Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Phối hợp các tổ chức giáo dục để thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 35 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ ĐÌNH

sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
phối hợp các tổ chức giáo dục
để thực hiện tốt phong trào thi đua

"Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích
cực"
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ ĐÌNH

Người viết : Phạm Thanh Hương - Hiệu trưởng


Hạ Đình, tháng 4 năm 2012

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
“ Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” được triển khai theo 5 nội
dung cụ thể thật gần gũi với nhà trường truyền thống của chúng ta. "Trường
học thân thiện” chỉ mô hình trường học có chất lượng giáo dục an toàn, thân
thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội;
hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sự sáng tạo của học sinh trong
học tập và trong các hoạt động.
Nhà trường truyền thống được xây dựng và phát triển theo sự chỉ đạo
chung của BGD&ĐT cùng hướng tới mục đích phát triển toàn diện và hoàn
thiện nhân cách con người. Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là Quốc
sách, nên nhiệm vụ quan tâm chăm lo giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ được đặt lên
hàng đầu.
Từ trước tới nay, các bậc học nói chung và hệ thống Nhà trường tiểu học
nói riêng ở Thủ đô luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, của


Thành phố và tích cực hưởng ứng các cuộc vận động của ngành như "Dân chủ
– Kỉ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, “ Xây dựng Nhà trường văn hoá Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch”, chú ý xây dựng khung cảnh sư
phạm trường học xanh – sạch - đẹp, trường học an toàn, an ninh, trật tự, có cơ sở
vật chất tốt phục vụ cho giảng dạy và học tập ... Bên cạnh các hoạt động giáo
dục nội khoá, các nhà trường còn chú trọng giáo dục ngoại khoá và các hoạt
động phong trào mang tính xã hội như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Thực
hiện luật An toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, tệ nạn xã hội,
hoạt động nhân đạo, từ thiện .... Như vậy việc quản lý, tổ chức hoạt động giảng
dạy, học tập, các nội dung xây dựng Nhà trường văn hoá nói trên đã chứa đựng
các nội dung cơ bản của “ Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.
Điểm lại 5 nội dung của phong trào thi đua này sẽ thấy một yếu tố cốt lõi,
đó là sự phù hợp. Từ việc xây dựng trường lớp xanh – sạch - đẹp, an toàn đến
việc dạy và học có hiệu quả, rèn kĩ năng sống cho học sinh, tổ chức các hoạt
2


động tập thể, giáo dục truyền thống qua việc cho học sinh tìm hiểu, chăm sóc và
phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương, đều cần
phải có sự phù hợp với đối tượng chính của giáo dục, đó là các em học sinh và
không thể thiếu sự "vào cuộc" của các lực lượng giáo dục. Vậy thì trẻ em ở mỗi
trường, mỗi quận huyện, mỗi lứa tuổi khác nhau tất nhiên sẽ đòi hỏi, yêu cầu
khác nhau để thực hiện các nội dung đó. Chính vì thế, bên cạnh sự chỉ đạo thống
nhất từ trên xuống dưới để có được một phong trào chung thì rất cần có khả
năng vận dụng phù hợp thực tế, sáng tạo, linh hoạt của mỗi nhà trường để đạt
được hiệu quả của phong trào thi đua này. Đây cũng chính là lý do để tôi lựa
chọn đề tài “Phối hợp các tổ chức giáo dục để thực hiện tốt phong trào thi
đua Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” và đề tài này được
áp dụng ở Trường Tiểu học Hạ Đình trong năm học 2011 - 2012 .

