Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Luận văn thạc sỹ Phát triển mô hình kết hợp thương mại truyền thống và thương mại điện tử áp dụng cho chuỗi cửa hàng tiện ích tại địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.92 KB, 108 trang )

1

1

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển mơ hình kết hợp
thương mại truyền thống và thương mại điện tử áp dụng cho chuỗi cửa hàng
tiện ích tại địa bàn Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Văn Minh. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực
do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện. Cơng trình được tác giả nghiên cứu
hoàn thành tại khoa Sau đại học trường Đại học Thương mại vào năm 2015.
Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu trong
cơng trình này được sử dụng đúng quy định, khơng vi phạm quy chế bảo mật của
Nhà nước.
Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác ngồi cơng trình nghiên cứu của tác giả.
Tác giả xin cam đoan những vấn đề nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai, tác
giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tác giả

Nguyễn Văn Tú


2

2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Phát triển mơ hình kết hợp
thương mại truyền thống và thương mại điện tử áp dụng cho chuỗi cửa hàng
tiện ích tại địa bàn Hà Nội” tác giả đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía, xin


gửi lời cảm ơn tới Nhà trường cũng như Khoa Sau đại học trường Đại học
Thương mại đã tạo điều kiện môi trường học tập tốt cho tác giả.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Minh đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ tác giả và những ý kiến định hướng, đóng góp quý báu để luận văn
được hoàn thành tốt.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Tú
MỤC LỤC


3

3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5

Viết tắt

Viết đầy đủ


TMĐT
TMTT
CNTT
PTĐT
UBGSTCQG

6

WTO

Thương mại điện tử
Thương mại truyền thống
Công nghệ thông tin
Phương tiện điện tử
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
World Trade Organization

7

OECD

Tổ chức Thương mại thế giới
Organization
for
Economic

Co-operation

and


Development
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc
Point of Sale/ Point of Service

8

POS

9

AVR

10

GRDI

Hệ thống gồm phần mềm, các thiết bị quản lý hàng hóa và
quản lý bán hàng
Association of Vietnamese Retailers
Hiệp hội các nhà bán lẻ tại Việt Nam
Global Retail Development Index
Chỉ số tăng trưởng bán lẻ toàn cầu

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH SÁCH BẢNG BIỂU


4

4



5

5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho biết,
kênh bán hàng truyền thống vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, chiếm khoảng
78%. Trong năm 2013, 53% người mua hàng chi tiêu nhiều nhất ở chợ và tần
suất họ ghé chợ khoảng 21,5 lần mỗi tháng. Tuy nhiên, những cửa hàng tiện lợi
lại đang bắt đầu có xu hướng phát triển và có tốc độ mở rộng nhanh.
Xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam đang có những bước chuyển
biến tích cực. Thu nhập tăng cao, xu thế thương mại điện tử ngày càng phát triển
tạo điều kiện cho người dân quan tâm hơn đến các vấn đề về chất lượng, an toàn
vệ sinh và đặc biệt là sự tiện lợi và sự so sánh giá cả giữa các cửa hàng. Với xu
hướng "mở cửa" hội nhập thị trường bán lẻ thì kênh phân phối: Cửa hàng tiện
lợi, siêu thị (chuyên doanh hoặc tổng hợp), trung tâm thương mại , sàn giao dịch
điện tử ...sẽ tăng trưởng nhanh thay thế dần kênh phân phối truyền thống là chợ,
cửa hàng…do đó, các kênh phân phối bán lẻ hiện đại có tiềm năng phát triển rất
lớn.Cửa hàng tiện ích là loại cửa hàng nhỏ, kinh doanh theo phương thức
hiện đại, lấy sự tiện lợi làm tiêu chí hoạt động. Một mặt, loại cửa hàng tiện lợi
này có ưu điểm hơn các siêu thị về vấn đề đầu tư mặt bằng, vốn…mặt khác, vừa
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện đại đang thay đổi của người dân, vừa phù
hợp với thói quen đi mua hàng ở tạp hóa của người dân Việt Nam và đặc biệt,
loại hình cửa hàng tiện ích này vẫn cịn nhiều đất để phát triển, tiềm năng phát
triển rất lớn. Việc xây dựng mô hình cửa hàng tiện ích áp dụng thương mại điện
tử đối với các doanh nghiệp trong nước hiện nay là rất cần thiết để có thể lấp kín
những khoảng trống thị trường, đồng thời tạo nên một lực lượng tương quan mới

đối trọng với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ bước chân vào Việt Nam. Tuy
nhiên, hầu hết việc kinh doanh lại không mấy hiệu quả. Trong khi hiện nay,
nhiều tập đoàn bán lẻ nổi tiếng thế giới vẫn đang có các hoạt động xúc tiến xâm
nhập vào thị trường Việt Nam dưới hình thức kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Vậy


6

6

phải chăng, các doanh nghiệp trong nước đã khơng có được một hướng đi đúng
đắn cho loại hình kinh doanh hiện đại này.Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Phát
triển mơ hình kết hợp thương mại truyền thống và thương mại điện tử áp dụng
cho chuỗi cửa hàng tiện ích tại địa bàn Hà Nội.” là một vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết.
2. Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận,
thực trạng và kinh nghiệm thực tiễn về ứng dụng mơ hình kết hợp thương mại
truyền thống và thương mại điện tử trong thương mại bán lẻ trên thế giới và ở
Việt Nam, đưa ra các giải pháp ứng dụng mơ hình này trong chuỗi cửa hàng tiện
ích trên địa bàn Hà Nội.
Mục tiêu cụ thể của đề tài:


Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dụng mơ hình kết hợp thương mại truyền

thống và thương mại điện tử trong thương mại bán lẻ.

