Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Hoàn thiện công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại công ty cổ phần mía đường lam sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.15 KB, 109 trang )

MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................5
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ ..........................................................................6
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................8
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ........................................................................11
1.1.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .....11

1.2.

Xác định nội dung chưa nghiên cứu của luận văn ...................................13

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TẠO NGUỒN
NGUYÊN LIỆU MÍA CHO CÁC CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM ..15
2.1.

Nguyên liệu mía cho các công ty mía đường ............................................15

2.1.1. Đặc điểm nguyên liệu mía cho các công ty mía đường ..............................15
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn và bảo đảm nguyên liệu
mía cho các công ty mía đường ..............................................................................17
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................17
2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................18
2.1.2.3. Khoa học – Công nghệ ................................................................................19
2.1.2.4. Chính sách của Nhà nước ............................................................................19
2.2. Tạo nguồn nguyên liệu mía cho các công ty mía đường ...........................20
2.2.1. Sự cần thiết phải tạo nguồn nguyên liệu mía cho các công ty mía đường .....20
2.2.2. Công tác tạo nguồn nguyên liệu mía cho các công ty mía đường ..............20


2.2.2.1. Nội dung của công tác quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía ...........20
2.2.2.2. Liên kết giữa doanh nghiệp mía đường với người nông dân …… ……….22
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO NGUỒN NGUYÊN LIỆU MÍA
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN .......................................24
3.1.

Giới thiệu chung về công ty ........................................................................24

3.1.1. Lịch sử hình thành ....................................................................................... 24

1


3.1.2. Quá trình phát triển của công ty ..................................................................25
3.1.2.1. Một số mốc thời gian đánh dấu sự phát triển của Công ty ..........................25
3.1.2..2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty ...............................................................27
3.2.

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn .................. 27

3.2.1. Bộ máy quản trị..............................................................................................27
3.2.1.1. Đại hội đồng cổ đông ..................................................................................28
3.2.1.2. Hội đồng quản trị ........................................................................................30
3.2.1.3. Ban kiểm soát ..............................................................................................30
3.2.1.4. Ban Tổng giám đốc .....................................................................................30
3.2.1.5. Các phòng ban chức năng ...........................................................................31
3.2.2. Một số thành tựu mà Công ty đã đạt được .................................................. 32
3.2.2.1. Các thành tựu kinh doanh chủ yếu ..............................................................32
3.2.2.2. Các thành tựu ở lĩnh vực khác ....................................................................33
3.3.


Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn và bảo đảm

nguyên liệu mía của công ty ..................................................................................34
3.3.1. Quy mô vùng nguyên liệu mía ......................................................................34
3.3.2. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................34
3.3.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................................34
3.3.2.2. Đất đai, địa hình ..........................................................................................35
3.3.2.3. Điều kiện khí hậu ........................................................................................35
3.3.3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới tạo nguồn nguyên liệu
mía tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn .......................................................36
3.3.3.1. Những thuận lợi của ngành mía đường Việt Nam và diễn biến từ thị trường
tiêu thụ đường ..........................................................................................................36
3.3.3.2. Định hướng phát triển vùng kinh tế Lam Sơn .............................................40
3.4. Công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại Công ty cổ phần mía đường Lam
Sơn ...........................................................................................................................43
3.4.1. Cơ cấu bộ máy chỉ đạo sản xuất mía ............................................................43
3.4.2. Các hình thức liên kết sản xuất mía nguyên liệu ........................................46

2


3.4.2.1. Hộ gia đình ..................................................................................................46
3.4.2.2. Các trang trại trồng mía ..............................................................................46
3.4.2.3. Hợp tác xã trồng mía ...................................................................................47
3.4.2.4. Các nông trường quốc doanh sản xuất mía .................................................47
3.4.2.5. Mô hình liên kết ba nhà Công - Nông - Trí trong tạo nguồn nguyên liệu
mía cho nhà máy ......................................................................................................48
3.4.3. Chính sách thu mua, vận chuyển mía nguyên liệu của Công ty ................58
3.4.3.1. Chính sách giá thu mua mía nguyên liệu ....................................................58

3.4.3.2. Công tác thanh toán mía nguyên liệu cho người trồng mía ........................60
3.4.3.3. Công tác thu hoạch - vận chuyển mía .........................................................60
3.4.4. Bảo hiểm rủi ro sản xuất mía .......................................................................61
3.4.5. Bán cổ phần ưu đãi cho người trồng mía ....................................................62
3.4.6. Hỗ trợ khoa học - kỹ thuật ...........................................................................63
3.5.

Đánh giá thực trạng công tác tạo nguồn nguyên liệu mía của công ty ...69

3.5.1. Các kết quả đạt được và nguyên nhân ........................................................69
3.5.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng mía của công ty ........................................69
3.5.1.2. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của công ty ...................................72
3.5.1.3.

Tình hình ký kết hợp đồng giữa Công ty và người trồng mía
....................75

3.5.1.4. Quan hệ sản xuất mới hợp tác liên kết các thành phần kinh tế đều có tốc độ
phát triển đem lại hiệu quả cao ...................................................................76
3.5.1.5. Hiệu quả đầu tư vốn cho vùng nguyên liệu của Công ty ...........................78
3.4.1.6. Một số thành tựu về ứng dụng khoa học kỹ thuật ......................................78
3.5.2. Các hạn chế và nguyên nhân ...................................................................82
3.5.2.1. Các hạn chế ................................................................................................82
3.5.2.2. Nguyên nhân .............................................................................................84
Chương 4: GIẢI PHÁP TẠO NGUỒN NGUYÊN LIỆU MÍA CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN ..................................................................88
4.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ............88

