2015
TRƯỜNG CĐ KT-KT KIÊN GIANG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ
ÐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Họ và tên, chức vụ : TRỊNH MINH TÂN,
Ngày, tháng, năm sinh: 15/10/1975
Chức vụ/ chức danh: Phó trưởng khoa Kinh Tế
Ðon vị công tác : Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Kiên Giang.
Tên đề tài :
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ,
TRƯỜNG CĐ KINH TẾ KỸ THUẬT KIÊN GIANG”.
1
2015
TRƯỜNG CĐ KT-KT KIÊN GIANG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ
ÐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài :
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ,
TRƯỜNG CĐ KINH TẾ KỸ THUẬT KIÊN GIANG.
NỘI DUNG:
1. Phần dẫn nhập
2. Những khó khan
3. Những giải pháp khắc phục khó khan
4. Kết quả thực hiện
5. Kết luận
1-PHẦN DẪN NHẬP
Tại các trường trung cấp, cao đẳng hiện nay, trước khi ra trường, sinh viên thường
được trải qua hai kỳ thực tập. Kỳ thực tập lần 1 ở nhiều trường còn gọi là kiến tập có dung
lượng thời gian không lớn và mục đích chủ yếu là giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với
thực tế công việc. Còn thực tập lần 2 hay còn gọi là thực tập tốt nghiệp có thời gian dài
hơn, thường kéo dài khoảng 2 tháng. Khi đó sinh viên đã được đào tạo hoàn chỉnh về kiến
thức chuyên môn trong nhà trường, đã chuẩn bị tâm lý cho việc tốt nghiệp, đi làm thực sự
nên kỳ thực tập này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả 3 đối tượng là nhà trường, sinh
viên và đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập.
Tham gia trực tiếp vào quá trình thực tập chỉ bao gồm 2 đối tượng là sinh viên và
đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập nhưng nhà trường vẫn đóng một vai trò rất quan trọng.
Trước tiên, nhà trường là nơi đã đào tạo, cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng
sinh viên sẽ sử dụng trong quá trình thực tập. Nếu những kiến thức, kỹ năng đó thiết thực,
gắn liền với thực tế thì sẽ giúp sinh viên dễ dàng hơn trong quá trình tiếp cận với công
việc để có một kỳ thực tập thành công. Ngược lại, nếu những gì sinh viên nhận được trên
2
2015
giảng đường xa rời với thực tế thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi thực tập, thậm chí
có thể làm thui chột tinh thần lao động và tình yêu nghề nghiệp của sinh viên. Nhà trường
còn là cầu nối giữa sinh viên và đơn vị tiếp nhận, thể hiện qua việc nhà trường tìm kiếm
những nơi thích hợp để giới thiệu sinh viên tới thực tập, chuẩn bị cho sinh viên các giấy tờ
cần thiết để đi liên hệ, hướng dẫn trước cho sinh viên một số điều họ cần biết khi tham gia
vào công việc thực tế. Có thể nói, sinh viên thực tập thành công hay không phụ thuộc một
phần lớn vào sự đào tạo và chuẩn bị của nhà trường dành cho sinh viên của mình.
Mối quan hệ giữa nhà trường – sinh viên – đơn vị tiếp nhận sinh viên không chỉ có
sự tác động một chiều. Ngược lại, về phía nhà trường cũng nhận được nhiều ích lợi từ các
kỳ thực tập này. Thông qua việc hướng dẫn, kèm cặp sinh viên thực tập, các cơ quan,
doanh nghiệp giúp nhà trường trang bị kinh nghiệm thực tiễn một cách tốt nhất cho sinh
viên, giúp nâng cao chất lượng đầu ra. Qua quá trình sinh viên thực tập, các doanh nghiệp
thường có những góp ý thiết thực về các nội dung đào tạo mà nhà trường cần bổ sung để
hữu ích cho thực tế hơn. Tự bản thân các Trường thường khó lòng nhận ra được sự chênh
lệch giữa chương trình đào tạo và thực tiễn công việc sinh viên sẽ làm, vì sự góp ý của các
đơn vị, doanh nghiệp là rất cần thiết. Với sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp thì
việc theo dõi tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường và đánh giá chất lượng
đào tạo sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Các chương trình thực tập cũng mở ra nhiều cơ hội
hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác. VD: Doanh nghiệp tạo
điều kiện cho sinh viên tham quan các hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm việc thực tiễn
công việc kế toán viên; quản trị viên, nhân viên bán hàng, tài trợ học bổng cho sinh viên;
tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp…
Đối với sinh viên, kỳ thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ với quá
trình học tập mà còn với cả sự nghiệp của họ sau này. Kỳ thực tập này giúp sinh viên được
tiếp cận với nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn khi bước chân vào trường cao đẳng, đại học.