Đánh giá thực trạng về ứng dụng dụng mơ hình kết hợp thương mại
truyền thống và thương mại điện tử trong thương mại bán lẻ ở Việt Nam.


Đề xuất mơ hình kết hợp thương mại truyền thống và thương mại điện tử
áp dụng cho chuỗi cửa hàng tiện ích tại địa bàn Hà Nội.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mô hình kết hợp thương mại truyền thống và thương
mại điện tử áp dụng cho chuỗi cửa hàng tiện ích tại địa bàn Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:


Khơng gian: Các doanh nghiệp nội địa hoạt động kinh doanh bán lẻ trên địa bàn
Hà Nội.



Thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2014.


7

7

4. Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp luận nghiên cứu :
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Hai
phương pháp này sẽ là lối tư duy xuyên suốt cả bài luận văn để có những đánh

giá tổng quan nhất.

• Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh thống kê nhằm có
được những đánh giá sát với thực tiễn nhất
• Các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu :
- Phương pháp phiếu điều tra khảo sát: Để thu thập thông tin một cách
chung nhất về thực trạng áp dụng thương mại điện tử vào các cửa hàng tiện ích,
em đã đưa ra những câu hỏi cho 2 đối tượng là cán bộ quản lý, nhân viên văn
phịng và các cơng nhân trong cơng ty nhằm phản ánh đúng thực trạng.
- Phương pháp phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn là nhà quản trị và nhân
viên tại công ty. Các câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dưới dạng câu hỏi mở
khơng có định hướng trước. Các câu hỏi nhằm khai thác các vấn đề về áp dụng
thương mại điện tử của các cửa hàng tiện ích mà phiếu điều tra khảo sát chưa
làm rõ được, tìm hiểu về những tồn tại, hạn chế trong công tác áp dụng và những
phương hướng, giải pháp khắc phục. Đây là những thông tin xác thực và quan
trọng để đánh giá chính xác thực trạng cơng tác đào tạo nhân lực của công ty.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua: Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo bán hàng, báo cáo tài chính trong 3 năm
2012, 2013, 2014. Thu thập các bảng số liệu thống kê về vấn đề liên quan đến
công tác áp dụng thương mại điện tử vào thương mại truyền thống tại các cửa
hàng tiện ích…
Phân tích và xử lý dữ liệu được thể hiện theo q trình: Giá trị hóa dữ liệu
- hiệu chỉnh các câu trả lời - phân tích dữ liệu theo mục tiêu.
- Cơng cụ xử lý: Excel 2007.
5. Kết cấu khóa luận


8

8


Ngồi phần mở đầu, mục lục, khóa luận được kết cấu gồm 3 chương chính:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG MƠ HÌNH KẾT
HỢP THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CHO CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH
Chương này chủ yếu đưa ra những khái niệm cơ bản về mơ hình kết hợp
như : khái niệm bán lẻ, khái niệm thương mại điện tử, mơ hình kết hợp thương
mại điện tử vào thương mại truyền thống…
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI CỬA HÀNG
TIỆN ÍCH VÀ ỨNG DỤNG MƠ HÌNH KẾT HỢP THƯƠNG MẠI
TRUYỀN THỐNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CHUỖI CỬA
HÀNG TIỆN ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.
Chương này chủ yếu phân tích tình hình kinh doanh của các chuỗi cửa hàng
tiện ích tại địa bàn Hà Nội trong những năm gần đây. Đưa ra các phương pháp
nghiên cứu xử lý và phân tích dữ liệu. Trên cơ sở những thông tin và dữ liệu thu
thập được nêu lên những yếu tố tác động tới mô hình kết hợp trên.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH KẾT HỢP
THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO
CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.
Chương này sẽ đưa ra những kết luận trong quá trình phân tích thực trạng,
xác định vấn đề cịn tồn tại và hướng giải quyết, từ đó đưa ra giải pháp để phát
triển mơ hình trên.


9

9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KẾT HỢP
THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO
CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH

1.1 Thương mại điện tử
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Từ khi các ứng dụng của Internet được khai thác nhằm phục vụ cho mục
đích thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các hoạt động
kinh doanh điện tử trên Internet như: “thương mại điện tử” (electronic commerce
hay e-commerce); "thương mại trực tuyến" (online trade); "thương mại điều
khiển học" (cyber trade); "thương mại không giấy tờ" (paperless commerce hoặc
paperless trade); “thương mại Internet” (Internet commerce) hay “thương mại số
hoá” (digital commerce). Ban đầu, khi thuật ngữ “thương mại điện tử” xuất hiện
đã có nhiều cách hiểu theo các góc độ nghiên cứu khác nhau như sau:
Cơng nghệ thơng tin: Từ góc độ cơng nghệ thơng tin, TMĐT là q trình
phân phối hàng hóa, dịch vụ, thơng tin hoặc các thanh tốn thơng qua các mạng
máy tính hoặc bằng các phương tiện điện tử khác.
Thương mại: Từ góc độ thương mại, TMĐT cung cấp những khả năng mua,
bán hàng hóa, dịch vụ và thông tin thông qua Internet và các dịch vụ trực tuyến
khác.
Q trình kinh doanh: Từ góc độ q trình kinh doanh, TMĐT đang thực hiện
kinh doanh điện tử bằng cách hồn thành q trình kinh doanh thơng qua mạng điện
tử và với cách ấy sẽ dần thay thế cách thức kinh doanh vật thể thơng thường.
Dịch vụ: Từ góc độ dịch vụ, TMĐT là công cụ mà thông qua đó có thể đáp
ứng được những mong muốn của chính phủ, các doanh nghiệp, người tiêu dùng,
các nhà quản lý để cắt giảm giá dịch vụ trong khi vẫn không ngừng nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng và gia tăng tốc độ phân phối dịch vụ.


