Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Phân tích dự báo thất nghiệp tại địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.07 KB, 57 trang )

NỘI DUNG
CÁC LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP.....................................................6
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM Ở HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN 2006- T6/ 2013.....................................................................19
ĐƯỜNG CONG PHILLIP VÀ PHÂN TÍCH DỰ BÁO TỈ LỆ THẤT
NGHIỆP Ở HÀ NỘI..........................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI..............................................................52

Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 1


BẢNG I.1:NGUYÊN NHÂN GẮN VỚI CÁC LOẠI HÌNH THẤT
NGHIỆP.............................................................................................................13
BẢNG I.2: BẢNG TỶ LỆ THẤT NGHIỆP THÀNH THI VÀ TỶ LỆ
THỜI GIAN LAO ĐỘNG ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở NÔNG THÔN..................15
BẢNG I.3: BẢNG TỶ LỆ THẤT NGHIỆP PHÂN THEO VÙNG KINH
TẾ........................................................................................................................17
BẢNG II.4: KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHIA THEO KHU
VỰC THU HÚT VÀ CHIA THEO TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC..................22
BẢNG II.5: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀ VIỆC LÀM 2009- 2011( DỰ BÁO
ĐẾN 2015)..........................................................................................................28
BẢNG II.6: CƠ CẤU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM.....................................29
BẢNG II.7: BẢNG TỶ LỆ THẤT NGHIỆP CÁC KHU VỰC TRONG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.....................................................................................29
BẢNG II.8: DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ THẤT
NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................................30
BẢNG II.9: CHỈ TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM..................................35
BẢNG II.10: DỰ BÁO SỐ LAO ĐỘNG CÓ VÀ CHƯA CÓ VIỆC LÀM
.............................................................................................................................36


BẢNG II.11: CÔNG TÁC VAY VỐN QUỸ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN
2008- 2012...........................................................................................................37
BẢNG II.12: TÌNH HÌNH THANH NIÊN NGHIỆN MA TÚY GIAI
ĐOẠN 2008- T6/2013........................................................................................38

Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thất nghiệp luôn là mối quan tâm của toàn xã hội. Hầu hết các quốc gia đều cố
gắng xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định
giá cả, cải thiện việc làm và giảm tỉ lệ thất nghiệp.
Thất nghiệp là mối quan tâm thường xuyên của mọi người dân lao động, bởi vì nó
gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của họ.
Mức sống và sự cải thiện mức sống đối với dân cư một nước được quyết định và bị
ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố. Một nước có tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư cao hơn sẽ có
mức tăng trưởng tư bản và GDP nhanh hơn một nước có những điều kiện tương đồng,
nhưng tiết kiệm và đầu tư thấp hơn. Một nhân tố rõ ràng hơn quyết định mức sống của
mỗi nước là mức độ sử dụng nguồn lao động.
Mặc dù mức thất nghiệp nào đó là không thể tránh khỏi trong các nền kinh tế hiện
đại có hàng vạn doanh nghiệp và hàng triệu công nhân, nhưng khi có nhiều lao động
có việc làm hơn, thì nền kinh tế sẽ tạo ra mức GDP cao hơn so với trường hợp nước đó
có nhiều lao động bị thất nghiệp hơn. Thất nghiệp gây ra những chi phí đáng kể với xã
hội, nhưng điều quan trọng là cần hiểu những chi phí này một cách chính xác để giúp
các nhà hoạch định chính sách có những cách điều chỉnh thích hợp.
Một đặc điểm quan trọng của thất nghiệp là nó phân bổ không đồng đều đến toàn
xã hội.Thất nghiệp thường ảnh hưởng mạnh nhất đến thanh niên và những nhóm dân

cư nghèo trong xã hội.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Mục đích:
- Phân tích tình hình thất nghiệp thông qua chỉ tiêu tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ thời gian
lao động được sử dụng, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động và sự khác nhau giữa các khu
vực thành thị/ nông thôn, theo vùng địa lý, theo nhóm độ tuổi lao động. Từ đó đánh
giá thực trạng thất nghiệp,mức sống dân cư ở Hà Nội hiện nay.
- Phân tích các loại thất nghiệp và đi sâu phân tích các nhân tố quyết định tỉ lệ thất
nghiệp tự nhiên của nền kinh tế.
- Phân tích tác động hay chi phí mà thất nghiệp gây ra cho xã hội, từ đó có những
chính sách phù hợp cho nền kinh tế.
Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 3


Đối tượng:
Chương II: thực trạng việc làm và giải quyết việc làm thành phố Hà Nội
Chương III: tỷ lệ thất nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đối với thất nghiệp
Phạm vi:
Trong phần thống kê mô tả, nghiên cứu xem xét tỷ lệ thất nghiệp theo các tiêu thức
như vùng địa lý, khu vực nông thôn/ thành thị, theo nhóm chi tiêu. Trong phần xây
dựng mô hình hồi quy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ thất nghiệp.
3. Phương pháp và số liệu nghiên cứu:
Tình hình thất nghiệp của Việt Nam được phân tích dưới 2 góc độ: các hình thức
tồn tại của thất nghiệp và tác động của thất nghiệp tới xã hội. Tỉ lệ thất nghiệp được
xem xét chung cho cả nước, cho khu vực thành thị/ nông thôn, theo nhóm tuổi. Các
loại thất nghiệp thì có thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kì. Thất nghiệp chu kì có
cách giải thích riêng vì thế tôi sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lện
thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế. Còn tác động của thất nghiệp tôi sẽ đi sâu nói về

chi phí mà thất nghiệp mang lại cho xã hội.
Đồng thời tôi cũng sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích các yếu tố tác động
đến tỉ lệ nghèo giáo dục của Việt Nam. Đó là những yếu tố như: khu vực thành thị/
nông thôn, mức trợ cấp của chính phủ, mức tiền lương tối thiểu, GDP, lạm phát.v..v
Số liệu được sử dụng trong chuyên đề được thu thập từ các nguồn thống kê hàng
năm ở trong nước như cục thống kê thành phố Hà Nội, Bộ Lao Động- Thương binh và
Xã hội, Viện nghiên cứu và phát triển kinh tế xã hội.
4. Kết cấu chuyên đề:
Ngoài các phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, nội
dung chính của chuyên đề bao gồm ba phần như sau:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ:

