Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Luận văn thạc sỹ Quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.92 KB, 110 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn “Quản lý môi trường tại các làng nghề trên
địa bàn tỉnh Thái Bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các nội dung
của công trình nghiên cứu này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những
quan điểm của chính cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung
thực. Những tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Kiều Thị Mai


ii
LỜI CÁM ƠN
Bản luận văn này đã được hoàn thành với nhiều sự giúp đỡ quý báu. Trước
hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành nhất tới PGS,TS Phạm Thị Tuệ, người
hướng dẫn đã tạo điều kiện thuận lợi, chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình, đầy trách nhiệm
với tôi trong suốt quá trình làm luận văn; tôi cũng xin trân trọng cám ơn các nhà
khoa học, các thầy cô giáo trong trường Đại học Thương Mại; các tác giả có công
trình khoa học, bài viết tôi tham khảo; tôi cũng xin cảm ơn các Ban ngành tỉnh Thái
Bình đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả

Kiều Thị Mai


iii
MỤC LỤC




iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
BVMT
CN
CNH-HĐH
CSHT
CSSX
CTR
DV
LN
QLMT
QLNN
TTCN
XK
UBND
VSMT

NỘI DUNG
Bảo vệ môi trường
Công nghiệp
Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở sản xuất
Chất thải rắn
Dịch vụ
Làng nghề
Quản lý môi trường

Quản lý nhà nước
Tiểu thủ công nghiệp
Xuất khẩu
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh môi trường


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Hiện cả nước có hơn 1.300 làng nghề được công nhận và 3.200 làng có nghề;
trong số đó có đến 60% các làng nghề tập trung khu vực phía bắc, chủ yếu ở các
tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Ðịnh. Đối với
tỉnh Thái Bình có đến 90% lao động làm nông nghiệp, việc phát triển nghề và làng
nghề có vai trò hết sức quan trọng, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc
làm, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn. Toàn tỉnh hiện có 229 làng nghề, 100% số xã đều có nghề, giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho 150 ngàn lao động, đóng góp 20% giá trị sản xuất công
nghiệp toàn tỉnh. Trong xây dựng nông thôn mới, Thái Bình được Trung ương lựa
chọn là một trong năm tỉnh làm điểm trong bộ tiêu chí quốc gia.
Trong thời gian tới, các làng nghề truyền thống tiếp tục gia tăng và có những
đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Tuy nhiên, song
song với quá trình phát triển kinh tế; vấn đề cấp bách cần được quan tâm hàng đầu,
mang tính phát triển bền vững cho các làng nghề đó là tình trạng ô nhiễm môi
trường đang ngày càng trở nên gay gắt ở khu vực này. Có rất nhiều hình ảnh, câu
chuyện buồn xoay quanh chủ đề: ô nhiễm khói, bụi; ô nhiễm nguồn nước; thậm chí

cả ô nhiễm tiếng ồn ở các làng nghề tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Hiện, nhiều
xã, huyện chưa có hệ thống xử lý nước, rác thải tập trung.Mỗi ngày, hàng trăm tấn
rác thải các loại từ các làng nghề đổ trực tiếp ra ao, hồ, sông hoặc các trục đường
chính.Chất lượng môi trường hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều
không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao: 95% người
lao động tiếp xúc với bụi, 85% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất.
Tình trạng ô nhiễm môi trường phát sinh từ các làng nghề đã và đang tác động
trực tiếp tới sức khoẻ của người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc.Tỷ lệ
người mắc bệnh tại khu vực này đang có xu hướng ngày càng gia tăng.Kết quả
nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi,
thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình của cả nước. Tại các làng nghề sản xuất


2
kim loại, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp, điếc, ung thư...
gia tăng hàng năm. Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới
các hoạt động kinh tế, xã hội của chính các làng nghề, gây ra những tổn thất không
nhỏ về kinh tế và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng.
Hiện nay, công tác quản lý môi trường làng nghề còn nhiều hạn chế. Hệ thống
quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, chưa cụ thể hoá. Bên cạnh đó, công tác xã hội
hoá bảo vệ môi trường làng nghề chưa được triển khai sâu rộng, chưa huy động
được nguồn lực xã hội.Việc ứng dụng công nghệ môi trường tại các làng nghề chưa
được chú trọng đúng mức. Do đó, bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát
triển bền vững là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng với các làng nghề trên cả
nước nói chung và với Thái Bình một tỉnh thuần nông, giàu nghề truyền thống nói
riêng. Với mục tiêu nghiên cứu là phân tích thực trạng công tác quản lý môi trường
tại các làng nghề; trên cơ sở đó đưa ra giải pháp để góp phần vào việc nâng cao
công tác quảng lý môi trường tại các làng nghề hướng tới phát triển bền vững đóng
góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình”.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề quản lý nhà nước về môi trường tại các làng nghề trên phạm vi cả
nước, của từng khu vực, từng tỉnh là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học, các nhà lãnh đạo và quản lý kinh tế. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài
tác giả đã có cơ hội được tiếp cận một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên
quan đến đề tài như sau:
- Nguyễn Thị Hương Lan (2008) “Hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát triển
các làng nghề Hà Tây trong giai đoạn hiện nay” – Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học
Thương Mại. Tác giả đi sâu phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với
việc phát triển nghề và làng nghề Hà Tây, bao gồm quản lý vĩ mô của Chính phủ, của
các Bộ; và công tác tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các chính sách của Hà Tây.
Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp về quy hoạch, cơ chế chính sách về thị trường, lao
động, vỗn, công nghệ, môi trường nhằm phát triển các làng nghề trong tỉnh.