3



PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích
cực” là một phong trào nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội chăm lo
cho sự nghiệp giáo dục, tạo môi trường giáo dục khuyến khích học tập và dạy
học hiệu quả, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt nhấn mạnh giáo dục nhân
cách văn hoá Việt Nam và coi các em học sinh chính là những người giữ gìn và
phát huy giá trị văn hoá lịch sử Việt Nam cho cộng đồng xã hội. "Trường học
thân thiện – Học sinh tích cực” đặc biệt coi trọng vai trò chủ thể của học sinh
coi trọng các mối quan hệ thân thiện giữa con người với môi trường, cộng đồng,
giữa con người với con người; đồng thời coi trọng việc góp phần bảo tồn, phát
triển văn hoá dân gian; tôn trọng và giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá cách
mạng. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chính là sự cụ thể hoá
của yêu cầu “ Dạy tốt – Học tốt” trong hoàn cảnh hiện nay. Dạy tốt không chỉ là
hoạt động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là
sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình sư phạm, là tạo môi trường
thân thiện cho các em. Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em
làm mà còn là tạo điều kiện để các em nói, để các em tự đề xuất việc cần làm và
tự làm. Dạy và học tốt không chỉ là dạy qua sách vở, mà còn qua thực hành,
không chỉ hiểu biết mà còn làm, thực hành kĩ năng sống, tìm hiểu các di tích
lịch sử, văn hoá. Dạy tốt, học tốt không chỉ có thầy cô là người dạy, mà chính
các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động
xã hội mà tự giúp nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em học sinh không chỉ là
đối tượng cần được giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực của các em, các
em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá dân tộc, truyền thống
cách mạng của đất nước.
Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ GD & ĐT đã ban hành chỉ thị số 40/
2008/ CT – B GD ĐT về việc phát động phong trào thi đua " Xây dựng trường

học thân thiện – Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008–2013 với mục tiêu, yêu cầu và nội dung như sau :
4


* Mục tiêu :
- Huy động sức mạnh tổng hợp của ngoài nhà trường để xây dựng môi trường
giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và
đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong
học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
* Yêu cầu :
- Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật
chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an
toàn, thân thiện, vui vẻ.
- Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý
thức sáng tạo.
- Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Huy động và tạo điều kiện để có sự hoạt động đa dạng và phong phú của các
tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hoá, truyền thống lịch sử cách mạng
cho học sinh.
- Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quả tải trong
công việc của nhà trường, sát với điều kiện của cơ sở. Nội dung cụ thể của
phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho
chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh
mẽ.
* Nội dung:
- Xây dựng trường lớp xanh – sạch - đẹp:

+ Bảo đảm trường sạch sẽ có cây xanh thoáng mát và ngày càng đẹp hơn,
lớp học đủ ánh sáng, thoáng đãng, bàn ghế hợp với lứa tuổi học sinh.
+ Tổ chức để học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông trồng cây
vào dịp đầu xuân và chăn sóc cây thường xuyên.
5


+ Có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến
lớp học và cảnh quan môi trường.
+ Học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà
trường, lớp học và cá nhân.
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với lứa tuôỉ học sinh ở mỗi địa phương,
giúp các em tự tin trong học tập:
+ Thầy, cô giáo phải có phương pháp dạy, giáo dục và hướng dẫn học
sinh học tập nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và
ý thức vươn lên góp phần khả năng tự học của học sinh.
+ Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo
thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
- Tổ chức các hoạt động tập thể:
+ Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến
khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
+ Tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh:
+ Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,
sinh hoạt.
+ Rèn luyện kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các
tai nạn thương tích klhác.
+ Xây dựng kỹ năng ứng xử văn hoá, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội
trong học đường.
+ Hình thành thói quen làm việc theo nhóm

- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hoá cách mạng ở địa phương:
+ Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hoá hoặc di tích
cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp
dẫn hơn, giới thiệu các công trình, di tích của địa phươngvà bạn bè.
+ Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn
hoá và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với
6


chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích
lịch sư, văn hoá cách nạng cho cuộc sống của công đồng ở địa phương và khách
du lịch.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Thực tế trong những năm qua, các trường tiểu học nói chung và Trường
Tiểu học Hạ Đình nói riêng đã cố gắng xây dựng nhà trường theo các tiêu chí sát
với 5 nội dung của Trường học thân thiện- Học sinh tích cực. Tuy nhiên phong
trào thi đua với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung cụ thể này đã định hướng rõ
nét cho sự phấn đấu của các nhà trường. Đây là dịp để chúng ta nhìn nhận bao
quát, đánh giá cụ thể thực chất cái đã có, cái đã đạt và cái còn thiếu... Từ cách
nhìn tổng thể được định hướng bởi 5 nội dung đó sẽ giúp chúng ta có hướng đi
phù hợp với đặc thù của trường và địa phương, nhắc nhở chúng ta hãy giữ môi
trường sư phạm thân thiện để các em học sinh thân yêu luôn thực sự cảm thấy
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
C. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ ĐÌNH :

