Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn PHƯƠNG PHÁP GIẢNG dạy và bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn CHẠY cư LY TRUNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.96 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I. SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên

: Ngô Thị Huế

Sinh ngày

: 23 - 05 - 1981

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Mỹ Hưng
Trình độ chuyên môn : Đại học Sư phạm thể dục
Hệ đào tạo

: Tại chức

Bộ môn giảng dạy

: Thể dục khối 6 và khối 9

Khen thưởng:
- Cấp cơ sở năm học 2008 - 2009 và năm 2009 - 2010 chiến sĩ thi đua.
- Có thành tích xuất sắc trong phong trào TDTT năm 2008 – 2009 - 2010.

1




II. NỘI DUNG
Tên đề tài: "PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI MÔN CHẠY CƯ LY TRUNG BÌNH"
I Đặt vấn đề: (Lý do chọn đề tài)
- Học sinh luyện tập TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển năng
khiếu vốn có của bản thân, đây là một tiềm năng rất quan trọng và cần thiết đối
với các nước đang phát triển. Những quốc gia có nền TDTT phát triển mạnh đã
khẳng định: “Những vận động viên đạt thành tích cao qua các kỳ thi đấu TDTT
trong khu vực và quốc tế, đều là những tài năng trẻ được phát hiện và bồi dưỡng
từ những trường trung học”. Chính vì thế trong những năm qua, chủ trương của
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chú trọng đến “chương trình giáo dục thể chất
trong Nhà trường, theo chiến lược đào tạo con người mới”.
- Điền kinh là môn thể thao “Nữ hoàng” không chỉ phong phú, đa dạng
hấp dẫn, phù hợp mọi lứa tuổi; giới tính, mà còn là một nội dung thi đấu chủ yếu
(bao gồm nhiều cự ly) trong các kỳ Hội thao, Hội khỏe...
- Môn chạy bền được giảng dạy xuyên suốt chương trình các khối lớp (từ
lớp 6 đến lớp 9) của cấp THCS. Tập chạy bền để phát triển sức bền với cự ly
chạy thường 300m trở lên, học sinh phần lớn ngán ngại tập luyện chạy bền vì
chạy bền nội dung tập luyện tương đối đơn điệu, đòi hỏi năng lực, sức chịu đựng
của người tập rất nhiều, vì phải hoạt động trên một đoạn đường dài, khả năng
chống chịu mệt mỏi của cơ thể cao, quá trình tập luyện nhất thiết bản thân phải
nỗ lực và cần có tính kiên nhẫn, bền bỉ, dẻo dai.
- Nhằm khuyến khích học sinh trong Nhà trường tích cực, hăng hái tập
luyện tại lớp trong giờ Thể dục chính khóa thường xuyên tập luyện ở nhà, đây là
một công việc rất khó khăn đối với mọi giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục.
- Trong quá trình công tác tại đơn vị trường THCS Mỹ Hưng, cùng với
công tác đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa học sinh.
- Nhận thức đúng vai trò của giáo dục, đào tạo ở vị trí trực tiếp giảng dạy

và làm công tác giáo dục thể chất trong nhà trường THCS Mỹ Hưng - huyện
Thanh Oai. Qua các năm giảng dạy tôi đã tập trung nghiên cứu ứng dụng các
2


