Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Luận văn thạc sỹ Quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 104 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản lý dịch vụ vận
chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” là công trình nghiên
cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Nguyễn Viết Thái.
Các số liệu, mô hình và những dữ liệu sử dụng trong luận văn là trung
thực, các giải pháp, đề xuất đưa ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, chưa
từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình bày, bảo vệ và
công nhận bởi “Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế”
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Hà nội, ngày 08 tháng 10 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Thúy


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
Nguyễn Thị Thúy................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ix
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.......................................................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn..............................................5
3.1. Mục tiêu......................................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ.....................................................................................................5


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................6
6. Đóng góp mới của luận văn............................................................................7
7. Kết cấu luận văn.............................................................................................7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN
KHÁCH DU LỊCH............................................................................................8
1.1. Một số khái niệm về du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, quản lý
nhà nước đối với vận chuyển khách du lịch........................................................8
1.1.1. Khái niệm du lịch.....................................................................................8
1.1.2. Khái niệm kinh doanh vận chuyển khách du lịch....................................10
1.1.3. Khái niệm chung về quản lý nhà nước....................................................10
1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận chuyển khách du lịch...12
1.1.5. Vai trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận chuyển khách du lịch........13
1.1.5.1. Vai trò định hướng...............................................................................13
1.1.5.2. Vai trò tổ chức và phối hợp..................................................................13
1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận chuyển khách du lịch.......14
1.2.1. Quy hoạch, bảo vệ kết cấu hạ tầng vận chuyển khách du lịch..................14
1.2.2. Xây dựng pháp lý văn bản quy phạm pháp luật về vận chuyển................16


iii
1.2.3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vận chuyển du lịch.........................17
1.2.4. Tổ chức quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong vận
chuyển du lịch..................................................................................................18
1.2.5. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong vận chuyển du lịch................22
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển khách du lịch.................26
1.3.1. Nhân tố khách quan................................................................................26
1.3.2. Các yếu tố bên trong...............................................................................28

* Năng lực quản lý...........................................................................................28
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối vận chuyển khách du lịch ở một số Tỉnh,
Thành phố điển hình và bài học cho tỉnh Ninh Bình.........................................29
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý của Tỉnh Quảng Ninh............................................29
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý của Tỉnh Quảng Nam đối với Thành phố Hội An. .31
1.4.3. Bài học cho Tỉnh Ninh Bình...................................................................32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN KHÁCH
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH.............................................34
2.1. Giới thiệu chung về hoạt động du lịch và kinh doanh vận chuyển khách du
lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình........................................................................34
2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Ninh Bình........................................................34
2.1.2. Giới thiệu về Khu du lịch sinh thái Tràng An và Chùa Bái Đính.............40
Hình vẽ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Tràng An. .42
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình......46
a. Số liệu thống kê lượng khách tham quan trên địa bàn tỉnh Ninh Bình...........46
Nhìn chung hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời
gian gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan
trọng. Dựa vào kết quả điều tra số liệu khách tham quan trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình trong 02 năm gần đây như sau:.................................................................46
Bảng 2.1. Thống kê số liệu khách tham quan trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm
2012 và 2013....................................................................................................47
Bảng 2.2: Số lượng phương tiện vận chuyển tại Chùa Bái Đính và Khu du lịch
sinh thái Tràng An............................................................................................48
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Khu du lịch sinh thái Tràng An năm 2011...48
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Khu du lịch sinh thái Tràng An năm 2012...49


iv
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của Khu danh thắng Tràng An năm 2013..........50
2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận chuyển khách du lịch tại

