Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận môn luật so sánh hệ thống pháp luật dân luật civil law system

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.87 KB, 25 trang )

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

_____

BÀI TẬP NHÓM
MÔN HỌC: LUẬT SO SÁNH
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT
(CIVIL LAW SYSTEM)

Thành viên nhóm 2:
Hoàng Thị Hồng Hà
Bạch Phạm Đăng Huy
Định Xuân Hiệp
Trịnh Ngọc Hồng Nhung
Nguyễn Thị Diễm Phượng

TP.HCM, tháng 01 năm 2016

Nhóm 2

Page 1


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)
1.


Lịch sử hình thành
Trên thế giới có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, mỗi quốc gia có hệ thống
pháp luật của riêng mình, cả những tổ chức phi nhà nước cũng có pháp luật của
mình như Luật Hồi giáo, luật Do thái giáo, Luật Giáo hội… Trong đó, hệ thống
pháp luật Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình
trên thế giới. Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những "dòng
họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng.
Nhìn chung, có thể xem quá trình hình thành và phát triển của Civil law trải qua
3 giai đoạn: giai đoạn pháp luật tập quán (trước thế kỷ XIII), giai đoạn pháp
luật thành văn (thế kỷ XIII – thế kỷ XVIII), giai đoạn pháp điển hóa pháp luật
và phát triển ra ngoài Châu Âu (cuối thế kỷ XVIII – đến nay)1.

1.1

Giai đoạn luật tập quán (trước Thế kỷ XIII)
Đây là thời kỳ pháp luật hình thành từ tập quán địa phương (tập quán của các
bộ tộc Pháp, Đức, tộc Slavian...) vì vậy còn mang tính biệt lập, phân tán và
thiếu thống nhất. Phần lớn các bộ tộc ở Tây Âu bị người La Mã thống trị nên
Luật La Mã cổ đại có ảnh hưởng lớn ở đây. Thời kỳ ra đời của Luật La Mã
được tính từ khi Luật Mười hai bảng xuất hiện năm 450 trước công nguyên 2.
Luật La Mã xuất hiện và hoàn thiện cùng nền Cộng hòa La Mã và thời kỳ Đế
chế La Mã thần thánh kéo dài cả chục thế kỷ. Năm 528, Hoàng đế La Mã
Justinianus đã ra lệnh tập hợp, hệ thống lại các tập quán, tục lệ nhằm cũng cố
luật La Mã và tạo nên công trình pháp luật lớn mang tên Corpus Juris Civilis
(nghĩa là tập hợp các chế định luật dân sự).
Từ năm 529 đến năm 534, các bộ sách của Justinianus lần lượt được xuất bản ở
Ý3, bao gồm:

1
2


3



Bộ luật Justinianus (Code): hệ thống hóa các luật của hoàng đế La Mã cổ
đại ban hành;



Tổng luận luật học Justinianus (Digest): là tập hợp các luận thuyết về
pháp luật có giá trị nhất của học giả La Mã cổ đại;



Sách sưu tập các định chế Justinianus (Institutes): là cuốn sách giáo khoa
về pháp luật được viết bởi các cố vấn pháp luật La Mã cổ đại và;

Giáo trình Luật So Sánh ĐH Luật Hà Nội, NXB CAND, tr.103-104
Mary Ann Glendon; Michael W. Gordon; Paolo G. Carozza, (1999)
Comparative Legal Traditions, tr. 17
Réne David, NXB Tp. HCM, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới
đương đại, tr.34

Nhóm 2

Page 2


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)




Luật mới ban hành bởi Hoàng đế Justinianus (Novels).

Cùng với sách cầu nguyện ở Pháp và bán đảo Iberia là những tác phẩm tiêu
biểu cho Luật La Mã.
Nhìn chung giai đoạn này pháp luật đơn giản, lẫn lộn giữa đạo đức, tôn giáo và
pháp luật. Luật pháp thời kỳ này ảnh hưởng sâu sắc bởi luật lệ tôn giáo, nhiều
quốc gia lấy luật của nhà thờ làm luật nhà nước. Trong bóng đêm của thời hậu
Trung cổ, đã có pháp luật tồn tại nhưng nó không phải là công cụ chủ yếu để
đảm bảo công lý trong xã hội. Giữa các cá nhân và các nhóm xã hội, những
tranh chấp được giải quyết theo luật của kẻ mạnh hay bởi quyền lực độc đoán
của thủ lĩnh, tộc trưởng.
1.2

Giai đoạn Pháp luật thành văn (Thế kỷ XIII – Thế kỷ XVIII)
Đây là giai đoạn bắt đầu bằng sự phục hưng của Luật La Mã, cuối thế kỷ XII,
các thành phố Châu Âu bắt đầu phát triển, gia tăng các hoạt động thương mại
và giao lưu giữa các dân tộc Châu Âu lục địa tạo ra nhu cầu phân biệt giữa đạo
đức, tôn giáo và pháp luật. Đây cũng là giai đoạn văn hóa phục hưng bắt đầu từ
thế kỷ XIII – XIV ở Ý, sau đó lan sang các quốc gia Châu âu lục địa khác. Các
triết gia và luật gia đòi hỏi các mối quan hệ xã hội phải được dựa trên pháp luật.
Vào đầu thế kỷ XIII, các nước Châu âu lục địa không có một hệ thống pháp
luật thống nhất vì mỗi quốc gia đều áp dụng pháp luật tập quán cho những vùng
miền khác nhau. Chẳng hạn ở Pháp giai đoạn này có khoảng 60 tập quán
chung, khoảng 300 tập quán vùng, được áp dụng ở các vùng miền khác nhau
như tập quán Bordeaux, tập quán Paris, tập quán Orlearns, tập quán
Normandie…Nhà văn Voltaire đã có nhận xét rằng đi trên các vùng đất của
Pháp, người ta phải thay đổi pháp luật như thay đổi ngựa. 4 Ở một số nước Châu

âu khác cũng có tình trạng tương tự. Năm 1080, trường tổng hợp Bologna ở Ý
được thành lập, thế kỷ XII đại học Paris và sau đó là một loạt trường đại học
tổng hợp ở các thành phố lớn Châu âu ra đời. Các trường học này có vai trò
quan trọng trong việc hình thành hệ thống Civil law5.
Trong các trường đại học tổng hợp, họ không dạy pháp luật thực định, không
tạo nên những quy phạm cần phải áp dụng mà các giáo sư dạy sinh viên
phương pháp tạo ra những quy phạm công bằng nhất về nội dung, thích hợp
nhất về đạo đức và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cuộc sống bình thường của
xã hội6. Tư tưởng về một xã hội do pháp luật quản lý được công nhận vào thế
kỷ XIII7, chấm dứt tình trạng vô chính phủ, chuyên quyền, chỉ trích việc tìm

4
5
6

7

Giáo trình Luật So Sánh ĐH Luật Hà Nội, NXB CAND, tr.109
Giáo trình Luật So Sánh ĐH Luật Hà Nội, NXB CAND, tr.105
Réne David, NXB Tp. HCM, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới
đương đại, tr.37
Réne David, NXB Tp. HCM, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới
đương đại, tr.43

Nhóm 2

Page 3


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)


đến những yếu tố siêu nhiên trong quan hệ dân sự. Các mối quan hệ xã hội phải
được dựa trên pháp luật, pháp luật dựa trên cơ sở công lý, pháp luật là hình mẫu
để tổ chức xã hội. Những tư tưởng này là một bước tiến cách mạng thời bấy
giờ.
Việc giảng dạy Luật La Mã ở các trường học trong suốt gần 6 thế kỷ đó đã có
những thay đổi, xuất hiện một loạt các trường phái pháp luật8 thay thế nhau:
Trường phái đầu tiên là Glassators là trường phái pháp luật chú giải, tập trung
giải thích các chế định pháp luật La Mã theo nghĩa nguyên gốc xuất hiện ở
Bologna (Ý) vào thế kỷ XIII. Kết quả của trường phái này tạo ra tác phẩm đồ
sộ của Accursius tổng hợp gần 96 nghìn câu chú giải về Luật La Mã cổ đại.
Trường phái thứ hai là Post-Glasstors còn gọi là Commentator là trường phái
các nhà bình luận xuất hiện vào thế kỷ XIV ở Ý. Phát triển hơn trường phái chú
giải, trường phái này bình luận tìm cách giải thích các quy định của Luật La Mã
phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.
Trường phái thứ ba cũng xuất hiện ở Ý vào thế kỷ XV – Humanists là trường
phái nhân văn, có quan điểm gần giống với trường phái Glassator.
Trường phái thứ tư xuất hiện vào thế kỷ XVI ở Đức, gọi là Usus Modernus
Pandectarium. Đây là trường phái của các nhà pháp điển hiện đại, là kết quả
của quá trình giảng dạy luật La Mã ở thế kỷ XIV – XV ở Châu âu lục địa.
Trường phái thứ năm là trường phái The Natural Law – trường phái pháp luật
tự nhiên, xuất hiện vào thế kỷ XVII –XVIII. Trường phái này đặt con người
vào trung tâm của bất kỳ chế độ xã hội nào, đòi hỏi phải tạo ra những quy phạm
của pháp luật công thể hiện các quyền tự nhiên của con người và bảo vệ quyền
tự do cá nhân. Tư tưởng này là nền tảng trong việc xây dựng pháp luật công
nhằm kiểm soát quyền lực của các cơ quan Nhà nước.
Từ thế kỷ XIII – thế kỷ XVIII, việc nghiên cứu, giảng dạy Luật La Mã nhằm
đào tạo các luật gia trong các trường học trong thời gian dài đã tạo ra tư duy
pháp luật chung thống nhất ở các quốc gia Châu âu lục địa. Có thể xem thế kỷ
XIII là cột mốc quan trọng trong quá trình xuất hiện và phát triển của hệ thống