3



4.1.1. Định hướng phát triển và nhu cầu mía nguyên liệu cho nhà máy hoạt
động .......................................................................................................................88
4.1.2. Mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường
Lam Sơn ..................................................................................................................88
4.1.3. Phương hướng phát triển vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn .......................................................................................................90
4.2. Giải pháp tạo nguồn nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam
Sơn ...........................................................................................................................91
4.2.1. Quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn .....................................91
4.2.1.1. Sự cần thiết phải quy hoạch vùng nguyên liệu mía ....................................91
4.2.1.2. Nội dung quy hoạch vùng nguyên liệu mía ................................................92
4.2.2. Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Công ty với người trồng mía..........95
4.2.2.1. Các chính sách hỗ trợ cho người trồng mía ................................................96
4.2.2.2. Liên kết với người trồng mía ......................................................................97
4.2.2.3. Hoàn thiện các chính sách giá cả, thu mua và vận chuyển mía ..................98
4.2.3. Các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng cho vùng mía
đường Lam Sơn .....................................................................................................100
4.2.3.1. Đổi mới giống mía và xây dựng bộ giống mía hợp lý ..............................100
4.2.3.2. Tập trung chỉ đạo trồng, chăm sóc, thu hoạch mía ..................................102
4.2.4. Các giải pháp khác ......................................................................................105
4.2.4.1. Phát triển cơ sở hạ tầng vùng mía nguyên liệu .........................................105
4.2.4.2. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý chỉ đạo sản xuất mía ........................105
4.2.4.3. Đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng phụ phẩm để nâng cao giá trị của cây mía,
từ đó tăng thêm thu nhập cho nông dân .................................................................106
4.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước các cấp ..................................107
KẾT LUẬN .........................................................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................109

4



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN & PTNT
CCS

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Commercial Cane Sugar Formula - Chữ

DT
ĐHĐCĐ
ĐVT
HĐQT
HTX
Lasuco
NT
TGĐ
TMN
UBND
WTO

lượng đường
Diện tích
Đại hội đồng Cổ đông
Đơn vị tính
Hội đồng Quản trị
Hợp tác xã
Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn
Nông trường
Tổng giám đốc

Tấn mía ngày
Uỷ ban nhân dân
Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng trong giai đoạn 2009 - 2012

33

Bảng 3.2: Bán kính vùng nguyên liệu mía Lam Sơn trong vụ 2009 - 2012

34

5


Bảng 3.3: Giá trị sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu tỉnh
Thanh Hoá trong hai năm 2005 và 2010
Bảng 3.4: Vốn đầu tư ứng trước cho khối NT trong hai vụ 2010 - 2011 và
2011 - 2012
Bảng 3.5: Vốn đầu tư ứng trước cho khối tập thể tư nhân trong hai vụ
2010-2011 và 2011-2012
Bảng 3.6: Tình hình đầu tư ứng trước của công ty cho sản xuất mía
nguyên liệu
Bảng 3.7: Bình quân lượng vốn đầu tư qua các vụ
Bảng 3.8: Cơ cấu diện tích giống mía của toàn vùng nguyên liệu vụ 2011/2012
Bảng 3.9:Chi phí sản xuất và mức lãi bình quân cho 1 ha mía trồng trên đất
chuyển đổi trong hai vụ gần đây
Bảng 3.10: Lợi nhuận của cây mía đưa xuống ruộng

Bảng 3.11: Kết quả sản xuất mía của ba Nông trường từ năm 2008 đến 20012
Bảng 3.12: Tốc độ phát triển diện tích giống mới trong ba vu gần đây
Bảng 4.1 : Một số chỉ tiêu cụ thể về vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần
mía đường Lam Sơn đến năm 2015
Bảng 4.2: Kế hoạch mở rộng diện tích mía ở các địa phương đến 2015

41
53
55
57
58
65
74
75
77
80
89
90

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Lasuco năm 2012
Sơ đồ 3.2: Bộ máy chỉ đạo sản xuất mía
Sơ đồ 3.3: Phương thức đầu tư thông qua nông trường quốc doanh
Sơ đồ 3.4: Phương thức đầu tư trực tiếp tới tập thể và tư nhân
Biểu đồ 3.1: Giá thu mua mía nguyên liệu qua các năm gần đây
Biểu đồ 3.2: Chữ đường mía của vùng nguyên liệu mía Lam Sơn qua các năm

6


29
44
52
54
59
72


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình thì có rất nhiều yếu tố đóng góp vào sự thành công ấy.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp sản xuất, nhất là
doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp đó là nguyên liệu đầu vào phục
vụ cho quá trình sản xuất. Do vậy, ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp chế

7


biến các sản phẩm từ nông nghiệp là phải phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo
cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào cho chế biến.
Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay nhiều Công ty mía đường đang gặp nhiều khó
khăn do thiếu nguyên liệu sản xuất. Để giải quyết vấn đề đó nhiều Công ty đã mở
rộng vùng nguyên liệu của mình bằng cách tăng mức vốn đầu tư cho nông dân trồng
mía. Mỗi công ty có các mức đầu tư khác nhau, nhưng họ có một mục tiêu chung là
hiệu quả đầu tư.
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế
kỷ trước đến nay đã xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn trên 11 huyện thuộc trung
du và miền Tây tỉnh Thanh Hóa, với trên 125 xã, 4 Nông trường và trên 30.000 hộ
nông dân trồng mía. Để có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất đường, Công ty đã kết