10

10

Giáo dục: Từ góc độ giáo dục, TMĐT là tạo khả năng đào tạo và giáo dục

trực tuyến ở các trường phổ thông, đại học và các tổ chức khác bao gồm cả các
doanh nghiệp.
Hợp tác: Từ góc độ hợp tác, TMĐT là khung cho sự hợp tác bên trong và
bên ngồi tổ chức.
Cộng đồng: Từ góc độ cộng đồng, TMĐT cung cấp một địa điểm hợp nhất
cho những thành viên của cộng đồng để học hỏi, trao đổi và hợp tác.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa về TMĐT. Dưới đây giới thiệu một số định
nghĩa TMĐT phổ biến.
Theo Emmanuel Lallana, Rudy Quimbo, Zorayda Ruth Andam, (ePrimer:
Giới thiệu về TMĐT, Philippines: DAI-AGILE, 2000) “TMĐT là việc sử dụng
các phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ xử lý thông tin số trong giao
dịch kinh doanh nhằm tạo ra, chuyển tải và định nghĩa lại mối quan hệ để tạo ra
các giá trị giữa các tổ chức và giữa các tổ chức và các nhân”.
Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT: “TMĐT được hiểu là việc
thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử
lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh”.
Theo Anita Rosen, (Hỏi và đáp về TMĐT USA: American Management
Association, 2000), “TMĐT bao hàm một loạt hoạt động kinh doanh trên mạng
đối với các sản phẩm và dịch vụ” hoặc Thomas L. (Mesenbourg, Kinh doanh
điện tử: Định nghĩa, khái niệm và kế hoạch thực hiện), đưa ra định nghĩa:
“TMĐT thường đồng nghĩa với việc mua và bán qua Internet, hoặc tiến hành bất
cứ giao dịch nào liên quan đến việc chuyển đổi quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng hàng hoá hoặc dịch vụ qua mạng máy tính”. Định nghĩa này chỉ bó hẹp cho
những giao dịch qua mạng máy tính hoặc mạng Internet.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD) đưa ra
định nghĩa TMĐT: “TMĐT được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại
dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”.


11


11

Tổ chức Thương mại thế giới WTO định nghĩa: “TMĐT bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán
trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm
được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thơng qua mạng Internet”.
Như vậy, khái niệm “thương mại điện tử” được hiểu theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Nghĩa rộng và hẹp ở đây phụ thuộc vào cách tiếp cận rộng và hẹp của
hai thuật ngữ "thương mại" và "điện tử".

Thương mại

Nghĩa

Phương tiện điện tử (PTĐT)
Nghĩa rộng
Nghĩa hẹp
1- TMĐT là toàn bộ các 3- TMĐT là toàn bộ các giao dịch

rộng

giao dịch mang tính thương mang tính thương mại được tiến hành
mại được tiến hành bằng các bằng các PTĐT mà chủ yếu là các
PTĐT

mạng truyền thông, mạng máy tính và

Nghĩa


Internet
2- TMĐT là các giao dịch 4- TMĐT là các giao dịch mua bán

hẹp

mua bán được tiến hành được tiến hành bằng mạng Internet
bằng các PTĐT
Bảng 1: TMĐT theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Nguồn: Giáo trình thương mại điện tử căn bản – Đại học Thương mại

Theo định nghĩa này, khái niệm “Thương mại Internet” là khái niệm có nội
hàm hẹp hơn khái niệm “TMĐT”.
Từ các định nghĩa trên và sau khi xem xét khái niệm TMĐT theo nghĩa
rộng và hẹp, có thể đưa ra một định nghĩa mang tính tổng quát về thương mại
điện tử, được sử dụng chính thức trong giáo trình này, theo đó “Thương mại điện
tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng
truyền thông và các phương tiện điện tử khác”
Ở đây, giao dịch thương mại cần hiểu theo nghĩa rộng được đưa ra trong Luật
mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế
(UNCITRAL): “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao


12

12

quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay
khơng có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau
đây: Bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa
hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa

hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các cơng trình; tư vấn; kỹ thuật cơng trình; đầu tư;
cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tơ nhượng; liên doanh các
hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay
hành khách bằng đường biển, đường khơng, đường sắt hoặc đường bộ”.
Luật mẫu không định nghĩa TMĐT trực tiếp nhưng theo cách hiểu trên thì
phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế,
việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng
của TMĐT. Hoạt động và các giao dịch thương mại được thực hiện thông qua
các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh
số hàng tỷ USD mỗi ngày. Về bản chất, TMĐT không khác TMTT nhưng được
dựa trên chủ yếu các PTĐT.
Trong thực tế, người ta thường nhấn mạnh đến bốn nhóm hoạt động chính
của TMĐT: hoạt động mua, hoạt động bán, hoạt động chuyển giao và hoạt động
trao đổi của các nhóm đối tượng hàng hóa là sản phẩm, dịch vụ và thơng tin.
1.1.2.


Các phương tiện kĩ thuật của thương mại điện tử.
Điện thoại
Điện thoại là một phương tiện phổ thông, dễ sử dụng, và thường mở đầu
cho các cuộc giao dịch thương mại. Một số loại dịch vụ có thể cung cấp trực tiếp
của điện thoại (như dịch vụ bưu điện, ngân hàng, hỏi đáp, tư vấn, giải trí); với sự
phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại
đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, trên quan điểm kinh doanh, cơng cụ điện thoại có mặt hạn chế là
chỉ truyền tải được mọi cuộc giao dịch cuối cùng cũng phải kết thúc bằng giấy
tờ. Ngồi ra, chi phí giao dịch điện thoại, nhất là điện thoại đường dài và điện
thoại ngồi nước vẫn cịn cao.



