Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường – nhà máy xử lý rác thuỷ phương, tỉnh TT huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 66 trang )

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

MỞ ĐẦU
1. TÓM TẮT VỀ XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Nhà máy xử lý rác thải Thuỷ Phương được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2003,
đến nay Nhà máy đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết vấn đề tồn đọng rác thải trên địa
bàn thành phố Huế. Tuy nhiên, hiện tại công nghệ xử lý rác tại Nhà máy đã trở nên không
còn phù hợp với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng môi trường. Do vậy cần có sự cải tạo,
nâng cấp để đảm bảo giải quyết triệt để hơn nữa các vấn đề môi trường phát sinh trong quá
trình hoạt động của nhà máy.
Trên cơ sở đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa đã tiến hành đầu
tư, xây dựng, cải tạo nhằm hoàn thiện dây chuyền thiết bị công nghệ An Sinh – ASC xử lý
rác thải sinh hoạt tại Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là một
công nghệ hiện đại, xử lý rác theo chu trình khép kín từ khâu tiếp nhận rác đến đầu ra sản
phẩm. Hoạt động của nhà máy đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững, vừa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra,
vừa tạo ra các sản phẩm có ích phục vụ cho nông nghiệp, xây dựng,...
- Cơ quan phê duyệt dự án: chủ đầu tư tự phê duyệt.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM.
Các văn bản pháp luật và kỹ thuật để xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) bao gồm:
• Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày
29 tháng 11 năm 2005.
• Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
• Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường.
• Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành quy chế quản lý chất thải nguy hại.
• Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ


Tài nguyên và môi trường về việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
• Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
1


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

• Công văn số 2650/UBND-TC ngày 25 tháng 07 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thừa Thiên – Huế về việc thống nhất chủ trương chuyển giao chủ thể đầu tư của Nhà
máy xử lý rác Thuỷ Phương.
• Công văn số 3051/UBND-ND ngày 22/08/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế về
việc cho phép Công ty CP Đầu tư – phát triển Tâm Sinh Nghĩa mở rộng diện tích nhà
máy xử lý rác Thuỷ Phương.
3. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC LẬP BÁO CÁO
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường được thực hiện nhằm đánh giá và dự báo các
tác động đến môi trường do quá trình hoạt động của nhà máy, từ đó đề ra những biện pháp
khống chế và giảm nhẹ các tác động bất lợi.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa.
Cơ quan tư vấn lập báo cáo: Trung tâm công nghệ môi trường Đà Nẵng (DENTEC).
-

Giám đốc

: ông Huỳnh Thuận

-

Địa chỉ


-

Tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án bao gồm:

-

Nguyễn Cửu Thạnh

-

Nguyễn Thế Minh

-

Hà Thanh Vũ

-

Phạm Hữu Quỳnh Trâm

2


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ NHÀ MÁY
1.1. TÊN NHÀ MÁY
Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

1.2. CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa.
Đại diện: ông Ngô Xuân Tiệc

Chức vụ: Chủ tịch HĐQT

Địa chỉ liên hệ: 402 – 404, Phạm Văn Hai, phường 5, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.8464480

Fax: 08.8461370

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA NHÀ MÁY
1.3.1 Vị trí địa lý
Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương được xây dựng tại thôn 7, xã Thuỷ Phương, huyện
Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tọa độ địa lý của nhà máy như sau:
- N: 16023.890’
- E: 107038.141’
(Xem sơ đồ SĐ 01)
1.3.2 Giới hạn khu đất
+ Phía Bắc

: tiếp giáp với vùng đất đồi

+ Phía Nam

: giáp bãi rác thành phố

+ Phía Đông

: giáp khu xử lý nước thải của bãi rác và vùng đất đồi.


+ Phía Tây

: giáp vùng đất đồi.

Tổng diện tích của Nhà máy là 4,0ha
1.3.3 Mối tương quan của địa điểm xây dựng nhà máy với các đối tượng tự nhiên,
kinh tế - xã hội
• Tương quan với các đối tượng tự nhiên:
-

Hệ thống đường giao thông: Cách khu vực nhà máy 200m về phía Tây có tuyến
đường tránh thành phố Huế, đây là tuyến giao thông lớn duy nhất đi qua khu vực.
Ngoài ra còn có tuyến đường nhựa nối liền từ nhà máy với nội thành thành phố.

-

Hệ thống sông suối, đồi núi: Nhà máy nằm ở vùng đồi thấp, không có sông suối chảy
qua. Tiếp giáp với nhà máy về phía Đông có một khe nước nhỏ, đây là khe thoát
nước rác từ bãi rác thành phố. Nước mưa từ nhà máy cũng được thoát vào khe này.

• Tương quan với các đối tượng kinh tế - xã hội
3


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

-

Dân cư: Nhà máy nằm ở vùng dân cư rất thưa thớt, cách nhà máy 200m về phía Tây

và Tây Bắc có vài ba hộ dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp.

-

Các cơ sở công nghiệp, dịch vụ:
+ Cách nhà máy khoảng 150m về phía Tây là trạm nghiền sàng đá (Công ty
khoáng sản Huế).
+ Tiếp giáp với Nhà máy về phía Nam là bãi rác thành phố

-

Các công trình văn hoá, di tích lịch sử: xung quanh khu vực xây dựng nhà máy
không có các công trình về văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, các di tích lịch sử.

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1 Tổng vốn đầu tư cho dự án
Tổng vốn đầu tư cho Dự án là 36.750 triệu đồng, bao gồm các hạng mục sau:
+ Chi phí xây dựng

: 12.000 triệu đồng

+ Chi phí dây chuyền thiết bị

: 23.000 triệu đồng

+ Chi phí khác

: 1.750 triệu đồng

1.4.2 Hình thức đầu tư và nguồn vốn



Hình thức đầu tư: trên cơ sở nhà máy hiện có, tiến hành cải tạo lại một số công đoạn
trong dây chuyền công nghệ, lắp đặt thêm các thiết bị hiện đại, giảm bớt các công
đoạn thủ công, đảm bảo hoạt động chế biến rác thải sinh hoạt của nhà máy theo
đúng tiêu chí 3T của công nghệ An Sinh (đây là tiêu chí do Công ty tự đưa ra)
− Tái sinh mùn hữu cơ
− Tái chế phế thải dẻo
− Tránh chôn lấp (tỷ lệ chôn lấp dưới 10%)
Đến nay, việc cải tạo lại công nghệ đã hoàn tất và nhà máy đã đi vào hoạt động.



Nguồn vốn:
Chủ đầu tư khai thác, huy động tổng hợp các nguồn vốn sau:

-

Vốn tự có

-

Vốn vay từ Quỹ Bảo vệ môi trường

-

Vốn huy động từ các nguồn khác.