3
- Trần Duy Khánh (2012) “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực
hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh tỉnh Bắc
Bộ” – Luận văn thạc sĩ môi trường, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và môi
trường. Luận văn là một cái nhìn khái quát bức tranh toàn cảnh làng nghề Việt
Nam về sự phân bố, xu thế phát triển và các áp lực môi trường. Tác giả đã sử dụng
phương pháp khảo sát thực địa, điều tra phỏng vấn kết hợp với thống kê, tổng hợp
để đưa ra kết quả đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại 5 tỉnh gồm: Hà Nội,
Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định. Kết quả phân thích mẫu nước, kết
quả quan trắc môi trường không khí, chỉ tiêu chất thải, phân tích mẫu đất đều cho
thấy lượng thải vượt quá tiêu chuẩn, tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động
tại các làng nghề trên địa bàn 5 tỉnh này.
- Lê Thị Kim Hoa (2004) “Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu
thụ sản phẩm của làng nghề tỉnh Thái Bình” - Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại
học Thương Mại. Luận văn đã khát quát tổng quan số làng nghề, các nhóm nghề

chính trên địa bàn toàn tỉnh; phân tích vai trò, vị trí và những đóng góp của làng
nghề trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình. Tác giả tập trung phân
tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề.; trong đó có đề cập
đến thực trạng môi trường ô nhiễm báo động chủ yếu tập trung ở các làng nghề: Dệt
Hưng Hà, chế biến thực phẩm Vũ Hội, chạm bạc Đồng Xâm.
- T.S Đỗ Văn Sáng (2008) “Một số giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường tại
các làng nghề vùng Từ Sơn, Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” – Đề tài nghiên cứu khoa
học, trường Đại học Thương Mại. Công trình nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi
trường tại khu vực Từ Sơn và Yên Phong. Tác giả đưa ra kết quả phân tích môi
trường nước, môi trường không khí, môi trường đất tại 3 làng nghề: làng gỗ Đồng
Kỵ, làng giấy Phong Khê, làng Văn Môn; đồng thời tác giả đưa ra các con số về tỷ
lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp, da liễu, đường ruột của người dân sống
trong các làng nghề này cao hơn hẳn tỉ lệ trung bình của cả nước. Qua đó tác giả
đưa ra các giải pháp mang tính khoa học về hồ sinh học, xử lý nước thải bằng ánh
nắng mặt trời, xử lý nước thải trong điều kiện kỵ khí.


4
Ngoài ra còn có các bài viết liên quan đến vấn đề QLNN về BVMT, cụ thể
như sau:
- TS. Nguyễn Văn Chiển – Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: “Làng
nghề nông thôn ở nước ta, những vấn đề phát sinh cần giải quyết và giải pháp chủ
yếu để phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn” (2005) - Tạp chí kinh tế nông nghiệp. Bài viết khái quát tình trạng ô nhiễm
môi trường ở các làng nghề nông thôn theo đặc thù của từng nhóm nghề, cụ thể: ô
nhiễm nguồn nước ở các làng nghề chế biến giấy, chế biến nông sản, thực phẩm; ô
nhiễm không khí tại các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, tái chế kim loại; ô
nhiễm tiếng ồn tại các làng nghề mộc và chạm khắc. Bài viết cũng đưa ra những
con số đáng lưu tâm về tình hình sức khỏe và bệnh tật của người dân tại các làng
nghề thủ công đồng thời đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các

làng nghề theo hướng phát triển bền vững.
- Phạm Duy Hiếu – Đại học Thương Mại: “Vấn đề ô nhiễm môi trường tại
các làng nghề và giải pháp” (2010) – Tạp chí Thương Mại.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề cần nghiên cứu
Xuất phát từ tính tất yếu của vấn đề quản lý môi trường các làng nghề trên địa
bàn tỉnh Thái Bình, đề tài sẽ nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến làng nghề, quản lý môi trường
tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Từ những cơ sở lý luận đã phân tích đề tài sẽ đi nghiên cứu cụ thể vào thực
trạng ô nhiễm môi trường và quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh
Thái Bình.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề trên, tác giả đưa ra một số kết luận và
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các làng nghề
trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
4. Các mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu nghiên cứu là nâng cao hiệu quả công tác quản
lý môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình.