phương pháp giảng dạy thông qua các động tác bổ trợ kỹ thuật ở môn chạy để
nâng cao chất lượng giờ dạy và đã có hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao các tố
chất thể lực cho học sinh đặc biệt là sức bền. Các em đã đạt thành tích cao trong
kiểm tra và thi đấu ở cấp huyện.
II Phạm vi thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được áp dụng rộng rãi trong trường học
Thời gian thực hiện là 1 hoặc 3 năm.
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Khảo sát thực tế.
Qua quá trình đi khảo sát thực tế ở một số lớp cho thấy kết quả về sức
khỏe, kĩ thuật và thành tích của học sinh còn nhiều yếu kém.
1- Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện
Để xây dựng cho mình một mục đích rõ ràng, một hướng đi đúng đắn và
một kế hoạch thực hiện thật khả thi đem lại cho ta kết quả tốt đẹp thật là khó
nhưng muốn biến đổi một học sinh "ngại" tập trở thành một học sinh "giỏi" môn
thể dục mà lại là nội dung cự ly trung bình lại càng khó hơn nhiều vì đó là cả
một quá trình phấn đấu kiên trì đòi hỏi sự nỗ lực và lòng quyết tâm cao, yêu cầu
người giáo viên phải làm thay đổi cả về tư duy và hành động của mỗi học sinh.
Qua thực tế tôi thấy rằng việc học lệch, chú trọng bộ môn này coi thường bộ
môn kia luôn có sẵn trong suy nghĩ của mỗi em trong đó có môn Thể dục. Giờ
học thể dục trong mắt các em chỉ là một giờ giải lao thư giãn chứ không hề có
chút lợi ích gì, xuất phát từ tư tưởng ấy mà học sinh lười học học chống đối,
không phát huy được năng khiếu bẩm sinh sẵn có của mình dẫn đến kết quả môn
học đặc biệt là môn chạy bền thường rất kém. Mà chạy bền là một môn đòi hỏi
có tính tự giác cao trong tập luyện. Vượt qua được những cản trở ấy, với lòng

tận tình khuyên nhủ động viên của cô giáo, giáo viên cần nắm bắt được tâm sinh
lý và hoàn cảnh của từng em phát triển mặt mạnh, mặt yếu bằng việc điều tra kết
quả năng khiếu ngay từ đầu năm giúp các em tự khẳng định được mình. Tôi tin
rằng việc giảng dạy và bồi dưỡng các em sẽ trở nên tốt hơn.
2- Số liệu điều tra trước khi thực hiện
3


Lớp
9A
9B
6A
6B
6C

Giỏi
15%
10%
12%
18%
14%

Khá
45%
57%
43%
50%
48%

TB + Yếu

40%
33%
45%
32%
38%

Đây là kết quả có số liệu cụ thể mà tôi đã điều tra một số môn năng khiếu
như chạy đạp sau, chạy lên dốc, chạy xuống dốc và chạy bền. Căn cứ vào đó tôi
thấy được thực trạng hiện tại của học sinh còn nhiều hạn chế cần có một phương
pháp tập luyện mới để nâng cao thể lực và thành tích cho các em.
3- Những biệp pháp thực hiện
a- Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn tọa đàm, tham khảo giáo viên có kinh nghiệm
dạy lâu năm của các trường bạn về kỹ thuật giảng dạy và bồi dưỡng học sinh
giỏi môn chạy cự ly trung bình.
- Phương pháp quan sát sư phạm - quan sát trong các giờ học kiểm tra để
tìm ra sai lầm thường mắc và nguyên nhân của sai lầm để có biện pháp sửa sai.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Tiến hành sửa sai các sai lầm đó
bằng các bài tập thích hợp cho học sinh.
Căn cứ vào cơ sở lý luận về nguyên lý kiểm tra để xác định nguyên nhân
dẫn đến sai lầm thường mắc trong khi học kỹ thuật chạy cư ly trung bình.
Kỹ thuật chạy cự ly trung bình được chia thành các giai đoạn
- Tăng tốc độ xuất phát
- Chạy giữa quãng
- Về đích và dừng sau khi chạy
Khác với chạy trên cự ly ngắn, chạy trên cự ly trung bình có độ dài nhỏ
hơn, tư thế của thân trên thẳng hơn, chân lăng nâng gối thấp hơn, việc duỗi
thẳng chân đạp sau không đột ngột thở có nhịp điệu và sâu hơn.
b- Nội dung

Dưới đây là những bài tập bổ trợ kỹ thuật mà tôi đã đưa vào giảng dạy
4


Bước 1: Các trò chơi vận động và động tác bổ trợ gồm

- Bài tập bổ trợ kỹ thuật bước chạy và xem tranh ảnh minh họa.
- Chạy bước nhỏ.