1.4.3 Các hạng mục công trình của dự án
a. Hạng mục công trình chính

Các hạng mục công trình chính của nhà máy là các khu nhà xưởng phục vụ cho quá
trình sản xuất đã được xây dựng từ trước, bao gồm:
4


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế



Nhà tiếp nhận rác, khử mùi



Nhà cơ điện + dây chuyền tách nilon loại 1 : 486m2



Nhà rửa nilon

: 180m2.



Nhà phân loại rác

: 884,8m2



Nhà sản xuất phế thải dẻo


: 486m2



Nhà tách tuyển mùn tươi

: 90m2



Nhà ủ hoai hữu cơ + phun vi sinh

: 864m2.



Nhà ủ hoai hữu cơ

: 972m2.



Ngăn ủ xơ ngắn + nạp liệu

: 540m2



Nhà tách tuyển mùn thô


: 540m2



Nhà sản xuất phân

: 630m2



Nhà sản xuất nhựa thành phẩm

: 504m2



Kho thành phẩm

: 289m2

: 972m2.

(Xem sơ đồ SĐ 02)
b. Các hạng mục công trình phụ trợ
Các hạng mục công trình phụ trợ của bao gồm:


Hệ thống thoát nước mưa: nước mưa từ mặt bằng nhà máy được thu vào hệ thống
mương thoát. Sau khi lắng cặn tại hố ga, nước mưa được thải vào khe Vực ở phía

Đông của nhà máy.



Hệ thống thu gom và xử lý nước thải:
-

Nước thải sản xuất: nước thải ra từ công đoạn rửa phế thải dẻo được thu gom và xử
lý tại hệ thống xử lý nước thải, sau đó tuần hoàn tái sử dụng, không thải ra ngoài.
Đối với nước rỉ rác được thu gom vào bể chứa và sử dụng để phun lên bề mặt rác tại
các hầm ủ nhằm làm tăng độ ẩm cho rác.

-

Nước thải sinh hoạt: được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó dẫn về hồ chứa và bổ
sung vi sinh ASC Protect rồi sử dụng làm nước tưới cây, không thải ra môi trường



Hệ thống cây xanh: Cây xanh có tác dụng cải thiện điều kiện vi khí hậu, giảm ồn.
Ngoài ra cây xanh còn hấp thụ các khí độc hại trong không khí và giảm lượng bụi phát
tán đi xa. Cây xanh đã được bố trí trồng xung quanh tường rào, các khu vực sản xuất,
khu vực làm việc và các khu cây xanh tập trung ở phía Bắc, Tây Bắc trong nhà máy.
Tổng diện tích đất dành cho trồng cây xanh là 6000 m2.

5


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế


1.4.4 Quy trình công nghệ xử lý rác


Khối lượng rác thải

Theo các số liệu thống kê và dự báo của Công ty TNHHNNMTV Môi trường và Công
trình đô thị Huế, khối lượng rác thải tại thành phố Huế như sau:
Năm
m3/ngày
m3/năm

2000
220
80.300

2005
550
200.750

2010
600
219.000

Với khối lượng rác thải như trên đảm bảo đủ lượng rác để nhà máy hoạt động đúng công
suất.


Thành phần rác thải

Thành phần lý, hoá học của rác thải thường khác nhau tuỳ thuộc vào từng địa phương,

vào điều kiện khí hậu và các điều kiện kinh tế cũng như nhiều yếu tố khác. Thành
phần rác thải sinh hoạt của một số thành phố ở Việt Nam được đưa ra trong bảng sau.
Bảng 1.1 Thành phần rác thải sinh hoạt của một số thành phố ở Việt Nam
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Thành phần (%)

Hà Nội

Chất hữu cơ
Giấy
Gỗ, giấy vụn
Da, cao su, nhựa thông
Nilon, nhựa
Vỏ ốc, xương
Thuỷ tinh
Kim loại
Xà bần
Nguyên liệu không
phân loại

Tổng cộng

Hải
Phòng

TP.HCM

50,3
2,7
6,3
0,7
3,0
1,1
0,3
1,0
7,4
33,9

50,4
5,4
2,7
1,1
3,5
4,8
1,0
0,7
15,0
15,4

62,2

5,6
4,2
0,5
7,0
0,5
0,5
0,5
16,4
4,7

Đà
Nẵng
66,7
7,8
6,7
1,5
8,7
3,1
0,1
1,7
1,9
1,8

100,0

100,0

100,0

100,0


Tp khác
50 - 60
2–4
2–5
nhỏ
nhỏ
1–2
nhỏ
nhỏ
nhỏ
thay đổi

Nguồn: Quản lý chất thải rắn – GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Nxb Xây dựng - 2001


Công nghệ xử lý rác thải

Công nghệ xử lý rác thải áp dụng tại Nhà máy là công nghệ An Sinh – ASC. Đây là
công nghệ xử lý rác sinh hoạt có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Không để lại ô nhiễm thứ cấp do nước rỉ rác, toàn bộ lượng nước rỉ rác được tập
trung vào bể thu gom, hồi ẩm vào các bể ủ.
6


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

- Xử lý mùi hôi ngay khi tiếp nhận rác và trong suốt quá trình xử lý.
- Phần lớn vật chất từ rác được tái chế và tái sử dụng, hạn chế chôn lấp.
Sơ đồ công nghệ xử lý rác tại Nhà máy như sau:


7


Báo cáo Đánh giá tác động mơi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

Mùi hơi
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ AN SINH - ASC XỬ LÝ RÁC SINH HOẠT
NHÀ TẬP KẾT RÁC SINH
HOẠT ĐỂ PHUN KHỬ ĐỘC
VÀ MÙI HÔI

VŨ KHÍ VÀ CHẤT NỔ

XÁC GIA SÚC VÀ PHẾ THẢI Y TẾ

NẠP LIỆU LÊN BĂNG
CHUYỀN XỬ LÝ
( Co khí hoá)

RÁC KHÔNG XỬ LÝ PHẢI CHÔN LẤP
TÁCH TUYỂN BẰNG
TAY 5 NHÓM RÁC CÁ
BIỆT

PHẾ LIỆU CÓ THỂ BÁN ĐƯC

MÁY XÉ BAO, ĐẬP, CẮT
VÀ LÀM TƠI RÁC


CHẤT ĐỐT CHO TRUNG TÂM CẤP GIÓ
NÓNG, KHÔ VÀ SẠCH

MÁY PHÂN LOẠI BẰNG
SỨC GIÓ (lần 1)
MÙN ĐỂ CẢI
TẠO ĐẤT

HỖN HP MÀNG MỎNG
NHỰA DẺO

TRUNG TÂM
CẤP GIÓ
NÓNG, KHÔ,
SẠCH

SÀNG LỒNG
(Tách đất cát và tạp chất)

HỖN HP RÁC HỮU CƠ
(làm giàu lần 1)
đất cát
và tạp vật

ĐẤT CÁT
VÀ MÙN
VỤN HỮU


SÀNG LỒNG

(Tách đất cát)