5
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa các văn bản quản lý môi trường ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu thực trạng quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh
Thái Bình thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp.
+ Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý môi trường tại các làng nghề trên
địa bàn tỉnh Thái Bình.
+ Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề trên tác giả đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa
bàn tỉnh Thái Bình.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý
môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình chủ yếu tập trung vào các
làng nghề có đặc thù sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu:
+Về mặt không gian: Nghiên cứu tại các làng nghề gây ô nhiễm môi trường
trên địa bàn tỉnh Thái Bình, cụ thể: làng dệt nhuộm (Hưng Hà), làng mây tre đan
(Tiền Hải), làng chế biến bún (Vũ Thư), làng chạm bạc (Kiến Xương).
+Về mặt thời gian: Thời gian khảo sát thực trạng từ năm 2009 đến nay, các đề
xuất giải pháp từ nay đến 2015 tầm nhìn đến năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận của phương pháp nghiên cứu
kinh tế; luận văn dựa vào quy luật kinh tế và quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về công tác quản lý môi trường làm cơ sở phân tích, đánh giá và
đề xuất giải pháp.
Để giải quyết những nội dung nhiệm vụ đặt ra, luận văn còn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau:
Phương pháp thống kê mô tả sử dụng dữ liệu thứ cấp để hỗ trợ quá trình lập


6
luận: Các số liệu thống kê của Sở Tài nguyên – môi trường Thái Bình, Sở Công
thương Thái Bình UBND Tỉnh Thái Bình, Ban quản lý các làng nghề tỉnh Thái
Bình để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá toàn diện nội dung nhiệm vụ và kết
quả của hoạt động quản lý môi trường tại các làng nghề trong từng năm cụ thể của
tỉnh.
Phương pháp thu thập thông tin: Nghiên cứu tài liệu, sách báo, tạp chí,
website…
Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Trên cơ sở phân tích những nội dung cơ
bản của quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình, luận văn

sử dụng phương pháp quy nạp để đưa ra những đánh giá mang tính khái quát về
thực trạng quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, chuyên gia để
từ đó đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu một cách tổng quát.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phẩn mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, từ viết
tắt, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về làng nghề, quản lý môi trường tại các làng nghề
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa
bàn tỉnh Thái Bình
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa
bàn tỉnh Thái Bình


7
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LÀNG NGHỀ, QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC LÀNG NGHỀ
1.1. Làng nghề
1.1.1. Khái niệm làng nghề
Làng nghề (LN) là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số
các LN đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước.Sự xuất hiện của các
nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngành nghềphụ, chủ yếu được nông dân
tiến hành trong lúc nông nhàn. Về sau, do quá trình phân công lao động, các ngành
nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông
nghiệp, khi đó người thợ thủ công có thể không còn sản xuất nông nghiệp nhưng họ
vẫn gắn chặt với làng quê mình. Khi nghề thủ công phát triển, số người chuyên làm
nghề thủ công và sống được bằng nghề này tăng lên, điều nay diễn ra ngay trong
các làng quê và đó là cơ sở cho sự tồn tại của các LNở nông thôn.
Tại các LN, kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản

phẩm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ban đầu, hầu hết các sản phẩm
này đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hằng ngày hoặc là công cụ sản xuất
nông nghiệp, chủ yếu tận dụng những lao động dư thừa trong lúc nông nhàn. Dần
dần, với sự phát triển mạnh mẽ của các LN, nhiều sản phẩm đã trở thành thương
phẩm trao đổi với các địa phương khác và xuất khẩu ra các nước trên thế giới.
Thực tế cho thấy LN là những làng mà ở đó có số người chuyên làm nghề
thủ công nghiệp và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ
lệ khá lớn trong tổng dân số của làng.LN thể hiện một không gian vùng quê nông
thôn, ở đó có những hộ thuộc một số dòng tộc nhất định sinh sống. Ngoài sản xuất
nông nghiệp, họ còn có một số nghề sản xuất phi nông nghiệpchiếm ưu thế về số hộ,
số lao động và thu nhập so với nghề nông. Trong các LNnày tồn tại đan xen nhiều mối
quan hệ kinh tế, xã hội phong phú và phức tạp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã định nghĩa LN trong Thông tư
116/2006/TT-BNN : “LN truyền thống là LN có nghề truyền thống được hình thành


8
từ lâu đời. LN là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành
nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Ngày nay, LN được hiểu theo nghĩa rộng, không bó hẹp trong phạm vi hành
chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một tiểu vùng, cùng địa lí
kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa truyền thống hoặc cùng kinh doanh
liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhau vềkinh tế
- xã hội.Trong những năm gần đây, LN đang thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế
thị trường, quá trình công nghiệp hóa cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến
khích phát triển ngành nghề nông thôn, các LN mới và các cụm LN không ngừng
được khuyến khích phát triểnvới các thành phần kinh tế và các tổ chức kinh doanh
quy mô vừa và nhỏ như: hộ sản xuất, tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...

Như vậy khái niệm LN có thể tổng hợp bao gồm những nội dung chính sau:
“LN là một thiết chếkinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng
và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ
gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết chặt chẽ về
kinh tế - xã hội và văn hóa”.
Các tiêu chí công nhận làng nghề
Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một
làng ở nông thôn được coi là một LN. Nhưng nhìn chung, các ý kiến thống nhất ở
một số tiêu chí sau:
Giá trị sản xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở LN đạt trên 50% so với
tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của LN trong năm; hoặc doanh thu hàng
năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng, hoặc:
Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên, trực
tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so với tổng
số hộ hoặc lao động ở LN có ít nhất 300 lao động.


