Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đặc điểm tổ chức và quản lý doanh thu của công ty viễn thông viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 73 trang )

CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của riêng em. Bài chuyên đề được xây dựng từ quá trình thực tập, học hỏi kinh
nghiệm thực tế, tìm hiểu tài liệu tại Công ty Viễn thông Viettel, trên cơ sở vận dụng tối
đa những kiến thức chuyên môn đã được học, kết hợp với quá trình thu thập tài liệu
thực tế, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong phòng tài chính công ty.
Nếu có bất kì biểu hiện gian lận, vi phạm quy tắc nào, em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện chuyên đề

Trương Tuấn Anh

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

1


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

2



CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết

Diễn giải

tắt

1

TTHH

2

TT&TT

STT

Từ viết

Diễn giải

tắt


Trách nhiệm hữu han

17

MTD

Mạng truyền dẫn

Truyền thông và thông tin

18

ADSL

Asymmetric Digital
Subscriber Line

3

VTT

Viettel Telecom

19

PSTN

Public Switched Telephone
Network


4

KM

Khuyến mại

20

CPKD

Chi phí kinh doanh

5

DT

Doanh thu

21

NVĐB

Nhân viên địa bàn

6

QLTS

Quản lý tài sản


22

TCLĐ

Tổ chức lao động

7

CTKM

Chương trình khuyến mại

23

LĐHĐ

Lao động hợp đồng

8

CSKH

Chăm sóc khách hang

24



Hợp đồng


9

CNKH

Chi nhánh kinh doanh

25

PTC

Phòng tài chính

10

TC

Tài chính

26

NDGS

Nội dung ghi sổ

11

HH

Hàng hóa


27

TK

Tài khoản

12

GTGT

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

28

CH

Cửa hang

13

XNK

Xuất nhập khẩu

29

ĐL

Đại lý


14

TSCĐ

Tài sản cố định

30

CCDC

15

TCT

Tổng công ty

31

16

KQKD

Công cụ dụng cụ

ĐT&XD Đầu tư và xây dựng

Kết quả kinh doanh

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU


SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

3


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

LỜI MỞ ĐẦU
Dù kinh doanh trong lĩnh vực nào,lợi nhuận luôn là mục tiêu mà các doanh
nghiệp theo đuổi.Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các khâu từ tổ chức quản lý đến sản xuất kinh doanh và tiêu thụ... Do vậy,
tổ chức quá trình kinh doanh, tiêu thụ hợp lý, hiệu quả đã và đang trở thành một vấn
đề bao trùm toàn bộ hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Cũng như bao doanh
nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, Công ty Viễn thông Viettel luôn quan tâm tới
việc tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận lớn nhất cho công ty. Là một
công ty trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội và kinh doanh trong lĩnh vực Viễn
thông với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đa dạng thì doanh thu và yêu cầu quản lý
doanh thu là một trong những khâu quan trọng nhất để tối đa lợi nhuận. Xuất phát từ
cách nhìn như vậy kế toán doanh thu cần phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý
và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy em đã chọn
đề tài:
“Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Công ty Viễn thông Viettel”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương :
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý doanh thu của Công ty Viễn thông
Viettel
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu tại Công ty Viễn thông Viettel
Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Công ty Viễn thông Viettel
Em xin chân thành cám ơn Phòng Tài Chính, các phòng ban chức năng của Công

ty và các thầy cô hướng dẫn đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

4


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DOANH THU CỦA CÔNG
TY VIỄN THÔNG VIETTEL
1.1
1.1.1

Đặc điểm doanh thu của Công ty Viễn thông Viettel
Khái quát các hoạt động kinh doanh của công ty

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

5


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Viettel telecom là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, lĩnh
vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là dịch vụ truyền thông bao gồm : Dịch vụ di