TÁCH TUYỂN BẰNG TAY
(Loại bỏ màng mỏng, dẻo)

VI SINH

TÁCH TUYỂN BẰNG
TAY MÀNG MỎNG
NHỰA DẺO

hữu cơ

dẻo, mỏng

HỖN HP MÙN
BỤI ĐẤT,
NHỰA DẺO

MÁY BĂM CẮT MÀNG
MỎNG NHỰA DẺO

hỗn hợp
hữu cơ

MÁY SÀNG
RUNG 1

THIẾT BỊ TÁCH
TUYỂN VỤN DẺO

LỌT SÀNG
VÀ SẤY KHÔ

HỆ THỐNG SÀNG LỒNG,
SẤY KHÔ VÀ LÀM
SẠCH

MÁY TÁCH
TUYỂN
KIM LOẠI
TỪ TÍNH

vào máy ép áp lực cao nhựa dẻo tái chế

hỗn hợp hữu cơ

Khí thải
TRUNG TÂM GIA
CÔNG NHỰA DẺO
TÁI CHẾ

TRUNG TÂM SẢN
XUẤT PHÂN BÓN
HỮU CƠ VI SINH

vào máy ép
bã xellulo
sợi dài và mỏng dẻo

cung cấp chất đốt từ rác cá biệt cho các lò đốt


MÁY BĂM CẮT NHỎ
HỮU CƠ

MÁY BĂM CẮT HẠT
NHỰA DẺO TÁI CHẾ

TÁCH TUYỂN BẰNG TAY MÀNG MỎNG DẺO

vụn hữu cơ

MÁY ĐÙN SI NHỰA
DẺO TÁI CHẾ

MÁY PHÂN LOẠI BẰNG
SỨC GIÓ (lần 2)

TÁCH TUYỂN BẰNG
TAY
(Loại bỏ màng mỏng dẻo)

HỖN HP HỮU CƠ
(Làm giàu lần 2)

VI SINH

mùn hữu cơ

vụn hữu cơ


KIM LOẠI

MÁY SÀNG
RUNG 2

Bụi
HỆ THỐNG NHÀ Ủ
CÓ ĐẢO TRỘN VÀ
SỤC KHÍ
bã xơ chưa hoai
sợi ngắn đem ủ lại

HỆ THỐNG THIẾT
BỊ TÁCH TUYỂN
MÙN HỮU CƠ

TRUNG TÂM
CẤP GIÓ
NÓNG, KHÔ
VÀ SẠCH

bã xellulo
làm chất đốt

8


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

Thuyết minh: Các công đoạn chuẩn bị cho quá trình xử lý rác bao gồm:



Tiếp nhận rác và khử mùi: Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom được vận chuyển đến
Nhà máy bằng các xe chuyên dụng. Ngay khi xả ra khỏi xe, rác thải sẽ được phun
hỗn hợp vi sinh khử mùi và khử độc. Các chủng vi khuẩn Nitrosomonat, xạ khuẩn
Streptomyces, nấm men Saccharomyces Cerevicia... sẽ phân giải nhanh các chất hữu
cơ mau lên men, phân giải mạnh protein, khử các khí độc gây mùi hôi, ngăn cản sự
hình thành các khí H2S, NH3… Đồng thời chúng còn sinh chất kháng sinh chống
bệnh và khử các tác nhân gây bệnh, sinh chất kích thích tăng trưởng thực vật. Sau từ
5 đến 8 giờ mùi hôi sẽ giảm dần đến triệt tiêu.



Tách tuyển rác cá biệt: Sau khi khử độc và mùi hôi, rác được đưa vào băng chuyền
tách tuyển bằng thủ công. Tại đây công nhân sẽ loại bỏ rác cá biệt bao gồm những
loại sau:
+ Vũ khí và chất nổ
+ Xác súc vật và phế thải y tế
+ Phế liệu (kim loại, thuỷ tinh,…)
+ Phế thải dẻo (bao nilon)
+ Chất hữu cơ khó phân huỷ dùng làm chất đốt (củi gỗ, bàn ghế, cành cây, chăn
chiếu, mùng màn,…)
+ Phế thải không xử lý được phải chôn lấp
+ Các vật thể cồng kềnh, dây nhợ cản trở máy hoạt động.



Phân loại rác: Hỗn hợp rác sau khi được loại bỏ các loại rác cá biệt, tự động lần lượt
đi vào các máy đập và xé rác (gọi là máy xé rác), máy phân loại bằng sức gió (máy
tuyển gió), thiết bị tách tuyển kim loại bằng từ tính (máy tuyển từ) và hệ thống thiết

bị phân loại rác theo kích thước bằng các sàng lồng quay liên tục (sàng lồng phân
loại). Qua cụm công nghệ liên hoàn phân loại, rác được phân thành các dòng riêng
biệt như sau:
+ Hỗn hợp giàu các chất hữu cơ và thực vật gọi tắt là hỗn hợp hữu cơ.
+ Hỗn hợp giàu các chất phế thải dẻo gọi tắt là hỗn hợp phế thải dẻo.
+ Hỗn hợp đất cát và vụn hữu cơ tươi được phối trộn chế phẩm vi sinh phân huỷ để
chế biến thành mùn hữu cơ vi sinh loại 2 dùng để cải tạo đất.
Sau quá trình phân loại, rác thải được xử lý theo 3 dây chuyền khác nhau như sau:

a. Xử lý rác hữu cơ: bao gồm các bước
+ Phân loại rác hữu cơ: Hỗn hợp hữu cơ được làm sạch lần nữa bằng việc tách tuyển thủ
công trên băng chuyền, rồi qua hệ thống thiết bị tách tuyển kim loại bằng từ tính. Hỗn
9


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

hợp hữu cơ sạch được băm nhỏ, phối trộn chế phẩm vi sinh phân hủy hữu cơ và
xenllulo (các chủng vi sinh Bacilus Lichemi formis, Asperqillus niger, Lacto Bacilus
Sp, Cellulomonas,...) để chuẩn bị chuyển sang công đoạn ủ tạo mùn hữu cơ
+ Ủ hoai hỗn hợp hữu cơ: có 3 loại hình ủ.
o Ủ hoai hỗn hợp hữu cơ tươi có kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ.
- Ủ phát triển vi sinh hiếu khí ở nhiệt độ thấp, có đảo trộn, sục khí
- Ủ phát triển vi sinh hiếu khí ở nhiệt độ cao có sục khí, có đảo trộn
- Ủ chín có sục khí.
- Ủ giảm ẩm
- Thời gian cho một quá trình ủ phân đoạn là 48 ngày.
Tuỳ theo yêu cầu của từng giai đoạn ủ, các thông số kỹ thuật chủ yếu được khống chế
để tăng hiệu quả ủ phân giải hữu cơ và cellulo.
- Độ ẩm


: 40 – 60%

- Nhiệt độ

: 45 – 800C.