Luật Châu âu lục địa. Luật La Mã được cải biên, chỉnh lý, hệ thống lại cho phù
hợp với thời đại và là cơ sở cho hệ thống pháp luật Châu âu lục địa ra đời gọi là
Jus Commune. Jus Commune là hệ thống luật linh hoạt, mềm dẻo được thể hiện
đa dạng ở các nước Châu âu.
1.3

Giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và phát triển ra ngoài Châu âu (cuối
thế kỷ XVIII– nay)
Đây là giai đoạn đánh dấu bằng những văn bản pháp luật quan trọng, là cuộc
cách mạng lớn. Trường phái pháp luật tự nhiên vào TK XVIII đã nhìn nhận

8

Giáo trình Luật So Sánh ĐH Luật Hà Nội, NXB CAND, tr.106

Nhóm 2

Page 4


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

những thẩm quyền tạo ra pháp luật, thay đổi, xem xét lại pháp luật của người
đứng đầu chính quyền. Pháp điển hóa pháp luật khác với hình thức biên soạn
luật tập quán trước đó khi chức năng tạo lập và phát triển pháp luật chủ yếu do
nhà lập pháp thực hiện.
Trước hết phải kể đến Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của
Pháp9 , tiếp đó là một loạt các bộ luật quan trọng ra đời vào thế kỷ 19:



Tại Pháp, Bộ luật dân sự Napoleon (1804); Bộ luật tố tụng Dân sự (1806);
Bộ luật Thương mại ( 1807); Bộ Luật Hình sự ( 1810); Bộ luật tố tụng
Hình sự (1808)10.



Tại Đức, Bộ luật Bộ luật dân sự Đức (1896); Bộ luật tố tụng Dân sự
(1877); Bộ luật Thương mại ( 1866); Bộ Luật Hình sự ( 1810); Bộ luật tố
tụng Hình sự (1877).



Bộ luật dân sự Áo (1811).

Nhờ quá trình mở rộng thuộc địa của các nước Châu âu lục địa nên hệ thống
pháp luật Civil law có điều kiện phổ biến và phát triển ra ngoài khu vực Châu
âu. Chẳng hạn, nước Pháp có nhiều thuộc địa ở Bắc Phi, Tây phi, Trung Phi và
Đông Nam Á, Guyana ( Nam Mỹ), Madagascar (Ấn Độ dương), Tahiti (Thái
Bình dương). Tuy hiện nay đã giành được độc lập nhưng pháp luật của các
quốc gia này vẫn chịu ảnh hưởng của mô hình pháp luật kiểu Pháp. Trong khi
đó Luật dân sự của Đức được nhiều quốc gia lựa chọn làm mô hình mẫu trong
quá trình ban hành, sửa đổi pháp luật của nước mình như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Thái Lan…
Thêm vào đó, việc các luật gia được đào tạo ở các trường học ở Pháp, Đức hay
các quốc gia Châu âu khác cũng là yếu tố giúp hệ thống Civil law tiếp tục được
phổ biến rộng hơn.
Các học giả luật so sánh cho rằng hệ thống Civil law phải được chia nhỏ thành
3 nhóm khác nhau11:

9

10
11



Civil Law của Pháp: ở Pháp, Bỉ, Quebec (Canada), Tây Ban Nha, và
những nước thuộc địa cũ của Pháp;



Civil Law của Đức: ở Đức, Aó, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Nhật Bản,
Hàn Quốc và Cộng hòa Trung Hoa.

NXB CAND, Giáo trình Luật So Sánh ĐH Luật Hà Nội, tr.112
Michael Bogdan, Luật So Sánh, tr.132
truy cập
lần cuối ngày 26/1/2016

Nhóm 2

Page 5


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)


2.

Civil Law của những nước Scandinavian: Đan Mạch, Thụy Điển, Phần
Lan, Na Uy và Iceland.


Các nguyên tắc của hệ thống dân luật
Hệ thống Civil law quan niệm luật pháp là phải từ các chế định cụ thể (all law
resides institutions) - còn hệ thống Common law lại quan niệm luật pháp được
hình thành từ tập quán (all law is custom). Ưu điểm rõ nét của các Bộ luật
trong Civil Law là tính khái quát (comprehensibility), tính ổn định cao
(certainty of law), đây cũng chính là hai nguyên tắc then chốt trong hệ thống
Civil law12.

2.1

Nguyên tắc khái quát:
Luật là những gì quy định trong các bộ luật, được soạn thảo thành những
nguyên tắc chung để áp dụng cho mọi trường hợp.
Quy phạm pháp luật ở các nước theo hệ thống này thường để lại những khoảng
trống cho thẩm phán, chức năng của nó chỉ là thiết lập những khuôn khổ pháp
luật cho thẩm phán, họ không quy định chi tiết vì người tạo ra quy phạm pháp
luật (nhà lập pháp) không thể lường hết được sự đa dạng của các vụ việc trong
thực tế13. Tính khái quát của pháp luật điều đó có nghĩa là làm cho nó ít chính
xác (ít vừa vặn) cho một trường hợp cụ thể và trao cho thẩm phán có những
thẩm quyền áp dụng rộng hơn.

2.2

Nguyên tắc ổn định:
Bắt nguồn từ nguyên tắc khái quát hóa ở trên, những vấn đề của luật cần được
dự đoán trước và qui định trong các văn bản luật. Thẩm phán chỉ có quyền giải
thích luật chứ không phải là làm luật như hệ thống Comon law. Những giải
thích của thẩm phán có thể trở thành tiền lệ pháp cho vụ việc khác.
Vì quy phạm pháp luật không đủ để phản ánh toàn hiện nội dung của pháp luật

ở các nước thuộc hệ thống civil law, nên để củng cố tính ổn định của pháp luật,
thực tiễn xét xử của tòa án sẽ cố gắng làm chính xác những quy phạm mang
tính chung nhất. Ngoài ra, các tòa án cấp cao hơn thực hiện kiểm soát việc giải
thích luật của các tòa cấp dưới 14, và tòa phá án là cấp tòa cao nhất để thực thi
việc này.
Việc sử dụng luật thành văn làm nguồn chính cho thấy đặc điểm của hệ thống
luật này bắt nguồn từ viêc coi trọng pháp điển hóa, cách nhìn khái quát các
trường hợp của cuộc sống. Ngoài ưu điểm là tính ổn định của các quan hệ pháp
luật cao, khiến cho các luật sư và thẩm phán khi xem xét một vụ việc đã có thể

12
13
14

Corporate and Business Law, NXB. BPP Learning Media, 2015, tr.15
Réne David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, trang 82
Réne David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, trang 82-83

Nhóm 2

Page 6


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

đoán trước được kết quả xét xử dựa vào những quy phạm pháp luật, nhưng hệ
quả là tạo thành hệ thống pháp luật đóng khung, kém linh động, giới hạn các
thẩm phán trong việc áp dụng các văn bản pháp luật có sẵn, hệ quả của việc
này là tạo nên sự ỷ lại, bị động và kém sáng tạo trong hoạt động xét xử.
3.


Nguồn luật trong hệ thống dân luật15
Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử
dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp
dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. Nguồn của
pháp luật bao gồm: nguồn nội dung và nguồn hình thức; nguồn chủ yếu (nguồn
cơ bản) và nguồn thứ yếu, tùy vào căn cứ phân biệt.
Tuy nhiên, tựu trung lại thì có 05 nguồn trong hệ thống dân luật: Luật, Tập
quán, Thực tiễn xét xử của tòa án, Học thuyết và Những nguyên tắc chung.