nghĩa với từng xã, từng thôn cung cấp giống mía, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
và ký hợp đồng nhận tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo được lượng mía nguyên liệu
đầy đủ và liên tục. Công ty hỗ trợ người dân trồng mía về đầu vào cho sản xuất mía
như nghiên cứu và liên tục đưa ra giống mới, cung cấp tiền làm đất, đầu tư phân
bón, kỹ thuật, thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng người trồng mía phải bán mía sau thu
hoạch cho Công ty. Nhìn chung mô hình này một phần đảm bảo được lượng nguyên
liệu mía cho nhà máy, đồng thời đã hỗ trợ nông dân chuyển đổi từ cây trồng, từ đó
góp phần quan trọng trong hình thành một vùng nguyên liệu đủ sức cung cấp cho
nhà máy đường chủ động sản xuất.
Vùng nguyên liệu ổn định, tạo ra rất nhiều thuận lợi trong việc thu mua
nguyên liệu của Công ty. Những hợp đồng giữa công ty với người nông dân giữa
bên cung cấp nguyên liệu với người thu mua nguyên liệu đã tạo ra mối liên kết chặt
chẽ bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư sản xuất mía và thu mua mía
nguyên liệu cũng gặp không ít khó khăn. Do tình trạng thiếu trách nhiệm của một số
cán bộ mà tình hình sử dụng vốn đầu tư chưa đạt được hiệu quả như mong muốn,
diện tích trồng mía chênh lệch giữa trong sổ sách và thực tế là khá lớn, dẫn tới việc
thực hiện kế hoạch thu mua mía đặt ra không hoàn thành. Bên cạnh đó trữ lượng
đường trong mía không ổn định, khối lượng mía bẩn, mía cháy, dệp, mía lẫn lá xanh

8


vẫn còn nhiều, giá mía lúc lên, lúc xuống, nhà máy thu mua không kịp thời, sản
lượng chế biến không ổn định làm cho hiệu quả kinh tế thấp.
Xuất phát từ thực tế vô cùng cấp thiết đó, tôi tiến hành lựa chọn vấn đề
nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại Công ty cổ phần
mía đường Lam Sơn” để làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, làm rõ đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng
đến tạo nguồn cung ứng nguyên liệu mía cho nhà máy đường.

Phân tích hiện trạng nguồn nguyên liệu, công tác tạo nguồn nguyên liệu từ
năm 2008 – 2012 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo nguồn nguyên liệu mía
cho Công ty đến năm 2017.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: “Nguồn nguyên liệu và tạo nguồn nguyên
liệu mía cho nhà máy đường”.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: nghiên cứu vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn.
- Về thời gian: số liệu khảo sát từ năm 2008 -2012 và đề xuất các giải pháp
nhằm tạo nguồn nguyên liệu mía cho Công ty đến năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin số liệu; thu thập số liệu thứ cấp:
 Số liệu thống kê của các Phòng ban cung cấp dữ liệu chính thức đánh
giá những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng năng lực công tác tạo nguồn
nguyên liệu mía giai đoạn 2008 – 2012.
 Số liệu của một số luận văn thạc sỹ, đề tài nghiên cứu nhằm bổ sung
cho nguồn số liệu chính thức.

9


- Phương pháp phân tích số liệu: luận văn sử dụng phương pháp phân tích –
tổng hợp, phương pháp phân tích – so sánh, phương pháp dự báo..
5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu
bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận

văn
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về công tác tạo nguồn nguyên liệu mía cho
công ty mía đường ở Việt nam
Chương 3: Thực trạng công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại Công ty cổ
phần mía đường Lam Sơn
Chương 4: Giải pháp tạo nguồn nguyên liệu mía cho Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1.1.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Sau đây là một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu:
-

Nguyễn Văn Thân (1999) - Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

10


Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần ổn định và phát
triển vùng nguyên liệu mía cho Công ty mía đường Sơn La”.
+ Tóm tắt nội dung luận văn: Phân tích thực trạng vùng nguyên liệu
mía đường của Công ty mía đường Sơn La giai đoạn 1995-1999. Để nguồn nguyên
liệu này ổn định và phát triển, tác giả đã đưa ra giải quyết một khía cạnh đó là giải
pháp tín dụng bao gồm cả tín dụng cá nhân (ngân hàng và các hộ trồng mía) và tín
dụng doanh nghiệp (ngân hàng và Công ty mía đường Sơn La).
-


Lê Quang Hùng (2005) – Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Luận văn thạc sĩ: “Phát triển vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía

đường Lam Sơn”.
+ Tóm tắt nội dung luận văn: Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng
vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Sau đó tác giả đưa ra
các giải pháp nhằm phát triển vùng nguyên liệu mía bao gồm các ý chính sau:
- Chính sách phát triển vùng nguyên liệu mía: chuyển giới cây
trồng, thu mua mía, thực hiện các chính sách hỗ trợ người nông dân trồng mía..
- Đa dạng hóa sản phẩn, tận dụng phụ phẩm để nâng cao giá trị
của cây mía, tăng thêm thu nhập cho người nông dân trông mía.
- Chế độ tiền lương, tiền thưởng.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Nâng cao công suất nhà máy đường, tăng hiệu quả kinh tế
qua đó từng bước tăng giá thu mua mía cho người nông dân.
- Nguyễn Thị Huyền (2009) - Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Luận văn thạc sĩ: “Quản trị cung ứng nguyên liệu mía tại công ty cổ phần
đường Quảng Ngãi”.
+ Tóm tắt nội dung luận văn: Luận văn phân tích công tác quản trị
chuỗi cung ứng nguyên liệu mía tại Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi.
Trong đó tác giả đi sâu vào các vấn đề sau:
- Tổ chức hoạt động thu mua.

11


- Tổ chức hoạt động sản xuất.
- Phân phối sản phẩm.
- Quản trị tồn kho.