Ở phần này ta sẽ tìm hiểu và làm rõ các khái niệm chính được sủ dụng trong bài
đó là: có việc làm, thất nghiệp, lực lượng lao động, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ thời
gian lao động được sử dụng, tỉ lệ tham gia lực lựợng lao động, dân số trưởng
thành… Tìm hiểu nguyên nhân, phân loại, và ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền
kinh tế và xã hội.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP Ở HÀ NỘI
Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 4


Trong chuyên để này tôi tập trung phân tích về tỉ lệ thất nghiệp ở Hà Nội giai đoạn
2006- nay thông qua việc sử dụng các thống kê mô tả theo khu vực thành thị/nông
thôn, theo các vùng địa lý, theo các nhóm chỉ tiêu.
CHƯƠNG III: ĐƯỜNG CONG PHILLIP VÀ PHÂN TÍCH DỰ BÁO TỈ LỆ
THẤT NGHIỆP Ở HÀ NỘI
Trong phần này tôi sẽ tóm tắt về đường cong Phillip, phân tích 1 số yếu tố ảnh
hưởng đến thất nghiệp ở Hà Nội.

Phân tích dự báo cho tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở Hà Nội
Phân tích phương sai so sánh tỉ lệ thất nghiệp giữa các vùng kinh tế ở Việt Nam
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Phần này sẽ tổng kết lại các vấn đề được nghiên cứu và rút ra những hàm ý chính
sách.Đồng thời, chương 3 cũng chỉ ra những hạn chế của đề tài và gợi mở một số
hướng nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn
thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn của thầy Cao Xuân Hòa
đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.

Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 5


CÁC LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP
Ở phần này ta sẽ tìm hiểu và làm rõ các khái niệm chính được sủ dụng trong bài đó
là: có việc làm, thất nghiệp, lực lượng lao động, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ thời gian lao
động được sử dụng, tỉ lệ tham gia lực lựợng lao động, dân số trưởng thành… và
nguyên nhân, các loại thất nghiệp và ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền kinh tế và xã
hội.
I.1. Giới thiệu
Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở xã hội
cộng đồng xã hội nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi thành
viên phải đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội phong kiến châu Âu,
truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người luôn có việc làm. Ngay cả trong xã hội nô
lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của họ (nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài. Lý
thuyết các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá
nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp

một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động).
Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau. Kinh tế
học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa thải công
nhân (thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị
trường lao động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng
lý giải áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định
hạn chế thuê mướn người lao động (thất nghiệp thông thường). Có ý kiến lại cho rằng
thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng
thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Các
quan điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần đưa ra cái
nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp.
Kinh tế thị trường là sự phân công lao động xã hội về cả số lượng và chất lượng.
Việc áp dụng nguyên lý cung - cầu vào thị trường lao động giúp lý giải tỷ lệ thất
nghiệp cũng như giá cả của lao động.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh
chỉ ra, ở các nước đang phát triển, tình trạng thất nghiệp cao trong phụ nữ và thanh
niên còn là hậu quả của những quy định về trách nhiệm chủ lao động.

Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 6


I.1.1. Một số khái niệm
Có việc làm, thất nghiệp, thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ
cấu, thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển, thất nghiệp chu kì, tỉ lệ thất nghiệp,không nằm
trong lưc lượng lao động, không nằm trong lực lượng lao động…và các loại thất
nghiệp
Ở VN số liệu về thất nghiệp được tổng hợp từ Cuộc điều tra lao động-việc làm do
bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện. Đây là cuộc điều tra chọn mẫu được

thực hiện theo phương thức phỏng vấn trực tiếp. Dựa vào trả lời của các câu hỏi điều
tra, mỗi người trưởng thành( từ đủ 15 tuổi trở lên) trong các hộ gia đình điều tra được
xếp vào một trong 3 nhóm sau: có việc làm, thất nghiệp, không nằm trong lực lượng

lao động
a) Có việc làm
Một người được coi là có việc làm nếu người đó sử dụng hầu hết tuần trước điều
tra để làm công việc được trả tiền lương.
Thất nghiệp
Một người được coi là thất nghiệp nếu trong tuần lễ trước điều tra người đó không
có việc làm nhưng có nhu cầu và nỗ lực tìm kiếm việc làm. Ví dụ một người đã có
hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần qua, hoặc trong tuần tính đến thời điểm điều tra có
tổng số giờ làm việc dưới 8h, muốn và sẵn sàng làm thêm nhưng không tìm được việc.
Kinh tế vĩ mô thường chia thất nghiệp thành 2 loại: thất nghiệp dài hạn và những
biến động trong ngắn hạn.
Ngoài ra còn có:
Thất nghiệp ma sát: là loại thất nghiệp tạm thời do người lao động đang
chờ để tìm được việc làm mà họ kỳ vọng chứ không phải không thể tìm được
việc làm nào.
Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động không
được sử dụng đúng hoặc không được sử dụng hết kỹ năng. Thuộc loại này bao
gồm cả những người làm nghề nông trong thời điểm nông nhàn (đôi khi những
người này được tách riêng thành những người thất nghiệp theo thời vụ).
Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo.

Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 7



Trong chuyên đề này tôi sẽ nói nhiều hơn về các nhân tố quyết định tỉ lệ thất
nghiệp tự nhiên của nền kinh tế.
Thất nghiệp tự nhiên:
Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh
tế trải qua. Thuật ngữ tự nhiên không hàm ý rằng tỉ lệ thất nghiệp này là đáng mong
muốn, không thay đổi theo thời gian hoặc bị ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế. Nó đơn
giản chỉ có nghĩa là loại thất nghiệp không tự nhiên mất ngay cả trong dài hạn. Các
dạng thất nghiệp được tính vào thất nghiệp tự nhiên gồm có thất nghiệp tạm thời, thất
nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển.
Thất nghiệp tạm thời:
Trong hầu hết các thị trường, giá cả điều chỉnh để cân bằng cung, cầu. Trong thị
trường lao động lí tưởng, tiền lương sẽ điều chỉnh để loại bỏ tình trạng thất nghiệp.
Song thực tế cho thấy ngay cả khi nền kinh tế vận hành tốt thì thất nghiệp vẫn tồn tại.
Thất nghiệp tạm thời bắt nguồn tự sự dịch chuyển bình thường chủa thị trường lao
động. Một nền kinh tế vạn hành tốt là nền kinh tế bảo đảm sự ăn khớp giữa công nhân
và việc làm. Trong một nền kinh tế phức tạp, chúng ta không thể hi vọng những sự ăn
khớp như vậy xuất hiện tức thì trên thực tế bởi vì công nhân có những sở thích và năng
lực khác nhau, trong khi việc làm cũng có những thuộc tính khác nhau. Hơn nữa các
nguồn thong tin về người muốn tìm việc và chỗ làm việc còn trống không luôn trùng
pha, ăn khớp, sự cơ động về mặt địa lí của công nhân cũng không diễn ran gay lập tức.
Như vậy chúng ta cần phải dự tính và cần coi một mức thất nghiệp nhất định là cần
Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 8