3.1

Luật thành văn
Luật được hiểu theo nghĩa rộng là nguồn đầu tiên và hầu như duy nhất của
pháp luật ở các nước “luật thành văn”. Xu hướng này càng phổ biến hơn trong
thời đại ngày nay nhờ vai trò của nhà nước trong mọi lĩnh vực được mở rộng.
Việc thiết lập nền thống trị của pháp luật là công việc thuộc về nhà lập pháp.
Việc này phù hợp với nguyên tắc dân chủ vì nhà nước có những điều kiện rộng
lớn để phối hợp mọi hoạt động của những khu vực khác nhau thuộc cuộc sống
và xã hội và xác định được lợi ích chung.
Với tính chất chặt chẽ của luật là phương pháp kỹ thuật tốt nhất để thiết lập nên
những quy phạm rõ ràng, nhất là trong thời đại ngày nay, khi tính chất phức tạp
của các quan hệ xã hội tôn sự chính xác và rõ ràng trong số giải pháp đúng đắn
lên hàng đầu.
Các quy phạm của “luật thành văn” do cơ quan lập pháp hoặc hành pháp đưa
ra, được các nhà luật học giải thích và áp dụng cho mỗi quyết định về mỗi vụ
việc cụ thể, đã tạo nên hệ thống có thứ bậc: hiến pháp, công ước quốc tế, các
bộ luật, các quy chế, sắc lệnh, và các thông tư.
Hiến pháp là cấp cao nhất của hệ thống dân luật, là những quy phạm có tính tối
thượng. ở một vài nước, tính tối thượng mang tính chính trị, các điều khoản

được thông qua theo một trình tự đặc biệt. Nhưng xét góc độ pháp lý thì tính
uy quyền cũng giống như các đạo luật bình thường. Nhưng với một số nước
khác thì nó có tính khác so với các đạo luật bình thường khác, biểu hiện thiết
lập sự giám sát tính hiến pháp của những luật khác, trong đó các cơ quan giám
sát và các phương pháp giám sát có thể rất đa dạng.
Các đạo luật hiến pháp về ý nghĩa sánh được với vai trò của Công ước quốc tế.

15

Réne David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, chương 3.

Nhóm 2

Page 7


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

Công ước quốc tế có hiệu lực cao hơn nội lực (hiến pháp). Việc giải thích công
ước quốc tế có thể được đưa vào thẩm quyền của các tổ chức trên quốc gia.
Cũng có luật được coi là bộ luật, có nghĩa là tuyển tập những luật khác nhau
nhưng về sau nó chỉ được áp dụng đối với những bộ tuyển tập có trình bày các
nguyên tắc của luật chung có hiệu lực trong quốc gia nhưng có xu hướng được
áp dụng rộng hơn. Ngày nay, thuật ngữ “bộ luật” được sử dụng rộng rãi để chỉ
các văn bản luật tổng hợp và trình bày có hệ thống các quy phạm thuộc một
lĩnh vực pháp luật nhất định.
Ngoài các đạo luật theo đúng nghĩa của từ “pháp luật thành văn”, còn có vô số
những quy phạm và chỉ dẫn do các cơ quan nhà nước ban hành.
Các thông tư hành chính thể hiện cách hiểuquy phạm pháp luật của hành chính
và ý định của bên hành chính sẽ áp dụng quy phạm như thế nào.

3.2

Tập quán
Tập quán là nền tảng của pháp luật, xác định các phương thức áp dụng, phát
triển của pháp luật do các thẩm phán, học thuyết đưa ra nhưng nó không phải là
yếu tố chính và đầu tiên của pháp luật. Nó chỉ là một trong những yếu tố cho
phép tìm ra giải pháp công minh.
Có nhiều cách nhìn nhận về tập quán. Cụ thể tập quán chỉ được áp dụng khi
luật trực tiếp nói đến nó; tập quán và luật được xem là hai nguồn ngang nhau
của pháp luật.
Khái niệm về vai trò của tập quán trở nên chính xác hơn khi khôi phục lại
truyền thống và chấm dứt đánh đồng luật và pháp luật. Nếu như hiểu luật chỉ là
một phương tiện chính để thể hiện pháp luật thì không có gì ngăn cản sự công
nhận sự hữu ích của nguồn luật khác. Trong đó tập quán có vị trí quan trọng vì
nó xét đến cách xử xự thông thường của con người là dĩ nhiên và cần thiết và
được cho là công minh trong xã hội.

3.3

Thực tiễn xét xử của tòa án
Trong bất cứ trường hợp nào giữa các quy phạm do thực tiễn xét xử của tòa án
tạo ra và những quy phạm do các nhà lập pháp thiết lập cũng có hai khác biệt
quan trọng: (i) thực tiễn xét xử của tòa án hoạt động trong khuôn khổ do nhà
lập pháp lập ra cho pháp luật, trong khi hoạt động của nhà lập pháp chính là sự
thiết lập những khuôn khổ đó  bị hạn chế, (ii) quy phạm do thực tiễn xét xử
của tòa án tạo ra không có được uy tín của những quy phạm lập pháp, không
bền vững, có thể bị hủy bỏ vào bất kỳ thời điểm nào phụ thuộc vào vụ việc
mới.

3.4


Học thuyết

Nhóm 2

Page 8


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

Trong một thời gian dài, học thuyết đã từng là nguồn chính của pháp luật ở các
nước “pháp luật thành văn” từ thế kỷ 13-18. Và chỉ cách đây không lâu cùng
với thắng lợi của các tư tưởng dân chủ và pháp điển hóa sự thống trị của học
thuyết mới được thay bằng sự thống trị của luật.
Vai trò của học thuyết thể hiện ở chỗ chính nó đã tạo ra ngân hàng và những
khái niệm pháp luật mà nhà lập pháp sử dụng, tạo ra những phương pháp để
hiểu pháp luật và giải thích các luật. Ngoài ra nó còn đóng vai trò áp dụng luật.
3.5

Những nguyên tắc chung
Trong trường hợp luật viện dẫn nguyên tắc chung thì các luật gia hành động
trên cơ sở thẩm quyền do nhà lập pháp cho phép. Nhưng khi nhà lập pháp
không cho phép thì họ không sử dụng được sức mạnh đó nhưng họ sử dụng nó
một cách vừa phải vì cảm thấy phương thức tốt nhất để thực hiện công lý trong
xã hội phục tùng trật tự do luật đã đặt ra.

3.6

Đối với pháp luật Pháp thì các nguồn sau được xem là nguồn của pháp
luật16

3.6.1 Hiến pháp
Hiến pháp là cấp cao nhất của hệ thống dân luật, là những quy phạm có
tính tối thượng.
3.6.2 Luật EU17
Luật EU bao gồm 03 nguồn, nguồn luật chính yếu (primary law), nguồn
luật thứ yếu (secondary law) và nguồn luật bổ sung (supplement law)
Nguồn luật chính là các Hiệp định thành lập Liên minh Châu Âu (EU),
bao gồm 02 Hiệp định chính là Hiệp định thành lập Liên minh Châu Âu
ký tại Maastricht năm 1992) và Hiệp định về chức năng của Liên minh
Châu Âu ký tại Rome năm 1958.
Nguồn thứ yếu bao gồm những quy tắc và hướng dẫn dựa trên các Hiệp
Định. Cơ quan lập pháp của Liên minh Châu âu chủ yếu bao gồm Nghị
viện Châu Âu và Hội đồng của Liên minh Châu Âu, có thể soạn thảo các
nguồn luật thứ yếu để thực hiện các mục tiêu được nêu trong Hiệp định.
Tòa án tư pháp Châu Âu là tòa án cao nhất có chức năng giải thích luật
của Liên minh Châu Âu. Nguồn luật bổ sung bao gồm các án lệ của Tòa
án tư pháp, luật quốc tế và các nguyên tắc chung của Luật pháp của Liên

16
17

Corporate and Business Law, NXB. BPP Learning Media, 2015, tr.16
/>
Nhóm 2

Page 9


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)


minh Châu Âu.
3.6.3 Các đạo luật
Luật của Liên minh Châu Âu có tính bắt buộc thi hành ngang với luật
quốc gia, do vậy các quốc gia thành viên có nghĩa vụ ban hành và điều
chỉnh luật quốc gia của mình sao cho đảm bảo phù hợp với luật của Liên
minh Châu Âu. Tuy nhiên, Luật chung của Liên minh Châu Âu không
điều chỉnh mọi khía cạnh của đời sống, và vì vậy từng quốc gia thành
viên vẫn phải phát triển nguồn luật riêng của mình là các đạo luật, bộ
luật.
3.6.4 Các quy tắc mang tính hành chính (thông tư hành chính18)
Tại các nước theo hệ thống civil law, về nguyên tắc có sự phân biệt giữa
các văn bản do các quy phạm pháp luật tạo ra và những thông tư hành
chính thể hiện cách hiểu quy phạm pháp luật đó. Các quan chức hành
chính nhiều lúc biết về luật chỉ qua những văn bản hướng dẫn công việc
trên hình thức thông tư hành chính và thường là họ chỉ giới hạn trong
những thông tư này.
3.6.5 Tập quán (tuy nhiên đây là nguồn không quan trọng)
3.7

