSNN sẽ được hiểu là những công trình có 100% nguồn vốn đầu
tư là từ NSNN và những công trình có một phần nguồn vốn đầu tư là từ
NSNN còn một phần nguồn vốn đầu tư là từ các nguồn vốn khác. Những
nguồn vốn khác này có thể bao gồm vốn nhà nước ngoài ngân sách và/hoặc
vốn vay, vốn thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài…
Thứ hai, về tính chất công trình, công trình xây dựng có sử dụng vốn
NSNN là những công trình đặc thù theo quy định của pháp luật và có ảnh
hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo quy định của Điều 5 Luật Đầu tư công 2014, vốn NSNN chủ yếu
được đầu tư trong các lĩnh vực hạ tầng cơ bản: Đầu tư chương trình, dự án kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đầu tư và hỗ trợ
hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; Đầu tư của Nhà nước tham
gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư. Cũng theo quy định tại
Điều 6 luật này, các dự án xây dựng được phép đầu tư bằng nguồn vốn NSNN
chủ yếu bao gồm các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm
B và dự án nhóm C. Trong đó:
- Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công

12


trình liên kết chặt chẽ với nhau và sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng
trở lên và/hoặc ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: 1) Nhà máy điện hạt nhân; 2)
Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm
khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên;

rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường
từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; 3) Sử dụng đất có
yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy
mô từ 500 héc ta trở lên; 4) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền
núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; 5) Dự án đòi hỏi phải áp dụng
cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định [32, Điều 7].
- Dự án nhóm A bao gồm: 1) Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư
thuộc lĩnh vực: Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; Dự án tại địa
bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy
định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc
phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; Dự án sản xuất chất độc hại,
chất nổ; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; 2) Dự án có tổng mức
đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực giao thông (bao gồm cầu, cảng
biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), công nghiệp điện, khai
thác dầu khí, hoá chất, phân bón, xi măng, chế tạo máy, luyện kim, Khai thác,
chế biến khoáng sản, xây dựng khu nhà ở; 3) Dự án có tổng mức đầu tư từ
1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực giao thông (trừ các dự án quy định tại
nhóm 2), thủy lợi; cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật
điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; hoá dược; sản xuất vật liệu (trừ các
dự án quy định tại nhóm 2); công trình cơ khí (trừ các dự án quy định tại
nhóm 2), bưu chính, viễn thông; 4) Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ

13


đồng trở lên thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp (trừ các dự án quy
định tại nhóm 1,2 và 3); 5) Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên
thuộc lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tin học, phát

thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dân dụng,
(trừ các dự án quy định tại nhóm 2) [32, Điều 8].
- Dự án nhóm B bao gồm: Nhóm 2 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu
tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng; Nhóm 3 của Dự án nhóm A có tổng
mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng; Nhóm 4 của Dự án nhóm A
có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng; Nhóm 5 của Dự án
nhóm A có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng [32, Điều 9].
- Dự án nhóm C bao gồm: Nhóm 2 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu
tư dưới 120 tỷ đồng; Nhóm 3 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 80
tỷ đồng; Nhóm 4 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng;
Nhóm 5 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng [32, Điều 10].
Thứ ba, các công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN luôn đặt dưới
sự quản lý và giám sát chặt chẽ, toàn diện của các cơ quan chức năng.
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế, chính trị đặc thù của Việt Nam là một
nước XHCN với nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh
tế thị trường nên nhà nước là chủ thể giữ vai trò chi phối mạnh mẽ trong các
quan hệ kinh tế và vốn nhà nước mà đặc biệt là NSNN thường chiếm tỉ trọng
lớn về đầu tư. Mặt khác, chế độ sở hữu chính ở Việt Nam là chế độ sở hữu
toàn dân, NSNN do nhà nước quản lý và sử dụng nhân danh nhân dân nên vấn
đề chi NSNN cũng là một nội dung hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Chính vì
những lý do đó, về nguyên tắc quản lý của nhà nước, các công trình xây dựng
có sử dụng vốn NSNN được quản lý chặt chẽ, toàn diện hơn so với các công

14


trình xây dựng khác có nguồn vốn ngoài NSNN. Nguyên tắc quản lý này biểu
hiện rất rõ nét ở quy định tại Khoản 3 Điều 3 NĐ 59/2015/NĐ-CP ngày
18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (NĐ 59/2015/NĐCP), cụ thể như sau:
3. Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử

dụng để đầu tư xây dựng:
a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước
được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm
mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và
đạt được hiệu quả dự án;
b) Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP - Public Private Partner) có cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự
án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Nghị
định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân
sách được Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy
mô đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan,
môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả
của dự án. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án
theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan;
d) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước
quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh
quan, môi trường, an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh [16].
Trên cơ sở nguyên tắc quản lý đối với đầu tư xây dựng công trình có sử
dụng vốn NSNN là chặt chẽ và toàn diện, Việt Nam đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật điều chỉnh từng hoạt động cụ thể trong quá trình thực hiện hợp