Trường Tiểu học Hạ Đình – Phường Hạ Đình – Quận Thanh Xuân có
tổng diện tích 5656,6 m 2 trên một khuôn viên gọn gàng, có khung cảnh sư phạm
7



xanh – sạch - đẹp. Trường gồm 19 lớp học với 712 học sinh. Hiện nay trường có
35 cán bộ – giáo viên – nhân viên trong biên chế và hợp đồng có chỉ tiêu của
Quận. Trường Tiểu học Hạ Đỡnh được khánh thành vào tháng 8/2005, đúng vào
dịp kỉ niệm 60 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Năm học
đầu tiên 2005 – 2006, trường chỉ có 6 lớp với 218 học sinh, đến nay số lượng
học sinh đó tăng lên đáng kể. Năm học 2011 – 2012, trường đó phủ kớn 19 lớp
với hơn 700 học sinh.

Năm học 2010 – 2011 được sự quan tâm của các lónh đạo UBND quận
Thanh Xuân, trường đó được xây mới 06 phũng học và 01 nhà thể chất nõng
quy mụ trường từ hạng III lên hạng II. Với sự quan tâm chăm lo kịp thời của cấp
uỷ Đảng, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh, sự tâm huyết của mỗi cán bộ giáo viên,
nhân viên cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các em học sinh nên
mọi hoạt động của nhà trường được duy trỡ và phỏt triển tốt. Chất lượng giáo
dục năm sau luôn luôn cao hơn năm trước nên đó tạo được niềm tin cho cha mẹ
học sinh. Bên cạnh đó, Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của
phũng giỏo dục và đào tạo quận Thanh Xuân, cấp ủy đảng và chính quyền địa
phương. Chi bộ nhà trường cùng tổ chức công đoàn, đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh, hội cha mẹ học sinh hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả. Nhiều
năm liền nhà trường đều có giáo viên dạy thi cấp Quận và đạt giải cao. Đặc biệt
năm học 2008 - 2009, trường có cô giáo Phạm Thanh Hương đạt danh hiệu Giáo
viên dạy giỏi cấp Thành phố. Song song với chất lượng dạy và học, hoạt động
phong trào luôn được nhà trường coi trọng như : Đạt trường tiên tiến xuất sắc về
thể dục thể thao, tiên tiến xuất sắc phong trào hoạt động chữ thập đỏ, y tế học
8


đường, đạt Liên đội mạnh cấp Quận. Hiện nay, trường đang phấn đấu xây dựng
trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 trong năm 2012.

1. Thuận lợi :
- Trường Tiểu học Hạ Đỡnh cú đội ngũ giáo viên có tinh thần học tập
nâng cao năng lực chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm và yêu nghề, mến
trẻ. Đến nay cú 100% giáo viên đạt trên chuẩn.
- Trong nhiều năm qua, trường liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến của
quận Thanh Xuân và Tiên tiến xuất sắc về TDTT cấp Thành phố.
- Trường có khung cảnh thoáng mát, xanh sạch đẹp đảm bảo CSVC để
phục vụ dạy và học.
- Đội ngũ giáo viên trẻ đồng đều độ tuổi, nhiệt tình, có trình độ chuyên
môn, có trách nhiệm cao trong công việc.
- Nhà trường đã xây dựng được nếp dạy, nếp học, nếp làm việc trên tinh
thần xây dựng tập thể đoàn kết, gắn bó, khắc phục khó khăn, tương trợ giúp đỡ
nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Trường luôn được sự quan tâm động viên, giúp đỡ, chỉ đạo của Quận
uỷ- HĐND- UBND Quận; Phòng GD&ĐT Quận; Đảng uỷ- HĐND-UBND
phường Hạ Đình.
- Được CMHS tin tưởng và ủng hộ.
- Sĩ số toàn trường tăng so với năm học trước. Số lớp cũng tăng 02 lớp so
với năm trước.
- Năm học 2011 – 2012 trường được xây mới 01 nhà thể chất và 06 phòng
học.
2. Khó khăn:
- Trường nằm ở địa bàn phường Hạ Đình. Trình độ dân trí không đồng
đều. Một số gia đình việc quan tâm tới học tập đối với học sinh còn hạn chế.
Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, éo le, thiếu sự quan tâm của gia đình.