9
Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và do
người trong làng tham gia.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận.
Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước.
Có rất nhiều cách phân loại LN, tùy theo đối tượng và mục đích nghiên cứu;
tuy nhiên có thể đưa ra bốn cách phân loại cơ bản như sau:
Theo lịch sử hình thành và phát triển có LN truyền thống và LN mới
LN truyền thống: LN truyền thống phải đạt tiêu chí LN và có ít nhất một nghề
truyền thống theo quy định tại Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của
Bộ NN & PTNT.
LN mới: được hiểu là các LN không phải là LN truyền thống. Các LN này

được hình thành trong thời gian gần đây chủ yếu xuất phát từ việc tổ chức gia công
cho các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu; việc học tập kinh
nghiệm của vài hộ gia đình nhạy bén thị trường và có điều kiện đầu tư sản xuất hoặc
của các LN lân cận; tự hình thành do nhu cầu mới của thị trường tiêu thụ sản phẩm
và thị trường nguyên liệu sẵn có.
Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh có:
LNtiểu thủ công nghiệp như: dệt, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ.v.v..
LN công nghiệp cơ khí, chế tác như: chế tác vàng bạc, dát vàng, gia công tái
chế sắt thép.v.v..
LN xây dựng và dịch vụ
Theo quy mô LN có LN quy mô lớn và LN quy mô nhỏ
LN quy mô lớn là sự liên kết nhiều làng làm cùng một nghề hoặc cùng một
không gian địa lí lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề, có quy mô lao động
phi nông nghiệp rất lớn, bao gồm lực lượng lao động tại chỗ và lao động làm thuê.
LN quy mô nhỏ là làng trong phạm vi một làng theo địa giới hành chính. Ở
các LN này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp, được
truyền nghề theo phạm vi dòng tộc.


10
Theo loại hình kinh doanh của LN có tính phổ biến ở Việt Nam có:
Các LN truyền thống chuyên doanh một chủng loại sản phẩm hàng hoá.
Các LN kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống.
Các LN vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa phát triển các
ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng.
1.1.2. Đặc trưng của làng nghề
Với quá trình phát triển gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và
nông thôn đất nước; các làng nghề Việt Nam mang những đặc thù của nông thôn
Việt, cụ thể là những đặc trưng sau:
Thứ nhất, quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình. Tại các LN

sản xuất hầu hết là thủ công, gắn liền với sự phân công lao động ở nông thôn. Mục
đích của sản xuất chỉ để tận dụng sức lao động lúc nông nhàn và duy trì nghề truyền
thống.Công nghệ sản xuất của LN nông thôn mang tính truyền thống, có từ lâu đời,
được truyền từ đời này sang đời khác. Công cụ lao động chính của người thợ là đôi
bàn tay và các dụng cụ, thiết bị đơn giản .Nông thôn là nguồn cung cấp nguyên
liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu. Do vậy mà sản xuất tại các LN có đặc
thù năng suất thấp, quy mô sản xuất thấp, nhỏ, lẻ.
Với đặc điểm lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ khi thời vụ hoặc
có đơn hàng lớn thì mới thuê thêm lao độngLao động trong các LN chủ yếu là nghề
nông, địa điểm sản xuất nghề thủ công truyền thống là tại gia đình họ. Họ tự quản
lý, phân công lao động, thời gian cho phù hợp giữa việc sản xuất nông nghiệp lúc
mùa vụ với nghề thủ công lúc nông nhàn.Do đó, sản xuất kinh doanh ở các LN có
sự gắn bó chặt chẽ với hộ gia đình nông thôn và ngành nông nghiệp
Thứ hai, chất lượng lao động và trình độ chuyên môn thấp, lao động mang
tính đặc thù của sản xuất tại LN.Với đặc thù LN nằm tại các vùng nông thôn, đối
tượng lao động tại các LN hầu hết là tận dụng thành viên trong gia đình; hầu hết lao
động không được đào tạo, hoặc không có khả năng đi học sẽ tham gia lao động tại
địa phương. Vì thế, lao động tại các LN chủ yều là lao động thủ công, văn hóa thấp,
học nghề theo kinh nghiệm là chủ yếu. Do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật sản


11
xuất nên các LN vẫn sử dụng chủ yếu là các lao động thủ công ở hầu hết các công
đoạn, kể cả những công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất. Hơn nữa, sản phẩm ở các
LN có đặc thù đòi hỏi trình độ kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, tay nghề khéo léo nên
trong các LN truyền thống, vai trò của các nghệ nhân rất quan trọng, được coi là
nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo ra nghệ thuật.
Thứ ba, nguyên liệu sản xuất tại chỗ tự cung tự cấp.Nguồn gốc phát triển của các
LN là tận dụng lao động nhàn rỗi lúc nông nhàn và tận dụng lợi thế tuyệt đối của địa
phương về tài nguyên thiên nhiên nên hầu hết các nguồn nguyên liệu của LN lấy từ