Các hoạt động thực tiễn thêm một lần nữa giúp sinh viên hiểu được mình sẽ làm công việc
như thế nào sau khi ra trường và mình có thực sự phù hợp với công việc đó hay không.
Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công việc giúp
sinh viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, mình cần trang bị thêm những
kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc. Thực tế, chương trình đào tạo trong
các trường cao đẳng, đại học của Việt Nam còn một độ lệch nhất định đối với thực tế phát
3
2015
triển của ngành nghề, thường thì kiến thức trong nhà trường nặng tính lý thuyết và không
theo kịp với yêu cầu thực tiễn. Vì thế, các kỳ thực tập càng trở nên cần thiết đối với sinh
viên. Những trải nghiệm ban đầu này khiến họ tự tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc,
giúp họ không quá mơ mộng ảo tưởng dẫn đến thất vọng về thực tế khi thực sự tham gia
thị trường lao động. Trong quá trình thực tập, sinh viên có thể thiết lập được các mối quan
hệ trong nghề nghiệp của mình, điều này rất hữu ích cho sinh viên khi ra trường. Nếu thực
tập tốt, họ còn có cơ hội kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập.
Về phía các cơ quan, doanh nghiệp thì tiếp nhận sinh viên thực tập là đã đóng góp
một phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ lao động trong ngành nghề, lĩnh
vực mình đang hoạt động. Điều này có thể chưa giúp ích cho doanh nghiệp ngay trước mắt
nhưng về lâu dài thì có tác động tích cực đối với đội ngũ nhân lực phục vụ cho ngành.
Thông qua chương trình thực tập, các cơ quan, doanh nghiệp có thể nhận thấy đâu là
những điểm yếu của chương trình đào tạo trong trường cao đẳng, đại học, đâu là những
yêu cầu của thực tiễn mà sinh viên chưa đáp ứng được để nhận xét, góp ý với nhà trường.
Trên cơ sở đó, các trường đại học sẽ điều chỉnh chương trình đào tạo của mình để nâng
cao chất lượng đầu ra. Khi đó, các cơ quan, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tuyển chọn nhân sự
phù hợp mà không cần tái đào tạo nhiều. Đây là một cách tuyển dụng của nhiều doanh
nghiệp. Thông qua chương trình thực tập tốt nghiệp, các doanh nghiệp được tự tuyển chọn
các sinh viên giỏi, thời gian thực tập giống như thời gian thử việc, giúp sinh viên tiếp cận
với công việc. Sinh viên nào đạt yêu cầu sẽ được mời ở lại làm việc sau khi kỳ thực tập
kết thúc. Cách thức tuyển dụng này giúp doanh nghiệp “săn” được nhân viên giỏi ngay từ
trong trứng nước lại không tốn kém nhiều chi phí. Đồng thời các sinh viên được giữ lại
làm việc thường có xu hướng gắn bó hơn với doanh nghiệp. Chính vì vậy, nâng cao hiệu
quả thực tập tốt nghiệp cho sinh viên có ý nghĩa hết sức quan trọng, bản thân là giáo viên
của trường, nên muốn có một đóng góp nhỏ mong cải thiện được chương trình thực tập
cho sinh viên trước khi ra trường nên tôi đã nghiên cứu và làm đề tài: “Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp cho sinh viên khoa Kinh tế, Trường Cao
Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Kiên Giang”.
Do thời gian có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm này không thể tránh khỏi thiếu sót
trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của mình, rất mong hội đồng khoa học
nhà trường cũng như các thầy cô đồng nghiệp có những ý kiến chân tình để sáng kiến kinh
nghiệm này được hoàn thiện hơn.