9


- Trường nằm trong ngõ sâu, sát hồ ao. Đường đi vào trường quá nhỏ

hẹp, khó đi, gây nhiều khó khăn cho các hoạt động của trường cũng như thu hút
học sinh về học tại trường.
- Một số CSVC ở khu nhà cũ đã bắt đầu xuống cấp: Hệ thống cửa sổ và
cửa ra vào mối mọt nhiều. Cổng trường bị nứt trụ, hệ thống rào sắt bao quanh
trường bị gãy và rỉ nhiều.
D. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG "TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN –
HỌC SINH TÍCH CỰC" CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ ĐÌNH :
7 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Tiểu học Hạ Đình luôn thực hiện
nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành và đặc biệt luôn hưởng ứng các cuộc
vận động “ Dân chủ – Kỉ cương – Tình thương- Trách nhiệm”, cuộc vận động
“ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “
Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" cũng
như “ Xây dựng Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh
lịch.” Phát huy thế mạnh đã đạt được trong năm học 2010 - 2011 và thực hiện
chủ đề năm học 2011 - 2012, trường chúng tôi tiếp tục phấn đấu theo 5 nội dung
xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực. Trong phạm vi đề tài, bên
cạnh những biện pháp được gắn với các phong trào thi đua, chúng tôi đặc biệt
quan tâm tới sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường;
quan tâm đến sự phù hợp trong các biện pháp chỉ đạo.
I. Xác định những điểm cần chú ý để triển khai phong trào:
Với vai trò Hiệu trưởng- người đứng đầu nhà trường, tôi luôn xác định là
người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về việc tổ chức có hiệu quả phong
trào thi đua này. Cụ thể như sau :
- Tiếp tục thực hiện chỉ thị 40/ 2008/CT – BGDĐT của Phó Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng BGD&ĐT kí ngày 22/ 7 /2008 về việc phát động phong trào thi
đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các văn bản có
liên quan; vận dụng linh hoạt vào thực tế nhà trường.

10



- Kiện toàn Ban chỉ đạo và rà soát sự phân công công việc cụ thể, phù hợp
cho mỗi thành viên; hàng tháng có họp đánh giá rút kinh nghiệm dựa trên 5 nội
dung cụ thể của phong trào.
- Tuyên truyền trong cán bộ – giáo viên – nhân viên – học sinh – phụ
huynh cũng như cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở địa
phương nắm được mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua để các
thành viên xác định rõ trách nhiệm tham gia của mình.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch phong trào thi đua theo năm học, học
kỳ, từng tháng, đảm bảo kế hoạch phải phù hợp với thực tế nhà trường và địa
phương, kế hoạch có tính khả thi và hiệu quả.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc “ Quy chế dân chủ trong hoạt động của
nhà trường”, cụ thể hoá các quy tắc ứng xử văn hoá, thân thiện giữa các thành
viên trong tập thể sư phạm.
- Tăng cường việc kiểm tra, rà soát các tiêu chí trong 5 nội dung để khắc
phục kịp thời những hạn chế, thiếu xót và đồng thời giữ vững, phát huy những
mặt mạnh đã làm được. đặc biệt chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động
dạy và học; quan tâm khung cảnh sư phạm và lưu ý các khu nhà vệ sinh luôn
sạch sẽ.
- Phát huy sức mạnh tập thể, tích cực tham mưu và tranh thủ sự giúp đỡ
của các cấp, các ngành, của cha mẹ học sinh để huy động các nguồn lực vào
công tác xã hội hoá giáo dục.
- Đánh giá, tổng kết phong trào và động viên, khen thưởng kịp thời cá
nhân, tổ khối có nhiều đóng góp cho phong trào thi đua này.
II. Phát huy sức mạnh của các tổ chức trong nhà trường:
Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua “ Xây dựng trường
học thân thiện – Học sinh tích cực” là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh
thần trách nhiệm cũng như năng lực giáo dục ngày càng được nâng cao và sự
đồng lòng tham gia của các thành viên trong nhà trường, sự ủng hộ tích cực của
các tổ chức ngoài nhà trường .