trực tiếp từ tự nhiên.Do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, việc khai thác và cung ứng
các nguyên liệu tại chỗ hay các vùng khác trong nước đang dần bị hạn chế.
Thứ tư, công nghệ, thiết bị kĩ thuậtmang tính cổ truyền, lạc hậu.Trình độ công
nghệ ở nông thôn còn thấp, sự thay đổi diễn ra thấp, chậm chạp, không được tiếp cận
công nghệ.Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong LN là công cụ thủ công, phương pháp công
nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao động trong LN tạo ra.
Do đó hầu hết các cơ sở sản xuất nghề nông thôn, trình độ công nghệ còn lạc hậu, cơ khí
hóa thấp, các thiết bị phần lớn đã cũ, sử dụng lại của các cơ sở sản xuất công nghiệp quy
mô lớn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường.
Thứ năm, cơ sở hạ tầng sản xuất nghèo nàn chưa đáp ứng nhu cầu sản
xuất.Xuất phát từ quy mô sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ, nguồn vốn đầu tư của các gia
đình quá thấp, khó có điều kiện xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà xưởng đảm
bảo chất lượng, các hộ tổ chức sản xuất ngay trong các gia đình, sử dụng luôn nhà ở
làm nơi sản xuất. Vì thế, các LN hiện nay nhìn chung đều gặp khó khăn về mặt
bằng cho sản xuất, nhà xưởng, kho bãi.
1.1.3. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế
LN đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu
vực nông thôn. Sự phát triển của các LN đang dần thay đổi bộ mặt nông thôn, cải
thiện đời sống người dân lao động các địa phương. Xét trên mặt tích cực, có thể đưa
ra vai trò quan trọng của làng nghề trên các khía cạnh sau:


12
Thứ nhất, làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong quá trình phát
triển, các LN đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp
sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Xét trên góc độ phân công
lao động thì các LN đã có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ

cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch
cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp.
Mặt khác, kết quả sản xuất ở một sốLN cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn
so với sản xuất nông nghiệp. LN phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở
nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động. Như vậy,
sự phát triển của LN có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH.
Thứ hai, làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động, hạn chế di dân tự do. Nhiều LN không những thu hút lực lượng lao động lớn
ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác.Hơn
nữa, việc phát triển các ngành nghề tại các LN ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao
động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bổ hợp
lí lực lượng lao động nông thôn. Vai trò tạo việc làm của các LN còn thể hiện rất rõ ở
sự phát triển lan tỏa sang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều
lao động, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đó. Đặc biệt, việc
mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm là nhân tố quan trọng để kích thích sản
xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động thủ công chuyên nghiệp và
nhàn rỗi. Như vậy, vai trò của LN rất quan trọng, được coi là động lực trực tiếp giải
quyết việc làm cho người lao động, ở nơi có LN phát triển thì ở đó có thu nhập và
mức sống cao hơn so với vùng thuần nông.
Ngoài ra, việc phát triển các LN được thúc đẩy ở khu vực nông thôn, ngoại thị
là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống
nông dân. Phát triển LN theo phương châm “Ly nông, bất li hương” không chỉ có


13
khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn có vai
trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do ra đô thị.
Thứ ba, vai trò bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.Lịch sử phát triển của LN
truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc, nó là nhân tố

góp phần tạo nên nền văn hóa ấy; đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản
sắc của dân tộc. Các LN phát triển sẽ bảo tồn, duy trì và phát triển nhiều ngành
nghề và các giá trị văn hóa của dân tộc.Các sản phẩm của các LN chứa đựng những
phong tục, tập quán, tín ngưỡng... mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt Nam. Nhiều
sản phẩm LN có giá trị, có tính nghệ thuật cao, trong đó hàm chứa những nét đặc sắc
của văn hóa dân tộc, những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi LN và được coi là
biểu tượng nghệ thuật truyền thống của dân tộc đồng thời có giá trị minh chứng sự
thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện những thành tựu, phát minh mà con người
đạt được.Vì thế, việc phát triển LN, giữ gìn và phát huy các nghề truyền thống không
chỉ là ở lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.
Thứ tư, vai trò phát triển du lịch.Do có những lợi thế như cảnh quan thiên
nhiên, vị trí địa lý, nét văn hóa đặc sắc và sức hút đặc biệt của mỗi LN, bởi mỗi làng
còn gắn với một vùng văn hóa hay một hệ thống di tích lịch sử. Bên cạnh đó, khách
tham quan còn được tận mắt theo dõi quá trình sản xuất ra các sản phẩm thậm chí là
tham gia thực hành vào một khâu sản xuất nào đó, chính điều này tạo nên sức hấp
dẫn của du lịch LN.
Như vậy, LN đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông
thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại
hóa. Đặc biệt trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới việc phát triển tiểu thủ công
nghiệp tại các địa phương có LN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành lộ
trình xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, việc xây dựng nông thôn mới gắn với
phát triển LN, nhất là LN truyền thống có một ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế lẫn xã
hội là giải pháp quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm tăng thu
nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho lao động nông nghiệp, nông thôn.


14
1.1.4. Vấn đề môi trường tại các làng nghề hiện nay
Bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt kinh tế, sự phát triển của các làng
nghề cũng đang là nguyên nhân làm gia tăng vấn đề ô nhiễm môi trường.Những tồn