thiết và đáng mong muốn trong các xã hội hiện đại. Công nhân thường không nhận
ngay công việc đầu tiên được yêu cầu và doanh nghiệp cũng không thuê người công
nhân đầu tiên nhận đơn xin việc. Trái lại họ cần phải bỏ ra thời gian và sức lực cần
thiết để tạo ra sự ăn khớp tốt nhất giữa công nhân và doanh nghiệp. Ví dụ sau khi tốt

nghiệp đại học, bạn cần phải có khoảng thời gian cần thiết để đi tìm việc làm.Trong
thời gian đó bạn được tính là thất nghiệp.Loại thất nghiệp này được tính là thất nghiệp
tạm thời.
Một nguồn quan trọng của thất nghiệp tạm thời là thanh niên mới ra nhập lực
lượng lao động. Nguồn khác là những người đang trong quá trình chuyển việc. Một số
có thể bỏ việc do không thỏa mãn với công việc hiện tại hay điều kiện công việc hiện
tai; một số khác có thể bị sa thải. Bất kể lí do là gì, họ cần phải tìm một công việc mới,
điều này cần có thời gian và cần phải chấp nhận thất nghiệp tạm thời.
Thất nghiệp cơ cấu
Quá trình chuyển dịch của nền kinh tế cũng có thể gây ra thất nghiệp. Khi cơ cấu
của cầu về hang hóa thay đổi, thì cơ cấu của cầu về lao động cũng thay đổi theo. Trước
khi công nhân thích ứng với điều kiện mới, thất nghiệp cơ cấu sẽ xuất hiện. Thất
nghiệp như vậy có thể định nghĩa là thất nghiệp gây ra do sự không ăn khớp giữa cơ
cấu của cung và cầu lao động về kĩ năng, ngành, nghề hoặc địa điểm. Sự thay đổi đi
kèm với tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu của cầu lao động. Cầu tăng lên ở các
khu vực đang ở rộng và giảm ở các khu vực đang thu hẹp. Cầu tăng đối với các công
nhân có các kĩ năng nhất định như lập trình viên hay kĩ sư điện tử, và giảm đối với các
ngành nghề khác chẳng hạn như công nhân cơ khí. Sự thay đổi các ngành trước sự đổi
mới của công nghệ có lợi cho những công nhân có trình độ học vấn cao. Để đáp ứng
nhu cầu thay đổi, cấu trúc và lực lượng lao động cũng cần phải thay đổi theo. Một số
công nhân đang có việc làm cần được đào tạo lại và một số người mới ra nhập lực
lượng lao động cần nắm bắt các kĩ năng lao động phù hợp với yêu cầu mới của thị
trường. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi thường tương đối khó khan, đặc biệt đối với
công nhân có tay nghề cao mà kĩ năng của họ trở nên lạc hậu so với yêu cầu mới về
phát triển kinh tế. Thất nghiệp cơ cấu xuất hiện do những điều chỉnh như vậy diễn ra
chậm chạp và thất nghiệp tăng lên ở các khu vực, các ngành nghề mà cầu về các yếu tố
sản xuất giảm nhanh hơn nguồn cung ứng.
Thất nghiệp cơ cấu sẽ tăng nếu có sự gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu của cầu
lao động hay có sự giảm tốc độ thích ứng của lao động về những thay đổi đó.
Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển

Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 9


Một nguyên nhân khác góp phần giả thích tại sao chúng ta quan sát thấy có một sự
thất nghiệp ngay cả trong dài hạn là sự cứng nhắc của tiền lương thực tế. Mô hình cổ
điển giả thiết tiền lương thực tế điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động, đảm bảo
trạng thái đầy đủ việc làm. Điều này phù hợp với cách tiếp cận cân bằng thị trường
với giá cả điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu. Tuy nhiên thực tế cho
thấy thất nghiệp luôn tồn tại.
Các nhà kinh tế cổ điển giả thích rằng các lực lượng khác nhau trên thị trường lao
động- luật thể chế, truyền thống- có thể ngăn cản tiền lương thực tế điều chỉnh đủ mức
để duy trì trạng thái đầy đủ việc làm. Nếu tiền lương thực tế bị mắc ở điểm cao hơn
mức đầy đủ việc làm, thì thất nghiệp sẽ xuất hiện. Loại thất nghiệp này được gọi là
thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển.
Thất nghiệp chu kì
Thất nghiệp chu kì được dùng để chỉ những biến động của thất nghiệp từ năm này
đến năm khác xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên và nó gắn liền với nhưng biến
động ngắn hạn của hoạt động kinh tế. Các nền kinh tế thường xuyên biến động – tăng
trưởng cao trong một số thời kì và tăng trưởng thấp trong các thời kì khác và đôi lúc
có thể tăng trưởng âm. Khi nền kinh tế mở rộng, thất nghiệp chu kì biến mất; ngược
lại, khi nền kinh tế thu hẹp, thất nghiệp chu kì trở nên đặc biệt cao.
Thất nghiệp chu kì xuất hiện khi tổng cầu không đủ để mua toàn bộ sản lượng tiềm
năngcủa kinh tế, gây ra suy thoái và sản lượng thực tế thấp hơn mức tiềm năng. Thất
nghiệp chu kì có thể đo lường bằng số người có thể có việc làm khi sản lượng ở mức
tiềm năng trừ đi số người hiện đang làm việc trong nền kinh tế. khi thất nghiệp chu kì
bằng không, toàn bộ thất nghiệp hiện tại đều là những thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp
cơ cấu hay thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển, và tỉ lệ thất nghiệp chính là tỉ lệ thất
nghiệp tụe nhiên.