4
2015
2-NHỮNG KHÓ KHĂN
Sinh viên ngành kinh tế như: tài chính, kế toán, quản trị,… thường có số lượng rất
nhiều, không chỉ ở Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Kiên Giang mà còn nhiều trường
trung cấp và cao đẳng khác trong tỉnh thì số lượng sinh viên ngành nay cũng rất đông, vì
vậy cơ hội tìm được nơi thực tập tốt, phù hợp với chuyên ngành vẫn còn là vấn đề khó
khăn.
Chất lượng sinh viên thường không đồng đều. Các đơn vị tiếp nhận sinh viên thực
tập thường chỉ muốn hớt lấy phần ngọn là những sinh viên khá giỏi. Vì vậy, các sinh viên
kém hơn có ít cơ hội để hoàn thiện bản thân mình tại những môi trường tốt.
Một số doanh nghiệp làm dịch vụ kế toán thì nhận sinh viên thực tập với số lượng
đông, trong thời gian thực tập doanh nghiệp chỉ cho sinh viên số liệu về nhà thực hiện nên
sinh viên ít được tiếp cận với thực tế công việc.
Do số sinh viên đông nên chương trình thực tập doanh nghiệp của khoa không được
triển khai đến các doanh nghiệp mà chỉ được thực tập trên chứng từ và mô hình ảo ở
trường, sinh viên không được tiếp cận trước môi trường làm việc thực tế của doanh
nghiệp, điều này khó khăn khi sinh viên đến thực tập tốt nghiệp.
Mặt khác giữa giáo viên hướng dẫn và doanh nghiệp chưa có sự liên kết, chỉ đến
các đơn vị có sinh viên thực tập nhiều và gần, còn sinh viên thực tập ở xa các huyện và
tỉnh khác thì giáo viên chỉ gọi điện thoại, vì vậy khó biết được thực tế thực tập của sinh
viên.
Một số doanh nghiệp ít quan tâm đến chương trình đào tạo về thực tập tốt nghiệp
của sinh viên, nên các số liệu cung cấp không đầy đủ và kịp thời để sinh viên hoàn thành
báo cáo thực tập tốt nghiệp cũng như các tiểu luận tốt nghiệp.
Có một khó khăn vẫn tồn tại trong nhiều năm qua, đó là nhà trường rất khó trong
việc kiểm soát mức độ thành công khi đi thực tập của sinh viên (nhà trường chỉ kiểm soát
đại diện một số doanh nghiệp). Không phải đơn vị sử dụng lao động nào cũng có thời gian
và tâm huyết để phản ánh tình hình sinh viên thực tập một cách cặn kẽ, kỹ càng. Thường
thì kết quả thực tập chỉ được thể hiện thông qua báo cáo thực tập của sinh viên và nhận xét
5
2015
của người hướng dẫn thực tập. Hầu hết các báo cáo, nhận xét này đều nhằm mục đích giúp
sinh viên đạt điểm cao nhất có thể.
Chương trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên có vai trò rất quan trọng đối với cả
nhà trường, sinh viên và các cơ quan, doanh nghiệp nhưng không phải bao giờ các chương
trình thực tập này cũng được xem trọng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Đã có một
thời gian khá dài kể từ khi nền kinh tế đất nước mở cửa, sinh viên ra trường phải tự đi
kiếm việc làm và thậm chí là tự kiếm chỗ thực tập khi còn trên ghế nhà trường mà không
nhận được nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ từ phía nhà trường. Đồng thời, các cơ quan, doanh
nghiệp đều không mấy hào hứng đối với việc tiếp nhận sinh viên thực tập bới một số
nguyên nhân:
Thứ nhất: khi tiếp nhận thực tập sinh, các cơ quan phải cử người hướng dẫn thực
tập, điều này khiến họ cảm thấy như công việc bị cản trở trong một thời gian.
Thứ hai: các cơ quan chưa nhìn nhận thấy lợi ích của chương trình thực tập đối
với đơn vị mình nói riêng và ngành nghề, lĩnh vực hoạt động mình đang tham gia nói
chung.
Thứ ba: tồn tại tâm lý không coi trọng khả năng của sinh viên thực tập.