- Vận tải.
- Tích hợp chuỗi cung ứng.
- Phạm Thị Oanh (2010) – Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía tại Công ty cổ
phần mía đường Đắk Nông”.
+ Tóm tắt nội dung luận văn: Luận văn phân tích thực trạng vùng mía
nguyên liệu của công ty cổ phần mía đường Đắk Nông. Năm 2009 nhà máy
đường nâng công suất từ 1.500 TMN lên 1.800 TMN nên nguyên liệu mía là
một thách thức lớn với Công ty. Luận văn đã đưa ra các giải pháp chính sau:
- Thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu đáp ứng đủ công suất
nhà máy và tương lai khi nhà máy tiếp tục nâng công suất chế biến.
- Các chính sách hỗ trợ người dân trồng mía.
- Nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng nguyên liệu mía.
Thực hiện tốt các công tác thu mua, vận chuyển, giá cả với người trồng mía.
- Đào Viết Tuấn Dũng (2011) - Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Luận văn thạc sĩ: “Phát triển vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Mía
đường Sơn La”.
+ Tóm tắt nội dung luận văn: Trong những năm lại đây, nhà máy mía
đường Sơn La đã có những bước tăng trưởng rõ rệt và bắt đầu có lãi. Nhà máy đi
vào hoạt động đều, hiệu quả hơn. Chính vì vậy nhu cầu nguồn nguyên liệu mía là
một áp lực lớn với Bộ máy quản trị của công ty. Luận văn đã phân tích thực trạng
vùng nguyên liệu mía của công ty và đề cập tới các vấn đề sau để phát triển vùng
nguyên liệu mía:
- Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người dân trồng mía từ
những bước đầu là giống mía, phân bón, kỹ thuật trồng thâm canh,
theo dõi sự tăng trưởng của cây mía.

12



- Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa công ty và hộ dân trồng mía
thông qua các hoạt động giá bán thu mua, vận chuyển, bốc dở.. và bán
cổ phần theo mức giá ưu đãi cho các hộ nông dân trồng mía.
- Đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo theo kịp yêu cầu phát
triển của vùng nguyên liệu nói riêng và công ty nói chung.
Qua quá trình nghiên cứu, đến thời điểm hiện tại, tác giả cam kết chưa có đề
tài nào nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
Kết luận: Đề tài luận văn không trùng với các luận văn đã công bố.

1.2.

Xác định nội dung chưa nghiên cứu của luận văn
- Về lý thuyết:
+ Nội dung công tác tạo nguồn nguyên liệu mía cho các nhà máy
đường.
+ Công tác tạo nguồn nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn
- Về thực tiễn:
+ Đánh giá thực trạng công tác tạo nguồn nguyên liệu mía của Công
ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
+ Các kết quả đạt được và nguyên nhân.
+ Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất: Căn cứ vào định hướng phát triển của Công ty cổ phần mía đường

Lam Sơn, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo nguồn
nguyên liệu mía tại công ty như sau:
+ Lập quy hoạch vùng nguyên liệu mía.
+ Hoạch định các chính sách hỗ trợ để tăng cường mối quan hệ gắn bó
giữa Công ty với người trồng mía.

+ Các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng cho
vùng mía đường Lam Sơn.
+ Một số giải pháp khác.

13


Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TẠO
NGUỒN NGUYÊN LIỆU MÍA CHO CÁC CÔNG TY MÍA
ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM
2.1.

Nội dung công tác tạo nguồn nguyên liệu mía cho các công ty mía

đường ở Việt Nam
2.1.1. Đặc điểm nguyên liệu mía cho các công ty mía đường

14


- Mía là cây công nghiệp ngắn ngày quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
đối với nhiều nước trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm. Nó khẳng định vị trí của
mình bằng việc cung cấp thỏa mãn nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp
đường, phục vụ nhu cầu đường trong nước và còn là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng.
- Đặc điểm sinh học của cây mía: Mía là cây trồng hàng năm, có khả năng tái
sinh mầm, chu kỳ sản xuất có thể kéo dài 3-4 năm(một vụ mía tơ và 2-3 vụ mía
gốc). Thời gian sinh trưởng kéo dài cho đến lúc thu hoạch tùy theo từng loại giống
mía nhưng trung bình khoảng từ 12 tháng. Quá trình phát triển và tích lũy đường
của cây mía diễn ra từ thấp đến điểm cao nhất, rồi giảm dần đến mức không còn

đường để thu hồi nữa. Mía là cây ưa ẩm và cần nhiều nước để sinh trưởng và phát
triển. Năng suất và chất lượng mía phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên,
giống, khả năng tưới tiêu cũng như trình độ thâm canh…Những đặc điểm sinh học
trên của cây mía không chỉ ảnh hưởng đến việc bố trí sản xuất của vùng nguyên liệu
mía mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của vùng mía đó.
Tuy có biên độ rộng hơn một số cây trồng khác về các điều kiện sinh trưởng
và phát triển, nhưng sự sinh trưởng và phát triển của cây mía chỉ cho hiệu quả kinh
tế cao khi các điều kiện này được đáp ứng ở những mức độ hợp lý nhất. Những điều
kiện này lại tùy thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của từng
vùng. Vì vậy, không phải vùng đất nào cũng có thể đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và
phát triển của cây mía với tư cách là vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế
biến một cách tối ưu nhất. Đây là vấn đề rất quan trọng cần lưu ý khi bố trí sản xuất
mía.
- Đặc điểm mía nguyên liệu: Mía thuộc loại nguyên liệu tươi, nếu sau khi thu
hoạch không kịp thời đưa vào chế biến sẽ bị ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng
nguyên liệu như: giảm trọng lượng, giảm tỷ lệ đường trong mía, ảnh hưởng đến chất
lượng đường sản xuất ra. Nhiều thí nghiệm cho thấy lượng đường trong mía bị hao
hụt nhiều sau khi chặt, chậm vận chuyển về nhà máy. Khoảng thời gian cho phép là
trong vòng 48 giờ. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng mía như độ chin, độ

15


đồng đều, ít tạp chất nhưng quan trọng nhất là chỉ số đánh giá về chữ lượng đường
(CCS), tức là hàm lượng đường có thể thu hồi thực tế trong sản xuất. Chữ lượng
đường được xác định theo công thức sau:

CCS=
Trong đó:


3
 5+ F  1
 3+ F 
Pol × 1 −
 − B × 1 −

2
100  2
100 



Pol:Percent first expressed juice- Độ đường tương đối có trong
nước mía đầu.
F: Fibre percent cane- Tỷ lệ sơ mía
B:Brix percent first expressed juice- Hàm lượng chất khô có
trong nước mía đầu.