1. Tổ chức Công đoàn và đội ngũ Cán bộ – Giáo viên – Nhân viên :
11


- Thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung và cuộc vận
động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”
- Nâng cao chất lượng dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin,
khai thác tư liệu trên mạng Internet đưa vào bài dạy một cách phù hợp.
- Trong quá trình hình thành nhân cách và phát triển kĩ năng cho học sinh,
giáo viên luôn lưu ý kĩ năng vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng
ngày của học sinh ở trường lớp, gia đình và hàng xóm xung quanh.
- Công đoàn cùng nhà trường tổ chức triển khai phong trào thi đua cho các
đoàn viên của mình, phát hiện và tuyên dương gương người tốt, việc tốt; hưởng
ứng viết sáng kiến kinh nghiệm; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, tăng
cường các hoạt động sinh hoạt tổ công đoàn, văn nghệ, tham quan, bảo đảm sức
khoẻ và điều kiện làm việc, nghỉ ngơi cho đoàn viên; xây dựng tập thể giáo viên
đoàn kết.
Một số việc cụ thể đã làm được :
+ Tổ chức lớp học bồi dưỡng trình độ tin học và phân công các khối soạn giáo
án điện tử, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin thường xuyên vào giảng dạy.
+ Bổ sung máy tính, máy chiếu profecter để giáo viên có thêm phương tiện
hiện đại dạy học.
+ Thi soạn giáo án điện tử, soạn các phần mềm, các thư viện tranh ảnh phục
vụ giảng dạy; Thi đồ dùng dạy học cấp Quận. Thi “Nhân viên Thư viện giỏi cấp
Tiểu học quận Thanh Xuân”.
+ Thi thiết kế Bài giảng E-learning.
+ Thực hiện tốt chuyên đề cấp Quận.
+ Thăm viếng và chăm sóc định kì lăng mộ Đặng Trần Côn.
+ Tổ chức du xuân trong dịp Tết Nguyên đán; Tham quan khu giải trí Thiên
đường Bảo Sơn, làng nghề Bát Tràng, Đền Đô và tổ chức kỉ niệm ngày 8/3; tổ

chức sinh nhật đoàn viên công đoàn hàng tháng...

12


Giáo viên tích cực học tập, nâng cao trình độ CNTT sau giờ dạy.

Giáo viên có thể ứng dụng CNTT hiện đại trong giảng dạy

Giáo viên ứng dụng CNTT hiện đại trong những tiết dạy

13


2) Vai tròHội
và trách
nhiệm
củaThư
họcviện
sinhgiỏi
: cấp TH quận Thanh Xuân”
thi “Nhân
viên
- Tôn trọng nội quy trường lớp, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình;
phấn đấu hoàn thành tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh.
- Tích cực học tập, tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến ở nhóm, lớp hoặc trong
các tiết học.
- Đoàn kết và quan tâm đến nhau, phát huy hiệu quả sự giúp đỡ cùng tiến
bộ của các “ Đôi bạn cùng tiến”.
- Có ý thức “ Nói lời hay, làm việc tốt", giao tiếp, ứng xử, lễ phép với

người lớn tuổi, chan hoà với các bạn trong lớp, trong trường.
- Có ý thức bảo vệ trường lớp xanh – sạch - đẹp; giữ gìn bảo quản bàn ghế;
trang trí lớp học; chăm sóc công trình măng non, tưới cây và hoa theo qui định.
- Tham gia tích cực việc giữ gìn vệ sinh ngõ phố; quét dọn và thăm viếng
lăng mộ Cụ Đặng Trần Côn.
- Tham gia tích cực vào các phong trào hoạt động nhân đạo từ thiện, thực
hiện luật An toàn giao thông, phòng tránh Tai nạn thương tích, phòng chống
ma tuý HIV và các tệ nạn xã hội; hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh do nhà
trường, Đoàn, Đội tổ chức.
14