Trong dài hạn, nền kinh tế có thể quay lại trạng thái toàn dụngthông qua sự điều
chỉnh của tiền lương và giá cả, nên thất nghiệp chu kì sẽ tự mất đi. Nhưng trong ngắn
hạn, thất nghiệp chu kì là một phần trong tổng con số thất nghiệp mà chính phủ có thể
góp phần giảm bớt bằng cách sử dụng chnhs sách tài khóa và tiền tệ để làm tăng nhanh
tổng cầu chứ không phải bằng cách ngồi chờ cho tiền lương và giá cả giảm.
Không nằm trong lực lượng lao động
Những người không được tính vào lực lượng lao động là những sinh viên, người
nghỉ hưu, những cha mẹ ở nhà, những người trong tù, những người không có ý định
tìm kiếm việc làm.
Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 10


I.1.2. Tác động của thất nghiệp
a) Thiệt thòi cá nhân
Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động
khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết
yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người
gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra
rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm
chất lượng sức khỏe.
Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việc thu
nhập thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ
cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động
thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình
(như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặtnăng suất cao, trả lương thấp, hạn chế
cơ hội thăng tiến, v.v..).
Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã
hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực.

Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ
cấp thất nghiệp là cần thiết.
Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn,
công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa
bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công
việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp
sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời
công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.
Ảnh hưởng tâm lý
Người thất nghiệp dễ ở trong tình trạng mình là người thừa tuy nhiên sự tác động là
khác nhau giữa hai giới. Ở phụ nữ nếu không có việc làm ngoài thì việc nội trợ và
chăm sóc con cái vẫn có thể được chấp nhận là sự thay thế thỏa đáng, ngược lại ở
người nam, đem thu nhập cho gia đình gắn chặt đến giá trị cá nhân, lòng tự trọng. Nam
giới khi mất việc làm thường tự ti, rất nhạy cảm và dễ cáu bẳn, họ có thể tìm đến rượu,
thuốc lá để quên đi buồn phiền, tình trạng này kéo dài ngoài khả năng gây nghiện ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe còn có thể khởi tạo một vấn đề mới đó là bạo hành gia
đình. Họ cũng dễ bị rối loạn tâm lý như buồn phiền, mất ngủ, trầm cảm và như đã nói
ở trên đôi khi còn dẫn đến hành vi tự sát.
Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 11


Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các
nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và
dịch vụ.
Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo
quy mô.
Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người

tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa,
tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do
đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.
I.1.3. Đo lường tỷ lệ thất nghiệp
Tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực giảm lạm phát. Điều này
được minh họa bằng đường cong Phillips trong kinh tế học.
Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động.
Người lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong muốn
và điều kiện cư trú. Về phía giới chủ, tình trạng thất nghiệp giúp họ tìm được người
lao động phù hợp, tăng sự trung thành của người lao động. Do đó, ở một chừng mực
nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng năng suấtlao động và tăng lợi nhuận.
Người không thuộc 2 lại trên, chẳng hạn sinh viên hệ tập trung dài hạn, người nội
trợ hoặc nghỉ hưu không nằm trong lực lượng lao động.
Lực lượng lao động: được định nghĩa là tổng số người đang có việc làm và
những người thất nghiệp.
Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp

Tỉ lệ thất nghiệp chính là tỉ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất
nghệp:
Tỉ lệ thất nghiệp =

*100%

Tỉ lệ thất nghiệp được tính cho toàn bộ dân số là người trưởng thành sống trong
khu vực thành thị và cho các nhóm hẹp hơn- trong độ tuổi lao động, phân theo độ tuổi,
giới tính và theo khu vực địa lí. Ở khu vực nông thôn, sản xuất có tính thời vụ, việc
tính chỉ tiêu tỉ lệ thất nghiệp là rất ý nghĩa.

Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long


Page 12


Một chỉ tiêu thay thế khác là tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng. Đó chính là tỉ lệ
phần trăm của tổng số ngày công làm việc thực tế so với tổng số ngày công có nhu cầu
làm việc( bao gồm số ngày công đã đi làm việc và số ngày công có nhu cầu làm thêm).
Tỉ lệ thời gian ld được sd =

Tỉ lệ tham gia lưc lượng lao động. Nó được tính bằng tỉ lệ phần tram dân số trưởng
trành của VN nằm trong lực lượng lao động:
Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động =

Chỉ tiêu thống kê này cho ta biết phần dân số quyết định tham gia vào thị trường
lao động. Giống như tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động được tính cho
toàn bộ dân số trưởng thành và cho các nhóm hẹp hơn.

I.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đển tỉ lệ thất nghiệp
Trình độ dân trí:
Khu vực thành thị / nông thôn:
Mức tiền lương tối thiểu:
Mức trợ cấp của chính phủ:
GDP:
Lạm phát:
Các nhóm chỉ tiêu:
Trên cơ sở những nghiên cứu về thất nghiệp và tổng hợp ý kiến của nhiều
nhà kinh tế trên thế giới, có thể phân loại những nguyên nhân thất nghiệp và
đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến từng loại hình thất nghiệp theo
Bảng I .1.
Bảng I.1:Nguyên nhân gắn với các loại hình thất nghiệp


Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 13


Nguyên nhân thất nghiệp
* Không có thông tin về tình hình trên thị
trường lao động.

Thất
Thất
nghiệp tạmnghiệp
thời
cấu

+++

* Tham gia thị trường lao động lần đầu

+++

++

+++

++

* Lạm phát

++


* Mất đất nông nghiệp do làm KCN, KCX

++

* Tăng quy mô lực lượng lao động

++
+++

* Trình độ đào tạo không phù hợp với yêu cầu
làm việc

+++

* Cơ cấu nghiệp vụ (nghề) theo vùng về số
lượng và chất lượng không phù hợp

+++

* Áp dụng công nghệ mới
* Thay đổi trong hệ thống giá trị

Thất nghiệp
cung- cầu

+++

* Do sự di chuyển của người lao động
* Tham gia lại thị trường lao động của những

người trước đây tự nguyện thất nghiệp



+++
+

+++

* Thay đổi cơ cấu dân số

+++

* Chính sách tiền lương tối thiểu của Chính phủ

+++

+++

* Đình đốn nhu cầu và suy thoái kinh tế

++

+++

++

+++

+++


+++

* Cơ chế sử dụng lao động trong khu vực nhà
nước
* Chi phí lao động quá cao
* Năng suất lao động thấp

+++

* Do tính chất mùa vụ của sản xuất

+++

Trong Bảng I .1 ta thấy một nguyên nhân có thể gây ra nhiều hơn một loại
hình thất nghiệp. Ví dụ, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế
gây ra thất nghiệp nhu cầu nhưng cũng tác động đến một số ngành và lĩnh vực
kinh tế gây ra thất nghiệp cơ cấu. Chính sách tiền lương tối thiểu theo hướng
cao có thể ảnh hưởng đến việc làm gây ra thất nghiệp cơ cấu, đặc biệt với
những người tham gia thị trường lao động lần đầu và những người chưa có tay
nghề hoặc tay nghề thấp; đồng thời làm giảm nhu cầu lao động của một số
Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 14


doanh nghiệp. Cơ chế cứng trong sử dụng lao động tại DNNN gây ra cả thất
nghiệp cơ cấu và thất nghiệp nhu cầu vì chi phí lao động quá cao, năng lực
cạnh tranh của DNNN thấp.
I.2.