Để xác định chữ lượng đường thực tế của từng khối lượng mía nhất định thì
mỗi nhà máy được trang bị một cầu mía để lấy mẫu và một phòng thí nghiệm phân
tích các mẫu mía. Việc lấy mẫu và phân tích có thể được tự động hóa với sự giúp đỡ
của máy tính, hoặc bằng thủ công theo phương pháp phân tích truyền thống.
Tỷ lệ sản phẩm đường trên nguyên liệu mía rất thấp, trung bình khoảng 10%.
Do khối lượng nguyên liệu mía lớn, chi phí vận chuyển nguyên liệu từ nơi sản xuất
đến cơ sở chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Chính vì vậy cơ sở chế biến
phải được xây dựng gần các vùng nguyên liệu mía tập trung chuyên canh, thường
khoảng cách xa nhất phải dưới 50km. Ngoài ra, đặc điểm này cũng yêu cầu hệ
thống giao thông vận chuyển mía phải đủ sức đáp ứng yêu cầu vận chuyển khối
lượng lớn và kịp thời.
Nguyên liệu mía mang tính thời vụ rất cao do nó là sản phẩm của nông

nghiệp. Do điều kiện khí hậu, thời tiết, do đặc điểm, tính chất của cây mía, nên việc
trồng và thu hoạch mía mang tính chất thời vụ. Thời vụ trồng và thu hoạch mía
thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, tức là trong vòng 6 tháng mùa hanh khô.
Mặt khác, mía là nguyên liệu thực vật, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở
nước ta, quá trình biến đổi chất diễn ra rất nhanh, nếu sau 48 giờ kể từ lúc thu hoạch

16


mà chưa đưa vào sản xuất thì nguyên liệu mía xuống cấp rất nhanh, hiệu quả sản
xuất giảm đáng kể.
Chất lượng nguyên liệu mía phụ thuộc rất lớn vào giống mía, điều kiện thời
tiết, khí hậu, kỹ thuật canh tác mía và công tác thu hoạch, vận chuyển mía.
Nguyên liệu mía được trồng phủ trên diện tích không gian rộng, khi thu
hoạch có khối lượng lớn và rất cồng kềnh, tỷ lệ tiêu hao khoảng 10 tấn mía chế biến
được 1 tấn đường, chi phí vận tải nguyên liệu mía thường chiếm từ 10-15% giá mía
nguyên liệu. Do vậy, các nhà máy đường muốn giảm chi phí vận tải nguyên liệu
phải đặt tại trung tâm vùng nguyên liệu mía.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn và bảo đảm nguyên
liệu mía cho các công ty mía đường
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất, nước, có ảnh hưởng lớn đến việc
hình thành các vùng nguyên liệu mía tập trung chuyên canh.
Ảnh hưởng của khí hậu: Bao gồm các yếu tố ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm,
mưa, gió, bão, ánh nắng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây mía trong từng
thời kỳ. Các yếu tố này có biều hiện khác nhau theo từng vùng, từng địa phương
trong nước ta. Do vậy, khi lựa chọn vùng trồng mía nguyên liệu cần lựa chọn những
vùng có điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mía mới có thể
có vùng mía năng suất, chất lượng cao.

Ảnh hưởng của đất: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của sản
xuất nông nghiệp.Đối với nông nghiệp thì đất đai vừa là chỗ dựa, vừa là nơi để canh
tác, diễn ra các hoạt động sản xuất nông nghiệp; vừa là nơi cung cấp các chất dinh
dưỡng cho cây trồng. Chất lượng đất có chứa các thành phần chất dinh dưỡng cung
cấp cho cây mía có vai trò hết sức quan trọng đảm bảo cho cây mía phát triển. Nên
khi lựa chọn vùng nguyên liệu trồng mía phải quan tâm đến đất có phù hợp cho cây
mía phát triển hay không. Vì vậy, đây là một trong các nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự hình thành vùng mía nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến
đường.

17


Ảnh hưởng của nguồn nước: Nước cung cấp cho các hoạt động sản xuất
nông nghiệp nói chung. Tuy mía là loại cây trồng cạn, nhưng trong quá trình sinh
trưởng và phát triển mía cần nhiều nước và nhu cầu nước trong từng giai đoạn là
khác nhau. Một vùng có các nguồn nước cung cấp đủ cho cây mía sẽ là yếu tố tạo
nên năng suất và chất lượng mía của vùng đó cao. Xem xét các yếu tố về nguồn
nước cung cấp cho mía cũng là một trong những yếu tố quan trọng để hình thành
vùng nguyên liệu mía.