- Tham gia văn nghệ, thể dục thể thao (như cầu lông, bóng đá, đá cầu, võ
thuật, điền kinh, cờ vua, cờ tướng...) hay các trò chơi dân gian phù hợp, an toàn.
- Giúp đỡ cha mẹ việc nhà phù hợp với khả năng; giáo dục học sinh có ý
thức lao động tự phục vụ; cung cấp vốn sống và kĩ năng giao tiếp cho các em.
Một số việc cụ thể đã làm được :
+ Giáo viên đã phát huy được tính mạnh dạn chủ động và tự tin của học
sinh trong lớp.
+ Học sinh tích cực tham gia thi giải toán Internet cấp Quận và cấp Thành
phố; thi viết chữ đẹp; thi học sinh giỏi cấp Quận; thi Olimpic Tiếng Anh cấp
Quận và Thành phố, giao lưu Olympic Tiếng Anh Phonic cấp Thành phố.
+ Tham gia đầy đủ, nhiệt tình các môn thi đấu thể dục thể thao cấp Quận
và cấp Thành phố.
+ 100% các lớp đã thành lập được “Đôi bạn cùng tiến” và hoạt động có
hiệu quả.
+ Bàn giao công trình măng non cho 19 lớp và thường xuyên kiểm tra,
đánh giá thi đua.
+ Hàng tuần các lớp khối 3,4,5 đã tham gia tích cực việc chăm sóc bồn
hoa, quét dọn lăng mộ Đặng Trần Côn. Tổ chức cho học sinh nghe nói chuyện

về các di tích lịch sử và tham quan các di tích lịch sử.
+ Học sinh tham gia làm chủ sân khấu trong giờ sinh hoạt tập thể toàn
trường với chủ đề: An toàn giao thông; Biết ơn thầy cô giáo; Cháu yêu chú bộ
đội; Hoa tặng mẹ và cô giáo; Mừng sinh nhật Bác Hồ.
+ Tham gia thi “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam”...

15


Tập trung nhé, thời gian trả lời câu hỏi sắp hết rồi!

Đội Chu Văn An xuất sắc trong phần thi giới thiệu tên đội.
16


BGH nhà trường cùng đại diện Đoàn phường lên trao quà cho các đội thi

Đội bóng đá của trường đạt giải Ba tại HKPĐ cấp Quận
17


Đội diễu hành của trường đạt giải Nhì tại HKPĐ cấp Quận

Các hoạt động văn nghệ được học sinh nhiệt tình hưởng ứng
18


Một ngày hoạt động ngoại khóa của học sinh
tại khu giải trí Thiên đường Bảo Sơn


Học sinh khối 4 tích cực tham gia chăm sóc Công trình Măng non
19


Yêu lắm Hạ Đình xanh!
3) Trách nhiệm của phụ huynh học sinh – người bạn đồng minh chiến lược
góp phần tích cực thực hiện phong trào thi đua.
Gia đình và cha mẹ học sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp
phần làm cho việc giáo dục nói chung cũng như phong trào thi đua này nói riêng
dành được kết quả tốt. Nhà trường tuyên truyền tới cha mẹ học sinh những điều sau:
- Cần xây dựng môi trường thân thiện trong từng gia đình, trong đó mọi
thành viên đều yêu thương và tôn trọng lẫn nhau; cha mẹ cần gương mẫu về cách
sống, làm việc, nói năng và hành vi ứng xử; nên dành thời gian hàng ngày để trò
chuyện, lắng nghe chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng chính đáng của con em mình.
- Bố trí một chỗ ổn định, đủ ánh sáng để các em học bài. Thu xếp việc nhà
để hàng ngày các em có thể học bài, soạn bài vào thời gian cố định, không bị
ảnh hưởng bởi sinh hoạt của gia đình.
- Hàng ngày nên dành thời gian thích hợp để kiểm tra việc học bài, làm
bài của con em ở trường cũng như ở nhà nhưng tránh gây áp lực. Xem sổ liên

20


lạc, thường xuyên liên hệ với cô giáo chủ nhiệm (nếu cần) để nắm được tình
hình học tập và hỗ trợ kịp thời việc học tập, rèn luyện của con em mình.
- Giao việc và hướng dẫn các cháu đảm nhận một số việc thích hợp trong
gia đình (trông em, gấp quần áo, quét nhà, rửa rau...) qua đó rèn luyện ý thức tự
lập và kĩ năng sống cho các em.
- Nên tạo điều kiện cho con em mình được cùng bố mẹ đi chơi, thăm hỏi
ông bà, người thân vào những ngày nghỉ cuối tuần.