- Độ pH

: 6 – 7,5

- Tỷ lệ C/N

: 1/25

Với công nghệ ủ hỗn hợp hữu cơ phân đoạn, cấu trúc vật lý của khối rác hữu cơ bị phá
vỡ, biến đổi mạnh và trở nên tơi xốp. Đồng thời kéo theo sự thay đổi mạnh các chủng vi
sinh vật trong đống rác. Trong đó các loài vi sinh vật gây bệnh sẽ bị tiêu diệt hết (chúng
thường là loại ưa ấm). Thay vào đó là hệ vi sinh vật ưa nhiệt phát triển mạnh, Chúng thuộc
các loại vi khuẩn ưa nóng và xạ khuẩn, phù hợp với các hệ cây trồng thuộc vùng khí hậu
nhiệt đới ẩm.
Sự tồn tại và phát triển của hệ vi sinh vật ưa nóng, cùng với sự có mặt của một số loài
vi sinh vật phân hủy khác làm cho khối rác hữu cơ biến đổi, phân hủy và gãy vụn, chuyển
hóa thành mùn hữu cơ vi sinh.
o Ủ khô bã xơ cellulose sợi ngắn và bã thải thu hồi tại công đoạn tách tuyển mùn mịn
(chiếm tỉ lệ khoảng 4% so với khối lượng rác tươi). Sau 20 - 30 ngày sẽ đưa ra tách
tuyển tận thu mùn hữu cơ. Bã thải nếu còn sẽ đưa vào ủ dài ngày cùng với xơ
cellulose sợi dài thay cho chôn lấp.
o Ủ dài ngày bã xơ cellulose sợi dài (chiếm tỉ lệ khoảng 8% so với khối lượng rác
tươi) sau khi đã được băm cắt nhỏ và phối trộn các chủng vi sinh phân huỷ đặc biệt.

Thời gian ủ từ 3 ÷ 6 tháng tùy thuộc diện tích nhà ủ và tỉ lệ hoai thành mùn theo
yêu cầu, sau đó sẽ đưa ra tách tuyển tận thu mùn hữu cơ. Phương pháp ủ trong nhà

10


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

kín có phối trộn vi sinh sẽ thay thế cho việc chôn lấp (10%) trong quá trình xử lý
rác hiện nay
+ Tách tuyển mùn hữu cơ: Hỗn hợp hữu cơ qua giai đoạn ủ, được xe cơ giới chuyển vào
băng chuyền tách tuyển mùn. Tại đây, máy đánh tơi và hệ thống sàng lồng phân loại
theo kích thước sẽ phân loại hỗn hợp hữu cơ thành 3 nhóm:
o Nhóm mùn thô tự động đi vào băng chuyền sấy giảm ẩm (nhiệt được cung cấp bởi
lò đốt rác) và tiếp tục tách tuyển lấy mùn mịn để sản xuất ra phân bón hữu cơ vi
sinh.
o Nhóm xơ cellulose sợi ngắn có nhiều mùn bám dính theo, đưa trở lại hầm ủ khô, ủ
cùng với bã thải của công đoạn tách tuyển mùn mịn để tận thu mùn hữu cơ.
o Nhóm xơ cellulose sợi dài dùng để đốt cung cấp nhiệt cho quá trình sấy giảm ẩm
phân hữu cơ.
+ Sản xuất phân hữu cơ vi sinh: Mùn hữu cơ mịn, chuyển qua thiết bị phối trộn chế
phẩm vi sinh đặc chủng bao gồm các chủng kháng bệnh, kích thích tăng trưởng, tăng
cường phẩm chất và khả năng diệt trừ sâu bệnh có trong đất…Sau đó mùn được dẫn
vào hệ thống cân định lượng, đóng bao và vận chuyển vào kho thành phẩm
+ Chế biến mùn hữu cơ vi sinh loại 2: Tại công đoạn phân loại rác ta thu được hỗn hợp
đất cát và vụn hữu cơ tươi. Hỗn hợp này phối trộn với bã thải của công đoạn tách
tuyển mùn mịn và phối trộn vi sinh đặc chủng sẽ cho ra mùn hữu cơ vi sinh loại 2,
được dùng để cải tạo đất.

11



Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

Quy trình xử lý hỗn hợp rác hữu cơ
Giai đoạn 2

Giai đoạn 1
VK Nitrosomonas
XK Streptomyces
NM Saccharomyces
cerevisia
Vi sinh vật phân huỷ

Bacilus lichemi formis,
Aspergillus niger,
Lacto bacilus sp,
Cellulomonas
Vi sinh vật phân huỷ

RÁC
HỮU CƠ
Phân giải
lingin, pectin,
protein, tinh bột

Phân cắt
Cellulose
MÙN HOAI
HỮU CƠ


Giai đoạn 3

Phụ gia

PHÂN HỮU
CƠ VI SINH

Vi sinh vËt:
Cố định đạm: Azotobacter spp
Kháng bệnh: Stretomycetes spp
Trừ sâu bệnh: Metarhizium
anisopliae

Hình 1.1 Quy trình xử lý rác hữu cơ
b. Xử lý phế thải dẻo
Sơ đồ công nghệ xử lý phế thải dẻo sản xuất các sản phẩm nhựa tái chế.

12


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

Phế thải dẻo sau khi
phân loại

Sàng lồng tách đất cát

Đóng gạch


đất cát

Băm cắt

Nước
nhiệt cung cấp
từ lò đốt rác

Rửa

Nước thải

xử lý

tuần hoàn

Sấy khô

Đùn ép tạo hạt nhựa

khí thải

chụp hút

xử lý

Sản xuất các sản phẩm
nhựa tái chế

khí thải


chụp hút

xử lý

Công nghệ xử lý phế thải dẻo bao gồm các công đoạn sau:
+ Phân loại phế thải dẻo: Dòng phế thải dẻo sau khi phân loại được đưa vào thiết bị
sàng lồng để tách đất cát và tạp chất. Sau đó, chúng được tách tuyển bằng tay rồi đưa
sang máy băm cắt. Sau khi băm cắt, phế thải dẻo được chuyển vào các bể rửa có
khuấy trộn để làm sạch đất cát. Lượng nước thải ra sau khi rửa phế thải được dẫn về
hệ thống xử lý, phần phế thải sạch tiếp tục đưa sang hệ thống sàng lồng sấy khô bằng
nhiệt cung cấp từ lò đốt rác hữu cơ khó phân huỷ.
+ Tái chế nhựa dẻo: Phế thải dẻo, vụn sau khi qua hệ thống sàng lồng sấy khô được
đưa vào máy đùn thành sợi nhựa, sau đó qua máy băm cắt thành những hạt nhựa rồi
đưa đến khu vực gia công nhựa dẻo tái chế. Tại đây sẽ tạo ra các sản phẩm ống thoát
nước, xô chậu, tấm đan,…Khí thải phát sinh tại công đoạn đùn ép tạo hạt nhựa, tạo
sản phẩm nhựa được thu gom bằng chụp hút và xử lý bằng dung dịch NaOH loãng.
+ Hỗn hợp đất cát tách ra từ quá trình phân loại phế thải dẻo được sử dụng để đóng ép
thành gạch block.
c. Xử lý rác hữu cơ khó phân huỷ