Khu du lịch sinh thái Tràng An và Chùa Bái Đính............................................51
2.2.1. Quy hoạch, xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng......................................51
Bảng 2.6: Cơ cấu sử dụng đất tại Chùa Bái Đính..............................................52
Bảng 2.7: Cơ cấu sử dụng đất của khu du lịch sinh thái Tràng An....................52
2.2.2. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động vận
chuyển khách du lịch........................................................................................55
2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vận chuyển du lịch..........59
Ninh Bình được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.
Nhằm phát huy thế mạnh, góp phần đưa du lịch dần trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Từ nhiều năm nay, các điểm du lịch trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình đã trở thành địa điểm lý tưởng cho du khách đến
tham quan, nghỉ dưỡng. Ngành Du lịch Ninh Bình đã và đang khai thác
có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra sự chuyển
biến mạnh mẽ với tốc độ phát triển cao. Tuy nhiên, ngành Du lịch của
tỉnh vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn. Một trong số đó, chính là
tính chuyên nghiệp của đội ngũ những người tham gia làm dịch vụ tại
điểm du lịch như: bán hàng, xe ôm, taxi vẫn còn đeo bám du khách hoặc
có thái độ thiếu lịch sự; … đã tác động không tốt đến hình ảnh của du
lịch Ninh Bình trong mắt du khách.............................................................59
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở văn hóa thể
thao và du lịch và các cơ quan ban ngành liên quan đã tiến hành nhiều
hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá hình ảnh danh thắng Tràng
An – Tam Cốc – Bích Động, vận động nâng cao ý thức cho người làm
dịch vụ du lịch................................................................................................59
* Hình thức tuyên truyền:............................................................................59
- Hàng năm, ban thường vụ tỉnh đoàn Ninh Bình đã tổ chức tuyên truyền
sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên học tập các Chỉ thị, Nghị
quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, trong đó chú trọng tuyên truyền học tập
Nghị quyết số 15/NQ – TU ngày 13/7/2009 của BCH Đảng bộ tỉnh về



v
“Phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” trong toàn
Đoàn................................................................................................................59
- Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch được Đoàn thanh niên tổ
chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, giới thiệu hình ảnh trên
nhiều kênh thông tin, truyền thông đại chúng như báo, đài, bản tin tuổi
trẻ Ninh Bình, Trang thông tin điện tử Tỉnh đoàn…; Lồng ghép nội dung
tuyên truyền về danh thắng Tràng An vào nội dung sinh hoạt chi đoàn
nhằm giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong ĐVTN tích cực tham gia gìn
giữ, bảo vệ danh thắng của quê hương........................................................59
- Ban thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể
như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin, truyền thông đẩy
mạnh tuyên truyền nếp sống văn minh, văn hóa du lịch, bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ du lịch tới các cán bộ,
đoàn viên, thanh thiếu niên, nhân dân và du khách để Tràng An ngày
càng trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến
tham quan......................................................................................................60
- Ban thường vụ Tỉnh đoàn tập trung chỉ đạo các cơ sở Đoàn đứng chân
tại các điểm du lịch phối hợp với Ban quản lý Khu du lịch sinh thái
Tràng An xây dựng mô hình bến đò an toàn, thành lập đội hình thanh
niên xung kích tham gia giữ gìn ANGT…..................................................60
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở các lớp tập huấn cho
cán bộ, đoàn viên, thanh niên về kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh, kỹ
năng ứng xử, kiến thức cơ bản về nghiệp vụ vận chuyển nhằm phục vụ và
tạp dấu ấn trong long du khách tốt nhất. Qua đó, từng bước làm thay đổi
hành vi của cộng đồng trong hoạt động vận chuyển khách du lịch..........60
- Mở các cuộc hội thảo có sự tham gia của các đơn vị kinh doanh du lịch
và báo chí, truyền thông trong nước giới thiệu về du lịch tỉnh Ninh Bình
ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. HCM,… nhằm quảng bá về du lịch