Thực trạng việc làm và chính sách việc làm giai đoạn 1998-2005

Ta có bảng tỉ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị
và tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn như sau:
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao
động ở khu vực thành thị đã liên tục giảm theo thời gian, trong khi tỉ lệ thời gian lao
động được dử dụng ở khu vực nông thôn liên tục tăng lên. Có thể thấy tình trạng thất
nghiệp của VN trong giai đoạn này giảm dần có thể do chính sách can thiệp hỗ trợ của
nhà nước… Đó là một nguồn đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế VN trong thời
gian này.
Hiện nay Việt Nam là một trong 13 nước đông dân nhất thế giới. Hàng năm nguồn
lao động ở nước ta tăng nhanh và ở mức cao. Bình quân mỗi năm có khoảng một triệu
thanh niên bước vào tuổi lao động và có nhu cầu làm việc. Bên cạnh đó là một bộ phận
không nhỏ những người xuất cảnh trái phép hồi hương tự nguyện, bộ đội phục viên
xuất ngò, học sinh thôi, bỏ học, học sinh các trường chuyên nghiệp và dạy nghề...đang
cần tìm việc làm. Số người chưa có việc làm tập trung ở các khu vực thành thị, khu
Bảng I.2: Bảng tỷ lệ thất nghiệp thành thị và tỷ lệ thời gian lao động được sử
dụng ở nông thôn
Năm

Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành
thị

Tỉ lệ thời gian lao động được
sử dụng ở khu vực nông thôn

1998

6,9


71,1

1999

6,7

73,6

2000

6,4

74,2

2001

6,3

74,3

2002

6,0

75,3

2003

5,8


77,7

2004

5,6

79,3

2005

5,3

80,7

Nguồn: Tổng cục thống kê
Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 15


công nghiệp tập trung và khoảng 80% ở lứa tuổi thanh niên, đại bộ phận có sức khoẻ,
có trình độ văn hoá và chưa có nghề.
*Tỷ lệ thất nghiệp
Thất nghiệp và thiếu việc làm là tình trạng phổ biến ở hầu hết các nước có nền kinh
tế vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó có nước ta hiện nay. Bảng dưới đấy cho
thấy rõ tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực nông thôn, thành thị nước ta những năm gần
đây .Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam phân theo vùng kinh tế và thành thị, nông thôn một
số năm gần đây (đơn vị tính %) /Năm


Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 16


Bảng I.3: Bảng tỷ lệ thất nghiệp phân theo vùng kinh tế

Vùng

1998
Thành thị

1999
Nông
thôn

Thành
thị

2002
Nông
thôn

Thành
thị

Nông
thôn

8,25


0,61

9,34

0,50

6,62

0,40

7,26

0,79

8,65

0,95

5,82

0,46

6,67

1,07

7,07

1,16


5,49

0,87

Duyên Hải
miền Trung

6,44

2,62

6,52

2,88

6,31

2,84

Đông Nam Bộ

5,88

0,45

5,95

0,49


4,92

0,36

Tây Nguyên

6,35

1,78

6,53

1,75

5,51

1,72

Đồng bằng
sông Cửu Long

6,85

1,11

7,40

1,15

6,01


0,98

6,60

0,38

8,72

0,19

5,60

0,23

Vùng núi
trung du phía Bắc
Đồng bằng
sông Hồng

Bắc Trung Bộ

Cả nước
Nguồn: Tổng cục thống kê

Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 17



Số liệu trên cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trung bình hằng năm ở Việt Nam (chủ yếu ở
đô thị) đều trên 6%. So sánh với một số quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực
như Mỹ khoảng 5%, Nhật Bản: 3%, Ma-lai-xi-a: 3%, Thái-lan: 3%...) thì tỷ lệ thất
nghiệp ở nước ta còn tương đối cao.Thất nghiệp hoàn toàn chủ yếu xảy ra ở khu vực
thành thị. Theo kết quả điều tra về lao động việc làm năm 2003 của Bộ LĐTB- XH
phối hợp Tổng cục thống kê đưa ra trong hội nghị tổ chức ngày 31/10/2003 cho biết:
Hiện nay cả nước có khoảng 42.128.343 người trong độ tuổi lao động, tăng 1,85 % so
với cùng thời điểm năm 2002. Trong đó, khu vực thành thị có 10.186.900 người,
chiếm 24,18% và nông thôn là 31.941.500 người chiếm 75,28%. So với năm 2002, lực
lượng lao động ở cả 2 khu vực là nông thôn và thành thị đều tăng với mức tăng tương
ứng là 417.900 người và 346.400 người. Hai vùng lãnh thổ tập trung nhiểu lao động
nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long với 22,54% và 21,63%.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, hiện có 8.844.000 người chiếm 20,99% tổng
LLLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề nghiệp trở
lên; tăng so với 2002 là 783.700 người. Khu vực thành thị có 4.255.500 người và khu
vực nông thôn là 4.255.500 người. Nhìn chung, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn
kỹ thuật của cả thành thị và nông thôn đều tăng nhưng vẫn còn có sự khác biệt lớn, số
lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thành thị cao gấp 3,5 lần nông thôn. Trong 8
vùng lãnh thổ, Đông Nam Bộ có tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
nhất : 30,13%; tiếp đến là ĐBSH 27,99%; Duyên hải Nam Trung Bộ 20,85%; thấp
nhất là Tây Bắc 10,75%. Theo ông Nguyễn Trọng Phú, Giám đốc Trung tâm thông tin
thống kê lao động xã hội, việc chuyển dịch laođộng vào nhóm ngành công nghiệp và
xây dựng vẫn còn chậm. Hiện tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành nụng, lõm,
ngư nghiệp chiếm 59%, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 16,4%, nhóm
ngành dịch vụ là 24,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị
cả nước là 5,78%, đặc biệt là lực lượng lao động nữ tỷ lệ này là 7,22%, cao hơn so với
tỷ lệ chung 1,44% và tăng so với năm 2002 là 0,37%. Trong 61 tỉnh thành, Hải Phòng
có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao nhất với 7,12%, chỉ giảm được 0,08% so
với năm ngoái. Tiếp đó là Hà Nội 6,84%, Quảng Ninh 6,83% và Tp.Hồ Chí Minh là

6,58%. Tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thấp nhất nước là Đắc Lắc với
3,38%. Lao động nông thôn có sự chuyển đổi theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế,
gắn với thị trường, từng bước góp phần xóa đói giảm nghèo và việc làm.

Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 18


THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM Ở HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN 2006- T6/ 2013
Hà Nội và TPHCM là 2 đầu tàu về phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Dưới sự
phát triển không ngừng của một đất nước đang trên đà phát triển, Hà Nội- thủ đô sẽ
phải luôn chú trọng đến tình hình kinh tế xã hội của mình. Trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, thông tin bùng nổ, thị trường hướng dần đến một thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, việc nghiên cứu về thất nghiệp sẽ đem lại được những lợi ích cho
không chỉ riêng Hà Nội mà còn cho cả đất nước.
Trong chương này tôi tập trung phân tích về tỉ lệ thất nghiệp ở Hà Nội giai đoạn
2006- nay thông qua việc sử dụng các thống kê theo khu vực thành thị/nông thôn, theo
các nhóm lao động.
Trước tiên để phục vụ cho việc theo dõi cũng như để cho kết cấu của bài phân tích
được hài hòa, tôi xin được trình bày theo 2 giai đoạn : giai đoạn 2006- 2010 và giai
đoạn đang thực hiện 2011- nay.
I.1. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN
2006- 2010:
I.1.1. Những kết quả đạt được:
I.1.1.1.
Công tác chỉ đạo:
Công tác giải quyết việc làm đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành
quan tâm, coi đây là một trong những vấn đề xã hội bức xúc của thành phố:

Ngày 14/11/2006 UBND Thành phố có quyêt định số 5117/QĐ-UBND phê duyệt
chương trình giải quyết việc làm Thành phố Hà Nội giai đoạn 2006- 2010, trong đó đã
giao cho Sở Lao động TBXH triển khai:
Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề đến năm 2010
Quy hoạch, củng cố, nâng cao chất lượng các trung tâm giới thiệu việc làm;
rà soát các doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm;
Quy hoạch, xây dựng phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp và làng
nghề.
Kế hoạch xã hội hoá trong lĩnh vực dạy nghề...
Xây dựng và thực hiện đề án thí điểm “ Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn
hạn cho lao động nông thôn”, nâng cao chất lượng lao động nông thôn;

Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 19


Thành phố đã phê duyệt chương trình thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông
thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại 5 huyện ngoại thành giai đoạn 20052006, HĐND Thành phố đã phê duyệt Đề án hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn
giai đoạn 2008- 2010, UBND Thành phố đã ban hành quyết định số 2383/QD-UBND
phê duyệt đề án, đồng thời quyết định thành lập Quỹ “ Hỗ trợ ổn định đời sống, học
tập, đào tạo nghề và việc làm cho lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất”, xây
dựng đề án quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, Chính
sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố, chính sách
phát triển dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao, đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực Thủ đô. Trên cơ sở các Kế hoạch, đề án, chỉ tiêu của Thành phố, các sở, ngành,
quận, huyện, thị xã đã xây dựng, cụ thể hoá thành các kế hoạch triển khai và tổ chức
thực hiện các nội dung trên địa bàn đạt nhiều kết quả tốt.
Thành phố đã thực hiện lồng ghép chương trình giải quyết việc làm với các chương
trình kinh tế - xã hội khác như: chương trình giảm nghèo, chương trình hỗ trợ nông

dân và người nghèo phát triển kinh tế ...
Đẩy mạnh sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp
tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị, công nghệ tạo ra môi trường cạnh
tranh nhằm phát triển sản xuất, thu hút lao động và đổi mới chất lượng lao động cho
các doanh nghiệp.
Xây dựng các chính sách ưu đãi về đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để khuyến
khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Nội nhằm tạo nguồn xuất khẩu lao
động tại chỗ, đồng thời mở rộng và phát triển thị trường lao động nước ngoài đặc biệt
là các thị trường phù hợp với đặc điểm của lao động Hà Nội.
I.1.2. Cách thức giải quyết việc làm
a) Tạo việc làm thông qua hình thức cho vay vốn quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm.
Trong 4 năm (2006- 2009), nguồn vốn vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đã
được Trung ương và Thành phố bổ sung với nguồn vốn luân chuyển đến năm 2009 là
659,9 tỷ đồng để cho vay theo các dự án hỗ trợ việc làm. Kết quả 4 năm (2006-2009)
Thành phố đã xét duyệt: 8742 dự án, cho vay: 698,724 tỷ đồng, giải quyết việc làm
cho: 84.455 lao động (bình quân mỗi năm tạo việc làm từ nguồn vốn vay quỹ Quốc
gia: 21.000 người), chiếm 22,7% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm
của Thành phố.
Năm 2010, dự kiến cho vay 2500 dự án, 180 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho
30.000 lao động.
Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 20


Tạo việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động:
Trong 4 năm (2006-2009) Thành phố đã đưa được 15.368 người đi xuất khẩu lao
động, bình quân mỗi năm Hà Nội có 3.117 người được giải quyết việc làm qua xuất
khẩu lao động, chiếm trên 2% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm của
thành phố.