13


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

Các chất hữu cơ khó phân huỷ như gỗ củi, giẻ,… được xử lý bằng phương pháp đốt ở
nhiệt độ cao trong lò đốt chuyên dụng. Nhiệt tạo ra từ quá trình dốt được tận dụng vào các
công đoạn sấy khô, giảm ẩm trong dây chuyền sản xuất.
Hiện tại, nhà máy đã lắp đặt 02 lò đốt rác hữu cơ khó phân huỷ, 1 lò để cung cấp nhiệt

cho quá trình sấy khô phế thải dẻo sau khi rửa, 1 lò cung cấp nhiệt cho quá trình sấy khô sản
phẩm phân bón trước khi phối trộn với các thành phần khác (N, P, K) thành sản phẩm phân
bón hữu cơ sinh học. Đây là những lò đốt rác do Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng)
thiết kế và thi công lắp đặt.


Cấu tạo của lò: Lò đốt được thiết kế gồm 04 buồng riêng biệt gắn liền với nhau là
buồng đốt sơ cấp, buồng đốt thứ cấp, buồng lắng bụi 1 và buồng lắng bụi 2. Kết cấu
này làm tăng tính cưỡng bức trong cả hai buồng đốt, do đó làm tăng khả năng cháy triệt
để các khí độc hại trong lò.

Ghi chú:
1: Buồng đốt
2: Ống xả sự cố
3: Bộ trao đổi tận dụng nhiệt thải
4: Quạt trao đổi nhiệt
5: Quạt tăng áp
6: Sàng lồng sấy khô, giảm ẩm
7: Quạt hút khí thải


8: Máy khuấy pha dung dịch nước vôi
9: Bể tuần hoàn dung dịch
10: Bơm dung dịch
11: Bể lắng
12: Tháp xử lý khí thải
13: Ống khói thải khí sau xử lý
14: Quạt cấp khí cho buồng đốt

Nguyên lý hoạt động của lò đốt:

+ Nguyên lý hoạt động của lò đốt chất thải rắn hữu cơ khó phân huỷ là sử dụng
buồng đốt đa vùng và có lắp đặt đầu đốt điều chỉnh được cho cả hai buồng đốt sơ
14


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

cấp và thứ cấp nên quá trình cháy cốc và các khí xảy ra riêng biệt theo cả không
gian và thời gian, do đó có thể kiểm soát và tối ưu hoá quá trình cháy ở mỗi buồng
đốt.
+ Khi bắt đầu vận hành, đầu đốt ở buồng đốt thứ cấp hoạt động, nâng nhiệt độ trong
buồng đốt lên mức khoảng 500 – 700 0C. Lúc này đầu đốt ở buồng đốt sơ cấp cũng
bắt đầu hoạt động. Chất thải rắn hữu cơ khó phân huỷ được đưa vào buồng đốt sơ
cấp qua cửa nạp và được đẩy vào vùng đáy buồng có nhiệt độ cao. Tuỳ theo loại
chất thải mà thời gian nạp vào buồng từ 10 – 20phút/lần với khối lượng thích hợp.
Chất thải được đốt trong buồng đốt sơ cấp ban đầu với nhiệt độ khoảng 500 –
5500C. Sau một số mẻ đốt, nhiệt độ buồng sơ cấp tăng lên khoảng 600 – 700 0C,
lượng không khí cần cung cấp cho quá trình cháy sẽ được kiểm soát và điều chỉnh
thổi vào thông qua các van gió.
+ Khói sinh ra trong buồng đốt sơ cấp được dẫn sang đốt ở buồng đốt thứ cấp có
nhiệt độ 700 – 8500C. Nhiệt độ buồng sơ cấp và thứ cấp được điều chỉnh tự động
hoặc theo chế độ cài đặt trước.


Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò đốt:
Chất hữu cơ khó phân huỷ

Vòi đốt dầu 1

Vòi đốt dầu 2


Quạt cấp khí lạnh

Nước sữa vôi

Buồng đốt sơ cấp 6000C

Xỉ than

Buồng đốt thứ cấp 8500C

Buồng lắng 1

Bụi thô

Buồng lắng 2

Bụi thô

Thiết bị trao đổi nhiệt

Thiết bị xử lý
khói thải

Khí thải sạch thoát ra

Máy sấy

Cặn bùn thải


15


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế



Nguyên tắc hoạt động của thiết bị xử lý môi trường:
+ Lọc bụi: gồm 3 cấp
o Lắng trong buồng lắng sơ cấp
o Lắng trong đáy thiết bị trao đổi nhiệt theo nguyên lý cyclon
o Lắng hỗ trợ bằng phương pháp tăng kích thước hạt trong tháp rửa khí thải bằng
hệ thống phun nước vôi
+ Xử lý khí độc hại: bao gồm
o Xử lý CO bằng đốt dư oxy trong buồng thứ cấp lên 8500C.
o Xử lý khí SO2 và các loại khí khác bằng hấp thụ trong nước vôi



Đặc tính kỹ thuật của lò đốt:
+ Công suất: 300 – 375 kg/giờ
+ Nhiệt độ đốt:
o Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp: 600 – 7000C.
o Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp: 700 – 8500C.
+ Thể tích buồng đốt
o Buồng sơ cấp: 3,15m3.
o Buồng thứ cấp: 1,05m3.
o Diện tích ghi lò: 1,575m2.
+ Lượng dầu tiêu thụ: 40lít/h (chỉ sử dụng khi khởi động lò đốt)
+ Lượng không khí cấp: 2000m3/h.

+ Lượng khí thải ra khỏi thiết bị (đã có hoà trộn): 4000 – 5000m3/h.
1.4.5 Công suất xử lý
Công suất xử lý của nhà máy sau khi cải tạo lại công nghệ là 200tấn/ngày, trong đó

thành phần rác thải không sử dụng được (thuỷ tinh, xà bần,...) chiếm khoảng <10% sẽ được
đưa sang chôn lấp tại bãi rác thành phố.
1.4.6 Chủng loại, chất lượng sản phẩm
- Chủng loại sản phẩm: các sản phẩm được tạo ra từ quá trình hoạt động của Nhà máy
gồm có:
+ Mùn hữu cơ vi sinh loại 2 dùng để cải tạo đất
+ Phân hữu cơ vi sinh
16


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

+ Sản phẩm nhựa dẻo tái chế: panel, ống nhựa, xô chậu,…
+ Gạch block cho xây dựng.
- Chất lượng sản phẩm:
+ Một số thông số phân hữu cơ vi sinh ASC
Hàm lượng các chất hữu cơ