động, dịch vụ điện thoại cố định PSTN, dịch vụ điện thoại cố không đây, dịch vụ
ADSL, dịch vụ Internet.
Khác với các loại sản phẩm khác, sản phẩm về dịch vụ viễn thông vừa mang đặc
điểm của sản phẩm dịch vụ là quá trình sản xuất và tiêu thụ cùng diễn ra đồng thời,
sản phẩm dịch vụ không thể cất trữ được trong kho. Mặt khác sản phẩm dịch vụ viễn
thông còn có những đặc điểm đặc biệt liên quan đến mạng lưới truyền dẫn, vật liệu
truyền dẫn và công nghệ thông tin là lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ ở tất cả các
nước trên thế giới. Người sử dụng dịch vụ viễn thông cũng phải có nhưng thiết bị hiện
đại như: máy vi tính, điện thoại cố định, di đông…
- Dịch vụ di động: Với chiến lược đa dạng hình thức và đa dạng gói cưới hiện
nay Công ty cung cấp dịch vụ di động với hai hình thức: Thuê bao trả trước và thuê
bao trả sau, 12 gói cước (economy, tomato, ciao, daily, happyzone, hi school, Sinh
viên, Sea+, Vip, Basic+, family, corporate) và 9 đầu số : 098, 097, 0166, 0168, 0169,
0163, 0164, 0165, 0167 (năm 2011)
- Dịch vụ cố định gồm có các sản phẩm: Dịch vụ NextTV, Cố định không dây
homephone, Cố định có dây PSTN, VoIP 178, Dịch vụ tiện ích, Dịch vụ gọi đường dài
178, dịch vụ gọi quốc tế. Dịch vụ cố định ngày càng phát triển và khẳng định được ưu
thế của mình với chi phí lắp đặt thấp, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, đặc
biệt thị trường tiêu dùng phát triển ra các vùng xa miền núi. Số thuê bao cố định tăng
nhanh trong năm 2010 và 2011. Dịch vụ Home Phone: là dịch vụ điện thoại cố định
nhưng sử dụng SIM di động có gắn số thuê bao cố định và lắp vào máy cố định không
dây giúp khách hàng có thể di chuyển trong một phạm vi nhất định. Có lợi thế là nhà
cung cấp dịch vụ điện thoại di động số một tại Việt Nam với hơn 5000 trạm phát sóng,
giờ đây, với dịch vụ Homephone, Viettel Telecom hy vọng nhanh chóng phổ cập dịch
vụ điện thoại đến các khu vực không có điều kiện cung cấp ngay dịch vụ điện thoại cố
định kéo dây, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, các vùng có địa thế hiểm trở.

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

6



CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- Dịch vụ Internet: Internet không dây D-com 3G, Internet có dây ADSL, Chi phí
kết nối rẻ, đa dạng các gói cước cho khách hàng lựa chọn: Internet thuê bao, Internet
trả theo dung lượng do đó ngày càng được khách hàng ưa chuộng.
- Dịch vụ giá trị gia tăng (VAS): Dịch vụ giá trị gia tăng trong ngành viễn thông
được hiểu là các dịch vụ hay tính năng làm tăng thêm tiện ích cho khách hàng ngoài
các dịch vụ cơ bản. Các dịch vụ giá trị gia tăng một mặt giúp khách hàng sử dụng
nhiều hơn, mặt khác có thể giúp các nhà khai thác nâng cao doanh thu trung bình trên
một thuê bao (ARPU). Hiện nay, Viettel Telecom phát triển đa dạng các loại dịch vụ
giá trị gia tăng VAS để phục vụ khách hàng: Gồm: Dịch vụ truy cập Internet (Mobile
Internet 2G, Mobile internet 3G, Web Surf), Dịch vụ nghe (Imuzik nhạc chờ, Imuzik
3G, Imuzik quà tặng âm nhạc, Imuzik sáng tạo, Imuzik club, Istory), Dịch vụ đọc (Đọc
sách trên di động M-book, Dịch vụ dailyExpress, Truyện tranh Icomic, Mobile
Newspaper, Dịch vụ DailyNews, Dịch vụ đọc báo online), Dịch vụ xem (MobiTV, Mclip, dịch vụ pixshare, Zozo, Iscore), Dịch vụ gọi (Thông báo cuộc gọi nhỡ - MCA,
Chặn cuộc gọi (All Blocking), Đề nghị gọi lại (Call me back), Gọi truyền hình (Video
Call), Thay đổi giọng nói (Magic Voice), Dịch vụ Whitelist, chuyển hướng cuộc gọi,
Dịch vụ chat/e-mail/nhắn tin (Talk SMS, Chat 1338 – Kết bạn 4 phương qua di động,
I-mail, Yahoo!Chat, V-mail, nhắn tin đa phương tiện SMS)
- Ngoài ra Công ty còn cung cấp các dịch vụ khác như: Dịch vụ trung kế E1, dịch
vụ Data Centre, dịch vụ mạng riêng ảo…
Có thể nói Công ty Viễn thông Viettel đã đạt được nhiều thành công trong nhiều
năm qua và có thể tóm tắt những đặc điểm chính về Công ty cũng như lĩnh vực kinh
doanh qua các điểm sau:

- Đặc điểm về khách hàng

Dịch vụ truyền thông phục vụ cho việc trao đổi thông tin của khách hàng. Xã hội
ngày càng phát triển thì việc trao đổi thông tin nhanh, chóng kịp thời ngày càng trở
nên cấp bách và là nhu cầu cần thiết của mọi người, mọi nhà. Khách hàng sử dụng
dịch vụ truyền thông nói chung và sản phẩm của Viettel Telecom nói riêng là các cá
nhân, gia đình, các tổ chức, văn phòng, Công ty…Ở thành thị, nông thôn, miền núi…
SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

7


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- Đối với khách hàng sử dụng di động chủ yếu là cá nhân. Mạng di động Viettel
ưu điểm nỗi bật là giá cước ưu đãi, có nhiều khuyến mãi …ngày càng được khác hàng
ưa dùng đặc biết là sinh viên giới trẻ, Viettel khai thác trên tất cả các đoạn thị trường
như chú trọng vào đoạn thị trường : Mạng di động cho người có thu nhập trung bình.
Năm 2005 mạng di động Viettel đã có mặt ở Lao và Campuchia, đó là bước đầu đột
phá phát triển mạng ra thị trường nước ngoài, thu hút khách hàng nước ngoài.
- Đối với dịch vụ điện thoại cố định, Internet có thể sử dụng chúng cho nhiều đối
tượng. Đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, văn phòng, các tổ chức, doanh
nghiệp…Ngày nay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp cho mình bởi có
nhiều đối thủ cùng tham gia cung cấp dịch vụ này. Khách hàng ưa thích sử dụng dịch
vụ có giá cả vừa phải và chất lượng dịch vụ cao: Điện thoại có sóng ổn định và
Internet có tốc độ cao.

- Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Viettel Telecom là VNPT, SPT, FPT, EVN Telecom, thị
trường khách hàng bị chia nhỏ.


- Đặc điểm về công nghệ kỹ thuật
Lĩnh vực viễn thông là lĩnh vực nhạy cảm với công nghệ, hiện nay trên thế giới
công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bảo, ngày càng hiện đại hơn, tinh vi hơn.
Theo đó các thiết bị sử dụng trong lĩnh vực viễn thông cũng ngày một hiện đại hơn,
Viettel Telecom là doanh nghiệp luôn chú trọng vào việc đổi mới công nghệ, mở rộng,
nâng cao các thiết bị thu phát sóng, thiết bị truyền dẫn thông tin để nâng cao chất
lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó còn chú trọng áp dụng các công
nghệ mới vào quản lý như công nghệ máy tính…
Cơ sở hạ tầng của Viettel telecom là các công nghệ truyền dẫn và mạng truyền
dẫn, các trạm thiết bị thu phát sóng

- Đặc điểm về lao động

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

8


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Viettel Telecom sử dụng một độ ngũ lao động lớn và chất lượng lao động cao.
Phần lớn lao động của Công ty là những người trẻ, năng động, sáng tạo nhạy bén với
những biến động của môi trường và có hiểu biết về công nghệ thông tin, các dịch vụ
viễn thông. Tính đến ngày 31/12/2012, số lao động của Công ty là 8.240 người trong
đó có 3.305 nhân viên đạt trình độ đại học trở lên, 1.528 nhân viên trình độ cao đảng,
trung cấp, còn lại là nhân viên trình độ sơ cấp, bằng nghề và công nhân,
Các nhân viên trong Công ty đều có chuyên môn nghiệp vụ tốt, được đào tạo từ

cơ bản đến chuyên nghiệp về chuyên môn nghề nghiệp. Có tinh thần thái độ làm việc
nghiêm túc, cố gắng hoàn thành xuất sắc các công việc được giao. Bên cạnh đó Viettel
Telecom đã xây dựng một chế độ lương thưởng hợp lý, mức lương và thưởng cao hơn
rất nhiều doanh nghiệp khác mục đích để thu hút nhân tài và khuyến khích nhân viên
nâng cao năng suất lao động. Hàng năm Công ty còn có kế hoạch tuyển dụng và đào
tao thêm nhân viên trên phạm vi cả nước để phục vụ cho chiến lược phát triển thị
trường của Công ty
1.1.2

Đặc điểm doanh thu của Công ty Viễn thông Viettel
Với ngành nghề kinh doanh dịch vụ viễn thông thì kế toán doanh thu có một số
đặc điểm sau:
Thứ nhất: báo cáo của Công ty là báo cáo hợp nhất của các Trung tâm và văn
phòng Công ty. Dựa vào báo cáo bán hàng từ các đại lý, Trung tâm sẽ theo dõi doanh
thu dịch vụ viễn thông qua các chỉ tiêu:Doanh thu bán hàng nội bộ; Doanh thu dịch vụ
VoIP, doanh thu dịch vụ GSM; doanh thu dịch vụ Internet; doanh thu khác. Các Trung
tâm Viễn thông sẽ theo dõi tất cả các loại dịch vụ Viễn thông mà hiện nay Công ty
đang cung cấp. Sau đó, từ báo cáo doanh thu của các Trung tâm định kỳ gửi lên vào
cuối mỗi quý, Công ty sẽ tổng hợp thành doanh thu dịch vụ viễn thông cho từng loại
dịch vụ phát sinh trong quý.
Thứ hai: Với các dịch vụ như dịch vụ điện thoại di động Viettel- mobile, dịch vụ
điện thoại cố định không dây Homephone có hai hình thức cung cấp dịch vụ đó là hình
thức trả trước và hình thức trả sau. Vì vậy kế toán tại Công ty và Trung tâm xuất hiện
cả doanh thu dịch vụ Viễn thông và doanh thu chưa thực hiện.
SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