Ninh Bình nói chung và giới thiệu hoạt động vận chuyển khách du lịch
nói riêng trên địa bàn tỉnh............................................................................60
* Nội dung tuyên truyền:..............................................................................60


vi
- Giới thiệu về khu du lịch sinh thái Tràng an nói chung và dịch vụ vận
chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng....................60
- Tuyên truyền cho đội ngũ lao động phục vụ cho ngành dịch vụ vận
chuyển tại các khu du lịch, điển hình là Khu du lịch sinh thái Tràng An
và vận chuyển xe điện tại Chùa Bái Đính...................................................61
- Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa và đường bộ cho khách
du lịch trong quá trình tham quan..............................................................61
- Phổ biến pháp luật về ATGT đường thủy, văn hóa giao thông đường
thủy tới các chủ phương tiện, khách du lịch và cộng đồng dân cư để tự
giác thực hiện, tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra...........................61
* Một số hoạt động tuyên truyền điển hình của tỉnh:................................61
- Ngày 27/02/2014, UBND tỉnh tổ chức hội nghị bàn biện pháp tăng
cường quản lý công tác bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, các
hoạt động dịch vụ tại các khu, điểm du lịch trong phạm vi Quần thể danh
thắng Tràng An. Đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
UBND tỉnh chủ trì hội nghị..........................................................................61
2.2.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong hoạt động vận chuyển
du lịch..............................................................................................................61
2.2.5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong vận chuyển khách du lịch.........63
2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động vận chuyển khách
du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình...................................................................64
2.3.1. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động vận chuyển khách du lịch.........................................................................64
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước đối với

hoạt động vận chuyển khách du lịch trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình....................67
Trong chương 2, luận văn đã nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động vận
chuyển khách du lịch ở tỉnh Ninh Bình thời gian quan về các mặt: khu du lịch
sinh thái Tràng An của tỉnh. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh thời
gian qua (số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, vận chuyển khách du
lịch…). Về nhận thức của các cấp chính quyền và dân cư địa phương đối với
hoạt động vận chuyển du lịch. Về cơ chế, chính sách phát triển hoạt động vận
chuyển du lịch của tỉnh. Về tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất phục vụ kinh


vii
doanh du lịch của tỉnh. Qua đó, rút qua được những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của những tồn tại đó, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển dịch
vụ vận chuyển du lịch Ninh Bình thời gian tới..................................................71
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH..............................................................72
3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian tới và
quan điểm tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận chuyển khách du
lịch...................................................................................................................72
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật......................77
* Tăng cường đảm bảo an toàn trong vận chuyển khách du lịch bằng phương
tiện giao thông đường thủy...............................................................................78
* Cơ chế chính sách cho hoạt động vận chuyển khách du lịch..........................78
3.2.3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vận chuyển du
lịch...................................................................................................................79
3.2.4. Hoàn thiện quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong
hoạt động vận chuyển du lịch...........................................................................80
* Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước chuyên
nghiệp về dịch vụ vận chuyển du lịch...............................................................81

* Đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động vận
chuyển khách du lịch........................................................................................82
3.2.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm....................84
* Kiến nghị với nhân dân tỉnh Ninh Bình (Sở Văn hoá thông tin, các Đoàn thể và
chính quyền địa phương...)...............................................................................88
KẾT LUẬN.....................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................92
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA................................................................................94


viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SỐ

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Thống kê số liệu khách tham quan trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
năm 2012 và 2013
Bảng 2.2: Số lượng phương tiện vận chuyển tại Chùa Bái Đính và Khu du
lịch sinh thái Tràng An
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Khu du lịch sinh thái Tràng An năm 2011
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Khu du lịch sinh thái Tràng An năm 2012
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của Khu danh thắng Tràng An năm 2013
Bảng 2.6: Cơ cấu sử dụng đất tại Chùa Bái Đính
Bảng 2.7: Cơ cấu sử dụng đất của Khu du lịch sinh thái Tràng An

46
47

47
48
49
51
52

DANH MỤC HÌNH VẼ

TÊN HÌNH

Hình vẽ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu du lịch sinh thái
Tràng An