- Chạy nâng cao đùi

- Chạy gót chạm mông

- Chạy đạp sau
- Chạy xuống dốc, chạy lên dốc ,chạy vòng số 8, chạy trên địa hình tự nhiên.

- Kỹ thuật chạy cự ly trung bình được tiến hành giảng dạy theo các nhiệm vụ và
biện pháp chủ yếu sau:
+ Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau:
- Phân tích và làm mẫu kỹ thuật.
- Cho xem phim và ảnh kỹ thuật hoặc mô hình
5


- Làm quen với các động tác bổ trợ tập chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi,
chạy đạp sau, tại chỗ tập đánh tay
+ Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật chạy trên đường thẳng thông qua các biện pháp sau:
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau từ 30 đến 50 m với tần
số độ dài bước tăng dần, đoạn cuối chuyển sang chạy tăng tốc độ.
- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính 40 đến 80m.

- Chạy biến tốc các đoạn ngắn.
+ Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật chạy đường vòng thông qua những biện pháp sau:
- Phân tích và làm mẫu kỹ thuật, xem phim, ảnh.

- Tập chạy trên đường vòng có bán kính lớn sau đó thu hẹp dần (từ ô 5, 6
vào ô 2, 1).
- Chạy tăng tốc độ từ đường thẳng vào đường vòng và từ đường vòng ra
đường thẳng.
- Chạy 200, 400m với 80% tốc độ tối đa.
+ Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật xuất phát cao và tăng tốc độ sau xuất phát thông
qua những biện pháp sau:
- Giới thiệu và làm mẫu và xem tranh kỹ thuật xuất phát cao.
- Tập tư thế vào chỗ và sẵn sàng.
- Tập xuất phát cao theo khẩu lệnh và chạy tăng tốc độ 30 - 50m.
- Tập xuất phát cao tại đầu đường vòng và chạy tăng tốc độ 30 - 40m.
+ Nhiệm vụ 5: Hoàn thiện kỹ thuật thông qua những biện pháp sau:
- Chạy biến tốc, chạy tăng tốc độ ở cự ly từ 400m trở xuống (50-50, 200-200)
- Chạy 200m, 400m, xuất phát cao.
- Chạy trên cự ly chính với tốc độ tăng dần.
- Thi đấu trên các cự ly chính
- Kiểm tra đánh giá kết quả.
6


c- Ra bài tập về nhà cho học sinh sau mỗi tiết học ở các nội dung học.
- Cho học sinh hiểu được sức bền tốc độ là cần thiết cho cơ thể. Tập các
động tác bổ trợ kỹ thuật cơ bản là hình thức có kết quả nhất để nâng cao tố chất
sức bền của phát triển thể lực. Tập tố chất sức bền cũng tương đối đơn giản, có
thể tập ở nhà ở trường hoặc nếu có điều kiện sân bãi. Tuy nhiên tập sức bền phải
luyện tập thường xuyên, kiên trì và cũng như các tố chất thể lực khác. Trong

một thời gian tập sẽ thấy có dấu hiệu về sức khỏe tăng lên. Nếu thấy có dấu hiệu
không tốt thì phải điều chỉnh lượng vận động và thời gian tập luyện cho phù
hợp.
- Cho học sinh tự lựa chọn nội dung tự tập luyện cho tích hợp. Giáo viên bố
trí kiểm tra kết quả tự học ở nhà để tìm tòi và phát hiện ra tố chất của từng học
sinh. Trên cơ sở đó giáo viên lựa chọn được những em có tố chất, năng khiếu
các môn học để đưa vào các lớp năng khiếu và bồi dưỡng đội tuyển của trường
nhằm tham gia thi đấu giải điền kinh học sinh có kết quả cao hơn.
d- Tiến hành.
- Nghiêm túc thực hiện.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng học sinh ở các nội dung quy
định có sử dụng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, cấp học để đánh giá
sự tiến bộ của từng em.
e- Nội dung cần thực hiện.
- Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, như sử dụng các nội dung kỹ
thuật bổ trợ đưa vào tiết học nhẹ nhàng, phù hợp với cấu trúc bài dạy, không quá
khó hoặc gò ép học sinh, đảm bảo tính an toàn trong tập luyện.
- Mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học vào trong tiết dạy như phân
nhóm, quay vòng và phương pháp thi đua noi gương người tốt việc tốt, quan tâm
đối đãi học sinh cá biệt và biện pháp sửa chữa sai lầm kỹ thuật động tác cho học
sinh để các em thực hiện động tác chính xác và hoàn thiện hơn.
- Phương pháp tổ chức lớp tích cực sử dụng đúng hình động, chuyển đổi
đội hình cho phù hợp nội dung bài học, đạt hiệu quả cao hơn trong giờ học.