13

13


Máy điện báo (Telex) và máy Fax
Máy fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống, ngày
nay nó gần như đã thay thế hẳn máy Telex chỉ truyền được lời văn. Nhưng máy Fax
có một số mặt hạn chế như: không thể truyền tải được âm thanh, chưa truyền tải
được các hình ảnh phức tạp, ngồi ra giá máy và chi phí sử dụng cịn cao.



Truyền hình
Số người sử dụng máy thu hình trên toàn thế giới hiện nay là rất lớn đã
khiến cho truyền hình trở thành một trong những cơng cụ điện tử phổ thơng nhất
ngày nay.
Truyền hình đóng vai trị quan trọng trong thương mại, nhất là trong quảng
cáo hàng hoá, ngày càng có nhiều người mua hàng nhờ quảng cáo trên truyền
hình, một số dịch vụ đã được cung cấp qua truyền hình (như các chương trình
đặt trước.v.v.) . Song truyền hình chỉ là một cơng cụ viễn thơng “một chiều”; qua
truyền hình khách hàng khơng thể tìm kiếm được các chào hàng, không thể đàm
phán với người bán về các điều khoản mua bán cụ thể. Nay máy thu hình được
nói kết với máy tính điện tử, thì cơng cụ của nó được mở rộng hơn.



Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử
Mục tiêu cuối cùng của mọi cuộc mua bán là người mua nhận được hàng và
người bán nhận được tiền trả cho số hàng đó. Thanh tốn, vì thế, là khâu quan

trọng bậc nhất của thương mại, và thương mại điện tử không thể thiếu được công
cụ thanh tốn điện tử thơng qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền
điện tử mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang
tài khoản khác (nay xuất hiện cả hình thức tự động chuyển tiền mặt thông qua
các “túi tiền điện tử”: electronic purse). Thanh toán điện tử sử dụng rộng rãi các
máy rút tiền tự động (ATM: Automatic Teller Machine), thẻ tín dụng (credit
card) các loại, thẻ mua hàng (purchasing card), thẻ thơng minh (smart card: thẻ
từ có gắn vi chip điện tử mà thực chất là một máy tính điện tử rất nhỏ) v.v.



Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ


14

14

Theo nghĩa rộng, mạng nội bộ là toàn bộ mạng thơng tin của một xí nghiệp
và các liên lạc đủ kiểu giữa các máy tính điện tử trong cơ quan xí nghiệp đó,
cộng với liên lạc di động. Theo nghĩa hẹp, đó là mạng kết nối nhiều máy tính ở
gần nhau (gọi là mạng cục bộ: Local Area Network - LAN); hoặc nối kết các
máy tính trong một khu vực rộng lớn hơn (gọi là mạng miền rộng: Wide Area
Network - WAN). Hai hay nhiều mạng nội bộ liên kết với nhau sẽ tạo thành liên
mạng nội bộ (cũng có thể gọi là “mạng ngoại bộ” - extranet) và tạo ra một cộng
đồng điện tử liên xí nghiệp (inter-enterprise electronic community)


Internet và Web
Internet tạo ra bước chuyển mới của ngành truyền thông, chuyển từ thế giới

“một mạng, một dịch vụ” sang thế giới “một mạng, nhiều dịch vụ” và đã trở
thành công cụ quan trọng nhất của thương mại điện tử. Dù rằng khơng dùng
Internet/Web vẫn có thể làm thương mại điện tử (qua các phương tiện điện tử
khác, qua các mạng nội bộ và liên mạng nội bộ). Song ngày nay, nói tới thương
mại điện tử thường có nghĩa là nói tới Internet và Web, vì thương mại đã và đang
trong q trình tồn cầu hố và hiệu quả hố, và các xu hướng ấy đều địi hỏi
phải sử dụng triệt để Internet và Web như các phương tiện đã được quốc tế hố
cao độ và có hiệu quả sử dụng cao.

1.1.3.

-

Các hình thức hoạt động thương mại điện tử
Thư tín điện tử
Các đối tác (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng
hịm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thơng qua mạng, gọi
là thư tín điện tử (electronic mail, gọi tắt là e-mail). Đây là một thứ thông tin
dưới dạng “phi cấu trúc” (unstructured form), nghĩa là thông tin không phải tuân
thủ một cấu trúc đã thoả thuận (là điều khác với “trao đổi dữ liệu điện tử” sẽ nói
dưới đây).
- Thanh tốn điện tử
Thanh tốn điện tử (electronic payment) là việc thanh tốn tiền thơng qua


15

15

thông điệp điện tử (electronic message) thay cho việc trao tay tiền mặt, việc trả

lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ
mua hàng, thẻ tín dụng v.v. đã quen thuộc lâu nay thực chất đều là các dạng
thanh toán điện tử.
- Trao đổi dữ liệu điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, gọi tắt là EDI) là việc
trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form) từ máy tính điện tử
này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn
bán với nhau theo cách này một cách tự động mà khơng cần có sự can thiệp của
con người (gọi là dữ liệu có cấu trúc, vì các bên đối tác phải thoả thuận từ trước
khuôn dạng cấu trúc của các thơng tin)
- Giao gửi số hố của các dung liệu: (Dung liệu (content) là các hàng hóa
mà người ta cần đến nội dung của nó (chính nội dung là hàng hoá). Các ý kiến tư
vấn, vé bán máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm v.v. nay cũng
được đưa vào danh mục các dung liệu).
Trên giác độ kinh tế thương mại, các loại thông tin kinh tế và kinh doanh
trên Internet đều có ở mức phong phú, và một nhiệm vụ quan trọng của công tác
thông tin ngày nay là khai thác Web và phân tích tổng hợp.
- Bán lẻ hàng hố hữu hình:
Cho tới năm 1994-1995, hình thức bán hàng này cịn chưa phát triển, ngay
ở Mỹ cũng chỉ có vài cửa hàng có mặt trên Internet, chủ yếu là các cửa hàng bán
đồ chơi, thiết bị tin học, sách, rượu. Nay, danh sách các hàng hoá bán lẻ qua
mạng đã mở rộng ra, từ hoa tới quần áo, ôtô và xuất hiện hẳn một loại hoạt động
gọi là “mua hàng điện tử” (electronic shopping), hay “mua hàng trên mạng”. Ở
một số nước Internet đã bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hố
hữu hình (Retail of tangible goods). Tận dụng tính đa năng phương tiện
(multimedia) của mơi trường Web và Java, người bán hàng xây dựng trên mạng
các “cửa hàng ảo” (virtual shop) để thực hiện việc bán hàng. Người sử dụng