SỐ
TRANG
41


ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQL
DNXD
KDL
NQ
TP

QLNN
UBND
DVVC


Ban quản lý
Doanh nghiệp xây dựng
Khu du lịch
Nghị quyết
Thành phố
Quyết định
Quản lý nhà nước
Ủy ban nhân dân
Dịch vụ vận chuyển


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ninh Bình với tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, là địa bàn có thể
thu hút được nguồn khách trong nước và quốc tế. Tài nguyên du lịch của Ninh
Bình tương đối phong phú, đa dạng bao gồm hệ thống núi đá vôi, rừng, hồ,
các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng,... cùng với văn hóa của cư dân nông
nghiệp địa phương. Đây là một lợi thế quan trọng, tạo tiền đề phát triển nhiều
loại hình du lịch phong phú, đa dạng. Tài nguyên du lịch Ninh Bình được
phân bố tương đối tập trung ở một số khu vực chính như Hoa Lư, Gia Viễn,
Nho Quan, Kim Sơn, với khu du lịch nổi tiếng: Tam Cốc - Bích Động, Tràng
An, rừng quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân
Long, suối khoáng nóng Kênh Gà - Vân Trình... Nguồn tài nguyên văn hóa
độc đáo của Ninh Bình có những địa danh điển hình như cố đô Hoa Lư, nhà
thờ đá Phát Diệm, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, chùa Bái Đính... Đây
chính là điều kiện rất tốt cho việc hình thành và phát triển những khu du lịch
trọng điểm, có sức hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.
Phát huy lợi thế đó, trong những năm qua, Ninh Bình đã tập trung đầu

tư phát triển du lịch đồng bộ trên cả ba nội dung: xây dựng cơ sở hạ tầng du
lịch, phát triển sản phẩm du lịch, xây dựng hệ thống cơ sở và đội ngũ nhân
viên ngành du lịch.
Du lịch Ninh Bình ngày càng phát triển mạnh nhờ vào lợi thế cảnh
quan, sinh thái, có nhiều hang động tuyệt đẹp của vùng đất này. Khu hang
động sinh thái Tràng An, nơi hội tụ nhiều nhất các động nước trên diện tích
hàng ngàn hec-ta, với 31 thung, 50 hang động xuyên thuỷ, có phủ Khống, phủ
Đột, đền Nội Lâm nổi tiếng. Chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất ở nước ta, có
diện tích 700ha với vẻ đẹp hoành tráng của chùa Tam Thế. Chùa Bái Đính đã
được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận kỷ lục: “Đại đồng


2

chuông lớn nhất Việt Nam (phá kỷ lục Việt Nam)” (quả chuông nặng 36 tấn);
“Pho tượng phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam” (pho tượng
đồng nặng 100 tấn); “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất
Việt Nam” (mỗi pho tượng đồng nặng 50 tấn); “Ngôi chùa có giếng lớn nhất
Việt Nam” (giếng Ngọc có đường kính gần 30m).
Sự phát triển du lịch gắn liền với sự phát triển của dịch vụ vận chuyển
giúp khách di chuyển trong quá trình đi du lịch. Sự phát triển của dịch vụ vận
chuyển khách du lịch không những giúp cho du khách có cơ hội được ngắm
cảnh thiên nhiên ban tặng cho Ninh Bình mà còn giúp cho khách hàng hiểu
được cuộc sống và con người nơi đây.
Phương tiện vận chuyển khách du lịch tại Ninh Bình với phương tiện
giao thông đường bộ và đường thủy điển hình là xe điện và thuyền chở khách.
Theo thống kê của ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh có
gần 3000 chiếc đò nan, chèo tay tham gia vận chuyển khách du lịch chủ yếu
tại các điểm như: Tràng An, Tam Cốc – Bích Động,...
Tuy nhiên, phần lớn những người chèo đò còn hạn chế về chuyên môn,