Một số nguồn của pháp luật Việt Nam
Một số học giả Pháp cho rằng, trong thực tế, nguồn của pháp luật bao gồm:
nguồn nội dung và nguồn hình thức; nguồn chủ yếu (nguồn cơ bản) và nguồn
thứ yếu, tùy vào căn cứ phân biệt. Khi xem xét về nguồn của pháp luật Việt
Nam hiện nay, cần phải quan tâm cả nguồn nội dung và nguồn hình thức của
nó, trong đó, “nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của pháp
luật bởi vì nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban
hành và giải thích pháp luật”19; “nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là
phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa
đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các
chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra

trong thực tế”20.
Với cách nhìn như vậy, nguồn của pháp luật Việt Nam bao gồm:
3.7.1 Đường lối, chính sách của Đảng

18
19

20

Réne David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, trang 96
TS. Nguyễn Thị Hồi, Về khái niệm nguồn của pháp luật, Tạp chí Luật học, số
2/2008, tr. 29, 30
TS. Nguyễn Thị Hồi, Về khái niệm nguồn của pháp luật, Tạp chí Luật học, số
2/2008, tr. 29, 30

Nhóm 2

Page 10


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

Đường lối, chính sách của Đảng được coi là nguồn nội dung của pháp
luật bởi vì chúng định ra mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế -xã
hội của đất nước trong một giai đoạn nhất định cũng như những phương
pháp, cách thức cơ bản để thực hiện những mục tiêu, phương hướng này.
Và những mục tiêu, phương hướng, phương pháp và cách thức đó sẽ
được Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và tổ chức thực hiện trong
thực tế. Nội dung các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL), từ Hiến pháp, luật cho đến các văn bản dưới luật đều phải

phù hợp, không được trái với đường lối, chính sách của Đảng. Về mặt lý
luận, đường lối, chính sách của Đảng chỉ có thể là nguồn nội dung mà
không thể là nguồn hình thức của pháp luật; song, trong thực tế có lúc nó
cũng được coi là nguồn hình thức của pháp luật như việc áp dụng thẳng
Nghị quyết 10 và Chỉ thị 100 của Đảng về khoán sản phẩm trong nông
nghiệp ở một số địa phương trước đây. Nói chung, việc áp dụng thẳng
đường lối, chính sách của Đảng vào các lĩnh vực của xã hội là một hạn
chế cần khắc phục, vì về mặt nguyên tắc, đường lối, chính sách của
Đảng chỉ có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện nghiêm chỉnh
đối với các đảng viên và các tổ chức đảng. Và dĩ nhiên, đường lối, chính
sách đó chỉ có thể có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với
toàn xã hội khi nó được Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật.
3.7.2 Nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước
Đây cũng là một trong những nguồn nội dung quan trọng của pháp luật,
một trong những cơ sở để xây dựng, ban hành pháp luật. Để tổ chức,
quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước phải ban hành các quy định pháp luật cụ thể nhằm xây
dựng đồng bộ các loại thị trường (thị trường lao động, thị trường hàng
hoá, thị trường bất động sản, thị trường tài chính...); cụ thể hoá các
chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập...; sắp xếp, cơ
cấu lại các ngành kinh tế, điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo chiều
hướng mà Nhà nước mong muốn, chiều hướng vừa thúc đẩy sự tăng
trưởng, vừa bảo đảm sự cân đối và ổn định của nền kinh tế - xã hội
3.7.3 Hiếp pháp
Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi
văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi
phạm Hiến pháp đều bị xử lý”.
Như vậy, Hiến pháp là nguồn quan trọng nhất của hệ thống pháp luật
Việt Nam.

3.7.4 Văn bản quy phạm pháp luật
Nhóm 2

Page 11


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

Đây là loại nguồn hình thức chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất của
pháp luật, bởi lẽ, các cơ quan nhà nước ở Việt Nam khi giải quyết các
vụ việc pháp lý thực tế thuộc thẩm quyền của mình đều chủ yếu dựa vào
các VBQPPL. VBQPPL là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử
sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. VBQPPL ở nước ta bao
gồm nhiều loại với giá trị pháp lý cao, thấp khác nhau. Đứng đầu thang
bậc giá trị pháp lý trong hệ thống VBQPPL là Hiến pháp, đạo luật gốc,
luật cơ bản của Nhà nước. Tiếp đó là các đạo luật và các nghị quyết của
Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội,..VBQPPL được hình thành do kết quả của hoạt động xây dựng pháp
luật, thể hiện trí tuệ của tập thể nên tính khoa học tương đối cao. Các
quy định của nó được trình bày thành văn nên thường rõ ràng, cụ thể,
bảo đảm có thể được hiểu và được thực hiện thống nhất ở phạm vi rộng;
nhờ vậy, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản
của nguyên tắc pháp chế. Hơn nữa, VBQPPL cũng có thể đáp ứng được
kịp thời các yêu của cuộc sống nên nó được coi là loại nguồn hình thức
cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất của pháp luật
3.7.5 Các điều ước quốc tế
“Theo cách tiếp cận của Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế
ký kết giữa các quốc gia và các quy định của luật quốc tế hiện hành thì

điều ước quốc tế được xác định là thoả thuận quốc tế được ký kết bằng
văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc
tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó được ghi nhận
trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với
nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện
đó”. Nói chung, các điều ước quốc tế do Việt Nam ký kết, phê chuẩn
hoặc gia nhập thực tế vừa là nguồn nội dung, vừa là nguồn hình thức của
pháp luật nước ta. Nó là nguồn nội dung trong trường hợp các quy định
của nó được chuyển hóa thành các quy định trong các VBQPPL. Ví dụ,
việc chúng ta gia nhập Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ (CEDAW) đã dẫn đến việc ban hành Luật Bình đẳng giới
trong đó có nhiều nội dung là sự cụ thể hóa các quy định của Công ước
này. Nhiều quy định của các điều ước quốc tế khác đã được chuyển hóa
thành các quy định trong các đạo luật của Việt Nam, nhất là khi chúng ta
đã gia nhập WTO.
Điều ước quốc tế trở thành nguồn hình thức của pháp luật trong trường
hợp nó được áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần vào việc giải
quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế. Việc áp dụng này đã được thừa
nhận trong Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm
2005 của nước ta.
Nhóm 2

Page 12


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

Nói chung, trong lĩnh vực luật quốc tế thì điều ước quốc tế là nguồn cơ
bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Còn đối với pháp luật quốc gia, vai trò
của điều ước quốc tế ngày càng quan trọng và có vị thế ngày càng cao

hơn, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Điều đó được thể hiện rõ trong các quy định được nêu trong nhiều
VBQPPL hiện hành của nước ta là: “Trong trường hợp điều ước quốc tế
mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy
định của văn bản này thì tuân theo các quy định của điều ước quốc tế
đó”
3.7.6 Các tư tưởng, học thuyết pháp lý
Các tư tưởng, học thuyết pháp lý cũng có thể trở thành nguồn nội dung
của pháp luật. Chẳng hạn, theo Điều 2 của Hiến pháp hiện hành của
nước ta thì, “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp”. Quy định này của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở
sự kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước và pháp luật; tư tưởng chủ quyền nhân dân; tư tưởng nhà
nước pháp quyền và tiếp nhận các yếu tố hợp lý của học thuyết phân
chia quyền lực nhà nước
4.