Thứ tư: sinh viên thực tập ở một số vị trí như kế toán, nhân viên kinh doanh cũng
bị e ngại sẽ tiếp xúc được với những thông tin cần bảo mật. Vì thế, thực tập sinh không
được tin tưởng giao cho công việc đúng chuyên môn của mình, không được hướng dẫn
làm việc. Kết quả là kỳ thực tập chỉ thành công trên giấy tờ, sinh viên không tiếp cận được
với công việc, không có thêm kinh nghiệm về nghề nghiệp, thậm chí bị rơi vào trạng thái
tâm lý mệt mỏi, hoang mang và thất vọng. Đây là một thực trạng rất phổ biến, tới độ nhắc
tới kỳ thực tập, nhiều sinh viên đều e ngại mình sẽ trở thành một chân “quét nước, pha trà,
sai vặt” tại một cơ quan, doanh nghiệp nào đó chứ không hy vọng được đối xử như một
nhân viên thực tập. Điều này khiến kỳ thực tập tốt nghiệp trở thành khoảng thời gian lãng
phí, chỉ mang tính hình thức mà không giúp ích gì cho cả sinh viên, nhà trường và các cơ
quan, doanh nghiệp.
3- GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN
6
2015
Với những điều kiện và bối cảnh như trên, để có thể nâng cao được hiệu quả thực
tập tốt nghiệp dành cho sinh viên, chúng ta cần có những giải pháp tổng thể đến từ cả ba
phía: Nhà trường, Đơn vị sử dụng lao động và Sinh viên.
Về phía nhà trường và khoa chuyên môn:
Thứ nhất: để giúp sinh viên có được kỳ thực tập tốt nghiệp thành công, trước tiên
nhà trường và khoa chuyên môn cần có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của thực tập
tốt nghiệp. Như đã nêu ở những phần trên, thực tập tốt nghiệp không chỉ hữu ích cho sinh
viên hay doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đầu ra
cho “sản phẩm đào tạo” của nhà trường. Sinh viên thực tập tốt, kiếm được việc làm sau
khi ra trường có nghĩa là chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng được nhu cầu của thị
trường lao động và ngược lại. Đồng thời, dựa vào kết quả thực tập của sinh viên, nhà
trường có cơ sở để điều chỉnh chương trình đào tạo cho thích hợp. Chỉ khi chương trình
thực tập được coi trọng thì nhà trường mới có thể phối hợp cùng các đơn vị sử dụng lao
động và sinh viên để tổ chức các kỳ thực tập thành công.
Thứ hai: nhà trường cũng như khoa chuyên môn cần có bộ phận chuyên trách tổ
chức các chương trình thực tập tốt nghiệp. Mặc dù mỗi năm chỉ có 1 kỳ thực tập tốt
nghiệp nhưng việc lên kế hoạch, liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức các
chương trình giới thiệu… cần được duy trì thường xuyên.
Thứ ba: cần có kế hoạch tổ chức các chương trình thực tập cụ thể, chi tiết, chủ
động liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp phù hợp với các ngành nghề trường đào tạo để
làm cầu nối cho sinh viên đi thực tập. Như vậy, chúng ta có thể dự báo trước có thể lo cho
sinh viên bao nhiêu suất thực tập. Đối với những sinh viên còn lại cần phải hướng dẫn
cách thức đi tuyển dụng thực tập sao cho hiệu quả. Nhà trường không nên để sinh viên “tự
bơi” hoàn toàn bởi không phải sinh viên nào cũng có mối quan hệ xã hội tốt, sinh viên nào
cũng có thành tích học tập xuất sắc để có thể tự thuyết phục được các cơ quan, doanh
nghiệp, mà sinh viên nào cũng đều cần có một nơi thực tập tốt để có thể nâng cao kiến
thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mình.
Thứ tư: để sinh viên thực tập tốt nghiệp thành công, điều căn bản nhất là chương
trình đào tạo trong nhà trường cần được xây dựng có chất lượng, gắn liền với thực tiễn
7
2015
nghề nghiệp. Có một thực tế là hiện nay, các đơn vị sử dụng lao động phần lớn đều phải
tái đào tạo nhân viên là sinh viên mới ra trường. Kiến thức sinh viên được học trên giảng
đường đa phần nặng tính lý thuyết, ít được thực hành, ít được rèn luyện kỹ năng, ít được
cập nhật các tri thức mới đi liền với sự phát triển của các ngành nghề. Điều này khiến sinh
viên gặp không ít khó khăn, lúng túng khi tiếp cận với công việc, nhất là trong thời gian
thực tập. Nếu chương trình đào tạo quá xa rời với thực tiễn công việc, khi đi thực tập, có
thể sinh viên còn cảm thấy hoang mang, thất vọng về nghề nghiệp.