9


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Thứ ba: Không giống như một số Công ty kinh doanh trong lĩnh vực Viễn thông
khác. Đối với loại hình dịch vụ điện thoại cố định không dây (Homephone) khi có
khách hàng mới hoà mạng thì Công ty cung cấp đồng thời cả máy và sim. Vì vậy trong
doanh thu có cả doanh thu bán máy.
Ngày nay dịch vụ viễn thông đang ngày càng lớn mạnh, sự cạnh tranh của các
công ty hoạt động trong lĩnh vực này trở nên khốc liệt hơn. Với công ty nào có khả
năng đưa ra nhiều dịch vụ và chất lượng dịch vụ tốt sẽ chiếm tỷ trọng lớn trên thị
trương Viễn thông. Công ty Viễn thông Viettel không phải là một trong những đơn vị
đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực này, tuy nhiên kinh doanh rất nhiều loại hình dịch vụ
tạo nên doanh thu lớn. Các loại hình dịch vụ viễn thông đã được Công ty triển khai
trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Dịch vụ GSM, VoIP là dịch vụ đem lại nguồn
doanh thu lớn nhất cho Công ty.
Căn cứ vào phương thức bán hàng gồm những mặt hàng bán trực tiếp cho khách
hàng thu tiền, doanh thu dịch vụ chia thành doanh thu cước kết nối, doanh thu trả sau,
doanh thu thuê kênh, doanh thu dịch vụ gia tăng…. Các loại doanh thu hàng hóa và
dịch vụ viễn thông tại công ty Viễn Thông Viettel
Doanh thu bán hàng
- Doanh thu phí hòa mạng, phí lắp đặt...
- Doanh thu bán kít các loại
- Doanh thu bán thẻ cào các loại
- Doanh thu bán máy cố định không dây (Homephone)
- Doanh thu bán máy điện thoại bàn các loại
- Doanh thu bán Modem các loại
- Doanh thu bán Spliter
- Doanh thu bán mã pin-anypay, topup, mobile marketing
Doanh thu cước kết nối
- Doanh thu Roaming quốc tế

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

10


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- Doanh thu cước kết nối trong nước, cước kết nối quốc tế
Doanh thu cước trả sau
- Doanh thu dịch vụ PSTN
- Doanh thu dịch vụ 098
- Doanh thu dịch vụ 178
- Doanh thu dịch vụ ADSL
- Doanh thu dịch vụ Homephone
- Doanh thu dịch vụ Leaseline
Doanh thu thuê kênh
- Doanh thu thuê kênh trong nước
- Doanh thu thuê kênh quốc tế
Doanh thu dịch vụ GTGT
Doanh thu dịch vụ Quốc Tế…
Nhằm mục đích quản trị của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, khi lên doanh thu
các kế toán doanh thu phải khai báo trường vụ việc trên DSS. Tương ứng với mỗi loại
doanh thu sẽ có một vụ việc tương ứng. Một số vụ việc được khai báo khi hạch toán
doanh thu bán hàng: Doanh thu phí hoà mạng; Doanh thu bán bộ kít các loại; Doanh
thu bán thẻ cào; Doanh thu bán sim các loại; Doanh thu bán máy cố định homephone;
Doanh thu bán điện thoại bàn; Doanh thu bán Modem; Doanh thu bán mã Pin thẻ cào
cho Ngân hàng Anypay; Doanh thu cước kết nối dịch vụ di động PSTN; Doanh thu phí
dịch vụ lắp đặt và bán hàng; Doanh thu Dịch vụ Internet phí lắp đặt và bán hàng

khác…
Viettel Telecom đã áp dụng nhiều loại hình doanh thu mục đích phục vụ công tác
quản trị được tốt hơn. Gần đây nhất là chính sách bán hàng thẻ cáo cho các Đại Lý
lớn do Công Ty trực tiếp điều hành. Đây là cách thức bán hàng mới đã đem lại những
thành công nhất định.

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

11


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN



HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Cách tính doanh thu dịch vụ cước
Thông thường đối với dịch vụ Viễn thông, chủ yếu là các dịch vụ điện thoại,

doanh thu được xác định như sau:
DT dịch vụ

DT cước

=

Viễn Thông

+


hoà mạng

DT cước
phát sinh

Trong đó:

DT cước hòa mạng

DT cước
phát sinh

liên lạc

mạng mới

DT cước
=

+

thuê bao
1 tháng

=

cước
6s đầu


Đơn giá hoà mạng

x

một thuê bao

Đơn giá hoà mạng
một thuê bao

-

Tiền khuyến mãi

(Tổng

Giá

DT
cước

SL thuê bao hòa

=

Giá

thời
+

tiên


gian

x

liên lạc
- 6s)

cước
1s tiếp
theo

Cước
+

dịch vụ
khác

Giá cước 6s đầu tiên và đơn giá cước 1s tiếp theo khác nhau đối với các cuộc gọi
nội tỉnh, liên tỉnh, nội mạng di động, ngoại mạng di dộng, gọi quốc tế. Đồng thời giá
cước này cũng khác nhau đối với dịch vụ trả trước và trả sau.
Cước dịch vụ khác gồm cã cước tin nhắn, cước truy Internet, cước gọi vào
VSAT, dịch vụ giá trị gia tăng…
Đối với dịch vụ nhắn tin, dịch vụ giá trị gia tăng thì cước dịch vụ bằng giá cước
một tin nhắn nhân với tổng số tin nhắn. Trong đó dịch vụ giá trị gia tăng có trên 20
loại dịch vụ với giá cước khác nhau.
Riêng đối với cước dịch vụ Internet thì được tính như sau:
SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

12



CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Cước DV Internet

Số lượng thuê bao HM mới
Phí DV hàng tháng

=
+
Phí khởi tạo dịch vụ
Doanh thu cước thuê bao tháng được sử dụng cho các loại hình dịch vụ: VoIP,
dịch vụ điện thoại cố định không dây Homephone trả sau, dịch vụ Viettel-mobile trả
sau….