: 20 – 25%

Hàm lượng Nitơ hữu hiệu

: 0,8 – 0,88%

Hàm lượng P2O5 hữu hiệu


: 0,3 – 0,31%

Hàm lượng K2O hữu hiệu

: 0,4 – 0,5%

Axit humic

: 1,0 – 1,5%

Vi sinh vật cố định đạm

: 5,09×107

Vi sinh vật hiếu khí

: 6,5×107

Vi sinh vật yếm khí

: 5,5×107

Độ ẩm

: 25%

+ Thông số sản phẩm nhựa dẻo tái chế (ống thoát nước, tấm đan,...)
TT
1
2

3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu kỹ thuật
Khối lượng riêng
Khối lượng thể tích
Cường độ chịu uốn
Cường độ chịu kéo
Cường độ chịu nén
Độ hút nước
Độ chống xung kích
Độ cứng bề mặt

ĐVT
g/cm3
kg/m3
N/mm2
N/mm2
N/mm2
%
lần
độ/Morh

Giá trị trung bình
1,124
1075,1

29,46
7,33
208
3,97
> 50
1-2

1.4.7 Danh mục các loại máy móc thiết bị
Các loại máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động của nhà máy bao gồm các máy móc
có từ trước và lắp đặt thêm một số thiết bị mới mua từ thị trường trong nước như sau:
Bảng 1.3 Danh mục máy móc thiết bị.
TT

Tên thiết bị

ĐVT

Số lượng

Ghi chú

cái

1

150m

1

Băng chuyền (khổ 0.8m)


2

Băng tải gàu

,,

1

25 tấn/giờ

3

Băng tải xích nạp liệu rác

,,

1

20m

4

Máy búa văng

,,

2

25 tấn/giờ


5

Sàng lồng phân loại rác

,,

2

25 tấn/giờ

6

Sàng lồng sấy khô sơ bộ phế thải dẻo

,,

1
17


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

TT

Tên thiết bị

ĐVT

Số lượng


Ghi chú

7

Chảo phối trộn vi sinh sản xuất phân

,,

1

8

Máy tuyển từ

,,

2

25 tấn/giờ

9

Máy vò

,,

1

50 tấn/giờ


10

Máy cắt

,,

1

50 tấn/giờ

11

Thiết bị lồng sấy khô và tách lọc xà bần

bộ

1

12

Thiết bị đảo trộn phối liệu phụ gia

,,

1

13

Hệ thống khuấy trộn đóng xoắn nhiệt


,,

1

14

Thiết bị lò hơi

cái

1

25kg/cm2

15

Máy ép thuỷ lực

,,

1

1000 tấn

16

Máy ép thuỷ lực

,,


1

1500 tấn

17

Hệ thống sục khí cho các hầm ủ

hệ thống

2

18

Máy ép đóng bánh phế thải dẻo

cái

2

19

Thùng sấy quay giảm ẩm mùn hữu cơ

cái

3

20


Lò đốt chất hữu cơ khó phân huỷ

,,

2

21

Máy sàng rung 2 tầng 3 cửa ra

,,

1

22

Máy tuyển gió

,,

1

23

Máy phun chế phẩm vi sinh cơ động

,,

3


24

Máy gia công cơ khí

,,

3

25

Xe vận chuyển các loại

chiếc

8

26

Thiết bị hút lọc khí thải

cái

16

28

Cầu chuyền cơ khí hoá

,,


5

30 tấn/giờ

300-375kg/h

1.4.8 Nguồn cung cấp và nhu cầu sử dụng điện, nước.


Cấp điện: nguồn điện cung cấp cho hoạt động của Nhà máy là điện lưới quốc gia
thông qua trạm biến áp 180KVA đặt trong khuôn viên Nhà máy. Nhu cầu sử dụng
điện ước tính khoảng 6.500Kw/tháng.



Cấp nước: nguồn nước cấp phục vụ cho hoạt động của nhà máy là nước máy do Công
ty TNHH NNMTV Cấp nước và Xây dựng Thừa Thiên – Huế cung cấp. Tại nhà máy,
nước được sử dụng cho các mục đích sau:


Cấp nước sinh hoạt: với số lượng cán bộ nhân viên của nhà máy là 190 người,
nếu lấy nhu cầu dùng nước là 35lít/người/ca thì tổng lượng nước cấp sẽ là
6,65m3/ngày.

18


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế




Cấp nước cho sản xuất: quá trình hoạt động của nhà máy chỉ sử dụng nước trong
công đoạn rửa phế thải dẻo. Nước thải ra sau khi rửa được xử lý và tuần hoàn tái
sử dụng, do đó lượng nước cấp bổ sung ước tính khoảng 3m 3/ngàyđêm.



Ngoài ra, vào mùa khô khi lượng nước rỉ rác không đủ để hồi ẩm cho các hầm ủ,
chúng tôi sẽ sử dụng nước máy để bổ sung với lưu lượng khoảng 4-5m3/ngày.

1.4.9 Các loại nguyên, nhiên vật liệu phục vụ hoạt động của nhà máy.
− Nguyên vật liệu: nguyên liệu chính là rác thải sinh hoạt với khối lượng
200tấn/ngày. Ngoài ra còn có các loại phụ gia, men vi sinh và các chế phẩm khử
mùi hôi, tăng hoạt tính phân huỷ rác thải
− Nhiên liệu: chủ yếu là dầu DO dùng để mồi lửa cho các lò đốt rác và cho các loại
xe hoạt động trong phạm vi Nhà máy với nhu cầu ước tính khoảng 100lít/ngày.
1.4.10 Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
a. Hiệu quả kinh tế


Tăng độ bền vững của dây chuyền thiết bị, do đó tăng được số ngày làm việc thực tế
của nhà máy từ 250 ngày/năm như hiện nay lên 360 ngày/năm.



Tăng hiệu suất thu hồi các sản phẩm tái sinh, tái chế từ rác.
+Tỉ lệ thu hồi phân và mùn hữu cơ vi sinh hiện nay đạt 18 – 22% sẽ tăng lên 24 –
28% so với khối lượng rác tươi đưa vào.
+Tỉ lệ thu hồi phế thải dẻo tái chế hiện nay đạt 1,4 – 1,8% sẽ tăng lên 2,3 – 2,8% so

với khối lượng rác tươi đưa vào
Doanh thu xử lý 1 tấn rác tươi:
Bảng 1.4 Doanh thu xử lý 1 tấn rác tươi
STT
1
2
3
4

Nội dung
Thu bán phân hữu cơ vi sinh
(25% × 1.000 × 500 đ/kg)
Thu bán sản phẩm hạt nhựa
(2,5% × 1.000 × 2.500 đ/kg)
Thu bán phế liệu tận thu từ rác
(0,7% × 1.000 × 900 đ/kg)
Thu phí xử lý rác
Tổng cộng

Số tiền (đồng)

Ghi chú

125.000

Tỉ lệ: 25%

62.500

Tỉ lệ: 2,5%


6.300

Tỉ lệ: 0,7%

75.000
268.800

Bảng 1.5 Lợi nhuận xử lý 1 tấn rác tươi
19


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

TT
1
2
3
4
5
6

Nội dung
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN 28%
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận/doanh thu


Đơn vị tính
Đồng VN
,,
,,
,,
,,

Số tiền
268.800
202.500
66.300
18.564
47.736
17.75%

b. Hiệu quả xã hội
Việc cải tạo hoàn thiện công nghệ sản xuất của nhà máy mang lại những hiệu quả xã
hội như sau:


Giải quyết tình trạng ứ đọng rác trên địa bàn thành phố Huế, tạo được cảnh quan cho
thành phố, góp phần bảo vệ môi trường.