Thứ năm: sau khi sinh viên nhận chỗ thực tập, nhà trường và khoa chuyên môn
không nên “khoán trắng” cho đơn vị tiếp nhận sinh viên mà cần liên hệ thường xuyên với
nơi tiếp nhận để tìm hiểu về tình hình thực tập của sinh viên. Như vậy, nhà trường mới
theo dõi được thực chất chất lượng kỳ thực tập tốt nghiệp của sinh viên ra sao, đồng thời
trong nhiều trường hợp cũng cần có sự can thiệp, điều chỉnh của nhà trường đối với sinh
viên.
Thứ sáu: để biết được những hạn chế của chương trình đào tạo, nhà trường nên tổ
chức lấy ý kiến phản hồi của các cơ quan, doanh nghiệp. Những ý kiến này thường rất
thiết thực, giúp nhà trường hiểu được nhu cầu của thị trường lao động nhằm trang bị kiến
thức cho sinh viên. Có thể lấy phản hồi bằng nhiều cách như tổ chức hội thảo, làm
feedback bằng bảng hỏi, hỏi chuyện trực tiếp…Mặt khác, cũng tạo được cầu nối giữa
doanh nghiệp, giáo viên hướng dẫn và sinh viên.
Thứ bảy: giáo viên hướng dẫn có kế hoạch về nội dung hướng dẫn hàng tuần cho
sinh viên, có lịch hướng dân mỗi tuần cho sinh viên để đánh giá và theo dõi tiến độ thực
hiện của sinh viên kịp thời.
Bên cạnh đó, giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp phải thường xuyên có mối
quan hệ với doanh nghiệp để theo dõi quá trình thực tâp của sinh viên, phản ánh kịp thời
cho khoa chuyên môn về tình hình thực tập của sinh viên.
Về phía các đơn vị sử dụng lao động: để nâng cao chất lượng chương trình thực
tập, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần có sự phối hợp tích cực với nhà trường trong
việc sẵn sàng tiếp nhận sinh viên thực tập, tạo những điều kiện tốt nhất để thực tập sinh
tiếp cận với công việc, cử người hướng dẫn sinh viên thực tập tận tình, chu đáo.
8
2015
Hiện tại, việc tiếp nhận sinh viên thực tập hoàn toàn dựa vào tinh thần tự nguyện
của các cơ quan, doanh nghiệp dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp hoặc mối quan hệ tốt
giữa doanh nghiệp với nhà trường hoặc với bản thân sinh viên, gia đình của sinh viên chứ
Nhà nước chưa có quy định cụ thể nào. Vì vậy, chỉ có những ngành nhân lực cạnh tranh
gay gắt thì các doanh nghiệp mới nhiệt tình với thực tập sinh. Còn sinh viên các ngành
khác vẫn rất khó khăn trong việc tìm nơi thực tập phù hợp và hoàn thành kỳ thực tập thành
công. Bởi vậy, cần phải có quy định rõ ràng về việc tiếp nhận sinh viên thực tập và đưa
vào Luật Lao động. VD: Các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp có quy mô như thế nào thì
mỗi năm bắt buộc phải nhận bao nhiêu sinh viên vào thực tập. Khi nhận sinh viên vào
thực tập cần có bản thỏa thuận chi tiết về công việc, thời gian, thù lao… cho sinh viên
thực tập. Có như vậy, cơ hội có được kỳ thực tập thành công mới rộng mở với sinh viên
trong tất cả các chuyên ngành.
Về phía sinh viên: bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức được rằng kỳ thực tập
tốt nghiệp rất quan trọng đối với tương lai của họ. Vì thế, họ cần phải cố gắng hết sức
mình để bắt kịp công việc, không phải chỉ để đối phó lấy một bản nhận xét tốt. Và để có
thể làm việc tốt, sinh viên cần có kiến thức vững vàng. Điều này cần phải được trau dồi
trong suốt quá trình học tập của sinh viên trước đó. Muốn vậy, nhà trường cần giáo dục ý
thức này cho sinh viên ngay từ khi mới bước chân vào trường chứ không phải chỉ trước kỳ
thực tập.