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Nhân tố về kinh tế
Bao gồm nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của vùng
nguyên liệu mía tập trung như:
- Nguồn lao động: Nguồn lao động phải được xem xét đến mức độ đáp ứng
cho sản xuất về số lượng và chất lượng của lao động. Số lượng nguồn lao động là
tất cả những người lao động có khả năng tham gia lao động và những người ngoài
độ tuổi thực tế có tham gia lao động. Chất lượng nguồn lao động bao gồm trình độ
văn hóa, chuyên môn, sức khỏe, ý thức…

- Quy hoạch phân bố xây dựng các cơ sở chế biến đường: Xem xét vấn đề
này đảm bảo mía nguyên liệu sản xuất ra phải được tiêu thụ hết, không gây ra sự
mất cân đối giữa các cơ sở chế biến đường và vùng nguyên liệu. Thông thường thì
mỗi nhà máy có một vùng nguyên liệu mía cung cấp cho nhà máy hoạt động tránh
gây ra hiện tượng tranh chấp nguyên liệu giữa các nhà máy hay nguyên liệu mía sản
xuất ra không tiêu thụ được.
- Giá mía và ảnh hưởng của việc sản xuất kinh doanh mía đối với vùng kinh
tế: Nếu giá mía cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn những cây trồng mà người
dân trong vùng đang canh tác thì họ sẽ chuyên đổi sang trồng mía, và ngược lại, nếu
hiệu quả kinh tế từ trồng mía không cao thì người dân sẽ quay lưng lại với cây mía.
Như vậy, các chính sách về giá của cơ sở chế biến để cho người trồng mía yên tâm
sản xuất lâu dài là rất quan trọng.

18


- Khả năng huy động vốn để đầu tư cho cây mía: Yếu tố này làm tăng năng
lực sản xuất và quy mô sản xuất của vùng mía.
* Nhân tố về xã hội:
Để hình thành các vùng sản xuất mía thì yếu tố truyền thống cần cù trong lao
động, tập quán canh tác của nhân dân trong vùng và tính năng động dám mạo hiểm
của người dân có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển của vùng mía
nguyên liệu.

2.1.2.3. Khoa học – Công nghệ
Khoa học công nghệ phát triển với tốc độ như hiện nay đã nhanh chóng trở
thành một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc
dân nói chung và ngành mía đường nói riêng như: “Giống mía mới cho năng suất
và chất lượng cao, quy trình kỹ thuật thâm canh cao để tăng năng suất- chất lượng
mía, phân bón và công nghệ bón phân hiệu quả cao, công nghệ thu hoạch, công

nghệ tưới..” Một khi các nhân tố này đã phát triển cao thì việc sản xuất cây mía và
phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng thâm canh cao là việc hoàn toàn có thể
làm được.

2.1.2.4. Chính sách của Nhà nước
Đối với từng vùng nguyên liệu mía, các chính sách khuyến khích sẽ tạo động
lực để phát triển, nó hợp thành một thể thống nhất và liên quan đến tất cả các yếu tố
của quá trình sản xuất mía nguyên liệu như quy hoạch sử dụng đất đai, lao động,
vốn đầu tư, tài chính, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, tiêu thụ sản phẩm. Đây
không chỉ đơn thuần là các chính sách mang tính quản lý vĩ mô mà nó còn bao gồm
cả các chính sách được hình thành trên cơ sở thống nhất giữa người trồng mía với
các cơ sở chế biến đường. Khi các chính sách này thuận lợi sẽ tạo sự thông thoáng,
tạo động lực để phát triển vùng nguyên liệu mía.

2.2. Tạo nguồn nguyên liệu mía cho các công ty mía đường
2.2.1. Sự cần thiết phải tạo nguồn nguyên liệu mía cho các công ty
mía đường

19


Trong ngành công nghiệp sản xuất đường ở nước ta thì mía là nguyên liệu
chính và chủ yếu trong quá trình sản xuất đường. Nếu không có cây mía thì không
thể tiến hành sản xuất đường. Do đó phải đảm bảo nguồn nguyên liệu mía ổn định
và đầy đủ đảm bảo cho sản xuất liên tục, tận dụng được hết công suất nhà máy thì
hiệu quả kinh doanh mới đạt được. Mặt khác trong cơ cấu giá thành sản xuất đường
thì chi phí cho nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 70 %) vì vậy vấn đề
nguồn nguyên liệu mía phải được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu. Trong cạnh
tranh ngành đường thì chủ yếu là cạnh tranh qua giá, nếu hạ thấp được giá thành thì
khả năng thu lợi nhuận là rất đảm bảo, nâng cao được khả năng cạnh tranh mà

nguyên liệu mía là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu giá thành do đó nếu nâng
cao được chất lượng mía, nguồn cung ứng mía đầy đủ và ổn định với mức giá hợp
lý thì nhà máy đường sẽ có cơ hội giảm chi phí và phát triển bền vững.

2.2.2. Công tác tạo nguồn nguyên liệu mía cho các công ty mía đường
2.2.2.1. Nội dung của công tác quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía
a. Lập kế hoạch vùng nguyên liệu mía
Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương
thức để đạt được các mục tiêu đó. Nếu không có các kế hoạch, nhà quản lý có thể
không biết tổ chức và khai thác con người và các nguồn lực khác của tổ chức một
cách hiệu quả, thậm chí không có được một ý tưởng rõ ràng về các họ cần tổ chức
và khai thác. Không có kế hoạch nhà quản lý và các nhân viên của họ có rất ít cơ
hội để đạt được mục tiêu của mình, không biết khi nào, ở đâu, phải làm gì. Lúc
này việc kiểm tra sẽ trở nên rất phức tạp. Ngoài ra, trong thực tế, những kế hoạch
tồi cũng thường ảnh hưởng xấu đến tương lai của toàn bộ tổ chức.
Để quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía có hiệu quả đòi hỏi bắt buộc
là phải lập kế hoạch. Lập kế hoạch là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quá
trình quản lý. Lập kế hoạch về vùng nguyên liệu gồm có hai loại đó là lập kế
hoạch chiến lược và lập kế hoạch tác nghiệp.
Lập kế hoạch chiến lược để phát triển vùng nguyên liệu mía là quá trình
xác định làm sao đạt được những mục tiêu dài hạn trong việc phát triển vùng