- Tham gia tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
Một số việc cụ thể đã làm được :
+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh về 5 nội
dung xây dựng “ Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” và những việc
cha mẹ học sinh cần làm để góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua này, đem
lại lợi ích thiết thực cho con em mình và xã hội.
+ Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trò chuyện với học sinh để tìm hiểu
hoàn cảnh gia đình các em, lắng nghe các em tâm sự để từ đó có sự trao đổi
thông tin với gia đình.
+ Thông qua các môn học cung cấp cho các em có kĩ năng thực hiện một
số công việc gia đình phù hợp, thường xuyên nhắc nhở và khuyến khích các em
tham gia lao động tự phục vụ, lao động định kì vệ sinh trường, lớp.
+ Phụ huynh học sinh luôn tin tưởng và ủng hộ các hoạt động giáo dục
của nhà trường, có những ý kiến rất tâm đắc đóng góp xây dựng nhà trường.
+ Phụ huynh tự nguyện tặng nhà trường 01 khu vui chơi liên hoàn để học
sinh có thể vui chơi sau những giờ học trên lớp.

21


Giờ ra chơi của học sinh tại khu vui chơi liên hoàn.

Đại diện PHHS nhà trường chức mừng tập thể CB - GV
nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn.

22


4) Nêu cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính và có vai trò quyết định
trong việc xây dựng và chỉ đạo phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện – Học sinh tích cực”. Để giúp hiệu trưởng, Tổng phụ trách Đội Thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
cùng với các thành viên trong tổ chức đó cần hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của năm học, từng học kì và từng tháng
bám sát chương trình rèn luyện đội viên kết hợp lồng ghép các nội dung của
phong trào thi đua.
- Phát huy tính tích cực hoạt động, tự tin, mạnh dạn của Ban chỉ huy liên
đội.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm duy trì nề nếp, đánh giá thi đua hàng
tuần của các lớp, các chi đội.
- Tổ chức các cuộc thi: Liên hoan trò chơi dân gian, thi vẽ "ý tưởng trẻ
thơ", thi tin học trẻ, phần mềm sáng tạo, thi tìm hiểu "Lịch sử Việt Nam"...
- Thực hiện tốt các phong trào Chữ thập đỏ, nhân đạo, từ thiện : Mua tăm
ủng hộ Hội người mù Quận; ủng hộ quần áo cũ, sách vở, đồ dùng, kế hoạch
nhỏ...
- Thăm viếng và chăm sóc lăng mộ Đặng Trần Côn.
Một số việc cụ thể đã làm được :
+ Tổ chức nghiêm túc Đại hội chi đội, liên đội; Đại hội chi đoàn.
+ Xây dựng được nếp trực tuần, đội chữ thập đỏ, đội sao đỏ và phụ trách
sao hoạt động thường xuyên.
+ Hàng tuần có tổng kết điểm thi đua các lớp, trao cờ thi đua cho lớp nhất.
+ Bàn giao công trình măng non và kiểm tra thường xuyên.
+ Hàng tháng có tổ chức tặng thưởng cho học sinh có nhiều cố gắng học
tập và tham gia các hoạt động .
+ Thi văn nghệ, báo tường, vẽ tranh, thể dục thể thao.
+ Phát động phong trào thi đua chào mừng các ngày kỉ niệm.
23



+ Thường xuyên chăm sóc các di tích lịch sử đã đăng kí.
+ Xây dựng góc trò chơi dân gian, hướng dẫn các lớp chơi một số trò chơi
phù hợp và an toàn như: Rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, nhảy dây, đá cầu, ô ăn
quan, chơi chuyền, chi chi chành chành..., dạy học sinh hát 1 số bài đồng dao quen
thuộc.
+ Mua tăm ủng hộ người mù: 3.750.000đ; Ủng hộ TTGD dạy nghề nhân
đạo và tạo việc làm cho trẻ em tàn tậtVN: 7.012.000đ; Ủng hộ đồng bào vùng
núi phía Bắc, vùng sâu, vùng xa : 2.999 chiếc quần áo ấm; Ủng hộ “Tết vì người
nghèo”: 5.019.000đ

Đại hội Chi đoàn nhiệm kì 2011 – 2013 được tổ chức nghiêm túc và trang
trọng.

24


Một giờ sinh hoạt tập thể ngoài sân trường

Ai nhanh hơn nào?
25


×