16


16

Internet/Web tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hố hiển thị trên màn hình,
xác nhận mua hàng, và trả tiền bằng thanh toán điện tử. Lúc đầu, việc mua bán
như vậy còn ở dạng sơ khai: người mua chọn hàng rồi đặt hàng thông qua mẫu
đơn (form) cũng đặt ngay trên Web. Nhưng có trường hợp muốn lựa chọn giữa
nhiều hàng hoá ở các trang Web khác nhau (của cùng một cửa hàng) thì hàng
hố miêu tả nằm ở một trang, đơn đặt hàng lại nằm ở trang khác, gây ra nhiều
phiền toái. Để khắc phục, các hãng đưa ra loại phần mềm mới gọi là “xe mua
hàng” (shopping cart, shopping trolley), hoặc “giỏ mua hàng” (shopping basket,
shopping bag) mà trên màn hình cũng có dạng tương tự như giỏ mua hàng hay
xe mua hàng thật mà người mua thường dùng khi vào cửa hàng, siêu thị. Xe
hoặc giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình chuyển từ trang Web
này sang trang Web khác để chọn hàng, khi chọn được món hàng vừa ý, người
mua ấn phím “hãy bỏ vào xe/giỏ” (Put into shopping cart/bag”, các xe/giỏ này có
nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế, cước vận chuyển) để thanh toán với
khách mua. Nay, các hãng bán hàng đã chuyển sang hệ thống phần mềm mới
hơn nữa (gọi là “thương điểm điện tử”: store-front, hay: store-building) có tính
năng cao hơn, cho phép người mua giao tiếp thoải mái hơn nữa với cửa hàng và
hàng hố v.v. Vì là hàng hố hữu hình, nên tất yếu sau đó các cửa hàng phải
dùng tới các phương tiện gửi hàng truyền thống để đưa hàng tới tay khách. Điều
quan trọng nhất là: khách hàng có thể mua hàng tại nhà (home shopping), mà
khơng phải đích thân đi tới cửa hàng.
1.1.4.

Phân loại Thương mại điện tử theo mức độ số hóa
TMĐT có thể có một số loại hình, phụ thuộc vào mức độ số hoá 3 yếu tố:
sản phẩm, các quá trình và các tác nhân tham gia giao dịch (gọi là 3Ps = Product
(P1), Process (P2) & Player (P3)). Theo Choi và một số tác giả khác đã lập ra

một khn hình (Hình 1.2) giải thích các kết hợp khác nhau của ba chiều nói
trên. Một sản phẩm có thể là hữu hình hoặc số hố, một q trình có thể là hữu
hình hoặc số hố, một tác nhân phân phối cũng có thể là hữu hình hoặc số hoá.


17

17

Ba thuộc tính này tạo nên 8 khối lập phương, mỗi trong 8 khối đó có 3 chiều.
Trong thương mại truyền thống, cả 3 chiều đều mang tính vật thể. Trong TMĐT
thuần tuý, cả 3 chiều đều số hoá. Tất cả các khối lập phương khác đều bao gồm
hỗn hợp các chiều vật thể và số hố.
Nếu như có ít nhất một chiều là số hoá, chúng ta vẫn coi đây là TMĐT,
nhưng là TMĐT từng phần. Ví dụ, việc mua một chiếc máy tính từ website của
Cơng ty Dell, hoặc một cuốn sách từ Amazon.com là TMĐT từng phần, vì hàng
hố được phân phối một cách vật thể. Tuy nhiên, nếu như mua một cuốn sách
điện tử từ Amazon.com hoặc một phần mềm từ Buy.com thì đây là TMĐT thuần
tuý, bởi vì ở đây sản phẩm, phân phối, thanh toán và vận chuyển đến người mua
đều số hoá.
P1

TMĐT từng phần

Sản
phẩm

TMĐT thuần túy

Quá trình


Sản
phẩm
ảo
Sản
phẩm
vật thể

P2
Quá trình ảo

TM truyền thống

Quá trình vật lý

Tác nhân vật lý

Tác nhân ảo

Tác nhân

P3

Hình 1: Ba chiều của TMĐT và các loại hình tổ chức của TMĐT
Nguồn: Giáo trình thương mại điện tử căn bản – Đại học Thương mại
Từ việc phân biệt các loại hình TMĐT như trên, ta có các loại hình tổ chức
thương mại. Các tổ chức (công ty) thuần tuý vật thể được gọi là tổ chức “viên
gạch và vữa hồ” (nền kinh tế truyền thống), trong khi đó các tổ chức hoàn toàn