Pháp điển hóa pháp luật trong hệ thống dân luật
Pháp điển hóa là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó
không những tập hợp những văn bản đã có theo 1 trình tự nhất định, loại bỏ
những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn mà còn chế định thêm những quy phạm
mới nhằm thay thế cho những quy định bị loại bỏ và khắc phục những chỗ
trống được thực hiện trong quá trình tập hợp văn bản, sửa đổi các quy phạm
hiện hành, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng. Pháp điển hóa là hình thức cao
nhất, hoàn chỉnh của công tác hệ thống hóa pháp luật. Có hai trường phái pháp

điển hóa là pháp điển hóa nội dung (substantive codification) và pháp điển hóa
hình thức (formal codification).21

4.1

Pháp điển hóa về mặt nội dung: (hay có người còn gọi theo các cách gọi khác
như : pháp điển hóa lập pháp, pháp điển hóa truyền thống, pháp điển hóa có tạo
ra quy phạm mới v.v….) là việc xây dựng, soạn thảo một văn bản pháp luật
mới trên cơ sở hệ rà soát, thống hoá, tập hợp các quy định ở nhiều văn bản quy

21



Nhóm 2

Page 13


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

phạm pháp luật hiện hành vào văn bản đó với sự sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh
để phù hợp với thực tiễn. Cách thức pháp điển này giống như hoạt động lập
pháp thông thường
4.2

22

Pháp điển hóa hình thức: (còn được gọi là pháp điển hóa không làm thay đổi
nội dung văn bản) là cách thức tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang

có hiệu lực pháp luật tại nhiều văn bản khác nhau thành các bộ luật theo từng
chủ đề, với bố cục logic, phù hợp, có thể kèm theo những sửa đổi, điều chỉnh
cần thiết nhằm làm cho các quy định này phù hợp với nhau. Về nguyên tắc, quá
trình sửa đổi, điều chỉnh trong quá trình pháp điển hóa chỉ nhằm mục đích tạo
nên sự hài hòa giữa các quy định, đảm bảo trật tự của bộ pháp điển mà không
nhằm tới mục đích tạo ra những chính sách pháp luật mới và các quy định pháp
luật đang có hiệu lực được tôn trọng một cách tối đa. Pháp điển hoá hình thức
có những lợi ích và ý nghĩa quan trọng sau đây 22:


Tập hợp được tất cả các quy phạm pháp luật đang nằm phân tán, rải rác
ở nhiều văn bản trong một văn bản pháp luật duy nhất trong đó gồm
những quy phạm pháp luật còn hiệu lực trong một lĩnh vực, chủ đề nhất
định theo một trật tự hợp lý, bảo đảm thuận lợi cho việc áp dụng, thực
hiện văn bản pháp luật



Minh bạch hóa và bảo đảm tính cập nhật của các quy phạm pháp luật
thông qua việc bãi bỏ các nội dung không rõ ràng, mâu thuẫn, không
phù hợp với Hiến pháp và các cam kết quốc tế; chỉ ra sự mâu thuẫn,
chồng chéo, không đầy đủ trong hệ thống luật pháp và chuẩn bị đề xuất
các sửa đổi, bổ sung cần thiết từ đó nâng cao tính thống nhất của các
quy định pháp luật.



Góp phần bảo đảm duy trì tính hệ thống của hệ thống pháp luật. Theo
cách thức pháp điển này, phần lớn các quy phạm pháp luật sẽ được sắp
xếp vào các bộ luật với phạm vi nội dung được xác định rõ ràng, ổn

định, có tính hệ thống cao. Bộ Pháp điển sẽ được sử dụng như một
phương tiện để thực hiện việc hệ thống hóa các quy định pháp luật một
cách liên tục vì tất cả các quy định mới được ban hành đều được đưa
vào Bộ pháp điển ngay lập tức và các việc thay thế các quy định cũ cũng
được thực hiện ngay trên Bộ pháp điển.



Nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Việc xây
dựng các bộ pháp điển một cách có hệ thống và toàn diện sẽ nâng cao sự
ổn định và thống nhất của hệ thống pháp luật và vì vậy sẽ nâng cao sự
tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.



Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm luật. Trong bối cảnh tất cả
quy phạm pháp luật đã được sắp xếp một cách hệ thống trong các bộ
pháp điển thì việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định sẽ

/>
Nhóm 2

Page 14


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

được thực hiện một cách dễ dàng hơn trên cơ sở các quy định của bộ
pháp điển mà không phải tiến hành rà soát, kiểm tra các văn bản phân
tán trong hệ thống pháp luật như hiện nay. Hơn thế nữa, trong trường

hợp các bộ pháp điển đã được xây dựng ổn định, việc làm luật trong một
lĩnh vực có thể chỉ dừng lại ở việc sửa đổi, bổ sung các bộ pháp điển
trong lĩnh vực đó mà nhất thiết phải chỉnh sửa hay ban hành mới cả một
luật hay một bộ luật.
Tại Việt Nam, pháp điển hóa chỉ dừng lại về mặt hình thức, vì theo định nghĩa
tại Điều 2.1 - Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thì “Pháp điển
là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang
còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở
trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển”. Như vậy vai
trò pháp điển của Việt Nam hẹp hơn rất nhiều so với thế giới.
5.

Vai trò của thẩm phán
Tại các tòa án khu vực Châu Âu lục địa, các Bộ luật và Luật thành văn là
nguồn chính thức và quan trọng hàng đầu ở các nước thuộc truyền thống pháp
luật dân sự. Do đó,khi xem xét vai trò của thẩm phán phải đặt trong mối quan
hệ giữa phán quyết của tòa và luật do nhà nước ban hành.
Thẩm phán ở các nước Civil Law chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không
được tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các
qui phạm pháp luật (không có chức năng lập pháp)23, lý do khi xét xử thẩm
phán chỉ được dựa vào luật thành văn hoặc luật đã được hệ thống hóa của thẩm
phán trong hệ thống pháp luật dân sự tại tòa án dân sự, nên nếu có bất kì sự
sáng tạo nào hoặc sáng kiến lập pháp của thẩm phán chỉ được thể hiện trong
nội dung ‘giải thích pháp luật’ (legislative intepratation).
Không căn cứ vào án lệ nên vai trò của thẩm phán là quan trọng


Toà dân sự: để có phán quyết của mình thẩm phán không căn cứ vào các
phán quyết trước đó làm nền tảng – đây là nguyên tắc cơ bản của toà án
tư pháp. Nguyên tắc này xuất phát từ quy định luật phải có nguồn gốc lập

pháp hoặc nguồn gốc từ các chính sách của chính phủ (theo truyền thống
luật Romano-Germanic)24.



Toà hình sự : Hệ thống Civil Law dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn
(inquisitorial system) nên trong các vụ án hình sự, thẩm phán căn cứ chủ
yếu vào Luật thành văn, kết quả của cơ quan điều tra, và quá trình xét xử
tại Toà để ra phán quyết. Pháp luật lục địa do văn bản qui phạm pháp luật

23

Corporate and Business law, BPP learning media,2015, Business political and legal system,
part A Essential elements of legal systems, “the role of judges in civil law”
24
Rene David,Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại,
2003,chương I,NXB TP.HCM
Nhóm 2

Page 15


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

là nguồn chủ yếu, đồng thời do thông lệ "án tại hồ sơ" 25 - quá trình điều
tra phụ thuộc phần lớn vào kết quả của cơ quan điều tra do vậy luật sư
ban đầu ít được coi trọng. Hệ thống Civil Law dựa trên qui trình tố tụng
thẩm vấn (inquisitorial system) nên trong các vụ án hình sự, thẩm phán
căn cứ chủ yếu vào Luật thành văn, kết quả của cơ quan điều tra, và quá
trình xét xử tại Toà để ra phán quyết - thẩm phán có quyền điều tra xét

hỏi, đặc biệt trong các vụ án hình sự và quyết định những nhân chứng,
bằng chứng được đưa ra trước tòa. Tức là ở đây các thẩm phán dựa nhiều
vào sự thật trên thực tế hơn là sự thật từ các luật sư, như vậy cách làm
này đảm bảo được tính công bằng hơn.
Thủ tục tố tụng là điều tra xét hỏi nên các thẩm phán có toàn quyền quyết định,
hoàn toàn làm chủ phiên tòa. Bản án và cả phần luận cứ đều rất ngắn, các ý
kiến đều không được công bố và bản án không có một viện dẫn nào khác trừ
các đạo luật 26. Vai trò của các luật sư vì thế bị lu mờ. Họ ít có tiếng nói tại tòa,
thậm chí phiên tòa kết thúc trước khi luật sư có mặt. Và luật sư đã không thể
thực hiện hết chức năng của mình tại toà là bào chữa và bảo vệ thân chủ mình.



-

Thẩm phán của Civil law được đào tạo theo một qui trình riêng 27, họ không
phải là các luật sư 28 trước đó.
Có thể nói, vai trò thẩm phán trong hệ thống civil law chỉ dừng lại ở việc áp
dụng pháp luật và giải thích pháp luật. Vì về mặt lý luận, Luật thành văn và các
Bộ luật vẫn giữ vai trò là nguồn chính trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ
Civil law, nhưng án lệ cũng có vai trò và tầm quan trọng riêng ở các nước này.
Trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law, các nguyên tắc, giải
pháp pháp lí rút ra án lệ không có cùng giá trị như luật thành văn. Đó là các
giải pháp không chắc chắn, có thể bị hủy bỏ và sửa đổi bất kì lúc nào phụ thuộc
vào vụ việc mới. Thực tiễn xét xử của Tòa án không bị ràng buộc bởi các quy
phạm do chính nó tạo ra và cũng không thể dựa vào các quy phạm đó có thể
biện luận cho quyết định của mình. Án lệ chỉ được áp dụng khi thẩm phán thấy
nó phù hợp với vụ án đang xét xử. Án lệ không được coi là nguồn cơ bản của
pháp luật. Đặc điểm này cũng có thể hiểu rằng thẩm phán là những người giải
thích pháp luật chứ không phải là những người sáng tạo pháp luật.

