Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề kiểm tra ngữ văn lớp 7 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.55 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
MÔN NGỮ VĂN 7
Phần trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1 : Ý nào dưới đây diễn đạt chính xác khái niệm ca dao dân ca?
A. Là những tác phẩm văn học truyền miệng thuộc thể loại văn vần dân gian.
B. Là những câu thơ,bài ca dân gian diễn tả tâm hồn, tình cảm của người lao động.
C. Là những bài ca, bản nhạc được truyền tụng từ lâu đời.
D. Là những bài hát trong các lễ hội.
Câu 2. Bài thơ " Sông núi nước Nam" được viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

D. Song thất lục bát.

Câu 3 : Bài thơ nào sau đây là bài thơ của Đỗ Phủ (Trung Quốc).
A. Xa ngắm thác Núi Lư.

B. Rằm tháng Giêng.

C.Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

D. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Câu 4 : Bài thơ nào sau đây được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật?
A. Bạn đến chơi nhà

B. Cảnh khuya



C. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

D. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Câu 5: Câu thơ "Bảy nổi ba chìm với nước non" vận dụng cách nói trong:
A. Ca dao

C. Thơ tự do

B. Tục ngữ

D. Thành ngữ

Câu 6: Trong hai câu thơ:"Lom khom dưới núi tiều vào chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"
Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật đắc sắc nào?
A. Nhân hoá

C. Đảo ngữ

B. Điệp từ

D. Ẩn dụ

Câu 7: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống sau để có khái niệm hoàn chỉnh.
"... là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong
một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc để dùng để hỏi"
A. Từ ghép


C. Chỉ từ

B. Số từ

D. Đại từ

Câu 8: Từ Hán Việt nào đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “gia đình”?


A. Gia vị

C. Gia tăng

B. Gia sản

D. Tham gia

Câu9: Trong câu thơ:"Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai".Quan hệ từ "hơn" biểu thị ý nghĩa
quan hệ :
A. Sở hữu

C. Nhân quả

B. So sánh

D. Điều kiện

Câu10: Dòng nào sau đây nêu đặc trưng của văn bản biểu cảm?
A. Kể lại câu truyện xúc động .


C. Là văn bản viết bằng thơ.

B. Bàn về một hiện tượng trong cuộc sống . D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.
Câu 11 : Văn biểu cảm còn được gọi là :
A. Văn tự sự

B. Văn miêu tả

C. Văn trữ tình

D. Văn nghị luận

Câu 12: Chọn một trong các cụm từ sau điền vào chỗ trống để hoàn thiện định nghĩa về
văn biểu cảm : “Văn biểu cảm là văn bộc lộ.......................................................... của con người
trước
những sự vật hiện tượng trong đời sống”.
A. Tư tưởng

B. Cái nhìn

C. Thái độ

D. Tình cảm, cảm xúc

Phần tự luận (7 đ)
1. Suy nghĩ và tình cảm về hạnh phúc được sống giữa những người thân trong gia đình.
2. Trình tự lập luận sau đây trong bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đúng hay sai ? Nếu
sai em hãy sắp xếp lại cho đúng. (1đ)
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Bổn phận của chúng ta ngày nay

Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta
Lòng yêu nước trong quá khứ của dân tộc
ĐÁP ÁN -BIỂU ĐIỂM CHẤM
I - trắc nghiệm:
câu
đáp án

1
b

2
C

3
C

4
A

5
D

6
C

7
D

8
B


9
b

10
D

11
C

12
D


II -Tự luận:
Câu1.
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Lòng yêu nước trong quá khứ của dân tộc
Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta
Bổn phận của chúng ta ngày nay
Câu1.
1-Yêu cầu chung:
-Bài làm đáp ứng yêu cầu đề bài ,đúng phương thức biểu đạt(có thể trình bày bằng nhiều
thể loại:viết thư,thơ trữ tình,văn xuôi,tuỳ bút)
-Bố cục 3 phần đầy đủ rõ ràng .
-Bài văn bộc lộ được cảm xúc chân thực,lời văn giàu hình ảnh gợi cảm.
-Trình bày mạch lạc ,rõ ràng,chữ viết ,dấu câu đúng chính tả.
-Đảm bảo tính mạch lạc liên kết trong bài văn.
-Vận dụng được các biện pháp tu từ đã học trong khi viết bài.
2-Yêu cầu cụ thể:

A-Mở bài:Giới thiệu khái quát về gia đình,các thành viên và cảm xúc chung của bản thân(1đ)
B- Thân bài:
-Sự cảm nhận về không khí gia đình có phân tích đánh giá cụ thể. (1đ)
-Bộc lộ được cảm xúc về niềm hạnh phúc của cá nhân (có thể kết hợp trong khi phân tích
đánh giá) (2đ)
-Liên tưởng của bản thân đến những bạn cùng trang lứa không được may mắn như mình.(1đ)
- Tình cảm và mong ước của bản thân.(1đ)
C-Kết bài: Khẳng định cảm xúc để khơi gợi tình cảm người đọc(0,5đ)
-Liên hệ ,rút ra bài học,xác định hướng phấn đấu của bản thân .(0,5đ)
* Hướng dẫn chấm phần tự luận:
-6–7 điểm : Học sinh nắm được yêu cầu của đề, vận dụng các phương pháp viết bài biểu cảm
kết hợp yếu tố kể, tả và biểu cảm, lời văn gợi cảm, xúc động, ít sai lỗi chính tả.


- 3 – 5 điểm : Bài viết đảm bảo cơ bản các yêu cầu nêu trên,bố cục bài tương đối rõ ràng,
đủ ý, lời văn sinh động, còn một số lỗi nhỏ về nội dung và cách trình bày.
- 1 – 2 điểm : Bài viết còn sơ sài, bố cục lủng củng, lúng túng trong việc giải quyết yêu cầu
của đề, còn sa đà vào kể, hoặc tả, sai nhiều lỗi chính tả.
- 0 điểm : lạc đề,viết linh tinh hoặc để giấy trắng.
*Chú ý: Điểm toàn bài là tổng điểm của cả 2 phần :trắc nghiệm và tự luận được làm
tròn đến 0,5điểm.Tuỳ từng bài cụ thể và thực trạng chung của h/s,giáo viên bổ xung
thêm yêu cầu và chấm cho phù hợp.



×