thậm chí rất nhiều người chưa có chứng chỉ chuyên môn và giấy phép hoạt
động. Đa số các thuyền chưa có phao cứu hộ, khi xảy ra sự cố rất khó ứng
cứu. Văn hóa du lịch, văn hóa ứng xử và văn hóa tiếp thị của người chèo đò
chưa cao nên đã gây ra không ít phiền hà và bực bội cho du khách. Bên cạnh
đó, công tác kiểm tra, thanh tra các bến thuyền vẫn chưa được tiến hành
thường xuyên.
Trước thực trạng này, tỉnh Ninh Bình cần quan tâm tìm các giải pháp
nhằm quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch để đáp ứng nhu cầu phục vụ
vận chuyển khách du lịch, bảo vệ an toàn cho du khách
Trong điều kiện này, để đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước đối với dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình,


3

cần có những công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực tiễn đổi mới và
hoàn thiện công tác này.
Với những lý do nêu trên, đề tài: "Quản lý dịch vụ vận chuyển khách
du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình" được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp
khóa học thạc sĩ của học viên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình đã công bố.
Sau đây là những công trình điển hình:
- “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”. Viện nghiên cứu phát triển du lịch ITDR.
Nội dung đề tài đưa ra ngành Du lịch còn nhiều hạn chế và bất cập.
Nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng, chưa có bước
phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn. Kết quả
chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn
ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững. Điều đó ảnh hưởng đến hoạt

động du lịch tại Ninh Bình nói chung và dịch vụ vận chuyển khách du lịch
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng.
Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 phải khắc phục được những
điểm yếu, hạn chế của giai đoạn vừa qua đồng thời phải tạo bước phát triển
mạnh về chiều sâu, lấy chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả làm thước đo đánh giá
để thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tính chất hiện đại. Từ đó, đưa
ra các giải pháp áp dụng cho dịch vụ vận chuyển trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
nói riêng.
- Nguyễn Thơm “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Quần thể danh
thắng Tràng An”, Báo Ninh Bình.
Nội dung đề tài nêu lên diễn biến quá trình bảo vệ hồ sơ di sản Tràng An
tại kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Di sản thế giới.


4

- Đinh Thị Thúy Hường (2011), “Phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh
Ninh Bình”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế.
Nội dung đề tài phân tích một số lý luận về du lịch và dịch vụ du lịch,
phát triển du lịch. Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch của tỉnh Ninh
Bình trong những năm qua. Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển du
lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới năm 2015 và tầm nhìn đến
năm 2020.
- “Phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Nghị
quyết số 15 - NQ/TU, Tỉnh ủy Ninh Bình.
Nội dung nghị quyết đánh giá kết quả du lịch trong những năm qua.
Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Phạm Thị Minh Tuyết (2010), “Chùa Bái Đính tiềm năng du lịch của
tỉnh Ninh Bình”, Luận văn thạc sỹ sinh tế.

Nội dung đề tài tìm hiểu các giá trị văn hoá lịch sử của Ninh Bình nói
chung và quần thể Chùa Bái Đính nói riêng nhằm tôn vinh được nét đẹp văn
hoá lịch sử của cố đô Hoa Lư cũng như làm nổi bật lên các yếu tố văn hoá lịch
sử của quần thể di tích chùa Bái Đính. Vì đây vốn là khu du lịch trọng tâm của
tỉnh Ninh Bình để tạo đà cho sự phát triển của các khu du lịch khác
Trên cơ sở đánh giá về các giá trị đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
khai thác có hiệu quả quần thể di tích này phục vụ phát triển du lịch.
- Tạ Minh Phương (2006) "Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Nội dung đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về du
lịch sinh thái, đưa ra những phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm


5

đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái ở Ninh Bình tương xứng với tiềm năng
sẵn có của tỉnh.
- Phạm Xuân Lượng (2006), “Những giải pháp phát triển kinh doanh
du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại
học Thương Mại.
Nội dung đề tài đánh giá thực trạng về các điều kiện cần thiết cũng như
thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Từ đó
đưa ra những giải pháp phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình.
Các công trình nêu trên là nguồn tư liệu quý để đề tài tham khảo và kế
thừa. Tuy nhiên, đề tài: "Quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình" là một đề tài không trùng lặp, mang tính đặc thù riêng,
chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục tiêu
Đề xuất được giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ
vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn xác định có những nhiệm vụ
sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý
nhà nước đối với dịch vụ vận chuyển khách du lịch ở cấp tỉnh.
- Phân tích thực trạng hoạt động vận chuyển khách du lịch và quản lý
nhà nước đối với dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn Tỉnh Ninh
Bình từ năm 2011 đến nay. Từ đó, đánh giá các kết quả đạt được, những hạn
chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ


6

vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình
quản lý nhà nước đối với hoạt động vận chuyển khách du lịch. Luận văn chủ
yếu nghiên cứu các công cụ, biện pháp và nội dung được thực hiện bởi chính
quyền địa phương tỉnh - huyện - phường, xã.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động vận
chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Chọn hai điểm du lịch điển
hình về vận chuyển khách du lịch đó là:
+ Đường Bộ: Chùa Bái Đính
+ Đường Thủy: Khu du lịch sinh thái Tràng An.

- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu về vận chuyển khách du lịch trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2011 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng một số biện pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp nghiên cứu các
hiện tượng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận động và có các mối liên hệ
chặt chẽ với nhau, nó cho phép phân tích một cách khách quan các vấn đề
nghiên cứu như: hiện trạng của hoạt động vận chuyển khách du lịch ở tỉnh
Ninh Bình và quản lý nhà nước đối với vận chuyển khách du lịch.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thu thập tài liệu (tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp).
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp tổng hợp số liệu.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi.


7

6. Đóng góp mới của luận văn
- Sau khi hoàn thành, dự kiến luận văn góp phần hệ thống hóa và làm
sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với dịch
vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn một tỉnh, lấy Ninh Bình làm điển
hình.
- Đánh giá hoạt động vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt
động vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch
định chính sách phát triển du lịch, đặc biệt phát triển dịch vụ vận chuyển
khách du lịch và dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy.
7. Kết cấu luận văn

Gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch
Chương 2: Thực trạng quản lý dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình


8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ VẬN
CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm về du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch,
quản lý nhà nước đối với vận chuyển khách du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch được hình thành và phát triển theo nhu cầu đời sống của con
người từ những ngày xa xưa. Trong số những nhu cầu của con người, nhu cầu
về du lịch chưa bao giờ được thỏa mãn, càng đi du lịch cuộc sống của con
người càng được nâng cao.
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng "To Tour" có nghĩa là cuộc dạo
chơi (Tour round the world - cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round
the town - cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm
tra, …). Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo
chơi, dã ngoại,…
Các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã
tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt:
Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): "Du lịch là
một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú
với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
công trình văn hóa, nghệ thuật,…" [17].

Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): “Du lịch là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên
nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình
yêu đất nước. Đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình. Về
mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể
coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ“ [17].


9

Theo bản chất du lịch
Nhìn từ góc độ nhu cầu: Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát
triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định.
Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân
đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học-công nghệ, phương tiện
giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi,
tham quan du lịch vủa con người. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn
để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hóa cao.
Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch: Dựa trên nền tảng
của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng
các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, lựa chọn các sản phẩm du lịch
độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương
hướng quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ
du lịch tương ứng.
Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: sản phẩm đặc trưng của du lịch là các
chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch
sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất – kỹ
thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
Xét từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp
thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để

“mua chương trình du lịch”.
Luật du lịch (2005): “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định“ [8].