Bộ luật dân sự Napoleon (bộ luật nổi tiếng của hệ thống pháp luật Civil Law)
cũng đã thiết lập một số quy định gây cản trở cho sự phát triển của án lệ, như
Điều 5 “Nghiêm cấm các thẩm phán giải quyết những vụ việc được giao xét xử
bằng cách đặt ra những quy định chung và có tính chất quy phạm” 29. Điều 1351
cũng quy định “Bản án chỉ có hiệu lực pháp luật đối với một vụ việc. Chỉ được

25
26
27
28

29

/>Luât so sánh, Micheal Bogdan,phần 2,11,11.5, p.141
Comparative legal traditions, second edition,1999, Chapter 2, 5.Judiciary, p.83
Comparative legal traditions, second edition,1999, Chapter 2, 5.Judiciary,
p.84+85+86
Bộ luật dân sự Pháp,2005,NXB Tư pháp Hà Nội

Nhóm 2

Page 16


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

xem là cùng một vụ việc khi yêu cầu về cùng một vấn đề, dựa trên cùng một
căn cứ và giữa cùng các bên tranh chấp”30.
Mặc dù về mặt lí luận, luật thành văn và các bộ luật giữ vai trò là nguồn chính
trong hệ thống pháp luật civil law, cho nên việc sử dụng án lệ như một nguồn

luật trong hệ thống này có nhiều cản trở và khó khăn. Nhưng trên thực tế hiện
nay, vị trí của án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ Civil
law ngày càng quan trọng và được minh chứng trong quá trình phát triển của
pháp luật. Điều đó được minh chứng qua những biểu hiện sau:
Trong những quy định của hệ thống pháp luật dân sự, án lệ cũng được coi là
những căn cứ pháp luật mà thẩm phán được quyền sử dụng trong trường hợp
không có luật thành văn hoặc luật tục tương tự. Điều 4 Bộ luật Dân sự của
Pháp quy định rằng : “thẩm phán từ chối đưa ra phán quyết khi dựa trên cơ sở
pháp luật không quy định, quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ, thì có
thể bị truy tố về tội từ chối xét xử” 31. Như vậy, để đưa ra phán quyết có tính
thuyết phục, thẩm phán Pháp phải sử dụng các nguồn pháp luật khác không chỉ
các văn bản quy phạm pháp luật.
6.

Toà phá án32
Theo pháp luật Pháp toà phá án là cấp toà phúc thẩm cao nhất nếu không kể
đến toà hành chính, “Toà phá án không xét xử về nội dung sự việc, không đánh
giá lại tính xác thực của vụ việc mà chỉ xem xét bản án bị kháng nghị về 3 yếu
tố để huỷ án là: có vi phạm pháp luật không; có không đúng thẩm quyền không
và có vô căn cứ pháp luật không. Nếu xét thấy có 1 trong 3 yếu tố nói trên, toà
phá án sẽ tuyên huỷ và trả về cho một cấp toà khác xét xử lại, toà phá án không
có quyền giữ lại vụ án để xét xử” 33. Lịch sử của tòa phá án thật ra không hẳn là
một tòa án. Ban đầu, đây là một hội đồng gồm những thành viên của cơ quan
lập pháp, chứ không phải là các thẩm phán, vai trò của những người này là hủy
bỏ quyết định bao đầu và đưa vụ việc về hệ thống tòa án để xử lại 34.
Về mặt thực hành, tòa này trở thành tòa ở cấp phúc thẩm, khi người ta xác định
(trong bản án của Tòa phá án) rằng pháp luật đã bị giải thích không đúng và họ
cũng nêu giải thích luật đúng thì phải như thế nào, vì vậy vụ việc sẽ không
quay trở lại hệ thống tư pháp. Ngày nay, hệ thống tòa phá án đã được sáp nhập
vào hệ thống tư pháp.

Vì án lệ không có tính ràng buộc chính thức, nên bản án của Tòa án phá án
cũng không buộc các tòa án cấp dưới tuân theo, tuy nhiên các bản án của Tòa

30
31
32
33
34

Bộ luật dân sự Pháp,2005,NXB Tư pháp Hà Nội
Bộ luật dân sự Pháp,2005,NXB Tư pháp Hà Nội
Michael Bogdan,Luat so sanh,phần II, 11, 11.3 “hệ thống toà án” pháp luật Pháp
Từ điển luật học trang 506
Corporate and Business law, BPP learning Media, Business political and legal
systems, part A Essential elements of legal system, The Court of Cassation

Nhóm 2

Page 17


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

án phá án thường vẫn được các tòa án cấp dưới nghiên cứu rất kỹ trước khi đưa
ra một phán quyết mới về vụ việc.
Tòa phá án có 2 đặc điểm để phân biệt với các tòa án khác35, đó là:

7.

6.1


Tính độc nhất: chỉ có 1 tòa phá án duy nhất trong 1 nền cộng hòa (quốc
gia). Đây là nguyên tắc tối thượng và được ghi trong Luật tư pháp vì tòa
án này chiếm vai trò quan trọng nhất, tòa này không thể bị phân chia
nhằm đảm bảo tính thống nhất của án lệ và đảm bảo một cách hiểu
giống nhau cho cùng một điều luật trên toàn lãnh thổ.

6.2

Đây không phải là cấp xét xử thứ ba, sau cấp xét xử phúc thẩm, vì tòa án
này không ra phán quyết về tính đúng-sai, phải-trái của vụ việc, mà chỉ
xác định xem việc áp dụng pháp luật và giải thích pháp luật có đúng hay
không (dựa trên những tình tiết mà tòa án đã xác định là sự thật).

Giải thích luật trong hệ thống Civil Law36
Thông thường ngữ nghĩa của các đạo luật khá rõ ràng và cụ thể, nhưng trong
rất nhiều trường hợp câu từ trong các đạo luật lại khá tối nghĩa hoặc mập mờ,
lúc này các quan Tòa sẽ phải giải thích các điều khoản này nhằm tìm ra cơ sở
pháp lý cho các phán quyết của mình. Để tìm hiểu nghĩa của một đạo luật,
thẩm phán sử dụng rất nhiều công cụ và cách thức để giải thích. Nhưng quan
điểm và cách thức giải thích pháp luật không phải lúc nào cũng thống nhất mà
hình thành nên nhiều trường phái khác nhau xung quanh việc giải thích pháp
luật. Các trường phái đều sử dụng phương pháp logic, phương pháp giải thích
về mặt văn phạm, phương pháp giải thích chính trị - lịch sử, phương pháp giải
thích hệ thống để làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng của các quy phạm pháp
luật37.

7.1

Hệ thống pháp luật Dân luật có nêu 03 nguyên tắc chính để giải thích pháp

luật, đó là:
7.1.1 “Khi nghĩa của luật đã rõ, thì phải tuân thủ”. Các Thẩm phán ở Pháp sẽ
không chấp nhận việc mở rộng hoặc hạn chế phạm vi của một đạo luật
khi mà ý nghĩa của điều luật đó đã rất rõ ràng.
7.1.2 “Khi một đạo luật không rõ nghĩa hoặc có nghĩa mơ hồ, thì đạo luật đó
phải được giải thích phù hợp với tinh thần của điều luật đó”, để xác định
được ý nghĩa pháp lý của đạo luật đó, hơn là giải thích theo câu chữ của
nó.

35
36
37

The Role of the Court of Cassation, www.courdecassation.fr
Corporate and Business law, BPP learning Media, trang 16
Nguyễn Minh Đoan, Về cách thức giải thích pháp luật ở nước ta hiện nay, Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, số 4/2003