Năm 2010, dự kiến toàn Thành phố đưa được 4000 người đi xuất khẩu lao động.
Tạo việc làm thông qua quy hoạch, xây dựng phát triển các khu, cụm,
điểm công nghiệp và làng nghề:
Tổng diện tích khu, cụm, điểm công nghiệp đã và đang triển khai thực hiện 6.484
ha (bao gồm 12 KCN – 3.424 ha, 44 cụm công nghiệp – 2.565 ha và 49 điểm công
nghiệp – 470 ha); trong đó 3.650 ha bằng 56% diện tích thực hiện đã xây dựng HTKT
đủ điều kiện giao đất cho các dự án đầu tư thứ phát.
Tổng vốn đầu tư phát triển HTKT khu, cụm, điểm công nghiệp đến hết năm 2009:
9.300 tỷ đồng, trong đó vốn doanh nghiệp 6.700 tỷ dồng, vốn ngân sách và có nguồn
gốc ngân sách 2.600 tỷ đồng.
Tổng diện tích đất tại các khu, cụm, điểm công nghiệp đã cấp phép đầu tư cho các
dự án trong nước và ngoài nước: 2.700 ha, đạt 80% diện tích đất đã xây dựng hạ tầng.
Tổng số dự án đầu tư đã cấp phép vào các khu, cụm công nghiệp 1.715 dự án, trong đó
gần 300 dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu tại các KCN tập trung; hơn 40% số dự án đã
đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, thu hút hơn 100.000 lao động.
Hỗ trợ việc làm thông qua hoạt động dịch vụ việc làm:
Thành phố đã rà soát, quy hoạch, củng cố lại hệ thống giới thiệu việc làm, đến
tháng 12/2009, toàn Thành phố có 25 đơn vị có chức năng giới thiệu việc làm, trong
đó ( Các Trung tâm giới thiệu việc làm: 13 đơn vị; Các doanh nghiệp có chức năng
giới thiệu việc làm: 12 doanh nghiệp).
Năm 2009, các Trung tâm GTVL, các doanh nghiệp có chức năng GTVL đã tổ
chức tư vấn giới thiệu việc làm cho trên 82. 000 người, thông tin thị trường lao động
cho gần 70.000 lượt lao động.
Tổ chức thử nghiệm và đưa vào hoạt động hiệu quả tổng đài 1080-5-3 nhằm tư vấn
việc làm, học nghề và tư vấn quan hệ lao động cho người lao động và người sử dụng
lao động.

Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 21



Tính đến 31/12/2009, Thành phố đã tổ chức được 41 phiên giao dịch việc làm với
4.388 doanh nghiêp tham gia. Lao động được tuyển dụng qua sàn giao dịch việc làm:
40.082 người. Để tăng cường thông tin thị trường lao động, từ năm 2006, Thành phố
đã đưa vào hoạt động Website vieclamhanoi.net, đến hết năm 2009 đã có trên 200.000
lượt người truy cập, trong đó có gần 20.000 lao động tìm được việc làm qua Website.
I.1.3. Kết quả thực hiện:
a) Tổng quan:
Bảng II.4: Kết quả giải quyết việc làm chia theo khu vực thu hút và chia theo
tính chất công việc
Nội dung

Đơ
Tổng
Năm
n vị
4 năm
2006
tính

Trong đó
Năm
2007

Năm
2008

năm
2009


111.843

119.990

124.610

128.640

84.495

90.494

101.938

100.040

- Chương trình vay
92.748
vốn Quỹ quốc gia về Người
GQVL

23.600

24.696

18.752

25.700


- Xuất khẩu lao
15.368
Người
động

3.748

4.800

3.920

2.900

59.389

65.155

68.536

70.880

Tổng số lao động
được giải quyết việc Người 485.083
làm.
Trong đó:
1/ Chia theo khu
vực thu hút
- Phát triển kinh tế

Người 376.967


2/ Chia theo tính
chất công việc
- Công việc ổn định
Tỷ trọng

Người 262.915
%

54,2

- Công việc tạm thời Người 222.168
Tỷ trọng

%

45,8

53,1
52.454
46,9

54,3
54.835
45,7

55
56.074
45


55,1
57.760
44,9

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hà Nội
Số lao động tăng dần theo các năm: 2010: 135.800 lao động; 2011: 138.800; 2012:
135.800; tổng 5 năm 2008- 2012: 663503 lao động.
Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 22


Trong 4 năm (2006-2009), toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 485.083
người, (bình quân 121.270 người/năm), đạt 104,49% kế hoạch. Trong đó, các chương
trình phát triển kinh tế xã hội đã tạo việc làm mới cho 75,3% tổng số lao động được
giải quyết việc làm hàng năm, chương trình cho vay vốn quỹ quốc gia, xuất khẩu lao
động giải quyết việc làm cho 24,7% lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 6,2% năm 2005 xuống dưới 5% năm
2010. Đây là một thực trạng đáng mừng khi chỉ trong vòng 5 năm tỉ lệ thất nghiệp đã
giảm đến hơn 1.2%. Tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp ở mức gần 5% vẫn còn hơi cao. So với
tỉ lệ của các thành phố khác trên thế giới như NewYork( 3%) hay LonDon( 2%) v.v.v.
Cung lao động tăng với số lượng lớn và chất lượng lao động tăng đáng kể
Về số lượng:
Trong 2 năm 2006- 2007, dân số Hà Nội tăng gần 212.000 người, số người trong
độ tuổi lao động tăng 133.741 người ( Bình quân năm tăng 66.870 người), số lao động
tham gia hoạt động kinh tế tăng 68.065 người (bình quân năm tăng 34.000 người)
Từ 1-8-2008, do thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-QH về mở rộng địa giới hành
chính Thủ đô Hà Nội, trên cơ sở hợp nhất Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hà Tây, huyên Mê
Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã (tỉnh Hoà Bình) dân số Hà Nội tăng nhanh từ 3.556.000
người trước 01-01-2008 lên 6,4 triệu người sau hợp nhất, dân số trong độ tuổi lao động

từ 2.256.000 người lên 4,3 triệu, trong đó số lao động tham gia hoạt động kinh tế 3,2
triệu người, quy mô cung lao động khoảng 170.000 lao động/năm tương ứng 5,34% số
lao động tham gia hoạt động kinh tế toàn Thành phố.
Đây chính là lúc chúng ta cần phải xem xét và đánh giá một cách đúng đắn trong
việc ngăn chặn tỉ lệ thất nghiệp tăng cao do chất lượng lao động ở những vùng mở
rộng chưa được kiểm tra và đánh giá. Vì thế, chất lượng cung lao đông cũng là một
trong những khía cạnh mà thực trạng chúng ta cần hết sức quan tâm.
Chất lượng cung lao động:
Trong những năm qua, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các cấp,
các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều chương trình, giải pháp đồng bộ, có
hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến tích cực. Quy mô và chất lượng đào tạo nghề từng
bước đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật cho sự phát triển kinh
tế xã hội của Thủ đô.
Tính đến tháng 4/2009, thực hiện xã hội hoá công tác dạy nghề, toàn Thành phố có
279 cơ sở dạy nghề với đa dạng sở hữu và loại hình đào tạo . Đồng thời với việc phát
Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 23


triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, để đào tạo được lực lượng công nhân kỹ thuật
cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô, Thành phố
đã tập trung đầu tư xây dựng mới Trường đào tạo công nhân kỹ thuật cao tại Tây Mỗ,
Từ Liêm để đào tạo 4 nhóm ngành chủ yếu là : Cơ khí, điện, điện tử, Tin học với quy
mô 3.000 học sinh/năm( đã đi vào hoạt động cuối năm 2010) triển khai dự án đầu tư
xây dựng trường đào tạo công nhân kỹ thuật cao Việt- Hàn (tại Nguyên Khê, Đông
Anh) với quy mô đào tạo 3.000 học sinh/ năm.
Với hệ thống cơ sở dạy nghề ngày càng được tăng cường cả số lượng và chất
lượng, số lao động được dạy nghề cũng ngày một tăng lên, đáp ứng yêu cầu cung lao
động cho sản xuất, từ 68.500 lao động được đào tạo năm 2006, tăng lên 77.500 lao

động năm 2007 ( HN cò) và 117.000 lao động năm 2008 (HN míi), ngoài đào tạo
chính quy, Thành phố đã chỉ đạo tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 14.000 lao động
nông thôn, lao động trong các làng nghề, trong đó 3.500 lao động chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nông nghiệp, 1.803 người nghèo, 1.123 người tàn tật, 6.738 người cai
nghiện ma tuý.
Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề ngày một tăng lên, từ năm 2006- 2008 đạt 550.000
triệu đồng, trong đó chú ý đầu tư cho tăng cường trang thiết bị dạy và học nghề, nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng, đổi mới giáo trình, chương trình giảng
dạy nghề cho học sinh. Tăng cường đầu tư kinh phí cho dạy nghề ngắn hạn nông thôn,
người nghèo, người tàn tật, người sau cai nghiện ma tuý. Thành lập quỹ hỗ trợ ổn định
đời sống lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất với nguồn vốn ban đầu là 50 tỷ
đồng.
Chất lượng đào tạo ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ
học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%, có nhiều trường dạy nghề đạt 100%
số học sinh ra trường có việc làm. Năm 2006 và 2008, đoàn học sinh học nghề của
Thành phố tham gia hội thi tay nghề Quốc gia đạt giải Nhất toàn §oàn, 100% học sinh
đi dự thi tay nghề ASEAN đều đạt giải cao. Theo đánh giá của người sử dụng lao
động, kỹ năng nghề của lao động Thủ đô qua đào tạo nghề trên 30% đạt khá giỏi, gần
59% đạt loại trung bình.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn Thành phố tăng lên đạt 45%, trong đó lao động qua
đào tạo nghề đạt 23% (tốc độ tăng 3,5% năm), tuy nhiên, chất lượng lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội
thành, lao động qua đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng ở khu vực nông thôn
còn thấp.
Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 24


Cầu lao động có xu hướng tăng và đa dạng do chuyển dịch kinh tế nhiều

thành phần và sự hỗ trợ của Nhà Nước
Về quy mô:
Quy mô cầu lao động Thành phố Hà Nội tăng do chính sách phát triển kinh tế xã
hội, 3 năm qua, trên địa bàn Hà Nội thành lập 35.245 DN, tổng cầu lao động do phát
triển KTXH tăng 158.500 người ( bình quân tăng 53.000 người 1 năm) , trong đó cầu
lao động trong Công nghiệp và Xây dựng tăng 48.000 người, cầu lao động Dịch vụ
tăng 84.000 người, cầu lao động Nông nghiệp tăng 27.000 người. Đến cuối 2008, Hà
Nội có 76.135 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.250,
doanh nghiệp nhà nước 676, doanh nghiệp hoạt động theo luật DN và DN có quy mô
vừa và nhỏ 74.029. Quy mô cầu LĐ năm 2008 tăng khoảng 49.000 lao động, nhưng
chỉ bằng 75% so với quy mô của cung LĐ ( cung lao động tăng 65.000 người)
Cầu lao động ngoài nước: các DN có chức năng đưa lao động đi XKLĐ tăng lên do
địa giới hành chính Thủ đô mở rộng, từ 59 doanh nghiệp lên 85 doanh nghiệp. nhu cầu
tuyển lao động đi XKLĐ của các DN XKLĐ trên địa bàn năm 2008 là 15.000 người.
Chính sách hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm của Nhà nước và thành phố bình
quân mỗi năm tạo ra khoảng 24.000- 25.000 chỗ làm việc trong các DN vừa và nhỏ,
kinh tế cá thể và hộ gia đình.
Kết quả giải quyết việc làm:
Kết quả đã được thể hiện rất rõ trong bảng trên với tỉ trọng người có công việc ổn
định tăng lên ( 53.1% lên 55.1%). Giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị từ 6.06% năm 2006
xuống còn 5.74% năm 2007 và 5.35% năm 2008.
I.1.4. Quản lí nhà nước, giới thiệu việc làm cho lao động được tăng cường
a) Đã tổ chức hoạt động giơi thiệu việc làm phong phú:
Hội chợ việc làm ở 4 quận huyện ( Hai Bà Trưng, Long Biên, Cầu Giấy, Từ Liêm
trong năm 2006).
Thành lập sàn giao dịch việc làm : vieclamhanoi.net
Từ tháng 4/2006 thành phố Hà Nội đã khai trương và đưa vào hoạt động Website
‘’vieclamhanoi. Net’’ nhằm kết nối thông tin thị trường lao động giữa người lao
động và người sử dụng lao động nhanh nhất. Để có thông tin cầu lao động của
các doanh nghiệp, trong 03 năm thành phố đã tập trung chỉ đạo TTGTVL Hà

Nội tổ chức khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của trên 10.000 doanh
nghiệp trong từng thời gian và truy cập lên Website, giúp người lao động tìm
việc có các thông tin tuyển dụng, tuyển sinh cập nhật và thuận tiện, bước đầu đã
Chuyên đề thực tập-Nguyễn Ngọc Long

Page 25


×