15


đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Điển hình như Luật đấu
thầu 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ
điều chỉnh về việc lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình có sử dụng vốn
NSNN (NĐ 63/2014/NĐ-CP); Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011
của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp

có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước (TT 86/2011/TT-BTC),
trong đó có vốn NSNN đầu tư cho hoạt động xây dựng; NĐ 46/2015/NĐ-CP
điều chỉnh về việc quản lí chất lượng công trình xây dựng; TT 09/2011/TTBXD, NĐ 37/2015/NĐ-CP và TT 03/2015/TT-BKHĐT điều chỉnh về việc
giao kết và thực hiện HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN….
1.2. Khái quát về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
ngân sách nhà nước
1.2.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước
Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định trực
tiếp về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN mà chỉ có một số quy định
về HĐXD nói chung như sau:
NĐ 37/2015/NĐ-CP quy định về khái niệm hợp đồng xây dựng như
sau: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản
giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công
việc trong hoạt động đầu tư xây dựng” [14, Điều 2].
Khi quy định về hợp đồng xây dựng, NĐ 63/2014/NĐ-CP không đưa ra
khái niệm trực tiếp về hợp đồng xây dựng mà đưa ra nguyên tắc chung về hợp
đồng được ký kết sau khi đấu thầu, bao gồm cả hợp đồng xây dựng công trình
có sử dụng vốn NSNN, như sau:
Hợp đồng được ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự; được
thỏa thuận bằng văn bản để xác lập trách nhiệm của các bên trong

16


việc thực hiện toàn bộ phạm vi công việc thuộc hợp đồng. Hợp
đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định
của pháp luật là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên
trong quá trình thực hiện hợp đồng [13, Điều 89].
Từ những quy định nêu trên có thể rút ra, Hợp đồng xây dựng công

trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước là thỏa thuận bằng văn bản giữa
Nhà nước và nhà thầu, trong đó Nhà nước yêu cầu bên còn lại thực hiện việc
thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình nói chung hoặc phần việc
xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình nói chung được áp dụng riêng đối
với những công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn từ NSNN. Cũng
giống như hợp đồng xây dựng công trình nói chung, hợp đồng xây dựng công
trình có sử dụng NSNN về bản chất cũng là hợp đồng kinh doanh nên cũng
chịu sự điều chỉnh của pháp luật kinh doanh hiện hành.
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước
Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình được
lấy từ NSNN nên các công trình loại này thường được nhà nước quản lý, giám
sát rất chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng
vốn NSNN. Dưới sự điều chỉnh của pháp luật, HĐXD công trình sử dụng
NSNN ở Việt Nam là một hợp đồng dân sự -thương mại tương đối đặc biệt
với những đặc trưng sau:
Một là, nội dung và hình thức của HĐXD công trình sử dụng NSNN
buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật về xây dựng cơ bản.
Nói cách khác các hợp đồng xây dựng trong thực tế đều phải tuân thủ theo
một khuôn mẫu chặt chẽ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban (hợp
đồng mẫu). Đây là khác biệt quan trọng nhất so với hợp đồng xây dựng công
trình có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn NSNN. Minh chứng rõ nét nhất

17


chính là việc nhà nước đã ban hành NĐ 37/2015/NĐ-CP, TT 09/2011/TTBXD và TT 03/2015/TT-BKHĐT để điều chỉnh riêng về nội dung và hình
thức của một số hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN ở một
tỷ lệ nhất định. Trong đó, NĐ 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết các nội dung
cụ thể trong một hợp đồng xây dựng có sử dụng vốn NSNN. Trong khi đó,

TT 09/2011/TT-BXD và TT 03/2015/TT-BKHĐT lại quy định về mẫu hợp
đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Mẫu hợp đồng ban hành
kèm theo hai thông tư này mặc dù có hình thức khác nhau nhưng các nội dung
chính trong hợp đồng về cơ bản là tương tự nhau.
Hai là, một bên chủ thể hợp đồng bao giờ cũng là Nhà nước CHXHCN
Việt Nam, đại diện bởi các cơ quan, tổ chức Nhà nước và chủ thể bên kia là
nhà thầu xây dựng. Cụ thể, chủ đầu tư công trình xây dựng có sử dụng vốn
NSNN, theo quy định của Luật xây dựng 2015, được xác định “là cơ quan, tổ
chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây
dựng” [35, Điều 7]. Chi tiết hơn, Khoản 3 Điều 7 Luật này quy định:
Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước, người quyết định đầu tư dự án giao cho Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có Ban quản lý dự án thì
người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện
để làm chủ đầu tư [35].
Như vậy, chủ đầu tư công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN chỉ
bao gồm cơ quan, tổ chức chứ không bao gồm cả cá nhân như các công
trình xây dựng nhà ở, thương mại thông thường và chủ thể này phải thỏa
mãn điều kiện là người do người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng
vốn để đầu tư xây dựng.
Về phía chủ thể hợp đồng là nhà thầu xây dựng công trình có sử dụng

18


×