Tận dụng được nguồn rác thải để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp,
xây dựng,…




Hạn chế quỹ đất để chôn lấp rác thải.



Ngoài ra, những vấn đề như vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao
động và các điều kiện làm việc của công nhân sẽ được cải thiện.

20


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC XÂY DỰNG NHÀ MÁY
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Các yếu tố khí hậu
Khu vực Nhà máy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí
hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Nhiệt độ mùa đông hơi lạnh do chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc và vị trí kinh độ của vùng. Nhiệt độ mùa Hè hơi nóng do chịu
ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và địa hình dãy Trường Sơn.
Dưới đây là các đặc trưng về khí hậu từ các số liệu thống kê nhiều năm của các trạm
khí tượng thuỷ văn khu vực tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.1.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình bay hơi, phát tán các chất ô
nhiễm trong không khí và các chất gây mùi khác.
Theo số liệu thống kê, mùa nóng từ tháng V đến tháng VIII, nhiệt độ cao nhất xuất
hiện vào tháng VI, VII với nhiệt độ không khí trung bình là 27,70C – 27,80C.
Nhiệt độ cao nhất đo được là 410C (ngày 22/5/1983)
Nhiệt độ thấp nhất đo được là 9,30C (ngày 23/12/1995).

Nhiệt độ trung bình tháng giảm dần theo độ cao tương ứng: Huế 22,5 0C, Nam Đông
24,40C, A Lưới 21,50C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng VI – VII. Phân bố
nhiệt độ các tháng trong năm có dạng 1 đỉnh.
Nhiệt độ trung bình có xu hướng giảm dần từ ven biển đến các vùng núi cao. Nhiệt độ
trung bình các tháng đo được ở các trạm khu vực thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình các tháng (0C)
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

Nam Đông

20,3

20,8

23,3


26

27,3

27,8

27,7

A Lưới

16,8

18,2

20,7

22,7

24,0

24,8

24,8

Huế

20,0

20,9


23,1

26

28,3

29,3

29,4

Tháng

VIII

IX

X

XI

XII

Cả năm

Nam Đông

27,4

26,1


24,2

22,3

20,2

24,4

A Lưới

24,6

23,0

21,5

19,4

17,3

21,5

Huế

28,9

27,1

25,1


23,1

20,8

25,2
21


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

2.1.1.2 Số giờ nắng
Nắng cũng là yếu tố làm tăng bức xạ nhiệt và tăng nhiệt độ của mặt đất, nước và
không khí. Tại Thành phố Huế, hàng năm trung bính có khoảng 2.000 giờ nắng, số giờ nắng
trung bình trong ngày là 6 giờ. Trong năm có ít nhất 5 giờ nắng/ngày từ tháng II đến tháng
X hàng năm. Tháng giêng là tháng có ít giờ nắng nhất là 3,7 giờ. Các tháng 5, 6, 7 có số giờ
nắng nhiều nhất là 8 giờ.
2.1.1.3 Độ ẩm tương đối
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá các chất ô nhiễm
không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Độ ẩm và
nhiệt độ càng cao thì quá trình tự thanh lọc các chất ô nhiễm càng lớn.
Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm là 85%. Thời kỳ ẩm ướt xuất hiện vào các
tháng mùa Đông từ tháng XI đến XII với độ ẩm tương đối trung bình là 90-91%. Thời kỳ
khô nhất là tháng VI,VII với độ ẩm 79% trùng với thời kỳ có nhiệt độ cao nhất trong năm và
có gió Tây Nam. Điều này là nguyên nhân làm tăng mức độ hạn hán trong vùng.
Độ ẩm tương đối trong vùng có sự phân bố tăng dần theo độ cao, tại Huế là 83%, Nam
Đông 84% và A Lưới 86%.
Độ ẩm trung bình tại Huế dao động trong khoảng 73 – 88%, tại Nam Đông là 79 91% và A Lưới 80 – 92%. Độ ẩm trung bình cao nhất vào các tháng X,XI, XII và thấp nhất
vào các tháng VII, VIII. Độ ẩm có xu hướng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ và số giờ nắng.
Độ ẩm trung bình các tháng tại các trạm thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2 Độ ẩm trung bình các tháng (%)


Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

Nam Đông

89

87

83

81

80

79


79

A Lưới

90

90

87

84

85

81

78

Huế

88

89

86

82

77


84

73

Tháng

VIII

IX

X

XI

XII

Cả năm

Nam Đông

81

85

89

91

90


84

A Lưới

80

89

91

92

91

86

Huế

74

82

86

88

88

83


2.1.1.4 Bốc hơi
Lượng bốc hơi bằng ống Piche cho thấy: xu thế bốc hơi vùng đồng bằng cao hơn vùng
núi. Lượng bốc hơi lớn nhất xuất hiện vào tháng VI, VII trùng với thời kỳ độ ẩm thấp nhất,

22


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

nhiệt độ cao nhất. Điều này gây bất lợi cho sản xuất, nhất là ngành nông nghiệp. Thống kê
bốc hơi trung bình các tháng trong bảng sau:
Bảng 2.3. Thống kê bốc hơi trung bình các tháng (mm)

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII


Nam Đông

49,7

54,8

84,9

103,7

108,2

108,8

116,2

A Lưới

35,0

37,1

56,9

64,8

85,6

113,6


144,9

Huế

45,1

40,1

66,5

82,9

11,8

136,1

143,2

Tháng

VIII

IX

X

XI

XII


Cả năm

Nam Đông

103,1

66,5

45,8

33,6

34,5

889,2

A Lưới

133,7

58,8

34,6

26,8

25,7

837,4


Huế

134,5

84,6

61,9

50,1

43,2

1000

Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, 2003
2.1.1.5 Chế độ mưa
Khí hậu thời tiết chung của khu vực là một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 9 đến tháng 2 năm sau với hướng gió chủ đạo là Bắc và Đông Bắc. Mùa khô bắt đầu
từ tháng 3 đến tháng 8 với hướng gió chủ đạo là Tây Nam và Tây.
Lượng mưa trong khu vực khá phong phú và có xu hướng tăng theo chiều cao của địa
hình. Lượng mưa năm trung bình vùng đồng bằng sông Hương là 2868mm trong khi đó tại
vùng núi cao Nam Đông là 3500mm
Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX và kéo dài trong 04 tháng đến tháng XII. Tổng lượng
mưa trong 4 tháng này chiếm 70 – 80% tổng lượng mưa cả năm. Thời kỳ mưa lớn là vào
tháng IX – X, tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng X.
Mùa khô bắt đầu từ tháng I năm sau và kết thúc vào tháng VII. Tổng lượng mưa trong
mùa khô chỉ chiếm khoảng 20 –30% tổng lượng mưa năm. Tháng I và tháng VIII là 2 tháng
chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô nên lượng mưa trung bình 2 tháng này cũng khá lớn.
Thời kỳ mưa ít nhất là vào khoảng tháng II đến IV, lượng mưa dao động trong khoảng 40 –
70mm.