 Chính sách bán thẻ cào cho các Đại lý

Mục đích: Bình ổn thị trường thẻ cào, Giúp các chi nhánh Viettel Tỉnh/TP tập
trung vào công tác bán hàng, chăm sóc kênh Nhân viên địa bàn, điểm bán. Thời điểm
áp dụng chính sách mới: Từ 0h, ngày 15/8/2011. Các đại lý của Viettel
+Nhóm I: Các đại lý lớn trực tiếp do Viettel Telecom quản lý và điều hành
Phải ký cam kết doanh thu mua hàng thẻ cào đạt mức tối thiểu 10 tỷ VNĐ/tháng
(doanh thu chưa có VAT và đã trừ chiết khấu);
Được hưởng mức chiết khấu 6.5%/tổng giá trị 1 đơn hàng đối với mặt hàng thẻ
cào. Mức mua hàng tối thiểu: 500 triệu VNĐ/đơn hàng;

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12


13


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Đối với các mặt hàng khác: bộ kit, thiết bị đầu cuối… vẫn áp dụng chính sách
hiện hành và chi nhánhViettel Tỉnh/TP vẫn trực tiếp bán hàng;
Kết thúc tháng n, các đại lý không đạt mức doanh thu cam kết:
Viettel Telecom được quyền loại bỏ các Đại lý không đạt mức doanh thu cam kết
ra khỏi danh sách Đại lý do Viettel Telecom điều hành trực tiếp ngay trong tháng n+1;
Không được hưởng mức chiết khấu 6.5%/tổng giá trị 1 đơn hàng.
Đại lý phải ký cam kết với Viettel Telecom: không bán hàng ra thị trường với
mức chiết khấu cao hơn mức chiết khấu do Viettel Telecom đã quy định (chiết khấu
6.5%/tổng giá trị 1 đơn hàng);
Viettel Telecom sẽ có các biện pháp kiểm tra hàng hóa bán phá giá thị trường
thông qua các mã thẻ cào.
+Nhóm II: Các đại lý còn lại do chi nhánh quản lý và điều hành
Mức chiết khấu 6.2%/tổng giá trị 1 đơn hàng đối với mặt hàng thẻ cào.
Các mặt hàng khác vẫn áp dụng chính sách hiện hành;
Doanh số bán hàng của các đại lý này ghi nhận cho Viettel Telecom.
+Nhóm III: Điểm bán, Nhân viên địa bàn do chi nhánh quản lý và điều hành
Mức chiết khấu 6.2%/tổng giá trị 1 đơn hàng đối với mặt hàng thẻ cào;
Các mặt hàng khác vẫn áp dụng chính sách hiện hành.
1.2

Tổ chức quản lý Doanh thu tại Công ty Viễn thông Viettel
1.2.1 Tổ chức quản lý Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu các nhà đầu tư quan tâm.Do đó để đạt được
lợi nhuận cao như mục tiêu đặt ra thì duy trì tốt hoạt động quản lý doanh thu là một
điều không thể thiếu.Hoạt động quản lý doanh thu là rất quan trọng với một Công ty
mà doanh thu đạt được chủ yếu là cung cấp dịch vụ và bán hàng như Công ty Viễn
thông Viettel.Từ ngày đầu thành lập cho tới nay công ty đã luôn coi việc quản lý
doanh thu là một mục tiêu quan trọng để công ty đạt được mục tiêu chính của
mình.Trong hoạt động quản lý doanh thu của công ty được giao cho các phòng ban
SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

14


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

khác nhau phụ trách các công việc khác nhau như tiếp thị, ký kết hợp đồng bán hàng,
giao hàng, vận chuyển hàng, kiểm tra, kiểm soát hoạt động bán hàng, hoạt động tài
chính và các hoạt động khác...
- Là một công ty hoạt động Viễn thông nhưng cũng làm Đại lý phân phối các sản
phẩm công nghệ như điện thoại, laptop,máy tính bảng…..Như vậy có thể nói các sản
phẩm, dịch vụ của công ty rất đa dạng, do đó việc quản lý doanh thu ở Công ty là hết
sức khó khăn. Công việc tiếp thị được giao cho Phòng chăm sóc khách hàng dưới sự
chỉ đạo của phó giám đốc phụ trách kinh doanh.Tổ tiếp thị có chức năng chủ yếu là
bước đầu thăm dò tìm kiếm và sàng lọc, phát hiện ra các khách hàng triển vọng, xây
dựng một danh sách khách hàng tiềm năng của mình, sàng lọc những khách hàng yếu
kém. Nhân viên bán hàng có thể gọi điện thoại, gửi thư cho các khách hàng triển vọng
trước khi quyết định viếng thăm. Sau đó nhân viên tiếp cận các khách hàng tiềm năng,
giới thiệu dịch vụ sản phẩm đồng thời giải đáp các ý kiến phản hồi đi đến kết thúc
thương vụ.Cuối cùng các nhân viên tiếp thị luôn tiếp tục theo dõi và duy trì với khách