7


- Việc thay đổi phương pháp dạy học và phương pháp tổ chức đội hình lớp
học mà tôi áp dụng đã gây được không khí sôi động, hào hứng trong học tập và
rèn luyện của học sinh. Mở rộng tính dân chủ cho học sinh tham gia nhận xét

đánh giá kết quả thực hiện động tác hay trả lời câu hỏi của bạn trước khi giáo
viên đưa ra kết luận.
- Hướng vào mục tiêu đặt ra là rèn luyện các tố chất thể lực. Trong đó có tố
chất sức bền tốc độ của các em học sinh.
- Trước khi thực hiện các bài tập và thời gian khởi động, khởi động là khâu
quan trọng giúp các em tạo nên hưng phấn tập luyện gồm: Khởi động chung và
khởi động chuyên môn. Thời gian khởi động với các em từ 5 đến 7 phút. Ngoài
việc thực hiện các nhiệm vụ trên tôi luôn quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho
các em như tính thật thà trung thực, tính đoàn kết với đồng đội giúp đỡ nhau khi
tập luyện và thi đấu.
- Đối với những ngày trời mưa rét vì sân bãi ướt không tập được tôi tổ chức
cho các em tập trong phòng học với những bài tập khác nhau như trò chơi vận
động, bài tập phát triển thể lực sức bền, củng cố lại kỹ thuật đánh tay, đánh đích
và kỹ thuật xuất phát hoặc phổ biến cho các em biết một số điều luật cơ bản của
thi đấu để các em áp dụng vào thực hành.
IV- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
Lớp
9A
9B
6A
6B
6C

Giỏi
19%
15%
16%
20%
19%


Khá
61%
63%
64%
65%
60%

So sánh cho thấy kết quả cao hơn ban đầu.
- Loại Giỏi, loại Khá tăng hơn ban đầu.
- Loại yếu không còn.

8

TB
20%
22%
20%
15%
21%

Yếu
0
0
0
0
0


Các cuộc thi đấu có kết quả cao và trong giải Việt dã báo Hà Nội mới được
tổ chức vào cuối tháng 8 năm 2013 học sinh được rèn luyện thường xun và đã

đạt giải cụ thể như:
Em Hồng Văn Hùng

- Giải ba

Em Nguyễn Văn Bính

- Giải KK

Em Nguyễn Thị Nhung

- Giải KK

* Bài học rút ra kinh nghiệm:
- Qua q trình giảng dạy tại trường bản thân đã vận dụng tốt cơng tác
“Phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi mơn chạy cự ly trung
bình”. Kết quả học sinh tham gia học tập bộ mơn chạy bền phần lớn đều ham
thích, tích cực tập luyện ở lớp và thường xun tập luyện ở nhà. Qua các kỳ
kiểm tra bộ mơn chạy bền tất cả các em học sinh đều đạt Tiêu chuẩn RLTT.
Ngồi ra các em còn vận động người thân trong gia đình tham gia tập luyện
chạy bền nhằm nâng cao sức khỏe phục vụ học tập, lao động sản xuất đồng thời
phòng chống bệnh tật.
- Qua nhiều năm công tác ở trường giảng dạy môn thể chất cho học
sinh đã phát hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở môn điền kinh, nổi bật
ở môn chạy bền có chiều hướng phát triển khá rõ. Cần có sự quan tâm của
Ban Giám Hiệu nhà trường, đoàn thể hỗ trợ đầy đủ trang thiết bò trong giảng
dạy ngày càng nhiều hơn, để hướng dẫn cho học sinh có tính sáng tạo trong
học tập.
- Bản thân luôn cố gắng làm đồ dùng dạy học đặc trưng cho từng môn
học để học sinh có hướng phấn đấu ở bước đầu ngày càng hoàn chỉnh tốt hơn