Nhóm 2

Page 18


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

7.1.3 “Khi luật pháp có những lỗ hổng, thẩm phán phải dựa vào tập quán và lẽ
công bằng”. Tuy nhiên, tập quán cũng được áp dụng rất hạn chế tại
Pháp.
Tại các nước theo hệ thống civil law, văn bản pháp luật thường được xem như
một dạng cẩm nang trong việc tìm kiếm một giải pháp công bằng hơn là những

mệnh lệnh khắc khe phải giải thích và giải quyết theo một cách thức nhất định.
Do vậy, thẩm phán ưu tiên cho sự giải thích ogic và giải thích cú pháp và nhấn
mạnh đến sự phục tùng nhà lập pháp cho đến khi (theo thẩm phán) điều đó dẫn
đến kết quả công bằng38.
Do vậy, thẩm phán thông thường giải thích luật như sau:
Thứ nhất: giải thích dựa vào việc sử dụng ngôn ngữ. Nghĩa là thông qua việc
sử dụng ngôn ngữ có vẻ đúng nhất khi giải thích luật, thẩm phán sẽ đưa ra
nhiều cách hiểu khác nhau cho một điều luật, và cách hiểu nào có vẻ đúng nhất
(so với các cách hiểu khác), sẽ được tòa án áp dụng39.
Thứ hai: khi có những điều khoản mơ hồ hoặc không rõ ràng, hoặc có những lỗ
hổng trong các văn bản pháp luật, thẩm phán sẽ dựa vào những nguyên tắc,
cách thức giải thích luật đã được quy định trong luật để làm sáng tỏ điều khoản
hoặc lấp đầy lỗ hổng pháp luật đó40.
Thứ ba: khi pháp luật hoàn toàn im lặng về vấn đề đang tranh cãi, hoặc khi
pháp luật đã trở nên lỗi thời và không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, thì
các thẩm phán họ sẽ tự mình phát triển một điều luật để giải quyết vụ việc.
Điều 4 – Bộ luật dân sự Pháp quy định: “thẩm phán nào từ chối xét xử với lý
do luật không quy định, quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ thì có thể
bị truy tố về tội từ chối xét xử”, dựa vào điều này, trong trườn hợp luật không
có quy định, thẩm phán phải tự mình tạo ra một điều luật mới áp dụng cho vụ
việc đang tranh chấp. Chính vì vậy, nếu vụ việc rơi vào trường hợp này thì sẽ
có thể có rất nhiều cách giải thích hoặc áp dụng luật khác nhau, dựa vào trình
độ hiểu biết của thẩm phán, cách thức mà thẩm phán tiếp cận khi giải thích luật
và trong chừng mực về sự tự do định đoạt của thẩm phán. Tại Pháp, họ có xu
hướng che dấu quá trình này, bằng cách họ không đưa những ý kiến hợp lý về
việc tại sao thẩm phán lại ra một phán quyết như vậy 41. Trong khi tại Đức, quá
trình này khá cởi mở hơn.
7.2

Giả thiết giải thích luật (phương pháp giải thích luật42)

Vì giải thích luật được xem là một quá trình tìm hiểu ý chí và ngụ ý của nhà lập

38

Réne David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, trang 104
Trang 138, sách Comparative Legal Traditions
40
Trang 138, sách Comparative Legal Traditions
41
Trang 139, sách Comparative Legal Traditions
42
Corporate and Business law, BPP learning Media, trang 17
39

Nhóm 2

Page 19


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

pháp, nên những cách thức mang tính giải thích thường được áp dụng. Theo đó,
có 02 phương pháp chính để giải thích luật:
7.2.1 Teleologial method – Cách dựa vào thuyết mục đích: nghĩa là thẩm
phán sẽ tìm kiếm để xác định mục đích, giá trị, các mục tiêu về pháp lý,
xã hội và kinh tế mà điều luật này hướng đến là gì và họ sẽ vận dụng
theo cách để đạt được những mục đích của điều luật đó.
Tòa án hiến pháp của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu, tòa
án tư pháp và tòa án về quyền con người của Liên minh Châu Âu đều áp
dụng phương pháp này để giải thích luật.

7.2.2 Historical method – Cách dựa vào tính lịch sử: nghiã là thẩm phán sẽ
dựa vào ý định của nhà lập pháp và cố gắng dự liệu xem nếu điều luật
này được soạn thảo trong bối cảnh hiện đại (hiện tại) thì ý định của nhà
lập pháp sẽ được thể hiện như thế nào, và sau đó thì thẩm phán họ sẽ áp
dụng theo cách mà điều luật này được giả định là biên soạn ở hiện tại.
Phương pháp này mở ra nội dung văn bản bằng cách hướng đến thời
điểm xuất hiện của nó và những ý đồ của nhà lập pháp có thể sử dụng để
sửa lại văn bản. Để đạt được mục đích này, thẩm phán còn có thể áp
dụng phương pháp tìm kiếm ý nghĩa hoặc tinh thần của luật.
8.

Xem xét tính hợp hiến của pháp luật
Mặc dù thẩm phán các nước theo hệ thống Civil law không có chức năng làm
luật, nhưng thay vào đó các thẩm phán có thể xem xét tính hợp hiến của các
đạo luật, bộ luật. Quy định này nhằm xem xét liệu pháp luật có phù hợp với
hiến pháp của các nước hay không43 nhiều cách thức xem xét tính hợp hiến
khác nhau nhưng tất cả đều nhằm mục đích nhằm hạn chế việc vượt quá quyền
lực, đặc biệt là đảm bảo thực hiện một số quyền căn bản nhất là những lĩnh vực
chưa được điều chỉnh theo trình tự lập pháp44 .
Trong hệ thống civil law mọi hành động thực thi quyền lực công đều phải tuân
theo hệ thống các quy định pháp luật, hệ thống này được dành riêng cho những
người có quyền lực “every application of public power must follow the legal
rules accepted by the people who are destined to be affected by the exercise of
that power”45. Do đó, việc xem xét tính hợp hiến chủ yếu làm việc trên các giả
định (assumption) nên việc giải thích luật các thẩm phán phải tuân theo những

43

44


45

Corporate and business law, BPP learning media,2015, Business political and
legal system, part A Essential elements of legal system, “Judicial review in civil law”
Comparative legal traditions, second edition,1999, Chapter 2, 3.Judical
review, p.64
Judicial review: Fostering Judicial independence and Rule of Law, Daniel
Garnass-Holme, Boston College Law School,class of 2008

Nhóm 2

Page 20


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

quy tắc được cho phép của luật 46.
Xem xét tính hợp hiến tại các nước Civil law phát triển rất chậm, nguyên nhân
chủ yếu do sự mất lòng tin vào bộ máy tư pháp tại các nước này, ví dụ như tại
Pháp từ sau cách mạng Pháp. Trong lịch sử toà án Pháp việc xem xét tính hợp
hiến diễn ra khá mạnh nhưng tất cả phải đảm bảo sự quản lý của nền quân chủ.
Từ sau cách mạng Pháp, mặc dù, việc xem xét tính hợp hiến được giao cho cơ
quan lập pháp được dân bầu (the democratically elected legislature) và lấy ý
kiến số đông (counter majorian); các thẩm phán được yêu cầu về “kỹ thuật” áp
dụng luật hơn là phân tích luật thì các bộ luật được ban hành bởi các nhà lập
pháp có thẩm quyền47
9.

Hệ thống pháp luật Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có lịch sử lập quốc lâu đời, song pháp luật Việt Nam

không phải là một hệ thống pháp luật riêng biệt48. Trải qua hàng nghìn năm bị
đô hộ bởi Trung Hoa, sau này là Pháp, rồi trở thành một thành viên trong khối
xã hội chủ nghĩa, pháp luật Việt Nam lần lượt bị ảnh hưởng bởi pháp luật của
các triều đại Trung Hoa, của Pháp, sau cùng bị ảnh hưởng đặc biệt bởi truyền
thống pháp luật xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ Liên Xô 49. Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội đã khẳng định rõ: Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Ngày nay, hệ thống pháp luật Việt Nam có đặc trưng của hệ thống pháp luật xã
hội chủ nghĩa kết hợp những yếu tố ngoại lai do quá trình hội nhập kinh tế với
phương Tây kể từ thời kỳ đổi mới bắt đầu từ năm 1986, sau Đại hội lần thứ VI
của Đảng cộng sản Việt Nam.
Việt Nam là thuộc địa của Pháp trong thời gian dài trước khi giành được độc
lập. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương đã làm cho hệ thống pháp
luật của Việt Nam tiếp nhận pháp luật của Pháp theo cách thức bắt buộc. Trong
thời kỳ Pháp thuộc, bên cạnh hệ thống pháp luật của các hoàng đế Nam triều,
các toà án của Pháp vẫn áp dụng pháp luật của Pháp đối với "người Pháp và
những ngoại kiều được biệt đãi như người Pháp, người Việt Nam sinh ra ở

46

47

48

49

Judicial review: Fostering Judicial independence and Rule of Law, Daniel

Garnass-Holme, Boston College Law School,class of 2008
Judicial review: in cilvil law system, Daniel Garnass-Holme, Boston College
Law School,class of 2008
Nguyễn Đình Lộc, Truyền thống pháp điển hóa qua các triều đại phong kiến
Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
Trường Đại học Luật Hà Nội, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập và
phát triển bền vững, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009, tr. 53.