hàng
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh ký kết hợp đồng với khách hàng hoàn tất
mọi chi tiết cần thiết về thời gian giao hàng,cung cấp dịch vụ, điều kiện mua hàng
,ngay sau khi kí kết hợp đồng nhân viên bán hàng có trách nhiệm giao hàng, cung cấp
dịch vụ và nhân viên chăm sóc khách hàng phải theo dõi những phản hồi của khách
hàng về hàng hóa cũng như dịch vụ
Đồng thời, phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo cho tổ bán hàng chịu trách nhiệm
với các hoạt động giao hàng, vận chuyển hàng và kiểm tra hàng trước khi giao cho
khách hàng. Kết thúc hợp đồng phó giám đốc có trách nhiệm lập biên bản thanh lý hợp
đồng.
Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động bán hàng và các
hoạt động tài chính khác. Riêng các hoạt động tài chính được giao cho kế toán trưởng
thực hiện kiểm soát và tổng hợp lên cho phó giám đốc kinh doanh.

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

15


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- Thủ kho sẽ quản lý kho và đảm nhận quản lý hàng nhập và xuất ra trong kỳ
bằng việc ghi nhận phiếu nhập kho, xuất kho. Hàng quý, thủ kho sẽ tiến hành kiểm kê
kho và lập báo cáo gửi kế toán và ban giám đốc.
- Kế toán ngoài việc quản lý các khoản doanh thu tài chính thì chịu trách nhiệm
xuất hóa đơn cho đơn vị bán hàng và lưu giữ.
- Bộ phận bán hàng sẽ có các tổ nhân viên bán hàng phụ trách giao và nhận hàng
theo từng khu vực. Khi giao nhận hàng sẽ tổ sẽ tiến hành kiểm tra hàng giao cho khách

hàng và lập biên bao giao nhận hàng hóa với khách hàng.
- Bộ phận kỹ thuật bao gồm phòng IT, phòng Web và phòng SMS sẽ tiến hành
thực hiện thống kê số liệu về việc cung cấp các dịch vụ SMS, GTGT, TOPUP,
PINCODE, cước các loại sau đó lập báo cáo gửi lên phòng tài chính tiến hành tính
Doanh thu và trình ban giám đốc.

1.2.2

Tổ chức quản lý doanh thu tài chính
Doanh thu tài chính của Công ty chủ yếu phát sinh từ tiền lãi (lãi cho vay, lãi tiền

gửi ngân hàng, lãi đầu tư trái phiếu); tiền bản quyền; cổ tức; lợi nhuận được chia; thu
nhập từ hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; lãi tỷ giá hối đoái;
chênh lệch lãi do bán ngoại tệ và các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính khác. Các
hoạt động này được thực hiện bởi Phòng Tài chính kế toán với chức năng và nhiệm
vụ:
-

Các nghiệp vụ phát sinh bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của
Công ty (VND) được hạch toán theo tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ được
ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính;

-

Theo dõi các khoản đầu tư tài chính, cho vay, mua bán chứng khoán;

-

Theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình sử dụng các nguồn vốn đã huy động; nguồn vốn

trái phiếu trong và ngoài nước, nguồn tín dụng ngắn hạn và các nguồn huy động khác;

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

16


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

-

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của Lãnh đạo
Công ty;

-

Theo dõi thực hiện các hoạt động kinh doanh tài chính, kiểm tra, giám sát việc sử
dụng, quản lý vốn và các hoạt động tài chính có liên quan đến nước ngoài.
1.2.3. Tổ chức quản lý doanh thu các hoạt động khác
Doanh thu các hoạt động khác là tổng các khoản tiền thu được của Công ty từ
việc phạt mất hóa đơn hàng hóa cho đến các khoản thu nhờ thanh lý TSCĐ, vật tư
hàng hóa… Cụ thể nó bao gồm các khoản sau:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn
liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ;

- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản
phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (Nếu có);
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng
cho doanh nghiệp;
Tại công ty khoản thu nhập khác phát sinh chủ yếu là từ phạt vi phạm hợp đồng,
phạt mất hóa đơn chứng tư,hàng hóa, thu thanh lý tài sản như vật tư hàng hóa hay
TSCĐ. Để quản lý các khoản này tại công ty có các thủ tục về bộ chứng từ thanh toán
và qui trình cụ thể đối với các khoản thu nhập khác phát sinh. Chẳng hạn phạt mất hóa
đơn thì phải có biên bản phạt mất có chữ ký các bên, phiếu thu tiền, giấy nộp tiền, rồi
từ đó lập bảng tổng hợp doanh thu. Bảng tổng hợp thanh toán để tiến hành ghi sổ…

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

17


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY VIỄN
THÔNG VIETTEL
2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng tại Công ty bao gồm các loại sau:
- Doanh thu phí hòa mạng, phí lắp đặt...
- Doanh thu bán kít các loại
- Doanh thu bán thẻ cào các loại
- Doanh thu bán máy điện thoại bàn các loại

- Doanh thu bán Modem các loại
- Doanh thu bán Spliter
- Doanh thu bán mã pin-anypay, topup, mobile marketing
Doanh thu cung cấp dịch vụ tại Công ty thường có:
-

Doanh thu cước kết nối
Doanh thu cước trả sau
Doanh thu thuê kênh
Doanh thu dịch vụ GTGT
Doanh thu dịch vụ quốc tế ….