Sinh viên cũng cần có sự liên hệ, hợp tác với nhà trường trong quá trình thực tập
của mình. Tự bản thân sinh viên đem kiến thức áp dụng vào thực tiễn nên họ biết kiến
thức nào dùng được, chỗ nào còn chưa được đào tạo. Sinh viên cũng là một kênh thông tin
tốt để nhà trường điều chỉnh nội dung giảng dạy cho sát với thực tiễn hơn.
4-KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Trong những năm gần đây, khi thị trường lao động có sự cạnh tranh rất lớn, tuy số
lượng lao động nhiều nhưng chất lượng lao động không đồng đều, khó khăn trong việc
tuyển chọn nguồn lao động chất lượng cao phù hợp, đã có sự chuyển biến tích cực trong
việc tiếp nhận sinh viên thực tập của các cơ quan, doanh nghiệp. Việc tiếp nhận thực tập ở
nhiều nơi đã cởi mở, dễ dàng hơn. Sinh viên được tạo điều kiện để tiếp cận với công việc
nhiều hơn. Rất nhiều công ty đã chủ động liên kết với nhà trường để tuyển dụng sinh viên
9
2015
thực tập. Các sinh viên thực tập được tuyển chọn không chỉ được tạo điều kiện làm việc
như một nhân viên mà còn được trả lương thực tập. Hầu hết các công ty khi mở chương
trình thực tập đều nhắm đến việc tuyển dụng những sinh viên đáp ứng được nhu cầu công
việc thành nhân viên chính thức của công ty sau khi ra trường.
Những cơ hội như vậy tạo cho sinh viên tâm lý yên tâm hơn khi đi thực tập và có
thể hoàn thành tốt kỳ thực tập của mình. Về phía khoa trong thời gian qua cũng có nhiều
chuyển biến tích cực mạnh mẽ trong việc tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập. Tại khoa
đã tổ chức các bộ phận để hỗ trợ sinh viên và quan hệ với doanh nghiệp, trở thành cầu nối
giữa sinh viên và các cơ quan, doanh nghiệp. Khoa cũng đã chủ động đặt mối quan hệ với
các đơn vị sử dụng lao động, đề nghị tiếp nhận sinh viên về thực tập. Khi các doanh
nghiệp có chương trình tiếp nhận sinh viên thực tập, khoa Kinh tế đã giúp đỡ bằng cách
tập hợp hồ sơ sinh viên, hướng dẫn sinh viên về thời gian, cách thức thực tập…
Những chuyển biến tích cực này khiến các chương trình thực tập tốt nghiệp của
sinh viên đã được cải thiện về mặt chất lượng một cách đáng kể.
Thăm dò kết quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên cao đẳng K6 theo đánh giá của
đơn vị sinh viên đã thực tập như sau:
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐƠN VỊ
(Đính kèm phiếu đánh kết quả thực tập 18 sinh viên tôi hướng dẫn
ở các lớp KT cao đẳng khoá 6)
STT
Sinh viên thực tập
Lớp
Đơn vị thực tập
Điểm đánh giá của đơn vị
thực tập (thang điểm 10)
10đ
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
Nguyễn Thị
Võ Thị Ánh
Ngô Thị Thùy
Dương Thị Kim
Đỗ Thanh
Trần Ng Thành
Chi
Ngọc
Nhiên
Vàng
Duy
Trung
Trần Phan Thiên
Thị
Vũ Thị Thúy
Phan Cẩm
Trần Thanh
Lê Thị Kiều
Nguyễn Thị Ô
Huỳnh Thị Mộng
Trúc
Hồng
Hồng
Nhân
Nhã
Ni
Sin
Thúy
KT2
KT2
KT2
KT2
KT1
KT1
KT3
KT1
KT1
KT1
KT1
KT1
KT1
KT1
CT TNHH Dũ Hưng
CT TNHH Dũ Hưng
CT TNHH Dũ Hưng
CT TNHH Dũ Hưng
CT TNHH Hải Đăng
CT TNHH Hải Đăng
DNTN Khưu Minh Điền
DNTN Thiên Ân
DNTN Thiên Ân
DNTN Thiên Ân
DNTN Thiên Ân
DNTN Thiên Ân
DNTN Thiên Ân
DNTN Thiên Ân
10
9.5đ 9.0đ 8.5đ
9.5
9.5
9.5
10.0
9.0
9.0
10.0
10.0
9.0
10.0
10.0
10.0
10.0
10.0
2015
15
16
17
18
Huỳnh Khánh
Đoàn Lâm Nguyệt
Nguyễn Thị Mộng
Linh
Quyên
Đẹp
Phương Thu
Ngọc
KT2
KT2
KT1
KT3
DNTN Thiên Ân
DNTN Thiên Ân
DNTN Tín Đạt
Xí nghiệp in Hồ Văn Tẩu
10.0
10.0
10.0
10.0
Quan sát kết quả của phiếu đánh giá của các đơn vị ta thấy đơn vị đánh giá rất cao
kết quả thực tập của các em sinh viên, đặc biệt là tiêu chí đánh giá về “kiến thức và kỹ
năng thực hành” của các em.