Lượng mưa từng tháng theo các vùng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4 Lượng mưa trung bình tháng tại một số điểm (mm)

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

Bình Điền

97,9

46,1

29,1

71,1

135,2


155,8

80,1

A Lưới

64,5

16,4

58,3

161,3

194,7

251,4

148,1
23


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

Huế

161,3

62,6


47,1

51,6

82,1

116,7

95,3

Kim Long

96,4

50,8

36,3

54,4

93,2

69,4

56,5

Nam Đông

95,7


52,1

45,9

81,1

221,3

224,5

150,9

Tháng

VIII

IX

X

XI

XII

Cả năm

Bình Điền

138,3


367,5

646,4

673,1

855,8

2796,4

A Lưới

150,0

733,6

732,0

639,1

168,8

3018,2

Huế

104,0

473,4


795,6

580,6

297,4

2867,7

Kim Long

105,6

368,8

712,2

525,1

277,0

2445,7

Nam Đông

204,9

544,0

1036,8


672,4

260,9

3550,6

Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, 2003
∗ Số ngày mưa:
Hàng năm có khoảng 110 – 150 ngày mưa phân bố không đều. Tháng có số ngày mưa
lớn nhất là tháng X và tháng XI với 15 – 24 ngày mưa. Tháng có số ngày mưa ít nhất là
tháng II và tháng VII với 7 – 15 ngày mưa. Số ngày mưa trung bình các tháng thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 2.5 Bảng số ngày mưa trung bình các tháng

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII


Bình Điền

10,6

8,1

5,7

6,8

11,3

9,3

6,9

A Lưới

15,5

12,8

11,8

17,5

18,5

16,9


14,8

Huế

15,5

10,9

9,7

8,7

9,5

8,7

7,7

Kim Long

11,4

10,0

7,3

7,8

9,8


7,3

6,8

Nam Đông

17,0

12,4

9,2

13,2

16,3

16,0

15,3

Tháng

VIII

IX

X

XI


XII

Cả năm

Bình Điền

7,9

13,0

15,5

18,7

16,4

129,9

A Lưới

15,4

21,6

23,6

23,6

20,4


212,4

Huế

9,8

15,9

20,7

20,7

19,2

157,4

Kim Long

8,4

14,8

18,9

18,9

16,7

138,3


Nam Đông

15,9

18,8

21,4

21,4

19,1

197,8

Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, 2003
∗ Cường độ mưa:
Lượng mưa ngày lớn nhất dao động trong khoảng 100 – 300mm. Cũng có những năm
xuất hiện những trận mưa đặc biệt lớn. Lượng mưa ngày lớn nhất đo được ở Nam Đông:
518,5mm (30/10/1983), Kim Long: 470mm (28/10/1981), A Lưới: 758,1mm (2/9/1999)
24


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, tỉnh TT - Huế

2.1.1.6 Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt
Ngoài những đặc điểm về khí tượng, khí hậu nêu trên, một số hiện tượng thời tiết đặc
biệt cần được quan tâm đó là ảnh hưởng của gió Tây khô nóng (gió Lào). Gió Tây khô nóng
là hiện tượng thời tiết khá phổ biến ở khu vực miền Trung của Việt Nam. Thực chất đây là
gió Tây Nam xuất hiện từ Ấn Độ Dương thổi qua Myanma, Thái Lan, Lào và sau đó vượt

dãy Trường Sơn tràn xuống vùng Trung Bộ. Lúc này gió Tây Nam chuyển thành gió Tây
khô nóng thường xuất hiện vào tháng VI đến tháng X. Gió Tây Nam thường thổi vào 8 – 9
giờ sáng đến 17 – 18 giờ chiều. Mạnh nhất từ tháng 11 đến 14 giờ. Số ngày bị ảnh hưởng
của gió Tây khô nóng vào khoảng 9 – 10 ngày
2.1.2 Đặc điểm thuỷ văn
Trong phạm vi 1 km xung quanh khu vực nhà máy không có sông suối lớn chảy qua,
chỉ có khe nước nhỏ nằm cách nhà máy khoảng 50m về phía Đông gọi là khe Vực. Đây là
khe thoát nước rác từ bãi rác thành phố và cũng là nơi tiếp nhận nước mưa từ nhà máy. Về
mùa nắng lưu lượng nước khe này thường không đáng kể.
2.1.3 Địa hình và địa chất khu vực
2.1.3.1 Địa hình
Địa hình khu vực là vùng đồi núi thấp có cao độ trung bình từ 20 – 50m. Mặt phía
Đông Bắc địa hình thấp hơn các mặt còn lại. Khu sườn đồi trồng nhiều loại cây như Bạch
Đàn, Thông để bảo vệ đất cũng như cách ly bãi rác với khu vực xung quanh.
Khu đất xây dựng Nhà máy nằm trên khu vực đã được san bằng, trước đây là sân bay
trực thăng, xung quanh là đồi bát úp được trồng cây xanh.
2.1.3.2 Địa chất
Đất đá chủ yếu là đất sét kết, bột kết, cát kết thuộc phức hệ tân lâm, phía trên là đá đã bị
phong hoá thành sét cát hoặc cát sạn dăm. Lớp đáy là sét đá trầm tích khá mịn dẻo.
2.1.4 Các yếu tố tài nguyên, sinh học
2.1.4.1 Tài nguyên khoáng sản
Xung quanh khu vực Nhà máy là vùng đồi núi thấp, không có các mỏ khoáng sản.
2.1.4.2 Tài nguyên sinh học
Thảm thực vật tại khu vực mang tính chất của khu hệ vùng đồi núi thấp của tỉnh Thừa
Thiên Huế, độ che phủ không lớn, đa số các loại cây bụi như sim, mua,…, thường bị tác
động bởi thiên nhiên và con người nên không phát triển, giá trị kinh tế không lớn. Ở các khe
hay khu vực đồi có trồng bạch đàn, thông, keo lá tràm. Động vật trên cạn chỉ có một số loài
25



×