Chính sách ghi nhận doanh thu tại Công ty:

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

18


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh cũng như các mặt hàng, dịch vụ của Công
ty nên thời điểm, giá trị ghi nhận của các loại cũng khác nhau.
Đối với hàng hóa như thẻ cào, điện thoại, laptop… thì khi chuyển giao hàng tới
tay khách hàng, hay với đại lý trong trường hợp bán đứt thì đó là thời điểm ghi nhận
doanh thu. Còn đối với trường hợp giao hàng đặt cọc cho đại lý hay nhân viên điểm
bán thì khi tiền về hệ thống mới ghi nhận doanh thu. Giá trị ghi nhân là giá trị lô hàng
với giao bán đứt hoặc số tiền về trên hệ thống với giao bán đặt cọc. Dưới đây bài viết

chỉ đề cập tới trường hợp giao bán đứt.
Đối vơi các loại hình dịch vụ như cước kết nối, các dịch vụ PINCODE,
GTGT…. khi phòng CNTT thống kê giá trị dịch đã cung cấp rùi chuyển lên phòng kế
toán đó là thời điểm ghi nhận doanh thu và giá trị là số tiền do phòng CNTT thống kê.
2.1.1 Chứng từ và thủ tục kế toán
2.1.1.1 Chứng từ thủ tục kế toán đối với doanh thu bán hàng
Hàng hoá tại Công ty bao gồm: Sim, thẻ cào, bộ kít (cho dịch vụ điện thoại di
động), điện thoại di động, điện thoại bàn, điện thoại không dây, modem, spliter (cho
dịch vụ ADSL và PSTN), điện thoại di động, modem USB, Converter, modem cho
dịch vụ FTTH, modem leased line, USB token (cho dịch vụ Viettel – CA), thiết bị
giám sát phương tiện (cho dịch vụ V-Tracking)...
Công ty Viễn thông Viettel bán hàng chủ yếu là bán hàng theo hình thức gửi đi bán, ký
gửi đại lý, chi nhánh và bán hàng trực tiếp.


Phương thức bán lẻ
Là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
- Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp: Nhân viên thu tiền trực tiếp thu tiền giao

hàng cho khách hàng.
- Hình thức bán hàng trả góp: Theo hình thức này , người mua được trả tiền mua
hàng làm nhiều lần. Theo hình thức này công ty bán hàng trả góp như Iphone trả góp
cho cán bộ nhân viên trong công ty và khách hàng...

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

19


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN




HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Phương thức ký gửi đi bán:
Doanh nghiệp gửi hàng đi bán dưới hai hình thức: xuất gửi bán và gửi bàn thông

qua kho
Đối với xuất gửi bán: hàng mua về nhập kho khi có hợp đồng mua hàng thủ kho
xuất kho theo số lượng, tổng hợp số liệu chuyển lên phòng kế toán
Đối với hàng gửi bán không qua kho: hàng mua về không nhập kho mà chuyển
thẳng cho khách hang



Phương thức gửi đại lý:
Công ty có chi nhánh tại 64 tỉnh thành trên cả nước, nên chủ yếu là bán hàng ký

gửi đại lý. Khi xuất hàng xuống các chi nhánh thì tiếp tục các chi nhánh ký gửi với các
đại lý, các cửa hàng bán lẻ trong tỉnh thành đó. Bên đại lý sẽ trực tiếp bán hàng và thu
tiền cho doanh nghiệp, bán hàng theo đúng giá đã quy định và hưởng thù lao đại lý
dưới hình thức hoa hồng.
- Một số chi nhánh kinh doanh trực thuộc tại các tỉnh thành:
495, đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
32 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
174 Trần Quang Khải, Quận 1, TP.HCM
.........
Các phương thức thanh toán- Thanh toán bằng tiền mặt: Do đặc thù bán hàng
trực tiếp nên khi khách hàng thanh toán tại chỗ thì nhân viên bán hàng sẽ thu tiền trực

tiếp hoặc thu tiền trực tiếp từ các đại lý.
- Thanh toán qua ngân hàng: Do thanh toán từ công ty tới chi nhánh tại 64 tỉnh
thành và các nghiệp vụ phát sinh thường có giá trị lớn , thanh toán qua chuyển khoản
là hình thức chủ yếu của công ty. Khi có giấy báo có của Ngân hàng thì công ty sẽ tiến
hành giao hàng.