Nhóm 2

Page 21


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

vùng đất thuộc địa dù đang sống ở đâu trên đất Việt Nam" 50. Ngay cả sau khi
đã giành được độc lập và thậm chí đã xây dựng hệ thống pháp luật theo mô
hình pháp luật XHCN, những nhân tố của hệ thống pháp luật Pháp về kỹ thuật
pháp lý, hệ thống khái niệm cơ bản và cấu trúc của pháp luật vẫn tiếp tục được
duy trì.
Tuy nhiên, trong thời gian dài kể từ khi áp dụng bộ luật Napoleon 1853 ở miền
Nam Việt Nam51, sau khi tái lập Đại học Luật khoa Đông Dương tại Sài Gòn
vào tháng 1/1947 pháp luật Việt Nam mặc dù có sự ảnh hưởng từ Pháp nhưng
đã thoát khỏi sự chi phối và được Việt hóa mạnh mẽ, theo đó các giáo sư và
giới chuyên gia pháp lý đã chú tâm xây dựng các học thuyết pháp lý riêng cho
Việt Nam dựa trên nền tảng án lệ mà các tòa án Việt Nam lúc đó phát triển
thông qua việc xét xử những vụ án và vụ kiện phát sinh trên lãnh thổ Việt
Nam52.
Tiếp đến, đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện rất gần gũi với
hệ thống luật thành văn ở các điểm:

Cơ quan ban hành luật: Việc ban hành Hiến pháp và các đạo luật ở Việt Nam
thuộc thẩm quyền của Quốc hội (Điều 70 Hiến pháp năm 2013). Bên cạnh đó,
các cơ quan khác như Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án
cũng có quyền ban hành những văn bản có tính chất luật (được quy định trong
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008). Điều này có căn
nguyên bởi cơ chế tập quyền Quốc hội, là nơi tập trung quyền lực lớn nhất (về
nguyên tắc) sẽ có quyền thiết lập hệ thống pháp luật cho quốc gia và áp dụng
các đạo luật do Quốc hội ban hành là yêu cầu bắt buộc đối với thẩm phán trong
quá trình xử án.
Thủ tục xét xử: Ở Việt Nam, việc xét - hỏi do thẩm phán thực hiện, cáo buộc
người phạm tội (các tội hình sự) là do Viện kiểm sát (đồng thời là cơ quan
kiểm sát tư pháp), các luật sư chỉ thực hiện tranh tụng dựa trên cơ sở những
chứng cứ tự thu thập được.
Nền pháp chế: Nền pháp chế của Việt Nam được gọi tên “Pháp chế xã hội chủ
nghĩa”, coi trọng việc lấp đầy các lỗ hổng pháp lý bằng quy phạm pháp luật do
cơ quan lập pháp ban hành. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi sự thống nhất cao độ
hay tính pháp điển của hệ thống các quy phạm thành văn. Cơ quan thực thi
pháp luật và xét xử bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc pháp lý định sẵn, do vậy
tính sáng tạo trong các cơ quan này rất hạn chế. Sau cùng, nó đòi hỏi tất cả
công dân và các cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ nền pháp luật được làm ra
50

51

52

Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt
Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008, tr. 398.
Yearbook of law and legal practice in East Asia, edited by Annie J. De Roo,
Robert W. Jagtenberg, Annie de Roo

Lê Công Định, Sơ lược lịch sử phát triển nền Luật học Việt Nam thời Pháp
thuộc và miền Nam Việt Nam trước đây, Tạp chí tia sáng (02/2009)

Nhóm 2

Page 22


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

bởi cơ quan lập pháp.
Nguồn của luật: Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay về nguyên tắc chỉ coi
văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất và “là hình thức pháp lý tiến bộ
nhất”53 so với các loại nguồn luật khác. Có thể dẫn ra mấy lý do như sau: Một
là, sự coi trọng nguyên tắc tập trung quyền lực vào Quốc hội dẫn đến thiết lập
thẩm quyền tối cao về lập pháp cho cơ quan này; Hai là, bị ảnh hưởng bởi
truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa không công nhận án lệ là một nguồn
chính thức; Ba là, năng lực của các thẩm phán không hội đủ điều kiện để xây
dựng nguồn luật từ án lệ. Như vậy, hệ thống văn bản do Quốc hội và các cơ
quan khác ban hành chiếm lĩnh một vị trí trọng yếu trong hệ thống pháp luật
Việt Nam.
Vai trò của tư pháp: Hệ thống tư pháp ở Việt Nam được đặc trưng bởi hai cơ
quan là Tòa án (cơ quan xét xử) và Viện kiểm sát (cơ quan công tố và giám sát
tư pháp). Cả Tòa án và Viện kiểm sát đều được tổ chức dựa trên sự phân cấp
lãnh thổ hành chính. Có Tòa án tối cao và Tòa án cấp cao cho toàn quốc gia,
Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện tương ứng với các cấp hành chính, ở cấp
hành chính thấp nhất (cấp xã) không tổ chức Tòa án. Nhiệm kỳ của Chánh án
Tòa án tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội; chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức và nhiệm kỳ của thẩm phán, chế độ bầu cử và nhiệm kỳ của Hội
thẩm do Luật Tổ chức tòa án quy định. Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013

quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Việt Nam cũng ghi nhận về yêu cầu độc lập của tư pháp trong cả Hiến pháp,
nhưng thực tế tổ chức bộ máy tư pháp và cách tuyển lựa thẩm phán hiện nay
còn yếu, do đó yêu cầu về sự độc lập của tư pháp chỉ tồn tại trên quy định.
Vấn đề bảo hiến: ở Việt Nam hiện không có tố tụng hiến pháp, mặc dù có một
vài thiết chế kiểm soát pháp luật từ Quốc hội nhưng không phát huy tác dụng.
Một hệ thống pháp luật có số lượng văn bản khá đồ sộ và được bổ sung hàng
ngày bởi tất cả các cơ quan có thẩm quyền ban hành luật nhưng vì thiếu một cơ
chế kiểm hiến đã đang gặp phải những bất cập, nhất là khi gặp phải những
phản ứng không tốt từ phía xã hội. Việt Nam đã xây dựng quy trình tố tụng
trong các lĩnh vực về dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, lao động, nhưng tố
tụng Hiến pháp thì vẫn chỉ là kết quả nghiên cứu của các nhà luật học. Thực tế
hiện nay việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo về nội dung
hay lẫn lộn về thẩm quyền vẫn đang hàng ngày diễn ra mà chưa biết khi nào sẽ
chấm dứt đang là một bất cập rất lớn.
KẾT LUẬN
Những phân tích nêu trên đã nêu được ít nhiều những đặc điểm để phân biệt hệ thống
pháp luật civil law so với hệ thống pháp luật khác ở các khía cạnh: nguồn gốc của luật
53

Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr.83.

Nhóm 2

Page 23


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)


(origin of law); tính chất pháp điển hóa (codification); Vai trò của thẩm phán (Role of
the Jurists). Hệ thống pháp luật này ngoài những ưu điểm như tính dễ tiếp cận, tính
pháp điển hóa, tạo điều kiện cho sự lan toả của hệ thống pháp luật này ở nhiều nước
trên thế giới, thì vẫn còn nhiều nhược điểm cần phải khắc phục như thiếu sự linh hoạt,
dễ bị lạc hậu so với thực tế.
Tuy nhiên, những năm gần đây quá trình hợp tác, hội nhập trong lĩnh vực pháp luật,
cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội đã và đang đặt ra hàng loạt vấn
đề lý luận và thực tiễn, trong đó các nước theo hệ thống civil law cũng có sự thay đổi
theo hướng tiếp thu những ưu điểm của các hệ thống pháp luật thế giới và họ đã công
nhận giá trị của án lệ, như là một cách thức để khắc phục những nhược điểm của hệ
thống pháp luật civil law và đây cũng đang được xem như “xu hướng xích lại gần
nhau” giữa các hệ thống pháp luật.

Nhóm 2

Page 24


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN LUẬT (CIVIL LAW SYSTEM)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So Sánh, Nxb. CAND, 2009;

2.

Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2008;


3.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập và
phát triển bền vững, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009;
Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt
Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008;

4.
5.

Từ điển luật học;

6.

Bộ luật dân sự Pháp, NXB Tư pháp Hà Nội, 2005;

7.

Lê Công Định, Sơ lược lịch sử phát triển nền Luật học Việt Nam thời Pháp
thuộc và miền Nam Việt Nam trước đây, Tạp chí tia sáng (02/2009);

8.

Nguyễn Đình Lộc, Truyền thống pháp điển hóa qua các triều đại phong kiến
Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp;

9.

Réne David, NXB. Tp. HCM, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới
đương đại;


10.

Corporate and business law, NXB. BPP learning media, 2015;

11.

Comparative legal traditions, second edition,1999;

12.

Micheal Bogdan, Luật so sánh;

13.

Yearbook of law and legal practice in East Asia, edited by Annie J. De Roo,
Robert W. Jagtenberg, Annie de Roo
Judicial review, Daniel Garnass-Holme, Boston College Law School,class of
2008

14.

Các trang web:
www.en.wikepedia.org
www.vbpl.vn
www.hocthuat.vn
www.courdecassation.fr
www.thuvienphapluat.com
blog: />
Nhóm 2


Page 25


×