tại từ nhiều năm qua trong quá trình phát triển làng nghề có thể coi là một trong
những nguyên nhân làm cho chất lượng môi trường nhiều làng nghề ngày càng suy
giảm, ảnh hưởng không nhỏ không chỉ tới sự phát triển sản xuất bền vững ở làng
nghề, mà của cả nền kinh tế đất nước. Cụ thể có thể đưa ra các hạn chế của làng
nghề là thách thức gây ô nhiễm môi trường như sau:
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô
hộ gia đình, khó phát triển vì mặt bằng sản xuất chặt hẹp xen kẽ với khu vực sinh
hoạt.Sản xuất càng phát triển thì nguy cơ lấn chiếm khu vực sinh hoạt, phát thải ô
nhiễm tới khu dân cư càng lớn, dẫn đến chất lượng môi trường khu vực càng xấu
đi.Cùng với đó là nếp sống tiểu nông của người chủ sản xuất nhỏ có nguồn gốc
nông dân đã ảnh hưởng mạnh tới sản xuất làng nghề làm tăng mức độ ô nhiễm môi
trường. Không nhận thức được tác hại lâu dài của ô nhiễm, chỉ quan tâm đến lợi
nhuận trước mắt, các cơ sở sản xuất thô sơ tận dụng nhiều sức lao động, trình độ
thấp. Hơn thế, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản
xuất còn sử dụng các nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, không đầu tư phương tiện,
dụng cụ bảo hộ lao động, không đảm bảo điều kiện lao động nên đã làm tăng mức
độ ô nhiễm tại đây.
Quan hệ sản xuất mang tính đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã.
Nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống sử dụng lao động có tính
gia đình, sản xuất theo kiểu bí truyền giữ bí mật cho dòng họ tuân theo hương ước
không cải tiến áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đã cản trở việc áp
dụng giải pháp kỹ thuật mới, không khuyến khích sáng kiến mang hiệu quả BVMT
của người lao động. Hơn nữa, công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ còn
lạc hậu chắp vá, kiến thức tay nghề không toàn diện dẫn tới tiêu hao nhiều nguyên
nhiên liệu, làm tăng phát thải nhiều chất ô nhiễm môi trường đất nước, khí ảnh
hưởng tới giá thành sản phẩm và chất lượng môi trường.


15
Một nguyên nhân nữa bắt nguồn từ nội lực còn yếu kém của các làng

nghề.Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề còn quá thấp, khó có điều
kiện phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường. Sản
xuất mang tính tự phát, không có kế hoạch lâu dài nên khó huy động tài chính và
vốn đầu tư lớn từ các nguồn khác (quỹ tín dụng, ngân hàng). Do đó, hầu hết các
làng nghề khó chủ động trong đổi mới kĩ thuật và công nghệ, lại càng không thể đầu
tư cho xử lý môi trường.
Trình độ người lao động thấp, lao động chủ yếu là là lao động thủ công, học
nghề, văn hóa nên hạn chế nhận thức đối với công tác BVMT. Đa số người lao động
có nguồn gốc nông dân nên chưa có ý thức về môi trường lao động, chỉ cần việc
làm có thu nhập cao hơn thu nhập từ nông nghiệp hoặc bổ sung thu nhập trong
những lúc nhàn rỗi nên ngại học hỏi, không quan tâm đến môi trường.
Cuối cùng là nguyên nhân từ cơ sở hạ tầng.Sự đầu tư của Nhà nước xây dựng
CSHT kỹ thuật cho BVMT LN chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các làng
nghề không có đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu
chuẩn môi trường như không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, không có bãi
chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, không chú ý đầu tư phương tiện thu gom quản lý
chất thải nguy hại.Hơn nữa cạnh tranh trong một số loại hình sản xuất đã thúc đẩy
một số làng nghề đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhưng lại không phải
là đầu tư cho kỹ thuật bảo vệ môi trường.Đây là một thách thức lớn đối với công tác
QLMT tại các LN; vì để khắc phục điều này đòi hỏi nhiều kinh phí và thời gian.
Đặc biệt, tình trạngô nhiễm môi trường LN hiện nay có tác hại rất lớn đến sức
khoẻ cộng đồng dân cư, nơi mà chính người dân sống và làm việc trực tiếp.Với
mỗinguy cơ ô nhiễm môi trường đặc trưng của mỗi LN thì ảnh hưởng của các hoạt
động LN đến sức khoẻ người dân cũng khác nhau. Ô nhiễm môi trường LN còn gây
ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh tế, xã hội của chính các LN, gây ra
những tổn thất không nhỏ về kinh tế và dẫn đến những xung đột môi trường trong
cộng đồng.Cùng với xu hướng phát triển, mức độ ô nhiễm môi trường LN cũng có
xu hướng gia tăng.Mỗi LN đặc trưng sản xuất gây ô nhiễm môi trường nước, không



16
khí khác nhau với đặc thù sản xuất và lượng chất thải của LN đó.Thực tế các tác
động ô nhiễm môi trường tại các LN như sau:
 Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm chất hữu cơ tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn
nuôi và giết mổ là loại hình sản xuất có nhu cầu rất lớn và nước thải có độ ô nhiễm
hữu cơ rất cao, nhất là sản xuất tinh bột từ sắn và dong riềng. Ô nhiễm chất vô cơ
tại các làng nghềdệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, tái chế giấy, dệt
nhuộm tạo ra nước thải có hàm lượng cặn lớn.
Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu
vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Chế biến lương thực, thực
phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm tơ, dệt nhuộm… là những ngành
sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải có với
mức ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Ngược lại một số ngành như tái chế, chế tác
kim loại, đúc đồng,… nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất
rất độc hại như các hóa chất, a xít, muối kim loại, xyanua, và các kim loại nặng như
Hg, Pb, Cr, Zn, Cu…
Dệt nhuộm là loại hình có nhu cầu hóa chất rất lớn, gồm thuốc nhuộm các
loại, xút, a xit. Khoảng 85-90% lượng hóa chất này hòa tan trong nước thải. Do đó,
nước thải dệt nhuộm chứa rất nhiều hóa chất và có độ màu rất cao. Độ màu lên tới
13.000 Pt-Co. Độ PH biến động lớn phụ thuộc vào loại thuốc nhuộm được sử dụng.
Làng nghề sơn mài và mây tre đan có lượng nước thải không lớn, chỉ khoảng
2-5 m3/ngày/cơ sở, nhưng nước thải chứa hàm lượng ô nhiễm cao.Tại LN sơn mài
hàm lượng COD (lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước),
BOD (lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ theo phản ứng) và
SS (hàm lượng chất rắn lơ lửng) đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,8 đến 3,5
lần. Đối với LN chạm bạc, nước thải từ công đoạn mạ có sử dụng nhiều loại hoá
chất như axít H2SO4, HNO3, các muối thuỷ ngân, muối bạc, xianua, hóa chất cho
công đoạn cườm bóng.Sự có mặt của các hoá chất này làm cho nước thải mạ bạc có
độ PH thấp, hàm lượng xianua, kẽm, thuỷ ngân cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Cũng