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

20


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- Phương thưc trả trước: Do đặc thù viễn thông, dịch vụ thẻ cào là 1 phương thức
trả trước, theo đó khách hàng phải thanh toán tiền trước khi sử dụng dịch vụ ( mua
thẻ).

Bộ chứng từ doanh thu
- Bảng tổng Hợp Doanh thu
- Báo cáo doanh thu theo hóa đơn in từ phần mềm BCCS
- Tờ trình đã được phê duyệt (photo)
- Phiếu xuất kho ( photo)
- Hóa đơn liên 1
- Hợp đồng
- Phiếu thu tiền, giấy báo có


Trường hợp giao hàng cho đại lý (bán đứt)

Bước 1: Các đại lý đặt hàng theo mẫu đính kèm trực tiếp về Phòng Điều hành –

Viettel Telecom (gửi qua fax, scan, email); Đầu mối tiếp nhận trực tiếp các đơn hàng
từ Đại lý:

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

21


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Bảng 2.1: Đơn đặt hàng

Bước 2: Phòng Điều hành - VTT xét duyệt đơn hàng của Đại lý; Sau đó gửi đơn
hàng đã duyệt cho Phòng Bán hàng chi nhánh (gửi qua fax, scan, email), đồng thời
thông báo cho đại lý nộp tiền; Nếu giá trị đơn hàng lớn thì phải lập hợp đồng cung
cấp dịch vụ, sau đó xuất hóa đơn GTGT. Căn cứ vào đơn hàng đã duyệt, Phòng Bán
hàng chi nhánh lập lệnh xuất hàng trên hệ thống;
SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

22


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


Bảng 2.2: Hợp đồng cung cấp dịch vụ hàng hóa
Công ty Viễn Thông Viettel

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Số 1– Giang Văn Minh –Ba Đình– HN

Độc lập – tự do – hạnh phúc

Số 135/HĐ-HL2012

-------------------HỢP ĐỒNG MUA BÁN

Căn cứ vào luật thương mại Nước Cộng Hoà Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng hai bên
Hôm nay ngày 25 tháng 02 năm 2012 , Tại Trụ sở Công ty Viễn Thông Viettel, Chúng
tôi gồm:
Bên A (bên mua ): Công ty TNHH Sơn Thủy
Đại diện là Ông: Phạm Văn Thủy - Chức vụ: Giám Đốc
Địa chỉ: Khối 5, TT Cầu Giát, Quỳnh Lưu, Nghệ An
Điện thoại: (038)386585262
Mã số thuế:
Bên B (bên bán): Công ty Viễn Thông Viettel
Đại diện là ông: Hoàng Sơn - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 1 – Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội
Mã số thuế: 0100109106-011
Điện thoại: (04)62880000 - Fax: (04)62660446
Giấy phép ĐKKD số: 0116000509 cấp ngày 18 tháng 07 năm 2005 do Sở kế hoạch và
đầu tư TP HN cấp.
Hai bên cùng nhau ký kết và thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng sau:

Điều1: Nội dung công việc
- Bên B nhận cung cấp cho bên A các mặt hàng sim, thẻ điện thoại
- Chủng loại hàng hoá theo yêu cầu của bên A . Số lượng, đơn giá cụ thể trong hoá đơn
tài chính.

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

23


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Điều 2: Điều kiện giao hàng:
- Bên B có trách nhiệm giao hàng trực tiếp cho bên A đúng số lượng và chủng loại
theo yêu cầu của bên A đã đặt.
- Bên A có trách nhiệm phải kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hoá khi giao nhận. Kể
từ khi bên A nhận xong hàng hoá và ký biên bản giao nhận thì bên A phải chịu trách
nhiệm đối với mọi rủi ro phát sinh đối với hàng hoá đã nhận.
- Địa điểm giao hàng tại kho của bên B - Công ty TNHH Sơn Thủy
Điều 3: Phương thức và điều kiện thanh toán:
Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản 100% giá trị lô hàng ngay khi nhận
hàng.
Điều 4: Hiệu lực hợp đồng:
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5: Cam Kết chung:
- Hai bên tự nguyện thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã nêu trong hợp đồng. Mọi
tranh chấp hay bất đồng liên quan đến hợp đồng này đều phải được bàn bạc, giải quyết
trên tinh thần tôn trọng, hợp tác giữa hai bên. Trường hợp hai bên không tự giải quyết

được sẽ đưa ra Toà án kinh tế để giải quyết, bên thua kiện sẽ phải bồi thường và chịu
mọi chi phí của Toà án.
- Mọi sửa đổi phải được hai bên thống nhất bằng văn bản là một phần không tách rời
của hợp đồng.
- Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 01
bản.
Đại diện Bên B

Đại Điện Bên A

(Ký, đóng dấu)

(Ký, đóng dấu)

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

24


CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Bước 3: Phòng Tài chính Viettel Telecom lập giao dịch và lập hóa đơn sau khi
các đại lý đã nộp tiền về tài khoản của Viettel
Bảng 2.3: Hóa Đơn GTGT

SV: TRƯƠNG TUẤN ANH – KTDN.D – K12

25



×