10

1.1.2. Khái niệm kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Trong kinh doanh du lịch, hoạt động vận chuyển đóng vai trò hết sức
quan trọng vì mục đích chủ yếu của khách du lịch là rời xa nơi cư trú thường
xuyên của mình đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về giải trí, tìm hiểu
phong tục tập quán, tham quan, ngắm cảnh,... Nói đến kinh doanh dịch vụ vận
chuyển khách du lịch là nói đến một loại hình kinh doanh đáp ứng nhu cầu đi
lại của khách. Tại các khu du lịch, vai trò của các phương tiện vận chuyển
khách du lịch lại càng được đánh giá cao hơn nữa nhằm phục vụ khách du
lịch tham quan ngắm cảnh theo tuyến, điểm du lịch.
Theo luật du lịch (2005): Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc
cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo
chương trình du lịch và tại các khu du lịch, đô thị du lịch [8].
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải đăng ký
kinh doanh và tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận chuyển khách theo
quy định của pháp luật.
1.1.3. Khái niệm chung về quản lý nhà nước
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt
nhằm duy trì trật tự xã hội và đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Nhà nước
là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội, là sản phẩm của chế độ
kinh tế nhất định. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng quy định sự phát triển của

nhà nước. Ngược lại, nhà nước cũng tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến
những điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội cũng như đến các
hiện tượng xã hội khác.
Theo Mác – Ph. Ăng ghen, toàn tập, tập 23, trang 23: Quản lý là nhằm
phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình


11

sản xuất. Ở đây, Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của
quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới
mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý.
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động
của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp
cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác
động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các
lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là
sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển
các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng
và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ
quốc XHCN”, [16].
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong
quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.
Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa [16]:
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy
nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp đến hoạt động tư pháp.


12

Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước
theo nghĩa rộng. Quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp
hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản
lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết
được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính
trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà
nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định
của pháp luật.
1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận chuyển khách du
lịch
Du lịch gắn liền với sự di chuyển và các chuyến du lịch trở nên không
thể thiếu được trong ngành du lịch. Tham gia vận chuyển du lịch có các
ngành hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy. Tuy nhiên mỗi loại
phương tiện vận chuyển thường có ưu nhược điểm phù hợp với từng chuyến
đi có khoảng cách, mục đích, chi phí nhất định.
Theo luật du lịch (2005): Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch
là phương tiện bảo đảm các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để
vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch [8].
Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch,

không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các
doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ
mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch. Quản lý nhà nước
về du lịch là nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình
phát triển đất nước.


13

Từ các khái niệm trên, ta đưa ra định nghĩa về quản lý nhà nước về dịch
vụ vận chuyển khách du lịch như sau:
Quản lý nhà nước về dịch vụ vận chuyển khách du lịch là quá trình tác
động của nhà nước đến dịch vụ vận chuyển thông qua các hệ thống cơ quan
quản lý nhà nước, hệ thống pháp luật với mục tiêu phát triển dịch vụ vận
chuyển đi đúng hướng của nhà nước, tạo nên trật tự trong hoạt động vận
chuyển khách du lịch. Đối tượng của sự quản lý đó là hoạt động vận chuyển,
cơ quan tổ chức hoạt động vận chuyển và du khách.
1.1.5. Vai trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận chuyển khách du lịch
1.1.5.1. Vai trò định hướng
Nhà nước thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quy định vận chuyển khách du
lịch, tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động vận chuyển khách du lịch.
Chức năng hoạch định giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
du lịch có phương hướng hình thành phương án chiến lược, kế hoạch kinh
doanh. Nó vừa giúp tạo lập môi trường kinh doanh, vừa cho phép Nhà nước
có thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh
du lịch trên địa bàn.
1.1.5.2. Vai trò tổ chức và phối hợp
Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về

du lịch nói chung và dịch vụ vận chuyển khách du lịch nói riêng. Sử dụng bộ
máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản
quy phạm pháp luật,... đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để
thực hiện những vấn đề thuộc về quản lý nhà nước, nhằm đưa chính sách phù
hợp về dịch vụ vận chuyển khách du lịch vào thực tiễn, biến quy hoạch, kế
hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho du lịch nói chung và dịch vụ vận
chuyển khách du lịch nói riêng phát triển.