17
như hầu hết các LN khác, nguồn nước thải này được hoà lẫn vào nguồn nước thải
sinh hoạt và thải ra theo hệ thống mương chung.
Tại các LN chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, tình trạng ô
nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng.Hàm lượng các chất ô nhiễm, nhất là COD và
BOD5..., vượt quá Quy chuẩn Việt Nam hàng chục lần. Ðặc biệt là nước thải từ
khâu lọc tách bã, tách bột đen của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn, dong riềng có
độ pH thấp, hàm lượng BOD5, COD vượt hơn 200 lần.
Sản xuất ở LN không chỉ tác động đến nước mặt mà còn tác động đến chất
lượng nước dưới tầng đất nông và nguồn nước ngầm.Nguồn nước bề mặt ao, hồ,
kênh mương thủy lợi thì bị nhiễm độc bởi SS, BOD5, COD, NH4, NO2¸PO4, Hg,
phenol, dầu mỡ, ecli, coliform. Nguồn nước dưới đất tầng nông ở các LN đã có biểu
hiện ô nhiễm, cá biệt có nơi ô nhiễm nghiêm trọng: hàm lượng NH 4+ trong nước
dưới đất ở LN sản xuất tinh bột và LN dệt nhuộm rất cao từ 17,75 mg/l đến 18,46
mg/l. Hàm lượng H2S, Mn2+ và CN- trong nước dưới đất đều cao từ 2-100 lần so với
mức cho phép. Nguồn nước ngầm và ao hồ, kênh mương thủy lợi ở các LN cũng bị
ô nhiễm bởi các chất hóa học độc hại. Nguồn nước ngầm sử dụng trong sinh hoạt và
sản xuất bị ô nhiễm bởi COD, NH4, phenol; các chỉ tiêu sinh học như Ecoli,
coliform, kim loại nặng như As, Hg khá cao.
 Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu chia thành ba loại.Ô nhiễm bụi tại các
làng nghề gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai thác đá, đồ gỗ mỹ nghệ và các làng nghề
tái chế với đặc trưng nổi bật là phát sinh một lượng lớn bụi chứa kim loại nặng và
bụi vật liệu độc hại..Ô nhiễm mùi tài các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm,
chăn nuôi và giết mổ.Ô nhiễm khí SO2 tại các làng nghề mây tre đan.
Ô nhiễm bụi từ các LN sản xuất gốm sứ và chế tác đá mỹ nghệ do sử dụng
nguyên liệu là đất đá. Ô nhiễm các khí thải lò đốt như CO, CO2, SO2, NOX do sử
dụng các lò đốt thủ công có hiệu suất đốt thấp và không có hệ thống xử lý khói lò. Các

lò đốt lại thường bố trí thiếu quy hoạch, nằm lẫn trong khu dân cư nên khí thải khó phát
tán, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động. Quá trình tái chế và gia công tại


18
các LN tái chế phế liệu gây phát sinh các khí độc như hơi axit, kiềm, oxit kim loại
(PbO, ZnO, AL2O3.) và gây ô nhiễm nhiệt. Nhóm LN sản xuất vật liệu và khai thác đá
chất lượng không khí bị suy giảm chủ yếu do khí thải từ đốt nhiên liệu, bụi phát sinh từ
quá trình chế tác và khai thác đá. Kết quả khảo sát tại khu vực sản xuất LN cho thấy
hàm lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn từ 3-8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt đến 6.5 lần.
Đặc biệt tại các LN sản xuất có nguồn gốc chủ yếu từ sử dụng than làm nhiên
liệu (phổ biến là than chất lượng thấp), sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong
dây chuyền công nghệ sản xuất do khí thải chứa các thành phần đặc trưng là bụi,
CO2, CO, SO2..., chất hữu cơ bay hơi. Ngoài ra, quá trình tái chế và gia công cũng
gây phát sinh các khí độc như hơi a-xít, kiềm, ô-xít kim loại và ô nhiễm nhiệt. Hàm
lượng bụi ở khu vực sản xuất vật liệu xây dựng tại một số địa phương vượt quá Quy
chuẩn Việt Nam từ ba đến tám lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt 6,5 lần.
Tại các LN chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ còn phát
sinh ô nhiễm mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và các chất
hữu cơ trong chế phẩm thừa thải. Ngoài ra ở các LN này, phát sinh ô nhiễm không
khí không chỉ do sử dụng nhiên liệu mà còn do phân hủy các chất hữu cơ trong
nước thải, chất thải rắn tạo nên các khí như SO2, NO2, NH3, CH4…
Đối với các LN sơn mài, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm thường được
sấy, ngâm tẩm bằng hoá chất.Các cơ sở sản xuất trong LN lại thường có mặt bằng sản
xuất chật hẹp.Nhà ở thường ở lẫn với xưởng sản xuất và nơi chứa nguyên liệu, sản phẩm.
Các khu vực sản xuất lại thiếu phương tiện đảm bảo môi trường lao động từ đèn chiếu
sáng đến quạt thông gió, hút hơi độc. Hầu hết ở các làng nghề, hàm lượng bụi vượt quá
tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt tại các khâu pha chế gỗ hàm lượng bụi vượt 1,5 lần, các
khâu khác là 1,3 lần. Ô nhiễm tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1,1-1,2 lần.
Các LN ươm tơ, dệt vải và thuộc da, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí

cục bộ. Khu vực sản xuất của các làng nghề dệt nhuộm thường bị ô nhiễm bởi tiếng
ồn do các máy dệt thủ công. Tại các làng nghề sản xuất mây tre đan, không khí
thường bị ô nhiễm bởi SO 2 phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản
phẩm mây tre đan.


19
 Ô nhiễm chất thải rắn
Do đặc thù ở LN việc sản xuất phân tán nên việc thống kê khối lượng chất thải
rắn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết chất thải rắn từ LN chưa được quan tâm, xử lý,
phần không được tận thu được xả bừa bãi vào môi trường. Nguồn gốc của chất thải
do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…) hoặc do bã thải của các loại thực
phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông thường: nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon,
kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất
trống nào. Làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh
hưởng tới sức khỏe của con người.
Với đặc thù dân số dân số ở khu vực nông thôn, nên khối lượng rác thải mỗi
năm phát sinh rất lớn bao gồm cả rác thải sinh hoạt, và rác thải từ nông nghiệp.
Trong đó, khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc
bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường.
Hầu hết các thôn, khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa vẫn gặp khó khăn trong thu gom
rác thải. Ngoài ra, trung bình mỗi ngày lượng chất thải phát sinh do chăn nuôi, cùng
với việc chất thải rắn từ các LN và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý triệt để đã
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tình trạng nhiễm môi trường hiện nay không chỉ dừng lại tác hại ở các LN mà
còn ảnh hưởng đến các vùng lân cận.Bên cạnh những hệ lụy đó, ô nhiễm môi
trường LN còn ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế-xã hội gây ra những tổn thất kinh
tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng như làm tăng
chi phí khám chữa bệnh, giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉ
ốm đau, giảm sức thu hút du lịch.

1.2. Quản lý môi trường tại các làng nghề
1.2.1. Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý là sự tác động của một chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách
thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường
ngoài.Sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể chính là việc tổ
chức thực hiện các chức năng của quản lý nhằm phối hợp mục tiêu và động lực hoạt
động của mọi người nằm trong hệ thống môi trường để đạt tới tiêu chuẩn chung.


20
Quản lý môi trường (QLMT) là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích
của chủ thể QLMT lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát
triển trong hệ thống môi trường và khách thể QLMT, sử dụng một cách tốt nhất mọi
tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêuQLMT đặt ra, phù hợp với pháp luật và
hệ thống hiện hành.
Chủ thể tham gia vào hoạt động QLMT là Nhà nước bằng nhiệm vụ và quyền
hạn của mình Nhà nước đưa ra các biện pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật và luật
pháp thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường và phát triển bền vững.Đối với
LN, chức năng QLMT đã được Chính phủ quy định từ cấp trung ương bao gồm các
Bộ: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và
môi trường. Ở cấp địa phương, trách nhiệm QLMT được giao cho UBND các cấp:
tỉnh, huyện, xã.
Bảo vệ môi trường (BVMT) là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý cà tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
1.2.2. Tính tất yếu khách quan của quản lý môi trường tại các làng nghề
Song hành cùng với tăng trưởng kinh tế là việc con người đã và đang làm
đảo lộn thế giới tự nhiên, gây giảm sút trầm trọng tới chất lượng môi trường và các
hệ sinh thái, thậm chí còn gây những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.

Rõ ràng, phát triển kinh tế và BVMT đã trở nên đối lập và mâu thuẫn nhau. Tuy
nhiên, phát triển lại là nhu cầu tất yếu để bảo đảm cuộc sống vật chất và nhu cầu
không ngừng gia tăng của con người. Thực trạng trên đòi hỏi các quốc gia, các tổ
chức và mỗi cá nhân phải nỗ lực hơn nữa nhằm cải thiện chất lượng môi trường,
hướng tới sự phát triển bên vững. Công tác QLMT nói chung, QLMT LN nói riêng
là yêu cầu mang tính tất yếu, cụ thể trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, môi trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của nền kinh tế – xã hội cũng như sự sống của con người, đặc biệt
là môi trường tự nhiên, bởi đó là không gian sống của con người; nơi hình thành,


×