20


nguyên liệu mía của công ty với các nguồn lực mà công ty có thể huy động được.
Lập kế hoạch chiến lược là quá trình xây dựng chiến lược và không ngừng hoàn
thiện bổ sung chiến lược khi cần thiết.
Lập kế hoạch tác nghiệp liên quan đến các hoạt động hàng ngày của công ty
về phát triển vùng nguyên liệu. Có thể nói rằng mỗi nhân viên của công ty đều là

nhà quản lý tác nghiệp, do vậy đều lập kế hoạch tác nghiệp để thực hiện công việc,
nhiệm vụ của mình, từ đó tiến đến thực hiện những mục tiêu chung của công ty về
phát triển vùng nguyên liệu. Kế hoạch tác nghiệp phải phù hợp với kế hoạch chiến
lược, phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược.
b. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch vùng nguyên liệu mía
Quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch vùng nguyên liệu mía bao
gồm quá trình tổ chức và quá trình lãnh đạo.
Công tác tổ chức được bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu chiến lược về
phát triển vùng nguyên liệu của công ty, sau đó là xác định và phân loại các hoạt
động cần thiết để thực hiện mục tiêu, phân chia thành các bộ phận để thực hiện các
hoạt động, xác định vị trí của từng bộ phận nhỏ và cá nhân trong đó bao gồm cả
vấn đề phân cấp, phân quyền và trách nhiệm của từng bộ phận, đảm bảo các nguồn
lực cho từng bộ phận và tổ chức. Trong công tác tổ chức thì yêu cầu phải phân
công rõ ràng, chỉ rõ quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cấp, phải có sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận.
Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên
tắc hoạt động của một hệ thống trong các điều kiện môi trường nhất định. Sau khi
tổ chức xong, tiếp theo trong quá trình quản lý là lãnh đạo. Để tiến hành công việc
cụ thể trong quá trình quản lý và phát triển vùng nguyên liệu thì cần có sự lãnh
đạo, mỗi bộ phận, mỗi cấp có vai trò lãnh đạo khác nhau. Cấp trên lãnh đạo cấp
dưới trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình, chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới thực hiện
thực hiện những yêu cầu, nhiệm vụ mà người cấp trên giao phó.
c. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

21


Kiểm tra là chức năng quan trọng của nhà quản lý. Tính chất quan trọng của
kiểm tra thể hiện ở hai mặt. Một mặt, kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà quản lý
phát hiện những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Mặt khác, thông qua kiểm tra,

các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bới được sai soát có thể nảy sinh.
Nhiệm vụ kiểm tra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để phát triển
vùng nguyên liệu là phải xác định được những sai lệch trong quá trình hoạt động
quản lý vùng nguyên liệu, từ đó sửa chữa được những sai lệch đó trong quá trình
hoạt động so với mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra đối với việc phát triển vùng nguyên
liệu, và tìm kiếm các cơ hội, tiềm năng có thể khai thác để hoàn thiện và cải tiến,
đổi mới không ngừng các yếu tố liên quan đến việc phát triển vùng nguyên liệu.
Việc thiết lập hệ thống kiểm tra phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin phản
hồi về các hoạt động một cách nhanh chóng, kịp thời là công việc rất khó khăn, hơn
nữa công việc kiểm tra cũng khá phức tạp và tốn kém, do vậy việc kiểm tra đòi hỏi
phải phù hợp với thực tế.

2.2.2.2. Liên kết giữa doanh nghiệp mía đường với người nông dân.
Sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía là một quá trình thống nhất. Sự thống nhất
biểu hiện ở sự thống nhất giữa các khâu của quá trình tái sản xuất.
Trong quá trình tái sản xuất, người trồng mía thực hiện khâu sản xuất nguyên
liệu, cơ sở chế biến đường thực hiện khâu chế biến và tiêu thụ. Quá trình đó đòi hỏi
phải có sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất đó biểu hiện ở mục đích của sản xuất
nguyên liệu mía và chế biến đường đều nhằm đạt được năng suất, chất lượng cao,
giá thành hạ và cuối cùng là đạt lợi nhuận tối đa. Trong đó, sản xuất nguyên liệu
mía phải dựa trên kết quả và hiệu quả của chế biến và tiêu thụ; ngược lại chế biến
đường và tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở của sản xuất nguyên liệu mía có
hiệu quả.
Kết hợp hài hòa lợi ích giữa người trồng mía và cơ sở chế biến đường không
chỉ ở việc phân chia lợi nhuận hợp lý, xác định giá cả giữa các khâu, mà quan trọng
hơn nó còn biểu hiện ở việc xác lập hợp lý các mối quan hệ giữa người trồng mía và
cơ sở chế biến; là việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của khâu này có xem

22



xét đến hiệu quả của các khâu khác; là việc tạo cho nhau những điều kiện thuận lợi
để nâng cao hiệu quả sản xuất, nhất là ở vai trò hỗ trợ của cơ sở chế biến đối với
người trồng mía và cùng nhau chia sẻ rủi ro trong quá trình sản xuất.
Doanh nghiệp hỗ trợ vốn cho người dân trồng mía đầu tư sản xuất, mở rộng
quy mô. Do trồng mía vất vả, mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch, người dân chỉ
trông mong và ruộng mía cho nên nếu không hỗ trợ vốn, người dân khó có điều
kiện chăm sóc cây mía tốt nhất.
Doanh nghiệp cần hỗ trợ kỹ thuật canh tác và giống chất lượng cao cho người
dân trồng mía. Nhìn chung là kỹ thuật canh tác mía cổ truyền có nhiều hạn chế do
đó rất cần những kỹ thuật mới, bón phân, diệt trừ sâu bệnh hợp lý đây là một trong
những trách nhiệm của công ty mía đường, họ có kỹ sư và vùng nguyên liệu gắn với
sự sống còn của nhà máy đường nên phải cử những kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn
chi tiết cho bà con và phải sát sao trong khống chế dịch bệnh. Các giống mía năng
suất cao chống bệnh tốt phải được chú trọng.
Hiện tại việc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người dân đã được hầu hết
các nhà máy đường áp dụng. Cần khuyến khích người dân trồng mía có chữ đường
cao bằng việc phân biệt giá giữa các mức chữ đường khác nhau. Ký hợp đồng theo
mục tiêu có thể kéo dài thời gian cung cấp nguyên vật liêu.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO NGUỒN
NGUYÊN LIỆU MÍA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG
LAM SƠN
3.1.