14

Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan quản lý nhà nước về
du lịch với các cấp trong hệ thống tổ chức quản lý du lịch của trung ương,
tỉnh (thành phố), và quận (huyện, thị xã).
1.1.5.3. Vai trò giám sát
Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng
như chế độ quản lý của các chủ thể đó (về các mặt đăng ký kinh doanh,
phương án sản phẩm, chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, môi trường ô
nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế...), cấp và thu hồi giấy
phép, giấy hoạt động trong hoạt động du lịch.
Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật
và các quy định của Nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp
nhằm tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước về hoạt động vận chuyển.
Kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý du lịch của Nhà nước cũng
như năng lực của đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về hoạt động
vận chuyển khách du lịch.
Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn
nhân lực cho dịch vụ vận chuyển khách du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa
học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động vận chuyển

khách du lịch.
1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận chuyển khách du lịch
1.2.1. Quy hoạch, bảo vệ kết cấu hạ tầng vận chuyển khách du lịch
* Quy hoạch kết cấu hạ tầng vận chuyển
+ Quy hoạch du lịch là một phương án tập hợp yếu tố kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội và công nghệ tác động vào các tài nguyên du lịch để hình
thành các điểm và khu du lịch nhằm thực hiện mục tiêu đã định trước là thỏa


15

mãn nhu cầu đa dạng ngày càng cao của khách du lịch và nâng cao hiệu quả
kinh tế - xã hội của địa phương và hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Quy hoạch các tuyến du lịch: tuyến du lịch là mạng giao thông nối
liền các điểm du lịch. Các tuyến tham quan này có thể được chia ra theo thời
gian như: nửa ngày, một ngày, hai ngày và nhiều ngày nhằm thỏa mãn nhu
cầu của khách du lịch.
+ Quy hoạch tổ chức không gian du lịch.
* Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
- Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của
đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất,
phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông
đường bộ.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ, tham gia ứng cứu bảo vệ công trình đường bộ.
- Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh các
biện pháp, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ. Chỉ đạo công tác quản lý đường bộ đối với hệ
thống đường tỉnh, hướng dẫn UBND huyện, thành phố thực hiện công tác
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do UBND huyện,

thành phố quản lý. Đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ
thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
theo các quy định.... Các Sở, Ban quản lý khu du lịch, ngành liên quan theo
chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn các tổ
chức, cá nhân tuân thủ các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng vận chuyển.


16

1.2.2. Xây dựng pháp lý văn bản quy phạm pháp luật về vận chuyển
Nội dung xây dựng pháp lý tập trung vào vấn đề phương tiện vận
chuyển khách du lịch. Theo điều Luật Du lịch 2005, kinh doanh vận chuyển
khách du lịch cần đáp ứng những điều kiện sau [8]:
-

Có phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch đạt tiêu chuẩn và

được cấp biển hiệu riêng theo quy định tại điều 59 của Luật Du lịch [8]:
+ Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch phải đạt tiêu chuẩn về
an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chất lượng dịch vụ và được cấp biển hiệu
riêng theo mẫu thống nhất do Bộ Giao thông vận tải ban hành sau khi thỏa
thuận với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.
+ Bộ Giao thông vận tải tổ chức việc cấp biển hiệu riêng cho phương
tiện chuyên vận chuyển khách du lịch sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch ở trung ương.
+ Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch có biển hiệu riêng
được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch tại bến xe, nhà ga,
sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch.
- Sử dụng người điều khiển và người phục vụ trên phương tiện chuyên
vận chuyển khách du lịch có chuyên môn, sức khoẻ phù hợp, được bồi dưỡng

về nghiệp vụ du lịch.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của
khách du lịch trong quá trình vận chuyển; mua bảo hiểm hành khách cho
khách du lịch theo phương tiện vận chuyển.
- Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du
lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
- Gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết
trên phương tiện vận chuyển.


×