Một vấn đề đạt được ở đây là bản thân người giáo viên sẽ có thêm nhiều kiến thức
bổ ích cho hoạt động giảng dạy, tạo được niềm tin và sự hứng thú cho học sinh trong việc
tiếp thu tri thức, giúp cho học sinh có cơ sở vững chắc, có tính thực tiễn làm hành trang
bước vào đời.
5-KẾT LUẬN
Hiện nay, nền kinh tế của chúng ta đang trên đà phát triển, nhu cầu về nhân lực rất
đa dạng, phong phú,có sự cạnh tranh giữa các đơn vị sử dụng lao động. Điều này khiến
cho các doanh nghiệp quan tâm hơn đến việc tuyển chọn, bồi dưỡng nguồn nhân lực và
sinh viên sắp tốt nghiệp là một mục tiêu. Ở nhiều công ty có bộ phận chuyên trách việc
tuyển dụng sinh viên thực tập, vì thế, các trường cao đẳng, đại học dễ dàng hơn trong việc
hợp tác để tổ chức các chương trình thực tập dành cho sinh viên.
Có nhiều các doanh nghiệp khi tiếp nhận sinh viên thực tập đã theo dõi sát sao và
có các bản nhận xét đánh giá cả sinh viên lẫn những kiến thức sinh viên tiếp nhận trong
nhà trường, từ đó sẵn sàng đưa ra các kiến nghị giúp nhà trường nâng cao tính thực tiễn
của chương trình đào tạo.
Hầu hết các giáo viên hướng dẫn đều tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành kỳ
thực tập tốt nghiệp một cách hiệu quả nhất. Nhiều giáo viên sẵn sàng và chủ động hợp tác
cùng các doanh nghiệp không chỉ để tìm nơi thực tập tốt cho sinh viên mà còn nhằm tìm
hiểu xem chương trình đào tạo và thực tiễn nghề nghiệp có sự “chênh” nhau như thế nào
để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Về phía sinh viên, hầu hết các bạn đều nhận thức được tầm trọng của kỳ thực tập
tốt nghiệp và sẵn sàng làm việc hết mình để thể hiện năng lực và học tập thêm nhiều kiến
11
2015
thức từ thực tiễn, thiết lập thêm các mối quan hệ và bước đầu làm quen với vai trò là nhân
viên trong một tổ chức, công ty.
Sinh viên ngày nay khá năng động và tự tin, đây cũng là một thuận lợi để chương
trình thực tập tốt nghiệp được hoàn thành một cách thành công.
Kiến nghị:
Nhà trường nên có ký kết bản ghi nhớ cũng như hợp đồng với doanh nghiệp để họ
có trách nhiệm hơn với sinh viên thực tập. Ngoài ra, nhà trường cần có các khoản chi phí
bồi dưỡng cho các doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập.
Thường xuyên tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp nhằm tạo được cầu nối giữa
doanh nghiệp, giáo viên hướng dẫn và sinh viên.
Tôi hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của Hội đồng
khoa học nhà trường, các nhà quản lý, đồng nghiệp, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
của sáng kiến, kinh nghiệm này.
Kiên Giang, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Người viết
12