18

18

chỉ kinh doanh trên mạng được gọi là tổ chức ảo. Các tổ chức hỗn hợp được gọi
là “cú nhấp chuột và viên gạch” tiến hành một số hoạt động TMĐT, nhưng hoạt
động trước tiên của họ là trong thế giới vật thể. Trong thực tế, nhiều công ty
thuần tuý vật thể đang chuyển dần sang TMĐT từng phần “cú nhấp chuột và
viên gạch”.
1.2. Mơ hình kinh doanh kết hợp thương mại truyền thống và thương
mại điện tử
1.2.1. Khái niệm, các yếu tố của mơ hình kinh doanh
1.2.1.1. Khái niệm mơ hình kinh doanh
Thuật ngữ mơ hình kinh doanh xuất hiện vào những năm 50 (thế kỷ XX).
Đạt được vị trí phổ biến trong những năm 90 (thế kỷ XX).
Theo Ostenwalder, 2004, Mơ hình kinh doanh là một hệ thống gồm nhiều
phần tử và các quan hệ của chúng; thể hiện lý luận kinh doanh, quan điểm quản
trị của một doanh nghiệp. Mô tả khả năng sản xuất-kinh doanh các loại sản
phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp đối với một hoặc nhiều đối tượng khách
hàng. Mô tả kiến trúc của doanh nghiệp, mạng lưới đối tác doanh nghiệp sử dụng
để tạo lập, tiếp thị và phân phối các sản phẩm, dịch vụ. Mô tả các nguồn lực, các
mối quan hệ, nhằm phát sinh các dịng doanh thu có khả năng tạo lợi nhuận
trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp.
Theo Efraim Turban, 2006, Mơ hình kinh doanh là một phương pháp tiến
hànhkinh doanh qua đó doanh nghiệp có được doanh thu, điều kiện cơ bản để tồn
tại và phát triển trên thị trường.
Theo Paul Timmers, 1999, Mơ hình kinh doanh là cách bố trí, sắp xếp các
sản phẩm, dịch vụ và các dịng thơng tin, bao gồm việc mơ tả các yếu tố của quá
trình kinh doanh và vai trị của nó đối với kinh doanh; đồng thời mơ tả các nguồn
doanh thu, khả năng thu lợi nhuận từ mỗi mơ hình kinh doanh đó.

Mỗi mơ hình kinh doanh được coi như một phát minh sáng chế và được
pháp luật bảo hộ ở Mỹ


19

19


Bằng sáng chế “Đặt giá cố định/Đấu giá đặt sẵn” của Priceline (US No.
5,794,207), được cấp cho một “phương thức và bộ máy của hệ thống mạng
thương mại chạy trên cơ chế bảo mật được thiết kế để tạo sự phù hợp với những
chào mua hàng có điều kiện”.



Bằng sáng chế “Quảng cáo DoubleClick” (US No.5,948,061), cấp cho “một phương
pháp truyền gửi, nhắm đích, và đo lường việc quảng cáo qua mạng”.



Bằng sáng chế “Mua hàng bằng giỏ hàng điện tử” (US 5,715,314), cấp cho “Hệ
thống bán hàng qua mạng”.
1.2.1.2. Các yếu tố của mơ hình kinh doanh
Trong thương mại điện tử, các mơ hình kinh doanh có thể rất đơn giản ví dụ
như cơng ty bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart mua hàng hóa, bán đi và thu lợi
nhuận. Ngược lại một hãng truyền hình cung cấp chương trình truyền hình miễn
phí cho khán giả, hãng truyền hình tồn tại được phụ thuộc vào hỗn hợp một số
mô hình kinh doanh liên quan đến quảng cáo và cung cấp nội dung. Cổng
Internet công cộng như Yahoo! cũng sử dụng hỗn hợp một số mơ hình kinh

doanh. Mỗi mơ hình kinh doanh dù đơn giản hay phức tạp, đều cần có những yếu
tố cấu thành nó. Dưới đây là các yếu tố cơ bản của mơ hình kinh doanh: Theo
McKay và Marshall (2004) và Lee (2006) là: giá trị cho khách hàng, sản phẩm
và dịch vụ, quy trình kinh doanh, thị trường của doanh nghiệp, nguồn lực cần
thiết, mô hình doanh thu, mục tiêu giá trị, mơ hình doanh thu, cơ hội thị trường,
môi trường cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, chiến lược thị trường, sự phát triển của
tổ chức và đội ngũ quản lý

Mục tiêu giá trị
Là cách mà sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu
khách hàng.


20

20

Để phân tích mục tiêu giá trị, doanh nghiệp phải trả lời hai câu hỏi: Vì sao
khách hàng lựa chọn doanh nghiệp để giao dịch? Doanh nghiệp có thể cung cấp
cho khách hàng những gì mà các doanh nghiệp khác khơng thể cung cấp?
Đứng ở góc độ khách hàng, mục tiêu giá trị thương mại điện tử bao gồm:
sự cá nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm; giảm bớt chi phí tìm kiếm sản
phẩm, so sánh giá cả; sự thuận tiện trong giao dịch thơng qua q trình quản lý
phân phối sản phẩm.
Mơ hình doanh thu
Là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận và có mức lợi
nhuận trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác
Có năm mơ hình doanh thu chủ yếu được áp dụng trong thương mại điện tử
là: mơ hình doanh thu quảng cáo; mơ hình doanh thu đăng ký; mơ hình thu phí
giao dịch; mơ hình doanh thu bán hàng; mơ hình doanh thu liên kết

Cơ hội thị trường
Nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp và tồn bộ cơ hội
tài chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó.
Cơ hội thị trường thực tế được hiểu là khoản doanh thu doanh nghiệp có
khả năng thu được ở mỗi vị trí thị trường mà doanh nghiệp có thể giành được.
Mơi trường cạnh tranh
Nhằm nói đến phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp khác kinh doanh
sản phẩm cùng loại trên cùng thị trường
Môi trường cạnh tranh bao gồm các nhân tố như: có bao nhiêu đối thủ cạnh
tranh đang hoạt động; phạm vi hoạt động của các đối thủ đó ra sao; thị phần của
mỗi đối thủ như thế nào; lợi nhuận mà họ thu được là bao nhiêu và mức giá mà
các đối thủ định ra cho các sản phẩm của họ là bao nhiêu.
Môi trường cạnh tranh là một căn cứ quan trọng để đánh giá tiềm năng của
thị trường. Nếu trên một đoạn thị trường sản phẩm nhất định, có nhiều đối thủ
cạnh tranh với nhau, đó là dấu hiệu đoạn thị trường này đã bão hòa và lợi nhuận