Giới thiệu chung về công ty

3.1.1. Lịch sử hình thành
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn


23


Tên tiếng anh: LAM SON SUGAR JOINT STOCK CORPORATION
Tên viết tắt: LASUCO JSC
Trụ sở chính: Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Điện thoại : 0373.834.091/93, Fax: 0373.834.092
Website: www.lasuco.com.vn
- Ngày 12 tháng 01 năm 1980, Thủ tướng chính phủ ký quyết định phê duỵệt
xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn nay là Nhà máy đường I nhằm khai thác tiền
năng đất đai, phủ xanh đất trống đồi trọc và lực lượng lao động ở khu vực miền Tây
Thanh Hoá, giải quyết tình trạng thiếu đường trong cả nước.
- Ngày 31 tháng 03 năm 1980, Bộ Lương thực thực phẩm nay là Bộ NN &
PTNN ký quyết định số 488 LT - TP/KTCB thành lập Ban kiến thiết Nhà máy
đường Lam Sơn. Địa điểm xây dựng Nhà máy tại xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hoá nay là Thị trấn Lam Sơn , huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
- Ngày 14 tháng 03 năm 1981, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 61/TTg
khởi công xây dựng Nhà máy và đưa công trình vào danh mục trọng điểm cấp Nhà
nước.
- Ngày 28 tháng 04 năm 1986, thủ tướng ký quyết định thành lập Nhà máy
đường Lam Sơn.
- Ngày 02 tháng 11 năm 1986, hoàn thành xây dựng nhà máy đi vào sản
xuất vụ đầu tiên.
- Ngày 08 tháng 01 năm 1994, Bộ NN & PTNT ký quyết định số 14 NN TCCB đổi tên Nhà máy đường Lam Sơn thành Công ty Đường Lam Sơn.
- Ngày 06 tháng 12 năm 1999 Thủ tướng Chính ký quyết định số 1133/QĐTtg chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn
trên cơ sở chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.

3.1.2. Quá trình phát triển của công ty
3.1.2.1. Một số mốc thời gian đánh dấu sự phát triển của Công ty
- Trong thời kỳ (1980 – 1988) là lúc nhà máy bắt đầu xây dựng, thời gian

xây dựng kéo dài hơn 5 năm. Ban đầu được đầu tư xây dựng với toàn bộ trang thiết

24


bị của pháp với công xuất thiết kế là 1500 tấn mía/ngày (TMN). Năm 1986 nhà máy
đi vào sản xuất đầu tiên, đây là thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới.
- Từ năm 1989 – 1990, Công ty đã xây dựng thành công trung tâm nghiên
cứu khảo nghiệm với diện tích 100 ha nhằm nghiên cứu, thử nghiệm, lựa chọn,
nhân giốn các loài giống mía phù hợp với đất đai, khí hậu thổ nhưỡng có năng suất,
trữ đường cao.
- Từ năm 1992-1996 bằng nguồn vốn tự có và vốn vay, Công ty đã từng
bước đầu tư mở rộng tăng công suất lên 2300 TMN, đồng thời bổ sung trang thiết bị
cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm từ dây chuyền sản xuất đường thô thành
dây chuyền sản xuất đường trắng. Ngoài ra đã đầu tư 3,692 tỷ đồng xây dựng nhà
máy cồn chế biến mật rỉ công suất 1,5 triệu lít năm sau đó nâng cấp lên 1,9 triệu lít
năm.
- Năm 1995 – 1996 đầu tư hàng chục tỷ đồng mua thiết vị nâng công suất
nhà máy đường lên 2.500 TMN. Đồng thời xây dựng Xí nghiệp phân vi sinh có
thành phần từ bùn mía công suất 20.000 tấn năm vừa giải quyết vấn đề môi trường,
vừa đáp ứng nhu cầu phân bón cho cây mía trong vùng và công ăn việc làm cho
hàng trăm lao động và tăng hiệu quả sản xuất của Công ty
- Ngày 09 tháng 04 năm 1997 đã khởi công xây dựng phân xưởng đường II
công suất 4000 TMN với tổng mức đầu tư là 500 tỷ đồng. Công trình đã hoàn thành
đưa vào sử dụng cuối năm 1999. Đưa tổng công suất mía ép một ngày từ 2.500 lên
6.500 TMN.
- Ngày 01 tháng 01 năm 2000, Công ty đi vào hoạt động dưới hình thức
Công ty cổ phần với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Cùng thời gian này công ty hoàn
thành xây dựng đưa nhà máy đường số 2 với công suất 4000 TMN vào sản xuất.
- Năm 2003 Công ty đầu tư xây dựng nhà máy cồn số 2 công suất 25 triệu lít

năm và bắt đầu đi vào sản xuất năm 2004.
- Năm 2004 Công ty xây dựng nhà máy chế biến sữa công suất 100.000 tấn
năm với tổng mức đầu tư là 90 tỷ đồng, nhà máy đi vào hoạt động vào tháng
5/2005.

25


×