cho từng môn học.
- Luôn trao đổi rút kinh nghiệm tiết dạy ở đồng nghiệp là chuyên môn
để củng cố hoàn chỉnh kiến thức qua từng năm học.

9


- Ngoài ra bản thân còn phải thu thập tài liệu sách báo, tranh ảnh,
nghe đài để cập nhật tư liệu để đưa vào việc giảng dạy ngày càng phù hợp
với thực tiễn…
- Muốn vậy bản thân phải không ngừng phấn đấu từng bước trong giảng dạy
để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng cho trường cũng là nguồn năng lực
kế thừa cho huyện nhà để phát huy cao hơn nửa để bắt kòp sự tiến bộ thể dục
thể thao của Huyện và Tỉnh bạn hướng dẫn học sinh và vân động người thân
trong gia đình luôn tích cực tham gia phong trào rèn luyện thân thể theo gương
Bác Hồ vĩ đại.
- Giáo viên phải có lòng say mê u nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong cơng tác.
- Tích cực học tập nghiên cứu tài liệu chun mơn và thơng qua hệ thống
thơng tin báo chí, cập nhật những số liệu thơng tin thể thao nói chung, mơn ĐK
và mơn chạy cự ly trung bình nói riêng ở các giải Hội khỏe phù đổng, giải báo
Hà Nội mới ở cấp huyện, tỉnh và cấp quốc gia.
- Đặc biệt chú ý tới cường độ và khối lượng vận động vừa sức cho từng đối
tượng học sinh. Đảm bảo tính an tồn trong tập luyện. Cho học sinh biết một số
thành quả - ngun nhân xảy ra và cách phòng tránh chấn thương. Ln ln
nhắc nhở học sinh ở lớp cũng như ở nhà phải tiến hành khởi động thật kỹ trước
khi tập luyện và thi đấu thể thao, phải thường xun kiểm tra sức khỏe của
mình, nhắc các em phải hiểu động tác tổ chức tập luyện nghiêm túc, đảm bảo
dụng cụ sân bãi tập tốt, phải có giày tập, trang phục gọn gàng, rộng rãi, mỗi em
phải có chế độ sinh hoạt theo nề nếp.
- Thường xun đúc rút kinh nghiệm giảng dạy qua từng tiết học điều

chỉnh, bổ sung, sửa chữa và ứng dụng cho phù hợp. Những vấn đề đã rút ra từ
thực tiễn giảng dạy theo hướng đổi mới, để phát huy tính tích cực trong học tập
của học sinh theo định hướng phát triển của giáo viên.

10


V. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN ĐỀ TÀI
- Tăng cường thêm cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện môn giáo dục thể chất
cho các em, nhằm đảm bảo an toàn trong tập luyện để các em có sức khỏe tốt, có
tinh thần cao để phục vụ cho các kỳ thi giải phong trào điền kinh học sinh mà
các em có hứng thú trong học tập và giải trí vui chơi ngày càng tốt hơn.
- Thường xuyên bổ sung, cung cấp tài liệu (các điều luật mới được bổ
sung) để giáo viên - học sinh kịp thời nắm bắt.
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc các đồng chí mạnh khỏe!
Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại

Ngày ...... tháng ...... năm 201...

của Hội đồng khoa học cơ sở

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Ngô Thị Huế

Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên, đóng dấu)


11



×