21

21

khó có thể thu được. Ngược lại, nếu thị trường có rất ít đối thủ cạnh tranh thì
đó là dấu hiệu của hoặc một đoạn thị trường hầu như chưa được khai thác, hoặc
khó có thể thành cơng trên thị trường này vì nó khơng có khả năng đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Lợi thế cạnh tranh
Là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chất lượng cao hơn và/hoặc
tung ra thị trường một sản phẩm có mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh có thể là những điều kiện thuận lợi liên quan đến nhà
cung ứng, người vận chuyển, nguồn lao động hoặc sự vượt trội về kinh nghiệm,

tri thức hay sự trung thành của người lao động…
Chiến lược thị trường
Được hiểu là việc nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách
hàng và lập kế hoạch thực hiện các hoạt động xúc tiến sản phẩm, dịch vụ cho
khách hàng
Cấu trúc tổ chức
Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần có một hệ thống tổ chức
tốt đảm bảo thực thi có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược kinh doanh.
Một kế hoạch phát triển có tổ chức được hiểu là cách thức bố trí, sắp xếp
và thực thi các công việc kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp
Đội ngũ quản trị
Đội ngũ quản trị là yếu tố quan trọng, cần thiết đối với các mô hình kinh
doanh, chịu trách nhiệm xây dựng các mẫu cơng việc trong doanh nghiệp.
Một đội ngũ quản trị mạnh góp phần tạo sự tin tưởng chắc chắn đối với các
nhà đầu tư bên ngồi, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy những diễn biến thị
trường, có kinh nghiệm trong việc thực thi các kế hoạch kinh doanh và là lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp. Đội ngũ quản trị giỏi có thể đưa ra các quyết định
thay đổi hoặc tái cấu trúc mơ hình kinh doanh khi cần thiết.


22

22

1.2.2. Các mơ hình bán lẻ điện tử
Các cửa hàng bán lẻ trực tuyến, thường gọi là nhà bán lẻ điện tử (e-tailer),
bao gồm mọi hình thức và qui mơ, từ những cửa hàng rất lớn như Amazon.com
tới các cửa hàng nhỏ bé mang tính chất địa phương. Tất cả các cửa hàng loại này
đều kinh doanh thông qua một website TMĐT. Các cửa hàng bán lẻ trực tuyến

về cơ bản rất giống các cửa hàng truyền thống, ngoại trừ một điều là khi mua
hàng khách hàng chỉ cần truy cập trực tiếp trên Internet để kiểm tra hàng hoá và
thực hiện đặt hàng. Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều cửa hàng bán lẻ trực tuyến
là các chi nhánh của các cửa hàng gạch vữa đã và đang tồn tại và cũng bán kinh
doanh các hàng hoá tương tự. Loại hình này được nói đến như mơ hình kinh
doanh: cú nhắp và vữa hồ. Các công ty như JCPenney, Barnes & Noble, WalMart và Staples là những ví dụ điển hình về mơ hình cửa hàng bán lẻ trực tuyến
được xây dựng trên cơ sở các cửa hàng truyền thống sẵn có của cơng ty.
Bên cạnh mơ hình phối hợp giữa cửa hàng truyền thống và trực tuyến,
nhiều công ty khác chỉ hoạt động riêng trong thế giới ảo, khơng có bất cứ một
cửa hàng truyền thống nào. Amazon.com, iBaby.com và MarthaStewart.com là
các ví dụ điển hình của mơ hình này. Ngồi ra, cũng cịn một số mơ hình bán lẻ
trực tuyến khác như các phiên bản trực tuyến của danh sách thư tín trực tiếp, các
phố bn bán trực tuyến (online mall) và các nhà sản xuất trực tiếp bán hàng
trực tuyến.
Dù tồn tại dưới dạng này hay dạng khác, song các mơ hình bán lẻ trực
tuyến đều chủ yếu thu lợi nhuận từ các hợp đồng mua bán sản phẩm, hàng hoá
cho khách hàng. Với sự gia tăng nhanh chóng người dùng Internet, mơ hình cửa
hàng bán lẻ trực tuyến là một trong những hình thức kinh doanh đầy hứa hẹn bởi
theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, mọi người sử dụng Internet đều có
thể là khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, loại hình kinh
doanh này cũng đang trong tình trạng cạnh tranh gay gắt. Vì các rào cản gia nhập
thị trường (tổng chi phí của việc gia nhập một thị trường mới) đối với thị trường


23

23

bán lẻ trực tuyến tương đối thấp nên mỗi năm có tới hàng ngàn các cửa hàng
bán lẻ trực tuyến lớn nhỏ xuất hiện trên Web.

Sự ra đời hàng loạt cửa hàng khiến cho việc tồn tại và khả năng thu lợi
nhuận của các cửa hàng mới, không tên tuổi và ít kinh nghiệm kinh doanh trở
nên vơ cùng khó khăn. Năm 1999, trong cuộc khủng hoảng các công ty dot.com,
hàng trăm cửa hàng bán lẻ trực tuyến thua lỗ và đóng cửa. Tuy nhiên, đứng trước
những thách thức này, nhiều cửa hàng đã tồn tại, thậm chí vượt qua cả những
cửa hàng lớn, có tên tuổi khác. Nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên và đặt câu
hỏi: Làm sao các cửa hàng bán lẻ trực tuyến mới ra đời có thể thành cơng hơn,
vượt qua các cửa hàng nổi tiếng khác như eToys.com, một nhà bán lẻ đồ chơi trẻ
em trực tuyến có thâm niên và giàu kinh nghiệm, chẳng hạn.
Nghiên cứu hoạt động của MHKD này cho thấy hầu hết các cơng ty đều
muốn nhanh chóng tiếp cận mọi người tiêu dùng trực tuyến bằng cách phát triển
các chiến lược phù hợp, xác định chính xác thị trường và nhu cầu của thị trường.
Đó là những yếu tố cơ bản cần thiết để có thể thu được lợi nhuận. Song để có thể
thành cơng ở mơ hình này, các doanh nghiệp cần tối thiểu hố chi phí, mở rộng
các lựa chọn và phải kiểm soát tốt hoạt động dự trữ của mình, trong đó dữ trữ là
vấn đề quan trọng và khó tính tốn nhất. Cũng chính vì lý do này, trong mùa
nghỉ năm 1999, nhiều cửa hàng trực tuyến do khơng dữ trữ đầy đủ hàng hố dẫn
đến thất bại trong kinh doanh. Điển hình là trường hợp cơng ty eToys.com. Hàng
nghìn khách hàng, những người đã mua q tặng của eToys.com, rất bất bình khi
cơng ty không thể giao hàng cho họ đúng với thoả thuận. Sau sự kiện đó, niềm
tin của người tiêu dùng đối với công ty này cũng giảm đi đáng kể.

1.2.3. Mô hình kết hợp thương mại truyền thống và thương mại điện tử
1.2.3.1. Đặc điểm chung


24

24


Thương mại điện tử sử dụng hạ tầng logistics của thương mại truyền thống,
đối với các doanh nghiệp nhỏ thì thương mại điện tử và thương mại truyền thống
là hai kênh bán hàng đồng thời trong một đơn vị kinh doanh. Cịn đối với các
doanh nghiệp lớn thì sẽ thành lập các đơn vị khác nhau thực hiện riêng biệt
thương mại truyền thống và thương mại trực tuyến.
Các cửa hàng bán lẻ trực tuyến cơ bản giống các cửa hàng truyền thống,
ngoại trừ một điều là khi mua hàng khách hàng chỉ cần truy cập website hoặc
thông qua cá thiết bị viễn thơng để kiểm tra hàng hóa và đặt hàng. Tuy nhiên
trong thực tế có nhiều cửa hàng bán lẻ trực tuyến chỉ là các các chi nhánh của
các cửa hàng truyền thống đã và đang tồn tại và cũng bán các hàng hóa tương tự.
Bên cạnh mơ hình phối hợp giữa truyền thống và trực tuyến, nhiều công ty
chỉ hoạt động riêng trong thế giới ảo, khơng có bất cứ một cửa hàng truyền thống
nào. Amazon.com là một ví dụ điển hình của mơ hình này. Ngồi ra, cịn có một
số mơ hình kết hợp thương mại điện tử và thương mại truyền thống khách như
các phố buôn bán trực tuyến và các nhà sản xuất trực tiếp bán hàng trực tuyến.
Dù tồn tại dưới dạng này hay dạng khác, song các mơ hình kết hợp thương
mại điện tử và thương mại truyền thống cũng chủ yếu là thu lợi nhuận từ các hợp
đồng mua bán sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng.
1.2.3.2. Tính ưu việt và các vấn đề đặt ra khi áp dụng mơ hình



Tính ưu việt :
Tăng phạm vi, quy mô kinh doanh
Nếu như chỉ sử dụng kênh bán hàng truyền thống mà không áp dụng
Internet thì khách hàng khơng thuộc khu vực lân cận sẽ không biết đến cửa hàng.
Khi áp dụng thương mại điện tử doanh nghiệp khơng chỉ có thể bán hàng cho cư
dân gần đó mà cịn có thể bán hàng trong tồn quốc và chủ động đi tìm khách
hàng cho mình. Như vậy, chắc chắn doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu nhờ số
lượng khách hàng tăng cao rồi từ đó quy mô cũng như phạm vi hoạt động kinh

doanh sẽ tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, thay vì mình phải thuê một mặt bằng
với quy mô rộng nhằm trưng bày nhiều hàng hóa thì trên website của doanh


25

25

nghiệp có thể làm được đó, từ đó sẽ giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
 Nắm được thơng tin phong phú
Thương mại điện tử (đặc biệt là khi sử dụng Internet/Web) trước hết giúp
cho các doanh nghiệp nắm được thơng tin phong phú vè kinh tế-thương mại (có
thể gọi chung là thơng tin thị trường), nhờ đó có thể xây dựng được các chiến
lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường
trong nước, khu vực, và thị trường quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - động lực phát triển chủ yếu trong các nền
kinh tế hiện nay.


Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị.
Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được
với rất nhiều khách hàng, ca-ta-lô điện tử (electronic catalogue) trên Web phong
phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với ca-ta-lơ in ấn chỉ có khn khổ
giới hạn và luôn luôn lỗi thời. Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ,
nay đã có tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng qua Internet (và có nhiều
hơn nữa các đơn đặt hàng về lao vụ kỹ thuật), và mỗi ngày giảm được 600 cú
điện thoại.




Giảm chi phí giao dịch.
Thương mại điện tử qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh
nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là q
trình từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch thanh toán).
Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và chỉ
bằng 0,5 phần nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua
Internet chỉ bằng khoảng 5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển
phát nhanh. Chi phí thanh tốn điện tử qua Internet chỉ bằng 10% tới 20% chi
phí thanh tốn theo lối thông thường.



Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác.


×